Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 25 (Bè lũ tư sản đỏ)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.

                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 


Tự Nguyện - Trọng Tấn

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Cựu chủ tịch Vinashin Nguyễn Ngọc Sự lĩnh án 13 năm tù

Bị cáo Nguyễn Ngọc Sự lĩnh 13 năm tù trong vụ án nhận tiền lãi ngoài của Oceanbank. 3 bị cáo còn lại chịu các mức án từ 6 năm đến 17 năm tù.

Chiều 12/6, sau 3 ngày xét xử sơ thẩm, TAND Hà Nội tuyên bị cáo Nguyễn Ngọc Sự (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin) 13 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Cùng tội danh này, Trần Đức Chính (cựu Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin) lĩnh 17 năm tù; Trương Văn Tuyến (cựu Tổng giám đốc Vinashin) 7 năm tù và Phạm Thanh Sơn (cựu Phó tổng giám đốc Vinashin) nhận án 6 năm tù.
Cuu chu tich Vinashin Nguyen Ngoc Su linh an 13 nam tu hinh anh 1
Từ trái qua: Trần Đức Chính, Nguyễn Ngọc Sự, Trương Văn Tuyến và Phạm Thanh Sơn nghe tòa tuyên án. Ảnh: Hồng Đăng.
Trước đó, chiều 11/6, đại diện VKSND Hà Nội đề nghị tòa tuyên Nguyễn Ngọc Sự và Trần Đức Chính 18-20 năm tù; Trương Văn Tuyến 7-8 năm tù; Phạm Thanh Sơn 8-9 năm tù.
Căn cứ hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa, HĐXX xác định 4 cựu sếp Vinashin đã cấu kết chặt chẽ, cùng bàn bạc và thống nhất để chiếm đoạt hơn 105 tỷ đồng lãi ngoài hợp đồng của Oceanbank.
Tòa cấp sơ thẩm nhận thấy Nguyễn Ngọc Sự và đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức, thủ đoạn tinh vi gây thiệt hại lớn cho ngân sách. 4 bị cáo đều có trình độ, chuyên môn và nhận thức pháp luật đầy đủ nhưng vẫn chiếm đoạt tiền nhằm tư lợi cá nhân.
HĐXX quy buộc Nguyễn Ngọc Sự đã chiếm hưởng hơn 8 tỷ đồng; Trương Văn Tuyến chiếm đoạt 3,5 tỷ; Phạm Thanh Sơn hưởng 1,2 tỷ đồng; Trần Đức Chính chiếm hưởng 10 tỷ đồng.
Quá trình điều tra và xét xử, Nguyễn Ngọc Sự và Trương Văn Tuyến đã hoàn trả toàn bộ số tiền chiếm đoạt. Do đó, về dân sự, tòa buộc Phạm Thanh Sơn và Trần Đức Chính tiếp tục khắc phục khoản tiền chiếm hưởng.
Ngoài ra, HĐXX còn buộc 4 bị cáo phải chia nhau liên đới bồi thường khoản tiền còn lại là hơn 82 tỷ đồng.


Cựu chủ tịch Vinashin khai gì khi hầu tòa vụ đại án Oceanbank?

Ông Nguyễn Ngọc Sự cùng 3 đồng phạm từng là thuộc cấp bị cáo buộc đã nhận hơn 100 tỷ đồng lãi ngoài của Oceanbank. Tại tòa, các bị cáo đưa ra những thông tin trái chiều nhau.
Ngày 10/6, TAND Hà Nội xét xử bị cáo Nguyễn Ngọc Sự (62 tuổi, cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
3 bị cáo khác có liên quan vụ án gồm: Trần Đức Chính (43 tuổi), cựu Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin; Trương Văn Tuyến (69 tuổi), cựu Tổng giám đốc Vinashin và Phạm Thanh Sơn (47 tuổi), cựu Phó tổng giám đốc Vinashin.
Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 10 đến 12/6. Thẩm phán Vũ Quang Huy chủ tọa, 8 luật sư tham gia tranh tụng.

Bốn cựu sếp Vinashin chiếm đoạt bao nhiêu tiền?

Trước phiên xử, tòa triệu tập 3 cựu sếp Oceanbank gồm: Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT, đang thụ án tù chung thân), Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc, người mang án tử hình) và Nguyễn Thị Minh Phương (cựu Phó tổng giám đốc, thụ án 22 năm tù).
Tuy nhiên, 3 bị án cùng có đơn xin xét xử vắng mặt. Riêng ông Hà Văn Thắm ủy quyền cho người đại diện đến tham gia phiên tòa.
Cuu chu tich Vinashin khai gi khi hau toa vu dai an Oceanbank? hinh anh 1
Bị cáo Nguyễn Ngọc Sự. Ảnh: Hoàng Lam.
Tại phần xét hỏi, bị cáo Sự khai trước năm 2011 không hề biết Vinashin gửi tiền vào ngân hàng nơi Hà Văn Thắm làm chủ tịch. Năm 2012, ông ta biết việc gửi tiền khi cấp dưới nhắc đến khoản lãi ngoài do nhà băng "chăm sóc" dịp lễ, Tết.
Sau thời gian này, Nguyễn Ngọc Sự đã có 3 lần nhận tổng số tiền 8 tỷ đồng do nhà băng "chăm sóc khách hàng". Cựu chủ tịch Vinashin khai tiền do ngân hàng chi lãi ngoài được Trần Đức Chính quản lý.
"Ban đầu, bị cáo thống nhất gửi tiền chỉ để quay vòng vốn nhằm thu lãi cho Vinashin. Bị cáo không có mục đích chiếm đoạt", bị cáo Sự trình bày.
Tiếp đó, Trương Văn Tuyến bước đến bục khai báo. Là người nhiều tuổi nhất trong 4 bị cáo, cựu tổng giám đốc Vinashin có mái tóc bạc trắng.
Ông khai bản thân biết Trần Đức Chính quản lý một nguồn tiền nào đó để ngoài sổ sách nhưng không biết rõ đó là tiền gì. Khi được Chính đưa tiền, Tuyến vẫn đồng ý nhận 3,5 tỷ đồng.
Đối với Phạm Thanh Sơn, cựu Phó tổng giám đốc Vinashin khai ông ta đã nhận 1,2 tỷ đồng do Trần Đức Chính đưa. Bị cáo nói bản thân chỉ lờ mờ đoán nguồn gốc tiền có thể xuất phát từ việc đơn vị hợp tác với Oceanbank nhưng không tìm hiểu cụ thể.
Là người cuối cùng được xét hỏi, Trần Đức Chính lại nói rằng 3 đồng phạm biết rất rõ nguồn gốc số tiền lãi ngoài do Oceanbank chi để "chăm sóc" khách hàng.
Trong đó, Chính khai bị cáo Trần Văn Tuyến đã chỉ đạo ông ta đến ngân hàng để nhận và quản lý tiền. Còn ông Sự và ông Sơn là những người phê duyệt việc sử dụng tiền cho các dịp lễ, Tết.
"Mong HĐXX làm rõ bị cáo đã chia tiền thế nào cho các bị cáo khác. Bị cáo chỉ được anh Sự chia cho 10 tỷ đồng", Trần Đức Chính phân bua.

Cố tình gửi tiền vào nhà băng để lấy lãi ngoài

Theo cáo buộc, năm 2010, Vinashin được Tập đoàn dầu khí (PVN) chi 2.200 tỷ đồng và Chính phủ tạm ứng 4.190 tỷ đồng để tái cơ cấu, sản xuất kinh doanh.
Cuu chu tich Vinashin khai gi khi hau toa vu dai an Oceanbank? hinh anh 2
Từ trái qua: Trần Đức Chính, Nguyễn Ngọc Sự, Trương Văn Tuyến và Phạm Thanh Sơn. Ảnh: Hoàng Lam.
Dù không được Chính phủ đồng ý nhưng Nguyễn Ngọc Sự cùng 3 đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý số tiền trên để gửi có kỳ hạn vào Oceanbank nhằm chiếm đoạt khoản lãi ngoài của nhà băng.
Giai đoạn 2011-2014, Vinashin gửi 109.900 tỷ đồng và trên 180 triệu USD vào Oceanbank chi nhánh Thăng Long. Theo hợp đồng, tiền lãi hưởng gần 1.100 tỷ và khoảng 30.000 USD.
Đáp lại, Hà Văn Thắm và cấp dưới đã chi hơn 105 tỷ đồng lãi ngoài hợp đồng để "chăm sóc" dàn lãnh đạo Vinashin.
VKSND cáo buộc, từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2014, Trần Đức Chính đã nhận hơn 105 tỷ đồng từ nhà băng. Chính không hạch toán vào nguồn thu của Vinashin mà để ngoài sổ sách rồi cùng các bị cáo chiếm đoạt.
Trong đó, Nguyễn Ngọc Sự chiếm hưởng 8 tỷ; Trương Văn Tuyến chiếm đoạt 3,5 tỷ; Phạm Thanh Sơn hưởng 1,2 tỷ. Riêng Trần Đức Chính chiếm hưởng 10 tỷ. Số tiền còn lại là hơn 80 tỷ Chính đã sử dụng cá nhân và chi cho các cuộc họp, ngoại giao, đi công tác nước ngoài.
Tuy nhiên, quá trình điều tra, Trần Đức Chính khai đã đưa cho ông Sự hơn 50 tỷ, đưa cho ông Sơn trên 7 tỷ và đưa cho ông Tuyến 15 tỷ.
Theo khoản 4 Điều 355 Bộ luật hình sự, người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác từ 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bốn cựu lãnh đạo Vinashin chia nhau 105 tỷ lãi ngoài của Oceanbank

105 tỷ đồng lãi ngoài do Oceanbank "chăm sóc", 4 cựu lãnh đạo Vinashin đã chia nhau sử dụng, tiêu xài cá nhân.
Ngày 5/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã có kết luận điều tra gửi VKSND Tối cao đề nghị truy tố 4 bị can là cựu lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Các bị can gồm: Nguyễn Ngọc Sự (cựu Chủ tịch HĐTV), Trương Văn Tuyến (cựu Tổng giám đốc), Phạm Thanh Sơn (cựu Phó tổng giám đốc) và Trần Đức Chính (cựu Kế toán trưởng, Trưởng ban Tài chính SBIC Vinashin).
Theo kết luận điều tra, năm 2010, thực hiện chủ trương tái cơ cấu tập đoàn, Vinashin đã tiếp nhận 2.200 tỷ đồng từ Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) và gần 4.200 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương.
Bon cuu lanh dao Vinashin chia nhau 105 ty lai ngoai cua Oceanbank hinh anh 1
Ông Nguyễn Ngọc Sự trước khi bị bắt. Ảnh: Bộ Công an.
Giai đoạn 2011 - 2014, Vinashin gửi 109.900 tỷ đồng và trên 180 triệu USD vào Ngân hàng Oceanbank chi nhánh Thăng Long. Theo hợp đồng gửi, tiền lãi hưởng gần 1.100 tỷ và khoảng 30.000 USD.
Sau khi nhận tiền gửi, Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch nhà băng) đã chỉ đạo Nguyễn Minh Phương (cựu Phó tổng giám đốc) chi ngoài lãi suất số tiền 105 tỷ đồng để "chăm sóc" dàn lãnh đạo Vinashin lúc bấy giờ.
Sau cuộc gặp với Hà Văn Thắm, Nguyễn Ngọc Sự đã chỉ đạo 3 thuộc cấp nói trên tiếp nhận, quản lý số tiền lãi ngoài đó nhưng không vào hạch toán nhằm chi tiêu, sử dụng cho các công việc chung của Vinashin.
Quá trình điều tra, các bị can khai đã chiếm đoạt tiền lãi ngoài nhưng chỉ chiếm hưởng tổng số tiền 83 tỷ đồng.
Trong đó, Trần Đức Chính khai căn cứ chỉ đạo của Trương Văn Tuyến và Nguyễn Ngọc Sự, 4 người đã bàn bạc để chia nhau 83 tỷ đồng. Cụ thể, ông Sự hưởng 50 tỷ, ông Tuyến 15 tỷ, Sơn hơn 7 tỷ còn Chính hưởng 10 tỷ. Số tiền còn lại được dùng để chi cho các cuộc họp, ngoại giao, đi công tác nước ngoài.
Tuy nhiên, căn cứ các tài liệu thu thập được, Cơ quan điều tra xác định bị can Nguyễn Ngọc Sự đã chiếm hưởng 8 tỷ đồng, Trương Văn Tuyến hưởng hơn 3 tỷ, Phạm Thanh Sơn chiếm hơn 1 tỷ. Riêng Trần Đức Chính chiếm đoạt 10 tỷ đồng, còn lại 82 tỷ ông ta đã sử dụng cá nhân.
Bon cuu lanh dao Vinashin chia nhau 105 ty lai ngoai cua Oceanbank hinh anh 2
Ông Trương Văn Tuyến và Phạm Thanh Sơn. Ảnh: Bộ Công an.
Trước đó, kết quả điều tra giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm cho thấy, Nguyễn Ngọc Sự đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Tập đoàn Vinashin gửi vào Oceanbank để một số cá nhân chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất.
Riêng Trần Đức Chính ngoài trực tiếp tham gia vụ án này còn liên quan vụ việc tương tự xảy ra trong thời ông ta làm Kế toán trưởng Viện Dầu khí Việt Nam (VPI). Tại phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại VPI hồi tháng 8, Trần Đức Chính lĩnh 18 tháng tù.

4 sếp lọc hóa dầu Bình Sơn nhận lãi ngoài hơn 10 tỷ từ Oceanbank

VKSND Tối cao cáo buộc 4 lãnh đạo Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn đã nhận lãi ngoài hơn 10 tỷ đồng sau khi doanh nghiệp này gửi hàng nghìn tỷ đồng vào Oceanbank.
Liên quan đại án xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 4 bị can nguyên lãnh đạo Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, theo Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015.
Nhóm bị can bị truy tố gồm nguyên Chủ tịch HĐTV BSR Nguyễn Hoài Giang, nguyên Tổng giám đốc Đinh Văn Ngọc, nguyên Phó tổng giám đốc Vũ Mạnh Tùng và nguyên Kế toán trưởng Phạm Xuân Quang.

Gửi hàng nghìn tỷ đồng vào Oceanbank

Theo cơ quan tố tụng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp 20% cổ phần vào Oceanbank nên chỉ đạo một số đơn vị trực thuộc ưu tiên sử dụng dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của nhà băng này.
Năm 2009, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo PVN, Nguyễn Hoài Giang khi đó là Tổng giám đốc đã ký 21 hợp đồng để gửi hơn 11.500 tỷ đồng23 triệu USD vào Oceanbank.
Thời điểm được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV, ông Giang phê duyệt 15 tờ trình để Công ty BSR tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng của ông Hà Văn Thắm.
4 sep loc hoa dau Binh Son nhan lai ngoai hon 10 ty tu Oceanbank hinh anh 1
Ông Nguyễn Hoài Giang, nguyên Chủ tịch HĐTV BSR. Ảnh: Việt Hùng.
Còn nguyên Tổng giám đốc Đinh Văn Ngọc đã ký 6 tờ trình gửi 1.840 tỷ đồng và 12 tờ trình đề xuất gia hạn gửi số tiền 12.000 tỷ đồng vào Oceanbank.
Cơ quan công tố xác định bị cáo Vũ Mạnh Tùng đã ký 35 hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với số tiền 7.830 tỷ đồng.
Với Phạm Xuân Quang, VKS cáo buộc nguyên Kế toán trưởng BSR đã đề xuất cấp trên ký, phê duyệt 56 hợp đồng để gửi hơn 19.400 tỷ đồng23 triệu USD vào nhà băng.

4 sếp nhận "lại quả" hơn 10 tỷ đồng

Theo chỉ đạo của Hà Văn Thắm, sau khi BSR gửi tiền, tùy vào sự ảnh hưởng của các vị trí lãnh đạo mà Oceanbank có các mức chi lãi ngoài khác nhau, ứng với từng người.
Thực hiện chỉ đạo nói trên, Nguyễn Minh Thu (nguyên Tổng giám đốc Oceanbank) đã 5 lần chi tổng cộng hơn 10 tỷ đồng lãi ngoài để "chăm sóc" 4 nguyên lãnh đạo BSR.
VKSND cáo buộc Nguyễn Hoài Giang đã nhận 2,9 tỷ đồng, Đinh Văn Ngọc nhận 1,5 tỷ đồng, Vũ Mạnh Tùng đã nhận 2,9 tỷ đồng40.000 USD, còn Phạm Xuân Quang nhận 1,8 tỷ đồng20.000 USD.
4 sep loc hoa dau Binh Son nhan lai ngoai hon 10 ty tu Oceanbank hinh anh 2
Từ trái qua: Vũ Mạnh Tùng, Phạm Xuân Quang và Đinh Văn Ngọc. Ảnh: Việt Hùng.
Tại phiên xử sơ thẩm đại án Oceanbank hồi tháng 9/2017, bị cáo Nguyễn Minh Thu khai đã trực tiếp chi "chăm sóc" cho 3 khách hàng lớn, trong đó có Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn với số tiền gần 19 tỷ đồng.
Mỗi lần đưa tiền (thấp nhất từ 200-300 triệu đồng, cao nhất 1 tỷ đồng), Thu gặp lãnh đạo BSR ở quán cà phê, nhà hàng hoặc tại trụ sở Ban quản lý nhà máy lọc dầu Bình Sơn.
Đối chất tại tòa, nhóm nguyên lãnh đạo Công ty BSR khẳng định không nhận tiền chi lãi ngoài từ Oceanbank. Nguyên Chủ tịch Nguyễn Hoài Giang còn cho rằng lời khai của Thu chỉ là một chiều.
Cũng trong lần đối chất, Đinh Văn Ngọc còn khẳng định lời khai của Nguyễn Minh Thu là bịa đặt, không chính xác. Hành vi đó của bà Thu có dấu hiệu phạm vào tội Vu khống.
Hôm 27/4, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét đối với ông Vũ Mạnh Tùng. Đến 10/5, cơ quan điều tra tiếp tục bắt giam ông Nguyễn Hoài Giang và Phạm Xuân Quang. Còn nguyên Tổng giám đốc BSR Đinh Văn Ngọc bị khởi tố, bắt tạm giam hôm 21/6.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét