CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO
Nữ điệp viên “chuột trắng” đứng đầu danh sách truy nã của Gestapo
10:36 23/08/2017Bị mật vụ Đức (Gestapo) truy nã gắt gao với cái đầu trị giá 5 triệu franc Pháp, nhưng Nancy Wake vẫn lẫn tránh một cách tài tình giữa mạng lưới dày đặc của lính Gestapo. Chính vì thế mà bọn lính Đức đặt cho bà biệt danh "Chuột Trắng" (The White Mouse). Nhờ những đóng góp to lớn cho quân đội Đồng minh mà sau chiến tranh, Nancy Wake trở thành người phụ nữ giàu thành tích nhất thế giới.
- Sarah Aaronsohn, nữ điệp viên ưu tú của Israel
- Nữ điệp viên phản bội
- Nữ điệp viên “Mata Hari của châu Mỹ”
Tuổi trẻ nổi loạn
Nancy Wake sinh ra trong một gia đình dòng dõi quý tộc, cha là người Anh, mẹ là người mang hai dòng máu Anh và dân tộc Maori bản xứ. Bà sinh năm 1912 tại Wellington, New Zealand. Cha Nancy, ông Charles Augustus, là một nhà báo làm việc cho một tờ báo lớn ở thủ đô Wellington, New Zealand. Nancy là con gái út trong gia đình 6 anh chị em, và bà cũng là đứa "quậy" nhất nhà.
Khi Nancy chưa tròn 2 tuổi, gia đình chuyển đến sinh sống tại thành phố Sydney, Australia. Đây cũng là nơi bà sống và lớn lên cho đến khi rời khỏi gia đình sống tự lập. Tuổi thơ Nancy trải qua chuỗi ngày buồn tẻ, thiếu thốn tình cảm, vì cha bỏ nhà đi theo người phụ nữ khác khiến cho người mẹ trở nên vô cảm với cuộc sống xung quanh.
Nancy Wake thời chiến tranh. |
Năm 1933, tờ báo của Nancy phái bà đi viết một bài về nhà lãnh đạo mới của nước Đức. Nancy đã trực tiếp phỏng vấn Hitler cho bài viết của mình. Trong khi chờ đợi câu trả lời của Hitler, bà đã tận mắt chứng kiến một người Do Thái bị xiềng vào một bánh xe lớn và lăn vòng quanh các đường phố, bị bọn lính phát xít quất roi nát người. Cảnh tượng đó đã gieo vào Nancy những mầm mống đầu tiên của lòng quyết tâm chống phát xít Đức, đưa bà trở thành một thành viên nòng cốt của phong trào kháng chiến chống phát xít Đức ở châu Âu.
Tham gia quân kháng chiến
Năm 1939, Nancy lấy chồng, Henri Fiocca, một ông chủ sản xuất công nghiệp giàu có người Pháp, ở thành phố Marseilles. Sau này, khi đã ngoài 90 tuổi, bà Nancy kể lại rằng, bà lấy Henri không phải vì ham giàu mà chính là vì mê bước nhảy tango của ông, mê phong cách Pháp hào hoa của ông. Và sau khi cưới nhau, Nancy và Henri bắt đầu chuỗi ngày hưởng lạc thú vui chơi, tiệc tùng, du lịch khắp đó đây, với rượu sâm-banh và trứng cá caviar.
Nancy Wake (đứng giữa) được tặng hoa và tung hô như người hùng vào năm 1945. |
Sau khi những người lính cuối cùng được bà đưa khỏi vùng bị chiếm, Nancy tiếp tục đến Pháp để phục vụ quân kháng chiến. Có nhan sắc, lại là vợ của một ông chủ giàu có, Nancy có điều kiện đi lại các vùng do chính phủ Vichy kiểm soát ở Pháp một cách dễ dàng mà không mấy ai làm được.
Sau một thời gian thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm, rốt cuộc Nancy cũng bị bọn mật vụ Đức nghi ngờ và tổ chức theo dõi. Gestapo bắt đầu nghe lén điện thoại và đọc trộm thư của bà. Bà phải sử dụng nhiều cái tên giả, giấy tờ giả để lẩn trốn bọn lính gác. Do không nhận diện được bà nên bọn Gestapo không thể chặn bà trên đường. Nancy lẩn tránh bọn lính Gestapo giỏi đến mức, bọn chúng đặt cho bà biệt danh "Chuột Trắng". Đến năm 1943, cuộc truy lùng "Chuột Trắng" của bọn lính Gestapo đã lên đỉnh điểm.
Cuối cùng, Gestapo cũng xác định được "Chuột Trắng" là ai, và bọn chúng quyết định giải pháp tối ưu là bắt bà mang đi xử tử. Chúng đưa tên bà lên đầu danh sách truy nã đặc biệt, đồng thời treo giải thưởng 5 triệu franc Pháp cho ai lấy được cái đầu của bà. Đến nước này, ở lại Pháp sẽ rất nguy hiểm cho Wake.
May mắn cho Wake, các lãnh đạo tình báo cấp trên của Wake đã chặn bắt được tờ mật lệnh bắt giữ bà của bọn Gestapo và chuyển chúng cho bà xem. Đồng thời, các lãnh đạo tình báo ở Bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt (SOE) của Anh đã sắp xếp một đường dây bí mật để đưa Nancy trốn thoát khỏi nước Pháp qua ngả eo biển Gibraltar.
Ngày Nancy ra đi, bà hứa hẹn với Henri, chồng bà, sẽ gặp lại nhau ở Anh. Thế nhưng, Nancy không ngờ đó là lần chia tay vĩnh viễn, vì ngay sau khi bà đi khỏi, bọn Gestapo đã ập đến nhà và bắt Henri đi vì ông không khai ra hướng đi của bà.
Nancy vượt qua rặng núi Pyrenees, qua eo biển Gibraltar và theo đường biển để đến Anh. Tại SOE, Nancy là một trong 39 phụ nữ và 430 nam thuộc Phân bộ Pháp của SOE, được giao nhiệm vụ phối hợp với các kháng chiến quân địa phương tổ chức phá hoại quân Đức tại các vùng chiếm đóng.
Bà được Bộ Quốc phòng Anh huấn luyện các kỹ năng đặc biệt của một điệp viên, như kỹ năng tồn tại trong tình huống nguy hiểm, giết người không gây tiếng động, kỹ năng mật mã và truyền tin vô tuyến, nhảy dù ban đêm, sử dụng chất nổ dẻo, sử dụng các loại súng và lựu đạn. Nancy và một trong số các nữ đặc nhiệm quân khác của SOE được phân vào đơn vị Nữ Kỵ binh nghĩa dũng Cứu thương số 1 (FANY).
Vào cuối tháng 4-1944, Nancy và một điệp viên SOE là John Farmer nhảy dù xuống vùng Auvergne thuộc miền Trung nước Pháp với nhiệm vụ là tìm kiếm và tổ chức lại các du kích quân Maquis của Pháp, xây dựng các kho chứa vũ khí đạn dược do quân Đồng minh thả dù tiếp viện, bố trí kênh liên lạc thông tin với nước Anh. Sứ mệnh của Nancy và Farmer là chuẩn bị lực lượng Maquis sẵn sàng cho cuộc đổ bộ lịch sử D-Day của quân Đồng minh giải phóng nước Pháp.
Nhiệm vụ của quân kháng chiến tại chỗ là đánh phá, tiêu hao lực lượng, làm suy yếu quân Đức trước khi quân Đồng minh tấn công. Các mục tiêu đánh phá của quân kháng chiến bao gồm các cơ sở quân sự, kho tàng quân nhu, đoàn xe quân sự và binh sĩ. Với sự giúp sức của Nancy, quân số của quân kháng chiến địa phương Pháp đã tăng gấp đôi, từ khoảng 3.000-4.000 lên 7.000 người, chiến đấu chống lại 22.000 quân Đức.
Dưới sự dẫn dắt của Nancy, các kháng chiến quân Maquis đã gây ra nhiều tổn thất về lực lượng và cơ sở vật chất cho quân Đức. Trong một lần quân Đức càn quét, toàn bộ các cơ sở mật mã trong vùng đều bị hủy, Nancy phải đạp xe đạp ròng rã suốt 72 giờ trên suốt quãng đường dài trên 500 km, đến từng chốt mật mã để thay thế mật mã mới. Đó là một kỳ tích, một trong những điểm sáng thú vị của cuộc chiến tàn khốc.
Nhiệm vụ của Nancy trong vùng kháng chiến Pháp vô cùng gian nan. Nancy nhớ lại thời gian đó bà hầu như không ngủ, luôn di chuyển, ẩn nấp trong rừng cây, đi từ đơn vị Maquis này đến đơn vị khác để tổ chức huấn luyện, động viên tinh thần, vạch kế hoạch và điều phối, chỉ huy chiến đấu. Nancy tổ chức tiếp nhận tiếp viện bằng không vận (thả dù) 4 đợt mỗi tuần để bổ sung vũ khí đạn dược cho quân kháng chiến.
Nhiều cuộc đụng độ trực tiếp với quân Đức đã diễn ra khắp các miền quê Pháp. Những hoạt động bắt cóc con tin, hành quyết, đốt nhà để trả thù diễn ra thường xuyên. Không nơi nào khiến quân đội phát xít Đức đau đầu bằng Auvergne, vùng do Nancy phụ trách, nơi được mệnh danh là "Pháo đài Pháp".
Vì thế, lực lượng SS của Đức lên kế hoạch phải dập cho bằng được Auvergne, tập trung vào căn cứ địa ở cao nguyên Chaudes-Aiguwes. Quân Đức tập kết rất đông tại các thị trấn xung quanh cao nguyên, với pháo, súng cối, máy bay và súng máy di động. Tháng 6-1944, 22.000 lính SS bắt đầu khai chiến. 7.000 quân kháng chiến Maquis chống đỡ quyết liệt.
Giao tranh ác liệt rồi khéo léo rút êm, các đội quân của Nancy đã gây cho quân Đức những tổn thất ngoài mong đợi: Đức thiệt hại 1.400 binh sĩ, quân Maquis thiệt hại 100 người. Nancy tiếp tục cuộc chiến của riêng mình. Bà một mình cướp đồn Gestapo ở Montucon, tay không giết tên gác cổng của một nhà máy chế tạo vũ khí Đức, rồi dùng súng phá vòng vây chạy thoát thân. Sau đó, Nancy đã hành quyết một nữ điệp viên của Đức bị chính bà lật tẩy.
Niềm vui chiến thắng không trọn vẹn
Ngày 6-6-1944, ngày D-Day, quân Đồng minh đổ bộ lên Normandy, bắt đầu chiến dịch giải phóng nước Pháp khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức. Ngày 25-8-1944, Paris được giải phóng, Nancy Wake có mặt trong số những người dẫn đầu đoàn quân tổ chức ăn mừng chiến thắng.
Nancy Wake gặp Thái tử Charles của nước Anh năm 2002. |
Sau chiến tranh, Nancy tiếp tục làm việc cho SOE, làm việc trong Cục tình báo của Bộ Hàng không Anh. Năm 1960, bà tái giá, lấy một phi công trẻ người Anh tên John Forward và quay trở về Australia sinh sống.
Với những đóng góp to lớn cho quân Đồng minh xuyên suốt cuộc chiến, Nancy đã trở thành người nữ điệp viên Chiến tranh thế giới lần thứ II giàu thành tích nhất: Bà được tặng thưởng Huân chương George của Anh, Huân chương Tự do của Mỹ, Huân chương Australia và đặc biệt nhất là được trao tới 3 Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Pháp. Đất nước New Zealand, quê hương của bà đã lấy tên bà đặt tên đường phố.
Tháng 12-2001, Nancy rời Australia lần cuối cùng và mãi mãi để sang Anh sống những ngày còn lại cuối đời. Có một câu chuyện được kể trên báo chí sau khi bà qua đời (năm 2011) rằng, trong những năm cuối đời, mặc dù cuộc sống đã có nhiều người tài trợ, không phải lo toan gì cả, nhưng Nancy đã bán hết những tấm huy chương cao quý để lấy tiền tiêu xài. Có người hỏi tại sao lại bán hết những vật kỷ niệm quý giá ấy, bà trả lời: "Giữ chúng để làm gì? Mai sau tôi chết đi rồi, chúng cũng sẽ tiêu tan hết thôi!".
Nguyên Khang (tổng hợp)
Sarah Aaronsohn, nữ điệp viên ưu tú của Israel
16:05 27/06/2017Tháng 10-1917, thành viên nữ mạng lưới gián điệp người Do Thái Sarah Aaronsohn bị các sĩ quan đế chế Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ tra tấn dã man. Sarah bị bắt giữ vì hoạt động do thám và chuyển giao nhiều thông tin mật về người Thổ Nhĩ Kỳ cho quân đội Anh. Sau 4 ngày bị tra tấn liên tục, Sarah yêu cầu người Thổ Nhĩ Kỳ cho phép về nhà để tắm rửa và thay bộ quần áo nhuốm máu. Lợi dụng cơ hội được về nhà, Sarah đã dùng súng tự sát…
- Nữ điệp viên phản bội
- Anh cảnh giác với các nữ điệp viên Trung Quốc xinh đẹp tại Hội nghị G20
- Nữ điệp viên “Mata Hari của châu Mỹ”
Sarah Aaronsohn chào đời ngày 5-1-1890 ở ngôi làng Zichron Ya'akov, nằm cách Gaza chừng hơn 100km về phía bắc, trong gia đình khá giả gồm 6 người con. Sarah có người anh song sinh tên là Aaron, một nhà nông học và thực vật học nổi tiếng. Năm 1914, Sarah cưới một thương gia Bulgaria giàu có và cùng chồng di chuyển đến thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.
Sarah Aaronsohn. |
Từ ít nhất cuối năm 1916 cho đến khi bị bắt giữ và chết do tự sát vào tháng 10-1917, Sarah Aaronsohn tiến hành các hoạt động do thám ở Palestine và khu vực Liban, quản lý nguồn tiền tài trợ cho Nili, điều hành mạng lưới gián điệp 40 thành viên cùng với đội ngũ người ủng hộ và cung cấp thông tin khá rộng lớn. Sarah giải mã và sàng lọc những thông tin có giá trị để sau đó tiến hành mã hóa và chuyển giao cho trụ sở tình báo Anh đặt tại thành phố Cairo của Ai Cập.
Sarah cũng giám sát nguồn tiền ủng hộ từ những người Mỹ gốc Do Thái được chuyển thành vàng để giúp đỡ cộng đồng người Do Thái đang chịu cảnh đói khổ và không nơi nương tựa ở Trung Đông.
Cuốn sách "Spies in Palestine" của James Srodes. |
Sau khi bị bắt giữ, Sarah Aaronsohn kiên quyết phủ nhận sự tồn tại của nhóm Nili và tuyên bố chỉ có một mình bà làm gián điệp cho người Anh. Sarah cũng buộc tội quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thảm sát người Armenia và khủng bố người Do Thái. Sarah bị tra tấn suốt 4 ngày ngay tại làng Zichron Ya'akov nhưng vẫn không hề tiết lộ bất cứ thông tin gì gây hại đến mạng lưới Nili cũng như những người ủng hộ và tài trợ cho hoạt động gián điệp chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước khi bị chuyển đến Damascus để bị tra khảo tiếp tục, Sarah được phép quay về nhà để thay bộ quần áo nhuốm máu. Lợi dụng cơ hội, bà lấy khẩu súng ngắn giấu từ trước bên dưới tấm gạch lát sàn nhà tắm để tự sát.
Theo cuốn sách "Lawrence in Arabia" của tác giả Scott Anderson, Sarah bắn thẳng vào miệng mình ngày 5-10-1917. Anderson kể trong cuốn sách: "Viên đạn làm vỡ miệng, gây tổn thương nặng cột sống nhưng không trúng vùng não của Sarah. Nữ điệp viên phải tiếp tục chịu đau đớn 4 ngày nữa mới chết". Sarah chết ngày 9-10-1917. Do tự sát mà chết nên Sarah Aaronsohn không được phép chôn cất trong nghĩa trang người Do Thái. Tuy nhiên, việc từ chối chôn cất một nữ anh hùng chiến tranh người Do Thái là điều khó thể chấp nhận được cho nên giải pháp chọn lựa là lập một hàng rào bao bọc ngôi mộ của bà trong nghĩa trang dân tộc ở Zichron Ya'akov.
Ngôi mộ của Sarah Aaronsohn (phải) và của người mẹ trong nghĩa trang làng Zichron Ya'akov, Israel. |
Trang Thuần (tổng hợp)
Kế hoạch bắt cóc và sát hại con trai Mao Trạch Đông của CIA
Biết tin Mao Ngạn Anh, con trai trưởng của Chủ tịch Mao Trạch Đông nhập đội quân tình nguyện sang chiến đấu ở Triều Tiên, CIA đã vạch kế hoạch bắt cóc.
CIA hy vọng nếu bắt được Mao Ngạn Anh, về chính trị sẽ đánh một đòn
cân não vào tâm lý Chủ tịch Mao Trạch Đông, làm nản quyết tâm chiến
lược, khiến ông dao động. Mưu đồ thâm độc của CIA không thành, họ quay
sang thực hiện phương án 2: Dội bom na-pan (bom lửa) xuống Tổng bộ Quân
chí nguyện Trung Quốc, muốn Mao Ngạn Anh bị chôn vùi trong biển lửa. Bài
“Cuộc mưu sát con trai Mao Trạch Đông của CIA trong chiến tranh Triều
Tiên” đăng trên tờ Tham khảo lịch sử thế giới đã làm cho dư luận thế
giới bất bình, căm phẫn mưu đồ thâm độc của CIA.
Mao Ngạn Anh là con trai trưởng của Mao Trạch Đông và Dương Khai Tuệ. Năm 1936, lúc đó Mao Ngạn Anh mới 5 tuổi, tổ chức Đảng ở Thượng Hải đã bí mật đưa anh và một số “hạt giống đỏ” sang Liên Xô học tập. Năm 1943 tốt nghiệp Học viện Quân sự Phrun-de trở thành Hồng quân Liên Xô, đầu đội mũ sắt, ngực đeo máy thông tin đi chiến đấu chống phát xít Đức ở các mặt trận Ba Lan, Tiệp Khắc và một số nước Đông Âu. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, Mao Ngạn Anh từ Mát-xcơ-va về nước. Trước ngày về nước, Đại nguyên soái Xta-lin đã gặp gỡ Mao Ngạn Anh và tặng anh 1 khẩu súng lục làm phần thưởng vì những công lao tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
Biết được tin này, CIA đã chỉ đạo Tướng Mắc-ca-thu, Tư lệnh quân Mỹ cũng là trùm điệp viên của Oa-sinh-tơn ở Triều Tiên vạch kế hoạch tổ chức bắt cóc Mao Ngạn Anh và tiêu diệt Bành Đức Hoài. Trùm điệp viên CIA Mắc-ca-thu tuyên bố: Bắt cóc Mao Ngạn Anh, con trai Mao Trạch Đông là yêu cầu chính trị, còn tiêu diệt Bành Đức Hoài là yêu cầu chiến lược.
Đây là một kế hoạch thâm hiểm và cay độc của CIA. Cục tình báo Trung ương Mỹ cho rằng, nếu bắt được Mao Ngạn Anh, về chính trị sẽ là đòn đánh mạnh vào tâm lý Mao Trạch Đông, làm nản quyết tâm chiến lược, khiến ông có thể bị dao động. Còn việc tiêu diệt Bành Đức Hoài sẽ khiến cho Quân chí nguyện Trung Quốc tạm thời rơi vào tình trạng “rồng không đầu”, làm rối việc bố trí lực lượng chiến lược đã định, khiến toàn quân tổn thương sinh khí, khó có thể tổ chức lại hành động chiến dịch có hiệu quả.
Mặc dù kế hoạch của trùm tình báo Mắc-ca-thu được vạch ra tuyệt mật, nhưng các bức điện mật của CIA đã bị Tình báo Liên Xô (KGB) thu được và giải mã. Từ đó, giới tình báo Xô Viết đã biết, Mỹ sắp tới sẽ đưa máy bay đến oanh tạc Tổng bộ Quân tình nguyện Trung Quốc. Tình báo Xô Viết đã điện báo khẩn cấp cho Nhiếp Vĩnh Trăn, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc, thông báo tình hình trên, đồng thời nhắc nhở phía Trung Quốc đề cao cảnh giác, sẵn sàng chuẩn bị đối phó.
Chủ tịch Mao Trạch Đông, sau khi đọc xong bức điện mật của Tình báo Xô Viết gửi liền chỉ thị miệng: “Điện báo ngay cho Bành Đức Hoài, yêu cầu Tướng quân chuyển vị trí của Bộ Tư lệnh”. Vẫn không yên tâm, chiều hôm sau, Chủ tịch Mao Trạch Đông còn tự tay viết một bức điện mật và được phát đi với hình thức mật khẩu. Nhưng đáng tiếc là Tổng bộ Quân chí nguyện vừa bố trí xong kế hoạch mở chiến dịch, các công việc cho trận đánh lớn rất bề bộn và khẩn trương. Tuy Tổng Tư lệnh Bành Đức Hoài nhận được cùng một lúc 2 bức điện tuyệt mật của Nhiếp Vĩnh Trăn và Mao Trạch Đông, nhưng không thể kịp di chuyển địa điểm của Tổng bộ và điều không may đã xảy ra.
Cũng chính vào buổi chiều Mao Trạch Đông điện báo cho Bành Đức Hoài thì trùm tình báo CIA, Tướng Mắc-ca-thu đã ra lệnh cho Đội gián điệp biệt kích do Thượng úy Lay-thơ-lin cầm đầu bí mật đột nhập Tổng hành dinh Quân chí nguyện Trung Quốc.
Đêm đó, Mao Ngạn Anh súng đạn nai nịt trên người đầy đủ, từ trong căn nhà gần phòng tác chiến Tổng bộ Quân chí nguyện đi ra. Cùng đi với Mao Ngạn Anh có Tiểu Lý, cảnh vệ của Tổng Tư lệnh Bành. Trong gió đông rét thấu xương, hai người đi kiểm tra các vọng gác trên núi Nam. Sau đó, họ đến vọng gác của Trương Quốc Tường, Tiểu đội trưởng cảnh vệ. Vọng gác này đặt ở khe núi cạnh một căn hầm. Mao Ngạn Anh đứng trước cửa hầm quan sát xung quanh, rồi cả hai đi vào một lối rẽ. Bỗng, từ trong bóng đêm, lại bị địa hình che khuất, 8 tên lính gián điệp biệt kích Mỹ và mấy tên đặc công Nam Triều Tiên bất ngờ xông ra, dùng súng và lực lượng đông áp sát đội tuần tra. Lay-thơ-lin đã chiếu đèn pin vào mặt Mao Ngạn Anh, đối chiếu với ảnh để nhận diện, đồng thời ra lệnh cho một Trung úy cùng 3 đặc công Nam Triều Tiên ở lại giữ người này, còn hắn dẫn 2 tên biệt kích khác tiếp tục chạy theo hướng đến Tổng bộ Quân chí nguyện Trung Quốc với ý đồ tập kích bất ngờ Bành Đức Hoài.
Nhận thấy tình hình nguy cấp, Trương Quốc Tường đột nhiên lao đến đứng chắn trước người Mao Ngạn Anh, rút lựu đạn ra, rồi quay lại nói to: Ngạn Anh, Tiểu Lý chạy mau! Rồi Trương Quốc Tường xông thẳng đến trước mặt kẻ địch, giật chốt cho lựu đạn nổ, 4 tên biệt kích không kịp trở tay đã chết tại chỗ và Trương Quốc Tường cũng đã hy sinh anh dũng.
Vì lo lắng cho sự an toàn của Tổng bộ Quân chí nguyện và Tổng Tư lệnh Bành Đức Hoàn, Mao Ngạn Anh và Tiểu Lý chạy gấp về hướng động Đại Du. Khoảng gần 12 giờ đêm, khi đến gần một cánh rừng cách Tổng bộ không xa, hai người lại chạm phải nhóm gián điệp biệt kích do Thượng úy Lay-thơ-lin dẫn đầu do bị thất bại trong trận tập kích nên phải rút chạy. Mao Ngạn Anh và Tiểu Lý đã phải chiến đấu một trận quyết liệt với nhóm gián điệp biệt kích Mỹ và Nam Triều Tiên. Tiểu Lý bị thương nặng trong trận chiến đấu này. Lay-thơ-lin và đồng bọn tìm mọi kế kiên quyết bắt sống Mao Ngạn Anh. Nhưng Ngạn Anh vừa đánh, vừa rút. Lúc này, nghe tiếng súng nổ, một tốp quân chí nguyện đã kịp thời đến tiếp ứng, diệt 2 tên, bắt sống toàn bộ toán gián điệp biệt kích. Tiểu Lý được đồng đội nhanh chóng đưa đi bệnh viện dã chiến cứu chữa, còn Mao Ngạn Anh chỉ bị thương nhẹ và đã trở về tới Tổng bộ, nhưng không ngờ một tai họa mới lại ập đến với anh.
Sau khi biết kế hoạch “bắt cóc Mao Ngạn Anh, tiêu diệt Bành Đức Hoài” không thành công, còn mất luôn toán biệt kích được huấn luyện công phu, trùm CIA, tướng Mắc-ca-thu lập tức ra lệnh thực hiện phương án 2, cho máy bay ném bom na-pan xuống Tổng bộ Quân chí nguyện, biến động Đại Du thành biển lửa, muốn Bành Đức Hoài và Mao Ngạn Anh phải chôn vùi trong biển lửa đó!
Khoảng 3 giờ chiều, ngày 25/11/1950, 4 chiếc máy bay Mỹ đã lồng lộn lao đến trút mưa bom na-pan xuống động Đại Du. Cả khu Tổng bộ Quân chí nguyện bị cháy ngùn ngụt, khói lửa cuồn cuộn bốc lên không trung.
Người chỉ huy Đoàn cảnh vệ Tổng cục Quân chí nguyện đã ra lệnh cho mọi người bất chấp nguy hiểm lao vào các căn nhà đang bốc cháy để cứu lấy người và các văn kiện, tài liệu, bản đồ…
Khi máy bay Mỹ bất ngờ đến oanh tạc, Mao Ngạn Anh và Cao Thụy Hân đang vào sổ các bức điện mật ở bên trong. Quả nhiên điều bất hạnh đã xảy ra, thi thể Mao Ngạn Anh và Cao Thụy Hân được các chiến sĩ đào bới từ trong đống lửa đã cháy thành than. Tổng Tư lệnh Bành Đức Hoài đã lặng người đi và rơi nước mắt trước thi thể của các liệt sĩ.
Khi nhận được tin con mình hy sinh, Chủ tịch Mao Trạch Đông vô cùng đau buồn, nhưng ông cố kìm nén đau thương. Mao Trạch Đông sợ tin Mao Ngạn Anh hy sinh sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng mọi người, nên đã dặn đi dặn lại Giang Thanh: “Sự việc này không cần nói ngay mà để chậm một thời gian”. Cuối cùng, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói: “Chiến tranh cách mạng thường phải trả giá. Mao Ngạn Anh cũng là một chiến sĩ bình thường, vì sự nghiệp Quốc tế Vô sản, Mao Ngạn Anh đã hy sinh tuổi trẻ, làm tròn nhiệm vụ của một đảng viên cộng sản”.
Mọi người đã dùng câu thơ: “Xuất quân, tin thắng trận chưa về, người đã khuất” để khái quát cuộc đời 28 tuổi xuân ngắn ngủi mà sáng ngời của Mao Ngạn Anh.
Mao Ngạn Anh không may hy sinh, khiến Lưu Tư Tề đau đớn như đứt từng khúc ruột, không chỉ làm trời đất quay cuồng mà còn đảo lộn cuộc sống của chị. Một thời gian dài buồn rầu trầm uất, để thay đổi không khí, Mao Trạch Đông bố trí cho Tư Tề đi Mát-xcơ-va học. Mùa thu 1961, chị về nước được phân công làm phiên dịch tiếng Nga ở Ban chỉ huy Công binh Quân giải phóng Trung Quốc. Mao Trạch Đông rất quan tâm đến đời sống của Lưu Tư Tề, nhiều lần khuyên chị tái giá. Được sự quan tâm của Mao Trạch Đông, Lưu Tư Tề kết hôn với Dương Mậu Chi, giáo viên giảng dạy máy bay cường kích của Học viện Không quân.
Về sau, qua phong ba bão táp của cuộc “đại cách mạng văn hóa”, Lưu Tư Tề được phân công vào làm việc tại Học viện Khoa học Quân sự cho đến ngày nghỉ hưu.
Theo PV (Báo biên phòng)Mao Ngạn Anh là con trai trưởng của Mao Trạch Đông và Dương Khai Tuệ. Năm 1936, lúc đó Mao Ngạn Anh mới 5 tuổi, tổ chức Đảng ở Thượng Hải đã bí mật đưa anh và một số “hạt giống đỏ” sang Liên Xô học tập. Năm 1943 tốt nghiệp Học viện Quân sự Phrun-de trở thành Hồng quân Liên Xô, đầu đội mũ sắt, ngực đeo máy thông tin đi chiến đấu chống phát xít Đức ở các mặt trận Ba Lan, Tiệp Khắc và một số nước Đông Âu. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, Mao Ngạn Anh từ Mát-xcơ-va về nước. Trước ngày về nước, Đại nguyên soái Xta-lin đã gặp gỡ Mao Ngạn Anh và tặng anh 1 khẩu súng lục làm phần thưởng vì những công lao tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
Mao Ngạn Anh.
Về nước làm việc chưa được bao lâu thì chiến tranh Triều Tiên bùng
nổ. Mao Ngạn Anh đã xin bố mình là Chủ tịch Mao Trạch Đông cho phép tham
gia quân tình nguyện chiến đấu ở Triều Tiên. Lúc này, Mao Ngạn Anh kết
hôn với Lâm Tư Tề vừa qua tuần trăng mật. Thời kỳ này, Tổng Tư lệnh Bành
Đức Hoài từ mặt trận Triều Tiên về Bắc Kinh báo cáo tình hình với Trung
ương Đảng. Mao Trạch Đông liền gửi Mao Ngạn Anh cho Tổng Tư lệnh Bành
Đức Hoài đưa sang Triều Tiên để thử thách trong lửa đạn chiến trường.
Vậy là Mao Ngạn Anh được giao làm nhiệm vụ phiên dịch tiếng Nga, thư ký
cơ yếu và một phần công tác quân báo ở Tổng bộ Quân tình nguyện của
Trung Quốc ở Triều Tiên.Biết được tin này, CIA đã chỉ đạo Tướng Mắc-ca-thu, Tư lệnh quân Mỹ cũng là trùm điệp viên của Oa-sinh-tơn ở Triều Tiên vạch kế hoạch tổ chức bắt cóc Mao Ngạn Anh và tiêu diệt Bành Đức Hoài. Trùm điệp viên CIA Mắc-ca-thu tuyên bố: Bắt cóc Mao Ngạn Anh, con trai Mao Trạch Đông là yêu cầu chính trị, còn tiêu diệt Bành Đức Hoài là yêu cầu chiến lược.
Đây là một kế hoạch thâm hiểm và cay độc của CIA. Cục tình báo Trung ương Mỹ cho rằng, nếu bắt được Mao Ngạn Anh, về chính trị sẽ là đòn đánh mạnh vào tâm lý Mao Trạch Đông, làm nản quyết tâm chiến lược, khiến ông có thể bị dao động. Còn việc tiêu diệt Bành Đức Hoài sẽ khiến cho Quân chí nguyện Trung Quốc tạm thời rơi vào tình trạng “rồng không đầu”, làm rối việc bố trí lực lượng chiến lược đã định, khiến toàn quân tổn thương sinh khí, khó có thể tổ chức lại hành động chiến dịch có hiệu quả.
Mặc dù kế hoạch của trùm tình báo Mắc-ca-thu được vạch ra tuyệt mật, nhưng các bức điện mật của CIA đã bị Tình báo Liên Xô (KGB) thu được và giải mã. Từ đó, giới tình báo Xô Viết đã biết, Mỹ sắp tới sẽ đưa máy bay đến oanh tạc Tổng bộ Quân tình nguyện Trung Quốc. Tình báo Xô Viết đã điện báo khẩn cấp cho Nhiếp Vĩnh Trăn, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc, thông báo tình hình trên, đồng thời nhắc nhở phía Trung Quốc đề cao cảnh giác, sẵn sàng chuẩn bị đối phó.
Chủ tịch Mao Trạch Đông, sau khi đọc xong bức điện mật của Tình báo Xô Viết gửi liền chỉ thị miệng: “Điện báo ngay cho Bành Đức Hoài, yêu cầu Tướng quân chuyển vị trí của Bộ Tư lệnh”. Vẫn không yên tâm, chiều hôm sau, Chủ tịch Mao Trạch Đông còn tự tay viết một bức điện mật và được phát đi với hình thức mật khẩu. Nhưng đáng tiếc là Tổng bộ Quân chí nguyện vừa bố trí xong kế hoạch mở chiến dịch, các công việc cho trận đánh lớn rất bề bộn và khẩn trương. Tuy Tổng Tư lệnh Bành Đức Hoài nhận được cùng một lúc 2 bức điện tuyệt mật của Nhiếp Vĩnh Trăn và Mao Trạch Đông, nhưng không thể kịp di chuyển địa điểm của Tổng bộ và điều không may đã xảy ra.
Cũng chính vào buổi chiều Mao Trạch Đông điện báo cho Bành Đức Hoài thì trùm tình báo CIA, Tướng Mắc-ca-thu đã ra lệnh cho Đội gián điệp biệt kích do Thượng úy Lay-thơ-lin cầm đầu bí mật đột nhập Tổng hành dinh Quân chí nguyện Trung Quốc.
Đêm đó, Mao Ngạn Anh súng đạn nai nịt trên người đầy đủ, từ trong căn nhà gần phòng tác chiến Tổng bộ Quân chí nguyện đi ra. Cùng đi với Mao Ngạn Anh có Tiểu Lý, cảnh vệ của Tổng Tư lệnh Bành. Trong gió đông rét thấu xương, hai người đi kiểm tra các vọng gác trên núi Nam. Sau đó, họ đến vọng gác của Trương Quốc Tường, Tiểu đội trưởng cảnh vệ. Vọng gác này đặt ở khe núi cạnh một căn hầm. Mao Ngạn Anh đứng trước cửa hầm quan sát xung quanh, rồi cả hai đi vào một lối rẽ. Bỗng, từ trong bóng đêm, lại bị địa hình che khuất, 8 tên lính gián điệp biệt kích Mỹ và mấy tên đặc công Nam Triều Tiên bất ngờ xông ra, dùng súng và lực lượng đông áp sát đội tuần tra. Lay-thơ-lin đã chiếu đèn pin vào mặt Mao Ngạn Anh, đối chiếu với ảnh để nhận diện, đồng thời ra lệnh cho một Trung úy cùng 3 đặc công Nam Triều Tiên ở lại giữ người này, còn hắn dẫn 2 tên biệt kích khác tiếp tục chạy theo hướng đến Tổng bộ Quân chí nguyện Trung Quốc với ý đồ tập kích bất ngờ Bành Đức Hoài.
Nhận thấy tình hình nguy cấp, Trương Quốc Tường đột nhiên lao đến đứng chắn trước người Mao Ngạn Anh, rút lựu đạn ra, rồi quay lại nói to: Ngạn Anh, Tiểu Lý chạy mau! Rồi Trương Quốc Tường xông thẳng đến trước mặt kẻ địch, giật chốt cho lựu đạn nổ, 4 tên biệt kích không kịp trở tay đã chết tại chỗ và Trương Quốc Tường cũng đã hy sinh anh dũng.
Vì lo lắng cho sự an toàn của Tổng bộ Quân chí nguyện và Tổng Tư lệnh Bành Đức Hoàn, Mao Ngạn Anh và Tiểu Lý chạy gấp về hướng động Đại Du. Khoảng gần 12 giờ đêm, khi đến gần một cánh rừng cách Tổng bộ không xa, hai người lại chạm phải nhóm gián điệp biệt kích do Thượng úy Lay-thơ-lin dẫn đầu do bị thất bại trong trận tập kích nên phải rút chạy. Mao Ngạn Anh và Tiểu Lý đã phải chiến đấu một trận quyết liệt với nhóm gián điệp biệt kích Mỹ và Nam Triều Tiên. Tiểu Lý bị thương nặng trong trận chiến đấu này. Lay-thơ-lin và đồng bọn tìm mọi kế kiên quyết bắt sống Mao Ngạn Anh. Nhưng Ngạn Anh vừa đánh, vừa rút. Lúc này, nghe tiếng súng nổ, một tốp quân chí nguyện đã kịp thời đến tiếp ứng, diệt 2 tên, bắt sống toàn bộ toán gián điệp biệt kích. Tiểu Lý được đồng đội nhanh chóng đưa đi bệnh viện dã chiến cứu chữa, còn Mao Ngạn Anh chỉ bị thương nhẹ và đã trở về tới Tổng bộ, nhưng không ngờ một tai họa mới lại ập đến với anh.
Sau khi biết kế hoạch “bắt cóc Mao Ngạn Anh, tiêu diệt Bành Đức Hoài” không thành công, còn mất luôn toán biệt kích được huấn luyện công phu, trùm CIA, tướng Mắc-ca-thu lập tức ra lệnh thực hiện phương án 2, cho máy bay ném bom na-pan xuống Tổng bộ Quân chí nguyện, biến động Đại Du thành biển lửa, muốn Bành Đức Hoài và Mao Ngạn Anh phải chôn vùi trong biển lửa đó!
Khoảng 3 giờ chiều, ngày 25/11/1950, 4 chiếc máy bay Mỹ đã lồng lộn lao đến trút mưa bom na-pan xuống động Đại Du. Cả khu Tổng bộ Quân chí nguyện bị cháy ngùn ngụt, khói lửa cuồn cuộn bốc lên không trung.
Người chỉ huy Đoàn cảnh vệ Tổng cục Quân chí nguyện đã ra lệnh cho mọi người bất chấp nguy hiểm lao vào các căn nhà đang bốc cháy để cứu lấy người và các văn kiện, tài liệu, bản đồ…
Khi máy bay Mỹ bất ngờ đến oanh tạc, Mao Ngạn Anh và Cao Thụy Hân đang vào sổ các bức điện mật ở bên trong. Quả nhiên điều bất hạnh đã xảy ra, thi thể Mao Ngạn Anh và Cao Thụy Hân được các chiến sĩ đào bới từ trong đống lửa đã cháy thành than. Tổng Tư lệnh Bành Đức Hoài đã lặng người đi và rơi nước mắt trước thi thể của các liệt sĩ.
Khi nhận được tin con mình hy sinh, Chủ tịch Mao Trạch Đông vô cùng đau buồn, nhưng ông cố kìm nén đau thương. Mao Trạch Đông sợ tin Mao Ngạn Anh hy sinh sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng mọi người, nên đã dặn đi dặn lại Giang Thanh: “Sự việc này không cần nói ngay mà để chậm một thời gian”. Cuối cùng, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói: “Chiến tranh cách mạng thường phải trả giá. Mao Ngạn Anh cũng là một chiến sĩ bình thường, vì sự nghiệp Quốc tế Vô sản, Mao Ngạn Anh đã hy sinh tuổi trẻ, làm tròn nhiệm vụ của một đảng viên cộng sản”.
Mao Trạch Đông (trái) và vợ chồng Mao Ngạn Anh.
Được Mao Trạch Đông đồng ý, thi thể của Mao Ngạn Anh được an táng tại
đất Triều Tiên. Trong nghĩa trang liệt sĩ của quân tình nguyện Trung
Quốc ở quận Cối Thương, đường Bình An, Triều Tiên, một ngôi mộ như bao
ngôi mộ bình thường khác được dựng lên. Trước mộ đặt một tấm bia đá hoa
cương cao chừng 1 mét, trên tấm bia khắc hàng chữ: Mộ liệt sĩ Mao Ngạn
Anh.Mọi người đã dùng câu thơ: “Xuất quân, tin thắng trận chưa về, người đã khuất” để khái quát cuộc đời 28 tuổi xuân ngắn ngủi mà sáng ngời của Mao Ngạn Anh.
Mao Ngạn Anh không may hy sinh, khiến Lưu Tư Tề đau đớn như đứt từng khúc ruột, không chỉ làm trời đất quay cuồng mà còn đảo lộn cuộc sống của chị. Một thời gian dài buồn rầu trầm uất, để thay đổi không khí, Mao Trạch Đông bố trí cho Tư Tề đi Mát-xcơ-va học. Mùa thu 1961, chị về nước được phân công làm phiên dịch tiếng Nga ở Ban chỉ huy Công binh Quân giải phóng Trung Quốc. Mao Trạch Đông rất quan tâm đến đời sống của Lưu Tư Tề, nhiều lần khuyên chị tái giá. Được sự quan tâm của Mao Trạch Đông, Lưu Tư Tề kết hôn với Dương Mậu Chi, giáo viên giảng dạy máy bay cường kích của Học viện Không quân.
Về sau, qua phong ba bão táp của cuộc “đại cách mạng văn hóa”, Lưu Tư Tề được phân công vào làm việc tại Học viện Khoa học Quân sự cho đến ngày nghỉ hưu.
"Mỏ vàng" tình báo trong lòng Thái Bình Dương
Thiện Minh |
Sau hơn một tháng quần thảo từng ngóc ngách trên Thái Bình Dương, các đội cứu hộ thuộc quân đội Mỹ và Nhật Bản mới tìm thấy phần cánh và mảnh vỡ động cơ của chiến đấu cơ F-35A bị rơi hồi tháng 4.
Dưới đáy biển hiện vẫn còn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn mảnh
vỡ của chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5, trong đó có các bộ phận
trọng yếu chứa nhiều công nghệ quân sự tối mật...
Nỗ lực tìm kiếm không suôn sẻ
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35A của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) đóng quân tại căn cứ Misawa, Đông Bắc Nhật Bản bất ngờ biến mất khỏi màn hình radar chỉ 25 phút sau khi cất cánh thực hiện huấn luyện bay đêm trên Thái Bình Dương ngày 9-4. Chiếc F-35A mất tích khi đang bay cùng 3 phi cơ khác ngoài khơi tỉnh Aomori, cách căn cứ Misawa 135 km về phía Đông.
Chiếc F-35A này do phi công 41 tuổi, thiếu tá Akinori Hosomi có kinh nghiệm hàng ngàn giờ bay điều khiển. Theo RT, chiếc F-35A bị rơi cũng chính là máy bay F-35 đầu tiên được Nhật Bản tự lắp ráp và xuất xưởng bởi tập đoàn Mitsubishi ngày 6-6-2017 nhờ được Mỹ bàn giao dây chuyền và linh kiện.
Chiếc F-35A mang số hiệu 79-8705 này lâu nay luôn xuất hiện như niềm tự hào của lực lượng không quân Nhật.
Ngay sau vụ mất tích, Nhật Bản xác nhận chiếc máy bay đã gặp sự cố rồi rơi xuống vùng biển quốc tế trên Thái Bình Dương. Không rõ sự cố mà chiếc F-35A cùng phi công gặp phải là gì, song phía Nhật Bản nói họ không nhận được bất cứ tín hiệu cấp cứu nào.
Điều này khiến nỗ lực tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn, khi lực lượng tìm kiếm không thể xác nhận vị trí chính xác của chiếc máy bay cũng như tìm hiểu sơ bộ nguyên nhân vụ việc.
Hơn
một tháng qua, Nhật Bản và Mỹ đều đã điều đến vùng biển Thái Bình Dương
nhưng thiết bị tiên tiến nhất với nỗ lực tìm kiếm viên phi công và thu
thập xác chiếc máy bay F-35A. Trong số này, Tokyo triển khai 3 tàu chiến
và một tàu cảnh sát biển còn Mỹ triển khai đồng thời máy bay tuần thám
biển P-8A Poseidon, một oanh tạc cơ B-52H rồi cả máy bay do thám U-2.
Theo ước tính của các chuyên gia, giàn máy bay và tàu mặt nước của Nhật Bản và Mỹ đã quần thảo một khu vực rộng hàng chục ngàn km2 trên biển. Tuy nhiên, kết quả họ đạt được chưa tương xứng với nỗ lực. Hôm 29-5, các nhà tìm kiếm mới phát hiện phần cánh và mảnh vỡ động cơ. Họ kì vọng phần thân chính và các mảnh vỡ khác cũng như thi thể của phi công sẽ sớm được phát hiện. Tuy nhiên, lại một tuần nữa đã trôi qua và vẫn chưa có thêm phần nào của máy bay được tìm thấy.
Hồi đầu tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya từng nói rằng, lực lượng cứu hộ đã phát hiện ra hộp đen trên chiếc F-35 nhưng bộ phận này bị hỏng nặng, thiết bị lưu dữ liệu trên hộp đen không rõ vì lí do gì đã biến mất, khiến các nhà điều tra Nhật và Mỹ không thể thu thập thêm thông tin gì về chiếc F-35.
Giới chuyên gia hàng không bình luận, với vận tốc bay hành trình trên 1000km/h, chiếc F-35 có thể đã va chạm vào mặt biển ở vận tốc lớn rồi vỡ vụn, khiến các mảnh vỡ văng rất xa rồi trôi dạt tới các khu vực xa xôi.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, do khu vực tiêm kích F-35A gặp nạn có độ sâu lên tới 1.500m nên công tác tìm kiếm xác máy bay được cho là sẽ tiếp tục thử thách sự kiên nhẫn của Mỹ-Nhật.
"Mỏ vàng" tình báo trong lòng Thái Bình Dương
Ngược lại khoảng thời gian cách đây 13 năm, khi thế hệ máy bay F-35 lần đầu xuất hiện trước công chúng vào năm 2006, nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin luôn tự hào F-35 sẽ là cỗ máy quân sự hiện đại bậc nhất thế kỉ 21, giúp Mỹ và các đồng minh thực sự "thống trị bầu trời".
Lockheed
khẳng định, ngoài những tính năng tác chiến và tàng hình giống như
người anh em F-22, chiếc F-35 trở nên khác biệt nhờ khả năng kết nối
mạng khác cùng bộ cảm biến dung hợp và hệ thống liên lạc bảo mật tuyệt
đối.
Hơn một thập niên qua, chương trình sản xuất siêu tiêm kích F-35 liên tục phá vỡ kỉ lục về khoản ngân sách dành cho nó.
Đến nay, F-35 được coi là một trong những dự án quân sự đắt nhất trong lịch sử thế giới, với tổng chi phí dự kiến vượt quá ngưỡng 1.500 tỷ USD, tức gấp 32 lần chi quốc phòng thường niên của Nga (năm 2018 là 46 tỷ USD). Dù nhiều phi đội đã được Mỹ đưa vào biên chế, dự án này vẫn chưa hoàn tất quá trình phát triển, khi nhiều máy bay xuất xưởng gặp các vấn đề kỹ thuật.
Tuy vậy, điều không thể phủ nhận là chiếc máy bay này hiện là một trong 3 mẫu chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới, đứng cạnh một đại diện khác của Mỹ là máy bay F-22 Raptor (Mỹ coi mẫu máy bay này là tuyệt mật, cấm xuất khẩu) cùng một đại diện đến từ Nga mang tên Su-57.
Vì
những lí do đó, năm 2011, Nhật Bản quyết định đặt mua liền lúc 42 tiêm
kích F-35A để thay thế cho các phi đội F-4EJ đã lạc hậu trong biên chế
quân đội.
Nhân chuyến thăm đến Nhật Bản của Tổng thống Mỹ Donald Trump cách đây không lâu, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại chính thức thông báo mua thêm 105 tiêm kích F-35, trong đó có 65 máy bay F-35A và 40 máy bay F-35B để vận hành trên hai tàu sân bay hoán cải từ khu trục hạm trực thăng lớp Izumo.
Động thái này giúp Nhật trở thành nước sở hữu số tiêm kích F-35 nhiều thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, với tổng cộng 147 chiếc. Quy mô của phi đội F-35 mà Nhật Bản sắp sở hữu theo đó sẽ nhiều gần gấp đôi phi đội tiêm kích thế hệ 5 Su-57 của Nga, và chắc chắn lớn hơn nhiều so với phi đội máy bay chiến đấu của các nước trong khực Đông Bắc Á.
Trong một bài bình luận cách đây không lâu, tờ SCMP nhận định dàn máy bay F-35 chính là một phần quan trọng trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm nâng cao năng lực quân sự của Nhật Bản để đáp ứng với cục diện nhiều biến đổi ở Đông Á và đặc biệt với tình trạng hiện đại hóa quân đội nhanh chóng của Trung Quốc.
Rõ ràng, việc Nhật Bản sở hữu một phi đội bay hùng hậu như vậy chắc chắn sẽ đặt ra không ít thách thức cho Bắc Kinh. Dù quân đội Trung Quốc đã đưa vào biên chế nhiều tiêm kích tàng hình J-20 và giành ưu thế trong cuộc đua tự sản xuất chiến đấu cơ thế hệ 5, song ngành hàng không quân sự của nước này vẫn gặp hàng loạt vấn đề với các dự án mới.
Với Nga, Nhật Bản tuy không phải đối thủ trực tiếp, song Moscow cũng không vui vẻ gì khi các nước đồng minh của Mỹ lần lượt triển khai hàng trăm chiếc F-35 ngay sát biên giới, nhất là khi những máy bay loại này được trang bị tên lửa có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn đầu, theo đó có thể ảnh hưởng đến năng lực răn đe hạt nhân của Moscow.
Trong bối cảnh đó, việc xác chiếc F-35A nằm đâu đó dưới đáy Thái Bình Dương được các chuyên gia mô tả là trông giống một "mỏ vàng" với các cơ quan tình báo nước ngoài muốn tìm hiểu công nghệ tàng hình Mỹ.
Riêng với Trung Quốc và Nga, khao khát này còn lớn hơn bởi chúng có thể giúp hai nước nâng cấp vũ khí phòng thủ hoặc nghiên cứu công nghệ hiện đại mà người Mỹ dày công phát triển.
Bóng dáng một cuộc chạy đua ngầm?
Lật lại vụ rơi máy bay của Nhật Bản, việc máy bay F-35 mang trong mình vô số thiết bị điện tử tinh vi biến mất quá lâu tại địa điểm không xa bờ biển Nhật Bản, khi đã huy động gần như tất cả nỗ lực để tìm kiếm, bị một số chuyên gia nhận định là không bình thường, bởi theo thông lệ thì nó phải được tìm thấy trong một khoảng thời gian ngắn.
Giả thiết được đặt ra lúc này đó là liệu có phải Trung Quốc hoặc Nga đã âm thầm triển khai hoạt động tìm kiếm chiếc F-35 trước cả Mỹ và Nhật Bản hay không?
Trên
tờ Business Insider, các chuyên gia đã nhắc tới khả năng Nga và Trung
Quốc có thể đã xem xét, hoặc đã sử dụng các tàu ngầm trong nỗ lực tiếp
cận máy bay F-35A của Nhật Bản.
Một số nhà phân tích khác thì cho rằng các bộ phận của radar và các cảm biến khác của máy bay F-35 Nhật là mục tiêu chính để thu thập cho các cuộc thử nghiệm đảo ngược của Bắc Kinh và Moscow.
Trên Thái Bình Dương, ngoài Mỹ thì Nga đang là nước có ưu thế lớn nhất khi sở hữu hạm đội tàu ngầm có khả năng ẩn mình và hoạt động ở độ sâu cực lớn.
Người Nga rõ ràng không muốn gặp rắc rối với Mỹ hay Nhật Bản khi tính đến việc trục vớt nguyên phần thân nặng nhiều tấn của máy bay F-35A, nhưng họ rõ ràng có thể triển khai phương tiện đến khu vực để tìm kiếm những mảnh vỡ nhỏ, nhưng chứa nhiều công nghệ hiện đại.
Trung Quốc, tuy không có những công nghệ tương tự, song họ cũng đã kịp sở hữu một cơ sở hạ tầng với hệ thống cảm biến tối tân, đủ để không bỏ lọt bất cứ sự kiện nào trong khu vực. Bởi vậy, các chuyên gia cho rằng không thể loại trừ khả năng những biên đội tàu ngầm cỡ nhỏ của Trung Quốc bằng cách nào đó đã tiếp cận được vị trí chiếc F-35A của Nhật Bản để nghiên cứu...
Đến nay, chưa có nước nào lên tiếng về khả năng nói trên. Các quan chức Mỹ và Nhật Bản thì phủ nhận những thông tin như vậy.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan trấn an các nước mua F-35 của Mỹ rằng, không có bất cứ thứ gì từ chiếc F-35A bị rơi vào tay Nga hoặc Trung Quốc. Song, nguy cơ đánh mất bí mật quân sự vẫn khiến Mỹ và Nhật Bản làm mọi cách để sớm định vị xác máy bay và ngăn các nước tiếp cận chiếc F-35.
Giới quan sát nói rằng Mỹ dường như đã triển khai thêm các trinh sát cơ và tàu đến khu vực. Trong khi đó, Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản Koji Yamazaki tuyên bố sẽ cử phương tiện theo dõi sát sao sự di chuyển của tàu bè các nước láng giềng. Ông cho biết "mọi nỗ lực cần thiết" đang được thực thi để bảo vệ chiếc F-35.
Mặc dù vậy, Tom Moore, cựu thành viên Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện Mỹ, vẫn nhận định: "Không có cái giá nào là quá cao trong thế giới này đối với Nga và Trung Quốc nếu họ phải trả để có được chiếc máy bay mất tích của Nhật Bản".
Trên tờ Nikkei, các chuyên gia Nhật Bản thậm chí so sánh những gì đang diễn ra với máy bay F-35A của nước này ở Thái Bình Dương giống như một sự kiện cách đây 51 năm, khi Mỹ bất chấp phản ứng của Liên Xô để tiến hành trục vớt tàu ngầm hạt nhân K-129 mất tích trên Thái Bình Dương.
Năm 1968, chiếc K-129 hiện đại nhất thế giới của Moscow đã biến mất không dấu vết trên biển sau chuyến hoạt động dài ngày.
Phía Liên Xô nỗ lực tìm kiếm trong 2 tháng liên tục nhưng bất thành, còn Mỹ lại bí mật xác định được con tàu bị đắm tại một vị trí cách quần đảo Hawaii hơn 2.400 km về phía Tây Bắc. Washington liền lập kế hoạch trục vớt con tàu cùng các đầu đạn hạt nhân và tài liệu mật mà nó mang theo.
Sau 7 năm ròng rã cùng một chiến dịch nguỵ trang chưa từng có, Mỹ đã trục vớt thành công con tàu và tiếp cận được những công nghệ tân tiến nhất trên tàu ngầm Liên Xô để hiện đại hoá đội tàu ngầm hạt nhân.
Chiến dịch trên luôn được CIA mô tả là một thành công tình báo vĩ đại thời Chiến tranh Lạnh, giúp Mỹ chiếm ưu thế hơn hẳn Liên Xô trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột trên biển.
theo An Ninh Thế giớiNỗ lực tìm kiếm không suôn sẻ
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35A của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) đóng quân tại căn cứ Misawa, Đông Bắc Nhật Bản bất ngờ biến mất khỏi màn hình radar chỉ 25 phút sau khi cất cánh thực hiện huấn luyện bay đêm trên Thái Bình Dương ngày 9-4. Chiếc F-35A mất tích khi đang bay cùng 3 phi cơ khác ngoài khơi tỉnh Aomori, cách căn cứ Misawa 135 km về phía Đông.
Chiếc F-35A này do phi công 41 tuổi, thiếu tá Akinori Hosomi có kinh nghiệm hàng ngàn giờ bay điều khiển. Theo RT, chiếc F-35A bị rơi cũng chính là máy bay F-35 đầu tiên được Nhật Bản tự lắp ráp và xuất xưởng bởi tập đoàn Mitsubishi ngày 6-6-2017 nhờ được Mỹ bàn giao dây chuyền và linh kiện.
Chiếc F-35A mang số hiệu 79-8705 này lâu nay luôn xuất hiện như niềm tự hào của lực lượng không quân Nhật.
Ngay sau vụ mất tích, Nhật Bản xác nhận chiếc máy bay đã gặp sự cố rồi rơi xuống vùng biển quốc tế trên Thái Bình Dương. Không rõ sự cố mà chiếc F-35A cùng phi công gặp phải là gì, song phía Nhật Bản nói họ không nhận được bất cứ tín hiệu cấp cứu nào.
Điều này khiến nỗ lực tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn, khi lực lượng tìm kiếm không thể xác nhận vị trí chính xác của chiếc máy bay cũng như tìm hiểu sơ bộ nguyên nhân vụ việc.
Theo ước tính của các chuyên gia, giàn máy bay và tàu mặt nước của Nhật Bản và Mỹ đã quần thảo một khu vực rộng hàng chục ngàn km2 trên biển. Tuy nhiên, kết quả họ đạt được chưa tương xứng với nỗ lực. Hôm 29-5, các nhà tìm kiếm mới phát hiện phần cánh và mảnh vỡ động cơ. Họ kì vọng phần thân chính và các mảnh vỡ khác cũng như thi thể của phi công sẽ sớm được phát hiện. Tuy nhiên, lại một tuần nữa đã trôi qua và vẫn chưa có thêm phần nào của máy bay được tìm thấy.
Hồi đầu tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya từng nói rằng, lực lượng cứu hộ đã phát hiện ra hộp đen trên chiếc F-35 nhưng bộ phận này bị hỏng nặng, thiết bị lưu dữ liệu trên hộp đen không rõ vì lí do gì đã biến mất, khiến các nhà điều tra Nhật và Mỹ không thể thu thập thêm thông tin gì về chiếc F-35.
Giới chuyên gia hàng không bình luận, với vận tốc bay hành trình trên 1000km/h, chiếc F-35 có thể đã va chạm vào mặt biển ở vận tốc lớn rồi vỡ vụn, khiến các mảnh vỡ văng rất xa rồi trôi dạt tới các khu vực xa xôi.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, do khu vực tiêm kích F-35A gặp nạn có độ sâu lên tới 1.500m nên công tác tìm kiếm xác máy bay được cho là sẽ tiếp tục thử thách sự kiên nhẫn của Mỹ-Nhật.
"Mỏ vàng" tình báo trong lòng Thái Bình Dương
Ngược lại khoảng thời gian cách đây 13 năm, khi thế hệ máy bay F-35 lần đầu xuất hiện trước công chúng vào năm 2006, nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin luôn tự hào F-35 sẽ là cỗ máy quân sự hiện đại bậc nhất thế kỉ 21, giúp Mỹ và các đồng minh thực sự "thống trị bầu trời".
Hơn một thập niên qua, chương trình sản xuất siêu tiêm kích F-35 liên tục phá vỡ kỉ lục về khoản ngân sách dành cho nó.
Đến nay, F-35 được coi là một trong những dự án quân sự đắt nhất trong lịch sử thế giới, với tổng chi phí dự kiến vượt quá ngưỡng 1.500 tỷ USD, tức gấp 32 lần chi quốc phòng thường niên của Nga (năm 2018 là 46 tỷ USD). Dù nhiều phi đội đã được Mỹ đưa vào biên chế, dự án này vẫn chưa hoàn tất quá trình phát triển, khi nhiều máy bay xuất xưởng gặp các vấn đề kỹ thuật.
Tuy vậy, điều không thể phủ nhận là chiếc máy bay này hiện là một trong 3 mẫu chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới, đứng cạnh một đại diện khác của Mỹ là máy bay F-22 Raptor (Mỹ coi mẫu máy bay này là tuyệt mật, cấm xuất khẩu) cùng một đại diện đến từ Nga mang tên Su-57.
Nhân chuyến thăm đến Nhật Bản của Tổng thống Mỹ Donald Trump cách đây không lâu, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại chính thức thông báo mua thêm 105 tiêm kích F-35, trong đó có 65 máy bay F-35A và 40 máy bay F-35B để vận hành trên hai tàu sân bay hoán cải từ khu trục hạm trực thăng lớp Izumo.
Động thái này giúp Nhật trở thành nước sở hữu số tiêm kích F-35 nhiều thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, với tổng cộng 147 chiếc. Quy mô của phi đội F-35 mà Nhật Bản sắp sở hữu theo đó sẽ nhiều gần gấp đôi phi đội tiêm kích thế hệ 5 Su-57 của Nga, và chắc chắn lớn hơn nhiều so với phi đội máy bay chiến đấu của các nước trong khực Đông Bắc Á.
Trong một bài bình luận cách đây không lâu, tờ SCMP nhận định dàn máy bay F-35 chính là một phần quan trọng trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm nâng cao năng lực quân sự của Nhật Bản để đáp ứng với cục diện nhiều biến đổi ở Đông Á và đặc biệt với tình trạng hiện đại hóa quân đội nhanh chóng của Trung Quốc.
Rõ ràng, việc Nhật Bản sở hữu một phi đội bay hùng hậu như vậy chắc chắn sẽ đặt ra không ít thách thức cho Bắc Kinh. Dù quân đội Trung Quốc đã đưa vào biên chế nhiều tiêm kích tàng hình J-20 và giành ưu thế trong cuộc đua tự sản xuất chiến đấu cơ thế hệ 5, song ngành hàng không quân sự của nước này vẫn gặp hàng loạt vấn đề với các dự án mới.
Với Nga, Nhật Bản tuy không phải đối thủ trực tiếp, song Moscow cũng không vui vẻ gì khi các nước đồng minh của Mỹ lần lượt triển khai hàng trăm chiếc F-35 ngay sát biên giới, nhất là khi những máy bay loại này được trang bị tên lửa có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn đầu, theo đó có thể ảnh hưởng đến năng lực răn đe hạt nhân của Moscow.
Trong bối cảnh đó, việc xác chiếc F-35A nằm đâu đó dưới đáy Thái Bình Dương được các chuyên gia mô tả là trông giống một "mỏ vàng" với các cơ quan tình báo nước ngoài muốn tìm hiểu công nghệ tàng hình Mỹ.
Riêng với Trung Quốc và Nga, khao khát này còn lớn hơn bởi chúng có thể giúp hai nước nâng cấp vũ khí phòng thủ hoặc nghiên cứu công nghệ hiện đại mà người Mỹ dày công phát triển.
Bóng dáng một cuộc chạy đua ngầm?
Lật lại vụ rơi máy bay của Nhật Bản, việc máy bay F-35 mang trong mình vô số thiết bị điện tử tinh vi biến mất quá lâu tại địa điểm không xa bờ biển Nhật Bản, khi đã huy động gần như tất cả nỗ lực để tìm kiếm, bị một số chuyên gia nhận định là không bình thường, bởi theo thông lệ thì nó phải được tìm thấy trong một khoảng thời gian ngắn.
Giả thiết được đặt ra lúc này đó là liệu có phải Trung Quốc hoặc Nga đã âm thầm triển khai hoạt động tìm kiếm chiếc F-35 trước cả Mỹ và Nhật Bản hay không?
Một số nhà phân tích khác thì cho rằng các bộ phận của radar và các cảm biến khác của máy bay F-35 Nhật là mục tiêu chính để thu thập cho các cuộc thử nghiệm đảo ngược của Bắc Kinh và Moscow.
Trên Thái Bình Dương, ngoài Mỹ thì Nga đang là nước có ưu thế lớn nhất khi sở hữu hạm đội tàu ngầm có khả năng ẩn mình và hoạt động ở độ sâu cực lớn.
Người Nga rõ ràng không muốn gặp rắc rối với Mỹ hay Nhật Bản khi tính đến việc trục vớt nguyên phần thân nặng nhiều tấn của máy bay F-35A, nhưng họ rõ ràng có thể triển khai phương tiện đến khu vực để tìm kiếm những mảnh vỡ nhỏ, nhưng chứa nhiều công nghệ hiện đại.
Trung Quốc, tuy không có những công nghệ tương tự, song họ cũng đã kịp sở hữu một cơ sở hạ tầng với hệ thống cảm biến tối tân, đủ để không bỏ lọt bất cứ sự kiện nào trong khu vực. Bởi vậy, các chuyên gia cho rằng không thể loại trừ khả năng những biên đội tàu ngầm cỡ nhỏ của Trung Quốc bằng cách nào đó đã tiếp cận được vị trí chiếc F-35A của Nhật Bản để nghiên cứu...
Đến nay, chưa có nước nào lên tiếng về khả năng nói trên. Các quan chức Mỹ và Nhật Bản thì phủ nhận những thông tin như vậy.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan trấn an các nước mua F-35 của Mỹ rằng, không có bất cứ thứ gì từ chiếc F-35A bị rơi vào tay Nga hoặc Trung Quốc. Song, nguy cơ đánh mất bí mật quân sự vẫn khiến Mỹ và Nhật Bản làm mọi cách để sớm định vị xác máy bay và ngăn các nước tiếp cận chiếc F-35.
Giới quan sát nói rằng Mỹ dường như đã triển khai thêm các trinh sát cơ và tàu đến khu vực. Trong khi đó, Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản Koji Yamazaki tuyên bố sẽ cử phương tiện theo dõi sát sao sự di chuyển của tàu bè các nước láng giềng. Ông cho biết "mọi nỗ lực cần thiết" đang được thực thi để bảo vệ chiếc F-35.
Mặc dù vậy, Tom Moore, cựu thành viên Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện Mỹ, vẫn nhận định: "Không có cái giá nào là quá cao trong thế giới này đối với Nga và Trung Quốc nếu họ phải trả để có được chiếc máy bay mất tích của Nhật Bản".
Trên tờ Nikkei, các chuyên gia Nhật Bản thậm chí so sánh những gì đang diễn ra với máy bay F-35A của nước này ở Thái Bình Dương giống như một sự kiện cách đây 51 năm, khi Mỹ bất chấp phản ứng của Liên Xô để tiến hành trục vớt tàu ngầm hạt nhân K-129 mất tích trên Thái Bình Dương.
Phía Liên Xô nỗ lực tìm kiếm trong 2 tháng liên tục nhưng bất thành, còn Mỹ lại bí mật xác định được con tàu bị đắm tại một vị trí cách quần đảo Hawaii hơn 2.400 km về phía Tây Bắc. Washington liền lập kế hoạch trục vớt con tàu cùng các đầu đạn hạt nhân và tài liệu mật mà nó mang theo.
Sau 7 năm ròng rã cùng một chiến dịch nguỵ trang chưa từng có, Mỹ đã trục vớt thành công con tàu và tiếp cận được những công nghệ tân tiến nhất trên tàu ngầm Liên Xô để hiện đại hoá đội tàu ngầm hạt nhân.
Chiến dịch trên luôn được CIA mô tả là một thành công tình báo vĩ đại thời Chiến tranh Lạnh, giúp Mỹ chiếm ưu thế hơn hẳn Liên Xô trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột trên biển.
Báo Mỹ nói anh trai Kim Jong-un từng hợp tác với CIA
Kim Jong-nam dường như đã gặp điệp viên CIA nhiều
lần, dù các quan chức Mỹ cho rằng người này khó cung cấp thông tin giá
trị về Triều Tiên.
![]() |
Kim Jong-nam trong lần xuất hiện hồi năm 2001. Ảnh: AP.
|
"Kim Jong-nam, anh trai của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, từng là
người cung cấp thông tin cho Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) và
nhiều lần gặp điệp viên của tổ chức này. Có một cầu nối giữa hai bên",
tờ Wall Street Journal của Mỹ hôm nay dẫn lời nguồn tin giấu tên am hiểu
vấn đề cho biết.
Nguồn tin khẳng định anh trai Kim Jong-un đã tới Malaysia hồi tháng
2/2017 để gặp điệp viên CIA, trước khi xảy ra vụ ám sát công dân Triều
Tiên có tên trên hộ chiếu là Kim Chol, người bị nghi là Kim Jong-nam. Tờ
báo Mỹ cho biết quan hệ giữa Kim Jong-nam và CIA vẫn còn nhiều chi tiết
chưa được làm rõ.
CIA từ chối bình luận về thông tin này.
"Nhiều cựu quan chức Mỹ cho rằng Kim Jong-nam đã sống xa Triều Tiên suốt
nhiều năm và không có quyền lực trong nước, khó lòng cung cấp thông tin
có giá trị về quốc gia này. Một số người tin rằng Kim Jong-nam cũng có
liên hệ với cơ quan tình báo của nhiều nước khác, đặc biệt là Trung
Quốc", Wall Street Journal cho biết thêm.
Công dân Triều Tiên Kim Chol bị sát hại bằng chất độc thần kinh VX tại
sân bay Kuala Lumpur của Malaysia hôm 13/2/2017. Kim đã gặp một người Mỹ
gốc Hàn không rõ danh tính tại khách sạn trên đảo Langkawi, phía bắc
Malaysia trước đó vài ngày. Malaysia và Hàn Quốc cho rằng nạn nhân là
Kim Jong-nam, trong khi Triều Tiên phủ nhận và nói nạn nhân tên Kim Chol
như trên hộ chiếu.
Vũ Anh (Theo WSJ)
Nhận xét
Đăng nhận xét