Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

BÍ ẨN LỊCH SỬ 100/d

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Sự Thật Về Champa Vương Quốc Không Dành Riêng Cho Người Chăm

3 nền văn minh trải dài trên 3 miền nước ta là điều rất đặc biệt

Trống đồng là biểu tượng của nền văn hóa Đông Sơn - Ảnh: Wikipedia

3 miền nước ta đều có những nền văn minh từ lâu đời. Đây là điều vô cùng đặc biệt vì không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có được những nền văn minh sớm và đa dạng như đất nước chúng ta.

Thời tiền sử, Việt Nam là một trong những ngã tư đường của các luồng di cư. Trên lãnh thổ nước ta đã sớm xuất hiện các cộng đồng người tiền sử thuộc hai đại chủng Mogonloid và Australoid. Người người thuộc hai đại chủng này đã sinh sống trên lãnh thổ nước ta đã có sự hôn phối, hòa huyết với nhau tạo thành những chủng người mới. Do đời sống thời mông muội khá bấp bênh, chọn lọc tự nhiên khá gay gắt nên một số dòng di cư đã bị tuyệt diệt. Một số khác thích nghi được với điều kiện sống, sinh sôi và phát triển.
1. Văn minh Đông Sơn:
Theo huyền sử được chép trong sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vua Kinh Dương Vương đã lập ra nước Xích Quỷ vào năm 2879 trước công nguyên tức khoảng 5.000 năm trước, là quốc hiệu đầu tiên của người Việt. Trên thực tế thì giai đoạn này hầu hết những vùng trên thế giới vẫn còn sống đời sống mông muội, trừ một vài vùng hiếm hoi ở Bắc Phi và Trung Cận Đông bắt đầu thoát khỏi thời kỳ đồ đá và biết làm nông nghiệp thành thục, biết xây dựng thành phố. Ở nước ta, 5.000 năm trước cư dân vẫn đang trong thời kỳ đồ đá mới.
Đến khoảng 4.000 năm trước, những nền tảng văn minh đầu tiên đã xuất hiện ở miền bắc Việt Nam. Tầng văn hóa Phùng Nguyên mà khảo cổ học khai phá đã cho chúng ta biết rằng những cư dân thời kỳ này đã biết chế tác công cụ bằng đá với độ tinh xảo cao, dựng nhà, làm gốm, đồ trang sức, lưới đánh cá … Đến giai đoạn khoảng 3.500 năm trước, cư dân tại đồng bằng bắc bộ đã chuyển sang một tầng văn hóa mới được định danh là văn hóa Đồng Đậu. Lúc này, nông nghiệp đã xuất hiện, và người ta đã bắt đầu bước vào thời đại đồ đồng. Nối tiếp thời kỳ văn hóa Đồng Đậu là văn hóa Gò Mun từ khoảng 3.000 năm trước, nông nghiệp trồng lúa nước và kỹ thuật luyện kim đồng đã đạt đến trình độ cao. Năng suất lao động thời bấy giờ tăng cao. Xã hội bắt đầu phân hóa mạnh, các cộng đồng người được tổ chức thành những bộ lạc được chỉ huy bởi những vị thủ lĩnh. Những bộ lạc sinh sống trên vùng bắc bộ chia sẻ ngôn ngữ và nhiều tập quán tương đồng, vừa hợp tác với nhau để chống cải tạo tự nhiên và các thế lực ngoài vùng, vừa có sự cạnh tranh lợi ích với nhau. Để chiến đấu và sinh tồn, các công nghệ mới được áp dụng vào chế tác vũ khí. Cung tên, giáo, rìu chiến … được làm bằng đồng thau trở nên phổ biến.
Sự phát triển của văn hóa Gò Mun đã dẫn đến văn hóa Đông Sơn, một nền văn minh thực sự của tổ tiên người Việt. Thời kỳ Đông Sơn có cột mốc xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, đánh dấu sự phát triển đến đỉnh điểm của thời đại đồ đồng trên miền Bắc Việt Nam, và bắt đầu chuyển sang thời đại đồ sắt. Trên nền tảng xã hội phát triển khá hoàn chỉnh và một nền kinh tế đa dạng bao gồm nông nghiệp, thủ công, ngư nghiệp và hàng hải, nhà nước đầu tiên của người Việt ra đời.
Thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, trên lãnh thổ miền bắc Việt Nam đã định hình hai tộc người chủ yếu là người Âu Việt và người Lạc Việt, đều thuộc chủng Mongoloid phương nam. Người Lạc Việt có 15 bộ lạc gồm Giao Chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Quân Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Thanh Tuyền, Tân Xương, Bình Văn, Văn Lang, Cửu Chân, Nhật Nam, Hoài Hoan, Cửu Đức (theo Việt Sử Lược). Trong số các bộ lạc, Văn Lang là bộ lạc hùng mạnh nhất. Thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang đã được các bộ lạc còn lại tôn làm vua, sử gọi là vua Hùng, lập ra nước Văn Lang. Lãnh thổ nước Văn Lang chủ yếu là vùng đồng bằng, vùng trung du bắc bộ và vùng bắc trung bộ ngày nay. Kinh đô Văn Lang đóng tại Phong Châu (Phú Thọ), cả nước chia làm 15 bộ tương ứng với vùng của 15 bộ lạc trước khi lập quốc.
Cư dân Văn Lang là những người giỏi nghề sông biển, trồng lúa nước và đúc đồng. Ở nơi sông nước, người dân có tục xăm mình để tránh giao long làm hại. Lương thực chính của người Văn Lang là lúa nếp, dùng để nấu xôi và làm bánh. Bên cạnh đó, lúa tẻ và những hoa màu khác cũng là những sản phẩm thường xuyên được sản xuất và tiêu dùng. Trống đồng Đông Sơn là di sản minh chứng cho trình độ phát triển cao của văn minh Đông Sơn. Qua các họa tiết trên trống, chúng ta có thể hiểu về trang phục, lối sinh hoạt hằng ngày, kiến trúc nhà cửa, kiểu dáng thuyền, nếp nghĩ, nếp sống thời xưa. Trống đồng không chỉ được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam, mà còn ở những nơi khác tại Đông Nam Á và vùng Hoa Nam. Điều đó chứng tỏ, đã có sự giao thoa về thương mại và văn hóa nhộn nhịp vào thời cổ đại. Về quân sự, người Việt giỏi thủy chiến và sử dụng cung nỏ trong chiến đấu. Mũi tên đồng của người Việt có khả năng xuyên giáp gieo rắc nổi kinh hoàng cho kẻ thù. Khi ra trận, trống đồng được dùng làm hiệu lệnh tiến công, khiến cho tinh thần chiến đấu của các chiến binh dâng cao. Bên cạnh vũ khí bằng đồng, từ giữa thời kỳ Đông Sơn đã xuất hiện vũ khí làm bằng sắt, là công nghệ tối tân thời bấy giờ. Truyền thuyết về Thánh Gióng được nhiều ý kiến đánh giá là một câu chuyện thần thánh hóa sự việc có thật rằng dựa vào vũ khí và áo giáp bằng sắt, người Lạc Việt đã chiến thắng trong cuộc chiến bảo vệ đất nước.
Trong thời kỳ Đông Sơn, bên cạnh sự phát triển mạnh của cộng đồng người Lạc Việt thì người Âu Việt cũng phát triển thế lực ở gần vùng núi phía bắc và đông bắc bộ, ngay bên cạnh lãnh thổ nước Văn Lang. Khoảng gần công nguyên, người Âu Việt cũng đã lập quốc. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư gọi nước của người Âu Việt là nước Thục. Còn theo truyền thuyết của dân Tày, Nùng thì nước này có tên là Nam Chưởng hoặc Nam Cương.
Thậm chí một số nhóm Âu Việt đã sinh sống hòa lẫn với người Lạc Việt trong vùng cai trị của các vua Hùng. Do có sự tương đồng nhất định về nhân chủng, phong tục tập quán nên hai cộng đồng Âu Việt và Lạc Việt chung sống với nhau tương đối hòa bình. Sự xâm lấn của các thế lực từ phương bắc càng thúc đẩy người Âu Việt tiến về phương nam. Năm 257 trước công nguyên, vua của người Âu Việt là Thục Phán nhân lúc vua Hùng nước Văn Lang không phòng bị, kéo quân đánh chiếm Phong Châu, lãnh thổ của nước Văn Lang và Âu Việt được sáp nhập làm một. Sau khi thay thế vua Hùng, Thục Phán thi hành chính sách hòa hợp hai cộng đồng, đặt tên nước là Âu Lạc, xưng là An Dương Vương. Thời kỳ Âu Lạc cũng là thời mà văn minh Đông Sơn đạt đến đỉnh cao, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự.

2. Văn minh Sa Huỳnh:
Trên dải đất miền trung Việt Nam vào khoảng 4.000 năm trước, các cư dân thuộc chủng Malayo-Polynesian (Mã Lai – Nam Đảo) đã sinh sống tràn ngập. Họ đã biết làm nông nghiệp và bắt đầu bước vào thời đại kim khí. Các nhà khảo cổ học gọi thời kỳ này là thời kỳ văn hóa Tiền Sa Huỳnh. Khác với những cư dân vùng bắc Việt Nam cùng thời, những người Tiền Sa Huỳnh luyện đồng với quy mô nhỏ hơn nhiều.

Hiện vật nền văn minh Sa Huỳnh - Ảnh: báo Quảng Nam
Tuy nhiên, đến giai đoạn văn hóa Sa Huỳnh vào khoảng 3.000 năm trước đến đầu công nguyên, người Sa Huỳnh đã có bước nhảy vọt về kỹ thuật luyện kim và bước vào kỷ nguyên đồ sắt sớm hơn cả văn minh Đông Sơn. Vũ khí và công cụ bằng sắt trong các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh có tỉ lệ vượt trội so với đồ đồng. Do đặc điểm của vùng đất ven biển với các đồng bằng nhỏ hẹp, người Sa Huỳnh không thể chỉ dựa vào nông nghiệp để sống mà có hoạt động kinh tế dựa trên cả ba nền tảng nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại.
Mặc dù cũng trồng lúa nước như cư dân Đông Sơn, cư dân Sa Huỳnh có lương thực chính là lúa tẻ chứ không phải lúa nếp. Sản phẩm của văn hóa Sa Huỳnh đa dạng, hướng đến nền kinh tế hàng hóa. Riêng về thủ công nghiệp, bên cạnh các sản phẩm đồ gốm, người Sa Huỳnh phát triển nghề luyện thủy tinh và chế tác đá quý thành những đồ trang sức tuyệt đẹp. Những đồ trang sức và thủy tinh của người Sa Huỳnh đã trở thành hàng hóa quý giá, được nhiều nước trong khu vực ưu chuộng.
Cư dân Sa Huỳnh thời cổ đại là tổ tiên của người Chăm, nền văn minh mà họ tạo nên chính là tiền đề cho văn minh Chămpa về sau. Hiện chưa có bằng chứng để khẳng định rằng liệu người Sa Huỳnh đã có thành lập nhà nước như những cư dân Đông Sơn hay chỉ tồn tại những thành bang, bộ lạc nhỏ cùng chia sẻ chung một nền văn minh. Đến đầu công nguyên, cư dân Sa Huỳnh đã có sự phát triển về văn minh ngang ngửa với văn minh Đông Sơn, với sức sản xuất không hề thua kém.
3. Văn minh Ốc Eo:
Tầng văn hóa đầu tiên được khảo cổ học tìm thấy ở vùng Nam bộ là tầng văn hóa Đồng Nai, xuất hiện vào khoảng 4.000 – 3.000 năm trước. Chủ thể của văn hóa Đồng Nai là cư dân thuộc chủng Mã Lai – Đa Đảo. Trên vùng đất Đông Nam Bộ màu mỡ, thiên nhiên trù phú, cư dân văn hóa Đồng Nai chủ yếu sinh sống bằng canh tác nương rẫy, săn bắt và hái lượm. Cũng giống như cư dân Sa Huỳnh, việc khan hiếm mỏ đồng thúc đẩy cư dân văn hóa Đồng Nai sớm phát triển kỹ thuật luyện sắt và tiến vào kỹ nguyên đồ sắt mạnh mẽ.
Các sản phẩm thủ công đặc trưng của văn hóa Đồng Nai là trang sức, đồ thủy tinh. Sự phát triển các nghề thủ công đã góp phần thúc đẩy thương mại và hàng hải. Về cuối giai đoạn văn hóa Đồng Nai, các thành thị ven biển đã hình thành và phát triển. Cho đến khoảng 2.000 năm trước, văn hóa Đồng Nai đã tiếp thu nhiều yếu tố ngoại lai. Cư dân văn hóa Đồng Nai vừa ưa chuộng những chiếc trống đồng du nhập từ Văn Lang, vừa học cách rèn vũ khí theo mẫu của các nước Chiến Quốc Trung Hoa. Đặc biệt là ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ đã chuyển biến văn hóa Đồng Nai sang một tầm cao mới, chính là văn minh Ốc Eo.

Tháp Chót Mạt đậm đà bản sắc nền văn hóa Óc Eo một thời - Ảnh: YAN
Văn minh Ốc Eo là sự nối tiếp, kế thừa của văn hóa Đồng Nai kết hợp với những yếu tố du nhập từ văn minh Ấn Độ. Vào khoảng đầu công nguyên, cư dân Ốc Eo đã lập nên vương quốc Phù Nam với trung tâm nằm tại vùng mà ngày nay là Hà Tiên, Kiên Giang. Phù Nam là một nước có nền kinh tế chuyên về thương mại và hàng hải. Cư dân Phù Nam là những chủ thể đầu tiên khai phá và làm chủ toàn bộ đất đai Nam bộ. Với tiềm lực kinh tế hùng mạnh, họ thiết lập được sự cai trị trên khắp vùng Nam bộ và lấn dần về phía tây, lần lượt kiểm soát đất đai của vùng ngày nay là nước Campuchia.
Đông Sơn, Sa Huỳnh và Ốc Eo là ba nền văn minh Việt Nam thời cổ đại đều đáng để người Việt trân trọng và nghiên cứu, bảo tồn. Trên đây là những nét khái quát về sự hình thành văn minh và một số đặc trưng sơ lược nhất. Để tìm hiểu sâu hơn về việc thịnh suy của các nền văn minh, mời độc giả đón xem những kỳ sau.
(còn nữa)
Quốc Huy

Chuyện một đế quốc ở Nam Bộ biến mất trước khi người Việt đặt chân tới

, xăm hoặc vẽ mình. Cư dân nơi đây có lối sống phóng túng. Người Phù Nam có tín ngưỡng đa thần và tiếp thu nhiều yếu tố Phật giáo. Vào thế kỷ thứ 1 sau công nguyên, một trong những thành ấp lớn nhất trong xứ là Koh Thlok được lãnh đạo bởi một nữ hoàng mà theo sử sách Trung Hoa chép lại có tên là Liễu Diệp, có sức khỏe như đàn ông.
Bấy giờ có một vị quý tộc từ Ấn Độ tên là Hỗn Điền thuộc dòng dõi Kaudinya đem một hạm đội viễn chinh khoảng 1.000 quân đến đánh chiếm Koh Thlok. Liễu Diệp đem quân chống cự bị bất lợi, phải chịu đầu hàng người Ấn. Hỗn Điền chấp nhận sự đầu hàng này và cưới Liễu Diệp làm vợ. Sau đó, Hỗn Điền tiếp tục dùng binh và ngoại giao bắt các thành ấp khác phải quy phục, lập nên một vương quốc thống nhất.
Sự kiện thành lập vương quốc Phù Nam là dấu mốc tập hợp những cư dân Óc Eo thành một cộng đồng thống nhất. Kinh đô của Phù Nam là thành Đặc Mục (Vyadrapura). Theo đoán định từ tổng hợp các nguồn tư liệu, thành Đặc Mục thuở xưa nằm ở miền Tây Nam Bộ hoặc cực đông Campuchia, gần vịnh Thái Lan ngày nay.
Dưới triều đại Kaudinya, nước Phù Nam tiếp thu nhiều văn hóa Ấn. Có nền tảng văn hóa tốt, giỏi trị thủy và chiếm giữ một vị thế thuận lợi trong tuyến đường hàng hải cổ đại, Phù Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia hùng mạnh và giàu có.
Theo các sách sử Trung Hoa, triều Kaudinya tồn tại khoảng 150 năm. Đến khoảng giữa thế kỷ thứ 2, dưới thời trị vì của vua Hỗn Bàn Bàn, chính sự chịu sự thao túng bởi Vương quốc Phù Nam qua tranh vẽ - Ảnh: Internet
Nam bộ là vùng lãnh thổ quan trọng với những trọng điểm kinh tế lớn của nước Việt Nam hiện đại. Trên vùng đất này, thuở xưa đã trải qua nhiều cuộc bể dâu dời đổi. Đó là một câu chuyện dài, mà điểm khởi đầu là vương quốc Phù Nam.
Đây là quốc gia của những cư dân văn hóa Óc Eo thuộc chủng Malayo-Polinesien. Quốc gia này xuất hiện vào khoảng đầu công nguyên, tương ứng với điểm khởi đầu của nền văn hóa Óc Eo mà khảo cổ học đã khám phá được. Phù Nam ban đầu là những thành ấp tự trị cùng chia sẻ chung một nền văn hóa. Người Phù Nam có tục cởi trần hoặc khỏa thân, để tóc xõa hoặc búi caovị tướng tên là Phạm Mạn. Sau khi vua Hỗn Bàn Bàn qua đời, người trong nước tôn Phạm Mạn làm vua, mở ra triều đại mới. Chữ Phạm theo âm Hán Việt thực chất là phiên âm từ chữ Varman trong ngôn ngữ các nước Ấn hóa, có nghĩa là vua. Vì vậy, cái tên Phạm Mạn trong sử cũ không phải là phiên âm từ tên thật, mà là phiên âm từ danh xưng của vị vua này sau khi đã lên ngôi.
Là một vị vua nhiều tham vọng, Phạm Mạn cho đóng thuyền lớn, cất quân đi thôn tính các quốc gia xung quanh. Quân Phù Nam biến 10 nước láng giềng thành thuộc địa. Lúc này, Phù Nam đã trở thành một đế quốc biển cả. Do đặc tính hướng biển, những nơi mà Phù Nam nhòm ngó và xâm chiếm là những vùng đất ven biển thuận lợi cho nông nghiệp trồng lúa nước và giao thương. Lãnh thổ Phù Nam mở rộng bao chiếm trọn vùng Nam Bộ Việt Nam, vùng đông nam Campuchia và bán đảo Malaysia ngày nay. Vương triều họ Phạm truyền đến đời vua Phạm Tầm tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, bắt đầu sửa sang thể chế, xây dựng cung điện nhiều tầng lầu. Nhà vua hạ lệnh cho dân chúng bỏ tục ở trần hoặc khỏa thân, bắt phải quấn vải khổ rộng (xà rông ).
Đến giữa thế kỷ thứ 4, Phù Nam được cai trị bởi vương triều Thiên Trúc Chiên Đàn (Chandan). Giai đoạn này Phù Nam phát triển ổn định và lãnh thổ tiếp tục được mở rộng thêm nhiều vùng thuộc lãnh thổ Campuchia ngày nay, vươn sang cả đồng bằng sông Mênam thuộc Thái Lan ngày nay. Trong lãnh thổ đế quốc Phù Nam, có nhiều sắc dân cùng chung sống. Tất nhiên là quyền lợi của họ không bình đẳng mà những dân chính quốc luôn được hưởng nhiều đặc quyền hơn nhưng dân thuộc quốc.
Vào thế kỷ thứ 5 một quý tộc thuộc dòng dõi Kaudinya tên là Kiều Trân Như được dân chúng suy tôn làm vua, lập ra vương triều Kaudinya II. Triều đại này càng tiếp thu nhiều văn hóa Ấn, lấy hai tôn giáo chính là Phật giáo và Bà La Môn làm nền tảng tư tưởng cho cả nước. Trong suốt nhiều năm, Phù Nam phát triển hưng thịnh, trở thành một trong những đế quốc hàng hải hùng mạnh nhất thế giới cổ đại, là cầu nối giữa các nền văn minh lớn thời bấy giờ là La Mã, Ba Tư ở phương Tây, và Ấn Độ, Trung Hoa ở phương Đông. Tuyến đường hàng hải từ Phù Nam là một trong những ngã đường du nhập Phật học vào Trung Hoa. Sử Trung Hoa các triều đại Đông Ngô, Tấn, Lương, Tùy, Đường… ghi chép rất nhiều lần phái đoàn Phù Nam sang “tiến cống”. Về bản chất, những chuyến đi “tiến cống” này là một dạng thương mại cấp nhà nước. Phái bộ của nước ngoài đến tặng “cống phẩm” của nước sở tại. Đổi lại, nhà vua cũng phải gửi lại những “tặng phẩm” để đáp lễ.


Lãnh thổ Phù Nam xưa - Ảnh: Internet
Trải qua nhiều thế kỷ hưng thịnh, Phù Nam gặp phải tai ương vào giữa thế kỷ thứ 6. Bấy giờ ở vùng mà ngày nay là miền Bắc nước Campuchia và Nam Lào, một thuộc quốc của Phù Nam là nước Chân Lạp của người Khmer bắt đầu quật khởi. Dòng vua mang họ Kshatrya đã tiến hành cuộc chiến giành độc lập cho dân tộc Khmer và ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra xung quanh. Trong lúc đó thì Phù Nam đang bị xáo trộn bởi cuộc tranh giành quyền lực giữa các hoàng tử, khiến thế nước suy sụp nhanh chóng. Nhân cơ hội, Chân Lạp lấn chiếm thêm nhiều vùng đất vốn trước đó thuộc quyền cai trị trực tiếp hoặc nằm trong hệ thống thuộc địa của vương quốc Phù Nam. Vào năm 550, vua Chân Lạp là Trì Đà Tư Na (Citrasena) dẫn quân thình lình tấn công kinh thành Đặc Mục của Phù Nam. Vua Phù Nam bấy giờ là Lưu Đà Bạt Ma (Rudravarman) chống không nổi, phải bỏ kinh thành chạy sang thành Na Phất Na (Navanagara). Thành Đặc Mục (Vyadrapura) là trung tâm của nước Phù Nam với nhiều di sản, của cải trọng yếu của đất nước bị quân Chân Lạp đốt phá tan hoang trong phút chốc. Từ đó, vương quốc Phù Nam suy sụp không còn gượng dậy nổi. Các phụ thuộc của Phù Nam dần ly khai và bản thân chính quốc bị người Chân Lạp lấn chiếm dần. Cho đến khoảng thế kỷ 7, nước Phù Nam hoàn toàn bị xóa sổ và bị sáp nhập vào nước Chân Lạp.
Chưa dừng lại ở đó, số phận của cư dân Phù Nam cổ không chỉ là trở thành một phần của đất nước mới mà còn bị bi thảm hơn. Những người Khmer tuy chiến thắng được Phù Nam bằng quân sự nhưng không đủ năng lực để duy trì khả năng khai thác lãnh thổ như trước. Người Khmer không giỏi trị thủy, không có tập quán canh tác ở những vùng đồng bằng phù sa ven biển. Các vua chúa Chân Lạp sau khi tàn phá các thành phố của người Phù Nam thì dần bỏ mặc những vùng đất mới chiếm được. Mất đi sự quan tâm từ thượng tầng, người Phù Nam dần trở nên bất lực trong việc trị thủy và xây dựng những trung tâm thương mại, hàng hải như xưa. Đó là những việc đòi hỏi phải có sự đoàn kết toàn xã hội.
Trên lãnh thổ Phù Nam xưa thuộc vùng Nam Bộ ngày nay, vào khoảng thế kỷ thứ 8 trở đi được sử sách Trung Hoa gọi là vùng Thủy Chân Lạp, để phân biệt với vùng Lục Chân Lạp là đất căn bản của nước Chân Lạp. Trong khi vùng Lục Chân Lạp được khai thác mạnh mẽ thì Thủy Chân Lạp dần biến thành những vùng đầm lầy hoang phế. Thêm vào đó, người Java cất quân xâm lấn biến đất Thủy Chân Lạp trở thành bãi chiến trường của quân Khmer và quân Java suốt nhiều năm trời. Cuộc chiến làm cho nhiều người chết, nhiều nơi bị tàn phá càng trở nên hoang vắng. Nhiều trăm năm sau nữa, người Khmer lao vào các cuộc chiến triền miên với thế lực người Thái nổi lên ở phía tây và người Chăm ở phía đông. Việc thực thi chủ quyền trên đất Thủy Chân Lạp rất hạn chế. Đến khoảng thế kỷ 17 khi những người Việt đặt chân lên vùng đất này, ký ức về một nền văn minh rực rỡ thuở xưa đã quá nhạt nhòa. Chỉ còn lại thiên nhiên hoang dã với những cánh đồng hoang bất tận, đầm lầy và rừng rậm nguyên sơ thưa thớt bóng người.
Quốc Huy

Người Chăm hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống nhà Hán

Tranh vẽ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
Vào năm 111 TCN, nhà Hán sau khi dùng vũ lực xâm lược Nam Việt thì tiếp tục xua quân tiến sâu xuống phương nam, chiếm thêm những vùng đất của những cư dân thuộc nền văn minh Sa Huỳnh, vốn bấy giờ vẫn chưa lập quốc.

Cho đến khoảng đầu công nguyên, người Sa Huỳnh đã bước vào thời đại đồ sắt, với các thành tựu văn minh không hề thua kém người Đông Sơn. Tuy nhiên, điều khác biệt là trong khi những chủ thể của văn minh Đông Sơn đã cùng nhau chung sống trong một quốc gia thống nhất hàng trăm năm thì cư dân Sa Huỳnh chưa có một nhà nước chung. Họ sống trong các thành ấp riêng biệt trải dọc dải đất ven biển miền trung Việt Nam ngày nay.
Những vùng đất phương nam cùng với đất đai bộ Việt Thường của nước Âu Lạc bị triều đình nước Hán gộp chung lại, đặt thành quận Nhật Nam có địa giới tương ứng với các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay. Quận này gồm có 5 huyện là Tây Quyển, Chu Ngô, Tỷ Cảnh, Lô Dung, Tượng Lâm.
Chuỗi sự kiện này là những nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp thúc đẩy những cư dân Sa Huỳnh cổ đại tiến tới thành lập nhà nước. Ban đầu, vốn là những thành ấp nhỏ không thống nhất về lực lượng, họ dễ dàng bị quân xâm lược phương bắc đánh bại và phải chịu nằm trong vòng kìm tỏa của đế chế Hán. Khi không còn tự do, tổ tiên người Chăm đã cùng với tổ tiên người Kinh Việt và những dân tộc khác vùng lên kháng cự mạnh mẽ để thoát khỏi ách đô hộ phương bắc. Tuy nhiên do điều kiện địa lý khác biệt, hiệu quả của những cuộc đấu tranh đó cũng khác nhau nhiều.
Bấy giờ vào năm 40 sau công nguyên, Trưng nữ vương Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã lãnh đạo quân dân Lạc Việt dấy binh khởi nghĩa. Chẳng những khôi phục lại chủ quyền cho người Âu Lạc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng còn được sự hưởng ứng của các tộc người láng giềng. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: “Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng”. Quận Nhật Nam đương thời tức là đất mà tổ tiên người Chăm cư trú. Sau khi Trưng nữ vương chiến thắng quân Hán thì giang sơn mà bà lập nên ngoài phần lớn vùng Lĩnh Nam (Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay), đất đai Âu Lạc cũ còn bao gồm cả đất của người Chăm sinh sống. Đất nước mà Hai Bà Trưng lập nên, sử gọi là nước Lĩnh Nam, có kinh đô là Mê Linh (thuộc Hà Nội ngày nay). Đó là lần đầu tiên, người Việt và người Chăm cùng đứng chung một chiến tuyến, cùng chung một chính thể, một đất nước.
Tiếc rằng, cơ nghiệp của Hai Bà Trưng không được bền lâu do đế chế Hán thời kỳ này đang rất hùng mạnh, dưới sự cai trị của Hán Quang Vũ Đế là một bạo chúa cực kỳ quyết tâm bành trướng. Cuộc chiến không cân sức giữa quân dân Lĩnh Nam và đế chế Hán kết thúc sau 3 năm. Trên khắp một vùng rộng lớn, tướng Hán là Mã Viện tiến hành việc đàn áp và trả thù vô cùng tàn bạo. Sau khi cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng thất bại, các sắc dân Lĩnh Nam lại trở lại thân phận “dân hạng hai” dưới sự cai trị của Hán triều. Trong vòng kìm tỏa khổng lồ ấy, rải rác vẫn nổ ra những cuộc phản kháng nhằm giành lấy tự do, nhân phẩm và lợi ích chính đáng của các sắc dân. Một trong những cuộc phản kháng ấy là phong trào giành độc lập của quân dân huyện Tượng Lâm (bao gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay), thuộc quận Nhật Nam.
Ở quận Nhật Nam nói chung và huyện Tượng Lâm nói riêng thời kỳ này là địa bàn sinh sống của nhiều nhóm sắc tộc. Trong đó có người Âu Lạc cũ và người Chăm hai nhóm sắc tộc chính. Do là vùng đất ở xa trung tâm đế chế, vùng phía nam quận Nhật Nam thường xuyên là nơi xảy ra xung đột mà quân đội nước Hán không thể nào điều động đủ nhân lực để bình định hoàn toàn. Năm 100 sau công nguyên, 3000 quân dân Tượng Lâm nổi dậy đốt phá dinh thự các quan cai trị người Hán. Đến năm 137, nhân dân Tượng Lâm đứng lên khởi nghĩa, đánh chiếm huyện lị, giết chết quan đô hộ. Theo sử Việt, lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa này là Khu Liên. Thực tế, tên gọi Khu Liên này không phải chỉ một nhân vật cụ thể, mà là danh xưng của một dòng thủ lĩnh người Chăm đương thời.
Ngay sau khi biết tin, viên Thứ sử Giao Châu là Phàn Diễn đã điều động quân binh hai quận Giao Châu, Cửu Chân đông 1 vạn người tiến xuống đánh dẹp. Trong đội quân này có nhiều người bản địa bị bắt đi lính cho nhà Hán. Khi được điều động, đại bộ phận binh sĩ đã chống lệnh không tiến quân. Phàn Diễn cố gắng đốc thúc, binh sĩ không phục bèn làm binh biến bao vây phủ lị. Phàn Diễn bị dồn vào thế nguy, phải điều động những lực lượng quân người Hán đến để giải vây và đàn áp. Cuộc chiến của các binh lính địa phương tuy thất bại những đã góp phần chia lửa cho nghĩa quân Khu Liên. Phàn Diễn mải loay hoay với nội tình quận Giao Châu, không thể rảnh tay mà điều động quân đông đi cứu viện cho quận Nhật Nam.
Sang năm 138, thanh thế của nghĩa quân Tượng Lâm ngày càng mạnh. Vua nước bấy giờ là Hán Thuận Đế Lưu Bảo triệu đình thần bàn bạc, định phát binh bốn châu Kinh, Dương, Duyện, Dự cả thảy 4 vạn quân đi đánh. Có viên quan là Lý Cổ can gián, nói rằng: “… Người các châu Duyện, Dự phải đi xa muôn dặm, chiếu thư thúc bách, tất phải bỏ trốn. Nam Châu [tức chỉ Giao Châu, tên gọi phần lãnh thổ nước ta dưới thời thuộc Hán] thì trời nắng nực, ẩm thấp lại thêm lam chướng dịch lệ, 10 phần phải chết đến 4, 5 phần. Đường xa muôn dặm, quân lính mỏi mệt, đến lúc tới Lĩnh Nam thì đã không kham nổi chiến đấu. Quân đi mỗi ngày 30 dặm mà Duyện, Dự cách quận Nhật Nam hơn 9 nghìn dặm, phải 3 trăm ngày mới đến. Tính lương một người ăn mỗI ngày 5 thăng, thì phải dùng đến 60 vạn hộc gạo, đó là không kể lương thực của tướng lại và lừa ngựa. Đặt quân ở đấy, chết chóc tất nhiều, đã không đủ quân chống giặc, lại phải bắt thêm. Thế là xẻo cắt lòng bụng để chắp vá cho chân tay …” (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).
Vua Hán nghe theo lời bàn, thôi không điều quân ở xa mà dùng quân ở hai quận Giao Châu, Cửu Chân giao cho hai tướng giỏi là Chúc Lương, Trương Kiều đi đánh, kết hợp với các chính sách chiêu an, mua chuộc. Những dân người Hán ở Nhật Nam đều phải dời sang trú ẩn ở Giao Châu. Quan tướng người Hán bắt đầu dùng nhiều tiền bạc, đất đai để chiêu mộ chính những người Chăm đánh lại đồng bào của mình. Tình hình từ đó biến chuyển thuận lợi cho quân Hán. Tuy nhiên, những nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của các Khu Liên vẫn can trường chiến đấu suốt hàng thập kỷ, buộc quan quân nước Hán phải nhiều phen tăng viện nhưng vẫn không dẹp yên nổi.
Năm 190, nghĩa quân Tượng Lâm trở nên hùng mạnh. Khu Liên dẫn quân đánh chiếm quận lị, giết Thứ sử nước Hán là Chu Phù. Nước Hán bấy giờ phải bận rộn với những cuộc phản kháng ở khắp nơi. Những sắc dân phi Hán khắp vùng lãnh thổ Bách Việt, Âu Lạc cũ luôn chực chờ nổi lên khi có cơ hội. Điều đó buộc Hán triều phải duy trì quân đội rải rác khắp các xứ để phòng bị, buộc lòng phải chấp nhận bỏ mặc vùng đất xa xôi như Tượng Lâm. Sau khi đại thắng, nhân dân Tượng Lâm bấy giờ, chủ yếu là người Chăm, đã tôn Khu Liên làm vua. Huyện Tượng Lâm chính thức thoát khỏi vòng nội thuộc của đế chế Hán. Một quốc gia mới được hình thành với tên gọi Lâm Ấp.
Quốc Huy
 
Giải Mã Sự Hình Thành Và Diệt Vong Của Lâm Ấp Trong Lịch Sử Việt Nam 
Nền văn hóa Sa Huỳnh cổ là chiếc nôi giúp hình thành nước Lâm Ấp của người Chăm. Ban đầu nên văn minh Sa Huỳnh tập trung ở Quảng Bình và Quảng Nam, Bình Định, có nhiều nét tương đồng với nền văn hóa của người Âu Lạc ở phía bắc.

Chuyện nước Lâm Ấp cổ và cuộc chiến chống Hán, Ngô, Tấn...

Một góc công trình thời vương quốc Lâm Ấp

Trong hàng thế kỷ, các vị vua Lâm Ấp đã tiến hành nhiều cuộc chiến lớn nhỏ để bảo vệ và bành trướng lãnh thổ cả về phương bắc lẫn phương nam. Biên giới Lâm Ấp tùy theo lúc thịnh suy mà liên tục co duỗi.
Cuối thế kỷ thứ II, sau nhiều năm bền bỉ chiến đấu, người Chăm đã cuối cùng đã thoát khỏi được ách đô hộ phương bắc để lập nên nước Lâm Ấp. Chiến thắng này bên cạnh nguyên nhân chủ quan là ý chí kiên cường của nhân dân huyện Tượng Lâm thuộc Hán, còn nhờ vào những yếu tố khách quan là vị trí địa lý nằm xa trung tâm của đất Tượng Lâm và sự phản kháng của những dân tộc khác trong đế chế Hán đã góp phần kìm chế quân Hán không cho chúng có điều kiện đưa quân xuống phương nam xa xôi.
Nước Lâm Ấp có nền tảng là văn minh Sa Huỳnh cổ, ban đầu là một quốc gia có nhiều nét văn hóa tương đồng với nước Âu Lạc cũ và nước Hán. Từ khoảng thế kỷ thứ IV trở đi, nước Lâm Ấp bắt đầu quá trình Ấn hóa mạnh mẽ. Văn hóa Ấn Độ được Lâm Ấp tiếp thu từ nước láng giềng Phù Nam và thông qua các hoạt động thương mại. Người Chăm theo miêu tả của người Trung Hoa có da đen, mũi cao, mắt sâu, tóc xoăn. Họ búi tóc và siêng tắm gội, thích dùng hương liệu khử mùi cơ thể. Y phục của họ may bằng vải bông, quấn từ lưng đến chân.
Một trong những nét chủ yếu nhất của lịch sử nước Lâm Ấp chính là chiến tranh với láng giềng. Lãnh thổ sơ kỳ của Lâm Ấp chỉ bao gồm huyện Tượng Lâm. Các đời vua Lâm Ấp luôn có tham vọng bành trướng lãnh thổ. Trong hàng thế kỷ, các vị vua Lâm Ấp đã tiến hành nhiều cuộc chiến lớn nhỏ để bảo vệ và bành trướng lãnh thổ cả về phương bắc lẫn phương nam. Biên giới Lâm Ấp tùy theo lúc thịnh suy mà liên tục co duỗi.
Năm 248, lợi dụng việc Bà Triệu khởi binh chống Đông Ngô, quân Lâm Ấp chiếm trọn quận Nhật Nam và tràn vào tận quận Cửu Chân. Sau đó, quân Ngô dưới sự chỉ huy của tướng Lục Dận đánh bại được Bà Triệu. Nhân đà thắng, Lục Dận tiến đánh quân Lâm Ấp, buộc quân Lâm Ấp phải rút lui về phần đất cũ trước cuộc chiến.
Năm 270, vua Chăm là Phạm Hùng lên ngôi bắt đầu cuộc chiến thu phục các thành ấp dọc duyên hải miền trung. Lãnh thổ Lâm Ấp bấy giờ nhanh chóng mở rộng về phương nam. Kế đến, Phạm Hùng kết liên minh với Phù Nam và cho quân lấn lên phía bắc, chiếm đất đến bắc sông Gianh (thuộc Quảng Bình ngày nay), cho dựng thành Khu Túc làm nơi phòng thủ. Quân Lâm Ấp giao tranh với quân Tấn hàng mấy năm ròng hòng chiếm thêm đất đai. Đến năm 282, quân Lâm Ấp bị quân Tấn dưới sự chỉ huy của tướng Đào Hoàng đánh bại, Phạm Hùng chết trong chiến trận. Quân Lâm Ấp lui về nam. Con Phạm Hùng là Phạm Dật lên nối ngôi. Năm 284, Phạm Dật sai sứ hòa nghị với Tấn, hai bên hòa bình được hơn nửa thế kỷ.
Năm 331, vua Phạm Dật chết không có con nối. Tể tướng là Phạm Văn soán ngôi làm vua. Dưới triều Phạm Văn, quân đội Lâm Ấp được cải tổ trở nên hùng mạnh hơn trước. Quân số được biên chế khoảng 4-5 vạn người chia làm bộ binh và thủy binh. Vũ khí có gươm, giáo làm bằng sắt tốt, cung nỏ làm bằng tre. Tượng binh Lâm Ấp có đến hàng ngàn con voi chiến. Vua Phạm Văn cho xây dựng kinh thành mới là thành Phật Thệ (Kandapurpura, thuộc Huế ngày nay). Từ năm 336 đến năm 340, quân Lâm Ấp tiếp tục nam tiến, thu phục thêm nhiều thành ấp. Lãnh thổ Lâm Ấp bấy giờ bành trướng đến xứ Cattigara (tương ứng vùng Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay), tiếp giáp trực tiếp với nước Phù Nam. Do bấy giờ Lâm Ấp và Phù Nam đang liên minh nên không tiện xâm lấn, Phạm Văn quay mũi giáo sang hướng bắc để tiếp tục tham vọng mở mang bờ cõi. Quân Lâm Ấp bắc tiến, chiếm trọn đất đai quận Nhật Nam, giết tướng nước Tấn là La Hầu Lãm, lấy dãy Hoành Sơn làm ranh giới với nước Tấn.
Năm 349, Phạm Văn bị thương trong một trận đánh và chết sau đó. Con ông là Phạm Phật lên nối ngôi tiếp tục cuộc chiến đẫm máu với nước Tấn. Phạm Phật tung quân tiến vây thành Cửu Chân khiến quân Tấn khốn đốn. Năm 353, quân Tấn dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Phu bắt đầu phản công, từng bước đánh đuổi quân Lâm Ấp chạy dài, hạ hơn 50 lũy. Năm 372, trước thế mạnh của quân Tấn, Phạm Phật phải cầu hòa và xin triều cống. Biên giới Lâm Ấp lùi về bờ nam sông Nhật Lệ (thuộc Quảng Bình ngày nay).
Năm 399, Lâm Ấp bấy giờ dưới sự cai trị của con trai Phạm Phật là Phạm Hồ Đạt trở nên hưng thịnh lại tung quân bắc tiến. Lần này, quân Lâm Ấp chiếm luôn cả quận Nhật Nam và quận Cửu Chân, tiến vào cướp phá Giao Châu. Đỗ Viện dẫn quân Giao Châu chặn được quân Lâm Ấp, Phạm Hồ Đạt rút quân về giữ đèo Ngang. Năm 413, Phạm Hồ Đạt sai quân đánh cướp quận Cửu Chân, tướng Tấn là Đỗ Tuệ Độ đánh lui, chém được tướng Lâm Ấp. Năm 415, quân Lâm Ấp lại dong thuyền ra đánh Giao Châu rồi rút về.
Năm 420, ở chính quốc triều đình nhà Tấn đã suy yếu nhưng Giao Châu dưới sự cai trị của thứ sử Đỗ Tuệ Độ lại giàu mạnh. Đỗ Tuệ Độ dẫn quân tiến đánh nước Lâm Ấp với quy mô lớn. Quân Lâm Ấp đánh với quân Tấn bị thua to, chết đến quá nửa. Triều đình Lâm Ấp vì thế phải xin hàng phục, Tuệ Độ thuận cho vì tình hình chính quốc đang bất ổn không thể đánh dứt điểm được. Trong năm này, nước Tấn bị diệt. Lãnh thổ Trung Hoa phân rã, nhà Lưu Tống lên thay Tấn cai trị Giao Châu.
Năm 431, Lâm Ấp bấy giờ có vua mới là Phạm Dương Mại nhân tình thế phương bắc rối ren đã tung quân đánh Cửu Chân. Thừa thế thắng, vua Lâm Ấp lại cho sứ sang Lưu Tống “xin” đất Giao Châu. Tất nhiên, vua Lưu Tống từ chối với cớ là đường xá xa xôi. Chẳng những vậy, vua Lưu Tống Văn Đế còn ngấm ngầm lập mưu trả đũa Lâm Ấp.
Năm 436, vua Lưu Tống sai tướng Đàn Hòa Chi đem quân đánh Lâm Ấp, Phạm Dương Mại chống không nổi phải bỏ cả kinh đô mà chạy. Quân Lưu Tống thả sức cướp bóc vàng lụa, châu báu. Tuy nhiên, quân Lưu Tống không đủ khả năng chiếm đóng lâu dài mà phải rút lui sau đó. Phạm Dương Mại dẫn quân trở về kinh đô Phật Thệ điêu tàn, lãnh đạo quân dân khôi phục lại đất nước. Lãnh thổ Lâm Ấp bị lùi sâu về nam, đến huyện Lô Dung (thuộc Thừa Thiên-Huế ngày nay). Đến năm 446, vua Phạm Dương Mại chết. Lâm Ấp sau đó rơi vào thời kỳ loạn lạc kéo dài.
Năm 541, Lí Bí đánh đuổi được quân Lương, làm chủ toàn bộ Giao Châu. Hai năm sau, năm 543 vua Lâm Ấp là Rudravarman I dẫn quân xâm lấn. Lí Bí sai tướng Phạm Tu đi đánh. Hai quân đụng trận tại quận Cửu Đức, vua Lâm Ấp thua chạy trước quân của Phạm Tu. Sau thắng lợi, Lí Bí xưng đế, dựng nước Vạn Xuân vào năm 544. Từ năm này về sau Lâm Ấp tạm yên mặt bắc do cuộc chiến kéo dài giữa nước Vạn Xuân với nhà Lương và chiến tranh Nam-Bắc triều khiến cho các quốc gia phía bắc Lâm Ấp xao nhãng phương nam. Thế nhưng Lâm Ấp không tận dụng được quãng thời gian này để đoàn kết lực lượng và khôi phục sức mạnh. Bởi thế, họ đã phải trả giá.
Đầu thế kỷ thứ VII, nước Tùy thống nhất được vùng Trung Nguyên, kết thúc cục diện Nam Bắc triều ở Trung Hoa. Nhà Tùy ngay sau đó liền tính đến chuyện nam chinh. Năm 602, tướng Tùy là Lưu Phương đem quân 27 doanh đi đánh nước Vạn Xuân, vua Hậu Lý Nam Đế phải chịu đầu hàng. Kế đến, nhà Tùy nghe tiếng Lâm Ấp có nhiều vàng bạc châu báu nên dẫn quân đánh xuống vào năm 605. Quân Lâm Ấp dưới sự lãnh đạo của vua Phạm Phạn Chí (Sambhuvarman) đã chống cự kiên cường nhưng không chống nổi quân Tùy thiện chiến. Kinh đô Phật Thệ bị mất vào tay giặc. Lần này nước Tùy đóng quân chiếm hẳn đất đai Lâm Ấp. Trong sử sách Việt và Trung Hoa kể từ đây coi như nước Lâm Ấp đã bị diệt vong. Đánh giá về nguyên nhân diệt vong của quốc gia này, dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng tựu chung lại, các sử gia cho rằng nước Lâm Ấp chỉ chăm vũ lực mà không lo củng cố nội trị. Đến khi bên ngoài thì gây oán với nước lớn hơn mình gấp hàng chục lần, bên trong thì nội bộ không đồng nhất nên chuốc lấy bại vong.
Thế nhưng lịch sử người Chăm chưa kết thúc mà chỉ sang một trang mới. Vua Phạm Phạn Chi sau khi bại trận lui về giữ xứ Amaravati (gồm Quảng Nam và Quảng Ngãi ngày nay), cùng với phần đất còn lại ở phía nam tiếp tục duy trì đất nước. Ông đóng đô tại thành Trà Kiệu (Simhapura), là kinh đô thứ hai của người Chăm sau thành Phật Thệ. Đây là giai đoạn quá độ trong sử Chăm từ thời kỳ Lâm Ấp sang thời kỳ Chiêm Thành (Champa).
Quốc Huy

Văn hóa Sa Huỳnh – Tròn một thế kỷ khám phá

Thứ năm - 30/08/2018 09:29
Tròn một thế kỷ kể từ khi những dấu vết đầu tiên của một nền văn hóa từng phát triển rực rỡ trên dải đất miền trung, có niên đại cách ngày nay 2.500 đến 3.000 năm được phát lộ tại cồn cát Sa Huỳnh, những di tích, những hiện vật mới thuộc văn hoá Sa Huỳnh vẫn tiếp tục được nhiều thế hệ nhà nghiên cứu trong và ngoài nước dày công tìm kiếm, sưu tầm và nghiên cứu… Diện mạo của văn hóa Sa Huỳnh, từ nguồn gốc đến các giai đoạn phát triển, từ loại hình di tích di vật đến đặc trưng văn hóa… ngày càng rõ nét.


           
Pottery vase Sa Huynh Culture 696x928

          Dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh

         Phân bố trên dải đất miền Trung Việt Nam nhưng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh là khu vực Quảng Nam – Quảng Ngãi, còn khu vực Nam Trung Bộ, từ Phú Yên đến Bình Thuận những di tích và di vật thời tiền – sơ sử chỉ được phát hiện và nghiên cứu từ sau năm 1975. Cho đến nay số lượng di tích ở khu vực này không nhiều và có thể nói, tính chất và diện mạo của “văn hóa Sa Huỳnh” ở đây có phần khác biệt so với vùng trung tâm, kể cả giai đoạn nối tiếp từ văn hóa Sa Huỳnh sang văn hóa Chămpa.

           Văn hóa Sa Huỳnh với giai đoạn đỉnh cao là “Sa Huỳnh cổ điển” vào sơ kỳ đồ sắt cần được hiểu là kết quả hội tụ sự phát triển của từng khu vực trong các giai đoạn thuộc thời Đồng thau trước đó (khoảng 1.500 – 500 trước công nguyên), cho đến nay biết được là ở Quảng Nam có Bàu Trám, Quảng Ngãi có Long Thạnh, Bình Châu, Cù lao Ré, đảo Lý Sơn, Bình Định có Bàu Đỏ, Phú Yên có Gò Ốc, Gò Bộng Dầu, Khánh Hòa có Xóm Cồn, Bích Đầm, Hòn Tre, Ninh Thuận có Hòn Đỏ, Bình Thuận có Bàu Hòe… Ngoài ra những phát hiện khảo cổ học ở Tây Nguyên gần đây cũng góp phần chứng minh cho sự phát triển “văn hóa đa tuyến” ở khu vực miền Trung: văn hóa Biển Hồ (Gia Lai), Lung Leng (Kon Tum), những di tích ở Đăk Lắk, Đăk Nông… đều thể hiện những đặc trưng riêng biệt đồng thời vẫn có “yếu tố Sa Huỳnh” trong di tích và di vật, nhất là về mộ chum, cách thức mai táng và đồ tùy táng chôn theo. Những nhóm di tích hay văn hóa khảo cổ này có sắc thái văn hóa rất đa dạng từ biển và hải đảo đến núi và rừng, vừa độc lập với nhau vừa có mối giao lưu hoặc quan hệ tộc thuộc với nhau và cùng tham góp vào quá trình đưa văn hóa Sa Huỳnh phát triển lên đỉnh cao trong thời đại sơ kỳ Đồ Sắt (khoảng 500 năm trước Công nguyên đến đầu công nguyên).
 

IMG 0830 2 200x300

 

IMG 0820 1 1 683x1024

            Mộ chum được xem là đặc trưng nổi trội nhất của văn hóa Sa Huỳnh sơ kỳ thời đại sắt cách đây 2500 – 2000 năm


          Văn hóa Sa Huỳnh là thành quả đóng góp của nhiều nhóm cư dân – tộc người, trong đó mang đậm dấu ấn văn hóa biển của những người thuộc ngữ hệ Malayo – Polynesien cư trú trên vùng đảo và quần đảo Đông Nam Á (và rộng hơn), bên cạnh dấu ấn văn hóa của những người thuộc ngữ hệ Nam Á – Môn Khmer cư trú trên dải Trường Sơn – Tây Nguyên. Quá trình tiếp xúc, giao lưu giữa các tộc người đã tạo nên sắc thái đặc trưng từng vùng, từng khu vực.
           Như vậy, Văn hóa Sa Huỳnh là sản phẩm của những cư dân nông nghiệp trồng lúa ở những đồng bằng ven biển cồn bàu. Tuy vậy nền kinh tế của họ là nền kinh tế đa thành phần, họ sớm biết khai thác những nguồn lợi của biển, của rừng, biết phát triển các nghề thủ công, từng bước họ đã mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán với các cư dân trong khu vực Ðông Nam Á lục địa, hải đảo và rộng hơn với Ấn Ðộ, với Trung Hoa. Ðặc biệt ở giai đoạn cuối, nghề buôn bán bằng đường biển rất phát triển. Ở ven biển miền Trung, vào những thế kỷ trước, sau công nguyên đã hình thành một số tiền cảng thị hay cảng thị sơ khai, như khu vực Hội An với di tích Hậu Xá. Mật độ phân bố và quy mô các di tích cho biết đó là những khu vực tụ cư đông đúc và lâu đời, một xã hội sức có nền sản xuất khá phát triển và do đó, vào giai đoạn cuối của nền văn hóa này có thể đã hình thành một hình thái “nhà nước sơ khai” kiểu liên minh bộ lạc. Cùng trên địa bàn mà sau này hình thành nhà nước Lâm Ấp – vương quốc Chămpa, mối quan hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

           Những phát hiện mới, nghiên cứu mới

        Từ thông tin đầu tiên trong Niên giám 1909 của Viện Viễn Đông Bác Cổ về việc phát hiện “một kho chum khoảng 200 chiếc nằm cách mặt đất không sâu, trong một cồn cát ven vùng biển Sa Huỳnh” (huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi), đến nay hàng trăm di tích của nền văn hóa này đã được tìm thấy khắp các tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận và lan cả sang một số địa bàn lân cận.

          Các cuộc khai quật được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, dọc duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ mà nhiều nhất là địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, các lần khai quật lớn ở đây lần lượt là: Năm 1976 khai quật tại Gò Ma Vương (Phổ Khánh – Đức Phổ); năm 1997 khai quật tại xóm Ốc (Lý Sơn); năm 2000 tại suối Chình (Lý Sơn); năm 2005 tại Bình Đông (Bình Sơn) và gần đây nhất là năm 2009 tại xã Đức Thắng (Mộ Đức). Hiện vật tìm thấy qua những lần khai quật cho phép tái hiện không gian văn hóa Sa Huỳnh rộng lớn hơn nhiều so với hình dung của các nhà khảo cổ học Pháp trước đây. Các cuộc khai quật này đã phát hiện sự tồn tại của một giai đoạn văn hóa sớm, liền trước, tiền thân của Sa Huỳnh cổ điển, mà ngày nay được định danh là giai đoạn tiền Sa Huỳnh hoặc Sa Huỳnh sớm.

            Trong những năm 90 của thế kỷ XX, việc phát hiện và khai quật cụm di tích Giồng Cá Vồ – Giồng Phệt (thuộc huyện Cần Giờ – TPHCM) đã gây “chấn động” giới khảo cổ học và sử học. Đó là những bãi mộ chum lớn với hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chất liệu cũng như loại hình. Đồ tuỳ táng gồm có kiếm sắt, dao sắt, khuyên tai, hạt chuỗi thuỷ tinh, hạt chuỗi vàng, khuyên tai vàng… Và cuối năm 2008 đầu năm 2009 mới đây, một cuộc khai quật khảo cổ ở di tích Bãi Cọi (xã Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã phát hiện những hiện vật đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh như khuyên tai hình hai đầu thú, mộ bình, mộ nồi chôn đứng, mộ chum… và rất nhiều hiện vật gốm như chum, vò, bát bồng, nắp nón cụt, khuyên tai ba mấu bằng thuỷ tinh và đất nung, đặc biệt là chiếc chum mai táng hình trái đào. Chính những phát hiện này cho thấy, dù đã tròn một thế kỷ phát hiện và nghiên cứu, nhưng văn hóa Sa Huỳnh vẫn luôn tiềm ẩn những bất ngờ, không những thú vị mà còn là thách thức với các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước.
           

CHUM 248x420

           Cùng với văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh là một trung tâm văn minh rực rỡ thời kỳ đầu dựng nước

         Bên cạnh những phát hiện mới, những năm gần đây, nhiều cuộc khai quật khảo cổ học đã được tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa. Địa bàn quan trọng là tỉnh Quảng Nam vì đây được xem là trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa. Trong nhiều di tích, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mảnh gốm vừa mang đặc điểm của gốm Sa Huỳnh và cả đặc điểm gốm Chămpa. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để chứng minh con đường phát triển từ văn hóa Sa Huỳnh lên văn hóa Chămpa. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra từ thư tịch cổ một số “yếu tố Sa Huỳnh” trong xã hội và văn hóa Chămpa.

           Con đường phía trước

         Cùng với sự khẳng định những kết quả thu được sau 100 năm, các nhà khoa học cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm của giới nghiên cứu trong thời gian tới là cần tập trung làm rõ câu hỏi về danh tính của chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh. Cần có một định hướng cơ bản về điều tra, điền dã và khai quật để có thể lý giải các câu hỏi, tránh làm hỏng di tích, bởi khả năng bảo quản hiện vật của ta vẫn còn hạn chế, mà di vật sẽ bị phá hủy rất nhanh do tác động của môi trường sau khi khai quật. Cũng cần có biện pháp để bảo vệ di tích trước sức ép rất lớn của tốc độ phát triển kinh tế khu vực miền trung giai đoạn hiện nay… Vấn đề đặt ra là nên chăng xây dựng một bảo tàng về văn hoá Sa Huỳnh mà ở đó, thông qua những bộ di vật đặc sắc và hấp dẫn của những giai đoạn phát triển trước Sa Huỳnh, hậu Sa Huỳnh, tiền Chămpa để giới thiệu một cách toàn diện về đời sống vật chất, tinh thần, hoạt động kinh tế, cơ tầng xã hội, sự phát triển nội tại, sự tiếp thu ảnh hưởng bên ngoài của nền văn hoá này với thế giới.
 

1779 mo chum 696x522 (1)

            Còn nhiều bí ẩn, độc đáo của nền văn hóa Sa Huỳnh hiện đang được các nhà khảo cổ, khoa học nghiên cứu và khám phá

——o0o——
 

            Là một trong những văn hóa tiền sử được phát hiện và nghiên cứu sớm nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á, văn hóa Sa Hùynh có vị trí quan trọng trong việc định vị và đối sánh các văn hóa cùng thời, nhất là những văn hóa ven biển và hải đảo có mối quan hệ giao lưu mật thiết với nó. Những gì chúng ta đang lưu giữ và biết được về cư dân Sa Huỳnh, văn hóa Sa Huỳnh trong 100 năm qua đủ để chúng ta hình dung ra diện mạo của nền văn hóa Sa Huỳnh và cư dân Sa Huỳnh, từ nguồn gốc cho đến các giai đoạn phát triển, từ loại hình di tích di vật cho đến đặc trưng văn hóa ngày càng rõ nét hơn
Tác giả bài viết: Thiên Phong
Nguồn tin: nguoiquangxaque.vn

Nền văn hóa Sa Huỳnh cổ là chiếc nôi giúp hình thành nước Lâm Ấp của người Chăm. Ban đầu nên văn minh Sa Huỳnh tập trung ở Quảng Bình và Quảng Nam, Bình Định, có nhiều nét tương đồng với nền văn hóa của người Âu Lạc ở phía bắc.

Vương quốc Lâm Ấp

ADVERTISEMENT
Vào thế kỷ thứ 2, cũng như Giao Chỉ, quận Nhật Nam nằm dưới ách đô hộ của nhà Hán, người dân bản địa liên tục nổi dậy. Năm 190, một người là Khu Liên nổi lên chống lại ách đô hộ nhà Hán, tách một phần lãnh thổ ở huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam làm vương quốc riêng bao gồm toàn bố thành phố Huế ngày nay, “Hậu Đường thư” gọi là Lâm Ấp.
Về lý do tên gọi Lâm Ấp, “Thủy Kinh Chú” có ghi chép rằng: “Lâm Ấp là huyện Tượng Lâm, sau bỏ chữ Tượng để chỉ còn chữ Lâm.”
Ban đầu do đặt dưới ách đô hộ của nhà Hán nên Lâm Ấp chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa. Nhưng sau khi tách khỏi nhà Hán, các thương nhân và tu sĩ Ấn Độ đến giao thương nơi đây và truyền bá văn minh của đất nước mình, cũng như cách sắp đặt tổ chức xã hội. Vì thế mà dần dần Lâm Ấp chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.




Sự hình thành và diệt vong của Lâm Ấp
Khu Liên nổi lên chống lại ách đô hộ nhà Hán, tách một phần lãnh thổ ở huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam làm vương quốc riêng bao gồm toàn bố thành phố Huế ngày nay. (Ảnh từ thuvienlichsu.com)

Sau khi Khu Liên mất, chữ Phạn trở thành chữ viết chính thức của Lâm Ấp. Phật Giáo được truyền bá giúp văn minh Lâm Ấp ngày càng phát triển.

Những cuộc chiến liên miên nhằm giữ nước và mở rộng lãnh thổ

Năm 248 tại Giao Châu, Bà Triệu khởi nghĩa chống lại Đông Ngô, vua Đông Ngô là Tôn Quyền phải sai Lục Dận (cháu danh tướng Lục Tốn) sang đánh dẹp. Lợi dụng tình hình đó, Lâm Ấp đưa quân chiếm trọn quận Nhật Nam, rồi tràn vào quận Cửu Chân.
Thế nhưng Lục Dận sau khi đánh bại Bà Triệu đã cho quân tiến xuống phía nam đánh bại quân Lâm Ấp, lấy lại các vùng đất của Giao Châu, quân Lâm Ấp phải rút trở về.
Năm 270, vua Lâm Ấp là Phạm Hùng lên ngôi, Lâm Ấp bắt đầu thời kỳ mở rộng lãnh thổ. Phạm Hùng cho quân đánh xuống phía nam, rồi lên phía bắc, thu phục các tiểu quốc, chiếm thành Khu Túc (thuộc Quảng Bình ngày nay, lớn thứ 2 sau kinh đô Lấm Ấp). Nơi đây giáp sông Gianh, quân Lâm Ấp xây dựng thành Khu Túc kiên cố nhằm phòng thủ mạn bắc chống quân Tấn.
Lâm Ấp và nhà Tấn giao tranh suốt nhiều năm trời. Năm 282, quân Lâm Ấp bị quân Tấn đánh bại, vua phạm Hùng tử trận, quân Lâm Ấp phải lui về nam. Năm 283, Phạm Dật lên ngôi và phải sang nhà Tấn cầu hòa. Từ đó một thời gian dài Lâm Ấp không còn lâm cảnh chiến tranh liên miên nữa.

Phạm Văn xây dựng Lâm Ấp

Lúc này ở Dương Châu (thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) có một người tên là Phạm Văn, sinh trưởng trong gia đình nghèo khó, bị bán làm nô lệ. Năm 15 tuổi vì phạm tội, để thuận tiện bỏ trốn, Phạm Văn theo một thương gia người Lâm Ấp đi khắp Trung Quốc và Ấn Độ buôn bán, nhờ đó mà học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về luyện kim và xây dựng thành lũy.
Năm 321, Phạm Văn theo thương gia trở về Lâm Ấp, ông trở thành nô bộc của vua Phạm Dật. Nhờ có tài năng nên Phạm Văn dần dần trở thành thân tín và là cánh tay đắc lực của vua Phạm Dật. Ông giúp Vua xây dựng thành trì, tổ chức quân đội, dựng cung đài theo kiểu Trung Quốc, chế tạo chiến xa và vũ khí, nhạc khí, v.v. khiến Lâm Ấp ngày càng vững mạnh.
Với công lao to lớn của mình, Phạm Văn trở thành Tể tướng tài ba của Lâm Ấp.
Năm 331, vua Phạm Dật chết nhưng không có con nôi dõi, Phạm Văn lên nối ngôi lập ra Vương triều thứ 2 của Lâm Ấp. Bằng tài năng của mình, Phạm Văn đã xây dựng Lâm Ấp hùng mạnh hơn bao giờ hết.
Lúc này Phạm Văn quyết định mở mang bờ cõi, phía nam quân Lâm Ấp tiến đến tận Cattigara (tương ứng vùng Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay), chung biên giới với Đế quốc Phù Nam. Phía bắc quân Lâm Ấp đánh chiếm trọn quận Nhật Nam (các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), biên giới đến phía bắc tỉnh Quảng Bình.
Năm 340, Phạm Văn xin vua Đông Tấn cho sáp nhập quận Nhật Nam vào lãnh thổ nhưng không được. Quân Lâm Ấp liền tấn công chiếm trọn quận Nhật Nam, lấy dãy Hoàng Sơn phía bắc tỉnh Quảng Bình làm biên giới.
Phạm Văn cho xây sửa thành Khu Túc thật kiên cố nhằm án ngữ phòng thủ biên giới phía bắc. Đồng thời cho dời Kinh đô ở Tượng Lâm (thuộc Quảng Nam ngày nay) đến Huế và gọi Kinh đô mới là Kandapurpura .
Từ đó khu vực đèo Ngang luôn xảy ra cuộc chiến thư hùng giữa Lâm Ấp và nhà Tấn. Nhà Tấn muốn tấn công giành lại phần đất đã mất nhưng không sao chọc thủng được phòng tuyến Lâm Ấp.
Mãi đến năm 349, Đông Tấn phản công khiến Lâm Ấp bại trận, vua Phạm Văn bị trọng thương rồi qua đời, Cửu Chân lại mất về tay nhà Tấn.

Tiếp tục đương đầu với phương Bắc

Phạm Phật lên ngôi Vua thay cha, tung quân vây Cửu Chân. Cuộc chiến hai bên dai dẳng. Đến năm 372 thì Phạm Phật phải cầu hòa, biên giới thu về đến bờ nam sông Nhật Lệ (thuộc Quảng Bình ngày nay).
Các đời vua Lâm Ấp sau này dù hùng mạnh, cũng chỉ đưa quân đánh Giao Châu của nhà Tấn rồi lui về.
Từ năm 420, nhà Tấn suy yếu và nguy cơ sụp đổ, tuy nhiên Giao Châu lại mạnh, thứ sử Đỗ Tuệ Độ đem quân tiến đánh Lâm Ấp, quân Lâm Ấp đại bại chết quá nửa phải xin hàng. Đỗ Tuệ Độ đem quân rút về Giao Châu.
Năm 420, nhà Tấn sụp đổ, nhà Lưu Tống lên thay, lợi dụng cơ hội này vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại cho quân đánh chiếm quận Cửu Chân. Năm 436, vua Lưu Tống cho quân tiến đánh Lâm Ấp, quân Lưu Tống toàn thắng đánh chiếm được Kinh đô, thu được rất nhiều vàng bạc châu báu, rồi rút về Giao Châu. Kinh đô Phật Thệ tan hoang, lãnh thổ Lâm Ấp bị lùi sâu về phía nam tận đến Thừa Thiên Huế.

Nội chiến giành quyền lực

Lúc này Trung Quốc bước vào thời kỳ Nam – Bắc triều với chinh chiến và thay đổi triều đại liên tiếp xảy ra, vì thế mà Lâm Ấp được yên ổn. Đây là cơ hội tốt để Lâm Ấp ổn định xã hội và phát triển. Tuy nhiên nội chiến tranh giành quyền lực lại liên tiếp xảy ra khiến Lâm Ấp không sao mạnh lên được.
Năm 541, Giao Châu có biến lớn, Lý Bí dựng cờ nghĩa đánh đuổi quân Lương, làm chủ Giao Châu. Không muốn mất Giao Châu, năm 542 quân Lương tiến đánh, Lý Bí cho quân đến Hợp Phố (thuộc Trung Quốc ngày nay) đánh tan quân Lương.
Lợi dụng Giao Châu bất ổn, năm 543 Lâm Ấp cho quân đánh chiếm được quận Nhật Nam, rồi cho quân ra bắc đánh chiếm tiếp Cửu Đức. Nữ tướng Phạm Thị Toàn vừa đánh bại quân Lương ở Hợp Phố đã cùng tướng Phạm Tu xuống nam đánh bại quân Lâm Ấp. Thua trận Lâm Ấp phải rút trở về.




Sự hình thành và diệt vong của Lâm Ấp
Ranh giới Lâm Ấp.

Năm 544, Lý bí lên ngôi Vua đặt tên nước là Vạn Xuân, thời gian này Lâm Ấp không dám bắc tiến quấy nhiễu Vạn Xuân. Lý Bí cũng giữ hòa khí nên Lâm Ấp được kéo dài thời kỳ yên ổn.
Năm 581, cuộc chiến Nam – Bắc triều ở Trung Quốc kết thúc, nhà Tùy thống nhất Trung Quốc và nghĩ đến chuyện nam tiến.
Năm 602, nhà Tùy cử tướng Lưu Phương tiến đánh Vạn Xuân, Lý Phật Tử không chống nổi, Vạn Xuân bị mất.
Năm 605, Lưu Phương tiến tiếp xuống nam đánh Lâm Ấp, dù quan Lâm Ấp kiên cường chống trả, nhưng Lưu Phương là tướng tài, kỷ luật quân rất nghiêm, quân Tùy được tổ chức bài bản và rất thiện chiến vì thế mà Lâm Ấp không sao chống nổi. Quân Tùy chiếm được kinh đô Phật Thệ. Lâm Ấp diệt vong.
Vua Phạm Phạn Chi lưu vong về phía nam, đến nơi mà ngày nay là huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thì xây dựng một quốc gia riêng của người Chăm, gọi là Biệt Kiến Quốc Ấp, đây là chiếc nôi hình thành nước Chiêm Thành sau này.
Trần Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét