Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 26
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản -Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào. -Thực
tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại
không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản
đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những
không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội
mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội
cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại. -Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui
hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách
mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ
phản động? -Tội
lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục
hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của
quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. -Điều
đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý
luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ
nghĩa cộng sản. -Muốn
thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở,
suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân. -Trong
khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến
lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ
dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ
Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng
lại lòng tin của quần chúng. -Phải
nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ"
làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. -Phải
loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức
tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số
một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"!
----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tiểu sử ĐÔ ĐỐC HẢI QUÂN Nguyễn Văn Hiến và Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình
Kỷ luật Đô Đốc Nguyễn Văn Hiến và các tướng tá của quân đội
Kỷ luật Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình
Bí thư, chủ tịch xã mất chức vì 'xén' tiền hỗ trợ
(PLO)- Nhiều cán bộ xã Quế Sơn, huyện Quế Phong (Nghệ An) bị kỷ luật vì liên quan đến bớt tiền hỗ trợ dịch bệnh cho dân.
Ngày 11-4, cán bộ Huyện ủy Quế Phong (Nghệ An)
cho biết đã kỷ luật tập thể Ban thường vụ Đảng ủy xã Quế Sơn và nhiều
cán bộ xã này vì liên quan đến bớt tiền hỗ trợ dịch bệnh cho dân.
Trụ sở UBND xã Quế Sơn.
Theo
đó, ngày 10- 4, HĐND xã Quế Sơn (huyện Quế Phong) đã họp bất thường,
bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND xã Quế Sơn đối với ông Nguyễn Hồng Châu.
Ông này trước đó đã bị kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng.
Ông Nguyễn Tiến Dũng – Bí thư Đảng ủy
xã Quế Sơn bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, điều chuyển sang làm Chủ
tịch Ủy ban MTTQ xã Quế Sơn.
Được biết, năm 2009, huyện Quế Phong có
quyết định hỗ trợ gần 160 triệu đồng cho người dân xã Quế Sơn có 60 ha
lúa và ngô bị bệnh lùn sọc đen phải tiêu hủy. Lúc đó, ông Dũng đang làm
Chủ tịch UBND xã và ông Châu làm Phó Chủ tịch UBND xã Quế Sơn thay vì
phát đủ tiền cho dân thì lập 2 bộ chứng từ để “bớt tiền” chi tiêu vào
mục đích khác.
Do vậy, người dân mới chỉ nhận được tổng số tiền 90 triệu đồng. Số còn lại, UBND huyện Quế Phong yêu cầu ông Châu phải hoàn trả lại gần 70 triệu đồng để phát cho dân.
Liên quan đến các sai phạm trên, Huyện
ủy Quế Phong đã kỷ luật với hình thức khiển trách đối với Ban thường vụ
Đảng ủy xã Quế Sơn. Phó Bí thư Thường trực và kế toán xã Quế Sơn (nay đã chuyển sang làm kế toán ở xã Châu Kim, huyện Quế Phong) cũng bị kỷ luậtkhiển trách.
Đ.LAM
Khởi tố chủ tịch xã ăn chặn tiền hỗ trợ hạn hán
(PLO)- Tiền nhà nước hỗ trợ cho người dân để tưới tiêu cho cây trồng đã bị chủ tịch UBND xã bớt xén.
Cơ
quan CSĐT Công an huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) ngày 25-6 cho biết đã khởi
tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Khắc Hùng - chủ tịch UBND xã
Ea Huar và bà Kam Ry - buôn trưởng Jang Pông, xã Ea Huar (huyện Buôn
Đôn) để tiếp tục điều tra về hành vi tham ô tiền hỗ trợ hạn hán của người dân.
Trước đó, UBND huyện đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Hùng để phục vụ công tác điều tra.
Người dân chống hạn hán cho cây trồng. Ảnh minh họa
Theo thông tin ban đầu, năm 2017 xã Ea
Huar được Nhà nước hỗ trợ tiền khắc phụ hậu quả hạn hán cho người dân
thì bị ông Hùng “cắt xén” 40 triệu đồng. Số tiền trên được ông Hùng chia
cho nhiều buôn trưởng, còn lại 13 triệu đồng vị này dùng vào mục đích
cá nhân.
Sau đó, người dân phát hiện sự việc đã
làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng. Sau khi có đơn, ông Hùng đã trả
lại số tiền trên. Tuy nhiên, xét về hành vi mức độ vi phạm, cơ quan công
an đã tiến hành khởi tố vụ án để điều tra xử lý theo quy định.
TIẾN ANH
Cách hết chức vụ bí thư xã tiếp tay gom đất đặc khu
(PLO)- Bí thư kiêm chủ tịch UBND xã
Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bị cách
tất cả các chức vụ trong Đảng do có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai, kê khai tài sản không đúng.
Sáng 16-3, trao đổi với PLO, một lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa
xác nhận chiều 15-3 cơ quan này đã công bố quyết định của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối
với ông Nguyễn Thanh Nam, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Vạn Thạnh.
Tình trạng lấn chiếm, mua bán đất trái phép xảy ra nghiêm trọng tại xã Vạn Thạnh. Ảnh: TẤN LỘC
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã tiến hành kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm đối với ông Nguyễn Thanh Nam.
Theo
kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, là người đứng đầu cấp ủy, chính
quyền địa phương nhưng ông Nam thực hiện chưa đúng quy định về phạm vi
công khai tài sản; không kê khai tài sản về ô tô theo hợp đồng ủy quyền
do người có quốc tịch Mỹ ủy quyền. Ông Nam kiểm điểm tự phê bình, phê
bình chưa đúng quy định; thực hiện chưa đầy đủ quy chế làm việc của đảng
ủy, UBND xã. Ông Nam đã cho hai doanh nghiệp thuê đất ở đảo Điệp Sơn
không đúng chỉ đạo của UBND huyện; chiếm giữ gần 50 triệu đồng tiền
thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng tại thôn Điệp Sơn.
Với cương vị chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh,
ông Nguyễn Thanh Nam để xảy ra nhiều vi phạm nghiêm trọng trong quản lý
đất đai. Đó là tình trạng lấn chiếm đất san ủi làm ao đìa nuôi trồng
thủy sản, xây dựng nhà ở, trồng cây trái phép. Ông Nam đã cho thuê đất
không đúng thẩm quyền; không kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời đối
với các trường hợp chặt phát cây chiếm đất đồi, dốc trái phép ở nhiều
khu vực với diện tích lớn.
Ông Nam chỉ đạo huy động tiền đóng góp
của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng không đúng quy định, để xảy ra
sai sót trong việc duyệt hỗ trợ đối với 88 trường hợp nuôi trồng thủy
sản bị thiệt hại do cơn bão số 12 gây ra.
Cá nhân ông Nam đã mua một thửa đất tại
xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, ông Nam để vợ nhận một tỉ đồng từ hai cá nhân khi giao dịch
nhận chuyển nhượng khu nghỉ dưỡng bãi Ông Hào ở xã Vạn Thạnh.
Cá nhân bí thư- chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh cũng mua, gom đất. Ảnh: TẤN LỘC
Trước
đó, tháng 7-2018, Ban Thường vụ Huyện ủy đã quyết định đình chỉ chức vụ
bí thư Đảng ủy xã Vạn Thạnh đối với ông Nguyễn Thanh Nam; UBND huyện
cũng quyết định tạm đình chỉ chức vụ chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh đối với
ông này.
Đầu năm 2018, PLO có nhiều bài phản ánh tình trạng gom đất, sốt đất ảo tại huyện Vạn Ninh- nơi dự kiến thành lập đặc khu Bắc Vân Phong. Báo cũng có nhiều bài phản ánh tình trạng phá rừng, lấn chiếm, mua bán đất trái phép trên các đảo tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh.
Ngày 13-4-2018, PLO có bài “Nghi cán bộ xã góp phần gây náo loạn đất đặc khu”, trong
đó có phản ánh việc nhiều người dân xã Vạn Thạnh tố cáo bí thư Đảng ủy
kiêm chủ tịch UBND xã này trực tiếp đi gom đất, “thổi” giá đất lên cao
khi có thông tin sẽ thành lập đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt tại
huyện Vạn Ninh. Mặt khác, người dân cũng tố cáo chính quyền xã Vạn Thạnh
cố tình làm ngơ để nhiều người từ nơi khác đến các đảo ở địa phương này
phát dọn cây cối, chiếm đất, bán đất trái phép.
TẤN LỘC
Vụ bắt cán bộ Thanh tra nhận hối lộ: Tạm giữ thêm 4 cán bộ
Dân trí Liên quan đến việc Cơ
quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa bắt quả tang một thành viên
trong Đoàn Thanh tra nhận hối lộ, cơ quan chức năng đã tạm giữ hình sự
thêm 4 cán bộ Thanh tra để phục vụ công tác điều tra.
Theo đó, ngoài việc bắt quả tang bà Nguyễn Thị Cúc, Thanh tra viên,
thuộc cán bộ Thanh tra tỉnh Thanh Hóa khi đang nhận tiền của đối tượng
bị thanh tra trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, Cơ quan An ninh điều tra Công
an tỉnh Thanh Hóa cũng đã tạm giữ hình sự một số người liên quan. Trụ sở Thanh tra tỉnh Thanh Hóa.
Được biết, bà Nguyễn Thị Cúc là Thanh tra viên, thuộc Đoàn thanh tra
do Thanh tra tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập để Thanh tra vấn đề về
quản lý thu, chi ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Thiệu
Hóa.Đoàn thanh tra có 5 thành viên do ông Lê Mạnh Hà, Thanh tra viên
chính, Trưởng Phòng thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo 3 làm Trưởng
đoàn. Ngoài ra, Đoàn thanh tra còn có bà Nguyễn Thị Cúc, ông Dương Văn
Bằng, ông Nguyễn Qúy Diễn và ông Nguyễn Hưng. Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã tiến hành
khám xét phòng làm việc và nhà riêng, thu giữ nhiều tài liệu của một số
cán bộ của Thanh tra tỉnh Thanh Hóa. Cơ quan chức năng tiến hành khám xét nơi làm việc của cán bộ Thanh tra tỉnh Thanh Hóa có liên quan, thu một số tài liệu.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, chiều ngày 18/4, từ nguồn tin tố
giác tội phạm, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt
quả tang một thành viên trong Đoàn Thanh tra tỉnh Thanh Hóa khi đang
nhận tiền từ đối tượng bị thanh tra trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục mở rộng điều tra về những đối tượng khác liên quan. Trần Lê
Khởi tố nguyên cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy lừa đảo chạy việc
Dân trí Trong thời gian giữ
chức phó một phòng thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình, ông Tuyển đã
lừa xin việc cho hàng chục trường hợp và nhận từ các nạn nhân tổng số
tiền gần 2 tỉ đồng.
Ngày 19/5, thông tin từ Công an tỉnh
Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố bị can và thực
hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Lương Duy Tuyển (SN 1967),
trú TP Đồng Hới để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ông Lương Duy Tuyển.
Thời điểm bị khởi tố, ông Tuyển đang làm việc tại Trung tâm dạy nghề
và hỗ trợ nông dân, thuộc Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình. Trước đó, ông
Tuyển là phó một phòng thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình, đây là thời
điểm người này có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi có thông
tin "lùm xùm", ông Tuyển bị điều chuyển công tác và chỉ sau một thời
gian ngắn thì bị khởi tố, tạm giữ.Theo thông tin ban đầu, ông Tuyển đã lừa xin việc cho hàng chục
trường hợp và nhận từ các nạn nhân tổng số tiền gần 2 tỉ đồng. Nhiều
trường hợp khi biết không xin được việc đã tìm mọi cách để đòi tiền thì
chỉ được trả lại một phần nhỏ số tiền đã đưa. Hiện lực lượng công an vẫn đang tiếp tục củng cố hồ sơ, điều tra làm rõ sự việc. Tiến Thành
Ông Tất Thành Cang liên quan thế nào tới sai phạm của Tề Trí Dũng?
P.V (Tổng hợp) Thứ Hai, ngày 20/05/2019 06:30 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Theo
Thanh tra Tp.HCM, đề án tăng vốn điều lệ, giảm tỷ lệ sở hữu vốn của IPC
tại Sadeco từ 44% xuống 28,8%, IPC đã phát hành cổ phiếu cho Công ty
Nguyễn Kim không qua đấu giá là “trái quy định pháp luật”, gây thiệt hại
cho ít nhất 153 tỷ đồng. Việc Thường trực Thành uỷ TP.HCM chấp thuận
chủ trương này thực tế là truyền đạt ý kiến của Phó Bí thư thường trực
Thành uỷ (tức ông Tất Thành Cang - PV)
Ông Tề Trí
Dũng, nguyên Tổng giám đốc IPC và bà Hồ Thị Thanh Phúc, Tổng giám đốc
Sadeco đều đã bị bắt tạm giam với cáo buộc Tham ô tài sản và Vi phạm quy
định quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí. (Ảnh
minh hoạ)
Ngày 14.5, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã tống đạt quyết
định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Tề Trí
Dũng, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân
Thuận (IPC). Ông Dũng bị khởi tố về 2 tội danh: Tham ô tài sản và Vi
phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng
phí. Tới sáng ngày 15.5, Công an TP.HCM tiếp tục thi hành lệnh bắt tạm
giam 4 tháng đối với bà Hồ Thị Thanh Phúc, Tổng giám đốc Sadeco để điều
tra 2 tội danh “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng
tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”. Trước đó, vào năm 2015, ông Tề Trí Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám
đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (viết tắt là IPC,
trực thuộc UBND TP.HCM) khi mới 34 tuổi. Được biết, ông Dũng đã được bổ nhiệm chức vụ Thành viên không chuyên
trách Hội đồng thành viên (HĐTV), Tổng Giám đốc của IPC từ tháng 5/2015
theo Quyết định số 138/QĐ-UBND-TC do ông Tất Thành Cang (khi đó là Phó
Chủ tịch UBND Tp. HCM) ký ban hành. Thời gian đảm nhiệm chức vụ của ông
Tề Trí Dũng theo quyết định này là 5 năm. Trong các năm tiếp theo, dưới sự điều hành của ông Dũng, Công ty IPC
đã khiến cho tài sản Nhà nước bị thất thoát sau những phi vụ chuyển
nhượng khó hiểu. Cụ thể, trong thương vụ “bán rẻ” 9 triệu cổ phần Sadeco, ngày
17.1.2019, Sadeco và Nguyễn Kim đã ký thoả thuận chấm dứt hợp đồng hợp
tác chiến lược và Sadeco đã hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nguyễn Kim đã
thanh toán (360 tỷ đồng) và lãi tiền gửi ngân hàng phát sinh. Tại ngày lập báo cáo tài chính riêng, tỷ lệ sở hữu của Tân Thuận
(IPC) trong Sadeco vẫn chưa được thay đổi (vẫn là 28,77%) do Sadeco đang
thực hiện thủ tục pháp lý và chưa nhận được phê duyệt từ các cơ quan có
thẩm quyền. Còn tạii kết luận của Thanh tra TP.HCM và tháng 10.2018, theo đề án
tái cơ cấu, Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC, trực
thuộc UBND TP) với tỷ lệ sở hữu vốn là 44%, không cần giảm tỷ lệ sở hữu
tại Công ty Cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco). Đặc biệt, trong
bối cảnh Sadeco hoạt động kinh doanh đang mang lại lợi nhuận rất cao, tỷ
lệ chia cổ tức hằng năm có lúc lên đến 40%, vào năm 2015 khi duyệt đề
án tái cơ cấu, UBND TP yêu cầu IPC (lúc này đang chiếm tỷ lệ sở hữu vốn
44% tại Sadeco) không được giảm thêm tỷ lệ sở hữu vốn. Thế nhưng, trên
thực tế IPC đã phớt lờ yêu cầu này của cơ quan chủ quản. Với đề án tăng vốn điều lệ, giảm tỷ lệ sở hữu vốn của IPC tại Sadeco
từ 44% xuống 28,8%, IPC đã phát hành cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim
không qua đấu giá. Theo Thanh tra TP.HCM, bản chất vụ việc này là việc chỉ định đối tác
chiến lược (Công ty Nguyễn Kim) và chỉ định giá bán cổ phần không được
tổ chức thẩm định giá hợp pháp. Thanh tra TP khẳng định việc làm này là
“trái quy định pháp luật”, dẫn đến gây thiệt hại ít nhất 153 tỷ đồng
(chỉ tính chênh lệch giá cổ phiếu); nếu tính đầy đủ giá trị gia tăng tài
sản của Sadeco lúc thời điểm giá đất tăng cao, con số thiệt hại “sẽ rất
lớn”. Điều đặc biệt là, chủ trương trên được sự chấp thuận của nguyên Phó
Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang tại thông báo
495-TB/VPTU ngày 18.5.2017. Theo đó, IPC đã trình UBND TP phương án tăng vốn điều lệ và giảm tỷ
lệ sở hữu của IPC tại Sadeco từ 44% xuống 28,5%. Đồng thời, IPC cũng nêu
việc “Văn phòng Thành ủy truyền đạt ý kiến chấp thuận chủ trương phương
án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tang vốn điều lệ tại
Sadeco”, cụ thể: Tại văn bản số 675/IPC.17 ngày 31.5.2017 của IPC có nêu: “…Văn phòng
Thành ủy có thông báo số 495-TB/VPTU ngày 18.5.2017 truyền đạt ý kiến
chỉ đạo của Phó Bí thư thường trực Thành ủy chấp thuận chủ trương phương
án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại
Sadeco”. Từ những ý kiến trên, IPC đề nghị Chi cục Tài chính doanh nghiệp TP chấp thuận và trình UBND TP phê duyệt phương án này. Tiếp đến, tại văn bản 730/IPC.17 ngày 16.6.2017 của IPC báo cáo UBND
TP.HCM, bổ sung về vai trò, tác động của Sadeco với việc phát triển khu
Nam Sài Gòn, có nêu: “Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương
phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ
tại thông báo 495-TB/VPTU…”. Tuy nhiên, qua kiểm tra, kết luận thanh tra của Thanh tra TP.HCM đã
phản bác vấn đề này khi cho rằng, cụm từ “Thường trực Thành ủy cũng đã
chấp thuận chủ trương…” là không chính xác vì Thông báo 495-TB/VPTU ngày
18.5.2017 chỉ truyền đạt ý kiến của Phó Bí thư thường trực Thành ủy
(tức ông Tất Thành Cang - PV).
Ai tiếp tay cho sai phạm của ông Tề Trí Dũng?
Hồ Văn Thứ Tư, ngày 15/05/2019 12:43 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Tối
14.5, Cơ quan điều tra Công an TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị
can, lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với ông Tề Trí Dũng, cựu
Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC).
Trong sai phạm của ông Tề Trí Dũng và IPC có liên quan tới ông Tất Thành
Cang và Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM.
Thiệt hại hàng trăm tỷ đồng Tại kết luận của Thanh tra TP.HCM (tháng 10.2018), theo đề án tái cơ
cấu, Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC, trực thuộc
UBND TP) với tỷ lệ sở hữu vốn là 44%, không cần giảm tỷ lệ sở hữu tại
Công ty Cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco). Đặc biệt, trong bối
cảnh Sadeco hoạt động kinh doanh đang mang lại lợi nhuận rất cao, tỷ lệ
chia cổ tức hằng năm có lúc lên đến 40%, vào năm 2015 khi duyệt đề án
tái cơ cấu, UBND TP yêu cầu IPC (lúc này đang chiếm tỷ lệ sở hữu vốn 44%
tại Sadeco) không được giảm thêm tỷ lệ sở hữu vốn. Thế nhưng, trên thực
tế IPC đã phớt lờ yêu cầu này của cơ quan chủ quản.
Toà nhà trụ sở IPC. Ảnh: TL.
Với đề án tăng vốn điều lệ, giảm tỷ lệ sở hữu vốn của IPC tại Sadeco
từ 44% xuống 28,8%, IPC đã phát hành cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim
không qua đấu giá. Theo Thanh tra TP.HCM, bản chất vụ việc này là việc chỉ định đối tác
chiến lược (Công ty Nguyễn Kim) và chỉ định giá bán cổ phần không được
tổ chức thẩm định giá hợp pháp. Thanh tra TP khẳng định việc làm này là
“trái quy định pháp luật”, dẫn đến gây thiệt hại ít nhất 153 tỷ đồng
(chỉ tính chênh lệch giá cổ phiếu); nếu tính đầy đủ giá trị gia tăng tài
sản của Sadeco lúc thời điểm giá đất tăng cao, con số thiệt hại “sẽ rất
lớn”. Có sự chấp thuận của ông Tất Thành Cang Điều đặc biệt là, chủ trương trên được sự chấp thuận của nguyên Phó
Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang tại thông báo
495-TB/VPTU ngày 18.5.2017.
Ông Tất Thành Cang. Ảnh: Dân Việt.
Theo đó, IPC đã trình UBND TP phương án tăng vốn điều lệ và giảm tỷ
lệ sở hữu của IPC tại Sadeco từ 44% xuống 28,5%. Đồng thời, IPC cũng nêu
việc “Văn phòng Thành ủy truyền đạt ý kiến chấp thuận chủ trương phương
án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tang vốn điều lệ tại
Sadeco”, cụ thể: Tại văn bản số 675/IPC.17 ngày 31.5.2017 của IPC có nêu: “…Văn phòng
Thành ủy có thông báo số 495-TB/VPTU ngày 18.5.2017 truyền đạt ý kiến
chỉ đạo của Phó Bí thư thường trực Thành ủy chấp thuận chủ trương phương
án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại
Sadeco”. Từ những ý kiến trên, IPC đề nghị Chi cục Tài chính doanh nghiệp TP chấp thuận và trình UBND TP phê duyệt phương án này. Tiếp đến, tại văn bản 730/IPC.17 ngày 16.6.2017 của IPC báo cáo UBND
TP, bổ sung về vai trò, tác động của Sadeco với việc phát triển khu Nam
Sài Gòn, có nêu: “Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương
phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ
tại thông báo 495-TB/VPTU…”. Tuy nhiên, qua kiểm tra, kết luận thanh tra của Thanh tra TP.HCM đã
phản bác vấn đề này khi cho rằng, cụm từ “Thường trực Thành ủy cũng đã
chấp thuận chủ trương…” là không chính xác vì Thông báo 495-TB/VPTU ngày
18.5.2017 chỉ truyền đạt ý kiến của Phó Bí thư thường trực Thành ủy
(tức ông Tất Thành Cang - PV). Có sự liên quan của HSC Báo cáo kết quả định giá từ Công ty CP Chứng khoán TP.HCM (HSC) xác
định giá trị mỗi cổ phần của Công ty Sadeco là 36.548 đồng, dù công ty
này không có chức năng thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính.
Nhưng từ bản định giá này, Sadeco đã phát hành hành cổ phần cho cổ đông
chiến lược.
Cụ thể, ngày 9.1.2017, Công ty Sadeco và Công ty CP Chứng khoán
TP.HCM (HSC, HoSE: HCM) ký kết hợp đồng số 04-2017/HĐTV-HSC-TCDN thực
hiện xác định giá trị doanh nghiệp. Theo Báo cáo kết quả định giá, Công
ty CP Chứng khoán TP.HCM xác định giá trị mỗi cổ phần của Công ty Sadeco
là 36.548 đồng. Theo kết luận, Thanh tra TP.HCM nhận định: “Căn cứ hồ sơ, tài liệu
thể hiện, Công ty CP Chứng khoán TP.HCM thừa nhận giá trị cổ phiếu
Sadeco là 36.548 đồng/CP là chưa phản ánh đầy đủ giá trị của tất cả các
tài sản của Sadeco tại thời điểm định giá và tiềm lực phát triển”. Cụ thể, đối với tài sản là sản phẩm đất nền của các dự án, Công ty
CP Chứng khoán TP.HCM xác định giá bán dự kiến thấp hơn hoặc bằng
giá bán thấp nhất do Công ty Sadeco - chủ đầu tư xây dựng đưa ra là
không phù hợp. Kế đến, đối với các khu đất đã được bồi thường từ năm
2000 với tổng diện tích hơn 61,7ha (Khu định cư Phước Kiển (giai đoạn 2
phân kỳ 1); Khu định cư Phước Kiển (giai đoạn 2 phân kỳ 2); Khu định cư
Sadeco Phước Kiển, Sadeco An Phú, Sadeco Plaza…), Công ty CP Chứng khoán
TP.HCM không xác định lại giá thực tế tại thời điểm định giá mà lấy giá
trị sổ sách để xác định giá trị phần vốn chủ sở hữu tăng thêm. Trong
khi tại thời điểm định giá, giá trị thực tế của các khu đất này tăng giá
gấp nhiều lần so với giá trị sổ sách… Tại biên bản làm việc với Thanh tra TP.HCM (2.7.2018), Công ty CP
Chứng khoán TP.HCM xác nhận công ty chỉ có chức năng tư vấn đầu tư chứng
khoán, không có chức năng thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính,
chuyên viên được giao nhiệm vụ thực hiện xác định giá trị cổ phiếu
không được cấp thẻ thẩm định viên về giá. Do đó Công ty CP Chứng khoán
TP.HCM không ban hành chứng thư thẩm định giá mà chỉ phát hành báo cáo
định giá. Báo cáo định giá này không có giá trị pháp lý mà chỉ nhẳm mục
đích để Công ty Sadeco tham khảo biết được giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên, từ báo cáo định giá này Sadeco đã xử dụng làm cơ sở xác
định giá phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược… làm cho cổ đông nhà
nước mất quyền chi phối, gây thiệt hại lợi ích của công ty Sadeco và của
cổ đông nhà nước. Kết luận của Thanh tra chỉ rõ: “Việc thẩm định giá của Công ty CP
Chứng khoán TP.HCM, Công ty TNHH Thẩm định giá MHD không đúng quy định,
không phù hợp giá thị trường dẫn đến khả năng gây thiệt hại cho công ty
IPC, vốn nhà nước”. Từ đó, Thanh tra TP.HCM đã đề nghị chuyển hồ sơ tài
liệu sang Cơ quan Cảnh sát điều tra TP.HCM làm rõ và xử lý theo quy định
của pháp luật.
Sau Tề Trí Dũng, đến lượt TGĐ Công ty Sadeco bị khởi tố, bắt tạm giam
(Dân Việt) Bà
Hồ Thị Thanh Phúc - Tổng Giám đốc Công ty Sadeco vừa bị khởi tố, bắt
giam về tội danh "tham ô tài sản" và "vi phạm quy định về quản lý, sử
dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Ngày 15.5, Công an TP.HCM vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và
thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với bà Hồ Thị Thanh Phúc, Tổng
Giám đốc Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) vể điều tra về tội
danh "tham ô tài sản" và "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản
Nhà nước gây thất thoát lãng phí". Cùng ngày, cơ quan công thực hiện lệnh khám xét nhà của bà Phúc thu giữ nhiều tài liệu liên quan. Theo cơ quan điều tra, Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn
(Sadeco, công ty liên kết của IPC) phát hành 9 triệu cổ phiếu cho cổ
đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp
Hiệp Phước (HIPC, công ty con của IPC) phát hành 20 triệu cổ phần cho
cổ đông chiến lược là Công ty Tuấn Lộc. Trong vụ việc này, cơ quan cảnh
sát điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của các Công ty Cổ phần Chứng khoán
TP.HCM, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thẩm định giá MHD trong việc thẩm
định giá cổ phần không đúng quy định.
Bà Hồ Thị Thanh Phúc, Tổng Giám đốc Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco)
Trước đó, tối 14.5, Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam ông Tề
Trí Dũng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận (IPC), về hai tội danh
"tham ô tài sản" và "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà
nước gây thất thoát lãng phí". Trong tối cùng ngày, công an đã tiến hành khám xét nơi ở và nơi làm
việc của ông Dũng ở đường nội khu 4, khu Mỹ Văn 2, Phú Mỹ Hưng, quận 7,
TP.HCM. Vào cuối tháng 10.2018, UBND TP.HCM đã có quyết định tạm đình chỉ
công tác đối với ông Tề Trí Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận do
liên quan đến các sai phạm tại IPC. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành
Phong đã kết luận chỉ đạo sau Kết luận thanh tra hoạt động sản xuất kinh
doanh tại Công ty Tân Thuận của Thanh tra TP.HCM. Theo đó, Chủ tịch
UBND TP.HCM đã giao Chánh Thanh tra thành phố chuyển hồ sơ, tài liệu
sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM để điều tra, làm rõ và xử
lý theo quy định của pháp luật đối với một số vụ việc tại Công ty Tân
Thuận. Theo Thanh tra, việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược tại
công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) và Công ty CP KCN Hiệp Phước
có dấu hiệu vi phạm, không đảm bảo lợi ích cổ đông của doanh nghiệp, gây
thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước.
8 đại án sắp xử và những thiệt hại khủng
(PL)- Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng đề nghị sớm đưa những đại án ra xét xử trong năm 2019.
Theo BCĐ, các cơ quan tiến hành tố tụng
trung ương và địa phương đã tập trung lực lượng, phối hợp chặt chẽ khởi
tố mới bốn vụ án, phục hồi điều tra bốn vụ án, kết thúc điều tra hai
vụ/bảy bị can. Cơ quan tố tụng cũng đã ban hành cáo trạng truy tố năm
vụ/15 bị can, xét xử sơ thẩm năm vụ/12 bị cáo, xét xử phúc thẩm bốn
vụ/109 bị cáo; đã kết thúc xác minh, giải quyết 14 vụ việc theo đúng kế
hoạch của BCĐ.
Thanh tra Chính phủ đã tập trung kết
luận thanh tra dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép
Thái Nguyên; việc quản lý, sử dụng số tiền tạm ứng và nguồn vốn tái cơ
cấu Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin). Ủy ban Kiểm tra Trung
ương đã kiểm tra, xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao có
sai phạm liên quan đến tham nhũng, kinh tế được nhân dân đồng tình, ủng
hộ, đánh giá cao.
Thời gian tới, Thường trực BCĐ đề nghị
các cấp ủy, tổ chức Đảng tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ
quan chức năng đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; hoàn
thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; xác minh, xử lý
các vụ việc theo kế hoạch của BCĐ. Từ nay đến hết năm 2019, BCĐ đề nghị
kết thúc điều tra 28 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 24 vụ án, xét xử
sơ thẩm 29 vụ án, xét xử phúc thẩm bảy vụ án, kết thúc xác minh 36 vụ
việc.
Đặc biệt, Thường trực BCĐ đề nghị tập
trung điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm tám vụ án nghiêm trọng,
phức tạp, dư luận xã hội quan tâm trong năm 2019.
Hai cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn (phải) và Nguyễn Bắc Son. Ảnh: TƯ LIỆU
Chín bị can trong vụ MobiFone mua AVG. Ảnh: TƯ LIỆU
Hơn 7.000 tỉ thiệt hại từ thương vụ MobiFone - AVG
Vụ MobiFone - AVG
là một trong những vụ án khiến nhiều quan chức cao cấp vướng vòng lao
lý nhất thời gian qua. Tính đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố,
bắt tạm giam đối với chín bị can.
Trong số này, các ông Nguyễn Bắc Son,
Trương Minh Tuấn (hai cựu bộ trưởng TT&TT) cùng Cao Duy Hải (cựu
tổng giám đốc MobiFone) bị khởi tố về hai tội: vi phạm quy định về quản
lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và nhận hối lộ.
Ads by AdAsia
Đặc
biệt, ông Phạm Nhật Vũ (cựu chủ tịch HĐTV AVG) bị khởi tố, bắt giam về
tội đưa hối lộ. Ngoài ra, ông Lê Nam Trà (cựu chủ tịch HĐTV MobiFone)
cùng hàng loạt cựu lãnh đạo của MobiFone và Bộ TT&TT khác cũng bị
khởi tố, bắt giam.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ,
những vi phạm làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone trong
quá trình mua 95% cổ phần AVG đã gây nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm
trọng vốn nhà nước tại MobiFone hơn 7.000 tỉ đồng, làm sụt giảm lớn hiệu
quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và các năm tiếp theo.
Hàng loạt đất vàng bị thâu tóm tại TP.HCM
Tại TP.HCM, có tới hai trong tổng số tám đại án được nêu tên liên quan đến các sai phạm về đất đai.
Vụ thứ nhất liên quan đến khu đất 8-12
Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi
tố ông Nguyễn Thành Tài (cựu phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM),
Nguyễn Hoài Nam (cựu bí thư Quận ủy quận 2), ông Đào Anh Kiệt (cựu giám
đốc Sở TN&MT) và ông Trương Văn Út (cựu phó trưởng phòng Quản lý
đất, Sở TN&MT). Các ông này bị khởi tố về tội vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Mới đây nhất, Bộ Công an đã đề nghị tổng
Thanh tra Chính phủ chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp làm việc,
cung cấp tài liệu liên quan đến việc thanh tra toàn diện dự án 8-12 Lê
Duẩn và các đoàn thanh tra, kiểm tra khác liên quan đến dự án này.
Vụ án thứ hai là vụ xảy ra tại Tổng Công
ty Bia Rượu Nước giải khát (Sabeco), liên quan đến khu đất số 2-4-6 Hai
Bà Trưng, quận 1, TP.HCM.
Trong vụ này, CQĐT đã khởi tố năm bị can
để điều tra về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai gồm: ông
Nguyễn Hữu Tín (cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM), Đào Anh Kiệt (cựu giám
đốc Sở TN&MT TP.HCM), Lê Văn Thanh (phó chánh Văn phòng UBND
TP.HCM), Nguyễn Thanh Chương (trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND
TP.HCM) và Trương Văn Út (phó phòng Quản lý đất đai, Sở TN&MT).
Bảy quan chức cấp cao Đà Nẵng “dính” tới Vũ “nhôm”
Đại án thứ tư là vụ vi phạm quy định về
quản lý đất đai, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước
gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Đà Nẵng. Trong vụ án này có tới bảy
cựu lãnh đạo, cán bộ cấp cao của TP Đà Nẵng bị khởi tố vì liên quan đến
Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”).
Cụ thể, các bị can gồm Trần Văn Minh
(cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2006-2011), Văn Hữu Chiến (cựu
chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2011-2014), Nguyễn Điểu (cựu giám đốc
Sở TN&MT), Trần Văn Toán (cựu phó giám đốc Sở TN&MT), Lê Cảnh
Dương (giám đốc Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư TP Đà Nẵng).
Mới đây nhất, Bộ Công an tiếp tục khởi
tố thêm ông Nguyễn Ngọc Tuấn (cựu phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng), Phan
Xuân Ít (cựu phó chánh Văn phòng UBND TP), Lê Anh Tuấn (chủ tịch HĐQT
Công ty CP Cung ứng tàu biển Đà Nẵng), Nguyễn Đình Thống (cựu giám đốc
Công ty Quản lý và khai thác đất Đà Nẵng) và Phan Minh Cương (tổng giám
đốc Công ty CP Xây dựng 79)…
Bốn đại án còn lại 1. Vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong hai năm 2008 và 2009,
Bảo hiểm xã hội Việt Nam ký 14 hợp đồng với Công ty Cho thuê tài chính
II (ALCII, Ngân hàng NN&PTNT) với tổng số tiền là 1.010 tỉ đồng. Tuy
nhiên, đến thời điểm giữa năm 2009, ALCII bắt đầu không thanh toán lãi
hằng tháng và gốc khi đến hạn. 2. Vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai, vi
phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng
phí xảy ra tại Công ty Hải Thành. Công ty Hải Thành đã sử dụng đất quốc
phòng ở số 7-9 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM để góp
vốn liên doanh với Công ty TNHH Yên Khánh sai pháp luật. 3. Vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng
gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Hóa dầu và nhiên
liệu sinh học dầu khí (PVB), Phú Thọ. PVB làm dự án nhà máy ethanol Phú
Thọ đã tiêu tốn hơn 1.534 tỉ đồng nhưng đến thời điểm thực hiện thanh
tra (tháng 9-2016) mọi thứ vẫn dang dở, bế tắc. 4. Vụ án vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt
động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng Phương
Nam.
TUYẾN PHAN
2 cựu Bộ trưởng bị khởi tố thêm tội nhận hối lộ
(PLO)- Hai cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son bị Bộ Công an khởi tố thêm về tội nhận hối lộ.
Ngày 13-4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03)
cho biết đang điều tra mở rộng vụ án vi phạm quy định về quản lý và sử
dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty
viễn thông MobiFone và các đơn vị có liên quan.
Hai cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn (phải) và Nguyễn Bắc Son
Theo đó, C03 đã ra quyết định bổ sung
quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn
(hai cựu bộ trưởng Bộ TT&TT), về tội nhận hối lộ.
Cùng
bị khởi tố bổ sung về tội danh trên còn có ông Lê Nam Trà (cựu chủ tịch
HĐTV MobiFone) và Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc MobiFone).
Đáng chú ý, C03 cũng khởi tố, bắt giam
đối với ông Phạm Nhật Vũ (cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nghe nhìn
Toàn Cầu – AVG) về tội đưa hối lộ
Trước đó, ngày 23-2, Cơ quan CSĐT Bộ công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với hai ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn về tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Hai ông Tuấn và Son bị khởi tố theo khoản 3 Điều 220 BLHS năm 2015
Theo kết luận của Bộ Chính trị, ông Trương Minh Tuấn
đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách
nhiệm, buông lỏng lãnh đạo trong quá trình được phân công chỉ đạo thực
hiện dự án Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty
cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG; ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày
21-12-2015 của Bộ TT&TT phê duyệt dự án và một số văn bản có liên
quan trái quy định, có văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.
Với cương vị Bí thư Ban cán
sự Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT từ tháng 4-2016, ông Trương Minh Tuấn
chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng
nhiệm kỳ 2016-2021.
Trong khi đó, ông Nguyễn Bắc
Son là người phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm
của Ban cán sự đảng Bộ TT&TT nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Ông Son đã vi phạm nguyên
tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu dân chủ trong lãnh đạo,
chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể Ban cán sự đảng, trực
tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án không đúng
quy định; ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu
tư dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến dự án có
nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ
đạo, kiểm tra quá trình thực hiện dự án, để xảy ra nhiều vi phạm rất
nghiêm trọng.
TUYẾN PHAN
Ông Tất Thành Cang và thương vụ cho bán cổ phần tại Sadeco
Ông Tất Thành Cang và Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn. (Ảnh: H.L)
Ông Cang được xác định có liên quan đến việc chỉ định cho đối tác
chiến lược của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phát triển
công nghiệp Tân Thuận là Công ty Nguyễn Kim bán cổ phần không được tổ
chức thẩm định giá hợp pháp. Theo kết luận của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh thì, việc làm này
là “trái quy định pháp luật”, dẫn đến gây thiệt hại ít nhất 153 tỷ đồng
tính chênh lệch giá cổ phiếu. Chủ trương trên được sự chấp thuận của nguyên Phó Bí thư thường trực
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - Tất Thành Cang tại thông báo
495-TB/VPTU ngày 18/5/2017.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phát triển công nghiệp Tân
Thuận đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố phương án tăng vốn điều lệ và
giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) từ
44% xuống 28,5%. Công ty Tân Thuận nêu lý do: “Văn phòng Thành ủy truyền đạt ý kiến
chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược
để tăng vốn điều lệ tại Sadeco”. Ngày 14/5, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã
tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Tề Trí Dũng -
nguyên Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phát
triển công nghiệp Tân Thuận. Ông Dũng bị khởi tố về tội danh “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định
về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”. Sau đó, ngày 15/5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thi hành
lệnh bắt tạm giam đối với bà Hồ Thị Thanh Phúc - Tổng giám đốc Sadeco để
điều tra cũng với 2 tội danh như ông Dũng.
Hưng Long
Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến bị cách các chức vụ trong Đảng
Bộ Chính trị đã quyết định cách các
chức vụ Uỷ viên Đảng uỷ Quân sự T.Ư; Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân
chủng Hải quân đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến; yêu cầu xem xét kỷ luật chính quyền tương ứng.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến
Ảnh Báo Bình Phước
Theo tin từ Văn phòng T.Ư Đảng, ngày 21.6, tại Hà Nội, Tổng bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì họp Bộ Chính trị để phê duyệt
quy hoạch Ban Chấp hành T.Ư khoá XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, xem xét
công tác nhân sự và quyết định thi hành kỷ luật cán bộ.
Trong thời gian giữ cương vị Phó bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Quân chủng
Hải quân, ông Nguyễn Văn Hiến phải chịu trách nhiệm về những vi phạm,
khuyết điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng uỷ Quân chủng Hải quân
trong triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng uỷ
trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng do Quân chủng Hải quân quản lý;
chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng Hải
quân và trách nhiệm cá nhân về vi phạm, khuyết điểm ở hai nội dung
chính.
Thứ nhất là thực hiện không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định
pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng đối với 10 khu
đất quốc phòng.
Thứ hai là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc
của Đảng uỷ Quân chủng Hải quân, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu
trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý, sử dụng các khu
đất quốc phòng.
Quá trình kiểm điểm, ông Nguyễn Văn Hiến đã nghiêm túc nhận rõ
trách nhiệm chính trị của mình đối với những vi phạm, khuyết điểm của
Ban Thường vụ Đảng uỷ, của Quân chủng Hải quân và trách nhiệm cá nhân về
các vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân
công.
Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15.11.2017 của Bộ Chính trị khoá
XII về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; xét nội dung, tính chất, mức
độ, hậu quả các vi phạm; xét quá trình công tác, những đóng góp cho Quân
chủng Hải quân, cho quân đội và đất nước của ông Nguyễn Văn Hiến, Bộ
Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Hiến bằng hình thức cách chức
các chức vụ: Uỷ viên Đảng uỷ Quân sự T.Ư nhiệm kỳ 2005 - 2010; Uỷ viên
Ban Chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 - 2010 (gồm: Phó
Bí thư Đảng uỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ và Uỷ viên Ban Chấp hành
Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 - 2010).
Đồng thời, Bộ Chính trị yêu cầu cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật về
chính quyền đối với ông Nguyễn Văn Hiến tương ứng với kỷ luật Đảng theo
quy định.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét