Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 268

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
GIÁN ĐIỆP (Thuyết minh) | Phim Tình Báo Nga Hay Nhất Mọi Thời Đại

Tình báo Mỹ kêu gọi đoàn kết chống lại mối đe dọa từ TQ


Các quan chức tình báo Mỹ cho rằng mối đe dọa từ Trung Quốc vẫn đang bị coi nhẹ và người Mỹ cần áp dụng cách tiếp cận toàn diện để ngăn chặn Bắc Kinh lấy mất vị thế số 1.
Gọi Trung Quốc là “mối đe dọa phản gián nghiêm trọng nhất mà đất nước chúng ta đang phải đối mặt”, một quan chức cấp cao của Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nói với các nghị sĩ rằng Chính phủ, cùng cộng đồng doanh nghiệp và học giả Mỹ, cần áp dụng cách tiếp cận toàn diện hơn trước các nỗ lực gián điệp thương mại của Bắc Kinh.
Phát biểu trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện ở Washington, Bill Priestap nhấn mạnh: “Đừng phạm sai lầm”.
Trợ lý giám đốc bộ phận phản gián của FBI cho rằng Trung Quốc đang tự coi mình là mô hình mới của thế giới, đang tìm cách làm suy yếu “trật tự tự do và cởi mở mà Mỹ đã góp phần thiết lập sau Thế chiến II”.

Mối đe dọa an ninh mạng

Priestap, người sẽ nghỉ hưu vào cuối năm, cảnh báo rằng Mỹ chưa nỗ lực để đối phó với gián điệp Trung Quốc.
Tinh bao My keu goi doan ket chong lai moi de doa tu TQ hinh anh 1
Bill Priestap, trợ lý giám đốc bộ phận phản gián của FBI, điều trân trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ. Ảnh: Getty.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp đảng Cộng hòa Chuck Grassley nhận định “sự kích động của truyền thông trong các vấn đề về Nga” đã đánh lạc hướng sự chú ý khỏi “mối đe dọa lớn hơn, hiện hữu hơn”. Đó là tham vọng của Trung Quốc nhằm vượt qua Mỹ để trở thành siêu cường số một thế giới.
Phát biểu trước Ủy ban Tình báo Thượng viện ngày 11/12, Giám đốc FBI Christopher Wray nói rằng Trung Quốc không chỉ dựa vào các tổ chức nhà nước để làm suy yếu sức mạnh quân sự, kinh tế, văn hóa và thông tin của Mỹ trên toàn cầu.
Giám đốc FBI nhìn nhận mối đe dọa không chỉ đến từ Chính phủ Trung Quốc mà còn từ toàn xã hội Trung Quốc. Ông kêu gọi “toàn xã hội” Mỹ đoàn kết để đối phó với Trung Quốc.
Đồng quan điểm, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Dan Coats cho rằng Trung Quốc đang hành động “thông minh” và “hiệu quả” khi “nhìn ra bên ngoài khu vực”.
Ông Coats cho biết nhiều cơ quan đang tiến hành "nghiên cứu chuyên sâu" để hiểu cách Trung Quốc thực hiện chương trình nghị sự toàn cầu của mình.
Phiên điều trần về “Gián điệp phi truyền thống chống lại Mỹ” diễn ra giữa các báo cáo về hoạt động của tin tặc Trung Quốc trong tuần này.
Các nhà điều tra đã đưa ra bằng chứng cho thấy Bộ An ninh Trung Quốc có thể đứng sau vụ tấn công hệ thống đặt phòng khách sạn của chuỗi Marriott Starwood, trong đó dữ liệu riêng tư của khoảng 500 triệu người đã bị tin tặc tiết lộ.
Theo các quan chức và nhà phân tích, Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa chiến lược lâu dài hàng đầu của Mỹ. Với quân đội được hiện đại hóa, Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường ảnh hưởng toàn cầu và trở thành nhà lãnh đạo thế giới về công nghệ tiên tiến “bằng mọi giá”.
Priestap cho biết một số cách thức “rõ ràng là bất hợp pháp”, như tấn công tin học và gián điệp thương mại. Một số “có vẻ hợp pháp” nhưng thực chất là lừa đảo, ví dụ như việc sử dụng các công ty bình phong.
“Cách thức rất đơn giản: cướp đoạt, sao chép và thay thế. Cướp đoạt tài sản sở hữu trí tuệ của công ty Mỹ. Mô phỏng công nghệ. Và thay thế công ty Mỹ tại thị trường Trung Quốc và một ngày đó là trên thị trường toàn cầu”, Washington Post dẫn lời Trợ lý Tổng chưởng lý John Demers.

Lợi dụng trí thức ở nước ngoài

Các nhà lập pháp cũng bày tỏ lo ngại việc Chính phủ Trung Quốc có thể gây áp lực cho các Hoa kiều được họ tài trợ để học tập và nghiên cứu tại Mỹ nhằm tiếp cận các nghiên cứu có giá trị chiến lược.
Tinh bao My keu goi doan ket chong lai moi de doa tu TQ hinh anh 2
Các giám đốc an ninh Mỹ làm chứng tại phiên điều trần của Ủy ban Tình báo Thượng viện về các mối đe dọa trên toàn thế giới. Ảnh: Reuters.
Việc Trung Quốc sử dụng “Viện Khổng tử”, các tổ chức được thành lập trong các trường đại học Mỹ với sự tài trợ của Chính phủ Trung Quốc để dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, cũng thu hút sự chú ý.
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố các viện này được Bộ Giáo dục thành lập nhưng theo James Mulvenon, một chuyên gia về Trung Quốc, thực tế chúng được Ban Công tác Mặt trận Thống nhất thành lập. Đây là một tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm hướng dẫn các hoạt động tuyên truyền và ảnh hưởng ở nước ngoài.
“Đó là tất cả những gì chúng ta cần biết về mục đích của Viện Khổng tử. Ban Công tác Mặt trận Thống nhất là trung tâm trong các nỗ lực ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài”, Mulvenon cho biết.
Priestap cho biết có 150 Viện Khổng tử trong các trường đại học ở Mỹ. Tuy nhiên, theo Mulvenon, đây chỉ là một phần trong áp lực rộng lớn hơn mà Trung Quốc đang đặt lên các trường đại học Mỹ.
Theo trang web của Chương trình Thiên nhân Kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc, một nỗ lực từ năm 2008 để tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài và chi tiền cho họ nhằm hỗ trợ hiện đại hóa Trung Quốc, hơn 300 nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã chấp nhận khoản chi của Trung Quốc.
Mulvenon cho biết không rõ họ đã nhận được sự cho phép từ cơ quan của mình để nhận khoản tài trợ này hay chưa.


Tuyết Mai

Xem Liên Xô duyệt binh để đánh cắp bí mật quân sự, CIA dính cú lừa ngoạn mục

Trung Phạm |


Xem Liên Xô duyệt binh để đánh cắp bí mật quân sự, CIA dính cú lừa ngoạn mục
Tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-9 "Scarp" tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ năm 1968. Ảnh: CIA

Ít nhất một lần Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã bị Moscow đánh lừa khi buộc phải tin rằng Liên Xô sở hữu nhiều máy bay ném bom chiến lược hơn những gì Washington dự đoán.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, rất nhiều thông tin về các hệ thống vũ khí mới của Liên Xô được Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) phát hiện, đơn giản chỉ bằng cách tham gia các buổi lễ duyệt binh!
Theo thông lệ, Liên Xô thường tổ chức duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moscow và nhân dịp này trình diễn các vũ khí mới nhằm khuếch trương sức mạnh của nhà nước Xô viết.
Đương nhiên, người Liên Xô luôn cảnh giác với tai mắt của CIA. Nhưng ít nhất một lần họ đã ngoạn mục đánh lừa được giới tình báo phương Tây, khiến lực lượng này phải tin rằng Liên Xô đang sở hữu nhiều máy bay ném bom hạt nhân hơn thực tế.
Hàng năm, các cuộc duyệt binh được Liên Xô tổ chức vào ngày 1/5 để chào mừng Ngày Quốc tế Lao động và ngày 7/11 kỷ niệm Cách mạng Tháng 10. Tài liệu lưu trữ về An ninh Quốc gia của Đại học George Washington viết:
"Mặc dù các lễ duyệt binh lớn nhất thường diễn ra ở Moscow nhưng chúng cũng được tổ chức tại những thành phố khác của Liên Xô. Moscow đôi khi cũng tổ chức một buổi trình diễn không quân vào tháng 7 với sự tham gia của các máy bay quân sự".
Xem Liên Xô duyệt binh để đánh cắp bí mật quân sự, CIA dính cú lừa ngoạn mục - Ảnh 1.
Pháo tự hành Liên Xô tham gia duyệt binh tháng 5/1960. Ảnh: CIA
Tại các sự kiện này, người Liên Xô thường trình diễn tất cả các loại thiết bị quân sự nhưng thu hút sự quan tâm lớn nhất vẫn là các hệ thống mang phóng vũ khí hạt nhân. Họ thường cho diễu hành qua Quảng trường Đỏ và các đại lộ khác các loại pháo, tên lửa đạn đạo hạt nhân cùng nhiều vũ khí khác.
Pháo hạng nặng, trong đó có các giàn phóng rocket 240 mm và tên lửa đất đối không như SA-6 Gainful, loại có thể đe dọa các máy bay ném bom của Mỹ, cũng xuất hiện trong các buổi lễ duyệt binh.
Trong những bức ảnh do máy bay do thám chụp được, kể cả bằng máy bay trinh sát U-2 thì các hệ thống vũ khí trên cũng chỉ như những dấu chấm nhỏ nên việc được quan sát chúng cận cảnh là cơ hội vô cùng quý báu với giới tình báo.
Tùy viên quân sự phương Tây làm việc tại các đại sứ quán và lãnh sự quán ở Liên Xô thường được mời tham dự và chụp ảnh những vũ khí xuất hiện trong buổi lễ duyệt binh. Người Liên Xô đương nhiên nhận thức rất rõ các buổi duyệt binh này có tầm quan trọng như thế nào đối với tình báo Mỹ.
Xem Liên Xô duyệt binh để đánh cắp bí mật quân sự, CIA dính cú lừa ngoạn mục - Ảnh 2.
Một máy bay ném bom Myasishchev M-4 Bison bay trong Lễ trình diễn sức mạnh không quân tại Moscow tháng 6/1956
Do đó, ít nhất một lần họ đã đánh lừa được người Mỹ tin rằng Liên Xô sở hữu nhiều vũ khí hơn những gì Washington dự đoán. Đó là vào tháng 7/1955, tại lễ duyệt binh kỷ niệm ngày không quân, Liên Xô đã cho trình diễn 10 máy bay ném bom chiến lược Myasishchev M-4 Molot (NATO định danh là Bison) bay theo đội hình qua khán đài.
Tuy nhiên, khi thoát khỏi tầm nhìn của quảng trường duyệt binh, những chiếc Bison này lại bay vòng lại theo cùng một hành trình, tổng cộng 6 lần tất cả.
Kết quả là, tình báo Mỹ tin rằng Liên Xô đã cho trình diễn tới 60 máy bay ném bom qua khán đài, chứ không phải 10 chiếc. Điều này có nghĩa là Moscow phải sở hữu tới 600 máy bay ném bom Myasishchev M-4, lớn hơn rất nhiều những gì Mỹ từng biết tới.
Nhận định này đã làm dấy lên nỗi sợ về "khoảng cách máy bay ném bom", mà nhờ đó Liên Xô sẽ nhanh chóng vượt Mỹ về khả năng sản xuất các máy bay ném bom tầm xa. Mức độ tín nhiệm của Tổng thống Eisenhower, người bị chỉ trích nặng nề vì "khoảng cách" không hề tồn tại này, đã bị giảm sút nghiêm trọng. Trên thực tế, Liên Xô chỉ có đúng 23 máy bay ném bom Biso

Hé lộ những chuyến đi khả nghi của cựu điệp viên Nga nghi bị hạ độc

Dân trí Cựu điệp viên Nga Sergei Skripal từng có những chuyến đi bí mật để gặp các lực lượng tình báo nước ngoài sau khi được Nga phóng thích và chuyển tới Anh sinh sống.


Cựu điệp viên hai mang Skripal bị đưa ra xét xử tại tòa án Moscow năm 2006 (Ảnh: Getty)
Cựu điệp viên hai mang Skripal bị đưa ra xét xử tại tòa án Moscow năm 2006 (Ảnh: Getty)

Cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal và con gái Yulia bị phát hiện trong trạng thái bất tỉnh nhân sự trên băng ghế bên ngoài trung tâm mua sắm ở thành phố Salisbury, Anh hôm 4/3. Giới chức Anh cáo buộc Nga sử dụng chất độc thần kinh Novichok được sản xuất từ thời Liên Xô để hạ sát cha con cựu điệp viên. Tuy nhiên, Nga đã thẳng thừng bác bỏ cáo buộc này.

Mặc dù cha con ông Skripal đã qua cơn nguy kịch sau khoảng thời gian điều trị tại bệnh viện, song nghi vấn đầu độc đã khiến quan hệ giữa Nga - Anh nói riêng và Nga - phương Tây nói chung trở nên căng thẳng, dẫn tới việc các bên trục xuất hàng trăm nhà ngoại giao và không ngừng chỉ trích lẫn nhau.
Trước khi tới Anh định cư, ông Skripal từng là đại tá tình báo quân đội Nga, song bị bắt và giam giữ vì cáo buộc tuồn tin mật cho Anh. Ông được trả tự do và chuyển tới Anh sinh sống sau cuộc trao đổi điệp viên được ví như thời Chiến tranh Lạnh hồi năm 2010. Để củng cố thêm lập trường trong vụ tấn công nghi bằng chất độc hóa học, giới chức Anh đã mô tả ông Skripal như một nạn nhân vô tội - người sống một cuộc đời thầm lặng tại thành phố Salisbury từ sau khi đặt chân tới Anh.
Những chuyến đi nước ngoài
Sergei Skripal khi còn là điệp viên quân đội Nga (Ảnh: BBC)
Sergei Skripal khi còn là điệp viên quân đội Nga (Ảnh: BBC)
Tuy nhiên, cuộc sống của cựu đại tá tình báo Nga tại Anh trong những năm gần đây không trôi qua lặng lẽ như vậy. Các quan chức châu Âu giấu tên cho biết nhiều năm trước khi bị tấn công tại Anh cách đây 10 tuần, ông Skirpal từng thực hiện nhiều chuyến đi và tuồn các thông tin mật về Nga cho các điệp viên nước ngoài. Các nguồn tin cho rằng các nhà chức trách Anh không chỉ cho phép mà còn tạo điều kiện cho các cuộc gặp của cựu điệp viên Skripal, một mặt nhằm truyền kinh nghiệm cho các đồng minh, mặt khác nhằm mang lại cho ông Skripal nguồn thu nhập nhất định.
Theo New York Times, ông Skripal từng gặp quan chức tình báo Séc vài lần và tới thăm Estonia năm 2016 để gặp các điệp viên của hai nước này. Tất nhiên các chuyến đi này không bị coi là phạm pháp hay là chuyện bất thường đối với các điệp viên hai mang từng phản bội tổ chức như ông Skripal. Tuy vậy, chúng có nghĩa là ông Skripal đã gặp các điệp viên nước ngoài - lực lượng có thể đang tìm cách phá hoại các hoạt động của Nga tại châu Âu. Điều đó cũng mở ra giả thuyết rằng vụ đầu độc nhằm vào ông Skripal có thể liên quan tới hành vi trả thù.
Không có cách nào để biết chắc chắn rằng các chuyến đi của ông Skripal đã biến ông trở thành mục tiêu của một vụ tấn công, hay liệu chính phủ Nga có biết về các chuyến đi này hay không. Các chuyến đi đều được giữ bí mật và chỉ một vài điệp viên nắm được thông tin này. Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ quan chức nào từ cơ quan tình báo của Séc hay Estonia công khai đề cập tới vấn đề này.
Quân nhân Anh vận chuyển băng ghế nơi cha con ông Skripal bị phát hiện bất tỉnh để phục vụ điều tra (Ảnh: EPA)
Quân nhân Anh vận chuyển băng ghế nơi cha con ông Skripal bị phát hiện bất tỉnh để phục vụ điều tra (Ảnh: EPA)
Khi được hỏi liệu ông Skripal trong những năm gần đây có tiếp xúc với các đặc vụ tình báo ở Tây Ban Nha, nơi ông từng hoạt động như một điệp viên hai mang, hay không, một phát ngôn viên của cơ quan tình báo nước ngoài Tây Ban Nha (CNI) cho biết câu hỏi này “là một lằn ranh đỏ mà chúng tôi không thể vượt qua”.
Ông Skripal đến Prague, Séc vào năm 2012 không lâu sau khi vợ ông qua đời vì bệnh ung thư. Theo một quan chức Séc, mặc dù buồn phiền song ông Skripal vẫn giữ tinh thần ổn định khi gặp các nhân viên của ít nhất một trong 3 cơ quan tình báo của Séc. Trong cuộc gặp ngắn này, ông Skripal đã cung cấp cho tình báo Séc thông tin về các điệp viên của cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU) đang hoạt động ở châu Âu.
Thông tin của ông Skripal khi đó được cho là đã lỗi thời do ông nghỉ hưu khỏi GRU từ năm 1999. Mặc dù vậy, các điệp viên Séc vẫn xem đây là các thông tin còn giá trị vì nhiều điệp viên GRU mà ông Skripal từng có thời gian làm việc cùng trong thập niên 90 vẫn còn sống. Những thông tin do cựu đại tá tình báo Nga cung cấp hữu ích tới mức tình báo Séc tiếp tục tìm cách gặp lại ông Skripal và có vài chuyến đi tới Anh trong những năm sau đó.
Các nguồn tin cũng tiết lộ chuyến thăm của ông Skripal tới Estonia, mô tả đây là “thông tin rất nhạy cảm”. Một quan chức cấp cao châu Âu xác nhận ông Skripal đã bí mật gặp một nhóm các sĩ quan tình báo hồi tháng 6/2016 song không rõ nội dung trao đổi giữa hai bên. Quan chức này thậm chí còn nói rằng các cơ quan tình báo Anh đã tạo điều kiện để chuyến thăm này diễn ra.
Mối quan hệ giữa Nga với Estonia và Séc, hai nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây, gắn liền với di sản Chiến tranh lạnh. Việc Estonia chuyển mình mạnh mẽ để khẳng định nền độc lập sau khi Liên Xô tan rã đã khiến Nga “nóng mặt”. Nhiều ý kiến đặt giả thuyết việc “trừ khử” điệp viên Nga có thể là cách để Estonia thể hiện tự tôn dân tộc.
Không phải chuyện hiếm
anh 1
Cảnh sát xuất hiện bên ngoài căn nhà của ông Skripal tại Salisbury, Anh (Ảnh: AP)
Những chuyến đi ra nước ngoài của ông Skripal, một cựu điệp viên hai mang Nga sống tại Anh, không phải chuyện hiếm gặp. John Sipher, người nghỉ hưu tại Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) năm 2014 và từng điều hành các chiến dịch ngầm chống Nga, cho biết Mỹ cũng thường xuyên sử dụng các điệp viên đào tẩu Nga để truyền kinh nghiệm cho các đồng minh, song những cuộc gặp này không được tiết lộ để tránh làm Nga nổi giận.
Các chuyên gia cho rằng việc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức thường là cách duy nhất để một cựu điệp viên có thể kiếm sống. Đối với các cựu điệp viên hai mang, nghỉ hưu là quãng thời gian ì trệ và xuống dốc. Chính phủ Anh cũng cấp cho các điệp viên đào tẩu một khoản lương nhất định, song họ than phiền rằng khoản tiền này quá ít. Vào cuối những năm 90, cựu điệp viên Vitor Makarov từng đệ đơn kiện cơ quan tình báo Anh vì điều kiện sống khổ cực, thậm chí cắm lều bên ngoài nơi ở của cựu Thủ tướng Tony Blair để biểu tình phản đối.
“Đó là vấn đề về tâm lý. Họ từng là tâm điểm của sự chú ý, nhưng bây giờ không còn giá trị quan trọng nữa”, Stephen Dorril, tác giả của các cuốn sách về tình báo Anh, nhận định.
Theo cựu sĩ quan CIA Sipher, Điện Kremlin có lẽ cũng không bận tâm đến việc các cựu điệp viên như ông Skripal có thể tiết lộ những thông tin lỗi thời về Nga với các lực lượng tình báo nước ngoài. Tuy nhiên, một vấn đề khác được đặt ra đó là, ông Skripal có thể được sử dụng cho mục đích khác, chẳng hạn chiêu mộ thêm các điệp viên mới của Nga cho phương Tây.
Thành Đạt
theo Trí Thức Trẻ

Thổ Nhĩ Kỳ mời chuyên gia Mỹ "nghiên cứu" S-400 Nga: Lộ hết bí mật?

Anh Tú |
Thổ Nhĩ Kỳ mời chuyên gia Mỹ "nghiên cứu" S-400 Nga: Lộ hết bí mật?
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ không bao giờ từ bỏ hợp đồng mua S-400 của Nga, bất chấp sức ép từ Mỹ. Ảnh: Sputnik

Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, hợp đồng mua bán hệ thống S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã tính trước những danh mục dữ liệu mà Ankara không được phép tiết lộ.

Hãng tin Bloomberg dẫn hai nguồn tin am hiểu sự việc cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị các chuyên gia kỹ thuật Mỹ nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 mà nước này mua từ Nga nhằm "kiểm soát tổn hại" trong các quan hệ với Washington vốn nảy sinh từ quyết định theo đuổi hợp đồng này của Ankara với Moscow.
Bình luận về thông tin trên, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, hợp đồng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã tính trước những danh mục dữ liệu nhất định mà Ankara không được phép tiết lộ.
"Theo quy định, bất cứ một thỏa thuận hợp tác quân sự quốc phòng nào của Nga với các quốc gia nước ngoài đều phải tính tới những nghĩa vụ pháp lý về việc không được tiết lộ một số dạng thông tin nhất định, cũng như những dữ liệu nhạy cảm liên quan tới quan hệ hợp tác", ông Dmitry Peskov lý giải.
"Trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn cũng sẽ có những nghĩa vụ pháp lý như vậy... Chúng tôi không thấy có bất cứ lý do gì để không tin tưởng các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ của mình".
Ankara và Washington hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về thông tin được Bloomberg công bố.
Thổ Nhĩ Kỳ mời chuyên gia Mỹ nghiên cứu S-400 Nga: Lộ hết bí mật? - Ảnh 1.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tham gia lễ kỷ niệm 73 năm ngày chiến thắng cuộc Chiến tranh Vệ Quốc Vĩ đại. Ảnh: Sputnik
Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác chủ chốt trong chương trình phát triển các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ. Theo kế hoạch hợp tác, 10 công ty của Thổ Nhĩ Kỳ đảm trách sản xuất các thiết bị trị giá khoảng 12 tỷ USD, trong đó có cả những chi tiết kỹ thuật rất quan trọng.
Chính phủ Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại trước quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống phòng không do Nga chế tạo và đã ngăn chặn việc chuyển giao các máy bay F-35 cho Ankara với lo ngại công nghệ nhạy cảm có thể bị tiết lộ và sử dụng để nâng cấp các hệ thống phòng thủ của Nga nếu Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu được cả hai.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ chưa tỏ rõ bất cứ dấu hiệu nào cho thấy nước này sẽ từ bỏ S-400 nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ bán các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Patriot trị giá 3,5 tỷ USD cho Ankara và đã thông báo cho Quốc hội Mỹ biết về quyết định này.
Hợp đồng đề xuất đó bao gồm 140 tên lửa Patriot, radar và các trạm điều khiển dưới mặt đất, và tất nhiên phải được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Các nguồn tin giấu tên am hiểu vụ việc chia sẻ trên Bloomberg rằng, sự phản đối ở Quốc hội Mỹ với thương vụ Patriot đã giảm xuống sau khi chính quyền Donald Trump cam kết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn phải đối diện với các lệnh trừng phạt nếu nước này tiếp tục mua các hệ thống S-400 của Nga.
Trong cuộc họp báo tháng trước, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nhấn mạnh, Ankara sẽ không bao giờ từ bỏ hợp đồng S-400 với Moscow nhưng để ngỏ khả năng mua vũ khí Mỹ trong tương lai. Khi đó, ông Cavusoglu cũng cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ mong muốn mua tên lửa Patriot của Mỹ nhưng chưa nhận được cam kết từ phía Washington.
Tháng 12/2017, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt bút ký thỏa thuận cung cấp các hệ thống phòng không S-400 cho Ankara. Hành động này đã thổi bùng căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ và Washington đã đe dọa áp đặt các lệnh trừng phạt với lý do vũ khí do Nga chế tạo không tương thích với mạng lưới phòng thủ của NATO.
Bất chấp những sức ép từ Washington, Ankara vẫn nhiều lần lên tiếng cảnh báo sẽ đóng băng hợp đồng mua máy bay F-35, đồng thời đe dọa tiến hành các biện pháp trả đũa thích đáng.
S-400 khai hỏa tại trường bắn Ashuluk trong cuộc tập trận chiến thuật của Lực lượng phòng thủ Vũ trụ Nga.
theo Trí Thức Trẻ

Mỹ "giáng đòn" trừng phạt hàng loạt nhân viên tình báo Nga

Dân trí Mỹ đã công bố quyết định trừng phạt hàng loạt nhân viên thuộc cơ quan tình báo Nga và các công ty có liên quan tới Moscow với nhiều cáo buộc, bao gồm can thiệp cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.



Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin (Ảnh: Getty)
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin (Ảnh: Getty)

“Quyết định ngày hôm nay được đưa ra nhằm vào các thành viên thuộc Cơ quan Tình báo Nga (GRU), trước đây là tổ chức tình báo quân sự của Nga, vì sự tham gia của họ vào một loạt hoạt động sai phạm, bao gồm nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, nỗ lực gây tổn hại cho các tổ chức quốc tế thông qua các biện pháp tấn công mạng và nỗ lực sát hại tại Anh”, thông báo của Bộ Tài chính Mỹ ngày 19/12 cho biết.
Bộ Tài chính Mỹ đã áp lệnh trừng phạt đối với 15 nhân viên thuộc cơ quan tình báo quân sự Nga với cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ và tấn công mạng Tổ chức Chống Doping Thế giới. Ngoài ra, 2 nhân viên khác thuộc cơ quan tình báo quân sự Nga bị trừng phạt với cáo buộc sát hại cựu điệp viên Nga Sergei Skripal bằng chất độc thần kinh tại Anh hồi đầu năm. Mỹ cũng trừng phạt 2 cá nhân và 3 công ty có liên quan tới Nga vì cho rằng họ đã thao túng dư luận Mỹ.
Các lệnh trừng phạt cấm người Mỹ và các công ty có chi nhánh tại Mỹ, chẳng hạn các ngân hàng toàn cầu, làm ăn với các tổ chức và cá nhân Nga bị Washington trừng phạt. Lệnh trừng phạt cũng cho phép Washington đóng băng bất kỳ tài sản nào của các cá nhân và tổ chức Nga nằm trong “danh sách đen”.
“Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với các đồng minh và đối tác quốc tế để đưa ra hành động tập thể nhằm ngăn chặn và phòng vệ trước các hành động sai phạm của Nga, các đối tượng ủy nhiệm và cơ quan tình báo của Nga”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin cho biết.
Nga từng nhiều lần phủ nhận có liên quan tới các cáo buộc do Mỹ đưa ra về việc can thiệp bầu cử, sát hại cựu điệp viên và tấn công mạng. Hầu hết các công dân Nga bị Mỹ trừng phạt lần này đều là những đối tượng từng nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ trước đây. 
Thành Đạt
Theo AFP

Mỹ trừng phạt Nga vì vụ cựu điệp viên hai mang bị đầu độc ở Anh

Dân trí Mỹ ngày 8/8 cho biết sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới với Nga vào cuối tháng 8 này sau khi cáo buộc Nga đứng sau vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal bị đầu độc bằng chất độc thần kinh tại Anh hồi đầu năm nay.



Cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal (Ảnh: Rex)
Cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal (Ảnh: Rex)

Trong thông cáo phát đi hôm qua 8/8, Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận sẽ triển khai các lệnh trừng phạt Nga trong tháng này vì vụ cựu điệp viên Skripal.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói rằng, Washington cho rằng, Nga đã "sử dụng vũ khí hóa học hoặc sinh học vi phạm luật pháp quốc tế, hoặc sử dụng vũ khí sát thương, vũ khí sinh học nhằm vào chính công dân của mình".
Các lệnh trừng phạt mới sẽ có hiệu lực từ khoảng ngày 22/8 và liên quan đến hoạt động xuất khẩu linh kiện điện tử nhạy cảm và các công nghệ khác của Nga, BBC dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt sẽ không áp dụng với các hoạt động liên quan đến ngành hàng không vũ trụ, hợp tác liên chính phủ trong lĩnh vực vũ trụ cũng như lĩnh vực đảm bảo an toàn hàng không dân dụng.
Thông cáo cho biết thêm, sau 90 ngày, nếu Nga không đưa ra cam kết đáng tin cậy về việc không sử dụng các loại vũ khí hóa học trong tương lai và không cho phép Liên Hợp Quốc thị sát, Mỹ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt thậm chí cứng rắn hơn.
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ áp lệnh trừng phạt Nga liên quan đến vụ việc Skripal. Không lâu sau khi cựu đại tá tình báo Nga Skripal bị trúng độc thần kinh tại Salisbury (Anh) hồi tháng 3, Mỹ đã trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga.
Mỹ và các nước phương Tây khác cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Skripal. Tuy nhiên, Nga đã nhiều lần bác bỏ, cho rằng đây là cáo buộc vô căn cứ, có nhiều điểm không hợp lý. Nga cũng đáp trả phương Tây bằng lệnh trục xuất hàng loạt nhà ngoại giao.
Minh Phương
Theo BBC
Thứ bảy, 22/12/2018 - 14:01

Bác sĩ điều trị cho cựu điệp viên Nga nghi bị đầu độc ở Anh lên tiếng

Dân trí Các bác sĩ tại bệnh viện Salisbury trực tiếp điều trị cho cha con cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal nói rằng, họ cũng không thể chắc chắn về tình hình sức khỏe của cha con Skripal về lâu dài sau nghi vấn bị đầu độc bằng chất độc thần kinh ở Anh.



Cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal (Ảnh: Getty)
Cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal (Ảnh: Getty)
Cha con cựu điệp viên Nga Skripal được tìm thấy bất tỉnh ở một công viên gần trung tâm mua sắm Salisbury (Anh) hôm 4/3 và bị nghi nhiễm chất độc thần kinh. Sau quá trình điều trị, con gái Yulia được xuất viện hồi đầu tháng 4, trong khi cựu điệp viên Skripal mới chỉ xuất viện hôm 18/5 vừa qua.
Tuy cha con họ đều được xuất viện, song các bác sĩ điều trị tại bệnh viện Salisbury nói rằng họ không chắc chắn về tình hình sức khỏe của cha con Skripal về lâu dài. Một số bác sĩ thậm chí lo ngại chính họ cũng bị ảnh hưởng bởi chất độc thần kinh.
Giám đốc bệnh viện Salisbury, bà Christine Blanshard, nói: "Câu trả lời trung thực nhất là chính chúng tôi cũng không biết".
Trước đó, khi tiếp nhận điều trị cho cha con Skripal, các bác sĩ ở Salisbury lo ngại cha con họ khó lòng qua khỏi. "Tất cả bằng chứng đều cho thấy họ khó lòng sống sót", Stephen Jukes, một nhân viên y tế điều trị cho Skripal cho biết. Tuy nhiên, cuối cùng, Skripal và con gái vẫn có thể xuất viện. Yulia hồi tuần trước cho biết, cô đang hồi phục dần dần mặc dù "rất đau đớn".
Nghi án đầu độc cha con cựu điệp viên Skripal khiến quan hệ giữa Anh và Nga căng thẳng khi Anh cáo buộc Nga đứng sau vụ việc. Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước cũng nói rằng, nếu cựu điệp viên Skripal bị trúng chất độc thần kinh như cáo buộc của Anh, người đàn ông này đã tử vong ngay tại chỗ. Tổng thống Putin một lần nữa nhấn mạnh rằng, Nga sẵn sàng giúp Anh tiến hành cuộc điều tra về vụ tấn công nhằm vào cha con cựu điệp viên.
Minh Phương
Theo BBC

Nga lên tiếng về chất độc thần kinh nghi đầu độc cựu điệp viên tại Anh

Dân trí Tổng thống Vladimir Putin một lần nữa khẳng định nếu Nga sử dụng chất độc thần kinh để hạ độc cha con cựu điệp viên như cáo buộc của Anh thì các nạn nhân sẽ không thể sống sót trở về như bây giờ.


Tổng thống Putin (Ảnh: TASS)
Tổng thống Putin (Ảnh: TASS)
Tổng thống Putin ngày 25/5 đã nhắc lại việc Anh cáo buộc Nga sử dụng chất độc thần kinh quân sự để đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ông này tại thành phố Salisbury, Anh hồi đầu tháng 3.
“Tôi nghĩ chất độc thần kinh quân sự không được dùng trong trường hợp này. Mà nếu có đi nữa thì tất cả những gì phía Anh tuyên bố ban đầu đều bị đặt nghi vấn. Làm thế nào để thoát ra khỏi tình cảnh này? Hoặc là tiến hành một cuộc điều tra chung đầy đủ và khách quan, hoặc là dừng các cuộc thảo luận về vấn đề này vì chúng chỉ khiến các mối quan hệ thêm xấu đi”, ông Putin cho biết.
Theo nhà lãnh đạo Nga, “lời giải thích khách quan nhất cho vụ việc này chỉ có thể được đưa ra sau một cuộc điều tra kỹ lưỡng, khách quan, và tôi muốn nhấn mạnh đó phải là cuộc điều tra chung”.
“Tôi không phải là một chuyên gia về chất độc quân sự, nhưng theo những gì tôi biết nạn nhân của các vụ tấn công bằng chất độc thần kinh sẽ tử vong ngay tại hiện trường, gần như ngay lập tức”, ông Putin nói.
“Nhưng ơn Chúa, chuyện này đã không xảy ra và cha con ông Skripal đều còn sống. Họ cũng vừa xuất viện. Như những gì chúng ta nhìn thấy trên tivi gần đây, ít nhất con gái của ông ấy trông vẫn khỏe mạnh. Tất cả đều bình an vô sự”, Tổng thống Nga cho biết.

Hai cha con cựu điệp viên Nga Skripal (Ảnh: Sputnik)
Hai cha con cựu điệp viên Nga Skripal (Ảnh: Sputnik)
Cựu điệp viên Skripal, 66 tuổi, và con gái Yulia, 33 tuổi, bị phát hiện bất tỉnh trên băng ghế bên ngoài trung tâm mua sắm ở Salisbury. Chính quyền Anh cáo buộc Nga sử dụng chất độc thần kinh được sản xuất từ thời Liên Xô để hạ độc cha con ông Skripal, mặc dù Moscow đã lên tiếng phủ nhận. Vụ việc khiến quan hệ giữa Nga với Anh và phương Tây trở nên căng thẳng, dẫn tới quyết định trục xuất hàng trăm nhà ngoại giao.
Ông Skripal từng là đại tá tình báo quân đội Nga, bị Moscow kết tội làm gián điệp hai mang cho Anh. Sau khi được trả tự do trong cuộc trao đổi điệp viên giữa Nga và Mỹ năm 2010, ông chuyển tới Anh sinh sống từ đó tới nay.
Thành Đạt
Theo TASS

Hé lộ những chuyến đi khả nghi của cựu điệp viên Nga nghi bị hạ độc

Dân trí Cựu điệp viên Nga Sergei Skripal từng có những chuyến đi bí mật để gặp các lực lượng tình báo nước ngoài sau khi được Nga phóng thích và chuyển tới Anh sinh sống.


Cựu điệp viên hai mang Skripal bị đưa ra xét xử tại tòa án Moscow năm 2006 (Ảnh: Getty)
Cựu điệp viên hai mang Skripal bị đưa ra xét xử tại tòa án Moscow năm 2006 (Ảnh: Getty)

Cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal và con gái Yulia bị phát hiện trong trạng thái bất tỉnh nhân sự trên băng ghế bên ngoài trung tâm mua sắm ở thành phố Salisbury, Anh hôm 4/3. Giới chức Anh cáo buộc Nga sử dụng chất độc thần kinh Novichok được sản xuất từ thời Liên Xô để hạ sát cha con cựu điệp viên. Tuy nhiên, Nga đã thẳng thừng bác bỏ cáo buộc này.

Mặc dù cha con ông Skripal đã qua cơn nguy kịch sau khoảng thời gian điều trị tại bệnh viện, song nghi vấn đầu độc đã khiến quan hệ giữa Nga - Anh nói riêng và Nga - phương Tây nói chung trở nên căng thẳng, dẫn tới việc các bên trục xuất hàng trăm nhà ngoại giao và không ngừng chỉ trích lẫn nhau.
Trước khi tới Anh định cư, ông Skripal từng là đại tá tình báo quân đội Nga, song bị bắt và giam giữ vì cáo buộc tuồn tin mật cho Anh. Ông được trả tự do và chuyển tới Anh sinh sống sau cuộc trao đổi điệp viên được ví như thời Chiến tranh Lạnh hồi năm 2010. Để củng cố thêm lập trường trong vụ tấn công nghi bằng chất độc hóa học, giới chức Anh đã mô tả ông Skripal như một nạn nhân vô tội - người sống một cuộc đời thầm lặng tại thành phố Salisbury từ sau khi đặt chân tới Anh.
Những chuyến đi nước ngoài
Sergei Skripal khi còn là điệp viên quân đội Nga (Ảnh: BBC)
Sergei Skripal khi còn là điệp viên quân đội Nga (Ảnh: BBC)
Tuy nhiên, cuộc sống của cựu đại tá tình báo Nga tại Anh trong những năm gần đây không trôi qua lặng lẽ như vậy. Các quan chức châu Âu giấu tên cho biết nhiều năm trước khi bị tấn công tại Anh cách đây 10 tuần, ông Skirpal từng thực hiện nhiều chuyến đi và tuồn các thông tin mật về Nga cho các điệp viên nước ngoài. Các nguồn tin cho rằng các nhà chức trách Anh không chỉ cho phép mà còn tạo điều kiện cho các cuộc gặp của cựu điệp viên Skripal, một mặt nhằm truyền kinh nghiệm cho các đồng minh, mặt khác nhằm mang lại cho ông Skripal nguồn thu nhập nhất định.
Theo New York Times, ông Skripal từng gặp quan chức tình báo Séc vài lần và tới thăm Estonia năm 2016 để gặp các điệp viên của hai nước này. Tất nhiên các chuyến đi này không bị coi là phạm pháp hay là chuyện bất thường đối với các điệp viên hai mang từng phản bội tổ chức như ông Skripal. Tuy vậy, chúng có nghĩa là ông Skripal đã gặp các điệp viên nước ngoài - lực lượng có thể đang tìm cách phá hoại các hoạt động của Nga tại châu Âu. Điều đó cũng mở ra giả thuyết rằng vụ đầu độc nhằm vào ông Skripal có thể liên quan tới hành vi trả thù.
Không có cách nào để biết chắc chắn rằng các chuyến đi của ông Skripal đã biến ông trở thành mục tiêu của một vụ tấn công, hay liệu chính phủ Nga có biết về các chuyến đi này hay không. Các chuyến đi đều được giữ bí mật và chỉ một vài điệp viên nắm được thông tin này. Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ quan chức nào từ cơ quan tình báo của Séc hay Estonia công khai đề cập tới vấn đề này.
Quân nhân Anh vận chuyển băng ghế nơi cha con ông Skripal bị phát hiện bất tỉnh để phục vụ điều tra (Ảnh: EPA)
Quân nhân Anh vận chuyển băng ghế nơi cha con ông Skripal bị phát hiện bất tỉnh để phục vụ điều tra (Ảnh: EPA)
Khi được hỏi liệu ông Skripal trong những năm gần đây có tiếp xúc với các đặc vụ tình báo ở Tây Ban Nha, nơi ông từng hoạt động như một điệp viên hai mang, hay không, một phát ngôn viên của cơ quan tình báo nước ngoài Tây Ban Nha (CNI) cho biết câu hỏi này “là một lằn ranh đỏ mà chúng tôi không thể vượt qua”.
Ông Skripal đến Prague, Séc vào năm 2012 không lâu sau khi vợ ông qua đời vì bệnh ung thư. Theo một quan chức Séc, mặc dù buồn phiền song ông Skripal vẫn giữ tinh thần ổn định khi gặp các nhân viên của ít nhất một trong 3 cơ quan tình báo của Séc. Trong cuộc gặp ngắn này, ông Skripal đã cung cấp cho tình báo Séc thông tin về các điệp viên của cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU) đang hoạt động ở châu Âu.
Thông tin của ông Skripal khi đó được cho là đã lỗi thời do ông nghỉ hưu khỏi GRU từ năm 1999. Mặc dù vậy, các điệp viên Séc vẫn xem đây là các thông tin còn giá trị vì nhiều điệp viên GRU mà ông Skripal từng có thời gian làm việc cùng trong thập niên 90 vẫn còn sống. Những thông tin do cựu đại tá tình báo Nga cung cấp hữu ích tới mức tình báo Séc tiếp tục tìm cách gặp lại ông Skripal và có vài chuyến đi tới Anh trong những năm sau đó.
Các nguồn tin cũng tiết lộ chuyến thăm của ông Skripal tới Estonia, mô tả đây là “thông tin rất nhạy cảm”. Một quan chức cấp cao châu Âu xác nhận ông Skripal đã bí mật gặp một nhóm các sĩ quan tình báo hồi tháng 6/2016 song không rõ nội dung trao đổi giữa hai bên. Quan chức này thậm chí còn nói rằng các cơ quan tình báo Anh đã tạo điều kiện để chuyến thăm này diễn ra.
Mối quan hệ giữa Nga với Estonia và Séc, hai nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây, gắn liền với di sản Chiến tranh lạnh. Việc Estonia chuyển mình mạnh mẽ để khẳng định nền độc lập sau khi Liên Xô tan rã đã khiến Nga “nóng mặt”. Nhiều ý kiến đặt giả thuyết việc “trừ khử” điệp viên Nga có thể là cách để Estonia thể hiện tự tôn dân tộc.
Không phải chuyện hiếm
anh 1
Cảnh sát xuất hiện bên ngoài căn nhà của ông Skripal tại Salisbury, Anh (Ảnh: AP)
Những chuyến đi ra nước ngoài của ông Skripal, một cựu điệp viên hai mang Nga sống tại Anh, không phải chuyện hiếm gặp. John Sipher, người nghỉ hưu tại Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) năm 2014 và từng điều hành các chiến dịch ngầm chống Nga, cho biết Mỹ cũng thường xuyên sử dụng các điệp viên đào tẩu Nga để truyền kinh nghiệm cho các đồng minh, song những cuộc gặp này không được tiết lộ để tránh làm Nga nổi giận.
Các chuyên gia cho rằng việc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức thường là cách duy nhất để một cựu điệp viên có thể kiếm sống. Đối với các cựu điệp viên hai mang, nghỉ hưu là quãng thời gian ì trệ và xuống dốc. Chính phủ Anh cũng cấp cho các điệp viên đào tẩu một khoản lương nhất định, song họ than phiền rằng khoản tiền này quá ít. Vào cuối những năm 90, cựu điệp viên Vitor Makarov từng đệ đơn kiện cơ quan tình báo Anh vì điều kiện sống khổ cực, thậm chí cắm lều bên ngoài nơi ở của cựu Thủ tướng Tony Blair để biểu tình phản đối.
“Đó là vấn đề về tâm lý. Họ từng là tâm điểm của sự chú ý, nhưng bây giờ không còn giá trị quan trọng nữa”, Stephen Dorril, tác giả của các cuốn sách về tình báo Anh, nhận định.
Theo cựu sĩ quan CIA Sipher, Điện Kremlin có lẽ cũng không bận tâm đến việc các cựu điệp viên như ông Skripal có thể tiết lộ những thông tin lỗi thời về Nga với các lực lượng tình báo nước ngoài. Tuy nhiên, một vấn đề khác được đặt ra đó là, ông Skripal có thể được sử dụng cho mục đích khác, chẳng hạn chiêu mộ thêm các điệp viên mới của Nga cho phương Tây.
Thành Đạt
Theo New York Times
 

Điều ít biết về cơ quan tình báo bí mật nhất của Trung Quốc

Dân trí Mặc dù là một cơ quan tình báo kín tiếng, song Bộ An ninh Quốc gia (MSS) của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế trong những tuần gần đây sau khi Mỹ và các nước đồng loạt phanh phui mạng lưới tin tặc của Bắc Kinh.

Điều ít biết về cơ quan tình báo bí mật nhất của Trung Quốc - Ảnh 1.
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (Ảnh: SCMP)
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 20/12 đã chính thức kết tội hai tin tặc Trung Quốc với cáo buộc đánh cắp các bí mật thương mại và công nghệ từ 12 quốc gia trên khắp thế giới. Cả hai nghi phạm này đều được xác định là hoạt động tấn công mạng thay cho Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS).
Tuyên bố trên của Mỹ được đưa ra không lâu sau vụ bắt giữ chưa từng có tiền lệ diễn ra hồi tháng 10. Xu Yanjun, một quan chức cấp cao của MSS, đã bị dẫn độ sang Mỹ sau khi bị "dụ dỗ" và bắt giữ tại Bỉ. Xu bị cáo buộc tìm cách đánh cắp các bí mật thương mại từ nhiều công ty hàng không và vũ trụ của Mỹ.
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc cũng từng gây chấn động khi bắt giữ 2 công dân Canada với cáo buộc "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia" của Trung Quốc hồi đầu tháng 12. Đây được xem là động thái trả đũa của Bắc Kinh sau vụ Canada bắt bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính tập đoàn Huawei Trung Quốc, theo đề nghị của Mỹ.
Các cơ quan tình báo về bản chất luôn hoạt động bí mật. Tuy nhiên, MSS dường như hoạt động dưới vỏ bọc thậm chí còn bí mật hơn tất cả các cơ quan tình báo khác. Không giống Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) hay Cơ quan Tình báo Anh (MI6), MSS không có bất kỳ cổng thông tin điện tử chính thức nào, thậm chí các thông tin liên hệ công khai hay người phát ngôn cũng không có.
Cơ cấu của MSS
Bộ An ninh Quốc gia là cơ quan tình báo dân sự chính của Trung Quốc. Được thành lập từ năm 1983, MSS chịu trách nhiệm về các hoạt động phản gián, tình báo nước ngoài cũng như giám sát và tình báo nội bộ cho an ninh quốc gia Trung Quốc. Do vậy, MSS thường được mô tả là cơ quan pha trộn giữa Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).
Tương tự nhiều bộ khác trực thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, MSS cũng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp tại các tỉnh thành trên lãnh thổ Trung Quốc.
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc được tổ chức thành nhiều cục, trong đó mỗi cục được giao một nhiệm vụ khác nhau như tuyển mộ nhân viên làm việc cho MSS, thu thập thông tin tình báo nước ngoài, phụ trách hoạt động tình báo tại các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Macao, Hong Kong.
Lãnh đạo của MSS
Điều ít biết về cơ quan tình báo bí mật nhất của Trung Quốc - Ảnh 2.
Lãnh đạo MSS Chen Wenqing (Ảnh: SCMP)
Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc do ông Chen Wenqing, người từng có 20 năm hoạt động trong lực lượng an ninh tại tỉnh quê nhà Tứ Xuyên, lãnh đạo. Trước khi nhận nhiệm vụ tại MSS vào năm 2015, ông Chen là cấp phó của "kiến trúc sư trưởng" chiến dịch chống tham nhũng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tại cơ quan chống tham nhũng thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc trong hơn 2 năm.
Mặc dù tên của các thứ trưởng MSS thường không được công bố, song một trong số các quan chức của bộ này được xác định là Thứ trưởng Ma Jian - người đã bị cách chức. Ông Ma được cho là có quan hệ với Guo Wengui - một tỷ phú bỏ trốn của Trung Quốc đang sống lưu vong tại Mỹ. Ông Ma đã sa lưới trong chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của Trung Quốc.
Danh tính một thứ trưởng khác của MSS, ông Qiu Jin, được hé lộ sau khi ông áp giải Wang Lijun, cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh, về Bắc Kinh. Ông Wang từng xin tị nạn trong lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô vào đầu năm 2012 khi mối quan hệ giữa ông và cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người bị kết tội tham nhũng, nhận hối lộ và lạm quyền, xấu đi.
Quyền lực của MSS
Theo Luật Tình báo Quốc gia được thông qua năm 2017, MSS cùng các cơ quan tình báo khác của Trung Quốc có quyền năng rất lớn trong việc tiến hành nhiều hoạt động tình báo khác nhau ở cả Trung Quốc và nước ngoài, giám sát và điều tra các cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài, thậm chí có thể ra lệnh cho các đối tượng này tham gia hoặc hỗ trợ cho các hoạt động tình báo.
MSS cũng được trao quyền để bắt giữ các đối tượng bị nghi ngờ cản trở hoặc để lộ các thông tin liên quan tới hoạt động tình báo trong thời hạn 15 ngày.
Theo Luật Tố tụng Hình sự Trung Quốc, MSS có thẩm quyền bắt giữ các đối tượng là cảnh sát nếu phát hiện có hành vi phạm tội liên quan tới an ninh quốc gia.
Hai công dân Canada, gồm cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor, đều bị MSS bắt với cáo buộc "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia" Trung Quốc. Tại Trung Quốc, cáo buộc này có nội hàm rất rộng và thường được sử dụng để nhắm mục tiêu tới các đối tượng bất mãn chính trị hoặc có tiếng nói trong vấn đề nhân quyền.
Hồi tháng trước, Sheng Hong, giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế Unirule, bị cấm rời khỏi Trung Quốc để tham dự một hội thảo tại Đại học Harvard, Mỹ với lý do ông này "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia".
Năm 2016, Peter Dahlin, một cán bộ thuộc tổ chức phi chính phủ Thụy Điển, cũng bị MSS bắt giữ trong khoảng thời gian hơn 3 tuần với cáo buộc tương tự. Dahlin được trả tự do sau khi xuất hiện trên truyền hình nhà nước Trung Quốc để thú nhận hành vi của mình.
Thành Đạt
Theo SCMP

Kamufliaz - Chiến dịch ngụy trang táo bạo của KGB

Hồng Sơn |

Kamufliaz - Chiến dịch ngụy trang táo bạo của KGB

Ngày 1-8-1985, quan chức đứng đầu bộ phận phản gián Gadner Hathaway tại Langley (trụ sở của Cục tình báo trung ương Mỹ - CIA) nhận được một bức điện khẩn từ chi nhánh của tình báo Mỹ tại Italy. Nội dung bức điện cho biết ngay sáng hôm đó, đại tá Vitaly Sergeyevich Yurchenko đã có mặt tại đại sứ quán Mỹ ở Rome với mong muốn hợp tác với Washington.

Khỏi phải nói Hathaway đã mừng tới mức độ nào khi cương vị hiện tại của nhân vật đào tẩu này là hết sức ấn tượng – Phó chỉ huy ban 1 (ban phụ trách nước Mỹ) của Tổng cục I (tình báo đối ngoại của KGB), là nơi chuyên triển khai các chiến dịch tình báo trên lãnh thổ Mỹ và Canada. Kể từ thời của đại tá Penkovski, người Mỹ chưa bao giờ bắt được “con cá vàng” cỡ bự như vậy.
Tuy nhiên, CIA không thể biết được rằng, đó chỉ là điểm mở đầu cho một chiến dịch ngụy trang hết sức mạo hiểm của KGB nhằm che giấu siêu điệp viên Aldrich Ames của mình tại Langley…
Kế hoạch “Lỗ hống sạch”
Cũng ngay trong chiều tối hôm đó, Hathaway nhận thêm một bức điện nữa từ Rome. Trong đó Yurchenko cho biết, 6 tháng trước tại Vienna, có một người Mỹ đã liên hệ với chi nhánh KGB tại đây, cung cấp tên tuổi của một số công dân Xôviết đang làm việc cho Mỹ.
Dù chưa làm việc trực tiếp với nguồn tin này, nhưng Yurchenko biết được nhân vật này từng có thời gian làm việc cho CIA và bất ngờ bị sa thải ngay trước chuyến công tác tới Moscow.
Hathaway thật ra vào thời điểm đó đã biết được, nhân vật được nhắc tới không ai khác chính là Edward Lee Howard. Ông ta nhấc điện thoại gọi điện trực tiếp cho Giám đốc CIA William Casey để báo về tin mừng này.
Kamufliaz - Chiến dịch ngụy trang táo bạo của KGB - Ảnh 1.
Vitaly Sergeyevich Yurchenko.
Quay trở lại thời điểm năm 1977, Hathaway, khi đó đang lãnh đạo chi nhánh của CIA tại Moscow, nhận thấy rằng, tất cả các điệp viên của ông ta mỗi khi rời khỏi đại sứ quán đều không thể thoát được sự theo dõi của phản gián Xôviết.
Trong khi các nhà ngoại giao Mỹ thuần túy lại không hề nằm trong tầm ngắm. Thực tế cho thấy trước khi bất cứ nhân viên CIA nào đặt chân tới Moscow, KGB đều đã nắm được đầy đủ thông tin về nhân vật này, chủ yếu bằng cách rà soát những công việc anh ta đã làm trước đây tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Ý tưởng về kế hoạch “Lỗ hổng sạch” của Hathaway ra đời từ thời điểm đó, mục tiêu là lôi kéo các điệp viên có “vỏ bọc sạch”, tức là có độ tuổi dưới 30, từ trước chưa từng làm việc cho cơ quan tình báo ở nước ngoài.
Theo dự kiến của Hathaway, những điệp viên loại này cần phải hoạt động như một bóng ma: xuất hiện nhanh chóng tại địa điểm vào đúng thời gian cần thiết và cũng nhanh chóng rút lui. Chân tướng thực sự của họ chỉ có Langley và đại sứ của Mỹ tại Moscow biết đến. Kế hoạch “Lỗ hổng sạch” nhanh chóng được phê chuẩn với người tiên phong là viên sĩ quan trẻ Edward Lee Howard.
Để có thể đảm trách được với những khó khăn sẽ phải đương đầu tại Moscow, Howard được thông tin khá chi tiết về các chiến dịch tình báo Mỹ đang triển khai tại đây.
Howard tuy nhiên đã không thể tới được Moscow – tại đợt sát hạch qua máy kiểm tra nói dối vào tháng 4-1983, anh ta bị phát hiện đã cố tình giấu giếm về việc sử dụng các loại thuốc an thần trong quá khứ, cũng như về tật nghiện rượu của mình.
Việc không được cử tới Moscow và sau đó là quyết định sa thải không rõ lý do chỉ một tháng sau đó đã khiến giấc mơ trở thành “anh hùng dân tộc” của Howard tan vỡ.
Tháng 8-1983, lãnh sự của Liên Xô tại Washington nhận được đơn xin cấp visa du lịch của Howard, trong đó có kẹp một lá thư với yêu cầu gặp đại diện của KGB để cung cấp một số thông tin mật.
Nhưng do đề xuất gặp gỡ của anh ta ngay tại khu đồi Capitol là khá nguy hiểm, nên KGB đã khước từ vì lo ngại đây có thể là một cái bẫy của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI). Một năm sau, trước những nỗ lực của Howard tìm cách liên lạc, trung tâm đã chấp thuận đề xuất tiếp xúc với anh ta. Một biến cố bất ngờ đã khiến cuộc gặp không thể diễn ra nhanh chóng.
Tháng 2-1984, trong một cuộc cãi cọ tại quán bar, Howard đã rút súng bắn lên trần nhà. Hậu quả là anh ta phải ra tòa, nhận bản án 5 năm tù treo cùng quyết định cấm xuất cảnh. Howard chuyển tới sống tại Santa Fe, tạm hài lòng với vai trò chuyên gia kinh tế tại Nghị viện bang New Mexico.
Sau khi điệp viên KGB tìm ra địa chỉ mới của Howard, anh ta rất nhanh chóng nhận lời mời hợp tác. Ngày 21-9-1984, Howard lén bay sang Vienna, tới lãnh sự quán Xôviết tại đây để gặp gỡ đại diện KGB.
Anh ta tiết lộ nhiều thông tin quý giá về kế hoạch “Lỗ hổng sạch” cũng như những điệp viên đầu tiên tham gia chương trình trên đang hoạt động tại Moscow. Howard nhận được khoản tiền thưởng hậu hĩnh 150 ngàn đôla. Dù Howard chỉ cho đây là một “thương vụ nhất thời”, nhưng Moscow lại đánh giá khác. KGB vẫn liên tục giám sát anh ta với hy vọng có thể tiếp tục khai thác.
Sau khi nhận được thông báo từ Giám đốc CIA như đã nói ở trên, FBI đã tổ chức theo dõi Howard rất sát sao nhằm tìm kiếm bằng chứng để bắt giữ anh ta. Do không thể tìm ra chứng cớ, ba nhân viên FBI đã trực tiếp thẩm vấn Howard trong suốt 8 giờ liên tục.
Cựu nhân viên CIA vẫn khăng khăng phủ nhận tất cả. Một ngày sau, anh ta lẻn vào lãnh sự quán Xô Viết tại New York, từ đây được bí mật đưa tới Đan Mạch và Phần Lan, trước khi an toàn đặt chân tới Moscow.
Những tiết lộ của “cá vàng”
Quay trở lại với vụ của Yurchenko. Anh ta được đưa từ Italy tới Mỹ trên một chiếc máy bay vận tải quân sự. Theo chỉ thị của chính Giám đốc CIA, Yurchenko được nhận một khoản tiền lương suốt đời vào khoảng 70 ngàn đôla mỗi năm. Kèm theo đó là quyền sử dụng một biệt thự hai tầng tại khu vực ngoại ô Washington.
Kamufliaz - Chiến dịch ngụy trang táo bạo của KGB - Ảnh 2.
Cáo trạng truy nã Edward Lee Howard của FBI.
Người Mỹ đã nhận được “cơn mưa thông tin” có giá trị từ Yurchenko. Anh ta kể chi tiết về quá trình Tổng cục I điều tra về các nguyên nhân phản bội của Oleg Gordievski.
Tiếp đó là tiết lộ về một loại “bụi gián điệp” được phản gián Xô viết bí mật rắc lên quần áo các nhà ngoại giao Mỹ và bên trong xe hơi của họ để có thể xác định những công dân Liên Xô đã từng tiếp xúc.
Yurchenko tiết lộ cho người Mỹ về kế hoạch của KGB triển khai những hòm thư và kho vũ khí bí mật trên lãnh thổ các nước Tây Âu để sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp.
Yurchenko cho biết, chi nhánh KGB tại Washington vào tháng 1-1980 từng tiếp xúc với một người Mỹ có bộ râu màu hung, người tự giới thiệu là một chuyên gia phân tích của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA). Chỉ nhờ thông tin trên, CIA cùng FBI đã rà soát tổng cộng 580 trường hợp trước khi xác định đó là Ronald William Pelton.
Cũng như Howard, Pelton vào tháng 10-1979 đã không thể vượt qua được cuộc thử nghiệm trên máy phát hiện nói dối liên quan đến những câu hỏi về sử dụng ma túy. Hậu quả là anh ta bị giáng chức, tước khả năng được tiếp cận thông tin mật, lương bổng giảm xuống một nửa.
Khó khăn về tiền bạc đã thúc đẩy Pelton bước chân vào đại sứ quán Liên Xô tại Washington, đề xuất khả năng cung cấp thông tin mật.
Nhờ Pelton, Moscow biết được về chiến dịch siêu bí mật “Ivy Bells” của CIA nhằm lấy cắp thông tin qua đường cáp biển dưới đáy biển Okhot. Ngoài ra, anh ta còn cung cấp dữ liệu về 5 hệ thống do thám điện tử khác của Mỹ cùng 60 trang tài liệu mật khác. Qua thông tin có được từ Yurchenko, Pelton nhanh chóng bị bắt giữ.
Trong phiên tòa xét xử vào ngày 18-6-1986, Pelton bị phán quyết tội danh hoạt động gián điệp cho Liên Xô với mức án tù chung thân. Cũng cần nói thêm, cả Howard và Pelton đều có cơ hội chạy sang Moscow theo các kế hoạch bảo vệ cộng tác viên của KGB.
Nhưng Pelton đã tỏ ra do dự khi nhận được sự cảnh báo của KGB, không tới nơi hẹn như đã định. Qua một loạt những thông tin quan trọng do Yurchenko cung cấp, CIA đã đặt trọn niềm tin vào nhân vật này. Họ không thể ngờ rằng, đó chỉ là một cái bẫy được vạch sẵn trong khuôn khổ chiến dịch “Kamufliaz”…
Cuộc chạy trốn bất ngờ
Trưa ngày 2-11-1985, Yurchenko cùng với nhân viên trẻ của CIA là Tom Hennen – người luôn tháp tùng Yurchenko để ngăn chặn nguy cơ KGB có thể trả đũa – có mặt tại nhà hàng Au Pieddu Cochon nổi tiếng về món ăn Pháp tại một khu sang trọng của Washington.
Cần nói thêm, tại nhà hàng này cho tới nay vẫn còn một tấm biển đề dòng chữ: “Nơi đây vào ngày 2-11-1985 đã diễn ra bữa ăn cuối cùng của Vitaly Yurchenko”…
Sau khi giải quyết xong món tráng miệng, Yurchenko lấy cớ ra ngoài hít thở không khí trong lành. Vài phút sau, khi cảm thấy có gì đó bất thường, Hennen chạy bổ đi tìm đối tượng cần bảo vệ của mình, nhưng khi hiểu ra thì đã muộn.
Yurchenko sau khi hoàn thành sứ mạng “kẻ đào tẩu” của mình đã quay trở lại để thực hiện giai đoạn hai – đó là vạch trần và đả kích hoạt động của CIA.
Một cuộc họp báo được tổ chức ngay sau đó vào ngày 4-11-1985 trong khuôn viên đại sứ quán Liên Xô tại Washington đã thu hút được sự tham gia của đông đảo các phóng viên Mỹ và quốc tế. Họ muốn tận mặt chứng kiến và tìm hiểu: tại sao một nhân viên KGB từng chạy sang với người Mỹ 3 tháng trước đó lại quyết định quay trở lại với đồng đội.
Trước đầy đủ các phóng viên, Yurchenko khẳng định, anh ta bị CIA bắt cóc tại Rome. Trong 3 tháng qua, anh đã bị nhân viên CIA chích ma túy nhằm bẻ gãy ý chí và tìm cách để khai thác những bí mật quốc gia.
Yurchenko còn tố cáo về việc anh ta bị CIA tìm cách ép buộc để thừa nhận mình đã phản bội tổ quốc trước công luận nước Mỹ - cụ thể là bắt ký một hợp đồng với điều khoản được nhận 1 triệu đôla nếu đồng ý làm điều này. Cuối cùng, Yurchenko bày tỏ mong muốn được sớm quay trở về Liên Xô.
Sự kiện trên là một đòn giáng mạnh vào uy tín của CIA, cũng như là một cú sốc thực sự đối với giới chức lãnh đạo tại cơ quan này. Họ chỉ biết triển khai một chiến dịch quy mô trên báo chí nhằm bôi nhọ Yurchenko – công bố những bức ảnh có vẻ khá thân thiện giữa anh ta và các quan chức CIA cũng như FBI, mô tả chi tiết một số bí mật do anh ta cung cấp…
Chiến dịch đánh lạc hướng tinh vi
Câu hỏi đặt ra là: tại sao KGB lại phải dày công chuẩn bị một chiến dịch hết sức tinh vi như trên? Chiến dịch “Kamufliaz” thật ra có mục đích chính nhằm che chắn cho siêu điệp viên Aldrich Ames.
Cho tới thời điểm Yurchenko có mặt tại trụ sở của CIA, Ames đã cung cấp cho KGB thông tin về hàng chục sĩ quan kỳ cựu của KGB và GRU (Cơ quan tình báo quân đội) đang bí mật làm việc cho Mỹ.
Nhờ sự giúp đỡ của Ames, Liên Xô đã kịp thời phong tỏa những kênh thông tin rò rỉ có tầm quan trọng đặc biệt sống còn đối với an ninh đất nước. Mục tiêu chính đặt ra là phải bằng mọi giá bảo vệ nguồn tin đặc biệt quan trọng trên.
KGB đã rất kỳ công để chuẩn bị những thông tin quan trọng để Yurchenko có thể chuyển cho CIA, trong đó có cả hai điệp viên về cơ bản đã không còn có thể khai thác. Washington đã phải mất nhiều thời gian, công sức để tập trung kiểm chứng những gì Yurchenko đã khai báo, chưa kể những nỗ lực cứu vớt chút danh dự sau cuộc chạy trốn đầy bất ngờ của anh ta.
Tổng thống Reagan khi đó cũng phải lên tiếng về vụ việc của Yurchenko: “Tôi cho rằng, bất cứ người Mỹ nào cũng phải đặt câu hỏi về hành động của con người đó, khi anh ta không biết vì sao lại quay trở lại Nga, khi đáng ra có thể sống yên ổn tại Mỹ”.
Dù thế nào, thành công của chiến dịch “Kamufliaz” với vai trò đặc biệt của Yurchenko chính là lôi kéo cả CIA và FBI vào một “cuộc chơi vô bổ” trong một thời gian dài nhằm xác minh những thông tin của anh ta, cũng như khắc phục hậu quả từ vụ trốn chạy sau đó.
Tình báo Mỹ đã bị xao nhãng trong một thời gian đáng kể trước khi có thể phát hiện ra siêu điệp viên Aldrich Ames của Moscow.
Vitaly Sergeyevich Yurchenko sau khi trở về nước đã được trao tặng danh hiệu “Nhân viên danh dự của Cơ quan An ninh quốc gia”, phần thưởng cao quý nhất của KGB. Còn Edward Lee Howard, trước khi Liên Xô tan rã đã chuyển tới sống tại Hungary theo lệnh của Phó chủ tịch KGB Vadim Bakatin.
Dưới áp lực của Mỹ, Hungary đã trục xuất Howard sang Thụy Điển, nơi anh ta bị bắt giữ vào tháng 8-1992 vì nghi ngờ hoạt động gián điệp. Bị trục xuất trở lại Nga một tháng sau đó, Howard lao vào kinh doanh bằng cách mở một công ty bảo hiểm nhỏ. Ông này qua đời tại Moscow vào năm 2006 vì chứng bệnh xơ gan.
theo Công an nhân dân

Đặc vụ KGB của Liên Xô từng tìm thấy xác người ngoài hành tinh 13.000 năm tuổi?

Dân trí Trong tài liệu gây sốc vừa được công bố cho thấy các đặc vụ KGB người Nga đã tìm thấy một xác ướp khoảng 13.000 năm tuổi được cho là người ngoài hành tinh trong một ngôi mộ cổ Ai Cập.

Từ lâu, những người theo thuyết âm mưu đã cho rằng, người ngoài hành tinh từ hàng ngàn năm trước đã đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng các Kim tự tháp của người Ai Cập cổ đại.
Trong tập tin bí mật của KGB, các nhà nghiên cứu theo thuyết âm mưu khẳng định rằng một dạng sống ngoài hành tinh đã được phát hiện trong một nhiệm vụ nghiên cứu của các thành viên KGB.
Đặc vụ KGB của Liên Xô từng tìm thấy xác người ngoài hành tinh 13.000 năm tuổi? - Ảnh 1.
Xác ướp được cho là người ngoài hành tinh được các đặc vụ KGB phát hiện.
Bộ phim tài liệu được phát hành năm 2001 cho thấy một cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Viktor Ivanovich, cựu cố vấn khoa học của Điện Kremlin, người nói rằng ông giành được quyền truy cập vào các tệp tin của một nhiệm vụ KGB có tên Project ISIS.
Dự án ISIS được nhắm mục tiêu đến việc khám phá các đồ tạo tác và kiến ​​thức của Ai Cập có thể có các ứng dụng quân sự. Dự án là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu bí mật mà KGB thực hiện trong thời gian đó.
Tiến sĩ Ivanovich tiết lộ sứ mệnh và khám phá gây sốc trong cuốn sách có tên "Dự án ISIS: Khám phá KGB, Khám phá lăng mộ của du khách".
Bộ phim tài liệu còn cho thấy một đoạn video độc quyền được cho là chưa từng thấy trước đây bên ngoài các cơ sở bí mật hàng đầu của KGB.
Video nghi được lấy bởi một nguồn giấu tên, người tuyên bố đã lấy được Video thông qua mafia Nga từ kho lưu trữ KGB bí mật.
Đặc vụ KGB của Liên Xô từng tìm thấy xác người ngoài hành tinh 13.000 năm tuổi? - Ảnh 2.
Tiến sĩ Ivanovich nhận định, "đoạn phim tiết lộ khám phá quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại".
Cũng theo tiết lộ trong bộ phim tài liệu, các nhà khoa học người Nga, cùng với các chuyên gia quân sự về phóng xạ và chiến tranh hóa học, đã phát hiện ra một ngôi mộ ở Ai Cập vào năm 1961.
Ivanovich giải thích rằng "những gì họ tìm thấy bên trong ngôi mộ là hài cốt của một sinh vật ngoài hành tinh đã chết ở Ai Cập khoảng 10.000 năm trước Công nguyên".
Tuy nhiên, Ivanovich đã khẳng định lại: "Sự hiện diện của sinh vật này và thiết kế các Kim tự tháp và toàn bộ bằng chứng lịch sử và khoa học cho thấy chuyến thăm đặc biệt này diễn ra khoảng trong khoảng 11.000 – 13.000 năm trước Công nguyên".
Sinh vật ngoài hành tinh được cho đã bị hạ gục ở Giza sau đó được mai táng trong lăng mộ. Tuy nhiên, trong các tài liệu, nó chưa bao giờ được tiết lộ chính xác những gì được tìm thấy bên trong chiếc quách.
Hiện tại, thông tin này vẫn chưa được bất kì cơ quan chức năng nào đứng ra khẳng định nhưng đang gây sốt trong cộng đồng nghiên cứu về Ai Cập cổ đại và người ngoài hành tinh trên thế giới.
Minh Long (Theo Express)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét