Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU! 48

ĐẤT ĐAI LÀ CỦA AI, CỦA ĐẢNG, CỦA NHÀ NƯỚC, CỦA TOÀN DÂN, HAY CỦA NGƯỜI DÂN CỤ THỂ?

-Trước đây, với nền kinh tế theo phương thức bao cấp, rõ ràng chúng ta đã đi ngược lại với xu thế phát triển của xã hội loài người. Khi nhu cầu tiêu dùng, sức sản xuất và đòi hỏi mưu sinh toàn xã hội đạt đến trình độ nào đó thì vì nó không thể quay lại thời "ăn lông ở lỗ" (quen sống có điện rồi mà bây giờ phải sống như thời cổ đại thì thật...chịu không nổi!) và do đó kinh tế tự cung tự cấp không còn đáp ứng, mà chỉ có kinh tế thị trường mới làm thỏa mãn nó. Điều vô đạo lý đó tất yếu gây ra những tệ nạn xã hội và những mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với nhà nước, đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Chính vì vậy mà có cuộc "Đổi mới"!
-Trước "Đổi mới", có nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với nhà nước, nhưng lạ lùng là không có mâu thuẫn lớn về đất đai.
-"Đổi mới" thực chất là thừa nhận tính chân lý của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (hay kinh tế thị trường chủ nghĩa xã hội?) !
-Trong thời đoạn xây dựng và phát triển mọi mặt đất nước (có nghĩa là đời sống nhân dân đã được cải thiện, nền kinh tế thị trường - sản xuất hàng hóa đã được thiết lập và phát huy hiệu quả, dù những định hướng lớn nhiều khi vẫn sai lầm, làm cho sự phát triển ấy chưa đạt như mơ), thì những mâu thuẫn trước "Đổi mới" đã hầu như mất đi, nhưng do sự phát triển ngược chiều của chính nhu cầu phát triển cơ sở vật chất của nền kinh tế và số lượng cư dân làm cho đất đai tăng giá trị, gây ra mâu thuẫn (thường có thể giải quyết ổn thỏa được!) giữa nhân dân với nhà nước.
-Nhưng do có sự lũng đoạn của sự tham lam vị kỷ trong lòng không thể dũ bỏ được của một số quan lại cộng sản có thế lực, không còn chí hướng "vì nhân dân phục vụ" nữa, mà mâu thuẫn ấy ngày càng trở nên trầm trọng, gây rạn vỡ niềm tin đã được tạo lập từ thời kỳ tiền cách mạng xưa kia giữa nhân dân với đảng cộng sản và nhà nước.
-Định hướng cho dân càng lúc càng giàu, nước càng lúc càng mạnh mà hành động gây ra mâu thuẫn như thế là chưa đúng. Nhà nước cần rà soát lại chính sách đất đai, thậm chí là phải quan niệm lại khái niệm "sở hữu đất đai" cho phù hợp lòng dân hơn. Đừng để xảy ra những vụ như Đồng Tâm nữa.
-Khi sử lý các trường hợp tranh chấp đất đai, nhà nước phải nhanh chóng, kịp thời, dứt khoát, nghiêm minh và phải ưu tiên đứng về phía quyền lợi của nhân dân lao động, phía đảm bảo đời sống của người dân sau khi khiếu kiện.
-Ngày xưa, khi cần, nhân dân sẵn sàng hiến đất, xả thân cho cách mạng. Ngày nay, cách mạng đã thành công, đã có của ăn của để thì cũng phải vì dân. Như thế mới hợp lẽ công bằng, và chỉ cần thế thôi cũng đã tốt rồi, chứ cần chi đến phải tốt như đã từng tuyên truyền, đã từng hứa! 

-Xây dựng thành "Hòn ngọc Viễn Đông" để cho dân được hưởng thụ thật sự, chứ không phải đày dọa dân chúng để khoe mẽ "Hòn ngọc Viễn Đông".
------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lệ nhòa đôi mắt người dân Thủ Thiêm

Tấc đất Thủ Thiêm “ngon” thế nào?

Không phải bỗng nhiên người dân Thủ Thiêm bức xúc. Ảnh: P.V
Không phải bỗng nhiên người dân Thủ Thiêm bức xúc. Ảnh: P.V
Với kết luận vừa công bố, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt vi phạm, đặc biệt là hành vi đưa đất nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm (KĐT Thủ Thiêm) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vào quy hoạch. Không phải bỗng nhiên người ta cố gắng... bất chấp quy hoạch đã duyệt.
Bởi không chỉ mảnh đất ở Khu đô thị này mà ngay cả đất ở khu tái định cư cho KĐT Thủ Thiêm ở phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 cũng từng xảy ra cuộc giành giật sống còn... Sự vụ này không nằm trong kết luận thanh tra, nhưng qua đó để thấu hơn bức xúc của người dân Thủ Thiêm.
Béo bở
Tháng 4.2000, Kiến trúc sư trưởng thành phố (nay là Sở quy hoạch Kiến trúc) có quyết định số 4585/KTS.T.QH về phê duyệt quy hoạch tỉ lệ 1/2000 khu dân cư 143ha (khu 1, 2, 3, 4, 5) phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2 TPHCM). Sau đó, năm 2003, 2004, UBND TPHCM ban hành nhiều quyết định giao hơn 80ha đất trong tổng diện tích trên cho Công ty Quản lý và phát triển nhà quận 2 (viết tắt Cty công ích quận 2) đầu tư.
Tuy nhiên, đây là dự án trên 2.500 căn nhà, Cty này không đủ năng lực tài chính theo quy định để được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho đầu tư.
Thế nhưng trước đó, năm 2002, UBND TPHCM bằng văn bản 2716 chấp thuận chủ trương cho Cty thực hiện hình thức hợp vốn đầu tư. Nên từ năm 2006-2007, Cty công ích quận 2 đã kêu gọi thu hút vốn được của nhiều doanh nghiệp (DN) địa ốc. Người dân Thủ Thiêm ví von rằng 1m2 đất nông nghiệp quận 2 được bồi thường chỉ bằng 3 tô phở. Trong khi đó, năm 2005, tính toán của Cty công ích quận 2 thì lợi nhuận “siêu khủng”.
Đơn cử, chỉ riêng với phần diện tích 7ha tính chia cho DN X (xin không nêu tên), tổng tiền đầu tư 10 hạng mục từ đền bù giải tỏa, xây nhà, dự phòng... chỉ hết gần 100 tỉ đồng/1ha. Khi đất thành phẩm thì mức giá kinh doanh của 13 năm trước theo giá nhà nước tạm tính cỡ… 250 tỉ đồng/ha, với 7ha sẽ đạt 1.750 tỉ đồng, gấp khoảng 2,5 lần so với khoản đầu tư ban đầu.
Đua nhau “dâng” tiền tỉ xin đất
Theo lời kêu gọi đầu tư, từ năm 2005, một Cty S (xin không nêu tên) đã đóng hơn 3 tỉ tiền thuế đất 7ha đất cho chủ đầu tư để thực hiện dự án, chưa nói các DN khác. Tới tháng 5.2010, Cty công ích quận 2 ký hợp đồng nguyên tắc với Cty S về hợp tác đầu tư khu dân cư số 2, 3, 4 thuộc dự án Thạnh Mỹ Lợi. Theo đó, Cty S phải có trách nhiệm đảm bảo nguồn vốn bồi thường giải tỏa… cho dân có đất bị giải tỏa ở đây.
Đùng một phát, chỉ 2 tháng sau, tháng 7.2010, chính quyền quận 2 lúc bấy giờ gửi văn bản tới UBND TP “xin” cho DN khác tham gia đầu tư dự án để “đẩy nhanh tiến độ” với “nhấn nhá” rằng, DN này sẽ ủng hộ UBND quận 2 số tiền tương đương 2 tỉ đồng/ha để đầu tư cho các công trình phúc lợi, xã hội, từ thiện và khoảng 1.000 tỉ đồng đầu tư một con đường theo hình thức BT. Đáng nói, văn bản trên là từ đề xuất tháng 6.2010 của Cty công ích quận 2, khi hợp đồng nguyên tắc với Cty S vừa được ký xong.
Đứng trước nguy cơ bị “hất cẳng”, Cty S đã gửi văn bản tới UBND quận 2 để “xin gặp và ủng hộ 20 tỉ đồng xây trường mẫu giáo”, nhưng theo tố cáo của Cty S thì “quận 2 không hề quan tâm”. Dự án vẫn ỳ ạch đến mức tháng 7.2012, UBND TP yêu cầu tới cuối năm 2012 phải tập trung giải phóng mặt bằng xong, nếu chậm trễ sẽ thu hồi.
Thay vì thực hiện lệnh trên, tháng 5.2013, Cty công ích quận 2 lại làm các nhà đầu tư cũ ngỡ ngàng khi gửi báo cáo 728 xin liên doanh với Cty địa ốc CT (xin không nêu tên) với tỉ lệ 80% (Cty CT) và 20% (Cty công ích quận 2). Ủng hộ đề xuất này, tại văn bản số 2235 ngày 1.7.2013 đề nghị UBND TPHCM chấp thuận cho liên doanh trên, chính quyền quận 2 lúc bấy giờ viện lý do “các Cty hợp vốn cũ gặp khó khăn tài chính nên không có khả năng hợp vốn tiếp tục thực hiện dự án theo đúng tiến độ”.
Bản chất của việc “hất cẳng”, theo tố cáo, do nguồn lợi “khủng” mà chủ đầu tư sẽ thu về. Điều đó thể hiện qua văn bản 2235 của UBND quận 2 với phân tích: Cty công ích quận 2 không đủ 20% vốn điều lệ của pháp nhân mới theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, Cty địa ốc CT sẽ giúp cho Cty công ích quận 2 có đủ 20% tổng vốn đầu tư dự án. Thậm chí, trong trường hợp tăng vốn, tăng chi phí thì Cty công ích quận 2 cũng không góp thêm tiền và vẫn được ấn định tỉ lệ góp vốn là 20% và được hưởng 20% lợi nhuận của dự án.
Tháng 10.2013, một số Cty đã phải ngồi lại với Cty địa ốc CT lập liên doanh góp vốn. Dù thỏa thuận nhưng Cty địa ốc CT bất ngờ “lật kèo”, chỉ ký chứ không chịu... đóng dấu. Tới tháng 3.2014, Cty công ích quận 2 chính thức muốn loại người cũ bằng báo cáo cho rằng việc Cty S xin góp ý kiến Đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 là không có cơ sở và đề nghị UBND TP cho liên doanh với Cty địa ốc CT.
Năm 2016, UBND TPHCM hủy việc giao đất cho Cty công ích quận 2 thực hiện dự án. Sự vụ này không trong kết luận thanh tra nhưng nhìn “cuộc chiến” trên để hiểu sâu hơn sự bức xúc của người dân Thủ Thiêm khi bỗng nhiên mất đất.
Ngô Nguyên

Ai đánh cắp ước mơ của người dân Thủ Thiêm?

TP - “Quyết định (QĐ) của Thủ tướng Võ Văn Kiệt trao cho người dân ước mơ an cư lạc nghiệp trên chính mảnh đất Thủ Thiêm nên phải quyết tâm trả lại dù rất muộn rồi”, ông Nguyễn Bảo Sơn, một quân nhân đề nghị với Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tại buổi tiếp 50 hộ dân ba phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông thuộc dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm ngày 14/11. Người dân đến dự buổi gặp Chủ tịch UBND TPHCM© Tiền Phong Người dân đến dự buổi gặp Chủ tịch UBND TPHCM
Sai chưa rõ, làm sao sửa?
Tại buổi tiếp xúc, ông Hoàng Thăng Long (phường An Khánh) cho hay từ tháng 7/2016, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo làm rõ khiếu nại tại dự án khu đô thị mới (ĐTM) Thủ Thiêm nhưng UBND TPHCM chần chừ, né tránh nên người dân rất bức xúc. Trong khi đó, văn bản số 1483 thông báo kết quả kiểm tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) không phải là kết luận thanh tra, không đủ cơ sở pháp lý giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của trên 100 hộ dân cả 5 khu phố thuộc ba phường nằm ngoài ranh quy hoạch dự án. Người dân lẽ ra không bị cưỡng chế giải tỏa.
Ông Long kiến nghị làm rõ những khuất tất như xác định ranh quy hoạch khu ĐTM Thủ Thiêm theo Quyết định 367, ranh khu trung tâm 770 ha; ranh khu tái định cư 160 ha. “Cần làm rõ nhà đất của dân bị cưỡng chế giải tỏa có đúng pháp luật và ai phải chịu trách nhiệm… sau đó mới khẩn trương sửa sai. Ai bị oan sai phải được trả lại quyền lợi chính đáng”, ông Long nói.
Theo ông Nguyễn Đình Đảng (phường An Khánh), người dân chưa đồng tình với thông báo của TTCP vì nhiều vấn đề chưa được làm rõ như 160 ha đất tái định cư đã bị “biển thủ” như thế nào và số đất kim cương này hiện nay thuộc về ai?
Ông Phạm Ngọc Hậu (phường Thủ Thiêm) chỉ ra việc triển khai dự án đã đi ngược Nghị quyết 18 của Thành ủy TPHCM do Bí thư Thành ủy Trương Tấn Sang ký. Theo đó, người dân bị giải tỏa phải có nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ và người dân phải được hưởng lợi trực tiếp từ dự án.
Bà Trần Thị Mỹ (77 tuổi) cho rằng cơ sở pháp lý về quy hoạch của dự án khu ĐTM Thủ Thiêm chưa đầy đủ. Dự án sau 12 năm vẫn chưa có quy hoạch 1/500, chưa có dự án đầu tư khu đô thị Thủ Thiêm. UBND TPHCM thu hồi đất trái pháp luật. Muốn thu hồi đất phải có dự án, có quyết định thu hồi đất cho từng hộ dân, phải có phương án bồi thường, tái định cư…
“Anh thu hồi đất của dân đã đời, đến năm 2008 mới làm văn bản xin Thủ tướng miễn cho phương án bổi thường để hợp thức hóa sai phạm. Đất của dân thì bồi thường thấp hơn hệ số K quy định, trong khi đất lấn chiếm của một doanh nghiệp bồi thường cao gấp hàng chục lần”, bà Mỹ nói.
Dù bức xúc, người phụ nữ này cũng khẳng định đã đến lúc khép lại “quá khứ đau thương”. Điều người dân Thủ Thiêm mong đợi là thanh tra toàn diện dự án để làm rõ mọi khuất tất. Sau khi có kết luận thanh tra, nếu chính quyền cầu thị, người dân chúng tôi sẽ hiến kế với UBND TPHCM để sửa chữa, khắc phục hậu quả.
“TPHCM cố gắng thực hiện. 100% thì khó nhưng TPHCM cố gắng giải quyết đến Tết cổ truyền bà con phải có nơi ở ổn định, đảm bảo cuộc sống. Để các cụ lớn tuổi nhắc hoài thì rất có lỗi. Đây là lời xin lỗi thực tâm nhất, hiệu quả nhất”.
Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương
Khó tìm tiếng nói chungÔng Nguyễn Bảo Sơn (phường An Khánh) nói, QĐ 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt là vì dân, cho người dân ước mơ được an cư lạc nghiệp tại mảnh đất Thủ Thiêm nhưng thay cho những dự định tốt đẹp ban đầu là những lời oán trách, đau khổ. “Phải quyết tâm thay đổi để trao lại cho người dân ước mơ đó dù rất muộn rồi. Chúng tôi sẵn sàng động viên nhau chờ đợi. Thủ Thiêm dứt khoát phải trở thành đô thị văn minh. Đừng loanh quanh, luẩn quẩn nữa, phải mạnh dạn sửa sai”, ông Sơn bày tỏ.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều người dân cũng chỉ ra 10 chính sách bồi thường hỗ trợ mà Tổ công tác đề xuất không thể vận dụng cho gần 15.000 trường hợp bị giải tỏa. Bà Nguyễn Mê Linh (phường Thủ Thiêm) cho biết nhiều trường hợp trước kia chính quyền khi tính chi phí bồi thường đã gộp các hộ ghép thành một và chỉ bố trí một suất tái định cư nên cần phải có chính sách thỏa đáng.
Bà Lê Thị Bạch Tuyết (phường Thủ Thiêm) bức xúc: UBND TPHCM phải trả lại 160 ha đất tái định cư. Đó là đất của dân, phải cho dân có đất xây nhà để an cư. Thành phố hỗ trợ 3 đợt nhưng dân không đủ tiền mua nhà.
Theo bà Nguyễn Thị Dung (An Lợi Đông), nhiều gia đình sau khi giải tỏa trôi dạt về các tỉnh, mất công ăn việc làm. Tiền bồi thường hỗ trợ tiêu tan; từ nhà to, dân xuống ở nhà nhỏ rồi ra đường…Trong khi đó, UBND TPHCM chưa có khảo sát đời sống người dân hậu giải tỏa.
Theo Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, UBND TPHCM mong muốn người dân cùng hợp tác để giải quyết dứt điểm vụ Thủ Thiêm theo pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi bà con, đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Sau khi có thông báo của TTCP, Thủ tướng đã giao và UBND TPHCM đã có kế hoạch triển khai thực hiện, xây dựng chính sách bồi thường tái định cư thỏa đáng cho người dân và báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy nhưng mới là đề xuất của Tổ công tác.
“Thành phố còn phải nghe ý kiến cô bác. Vẫn còn nhiều ý kiến cô bác chưa đồng thuận và chúng tôi rất cầu thị, luôn lắng nghe. Cô bác chưa đồng tình thì sẽ tiếp tục lấy ý kiến. Phải hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề Thủ Thiêm”, ông Phong cam kết.
Về 160 ha đất tái định cư, ông Phong cho hay Thủ tướng đã giao TTCP lập tổ công tác liên ngành rà soát và khi có kết quả kiểm tra thì sẽ thông báo cho người dân. Đề xuất của người dân về việc thanh tra toàn diện dự án, UBND TPHCM sẽ báo cáo với TTCP.
“160 ha tái định cư trong quá trình rà soát cái nào sai thì phải sửa và liên quan đến trách nhiệm của ai thì sẽ xử lý. Khi có chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ chúng tôi xử lý ngay chứ không chần chừ. Thủ Thiêm đã kéo quá dài. Tuy nhiên, việc triển khai chính sách phải trên cơ sở đồng thuận của người dân, xây dựng chính sách phải đúng pháp luật vì chúng ta thượng tôn pháp luật. Sai pháp luật thì phải xử lý. Chúng tôi xác định rất rõ trách nhiệm của mình phải giải quyết vấn đề Thủ Thiêm, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cô bác. Những cá nhân, tổ chức nào sai phạm sẽ xử lý một cách nghiêm khắc”, ông Phong cam kết.

Vụ ‘mất bản đồ Thủ Thiêm’ sẽ dẫn đến một đại án quốc gia?


Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai.
Từ một câu hỏi tưởng chừng vô thưởng vô phạt của phóng viên về số phận của Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, giới quan chức và đặc biệt cựu quan chức của Thành ủy và chính quyền TP.HCM có lẽ không thể hình dung rằng số phận của họ đã bị đóng đinh vào câu hỏi này.
Thông đồng phi tang bản đồ gốc?
Cách đây 10 năm và vào lúc còn chưa bị mất chức, Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết là nhà báo Lý Tiến Dũng cũng đã tung ra một loạt bài về vấn nạn quy hoạch bị xé nát ở Thủ Thiêm và tình trạng giải tỏa vô tội vạ ở vùng đất này, đồng thời đặt dấu hỏi lớn về việc tại sao các cơ quan chức năng của TP.HCM lại không tìm ra Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Vài năm trước, báo chí cũng một lần nữa nhắc lại câu hỏi trên. Tuy nhiên, lời hứa hẹn ‘đang tìm’ của chính quyền TP.HCM luôn có giá trị cứ sau mỗi thập kỷ.
Nhưng đến năm nay - 2018, lời hứa trên không còn ‘thiêng’ nữa.
Hậu quả khó ngờ đối với giới quan chức TP.HCM là lời hứa cho có trên đã kéo theo một cảnh tượng bát nháo của quan chức lẫn những chuyên gia nhà nước theo cách kẻ nói có người nói không.
Nhưng mỗi cách trả lời ‘có’ hay ‘không’ lại đều như gắn chặt với một động cơ hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho kẻ khác, hoặc rất thiếu trong sáng. Cứ nhìn vào cái cách báo chí nhà nước ồ ạt nhảy vào xới tung vụ ‘mất bản đồ thủ Thiêm’, không chỉ những quan chức đương nhiệm và cả những cựu quan chức của TP.HCM - từ chủ tịch thành phố đến giám đốc các Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng ủy ban nhân dân thành phố… đều có thể cảm nhận rõ vụ xới tung tấm bản đồ biến mất không thể là vô tình, và rằng rất có thể hơi nóng hầm hập của cái ‘lò’ Nguyễn Phú Trọng đang phả vào gáy những ai đó ở Sài Gòn.
Trong trường hợp Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 biến mất hay bị phi tang, những kẻ ‘ăn đất’ trong chính quyền TP.HCM và các bộ ngành liên đới sẽ có khả năng thoát tội vì cơ quan thanh tra không có cơ sở để đối chiếu và làm rõ con số 150 -160 ha đất ‘giải tỏa thêm’ so với quy hoạch cũ. Hẳn là bởi động cơ tính toán như thế mà trong khi Văn phòng ủy ban nhân dân TP.HCM khẳng định bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm là ‘có’, thì một hiện tượng chưa từng có là tấm bản đồ này lại không hề được tìm ra ở các bộ ngành liên quan như Văn phòng chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…
Có nghĩa là trong trường hợp tấm bản đồ xấu số trên bị phi tang, đã có một âm mưu thông đồng tập thể giữa nhiều quan chức ở nhiều cơ quan - hoàn toàn xứng đáng trở thành một vụ đại án với ít nhất một tội danh ‘cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng’.
‘Phe cánh chính trị và lợi ích’ Lê Thanh Hải
Ngay vào lúc này, nếu ông Trọng muốn mở điệp vụ ‘truy tìm tấm bản đồ thất lạc’, thì có nghĩa là nhắm trực tiếp vào trách nhiệm của Lê Thanh Hải - cựu chủ tịch và cũng là cựu bí thư TP.HCM, cùng ‘phe cánh chính trị và lợi ích’ của nhân vật này.
Bởi vụ giải tỏa Thủ Thiêm diễn ra trong suốt chiều dài thời gian mà Lê Thanh Hải đảm nhiệm chức vụ chủ tịch TP.HCM (2001-2006) và 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM (2006-2015).
Lê Thanh Hải lại là quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất về ‘cướp đất vàng’ ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là ‘đệ tử ruột’ của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ.
Theo tố cáo của dân oan Thủ Thiêm, trong khi bản đồ người dân trưng ra thực tế diện tích đất chỉ hơn 500 ha thì bản đồ 650 ha của chính quyền tính luôn diện tích nhà đất của người dân.
Có nghĩa là diện tích ‘giải tỏa thêm’ có thể đến 150 ha và do đó đã đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.
Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu ‘đất vàng’ chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 150 ha đất giải tỏa lố - mà hoàn toàn có thể xem là ‘giải tỏa ăn cướp’, các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD!
Nếu Nguyễn Phú Trọng muốn làm rõ vụ ‘ăn đất’ khủng khiếp và đẫm máu trên và lấy lại một phần lòng tin của dân Sài Gòn, ông ta sẽ không thiếu gì cách để tìm ra Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm, bởi bản đồ này không chỉ được lưu ở TP.HCM mà còn ở nhiều bộ ngành khác như Văn phòng chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…
Chưa kể việc chính một dân oan Thủ Thiêm đã công bố với báo chí là ông đang giữ tấm bản đồ quy hoạch gốc của Thủ Thiêm. Mà như vậy, các cơ quan của ông Trọng không phải mất công tìm kiếm xa xôi nữa.

Còn trong trường hợp Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 ‘có đâu mà tìm’ - như một khẳng định của Trưởng ban tiếp công dân trung ương Nguyễn Hồng Điệp, sự việc đang xoay chuyển sang khả năng đã chưa từng tồn tại Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000, cũng có nghĩa là hồ sơ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền TP.HCM trình lên Thủ tướng chính phủ đã không có Bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 kèm theo, do vậy không có cơ sở để xây dựng quy hoạch chi tiết và quy hoạch ranh giới (những thành phần bản đồ được tiến hành sau bản đồ quy hoạch chung 1/5000), cũng chẳng có cơ sở nào để giao đất, cấp phép cho các dự án xây dựng ở Thủ Thiêm…, và do đó đây rất có thể là hồ sơ khống, dẫn đến chữ ký trong Quyết định số 367 phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm của thủ tướng khi đó ông Võ Văn Kiệt cũng … khống nốt.
Mà như vậy, trong suốt hai chục năm kể từ năm 1996 khi có Quyết định 367, toàn bộ hoạt động cưỡng chế giải tỏa dân ở 160 ha đất Thủ Thiêm là hoàn toàn sai, sai nghiêm trọng, sai đến mức những kẻ làm quy hoạch khống và đi cưỡng chế phải bị ra tòa!
Vì sao báo nhà nước được ‘mở van’?
Vào thời gian này và như một hiệu ứng đồng pha, hàng loạt tờ báo nhà nước lên tiếng về vụ bản đồ Thủ Thiêm biến mất và còn làm đậm nét như ‘Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Ai phá nát quy hoạch?’ và ‘Công an cần vào cuộc điều tra vụ ‘mất tích’ bản đồ Thủ Thiêm’…
Hiện tượng truyền thông nhà nước ồ ạt tung bài mổ xẻ vụ Thủ Thiêm là rất đáng chú ý.
Bởi theo truyền thống bưng bít các thông tin nhạy cảm từ nhiều năm qua và cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi, loại hình khiếu tố tập thể liên quan đến đất đai được các cơ quan nhà nước như Thanh tra chính phủ, Bộ Công an… xếp vào loại đặc biệt nhạy cảm, ‘dễ gây kích động’, và do đó Ban Tuyên giáo trung ương cùng Bộ Thông tin và Truyền thông luôn chỉ thị cho các cơ quan truyền thông nhà nước hạn chế hoặc cấm đăng những tin tức loại này.
Trong vài trăm ‘điểm nóng khiếu kiện đất đai’ ở Việt Nam mà Thanh tra chính phủ thường thống kê, làn sóng khiếu kiện và tố cáo của dân Thủ Thiêm thuộc loại bi phẫn nhất, dày đặc nhất và kéo dài lâu nhất cho tới ngày hôm nay kể từ khi một quyết định phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm được Chính phủ ban hành vào năm 1996.
Trong nhiều năm trời, chính quyền TP.HCM và Quận 2 tiến hành chiến dịch cưỡng chế di dời đối với dân nơi đây một cách tàn bạo và đẫm máu nhất trong các vụ cưỡng chế di dời dân ở Việt Nam, đã dẫn đến nhiều cái chết của dân oan Thủ Thiêm, nhưng lại tuyệt đối không được bất cứ cơ quan chức năng nào tiết lộ và cũng không được báo chí nhà nước công bố.
Cho tới nay, vẫn còn hàng trăm hộ dân Thủ Thiêm rồng rắn và ròng rã kéo đi khiếu kiện ở tận Hà Nội, đến tận nhà Thủ tướng Phúc và Tổng bí thư Trọng để đòi hỏi công lý. Cứ mỗi lần dân kéo đến như thế, công an lại ra sức đẩy đuổi và bắt bớ…
Vậy vì sao báo chí nhà nước lại dồn dập đăng tải vụ bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm? Phải chăng Ban Tuyên giáo trung ương đã ‘mở van’?
Cái cách báo chí nhà nước đăng bài ồ ạt như trên lại khá giống với vụ ‘xe Lexus’ của Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thannh - cũng được báo chí làm đậm vào tháng Sáu năm 2016. Tháng Sáu ấy lại được đặc thù bởi ‘việc cần làm ngay’ của Nguyễn Phú Trọng.
Phải chăng ông Trọng đang đưa vụ Thủ Thiêm từ ‘tầm ngắm’ sang tư thế chuẩn bị ‘bóp cò’?
Sẽ dẫn đến một đại án quốc gia?
Không biết vô tình hay hữu ý, trùng thời điểm vụ ‘mất bản đồ Thủ Thiêm’ vào cuối tháng Tư - đầu tháng Năm năm 2018, đã có tin về việc một đoàn thanh tra đang làm việc với chính quyền TP.HCM về quá trình bồi thường giải tỏa khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, đây chỉ là tin ‘nói miệng’ - theo Trưởng ban tiếp công dân trung ương Nguyễn Hồng Điệp, mà không hiểu sao lại không được công bố chính thức trên mặt báo nhà nước.
Cũng cần chú ý cách nói của ông Nguyễn Hồng Điệp: “Bây giờ phải tìm biện pháp xử lý cho người dân thôi. Sai đâu nhận đấy”.
Cách nói mạnh miệng trên như thể đã được ‘quán triệt’ từ cấp trên. Cấp nào? Liệu có liên quan gì đến những chỉ đạo gần đây của Nguyễn Phú Trọng về giải quyết khiếu tố đất đai?
Phải chăng Nguyễn Phú Trọng đang đi một nước cờ chưa từng có kể từ lúc khởi động chiến dịch ‘đốt lò”: xới tung hồ sơ một vụ việc gây ảnh hưởng diện rộng đối với dân chúng và do đó vừa diệt cả quan chức tham nhũng cấp ‘tập đoàn quân’, vừa thu hồi tài sản tham nhũng, vừa được tiếng lo cho dân?
Nếu đúng thế, vụ ‘mất bản đồ Thủ Thiêm’ sẽ phải dẫn đến một đại án quốc gia về tham nhũng, trực chỉ ‘gia tộc lê Thanh Hải’ và phe cánh chính trị mà quan chức ‘đại gia tư bản đỏ’ này đã dày công gây dựng từ vài chục năm qua ở Sài Gòn.
Chỉ từ đầu tháng Ba đến nay, đã có 3 người thân của Lê Thanh Hải bị ‘lên thớt’: Lê Tấn Hùng - em ruột ông Hải, Lê Trương Hải Hiếu - con trai ông Hải, và gần đây nhất là Tất Thành Cang.
Tất Thành Cang - Phó bí thư thường trực TP.HCM - sẽ chắc chắn mất chức vì chỉ đạo vụ công ty Tân Thuận của Thành ủy TP.HCM bán trái phép 32 ha đất Nhà Bè cho tư nhân. Khi con bài này bị ‘cháy’, Lê Thanh Hải sẽ mất đi một lá chắn mạnh nhất trong Thành ủy TP.HCM, và do vậy ông Hải sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn hẳn khi bị kiểm tra, thanh tra và điều tra trong thời gian tới.
16x9 Image

Phạm Chí Dũng

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'. Các bài viết của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

Niềm tin của người dân Thủ Thiêm!

 Tại buổi tiếp xúc cử tri quận 2 chiều 20.6, nhiều người đồng loạt vỗ tay khi Bí thư Thành ủy TPHCM nói nếu nhà dân ngoài ranh thu hồi đất Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm thì không phải di dời. Ảnh: NLĐ
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận 2 chiều 20.6, nhiều người đồng loạt vỗ tay khi Bí thư Thành ủy TPHCM nói nếu nhà dân ngoài ranh thu hồi đất Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm thì không phải di dời. Ảnh: NLĐ
Dẫu đã nhiều năm tuyệt vọng bởi bao ẩn ức của người dân liên quan khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm chưa được giải quyết thỏa đáng. Dẫu bao buổi đối thoại giữa lãnh đạo quận 2, lãnh đạo thành phố với cư dân chưa tìm được tiếng nói chung. Dẫu ngay buổi tiếp xúc của Bí thư Thành ủy TPHCM chiều 20.6 - có người bức xúc mang cả bằng khen của thành phố về thành tích gương mẫu di dời sớm để làm KĐTM Thủ Thiêm đến trả lại, thì khi nghe những lời chân thành của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, mọi người đã dịu lại. Và, một lần nữa nhen lên hy vọng thành phố sẽ có giải pháp hợp tình hợp lý giúp bà con gỡ khó.
"Chúng tôi quá già yếu, chỉ mong được bồi thường đúng luật"
Đưa tôi những tấm hình chụp khu dân cư Thủ Thiêm, bà Trần Thị Mỹ (77 tuổi, phường An Khánh, quận 2, TPHCM) rơm rớm nước mắt: Thời điểm này, KĐTM Thủ Thiêm vẫn chỉ là vùng quy hoạch dở dang, chưa hoàn chỉnh. Bà con Thủ Thiêm còn ẩn ức vì bồi thường không thỏa đáng, không được tái định cư, hoặc tái định cư nhưng chất lượng nhà ở rất tệ.
Cử tri Trần Thị Mỹ tin tưởng vào lời hứa của Bí thư Nhân.
Cử tri Trần Thị Mỹ tin tưởng vào lời hứa của Bí thư Nhân.
Vừa lật giở tấm bản đồ quy hoạch quận 2, bà Mỹ vừa chia sẻ, bản chất của việc thu hồi đất ở KĐTM Thủ Thiêm không phải để thực hiện dự án đầu tư mà là thu hồi đất sớm trong vùng quy hoạch để phát triển quỹ đất. Việc thu hồi đất này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai 2003 và phải thương lượng với dân.
Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà Mỹ khẳng định, chính quyền đã thực hiện bồi thường, thu hồi đất, tái định cư trái với quy định của pháp luật, tức là chỉ bồi thường chung toàn bộ khuôn viên gồm đất ở và đất vườn liền kề 200.000/m2, không bồi thường công trình xây dựng trên đất có sổ đỏ, không được tái định cư mặc dầu có hộ khẩu tại chính căn nhà đó.
"Suốt 13 năm, mặc dầu có hàng trăm đơn khiếu nại, đã đối thoại với hàng chục lãnh đạo quận nhưng chưa tìm được tiếng nói chung. Nay, chúng tôi quá già yếu, yêu cầu chính quyền thực hiện ngay việc bồi thường, tái định cư theo đúng quy định của pháp luật, đúng chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản 194/TB-VPCP", bà Mỹ nghẹn ngào.
Với người dân Thủ Thiêm, họ vất vả, khổ sở quá lâu, bởi ròng rã bao năm ôm đơn đi khiếu nại. Họ mong đợi buổi tiếp xúc với Bí thư Nguyễn Thiện Nhân (chiều 20.6) như dịp để mở lòng, bày tỏ hết những ẩn ức lâu nay.
Bà Nguyễn Thị Cẩm Mỹ (phường An Lợi Đông, quận 2) cho biết, gia đình mình có 2.032m2 bị cưỡng chế mà không được bồi thường với lý do “nhà không số nên không bồi thường”. Theo đó, khu đất này gia đình bà sinh sống đã 3 đời từ năm 1940 và trong quá trình ở đều đóng thuế, thậm chí được chính quyền cấp bằng khen. Điều này khiến gia đình bà rất bức xúc và đi khiếu nại từ năm 2002 đến nay.
“Tôi mong ông Nguyễn Thiện Nhân, người mà dân quận 2 rất kính trọng, giải quyết thấu đáo cho gia đình tôi. Bởi nhiều năm nay, 3 hộ trong đại gia đình tôi đã không có nhà ở”, bà Mỹ cho hay.
Cử tri Hồ Tấn Thiện (đại diện của các hộ dân 31/71 hộ) chia sẻ, phạm vi bản đồ vẽ chưa trung thực (theo QĐ 6565/UB) được UBND TPHCM cập nhật vào đồ án quy hoạch “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025” trình Thủ tướng CP phê duyệt tại Quyết định số: 24/QĐ-TTg ngày 6.1.2010 nhằm hợp pháp hóa phạm vi bản đồ QĐ 6565.
Như vậy, có thể hiểu, phạm vi KĐTM Thủ Thiêm đang thể hiện trong quy hoạch “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025” theo QĐ 24/QĐ-TTg lập không đúng phạm vi và không đúng quy định pháp luật!?
Bởi các lẽ trên, ông Hồ Tấn Thiện mong muốn Bí thư Nguyễn Thiện Nhân có những biện pháp giải quyết những tồn đọng lâu ngày này của người dân theo đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân khi phát hiện sai phạm trong quá trình thực hiện dự án này.
“Nếu UBND TPHCM có thiện chí khắc phục hậu quả, giải quyết cho người dân theo hướng phục hồi, trả lại nhà đất, hoặc hoán đổi khu 4,3ha đất tại đường Trần Não thuộc khu phố 1 (phường Bình An) thì đó là cách giải quyết thỏa đáng nhất. Ngoài ra, cần đền bù tài sản vật chất trên đất và những thiệt hại liên quan cho người dân trong thời gian sớm nhất để tái lập nhà ở, ổn định cuộc sống", ông Thiện bày tỏ.
Lời hứa của Bí thư Nhân!
Trao đổi với bà con Thủ Thiêm tại buổi tiếp xúc cử tri quận 2 ở Nhà văn hóa Thiếu nhi quận chiều 20.6, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân thông tin, ông đã đến khu tạm cư để xem người dân sống thế nào, ăn ở ra sao, có nên sống như thế nữa không. Rồi ông trả lời luôn: "Không nên sống như vậy nữa". Bí thư Thành ủy TPHCM chia sẻ, ông đã đi gặp 3 hộ xem các hộ sống thế nào trong khu tạm cư. Ông đã thăm gia đình bà Nguyễn Thị Giác (78 tuổi), ông Lực (88 tuổi), nhà lụp xụp, tường mốc hết. Ông nói "làm sao không đau được".
"Đó là những người trong chiến tranh sẵn sàng hy sinh, cuối đời muốn có chỗ ở đàng hoàng bình yên. Chưa biết lý do gì, nhưng là con người, thấy cảnh như vậy, ở cái tuổi như cha mẹ mình, đau lắm chứ" - Bí thư Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ và kể cũng đã đi thăm nhà bà Phạm Thị Vinh, 61 tuổi, bị khuyết tật ở chân. Những năm trước bà vẫn đi làm nuôi sống mình, nay đã yếu. Nguyện vọng của bà là "bất cứ giá nào tôi cũng ở đây, không đi đâu".
Ông nói, trong chiến tranh dân là gốc, thời hòa bình nếu mình làm tốt dân khen, mình làm chưa đúng, dân góp ý, rồi dân cũng xí xóa, còn không sửa thì dân giận. Ông gặp bà con lần đầu, cảm nhận được sự bức xúc đó của bà con.
Ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, vào khu tái định cư để cuộc sống ổn định, an toàn hơn, không còn nheo nhóc như trước nữa. "Chúng tôi tha thiết mong muốn bà con ủng hộ chủ trương này. Bà con chỉ trả tiền điện, nước, không phải trả phí dịch vụ, tiền nhà và tiền gửi xe. Thành ủy chỉ muốn đời sống bà con đỡ khổ".
Cũng theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, việc giải quyết những khiếu kiện, khiếu nại của bà con Thủ Thiêm không phải một sớm một chiều là giải quyết được. Cho nên trong thời gian này, bà con phải được hưởng môi trường sinh hoạt đủ điều kiện, văn minh. Thành phố đang gấp rút lập tổ công tác đặc biệt để tiếp nhận xử lý các vấn đề liên quan đến KĐTM Thủ Thiêm. Thành phố sẽ rà soát lại hiện trạng nhà đất của người dân lúc đền bù giải tỏa. Nếu xác định hiện trạng nhà đất ban đầu không đúng thì các chính sách liên quan việc đền bù, giải tỏa sẽ sai. Hiện nay, còn khoảng hơn 80 hộ chưa di dời vì không đồng ý với chính sách bồi thường.
 Người dân Thủ Thiêm theo dõi buổi làm việc qua hệ thống truyền thanh tại buổi tiếp xúc cử tri của Bí thư Nhân chiều 20.6
Người dân Thủ Thiêm theo dõi buổi làm việc qua hệ thống truyền thanh tại buổi tiếp xúc cử tri của Bí thư Nhân chiều 20.6
Niềm tin vẫn còn đó
Những lời nói của ông Nhân trong buổi tiếp xúc cử tri quận 2, qua hệ thống truyền thanh, phát ra bên ngoài hội trường, nhiều người vỗ tay và nghẹn khóc! Họ khóc vì ông đã "thấu cảm" trước hoàn cảnh của dân Thủ Thiêm. Họ khóc vì lời hứa của Bí thư. Họ khóc vì tin Thành ủy sẽ có giải pháp "hợp tình hợp lý" giúp bà con "gỡ" khó để Thủ Thiêm mãi là những hồi ức trong trẻo của người TPHCM.
Gần 1 tuần sau cuộc tiếp xúc với Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, nỗi lòng của bà con Thủ Thiêm chừng như đã nhẹ được phần nào.
“Bí thư Nhân là một lãnh đạo đầy trách nhiệm và tâm huyết. Trước khi tiếp xúc cử tri, Bí thư đã đến khảo sát dự án, thăm bà con dân Thủ Thiêm để nắm tình hình. Ông đã động viên chúng tôi và hứa sẽ giúp người dân Thủ Thiêm có cuộc sống tốt hơn”, bà Trần Thị Mỹ xúc động chia sẻ với báo Lao Động sáng 28.6.
“Chúng tôi tin vào lời hứa của ông Nguyễn Thiện Nhân. Tin vì ông đã đến tận từng nhà người dân còn trụ lại giữa vùng trắng giải tỏa để hỏi chuyện, thăm hỏi tình hình, dù ông không không phải tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị số 7, tiếp xúc cử tri quận 2. Tin vì ông đã ngồi đến tận tối, kiên nhẫn suốt 6 tiếng đồng hồ lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng cả bức xúc của người dân. Tin vì ông đã cam kết sẽ còn tới Thủ Thiêm đến khi nào vụ việc có hướng giải quyết thỏa đáng”, ông Nguyễn Tấn Tú (phường Bình Khánh) nói.
Bà Nguyễn Thị Hà (phường An Bình, quận 2) bộc bạch, cuộc tiếp xúc cử tri của Bí thư Nguyễn Thiện Thân giúp họ lấy lại niềm tin tưởng chừng đã mất. “Với những hộ dân còn ở lại bao năm qua phải sống trong những khu nhà ổ chuột, chật chội, nóng bức, mùa mưa thì lội nước bì bõm. Vì vậy, câu chuyện ai sai, ai đúng bây giờ không còn quan trọng, mà vấn đề là cần làm rõ để giải quyết dứt điểm cho người dân. Lời hứa của Bí thư Nhân giúp chúng tôi vững tin hơn”, bà Hà cho hay.
ngô cường

Vụ Thủ Thiêm: 'Dân mất, chính quyền cũng mất'

  • 10 tháng 5 2018
Bản quyền hình ảnh Jun Tran
Image caption
Một người dân Thủ Thiêm khóc nghẹn trong cuộc họp với đại biểu Quốc Hội quận 2, TP Hồ Chí Minh chiều 9/5 Một người dân Thủ Thiêm khóc nghẹn trong cuộc họp với đại biểu Quốc Hội quận 2, TP Hồ Chí Minh chiều 9/5
Nhiều ý kiến cho rằng trong vụ Thủ Thiêm không chỉ tài sản, sinh kế, yên bình, tương lai, hy vọng, uy tín, mà niềm tin cũng đã bị đánh mất.
Chiều ngày 9/5, buổi tiếp xúc cử tri trở thành buổi đối thoại giữa người dân Thủ Thiêm, quận 2, TP Hồ Chí Minh với các đại biểu Quốc hội.
Buổi làm việc kéo dài hơn bảy tiếng dường như không đủ để người dân Thủ Thiêm mất đất bày tỏ uất ức dồn nén hàng chục năm qua.
Bàn tròn thứ Năm: Hội nghị TƯ7 và chuyện đất đai Thủ Thiêm
Mất hay không có bản đồ Khu đô thị Thủ Thiêm?
Vì sao cần tìm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm?
'Kiểm điểm trách nhiệm' ông Tất Thành Cang
Thủ Thiêm: Hòn ngọc bị đánh cắp?
Những hình ảnh người dân khóc lóc, ngất xỉu trong buổi họp tràn ngập truyền thông trong nước chiều 9/5.
Ranh giới quy hoạch dự án, công tác bồi thường, bố trí tái định cư có nhiều bất cập, chậm giải quyết đơn thư khiếu nại… là những vấn đề được người dân Thủ Thiêm đưa ra, báo chí trong nước đưa tin.
Những vấn đề này dân Thủ Thiêm cho hay đã khiếu nại hơn 20 năm qua, nhưng đây là "lần đầu tiên chính quyền lắng nghe", theo VnExpress.

'Dân mất, chính quyền cũng mất'

"Quá nhiều, gần như là tất cả", cây bút Hương Quỳnh viết trên Facebook cá nhân.
Một người dân nhắc đến việc cựu chủ tịch TP Hồ Chí Minh, ông Võ Viết Thanh, từng nói rằng ông đau lòng khi "xem cảnh giải tỏa", tưởng như vừa qua một trận B.52".
Bản quyền hình ảnh Jun Tran
Image caption
Người dân Thủ Thiêm bức xúc khi trao đổi với các Đại biểu Quốc Hội ngày 9/5 Người dân Thủ Thiêm bức xúc khi trao đổi với các Đại biểu Quốc Hội ngày 9/5
Người khác nói ông Thanh nói vậy là "chưa hiểu hết" vì bom B.52 có dội xuống thì sau đó họ vẫn có thể "bới gạch vụn để cắm lên một mái lều", còn sau khi quận 2 giải tỏa thì họ "không còn đất, không còn nhà", "lang thang, vất vưởng".
Facebooker Hương Quỳnh thuật lại buổi tiếp xúc cử tri với hàng chục người 'bật dậy kêu khóc phẫn nộ'. Nhà của họ "ở ngoài ranh giới quy hoạch" nhưng lại bị giải tỏa, với giá bồi thường 18 triệu đồng/m2 so với giá thị trường 200 triệu/m2.
"Hàng chục người khóc nghẹn khi kể câu chuyện của mình". Họ đề nghị "thanh tra lại toàn bộ quá trình qui hoạch, chỉnh sửa qui hoạch, xây dựng, đấu thầu, giải tỏa và cưỡng chế ở Thủ Thiêm", nhưng không được để thành phố làm, vì "không thể tin tưởng". "Những điều oan sai đã diễn ra ở Thủ Thiêm này, đi tù không đủ để đền tội."
"Ngồi nghe những người đàn ông, đàn bà nối nhau thuyết trình việc riêng việc chung, văn bản, quyết định, bản đồ, sơ đồ rành rẽ hơn một luật sư, chợt nghe xót ruột. Bao nhiêu tâm sức, thời gian, mồ hôi, nước mắt, tiền bạc và máu của họ đã đổ để trở thành luật sư cho chính mình."
"Tuy nhiên, mất nhiều không chỉ là người dân, mà chính quyền cũng đã và đang mất. Rất nhiều. Cũng gần như tất cả", cây bút Hương Quỳnh kết luận.
Nhạc sỹ Tuấn Khanh chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng ông nhớ đến những giọt nước mắt cô đơn của thầy Thích Không Tánh trên đống đổ nát của chùa Liên Trì khi xem hình ảnh người dân Thủ Thiêm 'uất ức khóc'.
"Lòng tham và cái ác đã nhuộm đỏ mảnh đất đó, không khác gì kiểu Bắc Kinh tiêu diệt tín ngưỡng trong thời cách mạng văn hóa, Taleban trong thời chiếm đóng Afghanistan", ông Tuấn Khanh viết.
Bản quyền hình ảnh Jun Tran
Image caption
Một người dân ngất xỉu trong cuộc họp ngày 9/5 Một người dân ngất xỉu trong cuộc họp ngày 9/5
Facebooker Bùi Thị Bích Hậu đăng hình ảnh bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đang chất vấn đại biểu Quốc Hội "trong nỗi đau đớn, uất ức vì hơn 3.000 m2 đất chỉ được đền bù 150.000 đồng, bằng tiền mua ba tô phở", kèm bình luận "Mong lò của cụ Tổng tới nơi nhanh nhanh giúp dân."

Vạch mặt chỉ tên

Không chỉ trên mạng xã hội, báo chính thống của nhà nước Việt Nam dường như cũng không ngại đăng những chỉ trích mạnh miệng.
Báo Giáo dục Việt Nam có loạt bài "Phác thảo chân dung những kẻ hại nước, hại dân", trong đó nêu đích danh một số quan chức liên quan đến vụ Thủ Thiêm.
"Coi thường kỷ cương phép nước, xem mình như "vua con" cai quản một cõi, bỏ qua (hay dung túng?) cho hành vi vượt quyền của lãnh đạo thành phố... có phải chỉ là biểu hiện "hại dân" hay cũng là "hại nước?"
Báo này đặt câu hỏi trong bài viết ngày 10/5: "Ông Lê Thanh Hải ở đâu khi Khu đô thị Thủ Thiêm… dậy sóng?". Trong đó tường thuật toàn bộ quá trình tái định cư khu đô thị Thủ Thiêm, từ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho tới những biến động những năm gần đây liên quan đến việc chỉnh sửa quy hoạch, thất lạc bản đồ.
Bản quyền hình ảnh Jun Tran
Image caption
Người dân Thủ Thiêm mang bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tới chất vấn đại biểu Quốc Hội trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 9/5 Người dân Thủ Thiêm mang bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tới chất vấn đại biểu Quốc Hội trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 9/5
Cũng tờ báo này khẳng định "Khu đô thị Thủ Thiêm từng co giãn theo ý chí của ai đó" trong một bài viết khác ngày 7/5, trong đó 'làm rõ vấn đề' tấm bản đồ Thủ Thiêm 1996 bị cho là 'thất lạc' nhưng thực ra là 'có dấu hiệu bị thủ tiêu'.

Quan tâm của người dân

Theo truyền thông Việt Nam, có ba vấn đề chính người dân Thủ Thiêm muốn làm rõ, gồm địa giới của dự án; chính sách đền bù giải tỏa, tái định cư; và khiếu nại chậm được các cơ quan tiếp nhận, giải quyết.
Ngoài ra, trong buộc họp ngày 9/5, người dân Thủ Thiêm còn nêu ra ba mối quan tâm chính khác, gồm:
"Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM) tỉ lệ 1/5.000 kèm theo quyết định số 367 ngày 4/6/1996 của Thủ tướng là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án này nhưng đến nay còn giá trị?"
Bản quyền hình ảnh Jun Tran
Image caption
thủ thiêm Dân Thủ Thiêm bám trụ không đi, sống tạm bợ khổ sở mấy chục năm nay
"Quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm được điều chỉnh qua các thời kỳ đã làm thay đổi nhiều khu chức năng, cơ cấu sử dụng đất so với ý định ban đầu."
"Bốn trục đường chính trong khu đô thị Thủ Thiêm có tổng chiều dài gần 12km được đầu tư với chi phí hơn 12 nghìn tỷ đồng."
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc Hội, người tiếp xúc với cử tri Thủ Thiêm ngày 9/5, thừa nhận rằng, "chưa làm tròn trách nhiệm", theo Infornet.
Bà cũng nói sẽ "tiếp tục đồng hành cùng nhân dân". "Ai làm sai, cấp nào làm sai khi thanh tra có kết luận thì phải chịu trách nhiệm trước dân", báo Vietnamnet trích lời bà Tâm.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm dù được phê duyệt quy hoạch đã gần 20 năm, kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính, thương mại tầm cỡ quốc tế, di dời khoảng 15.000 hộ dân, chi gần 30.000 tỷ đồng bồi thường, tái định cư, nhưng tới nay vẫn chưa thành hình, theo Zing.vn
Bản quyền hình ảnh Jun Tran
Image caption
Cuộc sống khó khăn của những người dân bám trụ lại Thủ Thiêm, ngay sát bên những khu chung cư cao cấp Dân Thủ Thiêm bám trụ không đi, sống tạm bợ khổ sở mấy chục năm nay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét