Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

NHÂN DÂN LÊN TIẾNG 1

-"QUỐC GIA HƯNG VONG
   THẤT PHU HỮU TRÁCH"!
 
-Đ... MẸ CHÚNG MÀY!
-------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Triệu tài vinh “cúi đầu khẩn thiết” xin quốc hội tha thứ cho 3 tỉnh có gian lận điểm thi

Hoan nghênh tinh thần nghiêm khắc của Bí thư Triệu Tài Vinh, dù muộn!

(Dân trí) - Người viết bài này xin đề nghị Bí thư Vinh hãy tạm thời đưa tất cả các phụ huynh liên quan ra khỏi ngành (hoặc vị trí công tác) như chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo để vừa thuận lợi cho công tác điều tra vừa tránh điều tiếng dị nghị...



Hoan nghênh tinh thần nghiêm khắc của Bí thư Triệu Tài Vinh, dù muộn! - 1
Những ngày qua, hòa trong niềm vui vì Việt Nam lần thứ hai được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 cùng với thành công của bóng đá, suýt bỏ qua một tin vui, rất vui vừa diễn ra.
Đó là sáng 6/6, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh khẳng định “làm gì có chuyện vùng cấm” trong xử lý cán bộ liên quan đến vụ gian lận điểm thi năm 2018.
Đây là một tin vui vì Hà Giang là tâm điểm của vụ gian lận thi cử vừa qua bởi số lượng thí sinh vi phạm cao cũng như vị thế của những phụ huynh liên quan.
Thế nhưng so với 2 địa phương là Sơn La và Hòa Bình, gần một năm qua, Hà Giang lại có vẻ “chầm chậm” và “yên bình”. Có cảm giác không khí ở đây khá “mát mẻ” trong khi tại các địa phương có vi phạm và nghị trường Quốc hội cũng như dư luận nhân dân đang sôi lên sùng sục.
Nhưng bây giờ thì khác, chắc chắn khác rồi bởi người đứng đầu về tổ chức ở đây đã khẳng định “làm gì có vùng cấm”.
Thật tình, khi có thông tin con gái ông Vinh có tên trong danh sách nâng điểm, không ít người đã lo ngại sẽ có sự thiếu quyết liệt, thậm chí “ỉm đi”, “chìm xuồng”.
Điều lo ngại này là có lý bởi ông Vinh là lãnh đạo cao nhất, quyền hành nhất ở địa phương này. Sở Giáo dục Đào tạo, Công an tỉnh hay UB Kiểm tra Tỉnh ủy… cũng chịu sự lãnh đạo của ông Vinh. Mà xưa nay, “vuốt râu hùm” đâu có dễ?
Rồi nói gì thì nói, người Việt vốn nghĩa tình, lính tráng mấy ai dám “phạm thượng” với thủ trưởng, xưa nay vốn vừa là đồng chí, vừa là anh em, ngày ngày gần gũi...
Nhưng trên tinh thần nghiêm khắc, phê và tự phê, một khi Bí thư Vinh đã khẳng định không có vùng cấm thì các cơ quan chức năng vững tâm, cứ trung thực, thẳng thắn mà làm, ai sai đến đâu xử lý đến đó dù người đó là ai, không phải e dè, kiêng nể.
Một khi Bí thư Vinh cảnh báo “làm gì có chuyện vùng cấm”, chắc một số người… run cầm cập vì có con nằm trong diện gian lận bởi như đã nói ở trên, Hà Giang có số lượng thí sinh vi phạm cao nhất.
Mà rút ra từ các tỉnh Hòa Bình, Sơn La thì phụ huynh các thí sinh vi phạm hầu như không ai là nông dân cả. Họ. hầu hết đều có chức, có quyền. Nguy thế!
Vì thế, rất hoan nghênh tinh thần thẳng thắn, nghiêm khắc của Bí thư Vinh dù có muộn nhưng người xưa bảo: “Muộn còn hơn không”.
Người viết bài này chỉ xin đề nghị Bí thư Vinh hãy tạm thời đưa tất cả các phụ huynh liên quan ra khỏi ngành (hoặc vị trí công tác) như chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, vừa thuận lợi cho công tác điều tra đồng thời cũng tránh điều tiếng dị nghị, ví như dùng quyền lực để cản trở hoặc thay đổi kết quả điều tra, nhất là đối với những vị có chức, có quyền cao hay liên quan trực tiếp.
Một mặt, cần hoan nghênh tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc của Bí thư Triệu Tài Vinh đồng thời tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ để sự việc không bị chìm xuồng!

Bùi Hoàng Tám

“Là người có địa vị, ông Triệu Tài Vinh không nên có thái độ như vậy”



Bên hành lang Quốc hội, trả lời phóng viên về việc xử lý những người liên quan trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh có nói "Tôi thì dư luận phán xét xong rồi".
Là người đứng đầu một tỉnh, câu trả lời của ông Triệu Tài Vinh khiến dư luận không khỏi bức xúc. Có ý kiến cho rằng, vị Bí thư tỉnh ủy đã quá vô cảm trước một vụ việc được coi là “chấn động” nền giáo dục nước nhà cách đây gần 1 năm.
"la nguoi co dia vi, ong trieu tai vinh khong nen co thai do nhu vay" hinh 1
Con gái ông Triệu Tài Vinh nằm trong số những thí sinh được nâng điểm thi (Ảnh: VTC News)
Cựu Đại biểu Quốc hội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói rằng, ông có thể hiểu được những “phiền phức” mà ông Triệu Tài Vinh đang gặp phải. Những “phiền phức” đó không chỉ là câu chuyện gian lận thi cử cách đây gần 1 năm ở tỉnh Hà Giang, một vụ gian lận được coi là “quá sức tưởng tượng”, mà đặc biệt hơn, con gái của ông Vinh cũng nằm trong số các thí sinh được nâng điểm.
Những phiền phức với ông Vinh là khó tránh, nhưng là một người có địa vị, ông cần có cách ứng xử phù hợp và đúng đắn hơn. Là một lãnh đạo cao nhất của tỉnh, ông cũng có trách nhiệm chỉ đạo, thậm chí để cho khách quan, có thể giao cho cá nhân khác chỉ đạo tổ chức điều tra đến nơi đến chốn. Bản thân ông cũng nên sẵn sàng chấp nhận kết quả điều tra. Khi trả lời báo chí cần giữ thái độ điềm tĩnh, một chính khách cấp cao như ông thì không nên có cách trả lời như vậy.
Ông Lê Như Tiến - Đại biểu Quốc hội khoá XIII cho biết, ông rất bức xúc trước thái độ quanh co của nhiều vị cán bộ có liên quan trong vụ gian lận thi cử ở nhiều địa phương như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình… thời gian qua. Một số quan chức đã dùng mọi lý lẽ để phủ nhận sự liên quan của mình. Theo ông Tiến, đó chỉ là ngụy biện. 
“Người thì nói không biết con mình được nâng điểm, người thì cho rằng con mình xứng đáng được số điểm như thế… Cách trả lời của họ chỉ khiến dư luận thêm bất bình”, ông Lê Như Tiến nêu rõ. 
Ông Lê Như Tiến cũng chỉ ra rằng, thực chất chỉ có 2 đối tượng có đủ khả năng để điều khiển người khác nâng điểm cho con em mình: Người có quyền và người có tiền. Không bỗng dưng, người ta “gắp điểm bỏ tay người”. 
Dù dùng quyền hay dùng tiền để can thiệp vào điểm thi của con cũng đều cho thấy dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Tiến cho rằng, cả phía ra lệnh và phía thực hiện đều phạm tội này.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng sẽ phải làm rõ cả tội danh đưa và nhận hối lộ đối với phụ huynh học sinh và những cán bộ cầm tiền để thực hiện việc nâng điểm, sửa điểm. Tất cả những tội danh này đều nằm trong khung hình phạt rất cao của Bộ luật Hình sự.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TN-TN-NĐ của Quốc hội cũng ủng hộ việc công khai danh tính những phụ huynh có con em được can thiệp điểm. Nhưng với các em học sinh, ông Lê Như Tiến cho rằng “chỉ cần loại tên các em khỏi danh sách trúng tuyển vì các em còn cả một chặng đường dài phía trước"./.



Ông Triệu Tài Vinh nên đưa sự nóng của ông vào cái Lò đang cháy

Xuân Dương
(GDVN) - Ông Vinh chưa thể phán xét, không muốn phán xét hay một lần nữa ông chuyển sự phán xét cho dư luận?

Ông Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, đại biểu Quốc hội khóa 14, người có con được nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia 2018 trao đổi với phóng viên:
Tôi biết anh quan tâm tới gì. Tôi còn nóng hơn anh. Vấn đề là xử lý những người có tên liên quan, ví dụ như cá nhân tôi đúng không? Tôi thì dư luận phán xét xong rồi”.
Sau khi ông Vinh phát biểu, hàng loạt tờ báo lớn đưa một số đoạn trong câu nói của ông vào tít bài:
Bí thư Hà Giang lên tiếng sau gian lận thi cử: 'Tôi thì dư luận phán xét xong rồi' (Vtc.vn);
Bí thư Hà Giang nói về gian lận điểm thi: “Dư luận đã phán xét tôi rồi” (Phunuvietnam.vn);
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang: “Cá nhân tôi thì dư luận phán xét xong rồi” (Anninhthudo.vn);
Bí thư Triệu Tài Vinh nói về vụ gian lận thi: “Tôi thì dư luận phán xét xong rồi” (Thanhnien.vn);
Vụ gian lận thi cử, ông Triệu Tài Vinh: “Tôi thì dư luận phán xét xong rồi” (Tuoitre.vn);
Bí thư Triệu Tài Vinh nói về vụ gian lận thi: “Tôi còn muốn làm nhanh hơn anh” (Tienphong.vn);…
Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang Triệu Tài Vinh thảo luận tại tổ sáng 22/5. Ảnh: Laodong.vn
Còn nhớ khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận những sai phạm lúc đương chức, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng trả lời báo chí: "Tôi nghỉ hưu rồi, họ muốn xử sao thì xử".
Không biết có phải ông Vinh muốn nhắc khéo cánh báo chí, rằng “Tôi thì dư luận phán xét xong rồi, hỏi cái gì mà hỏi”?
Quả thật các tít bài nêu trên được đưa một cách vô tư, không thể suy diễn là dư luận tiếp tục phán xét, nhưng vì số bài quá nhiều thành ra người ta lại ngờ ngợ, rằng “dư luận” vẫn chưa chịu “xong rồi”.
Công bằng mà nói, với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan điều tra Bộ Công an và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Hà Giang mà ông Vinh là người đứng đầu, có tới hai Phó Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này bị khởi tố, hơn hẳn Sơn La và Hòa Bình.

Dư luận đã "phán xét" ông Triệu Tài Vinh, vậy là xong?

Nhưng cũng phải công bằng mà nói, rằng không thấy bất kỳ thông tin nào về việc Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, Hòa Bình và các tỉnh khác có con được nâng điểm trong kỳ thi 2018.
Cứ cho rằng dư luận đã phán xét xong chuyện của ông Triệu Tài Vinh, thế chẳng nhẽ bản thân ông chịu thua kẻ lợi dụng việc nâng điểm “để đưa con lãnh đạo vào tròng”?
Ông Vinh chưa thể phán xét, không muốn phán xét hay một lần nữa ông chuyển sự phán xét cho dư luận?
Với cương vị của mình, ông Vinh hoàn toàn đủ khả năng lôi kẻ “đưa con lãnh đạo vào tròng” ra “chấn chỉnh hoặc xử lý” – theo ngôn từ mà Bộ Công thương đề xuất với Thủ tướng nhằm xử lý người dân nêu quan điểm chuyện tăng giá điện.
Tội “đưa con lãnh đạo vào tròng” nặng hơn gấp bội so với hành vi “nựng” bé gái của cựu Viện phó Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh.
Linh “nựng” đã bị khởi tố thế nhưng gần một năm qua chưa thấy Hà Giang công bố danh tính kẻ “hại” hoặc “nựng” con gái lãnh đạo bằng cách nâng điểm?
Trong số 114 thí sinh Hà Giang được nâng điểm, có 36 bài thi khối thi A1 đạt trên 27 điểm, trong khi cả nước chỉ có 76 học sinh đạt mức điểm này.
Như vậy, Hà Giang (với 5.000 thí sinh) chiếm tới gần một nửa số bài thi đạt trên 27 điểm của cả nước.
Báo Thanhnien.vn viết: “Điều tra ban đầu cũng cho biết đã có nhiều tin nhắn gửi số báo danh thí sinh và mức điểm đến số điện thoại cá nhân của ông Lương (Vũ Trọng Lương - Phó phòng Khảo thí và quản lý chất lượng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang – NV). [1]
Như lời bộc bạch “Tôi còn nóng hơn anh”, có thể ông Triệu Tài Vinh đang rất “nóng”, thế nên dư luận muốn ông Vinh chuyển cái “nóng” của cá nhân ông vào chiếc lò mà Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhóm lửa.
Làm được việc đó, bản thân ông sẽ “mát” và dư luận cũng “mát” lây, không biết ông nghĩ thế nào?
Tài liệu tham khảo:
[1] //thanhnien.vn/thoi-su/gian-lan-diem-thi-tai-ha-giang-nhieu-con-lanh-dao-tinh-duoc-nang-diem-1069117.html
Xuân Dương

  
Hé lộ Củi khủng ở Bộ Công An qua lời Khai của cựu thứ trưởng Bùi Văn Thành?

Cựu thứ trưởng Trần Việt Tân: 'Không kêu oan', cựu thứ trưởng Bùi Văn Thành: 'Xin án treo'


TTO - Trong phần trả lời thẩm vấn, cựu thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân thừa nhận bị tòa đưa ra xét xử là không oan, nhận thấy mình có trách nhiệm trong vụ án Vũ 'nhôm' thâu tóm những dự án đất có vị trí đắc địa tại TP.HCM và Đà Nẵng.
Cựu thứ trưởng Trần Việt Tân trả lời thẩm vấn - Ảnh: THÂN HOÀNG© THÂN HOÀNG Cựu thứ trưởng Trần Việt Tân trả lời thẩm vấn - Ảnh: THÂN HOÀNG Chiều 11-6, sau khi thẩm vấn bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), TAND cấp cao tại Hà Nội chuyển sang thẩm vấn hai cựu thứ trưởng Bộ Công an.
"Bị cáo không kêu oan"
Bị cáo Tân cho biết giữ nguyên kháng cáo, đề nghị xem xét lại tội danh mà bản án sơ thẩm đã quy kết.
Theo lời khai tại tòa, ông Tân cho biết từ tháng 10-2009, bị cáo giữ chức vụ tổng cục phó Tổng cục V. Tháng 12-2009, bị cáo được bổ nhiệm tổng cục trưởng, đến tháng 10-2011 giữ chức vụ thứ trưởng Bộ Công an.
Trả lời câu hỏi của tòa, bị cáo Tân cho biết mình chịu trách nhiệm phụ trách chung hoạt động của Cục B61. 

"Hoạt động tình báo phải đúng quy định pháp luật Việt Nam. Bị cáo phải chịu trách nhiệm chung với tư cách là người đứng đầu. Để cấp dưới vi phạm pháp luật thì cấp trên phải chịu trách nhiệm" - bị cáo Tân nói.
Về hành vi phạm tội liên quan đến vụ án này, bị cáo Tân khai thời điểm giữ chức vụ thứ trưởng đã ký 6 văn bản liên quan đến 3 tài sản mà Vũ "nhôm" thâu tóm gồm: số 8 Nguyễn Trung Trực, 16 Bạch Đằng và 15 Thi Sách.
Liên quan đến dự án số 16 Bạch Đằng, bị cáo Tân lý giải khi đó được cấp dưới là Phan Hữu Tuấn báo cáo đã giao đất rồi, mình chỉ ký văn bản về thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ.
Trước lời khai trên, chủ tọa cắt ngang và đặt vấn đề: "Giao đất mà chưa nộp tiền, chưa hoàn thành thủ tục thì đã được gọi là giao đất?”. Bị cáo Tân ngập ngừng và nói: "Bị cáo không nắm được".
Ông Tân thừa nhận bản thân chưa nghiên cứu kỹ, chỉ nghe cấp dưới báo cáo, tin cấp dưới và ký văn bản. Chủ tọa tiếp tục cắt lời bị cáo và nhắc nhở: "Tin nhưng phải kiểm tra, còn kiểm tra thế nào phải phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của mỗi người".
Đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa - Ảnh: THÂN HOÀNG© THÂN HOÀNG Đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa - Ảnh: THÂN HOÀNG Liên quan đến dự án số 8 Nguyễn Trung Trực, bị cáo Tân thừa nhận ký 2 văn bản, trong đó có văn bản báo cáo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị xin phê duyệt giá thuê đất. Trước khi ký văn bản này, Tổng cục V có báo cáo bằng văn bản với nội dung thuê đất cho công ty bình phong để xây dựng trụ sở công ty.
Sau khi khai báo về nội dung này, chủ tọa công bố trên thực tế tài liệu thể hiện Phan Văn Anh Vũ ký văn bản đề nghị gửi UBND TP.HCM nói rằng Công ty Bắc Nam 79 có tờ trình gửi lên xin xây dựng cao ốc, khu thương mại, khách sạn, căn hộ.
Một lần nữa, nguyên thứ trưởng nhấn mạnh do tin tưởng cấp dưới nên đã đặt bút ký mà không kiểm tra. "Bị cáo không biết nội dung báo cáo tổng cục thế nào", ông Tân khai.
Ông Tân cũng nói không được báo cáo, không biết việc Vũ "nhôm" ký hợp đồng hứa mua, hứa bán với đơn vị khác dự án đất tại số 129 Pasteur, quận 3, TP.HCM ngay khi chưa đủ giấy tờ.
"Bị cáo không biết việc Vũ "nhôm" sử dụng danh nghĩa tổ chức của lực lượng để giao dịch mua bán. Nếu đề xuất có nội dung như vậy thì tôi không đồng ý" - bị cáo Tân nói.
Bị cáo Tân cũng nói "không kêu oan, thấy mình có trách nhiệm". Tuy nhiên, bị cáo này lý giải thêm: "Nếu trực tiếp quản lý thì có thể trực tiếp chịu trách nhiệm hình sự, nhưng đây chỉ là quản lý chung nên trách nhiệm chỉ là gián tiếp".
Theo bản án sơ thẩm, sau khi ký các văn bản liên quan đến 3 dự án trên, Trần Việt Tân đã thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, chỉ đạo đối với Tổng cục V; không kiểm tra, giám sát chặt chẽ dẫn đến việc không kịp thời phát hiện và ngăn chặn được các hành vi vi phạm của Phan Văn Anh Vũ. 
Do đó, Phan Văn Anh Vũ lợi dụng danh nghĩa công ty bình phong và các văn bản của Bộ Công an, của Tổng cục V để được thuê các nhà, đất công sản tại thành phố Đà Nẵng và TP.HCM theo hình thức chỉ định không qua đấu giá, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho ngân sách nhà nước.
Cựu thứ trưởng xin được hưởng án treo
Cựu thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành cho biết giữ nguyên kháng cáo và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt, cho hưởng án treo. Theo lời khai, bị cáo Bùi Văn Thành chỉ liên quan đến tài sản 129 Pasteur.
Lý do xin hưởng án treo, ông Thành đưa ra chủ trương bán nhà đất 129 Pasteur là thực hiện theo phân công, chỉ đạo của cấp trên. Việc mua bán này mục đích ban đầu là để phát triển tiềm lực kinh tế của ngành. Thực tế tài sản này được Tổng cục IV báo cáo đã đưa ra khỏi sổ sách quản lý của Bộ Công an.
"Trong quá trình tài sản 129 Paster bị mua bán, Vũ "nhôm" không liên hệ, làm việc gì với bị cáo. Các bị cáo Tân, Bách, Tuấn cũng không có báo cáo gì. Bị cáo cam đoan là không được hưởng lợi, chia chác gì", ông Thành nói.
Bị cáo Bùi Văn Thành tại phiên tòa - Ảnh: GIANG LONG© THÂN HOÀNG Bị cáo Bùi Văn Thành tại phiên tòa - Ảnh: GIANG LONG Theo bản án sơ thẩm, trên cơ sở tờ trình của Phan Văn Anh Vũ và báo cáo đề xuất của Phan Hữu Tuấn, bị cáo Thành ký tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho bán chỉ định cơ sở nhà đất tại số 129 Pasteur cho Công ty Nova Bắc Nam 79 là công ty bình phong của Tổng cục V, Bộ Công an để phục vụ hoạt động nghiệp vụ của ngành công an.
Mặc dù Tổng cục IV có văn bản báo cáo ông Thành về việc Công ty Thông tin thẩm định giá Tây Nam Bộ ban hành dự thảo chứng thư thẩm định giá, xác định giá trị nhà, đất tại số 129 Pasteur chỉ còn hơn 294 tỉ đồng, nhưng bị cáo đã không làm hết trách nhiệm trong việc chỉ đạo Tổng cục IV làm rõ lý do giảm giá nhà, đất tại số 129 Pasteur.
Bùi Văn Thành cũng không chỉ đạo Tổng cục IV có văn bản thông báo để Tổng cục V biết, quản lý, theo dõi cơ sở nhà, đất, phục vụ mục đích an ninh. Khi Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng nhà, đất này cho tư nhân bên ngoài nhưng Bùi Văn Thành đã không báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước.

Vũ Nhôm cùng Trưởng Ban Nội Chính Thành Ủy Đà Nẵng đã dùng tên dâm tặc bức hại người vô tội như thế nào?


Bởi Admin
08/04/2019
0 phản hồi

Hoàng Hải Vân

Phó Viện trưởng VKSND TP. Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh.
Như tôi đã nhiều lần đề cập, Vũ nhôm không chỉ có khả năng thao túng báo chí mà còn có khả năng thao túng bộ máy công quyền. Đôi với báo chí, sự điều khiển của anh ta còn hiệu lực hơn là sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo trung ương. Đối với cơ quan công quyền, ai không nghe anh ta thì đường dây có thế lực của anh ta sẽ làm cho lên bờ xuống ruộng. Một trong những minh chứng cho thực tế này là vụ cơ quan an ninh điều tra và Viện KSND thành phố Đà Nẵng khởi tố và bắt oan hai giám đốc doanh nghiệp.
Ngày 14-4-2018, báo Pháp luật TP.HCM đăng bài “Đà Nẵng : 2 giám đốc bị mất công ty vì bị khởi tố oan”. Ngày 20-4, Báo Tuổi Trẻ đưa tin “Mất sạch sự nghiệp vì bị bắt oan”. Đó là việc khởi tố và bắt giam 2 giám đốc doanh nghiệp tư nhân, trong khi không có căn cứ nào cho thấy họ phạm tội hình sự. Anh Phan Thanh Trà, bị bắt ngày 24-3-2017 theo Quyết định phê chuẩn lệnh khởi tố và lệnh bắt giam do Phó Viện trưởng VKSND TP. Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh ký. Anh Nguyễn Tấn Bình, bị bắt ngày 9-5-2017, đến ngày 31-10-2017 thì được cho tại ngoại. Đến ngày 13-4-2018 vụ án được đình chỉ, anh Trà mới được trả tự do và hai anh mới được khẳng định vô tội. (Ai quan tâm chi tiết vụ án thì có thể tự tìm đọc).
Theo tôi được biết thì sau khi bị bắt oan, gia đình hai anh đã kêu oan khắp nơi nhưng không một tờ báo nào lên tiếng bênh vực. Cần biết, Đà Nẵng là nơi báo lớn báo nhỏ ở Trung ương và một số địa phương khác đều có văn phòng đại diện hoặc phóng viên thường trú, nhưng mãi cho đến sau khi đình chỉ vụ án, cũng chỉ có báo Pháp luật TP.HCM, báo Tuổi Trẻ, sau đó là VTV8 và báo Tiền Phong đưa tin về vụ oan sai này, còn hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng khác đều im bặt (ai phát hiện có báo khác nữa đưa tin thì cho biết để tôi điều chỉnh lại cho công bằng nhé). Lý do vì sao thì chỉ có các phóng viên thường trú ở đó trả lời. Tôi xin lỗi các nhà báo không biết chuyện và các nhà báo biết chuyện nhưng lãnh đạo báo không cho đưa tin.
Do vụ oan sai trên không được báo chí đưa tin (trừ 4 cơ quan đưa tin sau khi vụ án được đình chỉ), nên không gây “chấn động” gì trong dư luận. Nhưng đằng sau nó là sự kinh dị điển hình của tình trạng lũng đoạn pháp quyền.
Lục lại hồ sơ của vụ án, trước hết tôi xin bày tỏ lòng nể phục sự công tâm của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Như Phương, Phòng 3 Viện KSND Đà Nẵng và anh Ngô Phú Quảng, trưởng phòng này. Hai công chức chính trực đó đã chính thức có tờ trình đề nghị lãnh đạo Viện từ chối phê chuẩn lệnh khởi tố, vì đây chỉ là quan hệ dân sự, không có dấu hiệu tội phạm hình sự. Nhưng Phó Viện trưởng Nguyễn Hữu Linh đã phê vào tờ trình rằng, dù lãnh đạo Viện đồng ý với tờ trình của Phòng 3 và đã gửi công văn từ chối phê chuẩn cho cơ quan an ninh điều tra, nhưng ngày ngày 20-3-2017 Bí thư Thành ủy và Trưởng ban Nội chính đã triệu tập cuộc họp “xác định Trà phạm tội lừa đảo và đề nghị VKS phê chuẩn khởi tố”, rằng “nay cơ quan ANĐT lại tiếp tục đề nghị phê chuẩn đối với Trà và Nguyễn Tấn Bình”. Vì lý do đó nên Viện phó Nguyễn Hữu Linh đề nghị “trước mắt phê chuẩn đối với Trà, còn Bình thì yêu cầu làm rõ thêm chứng cứ”. Phê vào tờ trình hôm trước, ngày hôm sau Viện phó Linh ký phê chuẩn lệnh khởi tố và bắt giam như nói ở trên. Tiếp đó, Viện phó Linh còn ký cáo trạng truy tố hai công dân vô tội nói trên.
Mấy chục năm học luật pháp và làm chức trách bảo vệ luật pháp mà nói và làm như vậy thì đã tự thú mình chỉ là một kẻ đầu sai.
Hậu quả là hai doanh nghiệp tan nát, hàng trăm công nhân mất việc làm, gia đình hai hai nạn nhân lâm vào cảnh lầm than điêu đứng. Các công dân vô tội bị chính quyền TP. Đà Nẵng đạp xuống dưới đáy xã hội, nhưng các nhà báo, được mệnh danh là những người bảo vệ người yếu thế, không một ai lên tiếng.
Biết mà không ai dám lên tiếng, chứng tỏ Vũ nhôm thế lực đến cỡ nào ! Là bởi vì vụ án này do Vũ nhôm điều khiển, để đánh một quan chức cấp cao không nghe lời anh ta. Theo đơn khiếu nại của hai nạn nhân, khi vào trại giam, hai anh đã bị công an bức cung buộc phải khai cho một quan chức cấp sở, để lấy cớ đập cho chết tươi quan chức cấp cao kia. Anh quan chức cấp sở, chỉ trong một thời gian ngắn từ tháng 3 đến tháng 9-2017, đã bị nhiều cơ quan triệu tập đến hành hạ hơn 40 lần, lần nào cũng có công an.
Người chỉ đạo chính trong vụ làm oan sai này là Trưởng ban Nội chính Trần Thanh Vân, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy. Ông này quan hệ với Vũ nhôm như thế nào sẽ nói vào dịp khác, chỉ biết rằng hiện tại ông vẫn là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính. Ông Thanh Vân trước đây là Viện trưởng Viện KSND thành phố, chính là người truy tố tướng Trần Văn Thanh và trung tá Dương Tiến, trưởng đại diện Báo Công an TP.HCM tại Hà Nội ra tòa, cũng trong một vụ án oan sai làm theo lệnh của ông Nguyễn Bá Thanh. Tướng Thanh thì bị ông này làm cho thân bại danh liệt, mặc dù cuối cùng vẫn không bị tù tội gì, nhưng trung tá Tiến thì phải chịu tù oan và bị tước hết quân tịch, song không một cơ quan báo chí nào dám nói một tiếng cho công bằng.
Nếu như Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh không bị kỷ luật và nếu như đường dây Vũ nhôm không bị đưa ra ánh sáng, rất khó nói hai giám đốc bị bắt oan có được minh oan hay không. Bởi vì, tháng 10-2017 ông Nguyễn Xuân Anh bị cách hết mọi chức vụ thì đến tháng 1-2018 một cuộc họp liên ngành giữa Ban Nội chính, Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an Đà Nẵng đã diễn ra. Tại cuộc họp, Viện phó Linh chỉ đích danh sự chỉ đạo của ông Trần Thanh Vân và “nguyên bí thư Thành ủy” Nguyễn Xuân Anh. Thậm chí Viện phó Linh nói ông Nguyễn Xuân Anh còn lớn tiếng bảo “các anh cứ làm đi, tôi chịu trách nhiệm”. Sau cuộc họp liên ngành này, gần 3 tháng sau, ngày 13-4-2018, Viện phó Linh mới ký quyết định đình chỉ vụ án. Buộc phải đình chỉ vì Nguyễn Xuân Anh và Vũ nhôm không còn là hai cái "cột đình" ở Đà Nẵng nữa, chứ hoàn toàn không phải do biết sai nên sửa, vì sai thì đã biết ngay từ đầu.
Cũng xin nói thêm vài lời. Nguyễn Xuân Anh khi còn làm ở báo Thanh Niên, là “đàn em” của tôi, lẽ ra tôi không “giậu đổ bìm leo” đối với người đã ngã ngựa, nhưng nói về vụ này mà né cái tên Nguyễn Xuân Anh thì tôi là kẻ không công bằng. Nhưng tôi nghĩ, Nguyễn Xuân Anh không có nhiều hiểu biết về pháp luật, lại dính dáng những lợi ích với Vũ nhôm nên một phần bị Vũ nhôm dễ dàng chi phối nhưng phần lớn là do sự tham mưu của Trưởng ban Nội chính Thành ủy. Điều lạ lùng là ông Trần Thanh Vân, dù bị kỷ luật cảnh cáo, hiện vẫn còn nguyên các chức vụ. Một Thành ủy mà do một người như vậy làm Trưởng ban Nội chính, tức là giữ vai trò giúp cho Thành ủy lãnh đạo toàn diện các cơ quan bảo vệ pháp luật thì có thể tin cái Thành ủy đó bảo vệ được luật pháp không ?
Và ở trên, tôi có nhắc đến tên một kiểm sát viên và Trưởng phòng 3 của Viện với lòng cảm kích. Tôi hoàn toàn không quen biết hai người này và cũng chưa có một mối quan hệ nào, nhắc đến tên họ tôi muốn khẳng định rằng Viện KSND Đà Nẵng vẫn có nhiều người chính trực, bên cạnh những kẻ bẻ cong công lý thì họ xứng đáng được vinh danh để làm gương cho kẻ khác. Nếu không có những người như vậy thì còn gì là chính quyền nữa. Một người quen có khuyên tôi không nên đưa tên họ, vì đây là chuyện nội bộ, các anh chị ấy đang làm việc, sợ rằng sẽ bị làm khó dễ. Xin thưa rằng, nếu như những “chuyện nội bộ” kia không được tiết lộ ra ngoài thì ai có thể biết luật pháp đã bị lũng đoạn như thế nào bởi những kẻ nhân danh Đảng, và làm sao dân chúng có thể biết trong cơ quan công quyền vẫn còn nhiều người tốt !

Thông điệp nào từ vụ khởi tố hai thứ trưởng Công an? (Phần 1)



Hai tướng công an Bùi Văn Thành (trái) và Trần Việt Tân (phải).

Không biết có phải dụng ý ‘kỷ niệm’ tròn một năm ngày Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ ‘ra đi tìm đường cứu nước’ khi bầu tâm huyết đó đã bị dẫn độ từ Singapore về Việt Nam hay không, vào trung tuần tháng 12 năm 2018 tân chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo khởi tố hai thứ trưởng Bộ Công an là tướng Bùi Văn Thành và một tướng khác có tên đệm trùng với đảng chính trị đối lập Việt Tân ở hải ngoại mà chính quyền và công an Việt Nam căm thù đến tận xương tủy.
‘Kỷ niệm’ một năm
Nhưng khác hẳn vụ truy bắt Vũ ‘Nhôm’ tháng 12/2017 - 1/2018 mà khi đó người phát ngôn của Bộ Công an là Thiếu tướng Lương Tam Quang thậm chí còn ‘thề’ với phóng viên là ‘chưa có thông tin gì’ về vụ này, một điểm mang tính ‘cách mạng’ của quy trình “khởi tố để điều tra dấu hiệu phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” hai tướng Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân là trang tin điện tử của Bộ Công an vào lần này đã ‘chủ động thông tin’ với lý do bắt: hai quan chức này nằm trong diễn biến mở rộng điều tra vụ án lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ liên quan Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm. Ông Thành bị khởi tố do những sai phạm khi làm Cục trưởng và ông Tân khi làm Tổng cục trưởng.
Nhưng rất có thể lý do trên chỉ mang tính danh nghĩa và/hoặc mang tính kỹ thuật trong chiến thuật điều tra và tố tụng hình sự, trong khi nguồn cơn thực chất của vụ khởi tố trên còn thâm sâu và ‘nhạy cảm chính trị’ hơn.
Bàn tay bí ẩn nào?
Bắt đầu từ tháng Tư năm 2017 và lan sang những tháng sau đó, một bàn tay bí ẩn đã tung lên mạng xã hội hàng loạt văn bản đóng dấu ‘MẬT’ và kể cả ‘TUYỆT MẬT’, mang danh nghĩa Bộ Công an liên hệ với nhiều cơ quan và tổ chức, chủ yếu với chính quyền TP.HCM để giới thiệu Công ty Nova 79 của Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ ‘Nhôm’) là ‘công ty bình phong’. Dựa vào những văn bản này, Vũ ‘Nhôm’ đã tiến hành các phi vụ làm ăn mua rẻ bán đắt liên quan đến nhiều khu ‘đất vàng’ ở Đà Nẵng, Sài Gòn và một số tỉnh thành khác. Chỉ trong một thời gian ngắn, Vũ ‘Nhôm’ đã gom được một số lớn bất động sản đắt giá và được đồn đoán là một trong những quan chức giàu nhất Việt Nam với tài sản vừa bất động sản vừa cổ phiếu và tiền mặt có thể lên đến 50.000 tỷ đồng Việt (khoảng 2,3 tỷ USD), và đương nhiên phải chịu chung chi cho cấp trên không ít.
Theo các văn bản được công bố trên mạng xã hội, hai quan chức Bộ Công an ký tên nhiều nhất vào các văn bản của bộ này giới thiệu cho Vũ ‘Nhôm’ đi ‘quan hệ’ là Thượng tướng, thứ trưởng Trần Việt Tân và Trung tướng, thứ trưởng Bùi Văn Thành.
Một số dư luận cho rằng số văn bản mà các ‘tham tướng’ đã nhúng bút lên đến 12 công văn, trong số đó còn có cả chữ ký của một thứ trưởng công an đang được Nguyễn Phú Trọng - nhân vật đã ‘tự cơ cấu’ vào Thường vụ đảng ủy công an trung ương vào tháng 10 năm 2016 và dù chỉ là ủy viên của tổ chức này nhưng luôn nghiễm nhiên ngồi ghế giữa trong các cuộc họp của Thường vụ đảng ủy công an trung ương - rất sủng ái và thậm chí còn có hơi hướng được cải tổ thay cho bộ trưởng đương nhiệm là Tô Lâm.
Cho tới nay, không ai biết bàn tay bí ẩn nào đã tung các văn bản có chữ ký của hai tướng Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân lên mạng xã hội, cho dù hầu hết dư luận đều khẳng định rằng không thể có ‘thế lực thù địch’ nào sở hữu nhiều tài liệu bí mật quốc gia đến thế, mà chắc chắn phải là một bàn tay, nếu không muốn nói là cả một thế lực chính trị đủ mạnh đằng sau bàn tay đó, đã tiến hành phi vụ này.
Không ít người đã nghĩ đến ‘tác giả’ của phi vụ trên chính là Tổng cục 2, tức Tổng cục Tình báo quân đội, hoặc nếu không phải danh chính ngôn thuận đại diện cho cơ quan này thì cái bàn tay bí ẩn đó cũng thuộc về một nhóm nào đó của tổng cục này.
Mặc dù vào thời gian các văn bản này được tung lên, một số dư luận viên (không biết thuộc phe phái chính trị nào) đã nhảy dựng lên mà tố cáo đó là những văn bản giả, nhưng cũng cho tới nay, Bộ Công an hoàn toàn không có bất kỳ phản ứng (công khai) nào trước những văn bản được cho là của bộ này tung ra trên mạng xã hội. Và không những không hề phản ứng, kể từ tháng 7 năm 2018 Bộ Công an còn như thể chứng thực cho những văn bản trên bằng cách gật đầu trước ý chỉ của Thường trực Ban bí thư và Ủy ban Kiểm tra trung ương về vụ kỷ luật đảng và giáng chức hai tướng Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân, để khởi tố 5 tháng sau đó.
Thông điệp kỷ luật quân đội để ‘đốt’ công an
Vụ kỷ luật hai tướng Thành và Tân diễn ra cùng với vụ kỷ luật hai ‘tham tướng’ quân đội là Thượng tướng Phương Minh Hòa và Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, còn vụ kỷ luật tướng quân đội xảy ra sau vụ bắt Út trọc và trong chiến dịch “làm sạch quân đội” của Nguyễn Phú Trọng.
Ý đồ và cũng là một thông điệp khi đó của Nguyễn Phú Trọng đã hiện dần theo thời gian và được chứng thực đến gần đây, đặc biệt sau cái chết của Trần Đại Quang: thi hành kỷ luật tướng quân đội để “đốt” tiếp tướng công an. Hoặc hiểu một cách bình dân hơn: tướng quân đội mà còn bị tống vào “lò” thì các loại tướng lĩnh tham nhũng ở Bộ Công an càng chẳng có lý do gì để thoát tội.
Trong những tháng đầu năm 2018, đã có hai viên tướng công an bị khởi tố và tống giam là Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa - cục trưởng Cục Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao của Bộ Công An, và Trung tướng Phan Văn Vĩnh - cựu tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát, từng một thời là cấp trên trực tiếp của Nguyễn Thanh Hóa. Vụ án này không những liên đới trực tiếp đến câu chuyện “công an bảo kê đường dây đánh bạc công nghệ cao,” mà vào thời gian đó còn có thông tin cho biết máy chủ của đường dây này “nằm sát Bộ Công An.” Cuối năm 2018, cả hai viên tướng này đều phải nhận mức án gần một chục năm tù giam cho mỗi kẻ.
Cũng trong những tháng đầu năm 2018, còn có một viên tướng khác - Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Công an đã nghỉ hưu - bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố và tống giam về hành vi “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”. Cùng bị bắt với tướng Tuấn trong đợt này là Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an, cũng về hành vi “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”.
Đến tháng 7 năm 2018, Bộ Chính trị họp kín và kết luận về ‘đồng chí Bùi Văn Thành’, trong đó có một nội dung dù được nêu mơ hồ nhưng rất gạch dưới là “vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an”, còn ‘đồng chí Trần Việt Tân’ thì “ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của ngành công an”.
Có thể cho rằng nội dung trên là chỉ dấu lộ diện đầu tiên, để khi khớp nối với việc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tung ra lệnh khởi tố Phan Văn Anh Vũ về hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước” vào tháng 12 năm 0218 - một động thái lạ, cả hai viên tướng Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân rất có thể đã trở thành những cái đỉnh còn thiếu của một đa giác nhiều đỉnh mà phe đảng đang săn tìm ẩn số còn lại.
(còn tiếp)


Phạm Chí Dũng

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'. Các bài viết của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

VNTB- Thông điệp nào từ vụ khởi tố hai thứ trưởng Công an? (phần cuối)

Phạm Chí Dũng

VOA 19/12/2018

Xem lại Phần 1: https://www.voatiengviet.com/a/phan-van-anh-vu-bui-van-thanh-viet-tan/4703987.html

Hai tướng công an Bùi Văn Thành (trái) và Trần Việt Tân.
Hai tướng công an Bùi Văn Thành (trái) và Trần Việt Tân.

Nếu vào tháng 4 năm 2018 là lúc Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Công an đã nghỉ hưu - bị bắt về hành vi “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, mới chỉ xuất hiện tam giác với ba đỉnh là Phan Hữu Tuấn - Nguyễn Hữu Bách - Phan Văn Anh Vũ, thì sau khi hai viên tướng thứ trưởng Bộ Công an là Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân chính thức bị khởi tố tuy chưa bị bắt vào tháng 12 năm 2018, vụ “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” ở bộ này đã xuất hiện ít nhất một đa giác với 5 đỉnh: Bùi Văn Thành - Trần Việt Tân - Phan Hữu Tuấn - Nguyễn Hữu Bách - Phan Văn Anh Vũ.
Đa giác 5 đỉnh
Tất cả đều là người của Tổng cục Tình báo Bộ Công an. Tổng cục này đã bị xóa sổ trong đề án ‘tái cơ cấu Bộ Công an’ mà về thực chất là một chiến dịch ‘thay máu’ bộ này diễn ra vào tháng 3 năm 2018 - một thắng lợi lớn của Nguyễn Phú Trọng mà khi đó còn là tổng bí thư chứ giành được chức chủ tịch nước. Trong khi đó, các tổng cục và đặc biệt là Tổng cục Tình báo quân đội của Bộ Quốc phòng vẫn ‘ung dung tự tại’.
Dấu hỏi lớn là “bí mật nhà nước” nào đã bị cố ý làm lộ bởi ba quan chức trên?
Vào cuối tháng 12 năm 2017, vào lúc Vũ “Nhôm” - tức Thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ đào tẩu và bị phát lệnh truy nã quốc tế, có một chi tiết “lạ”: trong khi báo chí nhà nước ồn ào đưa tin về rất nhiều dự án đất đai và nhà công sản mà Phan Văn Anh Vũ đã trục lợi chính sách để có được và làm giàu bất chính, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an lại tung ra lệnh truy nã của đối với Phan Văn Anh Vũ và khởi tố Vũ do có hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”.
Nếu quả thực Phan Văn Anh Vũ có tài liệu bí mật và chủ ý làm lộ tài liệu bí mật ấy, tài liệu này có thể được chỉ đạo cung cấp bởi các tướng Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân, Phan Hữu Tuấn, còn cán bộ Nguyễn Hữu Bách là người trực tiếp chuyển giao tài liệu.
Có thể là tài liệu nào?
Vào thời gian Phan Văn Anh Vũ bị truy nã, đã xuất hiện một luồng dư luận cho rằng Vũ có trong tay danh sách màng lưới tình báo viên cùng danh sách các công ty bình phong và công ty sân sau của ngành công an đang hoạt động ở trong và ngoài nước. Nếu bản danh sách này bị lộ ra thì đó sẽ là một chấn động không chỉ đối nội mà còn đối ngoại và mang tầm cỡ quốc tế, khiến không chỉ Tổng cục Tình báo mà cả Bộ Công an cũng “đi đứt”.
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy có một danh sách như thế được công khai hóa trên mạng xã hội hay được đề cập bởi báo chí quốc tế.
Trong khi đó, thực tế có thể hình dung ngay là trong tay Vũ “Nhôm” rất có thể đã nắm được những tài liệu mà khiến nhiều quan chức đang mất ngủ có thể là những tài liệu mang tính bằng chứng về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo, những phi vụ “xămxônai” (cách gọi loại vali chứa đầy đô la) mà các quan chức “lại quả” cho nhau, hoặc những hình ảnh sống động về giới quan chức đã thác loạn với gái trên giường… Những tài liệu và bằng chứng này chắc hẳn là nhiều hoặc rất nhiều mà Vũ “Nhôm” đã khai báo với cơ quan điều tra kể từ khi bị dẫn độ từ Singapore về Việt Nam vào đầu tháng Giêng năm 2018 đến nay.
Nhưng có lẽ “bí mật nhà nước” được hình dung bị lộ lọt rõ hơn cả là “Báo cáo tin tình báo”.
Một chi tiết liên quan vụ Vũ “Nhôm” nhưng có vẻ ít được dư luận chú ý là chỉ ít ngày sau khi Vũ “Nhôm” bị đặt vào lệnh truy nã, trên mạng xã hội bất thần hiện ra một tài liệu mang tên “Báo cáo tin tình báo”. Không biết tài liệu này có tính xác cứ nào hay không và nếu có thì xác cứ đến mức độ nào, nhưng địa chỉ được cho là phát hành nó là Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo) - Bộ Quốc phòng, ký tên Trung tướng Phạm Ngọc Hùng - Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo.
Bản “Báo cáo tin tình báo” trên dài đến 4 trang, đặc biệt đề cập về Vũ “Nhôm” và “phe cánh chính trị” không chỉ ở Đà Nẵng mà còn lên đến “trung ương”, cùng mối quan hệ của Vũ “Nhôm” với một số nhân vật và quan chức khác.
Nếu đọc kỹ bản báo cáo trên thì có thể nhận ra một số “biện pháp nghiệp vụ” mà cơ quan được cho là Tổng cục 2 quân đội đã áp dụng để theo dõi Vũ “Nhôm”.
Vậy phía quân đội đã phản ứng thế nào với tài liệu hiếm có trên?
Thông thường, việc xuất hiện một tài liệu nghiệp vụ chuyên sâu cùng độ bảo mật cao như vậy là một sự kiện “động trời” trong ngành tình báo, phải khiến cho đương sự là Tổng cục 2 “nhảy nhổm lên”, để ngay lập tức có hành động “phản bác các luận điệu sai trái” trên mạng xã hội, nhất là khi Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng đã khoe khoang về “lực lượng 47” có đến 10.000 dư luận viên vào cuối năm 2017.
Nhưng rất lạ lùng là cho tới nay, đã nhiều tháng trôi qua kể từ thời điểm hiện ra “Báo cáo tin tình báo” trên, người ta vẫn chưa thấy Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo hay có công bố nào để phản bác tính vô xác cứ của tài liệu này.
Mà như vậy, ngày càng xác cứ rằng “Báo cáo tin tình báo” trên là có thực.
Phải chăng Phan Văn Anh Vũ và những quan chức Tổng cục tình báo Bộ Công an đã chủ đích tung tài liệu trên lên mạng xã hội để “chơi lại” Tổng cục 2 quân đội?
Thông điệp ‘hồi tố’?
Không biết vô tình hay hữu ý, chỉ sau sự kiện ‘chủ tịch nước Trần Đại Quang chẳng may qua đời dù đã được tận tình cứu chữa’, hàng loạt vụ việc mà trước đó tưởng như bế tắc và chìm xuồng như vụ Nguyễn Hữu Tín - Phó chủ tịch TP.HCM, vụ ‘thế lực và đường dây nào bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài’, và mới đây nhất là vụ Trần Bắc Hà, mới được hồi tố. Nguyễn Hữu Tín chính thức bị bắt, người đầu tiên trong ‘đường dây Trịnh Xuân Thanh’ là Đường Hùng Cường cũng đã bị bắt, sau đó là trùm tài phiệt kiêm ‘chính khách’ lưu manh Trần Bắc Hà, rồi đến cựu phó chủ tịch chính quyền TP.HCM Nguyễn Thành Tài, và bây giờ là là hai thứ trưởng công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân.
17 năm sau vụ một thứ trưởng Bộ Công an là Bùi Quốc Huy bị bắt và phải nhận án tù vì bảo kê cho đường dây đánh bạc của Năm Cam ở Sài Gòn, vụ khởi tố Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân là lần thứ hai mà cấp thứ trưởng Bộ Công an ‘thọ nạn’.
Cả Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân lại đều là hai quan chức được phong tướng dưới thời ‘Anh Ba X’, tức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng công an Trần Đại Quang.
Chẳng khó khăn lắm để hình dung ra một logic: vào năm 2001 là cái thời mà nạn tham nhũng chỉ bằng một phần nhỏ so với hiện nay mà Bùi Quốc Huy còn phải đi tù, chẳng có lý gì hai ‘tham tướng’ Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân lại được ‘tại ngoại hầu tra’. Việc chính thức tra tay vào còng của hai quan chức này chỉ còn là vấn đề thời gian.
Nếu vụ ‘bắt Trần Bắc Hà’ vào cuối tháng 11 năm 2018 đã chuyển một thông điệp lớn đến trước cửa nhà ‘Anh Ba X’ rằng cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không an toàn hay không thể yên phận ‘làm người tử tế’, vụ khởi tố Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân cũng có thể phát ra một thông điệp khác: đã đến thời mà không ít ‘tham tướng’ của ‘cánh Nguyễn Tấn Dũng’ và ‘dây Trần Đại Quang’ bị ‘hồi tố’.
Thông điệp trên, nếu quả có thực, đang phù hợp với những đồn đoán có thực lâu nay về mối quan hệ được xem là ‘hữu cơ’ giữa Trần Đại Quang và Nguyễn Tấn Dũng.
Một hệ quả chắc chắn đang và sẽ xảy ra là vào thời ‘Hậu Quang’, một phần lớn, nếu không nói là toàn bộ ê kip trước đây từ thời Trần Đại Quang còn là bộ trưởng công an sẽ được đặt trên ‘đầu ruồi’ của Văn phòng chủ tịch nước. Tất cả những kẻ nào chưa kịp ‘ra đi tìm đường cứu nước’ đã và sẽ phải chịu chung số phận tê tái, nhẹ thì mất sạch theo cách ‘quan nhất thời dân vạn đại’, nặng dĩ nhiên khó tránh họa ‘cẩu đầu trảm’.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét