Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

BÍ ẨN LỊCH SỬ 100/c

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bằng Chứng Ngoài Chăm Pa Từng Tồn Tại Một Quốc Gia Cổ Có Tên PHÙ NAM Trước Khi Người Việt Đến Nơi

Dải đất hình chữ S của Việt Nam hiện nay, vào thời cổ đại là chiếc nôi của 3 nền văn minh lớn trải đều 3 miền. Miền Bắc là nền văn minh Đông Sơn, nền văn minh sau đó trải dài tới mãi hồ Động Đình, sông Dương Tử. Miền Trung là nền văn minh Sa Huỳnh với kỹ thuật luyện kim vượt trội. Còn vùng Nam Bộ là nền văn minh Óc Eo, nơi tạo nên một quốc gia hùng mạnh ở Đông Nam Á.

Nền văn minh Óc Eo

ADVERTISEMENT
Theo những khám phá mà các nhà khảo cổ tìm thấy cùng những ghi chép lịch sử thì nền văn minh Óc Eo ban đầu là những thành ấp tự trị cùng chung một nền văn hóa, có niềm tin vào Phật Giáo.
Vào thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, một trong những thành ấp lớn là Koh Thlok trở nên hùng mạnh khi được dẫn dắt bởi nữ hoàng Liễu Diệp.
Theo các sách cổ Trung Hoa như Tấn thư, Nam Tề thư, Lương thư ghi chép lại thì bấy giờ một quý tộc tên là Hỗn Điền ở Ấn Độ được thần báo mộng, nhặt được cây cung ở dưới gốc cây và chỉ hướng đi thuyền lớn ra biển.
Hỗn Điều liền theo đó đem theo 1.000 quân lên thuyền theo đường biển đến Óc Eo chinh phục các thành ấp. Liễu Diệp chống trả nhưng gặp bất lợi và đầu hàng. Hỗn Điền chấp nhận sự đầu hàng rồi cưới Liễu Diệp làm vợ.
Sau khi lấy vợ, Hỗn Điền đưa quân tiếp tục chinh phục các thành ấp còn lại, thống nhất được Óc Eo, lập vương quốc mới với tên gọi là Phù Nam rồi lên ngôi Vua lập ra triều đại Kaudinya. Đặt tên Kinh đô là Đặc Mục (Vyadrapura).

Văn minh phát triển, giao thương khắp thế giới

Người Óc Eo tiếp thu nền văn minh Ấn Độ, giỏi trị thủy, người dân có niềm tin vào Phật Pháp khiến Phù Nam ngày càng văn minh thịnh vượng.
Do nằm ở vị trí giao thông hàng hải quan trọng, Phù Nam trở thành trung tâm thương mại đường thủy ven bờ và phát triển ngày càng thịnh thượng. Nơi đây có con kênh dài 90km đến Angkor Borei (một huyện thuộc tỉnh Takéo phía nam Campuchia). Óc Eo có vị trí rất thuận lợi tại trục đường thương mại giữa biển, một bên là bán đảo Mã Lai cùng Ấn Độ, bên kia là sông Mê Kông cùng Trung Hoa. Vị trí giúp Óc Eo trở thành điểm trung chuyển thuận lợi.




Phù Nam
Bia đá cổ được tạo tác vào thời Phù Nam (khoảng thế kỷ 2-3), được tìm thấy ở Đồng Tháp. (Ảnh từ Bùi Thụy Đào Nguyên – wikipedia.org)

Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy rất nhiều vật phẩm thương mại có giá trị ở nơi đây đến từ Rome, Ấn Độ, Trung Hoa cùng các nước Đông Nam Á như đồng tiền, chuỗi hạt đá quý, thủy tinh, đồ dùng bằng kim loại, trang sức bằng vàng, ngọc, hình chữ Vạn cũng xuất hiện nhiều trên các vật phẩm trang sức bằng vàng.
Những đồng tiền bằng bạc tìm thấy ở Phù Nam cũng tìm thấy ở Mã Lai, Thái Lan, và Miến Điện cho thấy hoạt động thương mại rộng lớn của vương quốc Phù Nam.




Phù Nam
Đồng tiền Roma thời Hoàng đế Antonius Pius (trái) được tìm thấy ở Óc Eo. (Ảnh từ tiasang.com.vn)

Nhiều tượng Phật cùng các nền tháp, các công trình tâm linh được tìm thấy là bằng chứng cho thấy niềm tin tín ngưỡng của dân cư, cùng với đó là sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc.

Đế quốc hùng mạnh

Theo các sách cổ Trung Hoa ghi chép lại, triều Kaudinya kéo dài được khoảng 150 năm. Đến thế kỷ thứ 2 là thời trị vì của vị vua cuối cùng của Triều đại này là Hỗn Bàn Bàn, chính sự do một vị tướng thao túng, sách sử cổ của Trung Hoa là “Lương thư” phiên âm vị tướng này là Phạm Sư Mạn. Sau khi Hỗn Bàn Bàn mất, người dân tôn Phạm Sư Mạn làm Vua, mở ra một Triều đại mới.
Phạm Sư Mạn cho đóng những chiến thuyền lớn đưa đưa quân đi chinh phục các nước lân bang, thu phục và sáp nhập 10 nước láng giềng. Phù Nam trở thành đế quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ. Lãnh thổ bao gồm vùng Nam Bộ của Việt Nam ngày nay, một phần Mã Lai, toàn bộ vùng đông nam Campuchia (chiếm phần lớn diện tích Campuchia).
Nhờ giao thương với nhiều nước, văn minh Phù Nam cũng ngày càng phát triển. Các vua Phù Nam sau này bang giao với cả Ấn Độ và nhà Tấn của Trung Hoa, nên ngoài ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ, Phù Nam cũng tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa. Chữ viết của người Phù Nam lúc đó là kiểu chữ của Ấn Độ.




Phù Nam
Bản đồ Đế quốc Phù Nam trong một giai đoạn phát triển.
Bản đồ Đông Nam á ngày nay. (Ảnh từ vforum.vn)

Đến thế kỷ thứ 4, Phù Nam được cai trị bởi vương triều Thiên Trúc Chiên Đàn (Chandan). Phù Nam vẫn phát triển ổn định, nhờ sự vững mạnh của mình đã mở rộng thêm lãnh thổ, chiếm trọn vùng đất thuộc Campuchia ngày nay, chiếm cả vùng đồng bằng sông Mênam thuộc Thái Lan ngày nay.
Lúc này Đế quốc Phù Nam có lãnh thổ rộng lớn đến cực điểm, bao gồm toàn vùng Nam Bộ của Việt Nam ngày nay, toàn bộ Campuchia, vùng đồng bằng sông Mênam của Thái Lan, một phần Mã Lai, và một phần Miến Điện.

Cầu nối giữa các nền văn minh trên thế giới

Theo “Lương thư”, đến thế kỷ thứ 5 một người Thiên Trúc là Kiều Trần Như được dân chúng suy tôn lên làm Vua, lập ra vương triều Kaudinya II, thay đổi chế độ nhà nước của Phù Nam sang kiểu Ấn Độ, lấy hai tôn giáo chính là Phật giáo và Bà La Môn làm nền tảng tư tưởng cho cả nước.
Phù Nam tiếp tục phát triển hưng thịnh và trở thành cầu nối giữa các nền văn minh trên thế giới cả phương đông lẫn phương tây như Trung Hoa, Ấn Độ, La Mã, Ba Tư. Trở thành đế quốc hàng hải hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ.
Tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang khi người dân đào kênh xáng Ba Thê đã phát hiện công trình cổ, các nhà khảo cổ học đã xác định có một hải cảng sầm uất của Phù Nam xưa kia.

Bị Chân Lạp thôn tính

Lãnh thổ Phù Nam vô cùng rộng lớn, gồm các dân tộc khác nhau, và đương nhiên sẽ dẫn đến bất bình đẳng giữa các sắc tộc.
Đến thế kỷ thứ 6, Phù Nam xảy ra cuộc chiến quyền lực giữa các hoàng tử khiến thế nước dần suy yếu. Người Khmer ở Chân Lạp (Campuchia ngày nay) nhân cơ hội này nổi dậy nhằm giành độc lập cho dân tộc mình, đánh chiếm giành lại đất đai cho người Khmer rồi lan ra các vùng đất vốn thuộc cai quản của Phù Nam.
Vào năm 550, vua Chân Lạp là Trì Đà Tư Na (Citrasena) đem quân tiến đánh vào kinh thành Đặc Mục của Phù Nam. Vua Phù Nam bấy giờ là Lưu Đà Bạt Ma (Rudravarman) không chống đỡ nổi, phải bỏ kinh thành chạy sang thành Na Phất Na (Navanagara)
Kinh thành Đặc Mục vốn là một trong những trung tâm văn hóa của thế giới, nơi hội tụ tinh hoa của cả vùng Đông Nam Á bỗng chốc bị phá hủy bởi người Khmer.
Từ đó Phù Nam suy sụp không gượng dậy nổi, những thuộc quốc cũng ly khai khỏi Phù Nam. Tuy nhiên Phù Nam vốn là đế quốc có nền văn minh lâu đời nên không bị diệt ngay, phải đến thế kỷ thứ 8 (tức 2 thế kỷ sau) Chân Lạp mới dần dần chiếm trọn Phù Nam và sáp nhập vào Chân Lạp.
Phù Nam phát triển rực rỡ nhờ giao thương hàng hải và giỏi trị thủy, nhưng người Khmer lại không giỏi việc này vì thế không kế tục được nhưng ưu thế vốn có mà Phù Nam để lại. Dù Chân Lạp sau này có phát triển nhưng tầm ảnh hưởng cũng chỉ trong khu vực Đông Nam Á, kém xa so với tầm ảnh hưởng thế giới của văn minh Phù Nam.
“Nam Tề thư”, một thư tịch cổ của Trung Hoa, có ghi chép về người Phù Nam như sau:
“Người Phù Nam thường buôn vàng bạc, tơ lụa. Con cái nhà quý tộc thường mặc xà rông bằng lụa the. Đàn bà thì mặc một thứ áo vải luồn qua đầu. Người nghèo thì quấn một mảnh vải thô quanh mình. Họ đúc nhẫn và vòng đeo tay bằng vàng, làm bát đĩa bằng ngọc. Họ đốn cây lấy gỗ làm nhà và rào vườn tược chung quanh nhà. Nhà vua ở trong một nhà lầu có tầng gác. Dọc bờ biển, người ta trồng cây thốt nốt lá dài dùng để lợp nhà. Người ta đóng những chiếc thuyền dài tám, chín trượng, rộng sáu, bảy phần mười trượng. Mũi thuyền và lái thuyền giống như đầu và đuôi cá. Nhà vua ngự trên mình voi. Đàn bà có thể cưỡi voi đi. Họ thích chơi chọi gà…”
Trần Hưng
 
DI SẢN VĂN HÓA ÓC EO TẠI GÒ THÁP
Để có được lãnh thổ trải dài đến tận vùng cực nam như hiện nay, các bậc tiền nhân nước ta đã phải đổ nhiều công sức và xương máu. Trong công cuộc đó phải kể đến sự đóng góp của Doãn Uẩn. Dù không có công khai phá về phương nam, nhưng ông đã góp nhiều công sức để bảo vệ vùng đất phía Tây Nam của đất nước trong thời điểm khó khăn nhất.

Họ Doãn Khê Cầu

ADVERTISEMENT
Thủy tổ họ Doãn ở đất Song Lãng là ông Doãn Doanh, đến đời thứ 2 thì chuyển qua làng Khê Cầu, tổng Khê Cầu, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ, nhiều đời đều là bậc túc nho, có khoa bảng.
Đến đời thứ 5 thì sinh hạ được Doãn Ôn vào năm 1795. Vì trong họ đều là người hay chữ, nên thuở nhỏ Doãn Ôn được kèm cặp rất nghiêm túc bởi các bậc cha chú của mình.




Doãn Uẩn
Lăng mộ tổ họ Doãn Việt Nam tại chân núi Nưa, xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh từ wikipedia.org)

Năm 19 tuổi, Doãn Ôn được theo học với Hoàng giáp Bùi Huy Bích – một nhân vật nổi tiếng uyên bác thời bấy giờ, làm quan đến Tham tụng (tương đương Tể tướng). Nhờ đó, Doãn Ôn đã hấp thu nguồn tri thức quý giá, giúp trở thành người đức độ sau này.
Theo học với Hoàng giáp Bùi Huy Bích được một năm thì cha của Doãn Ôn qua đời, cuộc sống trở nên khó khăn vì nhà nghèo nhưng ông vẫn gắng theo việc học.
Sau hai lần thi đỗ tú tài, năm Minh Mạng thứ 9 (1828) Doãn Ôn đỗ cao trong kỳ thi Hương ở Nam Định, năm sau bước vào thi hội nhưng lại không đỗ. Cuối năm 1829, ông được Triều đình bổ nhiệm làm chức quan nhỏ Điểm bạ ở Hàn lâm viện.
Nhưng bằng tài năng của mình, 2 năm sau Doãn Ôn được thăng làm Viên ngoại lang bộ Hộ, được vua Minh Mạng đổi tên thành Doãn Uẩn.
Từ đó bằng tài năng, Doãn Uẩn thăng tiến không ngừng, kinh qua các chức vụ khác nhau, đến năm 1833 ông làm đến Án sát vĩnh Long.

Trấn áp các cuộc phản loạn

Tháng 5 năm đó, Lê Văn Khôi nổi dậy cho quân đánh chiếm được thành Gia Định, rồi chia quân đánh chiếm hết 6 tỉnh Nam Bộ, trong đó có cả Vĩnh Long nơi Doãn Uẩn đang giữ chức Án Sát.
Doãn Uẩn tập hợp và chiêu mộ thêm quân, tìm cơ hội chiếm lại Vĩnh Long. Khi quân Triều đình cử đến tiến đánh thành Gia Định, Doãn Uẩn cũng cho đội quân 300 người mà mình vừa xây dựng chiếm lại được thành Vĩnh Long vào tháng 8 năm đó.
Lê Văn Khôi cho quân cố thủ trong thành Gia Định. Đây là thành vô cùng chắc chắn rất khó công phá, rồi sai người sang cầu cứu Xiêm La (Thái Lan ngày nay). Xiêm La lúc này đã xâm chiếm được Campuchia, Vua Xiêm muốn nhân cơ hội này lấn đất của nước ta nên mang quân sang giúp.




Nguyễn Ánh
Sơ đồ thành GIa Định hay thành Bát Quái do do Trương Vĩnh Ký vẽ, Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải. (Ảnh từ wikipedia.org)

Tháng 10 âm lịch năm 1833, quân Xiêm tràn vào nước ta, các tỉnh Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên nhanh chóng thất thủ. Vua Minh Mạng phải điều thêm binh tướng đẩy lui quân Xiêm.
Lúc này tình hình Nam bộ bất ổn do chiến tranh, Doãn Uẩn thực hiện chính sách “Hòa hợp bộ lạc, củng cố bờ cõi lâu dài” của vua Minh Mạng để vỗ yên dân chúng. Sau đó ông được điều về Kinh thành làm Lang trung bộ Hình.

Ra Bắc vào Nam

Anh vợ của Lê Văn Khôi là Nông Văn Văn nổi dậy vùng biên giới phía bắc, đánh chiếm một loạt các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn .
Doãn Uẩn được cử làm Án sát Thái Nguyên, cùng Nguyễn Đình Phổ và Nguyễn Công Trứ mang quân đi trấn áp.
Sau đó ở Thanh Hóa quân phản loạn nổi lên như ong, Doãn Uẩn được cử đến Thanh Hóa, ông đưa quân đánh bại quân phản loạn rồi trở về Triều đình.




Doãn Uẩn
Dấu ấn bằng chữ Triện: Lại bộ hữu thị lang thần Doãn Uẩn. (Ảnh từ wikipedia.org)

Lúc này ở phía nam, quân Xiêm tiến đánh nước ta, quân phản loạn khắp nơi. Vừa dẹp được Nông Văn Vân ở bắc thì Doãn Uẩn lại xuống nam làm Án sát Vĩnh Long dẹp yên phản loạn.
Quân nhà Nguyễn đẩy lui quân Xiêm La, đánh tận sang Campuchia (đang bị Xiêm La đô hộ), quét sạch quân Xiêm ra khỏi Campuhia. Nhà Nguyễn cho quân ở lại nhằm bảo hộ ngăn quân Xiêm tiến sang, sau đó sáp nhập Campuchia vào lãnh thổ, đặt tên là Trấn Tây Thành; chia ra thành nhiều phủ, huyện, sắp đặt các quan lại người Việt đến cai trị.
Năm 1835 diện tích nước ta vô cùng rộng lớn, bao gồm vùng đất Ai Lao (tức Lào ngày nay), hầu hết phần đất của Campuchia, diện tích rộng 575.000 km2 tức gần gấp đôi so với Việt Nam bây giờ. Trước sự lớn mạnh của mình, năm 1839 vua Minh Mạng cho đổi tên nước từ Việt Nam thành Đại Nam, tức quốc gia rộng lớn hùng mạnh phương nam.

Đại Nam phải rút khỏi Trấn Tây Thành

Tại Nam Vang (thủ đô Phnôm Pênh ngày nay), nhà Nguyễn cử Ang Chan II làm Vua. Một số hoàng thân Campuchia chạy sang Xiêm La nhờ vua Xiêm can thiệp để được lên làm Vua.
Được sự hậu thuẫn của Xiêm, các Hoàng thân này cũng lợi dụng việc bất mãn của dân chúng với sự cai trị của người Việt. Điều này khiến quân nhà Nguyễn tại Trấn Tây liên tục phải đánh dẹp các nơi rất vất vả.
Năm 1840, Doãn Uẩn được cử làm Phó Khâm sai đại thần đi Trấn Tây Thành, ông cùng các quan định lại các loại thuế nhằm ổ định cuộc sống người Khmer.
Cũng năm 1840, hàng vạn quân Xiêm La tiến chiếm kinh U Đông (Oudong), đây là kinh đô cũ trước Nam Vang. Vua Minh Mạng cho quân đến đối phó nhưng không phá được.
Năm 1841, vua Minh Mạng mất, vua Thiệu Trị lên thay, nhận thấy tình hình Trấn Tây Thành rất bất ổn, tiêu hao nhiêu công sức và binh lực, nên chuẩn theo lời tấu của Tạ Quang Bửu, lệnh cho toàn bộ rút về An Giang.
(Còn nữa)
Trần Hưng
Khi quân Đại Nam rút về thì Xiêm La đưa Nặc Ông Đôn về Nam Vang lên ngôi vua, đồng thời tiến quân sang Đại Nam.

Cuộc chiến bảo vệ vùng đất Tây Nam bộ

ADVERTISEMENT
Tại Đại Nam, dù quân Xiêm và Campuchia trước đó bị đánh bại. Nhưng Xiêm La lại đưa thêm hàng vạn quân tiếp ứng. Vua “sai Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Công Nhân giữ mặt Vĩnh Tế, Phạm Văn Điển và Nguyễn Văn Nhân giữ mặt Hậu Giang. Ba mặt cùng tiến binh lên đánh ” (Việt Nam sử lược). Liên quân Xiêm La – Campuchia thua to, phải rút chạy về Nam Vang cố thủ.
Đến tháng 2/1842 liên quân Xiêm La – Campuchia lập 18 đồn trại bao vây Hà Tiên của Đại Nam. Nhưng quan quân ở Hà Tiên không chỉ tổ chức phòng thủ thành công mà còn tấn công vào hệ thống đồn trại khiến liên quân Xiêm La – Campuchia bị vỡ trận, các chiến thuyền bị vỡ từng mảng trên vùng biển Kim Dữ, binh tướng tháo chạy trở về qua đường biển.
Quân Việt đuổi theo, sau đó chia quân phòng giữ ven bờ vịnh Thái Lan ở Hà Châu, Hà Tiên.
Các tỉnh khác như An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Hà Dương (ngày nay thộc về Hà Tiên) cũng lên tục bị quân Xiêm vây đánh. Binh tướng của nhà Nguyễn liên tục phải đối phó rất mệt mỏi.
Trước tình hình biên giới tây nam vô cùng căng thẳng, Doãn Uẩn được điều nào nam làm Tuần phủ An Giang, đây là nơi trọng yếu đánh phá của quân Xiêm La.




Bản đồ 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên của nhà Nguyễn, thời kỳ Doãn Uẩn làm Tuần phủ An Giang (1844-1847) và Tổng đốc An Giang-Hà Tiên (1847-1850). (Tranh: Wikipedia)

Tại An Giang, Doãn Uẩn giúp An Giang ổn định trở lại, giặc giã cũng không còn. Các cánh quân của Campuchia dần bị đánh tan và phải rút chạy trở về.
Sau đó Doãn Uẩn cùng Tổng đốc Nguyễn Văn Chương dâng sớ xin Vua cho 6 tỉnh Nam bộ được miễn các loại thuế 1 năm, bỏ đi các thủ tục thanh tra bất hợp lý.
Thua trận, Campuchia lại cầu viện Xiêm La để cùng một lần nữa đánh Đại Nam. Vua Xiêm cho 3 vạn quân tiếp ứng đến Campuchia.

Người Khmer cầu cứu, Đại Nam tiến đánh Campuchia

Lúc này người dân Khmer không chịu nổi ách đô hộ của Xiêm La liền nổi dậy, các thủ lĩnh của họ nhờ nhà Nguyễn đưa quân sang gúp.
Vua Thiệu Trị ưng thuận, Doãn Uẩn cùng các tướng khác dẫn quân tiến đánh Campuchia.
Tháng 5/1845, Doãn Uẩn cùng với Nguyễn Sáng dẫn quân vượt biên giới tiến đến Ang Duong, chiếm được hai đồn Thị Đam, Vịnh Bích. Doãn Uẩn được vua Thiệu Trị thưởng gia quân công hạng nhất.
Quân Việt tiến đánh Gò Bắc, quân Xiêm ở thượng nguồn sông đánh xuống khiến quân Việt gặp tổn thất. Doãn Uẩn và Nguyễn Sáng cho quân tấn công thẳng vào đồn, quân Xiêm thua trận phải bỏ đồn mà chạy.
Doãn Uẩn tiến quân đến đồn Sách Sô (nay là Phumi Khsach Sa thuộc khoảng các xã Roung Damrei, Reaks Chey huyện Ba Phnum), nhưng đồn này được phòng thủ rất cẩn mật. Doãn Uẩn phải huy động thêm quân Tiền Giang, rồi phối hợp với các cánh quân khác cùng tấn công.
Quân Đại Nam tả hữu cùng tiến đánh, Sách Sô thất thủ. Nhận thấy sĩ khí đang lên sau một loạt trận thắng, Doãn Uẩn cùng Nguyễn Tri Phương chia quân tiến đánh Thiết Thằng.
Sau khi mất một loạt các đồn, quân Xiêm cố chống giữ Thiết Thằng. Doãn Uẩn cùng Nguyễn Tri Phương có 5.000 quân chia quân làm 2 cánh cùng tấn công. Quân Xiêm liều chết chống giữ khiến quân Đại Nam không hạ được. Phải đến khi có cánh quân của Nguyễn Công Nhàn đến cùng thì mới công hạ được Thiết Thằng.
Quân Đại Nam tiến đến vây Oudong, quân Xiêm thất bại phải xin giảng hòa để rút về nước.
Quân Đại Nam thừa thắng tiến thẳng đến kinh đô Nam Vang, vua Ang Duong phải dâng thư xin tạ tội và thần phục nhà Nguyễn. Trấn Tây Thành lại được thu phục. Xét công lao Doãn Uẩn được thăng quyền thượng thư bộ Binh, các tướng bên dưới đều được thăng cấp và khen thưởng.
Chiến tranh kết thúc, liên quân Xiêm La – Campuchia thất trận không còn quấy nhiễu, vùng biên giới tây nam được ổn định. Đó là nhờ công lao của các binh tướng nhà Nguyễn.

Phong thưởng công lao

Doãn Uẩn được nhà Vua tặng tấm bài vàng có chữ “An tây mưu lược tướng”, được bổ nhiệm làm Tổng đốc An – Hà (An Giang và Hà Tiên).
Tháng 6/1847, khi ghi công các tướng giành chiến thắng ở Trấn Tây Thành, vua Thiệu Trị ra dụ rằng: “An tây Mưu lược tướng Doãn Uẩn: mình ở đội trước, lập được công đầu, phá đồn Thông Bình, hạ đồn Sách Sô, tiến đến đất Vĩnh Long, vây sát đất Ô Đông, đều ra mưu lạ, nắm phần thắng, vỗ về biên cảnh, bình định nơi xa, ra sức rất nhiều. Đáng phong cho tước Tuy Tĩnh tử.” (theo Đại Nam thực lục)
Cũng trong năm 1847, vua Thiệu Trị cho đúc 12 cỗ thần công, trong đó 9 cỗ súng bằng đồng là “Thần Uy Phục Viễn Đại Tướng Quân” và ba cỗ súng hiệu “Bảo đại định công an dân hoà chúng thượng tướng quân”.
Cỗ súng “Thần Uy Phục Viễn Đại Tướng Quân” thứ nhất được sắc cho Doãn Uẩn, trong lời sắc có viết: “Ba lần thắng trận, được công đầu, mưu lược của văn thần, tấn công to sớm, đem uy trời để vỗ yên, phục phương xa, khắc công vào bảo vật, truyền ức muôn năm rất trọng.” (theo Đại Nam thực lục).
Tháng 11 âm lịch năm kỷ dậu 1849, Doãn Uẩn mất tại An Giang lúc đang đương chức, thọ 56 tuổi.




Doãn Uẩn
Kiến trúc hiện qua nhiều đời trùng tu của Chùa Tây An, ngôi chùa mà Doãn Uẩn từng cho xây dựng lần đầu vào năm 1847, tại núi Sam Châu Đốc An Giang. (Ảnh từ wikipedia.org)

Là người chính trực, nên khi mất đáng tang của Doãn Uẩn được người nhà làm rất đơn sơ giản dị vì không có tài sản để làm rình rang. Cao Hữu Bằng có bản tấu dâng lên Vua rằng: Doãn Uẩn là người công bằng, trung thực, thanh liêm, cẩn thận, sau khi chết không có một chút tài sản gì.
Vua Tự Đức liền đặc cách ra ơn cho thêm 500 quan tiền, 100 phương gạo để gia đình lo chuyện hậu sự cho ông được tươm tất mà cũng khuyến khích người làm quan thanh liêm (theo Đại Nam thực lục).
Vua cũng truy tặng hàm Hiệp biện Đại học sĩ và bài vị của ông được vua cho đặt ở đền Hiền Lương cùng với 39 danh thần nhà Nguyễn khác.
Trần Hưng
ADVERTISEMENT
Thời nhà Nguyễn vào thế kỷ 19, lãnh thổ Việt Nam hết sức rộng lớn. Đỉnh điểm vào thời vua Minh Mạng, lãnh thổ Việt Nam rộng 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với diện tích ngày nay. Vậy lãnh thổ Việt Nam thời nhà Nguyễn gồm những vùng đất nào mà có thể rộng lớn đến vậy?




lãnh thổ Việt Nam
Đại bác thời nhà Nguyễn. (Ảnh từ wikiwand.com)

Sau khi vua Gia Long lên ngôi, nhà Nguyễn được xây dựng rất mạnh mẽ, khiến các nước lân bang ở phía tây là Ai Lao và Campuchia đều phải thần phục, mong nhận được sự bảo hộ từ Việt Nam.

Ai Lao thần phục

Thời kỳ này Việt Nam và Xiêm La (tức Thái Lan ngày nay) đều đặt ảnh hưởng lên Ai Lao, khiến quốc vương Ai Lao phải xin thần phục cả hai nước. Nhiều xứ ở Ai Lao xin được đặt dưới quyền bảo hộ của Việt Nam, các vùng ngày nay gọi là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị đều xin trở thành nội thuộc. Nhà Nguyễn cho sáp nhập các vùng này vào lãnh thổ, phân thành các châu, phủ thuộc Việt Nam.




lãnh thổ Việt Nam
Bản đồ Việt Nam thời nhà Nguyễn sau khi sáp nhập vùng đất từ Lào. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)

Campuchia mong được bảo hộ

Thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 được xem là thời kỳ tăm tối của đất nước Campuchia khi mà sức mạnh của đế quốc Khmer không còn. Vào thế kỷ 15 Xiêm La chiếm được kinh thành Angkor, cuối thế kỷ 16 thì chiếm được kinh thành mới ở Lovek. Đến thế kỷ 17, các đời chúa Nguyễn ở phương Nam trợ giúp người Khmer nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Xiêm La, nhờ đó người Khmer liên tục giành được chiến thắng. Cuối thế kỷ 17 nhà Nguyễn lập ra phủ Gia Định kiểm soát cả vùng Đông Nam Bộ.
Năm 1771, Xiêm La cho quân tiến đánh Campuchia, đường thủy tiến đánh Hà Tiên. Chúa Nguyễn phải cho quân sang cứu Campuchia và đánh quân Xiêm La ở Hà Tiên. Cuộc chiến kết thúc bằng việc Xiêm La và Việt Nam cùng rút khỏi Campuchia. Xiêm La giữ quyền chi phối Campuchia, còn Việt Nam giữ được vùng Hà Tiên.
Năm 1833 diễn ra cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi ở thành Gia Định, vua Minh Mạng cử Trương Minh Giảng đến dẹp loạn, Lê Văn Khôi thua chạy đến cầu xin Xiêm La trợ giúp. Quân Xiêm La nhân cơ hội này tiến đánh Việt Nam, thế nhưng bị quân của nhà Nguyễn đánh bại.
Không chỉ thế, nhà Nguyễn còn cho quân sang đánh Xiêm La ở Campuchia, chiếm giữ và bảo hộ hầu hết đất nước này, loại bỏ ảnh hưởng của Xiêm La, chỉ còn vùng đất nhỏ là Nam Bàn là thuộc về người Khmer. Nhà Nguyễn sáp nhập các vùng đất Campuchia vào lãnh thổ, đặt tên là Trấn Tây Thành, chia ra thành nhiều phủ, huyện, sắp đặt các quan lại người Việt đến cai trị.




lãnh thổ Việt Nam
Bản đồ Việt Nam năm 1835 sau khi sáp nhập các vùng đất của Lào và Campuchia. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)

Năm 1835, diện tích Việt Nam vô cùng rộng lớn, bao gồm vùng đất Ai Lao (tức Lào ngày nay), hầu hết phần đất của Campuchia, diện tích rộng 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với Việt Nam bây giờ (diện tích Việt Nam hiện là 331.698 km2, theo cổng thông tin điện tử chính phủ năm 2009).




lãnh thổ Việt Nam
Bản đồ Việt Nam 1954 và sau năm 75. (Ảnh từ lichsunuocvietnam.com)

Trước sự lớn mạnh của mình, năm 1839 vua Minh Mạng cho đổi tên nước từ Việt Nam thành Đại Nam, tức quốc gia rộng lớn hùng mạnh phương Nam. Đây chính là nguyên nhân và ý nghĩa của quốc hiệu này.
Trần Hưng
Ngay từ thời xa xưa các vua chúa Việt Nam đều quan tâm đến phần lãnh thổ trên vùng biển, không chỉ nhằm khai thác hải sản cùng các nguồn lợi từ biển đảo mà còn xác lập chủ quyền trên các đảo, bảo vệ biển.




Các vua chúa trước đây bảo vệ biển như thế nào?
Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán – Tranh dân gian Việt Nam.

ADVERTISEMENT

Vị vua đầu tiên đi tuần biển Đông

Theo lịch sử ghi chép lại thì vị vua đầu tiên tuần thú biển Đông là vua Lý Anh Tông (1136 – 1175). Nhà vua không chỉ quan tâm đến phần lãnh thổ trên đất liền mà cả trên biển. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có ghi chép rằng tháng 11 năm Tân Tị (1161), vua sai thái úy Tô Hiến Thành “đem 2 vạn quân đi tuần các nơi ven biển tây nam, để giữ yên miền biên giới. Vua thân đi tiễn đến cửa biển Thần Đầu ở Đại An (nay là cửa biển Thần Phù) mới trở về.”
Năm Tân Mão (1171), “Vua đi tuần các hải đảo, xem các hình thế núi sông, muốn biết dân tình đau khổ và đường đi xa gần thế nào.”
Vào tháng 2 năm Nhâm Thìn (1172), “vua lại đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật rồi về.”
Sau các chuyến đi thực địa này, vua Lý Anh Tông đã biên soạn cuốn sách “Nam Bắc phiên giới đồ” ghi chép cẩn thận vùng biên giới trên biển, tiếc rằng cuốn sách này đến nay không còn nữa.




Các vua chúa trước đây bảo vệ vùng biển như thế nào?
Tượng thờ vua Lý Anh Tông tại đền Đô – Bắc Ninh. (Ảnh qua thuvienlichsu.com)

Theo cuốn “Lịch triều hiến chương” của Phan Huy Chú thì: “Lý Anh Tông, năm Chính Long Bảo Ứng thứ 10 [1172], đi tuần du các cửa biển, vẽ bản đồ hình thế núi sông và chép phong tục sản vật. Nay không còn”.
Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng ghi lại lời bình của sử thần thời hậu Lê là Ngô Thì Sĩ về vua Lý Anh Tông như sau: “Tuyển quân, chọn nước, cho quan võ luyện tập đánh giặc phá trận. Vua cũng tự cưỡi ngựa bắn cung ở sân bắn và đích thân đi tuần các đảo ngoài biển. Việc quân cơ, việc phòng biên giới một phen chấn chỉnh”.

Thủy binh nhà Lý

Thời nhà Lý thủy binh Đại Việt rất hùng mạnh, thủy binh có rất nhiều các loại chiến thuyền khác nhau như thuyền mông đồng, lâu thuyền, thuyền hai lòng (lưỡng phúc thuyền – cũng có thể hiểu là có hai đáy).




Các vua chúa trước đây bảo vệ biển như thế nào?
Lâu thuyền của nhà Lý. (Tranh qua quansuvn.info)

Còn loại thuyền nữa là thuyền “Mẫu tử”, là loại chiến thuyền chuyên dùng hỏa công rất lợi hại của Đại Việt. “Mẫu tử” gồm một khung thuyền giả to (thuyền mẹ) bọc ngoài, ở phía trước một chiếc thuyền thật nhỏ hơn (thuyền con). Trên khung thuyền to, người ta chất củi lửa và thuốc cháy, mũi thuyền có những đinh nhọn.
Khi giao chiến, thuyền “Mẫu tử” được chèo nhanh lao mạnh vào thuyền đối phương khiến cho đinh nhọn cắm ở thuyền giả đâm vào thuyền đối phương, sau đó đốt chất cháy trên thuyền giả, rồi rút thuyền thật ra khỏi thuyền giả. Thuyền giả bị cháy sẽ đốt luôn thuyền đối phương.

Thời nhà Lê

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 1467 vua Lê Thánh Tông đã ra lệnh cho các địa phương điều tra thế núi sông để vẽ lại bản đồ địa phương mình.




Các vua chúa trước đây bảo vệ biển như thế nào?
Hải cốt thuyền thời nhà Lê. (Tranh qua quansuvn.info)

Dựa vào đó vua cho hoàn thành bộ “Hồng Đức bản đồ” vào cuối năm 1469. “Hồng Đức bản đồ” gồm bản đồ của cả nước và địa phương, trong đó có cả vùng biển cùng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.




biển Đông
Hồng Đức bản đồ. (Ảnh từ kienthuc.net.vn)

Thời tranh chấp Hậu Lê, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn

Các tư liệu lịch sử cho thấy thời chúa Nguyễn ở Đàng trong đã có các đội thuyền “Hoàng Sa” và “Bắc Hải” thường xuyên tuần tra bảo vệ biển đảo, bảo vệ các ngư dân bám biển.
Đến thời Tây Sơn vùng biển cũng được tăng cường tuần tra bảo vệ với những chiến hạm lớn. Sách “Thánh Vũ ký” của Ngụy Nguyên thời nhà Thanh mô tả rằng: Thuyền của Tây Sơn cao, to hơn thuyền của nhà Thanh, trên đặt nhiều súng, hoành hành lâu năm trên mặt biển và nếu quân Thanh gặp thì cũng khó có thể địch được.
Thời vua Gia Long, hạm đội “Hoàng Sa” có nhiệm vụ đo đạc bản đồ, vẽ thủy trình, canh giữ bảo vệ ngư dân bám biển. Vua Gia Long sau khi lên ngôi cũng huy động thủy quân dẹp nạn hải tặc hoành hành. (Xem bài: Nữ hoàng hải tặc bất bại, hoàn lương chỉ vì một câu nói)
Sách “Đại Nam thực lục” có ghi chép sự kiện năm 1815 như sau: “Tháng 2, sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển”.
Dưới thời vua Minh Mạng, nhà Vua tập trung phát triển ngư nghiệp, rất nhiều các loại thuyền khác nhau được đóng nhằm giúp các ngư dân bám biển. Đặc biệt vua Minh Mạng cho đóng thuyền đồng và tàu hơi nước theo mẫu của người Pháp.
Vua Minh Mạng cũng cẩn thận trong việc tuần tra bảo vệ biển. Các đảo đều được đóng bia nhằm khẳng định của quyền. Các đội thuyền cũng được tăng cường nhằm cứu hộ trên vùng biển. Năm 1836, một tàu Anh gặp bão lớn ở Hoàng Sa, nhưng 90 người trên tàu đã được cứu đưa vào vùng biển Bình Định.




biển Đông
Đại Nam Nhất Thống toàn đồ thời Minh Mạng. (Ảnh qua kienthuc.net.vn)

Việc bảo vệ chủ quyền bờ biển được các triều đại chú ý từ hàng ngàn năm trước, các ngư dân đánh cá trong vùng biển Đại Việt cũng yên tâm vì đều có có đội tàu lớn bảo vệ, vì thế mà ngư trường trước đây phát triển vô cùng thuận lợi,  cuộc sống của ngư dân cũng ổn định.
Trần Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét