Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 269

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
 Phạm Ngọc Thảo huyền thoại tình báo Việt Nam

6 năm cung cấp bí mật hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô mà FBI không biết: Điệp viên này là ai?

Trang Li |


6 năm cung cấp bí mật hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô mà FBI không biết: Điệp viên này là ai?

Tiết lộ bí mật quốc gia của cả Anh và Mỹ cho Liên Xô, điệp viên gốc Đức được The Times (Anh) công nhận là điệp viên thành công nhất lịch sử hiện đại!


6 năm cung cấp bí mật hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô mà FBI không biết: Điệp viên này là ai? - Ảnh 1.
Cách đây 70 năm có lẻ, thế giới chính thức bước vào kỷ nguyên vũ khí nguyên tử sau khi Mỹ sản xuất và cho nổ thử nghiệm thành công quả bom hạt nhân mang mật danh "Trinity" vào ngày 16/7/1945.
Để có được "quân bài chiến lược" là vũ khí mạnh nhất trong lịch sử loài người trong tay, ngay trước khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ đã phải bí mật thực hiện rất nhiều dự án nhằm sản xuất bằng được siêu vũ khí có thể đưa Mỹ lên vị trí dẫn đầu trong cuộc chạy đua mới mang tên Chiến tranh Lạnh sau này với Liên Xô.
Dự án Manhattan (Manhattan Project), "cái nôi" cho ra đời quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại "Trinity", chính là nỗ lực không ngừng nghỉ của người Mỹ trong những năm Thế chiến 2 đang diễn ra ác liệt.
Trước khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 bùng nổ, các nhà khoa học Đức đã có phát hiện quan trọng làm thay đổi mãi mãi sức mạnh vũ khí tương lai: Nguyên tử hóa học Uranium khi bị bắn phá mạnh có thể giải phóng một nguồn năng lượng hủy diệt rất lớn. Phát hiện này đặt nền tảng cho ý tưởng sản xuất một loại bom có sức công phá vô cùng lớn.
Năm 1939, sau khi hay tin tình báo các nhà khoa học Đức đang bí mật nghiên cứu nhằm chế tạo vũ khí áp dụng công nghệ hạt nhân, nguy hiểm hơn, Adolf Hitler đặt rất nhiều hy vọng vào loại vũ khí hủy diệt này cho những nước cờ của hắn, thì Tổng thống Mỹ thời bấy giờ là Franklin D. Roosevelt ra sắc lệnh khởi động "quân bài chiến lược" nhằm đáp trả lại những mối nguy hiểm tiềm tàng từ dự án của Adolf Hitler.
Đầu tiên, Tổng thống Roosevelt thành lập Ủy ban Tư vấn về Uranium. Ủy ban gồm các nhà khoa học và quan chức quân sự có trọng trách tìm hiểu vai trò của Uranium trong sản xuất vũ khí hủy diệt.
Dựa trên những phát hiện của ủy ban, chính phủ Mỹ bắt đầu tài trợ cho nghiên cứu của Enrico Fermi và Leo Szilard thuộc Đại học Columbia, nhằm tập trung vào các phương pháp tách đồng vị phóng xạ (còn gọi là làm giàu urani) và phản ứng dây chuyền hạt nhân.
Năm 1940, Ủy ban Tư vấn về Uranium đổi tên thành Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng, trước khi được đổi tên thành Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển Khoa học (OSRD) vào năm 1941 và bổ sung Fermi vào danh sách các thành viên.
Cũng trong năm đó, sau cuộc tấn công của Nhật Bản tại Trân Châu Cảng, Tổng thống Roosevelt tuyên bố, nước Mỹ sẽ bước vào Thế chiến 2 và sẽ cùng với Anh, Pháp và Liên Xô chống lại người Đức ở châu Âu và người Nhật Bản ở khu vực Thái Bình Dương.
Công binh Lục quân Mỹ gia nhập OSRD năm 1942 dưới sự chấp thuận của Tổng thống. Dự án chính thức trở thành sáng kiến quân sự, với vai trò chủ chốt của các nhà khoa học tài năng.
Khi Thế chiến 2 đang nổ ra mạnh mẽ, nhiều nhà khoa học châu Âu chạy tị nạn sang Mỹ, trong đó có nhà bác học nổi tiếng người Đức Albert Einstein, người về sau đã đề nghị Mỹ hỗ trợ công cuộc nghiên cứu phân tách hạt nhân của Uranium.
Cuối cùng, vào ngày 28//12/1942, Tổng thống Roosevelt thành lập Manhattan Project để kết hợp những nỗ lực nghiên cứu khác nhau trước đó với mục tiêu vũ khí hóa năng lượng hạt nhân.
Các cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí được xây dựng tại các địa điểm xa xôi ở bang New Mexico, Tennessee và Washington, cũng như các địa điểm của Canada.
Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ J. Robert Oppenheimer, một trong những "cha đẻ của vũ khí nguyên tử", là người lãnh đạo Manhattan Project.
Là nơi tập hợp của hàng trăm nhà bác học đại tài cùng số kinh phí khổng lồ, Dự án Manhattan nhanh chóng "hái quả ngọt". Ngày 16/7/1945, tại một địa điểm trên sa mạc xa xôi gần Alamogordo, bang New Mexico, quả bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại đã được phát nổ thành công - Trinity Test - tạo ra một đám mây nấm khổng lồ cao khoảng 12.000m. Trinity Test chính thức mở ra kỷ nguyên nguyên tử của thế giới.
6 năm cung cấp bí mật hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô mà FBI không biết: Điệp viên này là ai? - Ảnh 2.
"Trinity" tạo ra một đám mây nấm khổng lồ cao khoảng 12.000m. Nguồn: Rare Historical Photos
Các nhà khoa học làm việc dưới quyền của J. Robert Oppenheimer đã phát triển hai loại bom riêng biệt: Một quả bom lấy nhiên liệu là Uranium có tên là "The Little Boy - Cậu Bé", quả bom thứ hai lấy nhiên liệu là Plutonium có tên là "The Fat Man - Gã Béo".
Cả "The Little Boy" và "The Fat Man" đều là những vũ khí chiến lược mà Mỹ dùng để chấm dứt chiến tranh nhanh chóng. Giới lãnh đạo quân đội của Dự án Manhattan xác định, thành phố Hiroshima của Nhật Bản, là mục tiêu lý tưởng để thả bom.
Nói là làm, ngày 6/8/1945, "The Little Boy" nổ tung trên bầu trời Hiroshima (cách mặt đất khoảng 600m), tạo nên sự tàn phá chưa từng có trong lịch sử. Ba ngày sau, ngày 9/8/1945, Mỹ tiếp tục thả "The Fat Man" xuống thành phố Nagasaki của Nhật, phá hủy toàn bộ nhà cửa, con người trên một vùng rộng hơn 3 dặm vuông.
Hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã giết chết hơn 100.000 người và san bằng hai thành phố của Nhật. Kết quả, ngày 14/8/1945, Nhật đầu hàng, trước đó khoảng 3 tháng, Đức cũng xin hàng. Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Kết thúc luôn "giấc mộng" sử dụng vũ khí hạt nhân của trùm phát xít Đức Adolf Hitler.
Tạm gác những diễn biến của cuộc chiến tranh lớn trong lịch sử nhân loại sang một bên. Trở lại với Dự án Manhattan. Trong số hàng trăm nhà khoa học góp công cho dự án khổng lồ, có một nhà bác học mang tên Klaus Fuchs - người sau này bị truy nã vì đã tiết lộ "bí mật quốc gia" về bom nguyên tử cho Liên Xô.
6 năm cung cấp bí mật hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô mà FBI không biết: Điệp viên này là ai? - Ảnh 3.
16 năm sau khi Mỹ cho nổ qua bom đầu tiên trong lịch sử nhân loại, người Liên Xô đáp trả bằng một quả "bom vua" - bom Sa Hoàng - có sức hủy diệt mạnh nhất trong lịch sử vũ khí hạt nhân tính đến thời điểm hiện nay.
Mặc dù đi sau Mỹ nhưng thứ mà Liên Xô đạt được khiến cho chính Mỹ phải nể sợ! Nhờ đâu mà Liên Xô nhanh chóng phát triển được loại bom có sức công phá khủng khiếp đến vậy? Phải chăng, những bí mật trong Dự án Manhattan đã bị rò rỉ?
-------
Trong cuốn sách "The Spy Who Changed the World" (tạm dịch: Chuyện về điệp viên làm thay đổi thế giới, viết về điệp viên Klaus Fuchs) của tác giả nổi tiếng người Anh Mike Rossiter, có đoạn miêu tả công việc nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử của các nhà khoa học cho Mỹ trong Dự án Manhattan là công việc "bí mật nhất thế kỷ 20".
Đối với riêng nước Mỹ, để chế tạo thành công siêu vũ khí khiến cả thế giới bàng hoàng, tất yếu cần sự bí mật. Đó là lý do họ đặt bí danh cho dự án (là Manhattan Project) và đặt tên cho quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại là "Trinity".
Bí mật xây dựng. Bí mật nghiên cứu và chế tạo. Rồi cũng bí mật thả hai quả bom xuống hai thành phố của Nhật Bản... cuối cùng, người Mỹ cũng phải trả một cái giá không hề nhỏ: Những "bí mật quốc gia" về chương trình vũ khí hạt nhân lọt đến tai người Liên Xô.
Và người tiết lộ không ai khác chính là Klaus Fuchs - nhà bác học gốc Đức làm việc cho chính Manhattan Project!
6 năm cung cấp bí mật hạt nhân của Mỹ cho Liên Xô mà FBI không biết: Điệp viên này là ai? - Ảnh 4.
Chân dung Klaus Fuchs chụp năm 1940. Ảnh: Gizmodo
Ông là ai mà The Times (UK) phải công nhận rằng: "Klaus Fuchs là điệp viên thành công nhất lịch sử hiện đại!"?
Klaus Fuchs là một nhà khoa học người Anh gốc Đức. Năm 1933, ông cùng gia đình rời bỏ quê hương (Đức), chạy tị nạn đến Anh để tránh sự tàn bạo của Đức Quốc xã. Tại Anh, Klaus Fuchs có được tấm bằng Tiến sĩ Vật lý trong tay sau nhiều năm chuyên tâm học tập, nghiên cứu.
Nhờ tài năng, Klaus Fuchs được chính phủ Anh mời tham dự vào chương trình phát triển vũ khí nguyên tử mang mật danh "Tube Alloys".
Khi công cuộc nghiên cứu đang diễn ra suôn sẻ, Klaus Fuchs bắt đầu cảm thấy khó hiểu khi cả Mỹ, Anh và Canada thường xuyên trao đổi với nhau về các dự án phát triển vũ khí hạt nhân mà lờ đi một đồng minh khác là Liên Xô. Từng là thành viên của Đảng Cộng sản Đức, Klaus Fuchs cho rằng bản thân mình cần giúp đỡ đồng minh Liên Xô.
Ông đến đại sứ quán Liên Xô tại Anh và gặp được đúng người. Đúng lúc Klaus Fuchs được nhập quốc tịch Anh là lúc ông bắt đầu sự nghiệp tình báo của mình. Sau khi dự án "Tube Alloys" bắt đầu, Klaus Fuchs bí mật gửi các tài liệu nghiên cứu nguyên tử của Anh cho điệp viên Liên Xô.
Cuối năm 1943, Klaus Fuchs nằm trong danh sách những nhà bác học tài năng người Anh sang Mỹ phục vụ cho Dự án Manhattan. Dự án được chính phủ Mỹ đầu tư hàng tỷ đô này nhanh chóng thành công với sự ra đời lần lượt của "Trinity", đến "The Little Boy" và "The Fat Man".
Nhờ đó, những tài liệu bí mật mà Klaus Fuchs truyền cho phía Liên Xô có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Liên Xô tất yếu nắm được nguyên liệu cơ bản để chế tạo bom nguyên tử.
Sau sự kiện Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, nhận thấy thứ vũ khí này mang đến sự hủy diệt khủng khiếp, Klaus Fuchs tin mình đã hành động đúng khi tiết lộ bí mật cho Liên Xô.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, Klaus Fuchs trở về Anh, tiếp tục công việc của mình trong dự án phát triển bom nguyên tử của nước này.
Vào năm 1949, cả Cục tình báo Anh (MI5) và Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đều nghi ngờ Klaus Fuchs. Cuối cùng, FBI xác định, Klaus Fuchs là gián điệp cho Liên Xô.
Ngày 3/2/1950, Scotland Yard bắt giữ Klaus Fuchs và buộc tội tiết lộ bí mật quốc gia. Sau khi bị bắt giữ, Klaus Fuchs nhanh chóng nhận tội và kể lại toàn bộ quá trình làm gián điệp của mình cho Liên Xô. Phiên tòa xét xử Klaus Fuchs diễn ra trong 90 phút. Cuối cùng, ông nhận bản án 14 năm tù giam và bị tước quốc tịch Anh.
Vài tháng sau khi Klaus Fuchs bị bắt, Liên Xô lên tiếng phủ nhận toàn bộ sự việc và cho rằng câu chuyện mà Klaus Fuchs đưa ra là hoàn toàn bịa đặt!
Sau 9 năm thụ án, nhờ cải tạo tốt, Klaus Fuchs được thả tự do. Ông nhanh chóng đến Đông Đức, nhập quốc tịch, sống cùng cha mình đến hết đời. Klaus Fuchs mất năm 1988.
Nguồn: The Guardian, History, Gizmodo, The Times (UK)
theo Helino

Tình báo Mỹ sốc về số lượng vũ khí dày đặc Nga thiết lập ở Crimea

Thứ Năm, ngày 13/06/2019 19:45 PM (GMT+7)

Nga đã thiết lập ở bán đảo Crimea một mạng lưới phòng thủ quy mô chưa từng có, với số lượng máy bay và tên lửa dày đặc, khiến cho giấc mơ đòi lại Crimea của Ukranie càng trở nên xa vời.

Tình báo Mỹ sốc về số lượng vũ khí dày đặc Nga thiết lập ở Crimea - 1
Nga đưa hàng loạt vũ khí hiện đại đến trực chiến ở bán đảo Crimea.
Theo báo Ukraine Unian, giới chức tình báo Mỹ đã rất “sốc” khi đánh giá năng lực phòng thủ của Nga trên bán đảo Crimea. Đây là vùng đất Nga đã sáp nhập vào lãnh thổ từ năm 2014, bất chấp sự phản đối của Ukraine.
Tình báo Mỹ đánh giá các diễn biến mới cho thấy Moscow không có kế hoạch trả lại Crimea cho Ukraine, theo Unian. Đây là một trong những yêu cầu của Mỹ nếu Nga muốn khôi phục quan hệ và được dỡ bỏ cấm vận.
"Nga đang thể hiện khả năng kiểm soát tuyệt đối ở Biển Đen và qua đó giúp họ có thể khuếch trương sức mạnh ra bên ngoài khu vực", Sarah Bidgood, Giám đốc Chương trình Không phổ biến Vũ khí Á - Âu thuộc Trung tâm Nghiên cứu James Martin về vấn đề không phổ biến vũ khí của Đại học Middlebury, nói
Các bức ảnh chụp trong giai đoạn tháng 1.2018 đến tháng 4.2019 do một công ty sở hữu vệ tinh, cho thấy vị trí 5 tổ hợp phòng không S-400, 5 tổ hợp S-300 và căn cứ cho các chiến đấu cơ ở 4 địa điểm khác nhau trên bán đảo Crimea.
Phương Tây đã bày tỏ lo ngại Nga đang bố trí thế trận quân sự của mình nhằm khóa chặt tuyến đường biển tới Địa Trung Hải, một tuyến tiếp viện chủ chốt cho các chiến dịch ở Syria.
Từ năm 2014, Nga đã bổ sung thêm một tiểu đoàn không quân tăng cường cho lữ đoàn bộ binh hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ Crimea, đồng thời tăng gấp đôi lực lượng đóng quân lên khoảng 30.000 người. Một quan chức tình báo Mỹ tiết lộ, Moscow có kế hoạch bổ sung thêm 13.000 quân nữa đến Crimea trong vòng 4 năm tới.
Quân đội Nga hiện có 81 chiến đấu cơ và trực thăng hiện diện thường trực ở Crimea. Theo ông Bidgood, phạm vi chiến đấu của các lực lượng này đã vượt ra cả Biển Đen, thậm chí còn vươn tới Trung Đông.
Hạm đội Biển Đen của Nga ở Crimea hiện có 10 tàu chiến có thể phóng tên lửa hành trình Kalibr, bao gồm 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo và 4 tàu nổi.
Phiên bản Kalibr trang bị cho hải quân Nga có tầm bắn 2.400km và có thể nâng cấp lên phiên bản bắn xa 4.500km.
Quan chức tình báo Mỹ đánh giá tên lửa Kalibr giúp hạm đội Nga “tấn công những mục tiêu ngoài Biển Đen, bao gồm cả phía nam châu Âu và Syria, ngay cả khi vẫn neo tại cảng Sevastopol ở Crimea”.
Trước đó, đại diện Ukraine ở NATO, Alexander Vinnikov nói hoạt động quân sự gia tăng của Nga trong khu vực bao gồm Crimea, Biển Đen và Biển Azov tạo ra mối đe dọa rõ rệt với Ukraine.
Lộ diện vũ khí bí mật của Nga ngoài khơi bán đảo Crimea?
Một loại vũ khí bí mật của Nga, có hình dạng giống như tên lửa, mới được nhìn thấy ngoài khơi bán đảo Crimea.
Theo Đăng Nguyễn - UNIAN (Dân Việt)

Heinz Felfe – Người “xỏ mũi” Cơ quan Tình báo Tây Đức

Hồng Sơn |

Heinz Felfe – Người “xỏ mũi” Cơ quan Tình báo Tây Đức

Tên tuổi Heinz Felfe xứng đáng được xếp trong hàng ngũ của những điệp viên xuất sắc nhất thế giới. Là người hoạt động tình báo từ rất lâu và hiệu quả cho Liên Xô, Felfe được đánh giá là nhân vật trong suốt 10 năm đã thâm nhập sâu vào bộ máy và gần như vô hiệu hóa hoạt động của Cơ quan tình báo Tây Đức (BND) …

Heinz Felfe sinh ra tại Dresden trong gia đình một nhân viên cảnh sát Đức. Thời niên thiếu của ông gắn liền với năm tháng bất ổn sau sự sụp đổ của chính quyền Cộng hòa Weimar, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1929 và sự lên ngôi của nhà nước phát xít do Hitler đứng đầu.
Cũng như phần lớn những thanh thiếu niên Đức vào thời bấy giờ, Felfe đều tin rằng chế độ phát xít sẽ giúp khôi phục sự hùng mạnh của nước Đức và đem lại sự phồn vinh cho người dân, cho đến khi sự thật diễn ra.
Ngày 1-9-1939, Đức phát xít khơi mào Đại chiến thế giới thứ hai bằng việc tấn công Ba Lan. Felfe nhanh chóng được gọi nhập ngũ. Nhưng chỉ hai tuần từ khi bắt đầu chiến sự, Felfe đã phải nhập viện do bị viêm phổi.
Heinz Felfe – Người “xỏ mũi” Cơ quan Tình báo Tây Đức - Ảnh 1.
Heinz Felfe.
Tình trạng sức khỏe sau đó đã không cho phép Felfe quay trở lại quân ngũ. Sau khi tranh thủ hoàn thiện chương trình học phổ thông, Felfe đã vượt qua kỳ thi tuyển chọn để gia nhập lực lượng cảnh sát bảo vệ thuộc Tổng cục an ninh đế chế (RSHA), tiếp tục được cử đi học luật tại Trường đại học tổng hợp Berlin.
Ngoài chuyên môn chính, Felfe còn tham gia vào khóa đào tạo thanh tra cảnh sát hình sự. Tốt nghiệp đại học, ban đầu ông được điều về cơ quan cảnh sát hình sự tại thành phố quê hương Dresden, sau đó là thị trấn biên giới Gliwice.
Tháng 8-1943, Felfe được điều chuyển về Cục VI của RSHA, một cơ quan chuyên trách về tình báo đối ngoại. Một thời gian sau, ông trở thành chỉ huy ban phụ trách về Thụy Sĩ. Giai đoạn cuối chiến tranh, Felfe được cử tới Hà Lan với nhiệm vụ điều hành việc tung các nhóm biệt kích phá hoại vào khu vực hậu phương quân Anh-Mỹ.
Tuy nhiên, ông đã ngay lập tức bị người Anh bắt làm tù binh khi vừa chân ướt chân ráo tới đây.
Chiến tranh kết thúc, Felfe tiếp tục học tập tại Trường đại học tổng hợp Bonn. Ông bắt đầu đi lại khắp nơi tại Đức với tư cách phóng viên tự do của Đài phát thanh Berlin, trong đó tới cả những khu vực do Liên Xô kiểm soát. Cho đến lúc này, thế giới quan của Felfe bắt đầu có những thay đổi căn bản. Sự sùng bái đối với quốc trưởng Hitler từ thời trẻ đã thay thế bằng nỗi thất vọng hoàn toàn.
Ông cũng rất phẫn nộ trước những đợt ném bom vô tội vạ của không quân Mỹ xuống các thành phố của Đức, đặc biệt là quê hương Dresden. Sau khi nghiên cứu kỹ chính sách đối ngoại của Liên Xô đối với nước Đức, Felfe đi đến kết luận, hành động của Liên Xô chỉ nhằm phá bỏ tận gốc rễ chủ nghĩa quốc xã, xây dựng một nước Đức hòa bình, thống nhất.
Trong khi chính sách của Mỹ và đồng minh lại tập trung vào dự định chia cắt nước Đức thành nhiều quốc gia nhỏ, âm mưu khởi xướng một cuộc chiến tranh mới chống lại phe XHCN.
Một trong những chiến hữu cũ của Felfe trong cơ quan an ninh tại Dresden là Hans Clemens đã được tình báo Xôviết tuyển mộ và được giao nhiệm vụ thuyết phục ông hợp tác với Moscow. Sau một cuộc nói chuyện cởi mở giữa hai người bạn vào đầu năm 1951, Felfe đồng ý bí mật hợp tác với tình báo Xôviết.
Người phơi bày “gan ruột” của BND
Để có thể tiếp cận với nguồn thông tin mật, “Gerhard” (mật danh đầu tiên của Felfe) được đề xuất cần phải tìm cách vào làm việc trong “Gehlen Organization”, cơ quan tình báo đầu tiên được thành lập tại Tây Đức từ năm 1946 dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Mỹ.
Heinz Felfe – Người “xỏ mũi” Cơ quan Tình báo Tây Đức - Ảnh 2.
Vitali Korotkov từng đảm nhiệm vai trò liên lạc viên của Felfe.
Mục tiêu hàng đầu của tổ chức này chính là hoạt động chống lại lực lượng Hồng quân đang đóng tại Đức và Áo, cũng như hoạt động phá hoại chống lại nhà nước CHDC Đức.
Felfe đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên này – đến mùa thu năm 1951, ông đã có mặt trong cơ quan đại diện của “Gehlen Organization” tại Karlsruhe, khi đó đang hoạt động dưới vỏ bọc một công ty thương mại dưới sự chỉ huy của cựu sĩ quan tình báo phát xít Bencinger.
Công việc ban đầu của ông là nghiên cứu hồ sơ lưu trữ để tìm kiếm các ứng cử viên có thể cho công tác tuyển mộ. Theo như Felfe báo cáo về, “Gehlen Organization” trong giai đoạn 1951-1952 đã rất tích cực xây dựng mạng lưới gián điệp tại những lĩnh vực kinh tế và chính trị chủ chốt của cả Đông và Tây Đức.
Từ thời điểm đó, trong mỗi lần gặp mặt với điệp viên Xôviết, cả Felfe và Clemens (lúc này cũng đã vào làm việc tại Gehlen Organization) đều mang theo rất nhiều cuộn phim và băng ghi âm các tài liệu quan trọng.
Một năm sau với sự cho phép của Moscow, Felfe còn sử dụng một đồng nghiệp nữa của mình là Erwin Tiebel để làm liên lạc viên. Dần dần, ông đã gây dựng và điều hành cả một mạng lưới điệp viên quan trọng.
Ngay từ những ngày đầu tiên hợp tác, những thông tin mà tình báo Xôviết nhận được từ Felfe đều được đánh giá là chính xác và kịp thời. Cũng nhờ có ông, Liên Xô đã kịp thời phản ứng để dập tắt cuộc bạo loạn do phương Tây âm mưu tổ chức tại Berlin vào năm 1953.
Chẳng bao lâu, Moscow giao cho Felfe nhiệm vụ tiếp theo – đó là phải xâm nhập vào được trụ sở chính của Gehlen Organization tại thị trấn nhỏ Pullach gần Munich.
Từ tháng 7-1955, Thủ tướng Adenauer đã đưa ra quyết định phải cải tổ lại Gehlen Organization, cụ thể là phải xây dựng một cơ quan tình báo độc lập không còn bị phụ thuộc vào Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA).
Theo đó, từ ngày 1-4-1956, Cơ quan tình báo Tây Đức (BND) chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Chủ tịch BND sẽ hoạt động trực tiếp dưới sự điều hành của Thủ tướng. Felfe may mắn được nhận hàm cố vấn cao cấp của chính phủ, đồng thời được bổ nhiệm làm chỉ huy bộ phận phản gián chống lại Liên Xô và các cơ quan đại diện của Xôviết trên lãnh thổ Tây Đức.
Về thực chất, Felfe chính là lãnh đạo ban Xôviết của BND. Qua tay ông là hàng loạt những tài liệu quan trọng nhất được tình báo Tây Đức chuẩn bị trước khi báo cáo Adenauer; trong đó có liên quan đến những vấn đề như tái trang bị cho quân đội, chính sách đối ngoại của Tây Đức với tư cách là thành viên trong khối NATO.
Nhờ có Felfe, cơ quan an ninh Xôviết đã giáng nhiều đòn chí tử vào các âm mưu của mật vụ Mỹ và Tây Đức.
Điển hình như việc CIA và BND đã phối hợp tổ chức một chiến dịch khá tốn kém nhằm cài cắm các thiết bị nghe trộm tại tòa nhà mới của Cơ quan đại diện thương mại Xô viết ở Cologne. Nhờ sự cảnh báo của Felfe, các chuyên gia kỹ thuật từ Moscow đã vô hiệu hóa hoàn toàn các thiết bị trên.
Heinz Felfe – Người “xỏ mũi” Cơ quan Tình báo Tây Đức - Ảnh 3.
Trụ sở của BND tại Pullach.
Từ mùa hè năm 1956, đảm nhiệm cương vị liên lạc với Felfe là nhân viên tình báo trẻ Vitali Korotkov.
“Qua tay của Felfe là những báo cáo tổng hợp hàng tuần để trình lên Thủ tướng Adenauer. Nhưng tất cả chúng đều báo cáo sớm cho điện Kremli, trước khi có mặt trên bàn của Thủ tướng Tây Đức – Korotkov, sau này đại tá tình báo về hưu nhớ lại - Thông tin của Felfe đã giúp giới lãnh đạo Xôviết chuẩn bị kỹ càng và nắm thế chủ động trong các vấn đề và đề xuất cần bàn bạc trước chuyến viếng thăm chính thức của Adenauer tới Moscow vào năm 1955”.
Sau năm 1955, BND đã đẩy mạnh việc phối hợp không chỉ với CIA, mà còn với nhiều cơ quan mật vụ của các nước NATO trong việc chống phá hoạt động của các cơ quan đại diện Liên Xô. Nhờ đó, Felfe đã nắm bắt từ trước rất nhiều chiến dịch của mật vụ phương Tây trên mặt trận này để báo cáo kịp thời.
Tuy nhiên, Felfe cũng đặt ra một điều kiện tiên quyết cho việc hợp tác của mình với KGB: đó là không được bắt giữ bất cứ một điệp viên BND hay đối tượng nào có liên quan trực tiếp đến thông tin do ông cung cấp để có thể đảm bảo an toàn.
Yêu cầu trên đã được Moscow tuân thủ nghiêm ngặt. Chính vì tầm quan trọng từ các thông tin của Felfe, toàn bộ mọi hoạt động liên quan đến ông đều được áp dụng những nguyên tắc bí mật cao nhất.
Bị lộ
Cho dù cả hai bên đều hết sức cẩn trọng, nhưng Felfe cuối cùng vẫn bị phát hiện và bắt giữ. Nguyên nhân là BND không thể không phân tích có hệ thống tất cả những chiến dịch thất bại của mình để khoanh vùng và lần ra những đối tượng nghi vấn có thể tiếp xúc nguồn thông tin trên.
Tháng 10-1961, Felfe xin nghỉ phép, về ngôi nhà nhỏ của mình ở vùng ngoại ô sát với nước Áo. Nhưng chỉ vài ngày sau, ông nhận được chỉ thị phải quay trở lại Pullach, báo cáo tướng Langkau về một chiến dịch của BND.
Ngay sau khi báo cáo xong, các nhân viên mật vụ đã xuất hiện tại văn phòng, tuyên bố bắt giữ Felfe. Cùng lúc đó, các thành viên khác trong nhóm của ông cũng bị bắt giữ.
Vụ bắt giữ những nguồn tin giá trị của Moscow từng làm việc lâu năm tại BND đã gây ra một cơn chấn động thực sự tại Tây Đức. Trong quá trình khám xét nhà ở và văn phòng của Felfe, các nhân viên phản gián đã phát hiện hàng chục cuộn phim chụp tài liệu mật, một chiếc cặp tài liệu hai đáy cùng thiết bị chuyên dụng để chụp ảnh.
Heinz Felfe – Người “xỏ mũi” Cơ quan Tình báo Tây Đức - Ảnh 4.
Cuốn hồi ký của Heinz Felfe.
Một bài báo trên tạp chí Stern đánh giá: “Nhờ có Felfe, Liên Xô đã biết tất cả những gì đang diễn ra tại BND. Với hai chiếc máy ảnh Minox, ông ta đã chụp lại tất cả những tài liệu qua tay mình: các báo cáo tuyệt mật của BND, những thông báo của cơ quan tình báo quân đội, biên bản các cuộc họp kín cùng nhiều dữ liệu bí mật khác v.v…
Tính ra, Felfe đã trao cho Liên Xô hơn 15 ngàn bản sao tài liệu mật. Trung tâm tình báo tại Pullach đã hoàn toàn bị vô hiệu hóa”.
Trong suốt quá trình điều tra và xét xử, Felfe luôn duy trì được sự bình tĩnh và kiên định của mình, dù đồng nghiệp Hans Clemens đã khai báo khá nhiều, làm cơ sở để kết tội ông. Kết quả là Felfe phải nhận bản án ở mức cao nhất là 14 năm tù, còn Clemens là 8 năm.
Tình báo Xôviết trong một thời gian dài đã tìm mọi cách hỗ trợ Felfe cả về vật chất lẫn tinh thần, cũng như áp dụng mọi biện pháp có thể để trả tự do cho ông.
Ngày 17-2-1969, một mình Heinz Felfe được trao đổi với 21 điệp viên phương Tây tại điểm kiểm soát Herleshausen nằm trên biên giới giữa hai nước Đức. Felfe tới định cư tại Berlin, trở thành công dân của CHDC Đức. Ông tham gia giảng dạy về hình pháp học tại Trường đại học Humboldt và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại đây.
Vì những đóng góp xuất sắc của mình, Felfe đã được Đoàn chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô trao tặng huân chương Cờ đỏ và Sao đỏ, KGB trao tặng huy hiệu “Nhân viên danh dự của Cơ quan an ninh quốc gia”.
Ông cũng bắt tay vào viết cuốn hồi ký về cuộc đời hoạt động tình báo của mình, trong đó có đoạn viết: “Những năm tháng khó khăn trong hoạt động tình báo phục vụ Liên Xô cũng là những năm tháng tuyệt vời nhất trong đời tôi”.
Sau khi nước Đức thống nhất, đại diện các cơ quan mật vụ của Mỹ và CHLB Đức đã không ít lần tìm đến Felfe, đề nghị ông viết hồi ký theo ý định có lợi cho họ, kèm theo những khoản nhuận bút hậu hĩnh. Nhưng Felfe với sự kiên định về quan điểm của mình đã kiên quyết bác bỏ tất cả. Điệp viên huyền thoại của tình báo Xôviết qua đời ngày 8-5-2008 tại Berlin.
theo Công an Nhân dân

“Điệp viên tỷ đô” của CIA 7 năm qua mặt KGB

Gây tiếng vang với thành tích tuyển mộ được nhiều điệp viên, thu thập được nhiều thông tin tình báo vô cùng quan trọng, nhưng cơ quan tình báo Liên Xô KGB trong lịch sử hoạt động của mình cũng phải nếm trải không ít thất bại. Trong đó, thất bại nặng nề nhất có thể nói là vụ để “điệp viên tỉ đô” của cơ quan tình báo đối thủ của Mỹ CIA “qua mặt” suốt bảy năm. 

     “diep vien ty do” cua cia 7 nam qua mat kgb hinh anh 1
    Adolf Tolkachev.
    Năm lần tiếp cận
    Tháng 1/1977, khi đang chờ đổ xăng tại một cây xăng dành cho các nhà ngoại giao ở Moscow, người đứng đầu CIA tại Liên Xô (trong vỏ bọc một nhà ngoại giao) ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông trung niên người Nga tiến lại gần và hỏi ông có phải là người Mỹ không bằng tiếng Anh.
    Sau khi nhà ngoại giao Mỹ xác nhận, người đàn ông liền bỏ vào ghế xe một mảnh giấy rồi rời đi. Trong mảnh giấy, người đàn ông cho biết là một kỹ sư người Liên Xô, muốn gặp một quan chức Mỹ để trao đổi thông tin.
    CIA không tỏ ra hào hứng với lời đề nghị bất ngờ nói trên vì nó được đưa ra trong lúc KGB được cho là đã thành lập lực lượng “mồi nhử” chuyên tìm cách khiến các điệp viên của CIA đang hoạt động tại Liên Xô lộ diện rồi trục xuất về nước.
    Thêm vào đó, tại thời điểm diễn ra cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance cũng đang có kế hoạch tới thăm Liên Xô để đặt nền tảng cho quan hệ song phương. Do đó, phía Mỹ không muốn có bất cứ hành động mạo hiểm nào có thể cản trở kế hoạch của chính quyền mới. CIA đã quyết định không hồi đáp thông tin nhận được.
    Bẵng đi gần một tháng, người đàn ông lạ mặt lại tiếp cận người đứng đầu CIA ở Moscow khi ông này đang đậu xe gần tòa Đại sứ Mỹ. Người đàn ông tiếp tục để lại một mẩu giấy rồi bỏ đi, trong đó nhắc lại đề nghị. Dựa trên quyết định được đưa ra trước đó, CIA tiếp tục lặng im. Hai tuần sau, lại thêm một mẩu giấy nữa được gửi đi.
    Lần này, để giải tỏa lo ngại của CIA, người viết thư nói hiểu được những lo ngại của cơ quan tình báo Mỹ, đồng thời tiết lộ bản thân đang làm việc tại một đơn vị bí mật của Liên Xô. Người viết thư cũng lặp lại yêu cầu được tiếp xúc cũng như đưa ra cách thức liên lạc hai bên. Ấn tượng trước sự kiên trì của người đàn ông người Nga, người đứng đầu CIA tại Moscow đã xin ý kiến cấp trên được thăm dò người này. Tuy nhiên, trụ sở chính của CIA tại Mỹ không đồng ý.
    Bẵng đi tới gần ba tháng, khi phía Mỹ tưởng chừng như mọi việc đã khép lại thì tháng 5/1977, người đàn ông tiếp tục tiếp cận người đứng đầu CIA tại Moscow nhưng vẫn không được hồi đáp. Đó là lần thứ tư đề nghị của ông ta bị phớt lờ. Sau lần này, phải hơn sáu tháng sau, người đàn ông người Nga mới lại tiếp cận trở lại với phía Mỹ.
    Để tạo lòng tin, ông ta gửi kèm theo một tài liệu dài hai trang, trong đó có các thông tin liên quan đến hệ thống điện tử của một máy bay Liên Xô. Thời điểm tập tài liệu được gửi đi vào lúc CIA tại Liên Xô đã có một người đứng đầu mới. Sau khi xem xét, nhận thấy giá trị của thông tin do người đàn ông cung cấp, lãnh đạo CIA tại Liên Xô quyết định gửi điện về trụ sở, đề nghị được tìm hiểu về điệp viên tình nguyện người Nga. Lần này, giới chức tình báo Mỹ đồng ý.
    Tháng 3/1978, người đàn ông người Nga cung cấp thêm 11 trang tài liệu viết tay, trong đó có thông tin về các nỗ lực nghiên cứu và chế tạo máy bay quân sự của Nga. Lần này, ông ta thông báo sẽ bỏ cuộc nếu không nhận được hồi âm từ phía Mỹ. Nhận được tuyên bố này, sau nhiều do dự, CIA đã quyết định chính thức đồng ý cử người gặp người đàn ông người Nga.
    Điệp viên tỉ đô
    Người đàn ông người Nga trên là Adolf Tolkachev, một kỹ sư chuyên về radar trên không tại Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật điện (Phazotron) của Liên Xô. Việc tuyển mộ được người này được đánh giá là sự kiện có tính chất bước ngoặt trong triển khai các hoạt động tình báo của Mỹ ở Liên Xô. Bởi trong những năm đầu thời kỳ Chiến tranh Lạnh, CIA dù đã tuyển được một số nguồn tin nhưng chưa bao giờ có thể thực sự thiết lập được mạng lưới gián điệp ngay trong lòng nước Nga.
    KGB lúc bấy giờ thắt chặt việc theo dõi, khiến các công dân hay quan chức Liên Xô không dám hoạt động gián điệp. Về phía Mỹ, việc phân tích các nguồn tin để quyết định thu nhận ai hay bỏ qua cũng rất chật vật như đã nói ở trên, khiến họ có thể đã để vuột mất nhiều nguồn tin quan trọng.
    Với sự xuất hiện của Tolkachev, mọi việc đã thay đổi hoàn toàn. Tolkachev là điệp viên thành công và có giá trị bậc nhất mà Mỹ có được tại Liên Xô trong suốt hai thập kỷ. Trong hơn bảy năm làm việc cho CIA, ông ta đã 21 lần đánh lạc hướng những tai mắt của KGB của Liên Xô để chuyển tài liệu cho các nhân viên CIA ngay trên đường phố ở thủ đô nước Nga. Những tài liệu và bản vẽ của ông ta đã mở ra những bí mật về hệ thống radar cũng như các nghiên cứu về vũ khí trong tương lai của Liên Xô.
    Đặc biệt, hoạt động gián điệp của người này còn giúp nước Mỹ tìm ra rõ những điểm yếu của hệ thống phòng thủ trên không của Liên Xô để từ đó nghiên cứu được những tên lửa và máy bay ném bom có thể bay dưới tầm các radar của Liên Xô.
    Theo một số báo cáo, không quân Mỹ ước tính hoạt động gián điệp của Tolkachev đã giúp Washington tiết kiệm được 2 tỉ USD cho các hoạt động nghiên cứu phát triển vũ khí. Điệp viên này vì thế đã được đặt cho biệt danh “điệp viên tỉ USD”. Ngoài ra, Tolkachev cũng trở thành một nhân vật “truyền thuyết”, một điển hình để nghiên cứu về hoạt động gián điệp khi có thể gặp được CIA ngay trước mũi KGB.
    Với công lao như vậy, Tolkachev đã được Mỹ tưởng thưởng khá hậu hĩnh. Tuy nhiên, có một sự thật ít người biết là động cơ của Tolkachev khi phản bội đất nước không phải vì tiền. Trên thực tế, ông hợp tác với CIA để gây tổn hại cho Liên Xô nhằm trả thù việc mẹ vợ ông ta đã bị xử tử, còn bố vợ ông ta thì bị đưa tới trại lao động vì tội không tố giác vợ hồi những năm 1930.
    Vì thế số tiền mà Mỹ đưa cho dù đều nhận nhưng Tolkachev không hề đếm xỉa mà xem đó là biểu hiện của việc người Mỹ tôn trọng những việc mà ông ta đã làm. Cũng vì không cần tiền nên Tolkachev đôi khi chỉ yêu cầu phía Mỹ “trả công” cho ông ta bằng những các album nhạc của Beatles, Led Zeppelin… mà con trai của ông ta thích.
    Cái kết
    Từ giữa năm 1982, CIA đột ngột mất liên lạc với nguồn tin quý giá. Trong suốt năm cuộc gặp đã được lên kế hoạch, người của Mỹ cứ đến điểm hẹn rồi lại phải về tay không vì Tolkachev không xuất hiện. Cùng lúc, CIA cũng nhận thấy lực lượng do thám của KGB bỗng nhiên trở nên dày đặc trên đường phố, cho thấy rất có thể đã có chuyện xảy ra.
    Buổi tối ngày 7/12/1982, ngày diễn ra cuộc hẹn tiếp theo theo thỏa thuận, phía Mỹ giao sỹ quan Bill Plunkert gặp gỡ nguồn tin. Vào khoảng giờ cơm tối, Plunkert và vợ cùng vợ chồng người đứng đầu tình báo Mỹ tại Liên Xô tới Đại sứ quán Mỹ ở Liên Xô dưới vỏ bọc dự tiệc sinh nhật một nhân viên của tòa đại sứ. Hai bà vợ đều mặc đồ đen và mang theo một chiếc bánh sinh nhật lớn, thực chất là một thiết bị tạo hình nộm.
    Biết rõ nguồn tin của KGB đang theo sát mình, chiếc xe vòng vèo qua nhiều đoạn đường rồi đến một góc phố khuất, với sự hỗ trợ của thiết bị tạo hình nộm và những người đi cùng, Plunkert đã nhảy xuống xe và biến mất.
    Trong khi đó, trên xe, chiếc bánh sinh nhật được dỡ ra, tạo hình ảnh giống đầu và thân viên sỹ quan vừa nhảy ra, khiến phía Nga không nghi ngờ gì. Cắt đuôi tình báo Liên Xô thành công, Plunkert đến điểm hẹn, đứng chờ khá lâu nhưng Tolkachev vẫn không xuất hiện.
    Mãi đến tháng 10/1983, Tolkachev mới gặp lại nhân viên của CIA. Lần này, ông ta đã chuyển cho phía Liên Xô 16 trang tài liệu cùng một mảnh giấy ghi ra những yêu cầu mới của ông ta cũng như các lưu ý về những cuộc gặp trong tương lai.
    Trong giấy, Tolkachev cũng cho biết cơ quan của ông ta đã tiến hành điều tra về việc rò rỉ thông tin và ông ta có thể sẽ bị bắt bất cứ lúc nào nên ông ta đã hủy toàn bộ các tài liệu cũng như vật dụng có liên quan đến việc trao đổi thông tin với CIA.
    Trong mẩu tin nhắn, Tolkachev vẫn khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với CIA nhưng kể từ lần gặp cuối cùng đó, ông ta đã không xuất hiện thêm bất cứ một lần nào nữa. Các tài liệu về sau được công bố cho thấy hoạt động gián điệp của Tolkachev bị phát giác vào khoảng cuối năm 1984, đầu năm 1985 do bị một nhân viên của CIA phản bội tố cáo với KGB. Tolkachev bị bắt giữ năm 1985 và bị tử hình vào tháng 10/1986 vì tội phản quốc.
    Theo Hoàng Nam (Pháp luật Việt Nam) 

    Richard Sorge - điệp viên Liên Xô 'cực phẩm' làm phụ nữ khó cưỡng

    Richard Sorge được xem là “gián điệp đáng gờm nhất trong lịch sử” với khả năng quyến rũ có thể lừa phỉnh cả đàn ông và khiến phụ nữ không thể cưỡng lại.
    Richard Sorge là điệp viên Liên Xô đã đánh cắp một trong những bí mật lớn nhất của chiến tranh thế giới thứ hai: các chi tiết chính xác về cuộc xâm lược Liên Xô của Hitler vào tháng 6/1941.
    Thông qua hoạt động gián điệp xuất sắc liên quan đến việc thâm nhập vào các cấp độ quân sự và chính trị cao nhất ở ĐứcNhật Bản, Sorge đã cung cấp cho Moscow kế hoạch chiến đấu của Chiến dịch Barbarossa vài tuần trước khi nó xảy ra.
    Lịch sử đầy những "nếu như". Sorge và các thu thập tình báo của ông có thể đã đổi hướng chiến tranh. Tuy nhiên, Stalin không tin Hitler có kế hoạch xâm chiếm mặc dù ông đã nhận được những cảnh báo tương tự từ các nguồn khác của Liên Xô, cũng như của AnhMỹ.

    Đặc vụ trung thành và xuất sắc nhất

    Nhà lãnh đạo Liên Xô không tin tưởng Sorge. Ông cho rằng đặc vụ trung thành và xuất sắc nhất của mình là một kẻ phản bội đang âm mưu đào tẩu. Vì vậy, ông không tăng cường phòng thủ và Nga gần như bị đánh bại trong vài ngày của cuộc chiến. Đó là một trong những sai lầm quân sự tồi tệ nhất mọi thời đại.
    Richard Sorge - diep vien Lien Xo 'cuc pham' lam phu nu kho cuong hinh anh 1
    Chân dung Richard Sorge trên một con tem của Liên Xô năm 1965. Ảnh: Getty.
    Dựa trên những nguồn tư liệu mới của Liên Xô cũ, bao gồm tài liệu lưu trữ của Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), đơn vị tình báo của Nga, Owen Matthews đã viết nên cuốn tiểu sử sống động và tỉ mỉ về điệp viên nổi tiếng của Liên Xô.
    Matthews, cựu trưởng chi nhánh của Newsweek tại Moscow, ngưỡng mộ bản tính “dũng cảm, thông minh và sôi nổi” của Sorge theo nhiều cách dù liên tục nhắc nhở người đọc rằng đây cũng là người tàn nhẫn, hào nhoáng và khoác lác. “Ông ấy là kẻ xấu trở thành điệp viên vĩ đại”, Matthews kết luận.
    Mang nửa dòng máu Đức, nửa dòng máu Nga, sinh ra trong một gia đình tư sản và lớn lên ở Berlin, Sorge gia nhập quân đội Đức khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
    Ông bị thương hai lần, lần thứ hai để lại cho ông bước đi khập khiễng vĩnh viễn và lòng căm thù cháy bỏng đối với các giai cấp thống trị cũ của châu Âu. Sorge đi theo chủ nghĩa cộng sản và gia nhập Quốc tế Cộng sản vào năm 1921.
    Ông được chuyển sang tình báo quân đội Liên Xô và được đào tào tại Moscow. Sorge sở hữu khả năng quyến rũ thượng thừa có thể lừa phỉnh đàn ông và khiến phụ nữ không thể cưỡng lại.
    “Mọi người yêu mến ông ấy, thậm chí cả những người đàn ông bị ông ấy cho mọc sừng”, Matthews viết.
    Sorge được gửi đến Thượng Hải vào năm 1930 để tham gia một nhánh của đảng Cộng sản được thành lập ở đó. Thượng Hải rất hợp với Sorge. Ông tận hưởng cuộc sống với rượu và phụ nữ dù đã có vợ ở Moscow. Ông cũng đam mê tốc độ với những chiếc môtô phân khối lớn.
    Một trong những mánh để quyến rũ phụ nữ mà Sorge ưa dùng là chở họ trên xe máy, phóng qua các đường phố Thượng Hải để khiến họ sợ hãi tột cùng trước khi đột ngột dừng lại.

    Điệp viên hoàn hảo

    Thành tựu lớn nhất của Sorge là ở Tokyo, nơi ông được phái đi vào năm 1933 để tìm hiểu xem người Nhật có kế hoạch xâm chiếm Nga trong liên minh với Đức hay không và ngăn chặn họ nếu cần.
    Để chuẩn bị, ông đã dành một năm ở Berlin xây dựng vỏ bọc nhà báo, phát triển liên lạc với các nhà ngoại giao, tướng lĩnh và chính trị gia cao cấp. Ông được tin tưởng đến mức trở thành thành viên của đảng Quốc xã.
    Richard Sorge - diep vien Lien Xo 'cuc pham' lam phu nu kho cuong hinh anh 2
    Richard Sorge ở Tokyo, Nhật Bản, năm 1940. Ảnh: Alamy.
    Tại Tokyo, ông kết bạn với đại sứ Đức (quyến rũ vợ ông và hai người bạn của cô), người đã rò rỉ các kế hoạch cực kỳ bí mật với Sorge, cũng như các nguồn tin của Nhật Bản. Ông cũng kết giao với một họ hàng của Nhật hoàng Hirohito và một thành viên của ủy ban quân sự nội các Nhật Bản.
    Sorge đã gửi thông tin quan trọng trở lại Moscow nhưng ông lại bị cuốn vào cuộc thanh trừng của Stalin. Trong thời gian đó, hầu hết quan chức tình báo Liên Xô đã bị xử tử hoặc gửi đến Gulag.
    Sorge bị nghi ngờ về tội phản quốc và cũng là người đưa thông tin mà lãnh tụ Liên Xô không muốn nghe. Cảnh sát Nhật Bản cuối cùng đã bắt được ông vào cuối năm 1941. Ông khai nhận toàn bộ và bị treo cổ sau hai năm giam giữ. Liên Xô đã không tìm cách cứu ông.
    Khi Richard Sorge, người được biết đến là gián điệp vĩ đại nhất từng sống, bị người Nhật xử tử vào ngày 7/11/1944, những lời cuối cùng của ông là “Hồng quân!”, “Quốc tế Cộng sản!” và “Đảng Cộng sản Liên Xô!”. Tất cả đều được nói bằng tiếng Nhật lưu loát cho những kẻ bắt giữ mình.
    Ian Fleming, tác giả của James Bond, gọi Sorge là “gián điệp đáng gờm nhất trong lịch sử”. Nhà văn John le Carré nghĩ rằng ông ấy “hoàn hảo”.
    Tuy nhiên, theo Financial Times, khi nhìn vào bức tranh toàn cảnh, Sorge đã thất bại. Người Đức đã xâm chiếm và hơn 20 triệu người Nga đã thiệt mạng trong chiến tranh. Dù xuất sắc và quyến rũ đến thế nào, Sorge không thể tìm cách ngăn chặn nó.
    Ông bị đánh bại bởi vấn đề mà các gián điệp phải đối mặt kể từ Trận Actium thời Cộng hòa La Mã đến Iraq thời hiện đại. Các nhà lãnh đạo thường chỉ nghe những gì họ muốn nghe và hành động dựa trên thông tin mà họ thấy hữu ích về mặt chính trị đối với mình. Vì vậy, cuốn sách của nhà báo Matthews vẫn rất phù hợp với ngày nay.

    Tình báo Mossad Israel huấn luyện phiến quân Syria chống lại Assad

    authorMinh Nhật Chủ Nhật, ngày 16/06/2019 15:00 PM (GMT+7)

    (Dân Việt) Cơ quan tình báo quốc gia của Israel, được gọi là Mossad đang đào tạo các nhân viên an ninh của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn, al-Khabour.

     tinh bao mossad israel huan luyen phien quan syria chong lai assad hinh anh 1
    Lực lượng Dân chủ Syria (SDF)
    Al-Khabour, hãng tin tức hoạt động mạnh ở phía đông bắc Syria tiết lộ vào ngày 14/6 rằng, 20 nhân viên của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG), nòng cốt của SDF, đang trên đường đến Israel để tham gia khóa huấn luyện của Mossad. Các nhân viên được chọn đã vượt qua một số bài kiểm tra, được tổ chức tại khu vực do SDF tổ chức.
    Liên quan đến mục đích của chương trình này, nguồn tin cho rằng Israel muốn thiết lập một lực lượng tình báo thân thiện trong các khu vực do SDF nắm giữ. Lực lượng này sẽ tuyển mộ điệp viên cho Mossad và cung cấp thông tin quan trọng cho Israel.
    Al-Khabour đã xác định ba nhân viên của SDF sẽ được đào tạo ở Israel là Ali Mohamed Hassan, Riber Abdul Razzaq Ahmed và Berkhdan Aziz Murad.
    Trong khi thông tin này vẫn chưa được xác nhận, SDF thực sự đang nỗ lực để xây dựng một số mối quan hệ với Israel trong vài tháng qua. Đầu năm nay, nhóm người Kurd đã cho phép truyền thông Israel hoạt động lần đầu tiên tại các khu vực của họ.

    Nhật Bản bắt tay với liên minh tình báo Five Eyes


    Nhật Bản bắt tay với liên minh tình báo Five Eyes
    (PL)- Khi mối đe dọa chung từ Trung Quốc ngày càng rõ nét thì tầm nhìn an ninh của Nhật Bản và liên minh tình báo Five Eyes càng xích lại gần nhau hơn bao giờ hết.
    Theo kênh Nikkei, Nhật Bản (NB) đang thắt chặt mối quan hệ với liên minh tình báo five eyes trong bối cảnh Trung Quốc (TQ) mở rộng sức mạnh quân sựhoạt động thu thập thông tinkhu vực châu Á - Thái Bình Dương.
    Five Eyes là liên minh chia sẻ thông tin và dữ liệu tình báo lâu đời nhất và thành công nhất trên thế giới. Được hình thành sau Thế chiến II, liên minh bao gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand (thuật ngữ Five Eyes bắt nguồn từ cụm từ “AUS/CAN/NZ/UK/US EYES”, nghĩa là thông tin được chia sẻ giữa năm thành viên).
    Five Eyes và Nhật Bản trong tư thế “cần có nhau”
    NB đã có một lịch sử hợp tác lâu dài với Five Eyes trong lĩnh vực tình báo trong thời kỳ Chiến tranh lạnh - đến mức các nhà phân tích đã xếp quốc gia này, một cách không chính thức, trở thành “Con mắt thứ sáu” của Five Eyes.
    Các cuộc trò chuyện với giới chức Five Eyes, cả quá khứ và hiện tại, cho thấy rõ ràng NB sẽ rất được hoan nghênh trở thành thành viên chính thức. Thật khó để tìm ra ai phù hợp hơn NB trong việc thu thập thông tin tình báo ở những nơi như biển Đông, biển Hoa Đông cũng như ở TQ và bán đảo Triều Tiên. NB cũng có thể chia sẻ gánh nặng với Úc và New Zealand trong việc thực hiện tình báo ở Đông Nam Á
    Chính NB cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi có thể góp phần thiết lập chương trình nghị sự cho các hoạt động tình báo chung. Nó sẽ mở rộng cơ hội xây dựng khả năng tương tác của các hệ thống phòng thủ với Mỹ và “năm con mắt” còn lại. Đồng thời, NB có thể được tích hợp vào một mạng lưới hợp tác công nghiệp quốc phòng như NTIB.
    Pháp và Đức được yêu cầu tham gia vào năm 2009, tuy nhiên cả hai đều từ chối. Phần lớn là vì hai quốc gia này sợ rằng các hoạt động tình báo của họ bên ngoài Five Eyes có thể bị xâm phạm. Nhưng NB thì khác. Lập trường mới chủ động hơn của NB trên trường thế giới khiến cho mọi đề nghị tham gia sẽ được xem xét thuận lợi hơn bao giờ hết.
    Nhật Bản bắt tay với liên minh tình báo Five Eyes - ảnh 1
    Thủ tướng Abe nỗ lực đưa Nhật Bản gia nhập liên minh tình báo Five Eyes. Ảnh: NIKKEI
    Vậy điều gì cần thiết để NB tham gia? Một đề cử của Tổng thống Donald Trump sẽ là một bước quan trọng nhưng không đủ nếu không có sự chấp thuận của các thành viên khác. Các thành viên Five Eyes sẽ cần phải yên tâm về khả năng của NB trong việc xử lý luồng dữ liệu tình báo, như một phần của các chính sách rộng lớn hơn về an ninh công nghiệp quốc phòng.
    Theo nhiều nhà quan sát, NB xứng đáng là “Con mắt thứ sáu” và Five Eyes cũng đạt được nhiều lợi ích từ tư cách thành viên của NB. Và điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với Tổng thống Trump và Thủ tướng Abe. Đối với ông Trump, điều này sẽ làm tăng đáng kể đòn bẩy của ông trong việc đối phó với TQ. Còn đối với ông Abe, tư cách thành viên chính thức sẽ mang lại cho ông vòng nguyệt quế với tư cách là thủ tướng quan trọng nhất của NB trong thời kỳ hậu chiến.
    Chính quyền Mỹ hiện lo ngại rằng bằng cách cho phép Huawei phát triển các thiết bị công nghệ 5G, Anh đang gây nguy hiểm cho vị thế của mình, vốn là một đối tác chia sẻ thông tin tình báo thân thiết nhất của Mỹ và là một thành viên của nhóm Five Eyes.
    Chung mối lo về Trung Quốc
    Theo hãng tin Reuters, từ đầu năm 2018, Five Eyes đã trao đổi thông tin mật về hoạt động của TQ cho những quốc gia có cùng mối quan tâm. Việc mở rộng hợp tác Five Eyes cho thấy mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng đơn thân độc mã đấu với TQ nhưng thành viên trong chính quyền của ông vẫn đang nỗ lực tạo ra một liên minh đối phó với cường quốc châu Á mới nổi này một cách âm thầm.
    TQ những năm gần đây không ngừng mở rộng đầu tư và hoạt động ra nhiều quốc gia, làm dấy lên mối lo ngại can thiệp gây ảnh hưởng cho chính phủ các nước. Lần lượt Úc, Đức và Mỹ đã lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh cố gắng can thiệp, đầu tư mang mục đích chính trị.
    “Chúng tôi đang tăng cường tham vấn với các đồng minh và đối tác cùng chí hướng về cách ứng phó với chiến lược quốc tế quyết đoán của TQ” - một quan chức Mỹ tiết lộ sau cuộc họp giữa các nước trong liên minh tình báo năm 2018. Động thái này cũng dập tắt ý định lôi kéo các quốc gia châu Âu đứng về phía mình chống Mỹ của Bắc Kinh, nhất là khi chính sách “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump gây cảm giác bất an ở châu Âu.
    TQ cho đến giờ vẫn phủ nhận các cáo buộc họ đang tìm cách gây ảnh hưởng đến các chính phủ nước ngoài và các khoản đầu tư đều có mục đích chính trị. Dù vậy, nhiều nước đã tiến hành các biện pháp hạn chế đầu tư của Bắc Kinh vào những công ty công nghệ nhạy cảm và điều mà họ gọi là chiến dịch gây ảnh hưởng của TQ lên các chính phủ, xã hội ở nước ngoài.
    Thành công trong Chiến tranh lạnh và chống khủng bố
    Liên minh Five Eyes đã hoạt động rất thành công trong Chiến tranh lạnh trong việc thu thập và chia sẻ dữ liệu liên quan đến Liên Xô. Liên minh này đã hồi sinh mạnh mẽ sau sự kiện khủng bố tại Mỹ ngày 11-9-2001 và kéo dài trong suốt cuộc chiến chống khủng bố từ đó đến nay. Liên minh cũng xác định thông tin hoặc dữ liệu nào sẽ được chia sẻ với các nước bên thứ ba, các thành viên khác của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc với các đồng minh đáng tin cậy như NB và Hàn Quốc.
    Trở thành thành viên của Five Eyes là một bước quan trọng trong việc xây dựng khả năng tương tác giữa các lực lượng vũ trang của các thành viên, đặc biệt là Mỹ, cho phép hợp tác liền mạch trong các hoạt động quân sự chung. Nó cũng tạo điều kiện cho việc bảo mật chung của các mạng lưới. Ba thành viên của liên minh gồm: Anh, Úc và Canada cũng là thành viên của Cơ sở Công nghệ và Công nghiệp quốc gia Mỹ (NTIB) - chuỗi cung ứng toàn cầu của Lầu Năm Góc.
    KIM NGUYÊN

    Bí mật đen tối thời Chiến tranh Lạnh: Bi kịch chết chóc nhất trong lịch sử tên lửa Liên Xô

    Trang Li |
    Bí mật đen tối thời Chiến tranh Lạnh: Bi kịch chết chóc nhất trong lịch sử tên lửa Liên Xô
    Ảnh mang tính minh họa.

    Ngày 24/10/1960 mãi trở thành ký ức đẫm máu đầy ám ảnh trong lịch sử hàng không Liên Xô.

    Trước khi người Liên Xô mở ra kỷ nguyên khai phá vũ trụ vào năm 1961 với sự kiện phi hành gia Yuri Gagarin cùng con tàu vũ trụ Phương Đông 1 thực hiện chuyến bay lần đầu tiên ra ngoài không gian kéo dài 108 phút ngày 12/4 cách đây 57 năm thì vào năm 1960 lịch sử hàng không Liên Xô phải chứng kiến một thảm kịch chết chóc nhất trong ngành tên lửa hàng không tính cho đến năm 2018.
    Lịch sử Liên Xô ghi nhận, mỗi một quyết định phóng tên lửa hay tàu vũ trụ đều ít nhiều bị chi phối bởi các quyết định mang yếu tố chính trị cũng như công nghệ bấy giờ.
    Một trong những quyết định sai lầm khiến Liên Xô mất đi một tài năng vũ trụ đáng buồn nhất trong lịch sử là trường hợp của kỹ sư hàng không kiêm phi công bay thử nghiệm Vladimir Komarov (bạn thân của "huyền thoại vũ trụ" Yuri Gagarin") người phải thực hiện "sứ mệnh tự sát" - lái thử trên con tàu vũ trụ Soyuz 1 bất chấp những phản đối của các kỹ sư (đọc chi tiết, tại đây).
    Thế nhưng...
    Lịch sử hàng không Liên Xô cũng phải cay đắng ghi nhận, chưa có một thảm kịch nào xảy ra do quyết định sai lầm của giới lãnh đạo mà cái giá phải trả lại quá thảm khốc, đau đớn đến vậy!
    Bí mật đen tối thời Chiến tranh Lạnh: Bi kịch chết chóc nhất trong lịch sử tên lửa Liên Xô - Ảnh 1.
    Một năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1939 - 1945) kết thúc, Mỹ và Liên Xô bước vào cuộc chiến tranh mới. Không đổ máu trên chiến trường, không có súng đạn khiến bao gia đình ly tán, cuộc Chiến tranh Lạnh của hai cường quốc diễn ra giữa những cuộc chạy đua không ngừng nghỉ suốt hơn 4 thập kỷ về vũ khí (hạt nhân), công nghệ hiện đại và các sứ mệnh không gian khiến thế giới đi từ bất ngờ này đến ngỡ ngàng khác.
    Không chỉ thế, Chiến tranh Lạnh cũng là cuộc "cân não" của những bí mật mà đôi bên đều muốn giấu nhẹm đi trước địch thủ cũng như trước dư luận của người dân và thế giới. Bởi vậy mới có chuyện, khi tất cả mọi chuyện đã ngã ngũ, khi cuộc chiến đó tạm thời đỡ nhức nhối thì người ta mới đưa những bí mật đó ra ánh sáng.
    Nedelin Catastrophe (hay Nedelin Disaster - Thảm kịch Nedelin) là một câu chuyện như thế!
    "Nọc độc của Quỷ"
    Trước khi mở ra kỷ nguyên khai phá vũ trụ cho loài người, Liên Xô đã khởi xướng chương trình phát triển tên lửa xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới từ trước khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra.
    Khoảng hai thập kỷ sau, dưới sự chỉ đạo tài ba của nhà khoa học, kỹ sư kiêm nhà thiết kế tên lửa hàng đầu của Liên Xô là Sergey Korolev, R-7 Semyorka, thế hệ tên lửa xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới của Liên Xô ra đời. R-7 Semyorka phóng thử thành công vào tháng 8/1957.
    Vốn say mê với lý tưởng du hành vũ trụ bằng tên lửa, tổng công trình sư Sergey Korolev đã đệ trình ý tưởng của mình lên Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô với mong muốn sử dụng tên lửa R-7 đưa vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất.
    Ý tưởng được tán thành nhanh chóng. Kết quả, ngày 4/10/1957, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới do Liên Xô chế tạo là Sputnik 1 được tên lửa R-7 phóng thẳng lên quỹ đạo. Thế giới bất ngờ! Người Mỹ lo sợ! Kể từ đó, thay vì mải miết sản xuất vũ khí hạt nhân, người Mỹ bắt đầu mở cuộc chạy đua vào không gian với người Liên Xô.
    Đôi ba năm sau, những cải tiến trong chế tạo tên lửa được các tài năng Liên Xô không ngừng thực hiện. Lần này, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổng công trình sư Mikhail Yangel, tên lửa xuyên lục địa R-16 ra đời với cải tiến trong sử dụng nhiên liệu động lạnh.
    Bí mật đen tối thời Chiến tranh Lạnh: Bi kịch chết chóc nhất trong lịch sử tên lửa Liên Xô - Ảnh 2.
    Tên lửa xuyên lục địa R-16 của Liên Xô: Dài 30,4m, đường kính 3m, nặng 141 tấn.
    Dự định thay thế tên lửa R-7, R-16 được giới kỹ sư Liên Xô đánh giá là "thực tế hơn" vì một tên lửa có thể được chuẩn bị nhanh hơn nhiều nhờ các cơ chế tiếp nhiên liệu đơn giản.
    Loại nhiên liệu được lựa chọn là hợp chất hóa học UDMH [Công thức hóa học: H2NN(CH3)2] bị oxy hóa với tỉ lệ 73% axit nitric / 27% hỗn hợp nitơ tetroxit. Axit UDMH-nitric là một hợp chất độc hại, gây ung thư, ăn mòn cực cao ở dạng lỏng, khi bị đốt cháy chúng ta ra khí độc chết người, đó là lý do, giới khoa học tên lửa Liên Xô gọi nó với biệt danh "Nọc độc của Quỷ" (Devil's Venom).
    Tuy vậy, vì sử dụng với mục đích khoa học nên "Nọc độc của Quỷ" được giới chuyên môn ủng hộ.
    NEDELIN: Cái tên khởi nguồn và kết thúc của thảm kịch
    Bí mật đen tối thời Chiến tranh Lạnh: Bi kịch chết chóc nhất trong lịch sử tên lửa Liên Xô - Ảnh 3.
    Nguyên soái Mitrofan Nedelin, Tư lệnh các lực lượng tên lửa chiến lược Liên Xô.
    Nguyên soái Mitrofan Nedelin, Tư lệnh các lực lượng tên lửa chiến lược Liên Xô, được giao trọng trách phát triển R-16.
    Vì nôn nóng muốn "lấy lòng" giới lãnh đạo bằng cách ra đời R-16 đúng dịp kỷ niệm ngày lễ Cách mạng tháng Mười Nga (Bolshevik Revolution), Nguyên soái Mitrofan Nedelin đã gây áp lực về thời gian với đội kỹ thuật của tổng công trình sư Mikhail Yangel.
    Vì phải chế tạo tên lửa cho kịp tiến độ, đội kỹ sư đã bỏ qua tất cả các biện pháp an toàn cần thiết vào thời điểm đó. Vì áp lực từ Moskva, đội kỹ sư có lúc đã phải làm việc liên tục trong 72 giờ đồng hồ.
    Một điều trớ trêu nữa, do những đấu đá nội bộ trong cộng đồng những nhà khoa học tên lửa Liên Xô, nên tổng công trình sư Mikhail Yangel không được làm việc với những kỹ sư tài năng nhất cho dự án phát triển R-16, trong đó có kỹ sư Nikolay Pilyugin, người đã thiết kế phần lớn các hỏa tiễn hướng dẫn thời đó.
    Thay vì thế, Mikhail Yangel phải làm việc với Boris Konoplev, một nhà phát minh xuất sắc và chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật vô tuyến, nhưng ông này không phải là người có quy củ. Hệ quả, mọi công tác kiểm tra đều được làm qua loa trước khi cài đặt vào hệ thống R-16.
    Mặc cho thực tế là R-16 còn quá nhiều thiếu sót về kỹ thuật, cuối tháng 9/1960, quả tên lửa xuyên lục địa R-16 nặng hơm 140 tấn - "quân bài chiến lược" mà lãnh đạo nhà nước Xô Viết Nikita Khrushchev nóng lòng chờ đợi - được chuyển đến bãi thử Tyuratam Launch Complex, tiền thân của sân bay vũ trụ Baikonur, để chờ ngày phóng.
    Đến ngày 21/10/1960, tên lửa R-16 được đưa lên bệ phóng. Một ngày trước khi thảm kịch xảy ra, người ta tiến hành bơm nhiên liệu "Nọc độc của Quỷ" cho R-16.
    Quá trình bơm nhiên liệu không diễn ra suôn sẻ như Nguyên soái Mitrofan Nedelin mong ngóng, bởi, sau khi bơm xong, đội kỹ thuật phát hiện dấu hiệu thùng chứa nhiên liệu bị rò rỉ, ước tính với tốc độ khoảng 145 giọt/phút.
    Sự cố này càng khiến Mitrofan Nedelin đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Thay vì ra lệnh cho đội kỹ thuật rút cạn nhiên liệu để bịt kín chỗ rò rỉ thì Nedelin ra lệnh cho họ sữa chữa tên lửa trong khi nhiện liệu chết người vẫn còn đầy trong thùng chứa khổng lồ, nhằm tiết kiệm thời gian.
    Sai lầm tiếp theo của vị Nguyên soái này là thay vì giám sát đội kỹ sư từ xa, ông lại bất chấp quy định an toàn, tự cho phép mình và khoảng hơn 100 nhân vật có tiếng nữa đến bãi phóng nơi đặt quả tên lửa để trực tiếp giám sát mọi việc.
    24/10/1960 - Ngày đen tối trong lịch sử hàng không Liên Xô
    Sau khi chỗ rò rỉ được hàn. Áp lực từ giới lãnh đạo Liên Xô khiến cho Nguyên soái Mitrofan Nedelin thêm bồn chồn. Để rồi ngày 24/10/1960 mãi trở thành ngày đen tối với tất cả những nhân vật có mặt tại bãi thử Tyuratam.
    Ngày hôm đó, khoảng hơn 200 người có mặt tại Tyuratam để chứng kiến sự kiện phóng thử tên lửa R-16. Trước khi tiến hành phóng, động cơ tầng 2 đột nhiên phát hỏa do lỗi kỹ thuật. Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm xuống khoang chứa nhiên liệu khổng lồ ở tầng 1.
    Tất yếu, "Nọc độc của Quỷ" phát huy "tác dụng": Một quả cầu lửa khổng lồ đường kính 120m bao trùm cả quả R-16 dài 30,4m. Quả cầu lửa lớn đến mức người ta vẫn có thể quan sát được nó ở vị trí cách bãi thử 50km.
    Bí mật đen tối thời Chiến tranh Lạnh: Bi kịch chết chóc nhất trong lịch sử tên lửa Liên Xô - Ảnh 4.
    Vụ nổ tạo nên một quả cầu lửa khổng lồ đường kính 120m. Ảnh minh họa.
    Những người quan sát việc phóng ở gần biển lửa bị chết ngay lập tức do sức nóng hàng nghìn độ C. Những người khác chết do bị bỏng nặng. Số khác chết cho ngạt khí độc do Axit UDMH-nitric tạo ra. Trong số đó, có Nguyên soái Mitrofan Nedelin - thi thể của ông bị ngọn lửa làm biến dạng đến mức không thể nhận diện!
    Tổng công trình sư Mikhail Yangel may mắn thoát nạn vì khi đó ông đang ở bãi thử xa hàng trăm mét để hút thuốc!
    Hãng thông tấn của Liên Xô giật tít: Nguyên soái Mitrofan Nedelin tử nạn trong một vụ tai nạn máy bay!
    ...Vì một lẽ: Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev hạ lệnh giấu nhẹm sự việc và coi đó là bí mật quốc gia hàng đầu.
    Khi "quân bài" R-16, nếu thành công sẽ đóng vai trò rất lớn làm thay đổi cán cân trong cuộc chạy đua không gian với Mỹ, bị thất bại, tất yếu, lãnh đạo Liên Xô buộc phải che đậy lại. Mãi đến năm 1989, khi Chiến tranh Lạnh đi vào hồi kết, sự thật về cái chết của Nguyên soái Mitrofan Nedelin cùng hàng trăm người khác mới được đưa ra ánh sáng.
    Người Liên Xô gọi Nedelin Catastrophe, thảm họa mang tên Nguyên soái Mitrofan Nedelin, là bi kịch đẫm máu nhất trong lịch sử tên lửa của nước này.
    Một lần nữa, họ vinh danh Mitrofan Nedelin là anh hùng Sô Viết, trang trọng đặt thi thể của ông tại Nghĩa trang tường Điện Kremlin ở Quảng trường Đỏ, thủ đô Moskva.
    Cho đến nay, Nedelin biến ngày 24/10/1960 mãi trở thành ký ức đẫm máu đầy ám ảnh trong lịch sử hàng không Liên Xô nói riêng và lịch sử hàng không thế giới nói chung.
    Bài viết sử dụng nguồn: Space Safety Magazine
    theo Helino
     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét