Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 6

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Dã tâm của kẻ “thả” sinh vật ngoại lai tàn phá Việt Nam - Alo 389
Nếu không quản lý chặt sinh vật ngoại lai thì tất sẽ rơi vào tình cảnh “thả gà ra đuổi”, tuy nhiên cho đến nay thì chưa có cơ quan chức năng nào công bố rõ đường đi của các sinh vật này từ nước ngoài vào đồng ruộng Việt Nam ra sao. Đây thực sự là câu hỏi lớn cần được trả lời trong thời gian sớm nhất.

Đại tướng Tô Lâm thông tin về việc bắt Trịnh Sướng

(Tin tức pháp luật) - Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định việc bắt đại gia xăng dầu Trịnh Sướng mới chỉ là kết quả bước đầu.

    Bên hành lang Quốc hội sáng 7/6, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an đã trao đổi với báo chí một số thông tin về vụ làm giả xăng quy mô lớn liên quan đại gia Trịnh Sướng (Tám Sướng), Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Hưng ở Sóc Trăng.
    Theo Bộ trưởng Tô Lâm, vụ việc do công an địa phương tiến hành, từ chỗ phát hiện ra nhiều quan hệ kinh tế bất thường, nên tập trung xác minh xem nguồn hàng hoá từ đâu, tại sao lại có sự bất thường về giá cả như vậy.
    "Việc này rất công phu và vì do xăng dầu là mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật nên đòi hỏi đội ngũ công an tìm hiểu rất kỹ lưỡng để có đưa ra kết luận", Bộ trưởng Tô Lâm nói.
    Dai tuong To Lam thong tin ve viec bat Trinh Suong
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm
    Theo Bộ trưởng, làm giả xăng dầu sẽ khiến thị trường nhiễu loạn, ảnh hưởng nguồn cung năng lượng. Thực tế có nhiều trường hợp xe máy, ôtô đang đi trên đường thì bốc cháy, máy móc, động cơ bị hỏng.
    Người đứng đầu ngành công an nhận định, kiểu làm ăn phi pháp dạng này rất phức tạp và cần phải tiếp tục điều tra làm rõ. Trong số các vấn đề đang điều tra  việc 24 cửa hàng lấy xăng giả của đại gia Trịnh Sướng kinh doanh. Những cửa hàng này móc nối, thông đồng buôn bán xăng giả hay vô tình không biết sẽ được cơ quan chức năng làm rõ.
    Khi phóng viên đặt câu hỏi liệu cơ quan điều tra có mở rộng chuyên án điều tra với trường hợp này hay không, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định: "Vi phạm pháp luật đến đâu sẽ điều tra nghiên cứu đến đó".
    Thủ đoạn kinh doanh xăng giả
    Trước đó, Bộ Công an và Công an tỉnh Đắk Nông họp báo thông tin về đường dây sản xuất và mua bán xăng giả liên quan đến đại gia xăng dầu Trịnh Sướng, Chủ tịch HĐTV kiêm giám đốc Công ty TNHH Mỹ Hưng, tỉnh Sóc Trăng.
    Tại cuộc họp báo, Đại tá Lê Vinh Quy - Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, các đối tượng mua dung môi chưng cất trong dầu mỏ có chỉ số RON 60-87, sau đó pha với xăng A95 với tỷ lệ 30-50% cùng chất tạo màu để thành xăng RON A92 giả.
    "Các doanh nghiệp này còn dùng 35% dung môi, 40% xăng A95 và các chất tạo màu để sản xuất xăng E5 RON 95 giả. Cơ quan điều tra thu giữ các mẫu xăng từ các cơ sở này và kết quả là mẫu xăng không phù hợp với quy định hiện hành vì chỉ số chì, chất trong xăng không đạt hoặc vượt quá mức cho phép", đại tá Quy chia sẻ.
    Dai tuong To Lam thong tin ve viec bat Trinh Suong
    Lực lượng chức năng khám xét một cơ sở pha chế xăng giả
    Đại diện Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, từ ngày 1/1/2017 đến nay, số tiền các bị can dùng để mua dung môi phục vụ việc sản xuất xăng giả là trên 3.000 tỷ đồng. Trung bình mỗi tháng chúng đưa ra thị trường tiêu thụ trên 6 triệu lít xăng giả.
    Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ của vụ án, ngày 13/3/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 9 bị can liên quan về hành vi Sản xuất, mua bán hàng giả.
    Tới ngày 5/6/2019, công an tỉnh Đắk Nông quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 14 bị can, nâng tổng số bị can bị khởi tố là 23 bị can.
    Ngọc Phương

    Vì sao không phát hiện đại gia Trịnh Sướng gian lận?

    10/06/2019 06:28 GMT+7

    TTO - Mỗi tháng, nhóm của đại gia Trịnh Sướng làm giả và tung ra thị trường 6 triệu lít xăng, chi 3.000 tỉ đồng mua nguyên liệu làm xăng giả. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao chuyện này kéo dài mà cơ quan quản lý nhà nước không phát hiện.

    Vì sao không phát hiện đại gia Trịnh Sướng gian lận? - Ảnh 1.
    Một cửa hàng xăng dầu của Công ty TNHH Gia Thành (phường 7, TP Sóc Trăng) đã ngừng bán - Ảnh: K.T
    Theo Bộ Công an, tính đến nay đã khởi tố, bắt giam 23 bị can liên quan đường dây làm xăng giả do ông Trịnh Sướng cầm đầu.
    ADVERTISEMENT
    Giàu có bất thường
    Ông Trịnh Sướng (còn gọi Tám Sướng), 52 tuổi, quê ở thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, bắt đầu kinh doanh xăng dầu từ năm 1988.
    Năm 1996, ông Sướng thành lập Công ty TNHH Mỹ Hưng (địa chỉ 101 khu 1, ấp Giồng Giữa, thị trấn Lịch Hội Thượng).
    Năm 2007, ông lập thêm Công ty TNHH Gia Thành (địa chỉ 751 đường Phạm Hùng, phường 8, TP Sóc Trăng), do em vợ đứng tên.
    Sau đó không lâu, ông xây kho xăng dầu tại ấp Thạnh Lợi, thị trấn Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, cũng là trụ sở làm việc của công ty.
    Tuy nhiên, ông Trịnh Sướng được biết đến trong vài năm gần đây nhờ giàu có một cách bất thường. Ông mua lại rất nhiều cửa hàng xăng dầu. Hệ thống đại lý cửa hàng nhận xăng dầu của ông trải dài từ Cà Mau ra đến miền Trung. Chỉ riêng tại Sóc Trăng, ông Sướng phân phối xăng dầu cho trên 80 cửa hàng.
    Gần đây, ông còn đầu tư vào bất động sản. Nhiều lô đất vàng ở Sóc Trăng rao bán nhiều năm, nếu không có ông Trịnh Sướng mua thì khó lòng mà bán được.
    Chính hiện tượng giàu lên nhanh chóng như vậy đã khiến nhiều người ngờ vực. Ông Dũng, chủ một cửa hàng xăng dầu đường Hùng Vương (phường 6, TP Sóc Trăng), phân tích rằng những nhà phân phối xăng dầu lớn thường chiết khấu cho đại lý rất mỏng. Nếu làm ăn chân chính, khó phất nhanh bất thường như đại gia Trịnh Sướng.
    Ông kể lại trường hợp của mình nhiều lần được ông Sướng đến gặp, hứa sẽ để giá mềm với nhiều ưu đãi khác.
    "Tôi kinh doanh xăng dầu nhiều năm, được biết chẳng có nguồn nào giá rẻ cả, chỉ có hàng buôn lậu và kém chất lượng mới chiết khấu cao cho đại lý. Do vậy, tôi đã thẳng thừng từ chối, không làm đại lý cho ông Sướng" - ông Dũng cho biết.
    Là một doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, ông T. (xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) cho biết mỗi tháng chi tiền xăng vận hành máy móc, xe cộ khoảng 400 triệu đồng. Ông Sướng từng nhờ người tác động, đề nghị ông T. ủng hộ.
    Ông T. nói nể tình người giới thiệu, ông T. chuyển sang mua xăng dầu của ông Sướng. Nhưng cũng từ đó, xe cộ thường xuyên bị nằm đường, trễ giờ giao hàng. Nghi xăng dầu có vấn đề về chất lượng, ông T. cắt hợp đồng, không mua nữa.
    "Người ta gặp 'nạn' mình nhắc lại chuyện cũ không hay. Kỳ thực, tôi là nạn nhân do sử dụng xăng dầu của ông Sướng" - ông T. bức xúc nói.
    "Sẽ kiểm tra"
    Năm 2015, đại gia này từng dính vào vụ mua bán sai quy định lô xăng 2 triệu lít, trị giá khoảng 40 tỉ đồng.
    Điều trớ trêu là lãnh đạo phòng PC46 chỉ đề xuất giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng thời điểm đó xử phạt hành chính 50 triệu đồng, trả lại toàn bộ giấy tờ liên quan và xăng cho doanh nghiệp, khiến dư luận bức xúc.
    Sau đó không lâu, lực lượng cảnh sát biển lại phát hiện tàu của đại gia này chở 200.000 lít xăng trái phép.
    Riêng về chuyện làm xăng giả quy mô lớn của nhóm Trịnh Sướng, trả lời Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng chỉ cho biết có thường xuyên kiểm tra nhưng không phát hiện xăng giả, còn không cho biết cụ thể số lần kiểm tra và kiểm tra như thế nào.
    Còn giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Sóc Trăng Vũ Thị Hiếu Đông khẳng định việc kiểm tra xăng giả hay không giả không thuộc trách nhiệm của đơn vị. Theo bà Đông, các đơn vị của bà chỉ kiểm tra trên chất lượng sản phẩm và kiểm tra trên cột độ đo lường.
    Cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng cũng lý giải rằng do thiết bị các đơn vị chưa đủ hiện đại để phát hiện xăng giả. Vậy tại sao không lấy mẫu gửi các trung tâm có chức năng, điều kiện để kiểm định chất lượng?
    Chúng tôi đã đưa những thắc mắc trên trao đổi với ông Trần Văn Chuyện - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng. Ông Chuyện cho biết đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, báo cáo toàn bộ hoạt động kinh doanh, kết quả kiểm tra trước đó đối với công ty của ông Trịnh Sướng.
    "Hiện tôi đã chỉ đạo, đầu tuần này các cơ quan liên quan của tỉnh sẽ kiểm tra rà soát toàn bộ các khâu để xem có lơi lỏng chỗ nào và vì sao không phát hiện doanh nghiệp ông Sướng sai phạm. Quan điểm nhất quán của lãnh đạo tỉnh là qua rà soát nếu có phát hiện cơ quan, cá nhân nào làm sai hoặc xuề xòa bỏ qua cho doanh nghiệp sẽ chấn chỉnh xử lý nghiêm, không bao che", ông Chuyện cam kết.
    Nhiều cửa hàng của ông Trịnh Sướng đóng cửa vì... "hết xăng"
    Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, chiều 9-6 một số cửa hàng xăng dầu của đại gia Trịnh Sướng tại Sóc Trăng đã ngừng hoạt động.
    Tại cửa hàng chi nhánh 7 của Công ty TNHH Gia Thành, nằm gần quốc lộ 1 (phường 7, TP Sóc Trăng), nhân viên đã kéo hàng rào lại, ngừng bán với lý do... hết xăng.
    Tương tự, một cửa hàng xăng dầu của Công ty TNHH Mỹ Hưng (đường Tôn Đức Thắng, phường 5, TP Sóc Trăng) cũng "cửa đóng then cài", chỉ có một nhân viên trực trông coi.
    Trong khi đó, nhiều cửa hàng từng là đại lý của Công ty Mỹ Hưng đã tháo dỡ logo, thương hiệu liên quan Mỹ Hưng, sơn lại bảng hiệu. Một chủ cửa hàng cho biết đang trong giai đoạn tìm đối tác nên chuẩn bị trước các điều kiện để gắn logo, thương hiệu mới.
    TTO - Chiều 8-7, ông Trần Văn Chuyện - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - cho biết đã yêu cầu các cơ quan chức năng tỉnh này rà soát, báo cáo tình hình kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu trước đó đối với công ty do ông Trịnh Sướng làm chủ.
    KHẮC TÂM - H.T.DŨNG



    Vì sao 11 cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mỹ Hào, Hưng Yên bị khởi tố?

    VietTimes -- Trung tâm Y tế huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đã cấp khống 500 giấy chứng nhận nghỉ việc và giấy ra viện, gây thất thoát trên 540 triệu đồng, Kết thúc điều tra, Công an tỉnh Hưng Yên đã chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên đề nghị truy tố các bị can trên theo qui định của pháp luật.
    Bị can  Nguyễn Kim Hữu, nguyên Giám đốc trung tâm Y tế huyện Mỹ Hào tại cơ quan điều tra.
    Bị can Nguyễn Kim Hữu, nguyên Giám đốc trung tâm Y tế huyện Mỹ Hào tại cơ quan điều tra.

    Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên đã xác minh trong năm 2017, Trung tâm y tế huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đã cấp tổng cộng 612 giấy chứng nhận nghỉ việc, 1 giấy ra viện cho 467 người để  hưởng chế độ BHXH. Trong đó, chủ yếu cấp cho công nhân của Công ty TNHH công nghiệp Brother Việt Nam có địa chỉ tại khu công nghiệp Phúc Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương và Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam địa chỉ tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
    Các đối tượng đã dùng các chứng từ trên để thanh toán chế độ BHXH tại hai tỉnh là BHXH tỉnh Hưng Yên và BHXH tỉnh Hải Dương với tiền 540.869.300 đồng. Trong đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên đã xác định Trung tâm y tế huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đã cấp khống 500 giấy chứng nhận nghỉ việc và giấy ra viện (Nội dung khám, chữa bệnh thể hiện trên giấy tờ là không có thật). Cụ thể đã cấp cho 367 người, trong đó 74 người thuộc Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam sử dụng 126 giấy chứng nhận nghỉ việc, giấy ra viện và 293 người thuộc Công ty TNHH công nghiệp Brother Việt Nam sử dụng 372 giấy chứng nhận nghỉ việc.
    Căn cứ tài liệu điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên đã khởi tố bị can đối với 11 cán bộ thuộc Trung tâm Y tế huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên gồm: Nguyễn Kim Hữu sinh năm 1957 - nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mỹ Hào; Lê Thị Kinh Oanh sinh năm 1970  - Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mỹ Hào; Nguyễn Quốc Tuấn sinh năm 1960 - Trưởng khoa Ngoại, Trung tâm y tế huyện Mỹ Hào; Phạm Thị Thúy sinh năm 1987 y tá hành chính khoa Ngoại, Trung tâm Y tế huyện Mỹ Hào; Vũ Ngọc Thắng sinh năm 1967 bác sỹ khoa Đông y, trú tại thôn Trại, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; Lưu Thị Hoa Liên sinh năm 1967 Phó khoa nội Nhi, trú thôn Ngọc Lâm, xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; Nguyễn Thị Minh Hậu sinh năm 1977 Phó khoa cận Lâm Sàng, trú tại thôn Thợ, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Thị Liên sinh năm 1983 nữ hộ sinh, trú thôn Tú Mỹ, xã Phùng Chí Kiên huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Phạm Thị Hường sinh năm 1963 nguyên Điều dưỡng trưởng khoa khám bệnh, trú thôn Đào Du, xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Cao Thị Dung sinh năm 1984 trú thôn Ngo, xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, nghề nghiệp Điều dưỡng trưởng khoa chuyên khoa. Vũ Nhất Bắc sinh năm 1975 trú thôn Phú Đa, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên Cùng về tội" Giả mạo trong công tác" qui định tại điều 284 Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009).
    Và quyết định khởi tố bị can đối với 4 nhân viên Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam và Công ty Brother gồm: Bùi Văn Long sinh năm 1984 trú tại thôn Đọ, xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, HƯng Yên; Trần Thị Quỳnh sinh năm 1978 trú thôn Phú Đa , thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên; Trương Văn Chuẩn sinh năm 1981 trú tại đội 10, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, cả ba đối tượng trên là nhân viên của Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam và Bùi Thị Hiền sinh năm 1987 thôn Vân An, xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhân viên Công ty công nghiệp Brother Việt Nam. Cùng về tội "làm giả tài liệu cơ quan tổ chức qui định tại điều 267 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi bổ sung năm 2009).
    Sau thời gian đấu tranh, tính đến nay Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên đã thu hồi được số tiền 321.193.500 đồng.



    Bộ Công an thông tin chính thức về ông Trương Duy Nhất

    Thứ Hai, ngày 10/06/2019 19:20 PM (GMT+7)

    Sau khi tiến hành khám xét nhà ông Trương Duy Nhất, chiều cùng ngày Bộ Công an đã có thông tin chính thức về sự việc.

    Tiếp tục điều tra mở rộng vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” do bị can Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” và đồng phạm thực hiện, xảy ra tại thành phố Đà Nẵng, ngày 10-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã tiến hành khám xét chỗ ở của bị can Trương Duy Nhất, nguyên Trưởng Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết (giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2011) tại thành phố Đà Nẵng. 
    Thông tin từ Bộ Công an chiều 10-6, cho biết như trên.
    Bộ Công an thông tin chính thức về ông Trương Duy Nhất - 1
    Ông Trương Duy Nhất
    Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trương Duy Nhất về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự, do có những vi phạm pháp luật liên quan đến nhà, đất công sản tại thành phố Đà Nẵng.
    Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án nhằm làm rõ toàn bộ hành vi phạm tội của bị can Trương Duy Nhất và những cá nhân, tổ chức có liên quan để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
    Được biết, tại cuộc họp báo chiều 25-3, một câu hỏi được báo chí gửi tới Bộ Công an, đó là việc mạng xã hội Facebook xuất hiện thông tin cho rằng ông Trương Duy Nhất (người từng bị kết án 2 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân), đã bị bắt.
    Trả lời vấn đề này, Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01, Bộ Công an), cho biết trong quá trình mở rộng điều tra các vụ án liên quan tới Vũ “nhôm”, bước đầu cơ quan công an xác định ông Trương Duy Nhất có liên quan đến cựu cán bộ công an này trong tội lợi dụng chức vụ quyền hạn.
    Thời điểm là Trưởng đại diện của Báo Đại Đoàn Kết ở TP Đà Nẵng, ông Nhất đã lợi dụng giấy tờ của báo để mua nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí. Tuy nhiên, vụ việc đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin cụ thể.
    Trung tướng Vệ cũng thông tin tổng quát các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ. Theo đó, Vũ liên quan đến sáu vụ án do Bộ Công an điều tra. Ngoài  ba vụ án cố ý làm bộ bí mật nhà nước, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra ngân hàng Đông Á đã được đưa ra xét xử, Vũ "nhôm" còn liên quan đến một số vụ án khác về đất đai ở TP.HCM và Đà Nẵng.
    Đến nay, cơ quan điều tra đã khởi tố 21 cá nhân, trong đó 17 người ở Đà Nẵng và một số người ở TP.HCM. Bộ Công an cũng đang tiếp tục làm rõ vai trò của các cán bộ sở, ngành ở TP.HCM trong các vụ án liên quan Vũ "nhôm" để xử lý.
    Bộ Công an khám xét nhà ông Trương Duy Nhất
    Đường vào nhà ông Nhất bị phong toả để lực lượng công an thực hiện việc khám xét nhà ông Nhất.

    Theo TUYẾN PHAN (Pháp luật TPHCM)

    Cựu cục trưởng tình báo lập công ty với Vũ 'Nhôm' dù luật đã cấm


    Bị cáo Phan Hữu Tuấn khai lập công ty bình phong theo quy định của ngành tình báo công an, song chủ toạ nói như vậy là "trèo lên luật".



    Chiều 10/6, HĐXX phiên phúc thẩm xét kháng cáo của bốn cựu lãnh đạo Bộ Công an cùng Phan Văn Anh Vũ (Vũ "Nhôm", cựu tình báo viên, chủ tịch công ty xây dựng Bắc Nam 79, Nova Bắc Nam 79) dành hơn hai giờ làm việc hỏi bị cáo Phan Hữu Tuấn (cựu cục trưởng Cục B61, Tổng cục V) và Vũ "Nhôm" về những sai phạm trong việc thành lập, góp vốn, quản lý hai công ty bình phong Bắc Nam 79 và Nova Bắc Nam 79. Từ đây, Vũ "Nhôm" đã thâu tóm trái luật 7 dự án đất vàng có giá trị hơn 2.500 tỷ đồng ở hai thành phố Đà Nẵng và TP HCM.
    Vũ "Nhôm" thừa nhận nội dung của bản án sơ thẩm về việc được tuyển làm nhân viên tình báo từ ngày 1/10/2009, sử dụng các tên khác là Lê Văn Sáu, Trần Đại Vũ. Để tạo điều kiện cho Vũ thực hiện nhiệm vụ, Tổng cục V (Tổng cục Tình báo, Bộ Công an) đã sử dụng hai công ty nói trên làm tổ chức bình phong.
    Khi điều hành hai công ty, Vũ "Nhôm" lợi dụng danh nghĩa này để đề nghị các bộ, ngành và chính quyền địa phương cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của các dự án nhà, đất công sản trái luật nhằm thu lợi cá nhân, gây thiệt hại cho nhà nước.
    Bị cáo Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách (cựu phó cục trưởng B61) trực tiếp tham mưu hoặc trình lãnh đạo Bộ Công an ký ban hành các văn bản gửi tới các bộ, ngành, UBND thành phố Đà Nẵng và Hồ Chí Minh xin hỗ trợ, tạo điều kiện cho hai công ty trên.
    Trả lời hàng loạt câu hỏi của chủ tọa Nguyễn Vĩnh Quang liên quan việc lập hai công ty bình phong nói trên, ông Phan Hữu Tuấn khai năm 2009 được giao nhiệm vụ tuyển dụng Vũ làm tình báo viên theo phương thức tình báo mật, đơn tuyến.
    Việc tuyển dụng Vũ vào lực lượng và việc xây dựng công ty Bắc Nam 79 làm bình phong được ông Tuấn tiến hành gần như song song vào nửa cuối năm 2009. Ông yêu cầu Vũ "Nhôm" phải tổ chức kinh doanh tốt, nếu doanh nghiệp lớn mạnh sẽ sử dụng cho công tác nghiệp vụ. Ông Tuấn có tham gia và góp vốn vào hai công ty này dưới tên khác là Hoàng Hữu Thân.
    Khi ông Tuấn giải thích vì là hai công ty làm ăn phát đạt nên mới được chọn làm bình phong, chủ tọa lập tức cho biết theo hồ sơ vụ án ở thời điểm đó hai doanh nghiệp trên đều "không có tiền".
    "Căn cứ văn bản nào bị cáo lại tham gia vào hai công ty khi đang là sĩ quan công an?", chủ toạ hỏi. Ông Tuấn giải thích vòng vo rằng lĩnh vực tình báo hoạt động phong phú đa dạng, song lập tức bị chủ toạ nhắc nhở rằng "mọi hoạt động tình báo đều phải chấp hành pháp luật Việt Nam... chẳng có gì trèo lên pháp luật". Dẫn quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và 2014, chủ toạ cho hay đã có quy định cấm sĩ quan thuộc lực lượng công an thành lập, quản lý doanh nghiệp.
    "Vậy bị cáo góp vốn là đúng hay sai?", chủ tọa thẩm vấn cựu lãnh đạo Tổng cục V. Ông Tuấn giải thích: Luật chung thì quy định vậy, nhưng theo quyết định thành lập Cục B61 thì đơn vị này được thành lập tổ chức bình phong.
    "Quy định của Cục có đè được lên luật không?", chủ toạ hỏi dồn. Cuối cùng, ông Tuấn thừa nhận việc làm của mình là không đúng với Luật Doanh nghiệp.
    Tương tự, việc ông Tuấn góp vốn ảo vào hai công ty này, rồi lại rút ra cũng bị Chủ tọa xác định đã vi phạm Luật Doanh nghiệp.
    Cuối phần trả lời thẩm vấn mình, ông Tuấn thừa nhận bản án sơ thẩm do TAND Hà Nội tuyên mình giúp sức Vũ Nhôm "lợi dụng chức vụ quyền hạn" là không oan.
    Phan Văn Anh Vũ. Ảnh: N.A.
    Bị cáo Phan Văn Anh Vũ. Ảnh: N.A.
    Sau ông Tuấn, Vũ "Nhôm" được đưa từ phòng cách ly vào để xét hỏi. Vũ thừa nhận Công ty Bắc Nam 79 khi thành lập có ba cổ đông là ông ta, Hoàng Hữu Thân (tức Phan Hữu Tuấn), Nguyễn Quang Ngọc (tức Nguyễn Ngọc Hùng, tình báo viên của Công an Đà Nẵng). Sau nhiều lần thay đổi vốn điều lệ, số cổ đông trong đăng ký kinh doanh của công ty tăng lên thành 4 và người này vẫn chính là Vũ với tên khác là Lê Văn Sáu. Công ty Nova Bắc Nam 79 cũng do Vũ góp vốn sáng lập và đại diện pháp luật trong một thời gian.
    Chủ tọa hỏi bị cáo Vũ câu tương tự với ông Tuấn: "Bị cáo làm vậy đúng hay sai?". Vũ "Nhôm" trước khi trả lời xin được giải thích, song chủ tọa nói sẽ dành cho nửa ngày ở phần tranh luận để trình bày, còn ở phần xét hỏi chỉ cần trả lời "đúng hay sai". Lúc sau, Vũ "Nhôm" lại xin hai phút để giải thích. Khi chủ tọa nói bị cáo có quyền từ chối trả lời, Vũ "Nhôm" đăm chiêu, tay trái nắm chặt bàn tay phải, chậm chạp thừa nhận: "Nếu nói về luật thì sai".
    Chủ tọa giải thích, khi thành lập Bắc Nam 79, Nova Bắc Nam 79 hai cổ đông Hoàng Hữu Thân, Nguyễn Quang Ngọc đều là sĩ quan trong lực lực công an. Vũ khi đó cũng là sĩ quan (trung tá). Việc các sĩ quan trong lực lượng công an thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp là trái quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và 2014.
    Tại phiên phúc thẩm, Phan Văn Anh Vũ khẳng định vẫn kháng cáo toàn bộ bản án. Khi được tuyển dụng làm tình báo viên theo phương thức bí mật, Vũ được sử dụng bí danh Lê Văn Sáu, Trần Đại Vũ khi thi hành nhiệm vụ. Vũ cùng lúc sử dụng 3 tên và có hai quốc tịch.
    Trong việc đăng ký kinh doanh, thay đổi đăng ký kinh doanh hai công ty trên, bị cáo có sử dụng tên Sáu thay cho tên Vũ. Bị cáo còn tự chuyển nhượng cổ phần cho mình trong hai công ty khi có hai tên với hai chứng minh thư khác nhau.
    Chủ tọa cho hay trong giao dịch dân sự, Vũ "Nhôm" không được phép tự xác lập giao dịch dân sự với chính mình. Việc sử dụng tên khác nhau để tự bán cổ phần cho chính mình là sai.
    Tiếp tục trả lời thẩm vấn, Vũ thừa nhận với tư cách đại diện pháp luật của hai công ty Bắc Nam 79 và Nova Bắc Nam 79 đã ký nhiều văn bản gửi các bộ, ngành, đặc biết là lãnh đạo chính quyền hai thành phố Đà Nẵng, TP HCM xin cấp, chuyển nhượng, hoặc thuê các bất động sản ở vị trí đắc địa. Khi gửi các văn bản này, Vũ đều lợi dụng vị thế công ty bình phong và lấy lý do hoạt động nghiệp vụ ngành để thâu tóm "đất vàng".
    Ngày mai, 11/6, phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi.
    Bản án sơ thẩm do TAND Hà Nội tuyên ngày 30/1 phạt cựu thứ trưởng Công an Bùi Văn Thành 30 tháng tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 2, điều 285 Bộ luật Hình sự 1999). Cùng tội danh, cựu thứ trưởng Trần Việt Tân bị phạt 36 tháng tù. Vũ "Nhôm" bị tuyên phạm tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ với mức án 15 năm tù. Cùng tội danh này, Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu Bách mỗi người bị phạt 5 năm tù.
    Năm người trên đều kháng cáo xin hưởng án treo, giảm nhẹ hình phạt hoặc xem xét lại toàn bộ nội dung của bản án sơ thẩm.
    Bảo Hà

    Cựu tổng giám đốc bảo hiểm xã hội VN - Lê Bạch Hồng - bị truy tố

    RFA
    2019-06-11
    Ông Lê Bạch Hồng, cựu Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
    Ông Lê Bạch Hồng, cựu Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
    Courtesy of vn.sputniknews

    Cựu Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Lê Bạch Hồng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Truyền thông trong nước đưa tin 11/6/2019.
    Cùng bị truy tố với ông Hồng có năm đồng phạm là ông Nguyễn Huy Ban (cựu Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam), ông Nguyễn Phước Tường (cựu Trưởng ban Kế hoạch - Tài chính, BHXH Việt Nam) và hai cán bộ của Ban Kế hoạch - Tài chính là Trần Tiến Vỹ và Hoàng Hà.
    Bà Trần Thị Thanh Thủy (chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Ban Kế hoạch - Tài chính, BHXH Việt Nam) bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 2, Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999.
    Hồi tháng 5/2019, cơ quan CSĐT Bộ Công an có kết luận điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Công ty Cho thuê tài chính II (Công ty ALC II) và một số đơn vị có liên quan khác, và chuyển hồ sơ vụ án đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố 6 bị can trên.
    Truyền thông trong nước trích cáo trạng rằng từ tháng 3/2008 đến tháng 8/2009, ông Nguyễn Phước Tường đã chỉ đạo ông Trần Tiến Vỹ và ông Hoàng Hà lập 14 Tờ trình đề nghị ông Nguyễn Huy Ban và ông Lê Bạch Hồng cho ALC II vay vốn từ Quỹ bảo hiểm xã hội, tổng số tiền là 1.010 tỷ đồng.
    Theo quy định, BHXH Việt Nam chỉ được cho phép các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay vốn.
    Đến cuối tháng 12/2015, BHXH Việt Nam chưa thu hồi được hết nợ gốc và lãi của Công ty ALC II với số tiền hơn 750 tỉ đồng vốn quá hạn và 735 tỉ đồng tiền lãi. Nguyên nhân là do Công ty ALC II không có khả năng trả nợ.
    Tháng 12/2016, TAND TPHCM có quyết định mở thủ tục phá sản đối với ALC II. Ngày 31/7/2018, TAND TPHCM tuyên bố ALC II phá sản.
    Tính đến nay, Bảo hiểm xã hội chưa thu hồi được nợ gốc và lãi của Công ty ALC II, số tiền chưa được thu hồi là hơn 1.700 tỷ đồng cả gốc và lãi.

    Chủ tịch dầu khí PVC-IC bị bắt, giá cổ phiếu chưa bằng cốc trà đá

    0 Thanh Niên Online


    Vài ngày sau khi ông Đỗ Văn Quang, Chủ tịch CTCP Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí (PVC-IC), bị bắt giam, giá cổ phiếu PXI của công ty này sáng nay rớt thảm, chỉ còn 2.300 đồng/cổ phiếu.

    Chủ tịch PVC-IC Đỗ Văn Quang bị bắt do sai phạm tại dự án Ethanol Phú Thọ
    Ảnh PVC-IC

    Trước đó, ngày 3.6, Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam bị can đối với ông Đỗ Văn Quang, nguyên Trưởng ban Kinh tế Kế hoạch Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (mã cổ phiếu PVX), Chủ tịch HĐQT PVC-IC, do đã có hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình tại dự án Ethanol Phú Thọ, phạm vào điều 224 bộ luật Hình sự trong thời gian làm Trưởng ban Kinh tế Kế hoạch của Công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam.

    Ngày 4.6, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an có làm việc với lãnh đạo công ty để xác minh nơi làm việc của ông Đỗ Văn Quang. 



    Chủ tịch dầu khí PVC-IC bị bắt, giá cổ phiếu chưa bằng cốc trà đá  - ảnh 1
    Nhà máy ethanol Phú Thọ đang "đắp chiếu"
    Ảnh: Thái Sơn

    Dự án nhà máy ethanol Phú Thọ do Công ty Cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) khởi công thực hiện từ 6.2009 trên diện tích 50 ha, vốn đầu tư ban đầu khoảng 1.700 tỉ đồng, sau điều chỉnh lên hơn 2.400 tỉ đồng. Đến nay, đã gần 10 năm nhưng dự án này vẫn "đắp chiếu".

    Tháng 6.2018, Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt giam Vũ Thanh Hà, nguyên Tổng giám đốc PVB, để điều tra về hành vi Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Kết quả điều tra xác định trong hồ sơ chỉ định thầu, chủ đầu tư không yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu. Tính đến tháng 4.2018, PVB đã chi cho dự án số tiền vay từ ngân hàng là 772 tỉ đồng, thiệt hại tính bằng lãi suất là hơn 600 tỉ đồng.

    Sai phạm của ông Đỗ Văn Quang trong dự án này đang được cơ quan điều tra làm rõ. Trong khi đó, đối với CTCP Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí (PVC-IC), mã cố phiếu PXI của công ty này đã rơi thảm hại trong thời gian qua.

    Khi mới lên sàn, cổ phiếu này có giá hơn 27.000 đồng. Sau một loạt biến cố, sai phạm ở Tập đoàn Dầu khí, PXI cũng chịu chung số phận. Khi ông Quang về làm Chủ tịch, giá đã rơi về sát đáy. Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay, 11.6, PXI có giá 2.300 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản cũng “mất hút” khi chỉ có 540 cổ phiếu được giao dịch với giá trị 1 triệu đồng. Lượng giao dịch trung bình 10 phiên của PXI chỉ đạt 3.260 cổ phiếu.

    Ông Đỗ Văn Quang (47 tuổi), sinh tại Quảng Trị, có trình độ chuyên môn kỹ sư cơ khí động lực, làm việc tại Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí từ 1998 - 2007.
    Từ năm 2008-2010, ông Quang công tác tại Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam, và từ năm 2010 làm Chủ tịch HĐQT CTCP Kết cấu kim loại và Lắp máy Dầu khí (mã PXS) và một số vị trí khác.
    Ngày 17.5.2019, ông Quang được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT PVC-IC.

    Đình chỉ công tác em trai cựu Bí thư Sài Gòn –Lê Tấn Hùng

    RFA
    2019-06-12
    Ông Lê Tấn Hùng (thứ ba từ phải sang)
    Ông Lê Tấn Hùng (thứ ba từ phải sang)
    Sagri

    Quyết định nêu rõ: “Đình chỉ công tác đối với ông Lê Tấn Hùng, thành viên không chuyên trách hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV đã có các sai phạm được thanh tra, kiểm toán nhà nuốc và chủ tịch thành phố kết luận đã thể hiện vi phạm pháp luật kéo dài, thiếu trách nhiệm khắc phục hậu quả, không đủ phẩm chất để tiếp tục lãnh đạo, điều hành tổng công ty”.

    Theo nhiều nguồn tin của truyền thông trong nước, ông Lê Tấn Hùng và bà Nguyễn Thị Thúy, kế toán trưởng có liên quan trực tiếp đến việc ký khống, chi khống hơn 13 tỷ đồng cho hàng chục cán bộ người lao động học tập nước ngoài.
    Riêng trong năm 2018, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện nhiều thiếu sót của SAGRI trong việc cho thuê đất, hợp tác đầu tư, đầu tư kinh doanh đất ngoài ngành (sử dụng sai 1.900 ha đất thông qua việc góp vốn thành lập pháp nhân mới để hợp tác đầu tư trên các khu đất được giao quản lý không đúng qui định pháp luật)…Cụ thể, theo tờ Dân Trí: Kết luận của kiểm toán Nhà nước tính đến 31/12/2018, SAGRI đã đầu tư vốn vào 25 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư là 1.038 tỷ đồng nhưng kết quả kinh doanh cho thấy có 9/25 đơn vị có kết quả kinh doanh thua lỗ, số lỗ lũy kế của 10/25 đơn vị đến thời điểm 31/12/2017 là 382 tỷ đồng. Với sai phạm này, vào tháng 1/2019 ông Lê Tấn Hùng đã bị Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về mặt Đảng. Về mặt chính quyền, ông Hùng cũng bị Chủ tịch UBND TPHCM quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
    Ngoài ra với vai trò Tổng giám đốc SAGRI, ông Hùng còn mắc nhiều sai sót trong chỉ đạo, kiểm tra giám sát các bộ phận chuyên môn xây dựng kịp thời các quy chế nội bộ theo quy định, tham mưu thực hiện chi trả tiền lương cho người lao động; thiếu sót, sai phạm trong đầu tư dự án, khai thác và sử dụng đất cũng như các mặt bằng nhà đất được giao….

    Chính phủ Việt Nam yêu cầu thanh tra toàn diện đất rừng Sóc Sơn

    RFA
    2018-11-30
    Các biệt phủ tại rừng phòng hộ Sóc Sơn.
    Các biệt phủ tại rừng phòng hộ Sóc Sơn.
    Screen Capture

    Chính phủ Việt Nam yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thanh tra toàn diện việc quản lý và sử dụng đất rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
    Truyền thông trong nước loan tin hôm 30/11 dẫn yêu cầu vừa nêu của ông Phó Thủ Tướng Trương Hòa Bình.
    Theo đó, ông Trương Hòa Bình yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cùng với các bộ- ngành khẩn trương báo cáo kết quả việc xử lý sau thanh tra đất rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn trước ngày 15/12/2018.
    Đồng thời, ông phó thủ tướng chính phủ Việt Nam còn yêu cầu thành phố Hà Nội đảm bảo kết luận đầy đủ, chính xác và xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật cũng như báo cáo Thủ tướng chính phủ trước ngày 1/2/2019.
    Trước đó, vào hôm 29/11 tại buổi trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoài Nam trưởng ban pháp chế Hội đồng nhân dân Hà Nội thừa nhận rằng việc khắc phục vi pham xây dựng tại đất rừng Sóc Sơn chưa đến nơi đến chốn, việc xử lý còn chậm trễ và nhiều diễn biến phức tạp.
    Ngoài ra, ông còn cho biết hiện Hà Nội đang điều tra làm rõ, xem xét các sai phạm mới và xử lý sai phạm cũ đồng thời xem xét các trách nhiệm thuộc về ai nhưng ông khẳng định rằng điều này đang chờ kết luận của thanh tra thành phố Hà Nội.
    Vào năm 2006, thanh tra chính phủ phát hiện nhiều sai phạm sau khi kiểm tra việc quản lý sử dụng đất rừng tại Sóc Sơn và 9 xã khác. Tại Sóc Sơn, cơ quan chức năng phát hiện hơn 650 hộ xây dựng công trình sai phạm trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 ha. Trong số này có 80 nhà kiên cố, 26 công trình theo mô hình trang trại sản xuất và rất nhiều trường hợp vi phạm khác.
    Một trong những công trình bị phát hiện có vi phạm ở rừng phòng hộ Sóc Sơn là căn biệt thự của nữ ca sĩ Mỹ Linh được xây dựng từ 12 năm trước. Nhưng cho đến khi nữ ca sĩ lên tiếng ủng hộ việc xây nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ ở Thủ Thiêm thì những người phản đối đã khơi lại vụ việc.

    Từ Sungroup cho thấy tình trạng ‘nhóm lợi ích’ ngày càng tăng ở Việt Nam

    RFA
    2019-05-10
    Cầu sông Hàn Đà Nẵng.
    Cầu sông Hàn Đà Nẵng.
    AFP

    Chính quyền Đà Nẵng mới đây đã ra lệnh tạm dừng một dự án về du lịch là dự án Marina Complex vì những quan ngại liên quan đến việc dự án này lấn sông Hàn được truyền thông trong nước đăng tải rầm rộ.
    Tuy nhiên, dường như truyền thông trong nước lại không hề nhắc đến dự án khu nghỉ dưỡng Olalani của Tập đoàn Sungroup cũng trên sông Hàn khi tập đoàn này cũng có những sai phạm tương đồng như Công ty TNHH Bến Du Thuyền Đà Nẵng, theo nhận xét của một số nhà quan sát.
    Sungroup san lấp bề mặt sông Hàn thì Sungroup lại không bị ra lệnh dừng lại. Thậm chí tôi có nguồn tin là có ý kiến chỉ đạo dừng lại của thành phố, nhưng họ vẫn làm. Như vậy ta hiểu rằng có một thế lực nào đó rất mạnh đã chi phối việc đó. - Võ Văn Tạo
    Theo nhà báo Võ Văn Tạo, lý do Sungroup vẫn êm xui trong chuyện này vì có thế lực yểm trợ:
    “Những hãng tư nhân mà làm thiệt hại chung cho quyền lợi xã hội thì ở đâu cũng có, nhưng những năm gần đây do tiến bộ của nghiên cứu khoa học cũng như đấu tranh chống tiêu cực, nhiều dự án tương tự đã phải dừng lại. Riêng đặc thù vừa rồi 3 dự án, bao gồm cả Sungroup san lấp bề mặt sông Hàn thì Sungroup lại không bị ra lệnh dừng lại. Thậm chí tôi có nguồn tin là có ý kiến chỉ đạo dừng lại của thành phố, nhưng họ vẫn làm. Như vậy ta hiểu rằng có một thế lực nào đó rất mạnh đã chi phối việc đó. Cùng việc lấn sông Hàn, một anh bị buộc dừng lại, một anh tiếp tục xây dựng là Sungroup. Trong quy luật cạnh tranh thị trường hiện nay thì Sungroup là ‘cá mập’, mà cá mập thì khó bắt hơn cá lạc.”
    Xác nhận Sungroup có một ‘thế lực hậu thuẫn’ rất mạnh này, anh H., cựu phóng viên từng làm cho Đài Truyền hình Việt Nam trong 13 năm cho biết:
    “Khi bạn được điều động đi thực hiện phóng sự nào đấy mà báo chí trong nước vẫn gọi là ‘đánh’ một nhân vật cấp cao như thứ trưởng hoặc bộ trưởng, hay những nhân vật của tập đoàn lớn như Vingroup hay Sungroup, bạn cũng tự hiểu là lãnh đạo của mình đã có sự yểm trợ của một lực lượng đủ mạnh phía sau lưng mới dám đưa ra quyết định yêu cầu bạn làm phóng sự đánh những nhân vật và tập đoàn quan trọng như vậy.”
    Đây không phải là lần đầu tiên Sungroup bị nghi ngờ có có thế lực chính trị ‘chống lưng’ để phá hoại tài nguyên quốc gia. Trước đó, khi Tập đoàn này xây dựng cáp treo từ Sapa lên thẳng Fansipan, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cũng đã nêu lên chuyện lợi ích nhóm giữa tập đoàn và các quan chức trong bộ máy nhà nước. Cụ thể, Sungroup đã phá đường đi từ Sapa lên Fansipan để xây cáp treo, phá hoại cảnh quan tự nhiên tại đây, sau đó cấm người dân không đi đường này nữa. Hiện cáp treo vẫn hoạt động đưa du khách từ thị xã Sapa lên ‘nóc nhà Đông Dương’ với lượng lớn khách du lịch đổ về đây mỗi ngày.
    Tuyến cáp treo đưa du khách lên đỉnh Fansipan đã góp phần phá nát cảnh quan tự nhiên của "nóc nhà Đông Dương"
    Tuyến cáp treo đưa du khách lên đỉnh Fansipan đã góp phần phá nát cảnh quan tự nhiên của "nóc nhà Đông Dương" AFP
    Vụ việc dự án Marina Complex và Olalani lần này cũng khiến nhiều người so sánh với vụ cưỡng chế những công trình vi phạm đất rừng phòng hộ Sóc Sơn gần đây. Mặc dù chính phủ Hà Nội nhiều lần lên tiếng phải phá hủy các căn nhà, biệt thự nghỉ dưỡng, du lịch xây dựng sai quy định trên đất rừng, nhưng truyền thông trong nước nhiều lần loan tin cho biết vẫn có những ngoại lệ khi dỡ bỏ các công trình sai phạm.
    Điển hình như báo Đất Việt trong ngày 9/5 cũng đã loan tin ghi nhận ý kiến người dân cho rằng dù vi phạm tương đối giống nhau, nhưng nhiều công trình không bị phá hủy hoặc chỉ bị tháo dỡ một phần, thậm chí có những biệt thự nằm sâu trong phần đất cấm xây dựng vẫn còn sừng sững. Điển hình như hai công trình được nhiều người dân quan tâm là nhà của ca sĩ Mỹ Linh và Việt phủ Thành Chương của họa sĩ Thành Chương.
    Mới đây nhất, vào sáng ngày 9/5, công an Hà Nội đã tiến hành khám xét và thu giữ vật dụng tại Trung tâm bảo hành, sửa chữa Nhật Cường ở C4 Giảng Võ và ở số 33 Lý Quốc Sư.
    Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường là một trong những doanh nghiệp kinh doanh điện thoại di động lớn tại Hà Nội với nhiều cửa hàng trên địa bàn thủ đô.
    Theo truyền thông trong nước, tuy là công ty mới được thành lập chưa lâu, nhưng Nhật Cường đã nhận phần lớn các hợp đồng thầu liên quan đến các dự án công trực tuyến ở Hà Nội lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Điển hình như được chỉ định thầu với giá trị 10,7 tỷ đồng trong dự án của Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội thực hiện quyết định 6699, hoặc trong dự án thí điểm lắp đặt hệ thống camera an ninh với số tiền đầu tư lên đến 1,1 tỷ đồng, hay cung cấp những phần mềm liên quan đến bảo mật, an ninh của lực lượng an ninh Hà Nội.
    Nhiều chuyên gia quan sát và nhận xét đây có thể là một cuộc đấu đá giữa các nhóm lợi ích mà trong đó, người ‘chống đỡ’ cho công ty Nhật Cường đang thất thế.
    Nhận xét về ý kiến này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội, cũng cho rằng đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra, ông nói:
    Có thể những thế lực chính trị đứng đằng sau, nhiều khi đánh nhau về mặt chính trị nhưng ‘trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết'. Tức là tay chân của phe này bị phe khác đánh, đó có thể là các doanh nghiệp. - TS. Nguyễn Quang A
    “Tôi nghĩ có rất nhiều dấu hiệu các doanh nghiệp ‘ngoặc’ với chính quyền, có những vị nào đấy đứng đằng sau. Nếu những vị ấy kiểm soát được thì nó để yên, còn không thì bên này đánh bên kia, đánh doanh nghiệp, chỗ này chỗ nọ. Có thể những thế lực chính trị đứng đằng sau, nhiều khi đánh nhau về mặt chính trị nhưng ‘trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết. Tức là tay chân của phe này bị phe khác đánh, đó có thể là các doanh nghiệp.”
    Tình trạng cấu kết giữa hai thành phần tư sản tư nhân và quan chức cấp cao của nhà nước, với mục đích nhằm trục lợi được định nghĩa là ‘nhóm lợi ích’.
    Trong nhiều năm qua, ‘nhóm lợi ích’ liên tiếp được nhắc đến trong các vụ án tham nhũng, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước, hoặc hủy hoại tài nguyên quốc gia. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để ngăn chặn tình trạng ‘nhóm lợi ích’ là dường như là câu hỏi khó để trả lời vì theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cần phải thay đổi thể chế, cần công khai, minh bạch mới có thể hạn chế tình trạng ‘nhóm lợi ích’, mà việc này rất khó thực hiện dưới chế độ độc Đảng như ở Việt Nam hiện nay.
     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét