Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

BÍ ẨN LỊCH SỬ 100/e

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Cha Ông Mang Gươm Mở Cõi Xóa Sổ Chiêm Thành Đồng Hóa Chămpa

Quốc gia cổ Hoàn Vương ở miền Trung và quá trình nam chinh, bắc chiến

Một công trình kiến trúc mang dấu ấn thời Hoàn Vương - Ảnh: PLVN
Thời kỳ “nước Hoàn Vương” có thể coi là thời kỳ quá độ, chuyển mình từ thời kỳ Lâm Ấp sang thời kỳ Chiêm Thành. Nhưng nước Lâm Ấp bên cạnh việc tiếp tục văn hóa Ấn Độ cũng chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Hán và gần gũi với cư dân người Việt cổ hơn. Còn nước Chiêm Thành về sau thì là một quốc gia Ấn hóa thực thụ.

Cuộc chiến đẫm máu với quân đội nhà Tùy năm 605 đã khiến nền tảng của nước Lâm Ấp bị lung lay tột độ. Nước Lâm Ấp bị mất đi thành Phật Thệ (Kandapurpura) cùng với phần lãnh thổ quan trọng ở phía bắc. Lưu Phương chẳng những chiếm đóng thành Phật Thệ mà còn xua quân cướp phá kinh thành Sư Tử (Simhapura) khiến vua Lâm Ấp bấy giờ là Phạm Chí ( hay Phạm Phạn Chi tức Sambhuvarman) phải bỏ thành chạy, quân dân người nước Lâm Ấp thương vong không thể kể xiết. 10 năm sau, nhà Tùy suy yếu, Phạm Chí đem quân chiếm lại được thành Sư Tử. Một vài năm sau nữa, người dân Lâm Ấp nổi dậy chiếm lại thêm một số phần đất đã mất khi nhà Tùy sụp đổ. Tuy nhiên, triều đình Lâm Ấp đã không còn giữ được sự thống nhất của đất nước nữa.

Các tiểu vương ở các xứ vừa bất mãn triều đình, vừa nhân cơ hội triều đình suy yếu mà nổi lên tự giữ lấy đất đai. Lâm Ấp từ đó bước vào thời kỳ phân liệt. Mãi sang thế kỷ thứ VIII, xứ Panduranga trở nên hùng mạnh và khuất phục được các xứ còn lại. Tiểu vương xứ Panduranga là Bhadravarman II sau khi thống nhất đất nước đã lên ngôi, xưng là Prithi Indravarman vào năm 758. Quốc hiệu mà nhà vua đặt cho đất nước mình là Champa (hoặc Campa), và nhiều khi cũng tự xưng quốc hiệu là Panduranga vốn là tên lãnh địa của mình. Sử sách Trung Hoa từ đây trở đi gọi Lâm Ấp là “nước Hoàn Vương”. Kinh đô của nước này sau đó được dời từ Simhapura sang kinh thành mới là thành Hùng Tráng (Virapura, thuộc Ninh Thuận ngày nay).

Thời kỳ nước Hoàn Vương, văn hóa Ấn vốn được người Panduranga tiếp thu mạnh mẽ từ nước Phù Nam xưa kia, nay được lan truyền mạnh mẽ khắp cả nước khiến cho người dân tại đây vốn đã trải qua những giai đoạn Ấn hóa, nay lại càng Ấn hóa nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc người Hoàn Vương dứt bỏ hoàn toàn lớp áo của văn hóa Hán, chính thức bước vào hàng ngũ những nước theo văn minh Ấn Độ. Cùng với đó, những bản sắc từ thời kỳ cổ đại vẫn tồn tại và duy trì.

Các vua Hoàn Vương không còn giữ thái độ hiếu chiến với phương bắc như trong thời kỳ Lâm Ấp mà chủ động kết bang giao với đế quốc Đường. Đây là một trong những nền tảng hưng thịnh cho nước Hoàn Vương. Thế nhưng thế kỷ VIII là thời mà hai thế lực hiếu chiến khác vươn lên mạnh mẽ. Người Khmer sau khi diệt nước Phù Nam vẫn tiếp tục đà bành trướng, luôn chực chờ đánh cướp Hoàn Vương từ hướng tây và hướng nam. Ngoài phía biển, người Java (thuộc Indonesia ngày nay) dưới triều các vị vua Cailendra luôn coi mình là vua của thiên hạ và tìm cách đứng chân trên đất liền. Nhà Cailendra luôn nhòm ngó những vùng đất duyên hải giàu có của Hoàn Vương. Đó quả thực là những mối đe dọa thường trực và nghiêm trọng.

Năm 774, quân đổ bộ cướp phá hai xứ Kauthara và Panduranga. Vua Prithi Indravarman chết trong chiến trận khiến quân Hoàn Vương tan vỡ, các quý tộc Hoàn Vương phải chạy về vùng núi phía tây. Quân Java thả sức cướp phá các đền đài. Đền thờ Po Nagar, niềm kiêu hãnh của Hoàn Vương bị cướp đi rất nhiều tượng vàng, châu báu. Ngay sau đó, vị vua mới lên thay thế là Satyavarman dựa vào sự hỗ trợ của các tộc người sơn cước đã tập họp lại lực lượng, tiến hành phản công. Quân Hoàn Vương cuối cùng đánh đuổi được quân Java, khôi phục lại các vùng đất đã bị chiếm và dùng thủy quân rượt đuổi quân giặc chạy dài trên biển.

Năm 787 vương quốc Java lại cất quân xâm lược nước Hoàn Vương. Quân Java tràn vào cướp phá kinh đô Virapura, bắt cóc phụ nữ và giết hại rất nhiều. Vua Indravarman I phải bỏ kinh thành mà chạy về hướng tây. Một cuộc chiến trường kỳ đã diễn ra. Mãi đến 799 quân Chăm mới có thể đánh đuổi giặc biển ra khỏi bờ cõi.

Sang thế kỷ thứ IX, nước Hoàn Vương trở nên hùng mạnh và không còn bị uy hiếp bởi giặc biển như trước, trái lại các vua Hoàn Vương là Harivarman I và Vikrantavarman III còn nhân đà cường thịnh cất quân chinh phạt khắp nơi để trả đũa và cướp bóc các nước lân bang. Quân đội Hoàn Vương còn nhân cơ hội đế chế Đường suy yếu cất quân chiếm lại phần đất phía bắc, đưa biên giới dân đến phía nam dãy Hoành Sơn. Sau đó, quân Hoàn Vương còn tràn sang cướp châu Hoan và châu Ái. Đến năm 809, thái thú nhà Đường là Trương Chu đem quân đánh bại được quân Hoàn Vương

Lúc này đế quốc Khmer cũng bước vào giai đoạn cực thịnh, trở thành mối đe dọa chính cho Hoàn Vương. Nhiều trận chiến giữa hai bên đã nổ ra để tranh giành vùng cao nguyên Đồng Nai thượng. Cuộc chiến dai dẳng này đã khiến đất nước quốc lực cả hai bên hao tổn. Nhất là những xứ phía nam nước Hoàn Vương bị tàn phá nặng nề. Điều này tạo cơ hội cho dòng vương tôn phía bắc vươn lên nắm giữ vị thế cao trong triều.

Năm 854, vua Vikrantavarman III mất mà không có con nối. Lúc bấy giờ, vương tôn Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin xứ Indrapura đã lãnh đạo quân dân kiên cường chống giặc ngoại xâm phía nam, lập nên nhiều chiến công hiển hách. Do đó, các vương tôn và triều thần đã tôn Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin lên ngôi vua vào năm 859. Vị vua mới lấy hiệu là Indravarman II, mở ra một triều đại mới. Quốc hiệu Champa vốn đã có từ trước, dưới thời vua Indravarman II được người Trung Hoa biết đến sau những chuyến đi sứ. Kể từ đó, trong sử sách Trung Hoa và sử Việt về sau gọi đất nước của vua Indravarman II là nước Chiêm Thành.

Thời kỳ “nước Hoàn Vương” có thể coi là thời kỳ quá độ, chuyển mình từ thời kỳ Lâm Ấp sang thời kỳ Chiêm Thành. Nhưng nước Lâm Ấp bên cạnh việc tiếp tục văn hóa Ấn Độ cũng chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Hán và gần gũi với cư dân người Việt cổ hơn. Còn nước Chiêm Thành về sau thì là một quốc gia Ấn hóa thực thụ. Nước Chiêm Thành ban đầu theo Phật giáo Đại thừa. Kinh đô Đồng Dương (Indrapura) được xây dựng đồng thời cũng là một trung tâm tôn giáo mới. Các vị Đạt ma và tu viện được coi trọng hơn bao giờ hết, được vua miễn không phải đóng thuế.

Kể từ thời vua Indravarman II, nước Chiêm Thành đã hùng mạnh và đủ khả năng chống đỡ cũng như phản công không khoan nhượng trước những thế lực hiếu chiến phía nam, đặc biệt là Java. Nhưng chẳng bao lâu sau, một sự kiện lớn đã diễn ra ở phía bắc Chiêm Thành. Năm 938, Ngô Quyền với đại thắng Bạch Đằng đã khôi phục lại nền độc lập cho dân tộc Việt, kết thúc hơn ngàn năm bắc thuộc đầy khổ nhục, tù túng. Vùng lãnh thổ một thời gian dài là một châu quận xa xôi của các triều đại phương bắc chuyển mình thành một quốc gia với những sức mạnh mới. Trong khi đó, người Chiêm Thành vẫn có thói quen đánh cướp các vùng đất phía nam Giao Châu cũ để cướp của, bắt nô lệ. Việc này sẽ là mầm mống cho những mối binh đao tàn khốc về sau.


Quốc gia cổ Hoàn Vương gồm 5 xứ:
- Xứ Indrapura bao gồm đất đai tương ứng với ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngày nay. Cư dân vùng này là sự pha trộn giữa người Việt cổ và người Chăm cổ.
- Xứ Amaravati tương ứng với hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay. Xứ này từng là vùng trung châu của người Chăm qua nhiều thế kỷ.
- Xứ Vijaya tương ứng với tỉnh Bình Định ngày nay là vùng thương cảng quan trọng của cả đất nước
- Xứ Kauthara tương ứng với tỉnh Khánh Hòa ngày nay
- Xứ Panduranga tương ứng với hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Xứ này có cư dân pha trộn với người Phù Nam.
Quốc Huy
        CHĂM PA Được Hình Thành Như Thế Nào Và Giai Thoại Quốc Vương Kandarpadharma Đầu Tiên Của CHĂMPA

Người Việt vừa thoát nạn Bắc thuộc đã phải lo mối họa từ phía nam

Hình tượng vua Lê Đại Hành qua tranh vẽ
Sau khi Đinh Tiên Hoàng thống nhất các thế lực cát cứ trong nước thì Đại Cồ Việt đã phải đối mặt với mối lo từ láng giềng phía nam. Quá trình để bảo vệ nền độc lập quả thực không hề dễ dàng.
1. Sơ lược quá trình phục quốc của người Kinh Việt:
Các đế chế phương bắc đã thành công trong cuộc thôn tính quốc gia của người Việt cổ và duy trì sự thống trị của họ khá thường xuyên trong suốt hơn 1000 năm. Thế nhưng, phương bắc đã thất bại trong việc đồng hóa người Việt. Qua hơn chục thế kỷ bắc thuộc, người Việt vẫn không bị biến thành “người Hoa” như cách gọi của các triều đại phương bắc. Thay vì lựa chọn tôn trọng sự khác biệt và đối xử bình đẳng với người Việt, vua quan đô hộ các đời chỉ coi dân ta là đám “Nam Man” cần phải “giáo hóa”. Việc “giáo hóa” này tức là làm mọi cách để người Việt phải đoạn tuyệt với văn minh Đông Sơn, thay đổi toàn bộ phong tục tập quán theo chuẩn mực của các cư dân Hán hóa ở Trung Hoa, kể cả ngôn ngữ riêng cũng bị hủy hoại và thay thế bằng tiếng nói của “người Hán”.
Ngoài việc bị phân biệt đối xử và xúc phạm nhân phẩm, người Việt còn chịu sự bóc lột nặng nề. Giao Châu là nơi phương bắc vơ vét sản vật, bắt phu lao dịch, thu thuế cao và bắt lính trợ chiến. Tuy cũng có những lúc chính quyền đô hộ nới tay, nhưng nhìn chung mỗi khi chính quốc gặp khủng hoảng thì đất Giao Châu lại trở thành nơi trút gánh nặng khủng hoảng. Thậm chí khi hưng thịnh, vua chúa phương bắc vẫn coi đất nước ta là nơi cung cấp xa xỉ phẩm. Sự phân biệt Hoa – Di và xung đột lợi ích là nguyên nhân khiến cho Giao Châu dù là một trung tâm lớn ở phía nam các đế chế Trung Hoa nhưng lòng dân ít khi chịu phục và thường hay rơi vào tình trạng bất ổn.
Trong quá trình bị các triều đình phương Bắc đô hộ cho đến khi giành được nền độc lập tự chủ lâu dài vào thế kỷ thứ 10, đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa quy mô lớn nổ ra làm gián đoạn quá trình đồng hóa của phương bắc, cổ vũ ý thức dân tộc, khát vọng tự do của nhân dân Việt :
- Năm 40 sau công nguyên, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra đã giành lại nền độc lập cho đất nước trong 4 năm (40 – 43) trước khi bị đàn áp bởi quân Đông Hán.
- Năm 248 nổ ra cuộc khởi nghĩa của bà Triệu khiến nước Ngô phải đem 8.000 quân sang dập tắt
- Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, dựng nước Vạn Xuân. Nền độc lập này tồn tại được 64 năm trải qua 3 triều vua Lý Nam Đế (Lý Bí), Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục), Hậu Lý Nam Đế (Lý Phật Tử) trước khi bị nhà Tùy tái chiếm với đội quân đông đến 10 vạn người vào năm 605.
- Năm 713, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra ngay lúc cực thịnh của đế quốc Đường đã đem lại khoảng thời gian 10 độc lập cho đất nước (713 – 722). Mai Thúc Loan xưng là hoàng đế, liên kết với người nước Lâm Ấp, người Java để chống giặc. Nhà Đường đã huy động đại quân 10 vạn người mới đàn áp nổi.
- Chỉ vài chục năm sau đó đến khoảng những năm 776, lại nổi lên cuộc khởi nghĩa của anh em Phùng Hưng, Phùng Hải. Quân ta một lần nữa đánh đuổi được quân Đường. Phùng Hưng được nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại Vương, lãnh đạo nhân dân bảo vệ nền độc lập trong khoảng 15 năm. Đến năm 791, con trai Phùng Hưng là Phùng An nối nghiệp cha đã không đoàn kết với người chú Phùng Hải. Đến khi quân Đường sang đánh, Phùng An đã đầu hàng.
Ngoài những cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu đã nêu trên, phải có đến hàng trăm cuộc nổi dậy lớn nhỏ của người Việt trong suốt thời kỳ Bắc thuộc. Mặc dù trong nhất thời không đem lại được nền độc lập lâu bền, nhưng các cuộc khởi nghĩa đã góp phần làm chậm tiến trình đồng hóa của phương bắc rất nhiều. Hệ quả quan trọng nhất là cho đến thế kỷ thứ 10, người Việt vẫn giữ được sự tự trị ở cấp độ làng xã. Quyền hành của chính quyền đô hộ trên thực tế thường chỉ giới hạn ở những trung tâm hành chính lớn, hoặc cùng lắm là đến cấp huyện lị. Sự tự trị của làng xã là chía khóa quan trọng giúp cho người Việt bảo tồn cấu trúc xã hội và nuôi dưỡng tinh thần dân tộc. Song hành với cuộc đấu tranh bằng võ lực, là sự kiên trì bảo tồn phong tục tập quán, tiếng nói và hệ tư tưởng cổ truyền. Đến thế kỷ thứ 10, dân tộc Việt bên cạnh việc tiếp thu một phần văn hóa Hán vẫn giữ được bản sắc riêng, và quan trọng nhất là bảo tồn được ngôn ngữ nói của mình.
Với những nền tảng đó, nhà họ Khúc đã nhân cơ hội chính quốc loạn lạc đã thiết lập quyền tự chủ cho người Việt, dù với danh nghĩa Tiết độ sứ chứ chưa công khai phục quốc. Sau khi họ Khúc thất bại trước quân Nam Hán, bộ tướng là Dương Đình Nghệ kế tục cuộc chiến đấu. Dương Đình Nghệ mất vào tay kẻ phản trắc thì đến lượt Ngô Quyền đứng lên thay thế để tiếp tục cuộc đấu tranh. Có thể thấy rõ, các thế lực hào trưởng người Việt cùng đại bộ phận nhân dân lúc này đã thể hiện quyết tâm cao độ trong việc thoát li khỏi vòng kìm tỏa của phương bắc. Bằng quyết tâm đó, quân dân Việt đã làm nên đại thắng Bạch Đằng năm 939. Ngô Quyền sau chiến thắng đã mở nước xưng vương, bắt đầu kỷ nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc Việt.
Ban đầu, tên gọi Tĩnh Hải Quân thời Đường vẫn được tạm dùng do các vua triều nhà Ngô vẫn chưa thực sự nắm quyền kiểm soát trên cả nước. Quyền hành lúc này được nhà vua chia sẻ với các sứ quân, vốn là các hào trưởng từ thời bắc thuộc. Phải đến khi Đinh Bộ Lĩnh kết thúc cục diện 12 sứ quân vào năm 968, quốc hiệu mới được đặt là Đại Cồ Việt. Đinh Bộ Lĩnh tự xưng là hoàng đế, củng cố thêm một bước nền độc lập của dân tộc Việt.
Đại Cồ Việt mặc dù là sự khôi phục, kế thừa của văn minh Đông Sơn thời cổ đại nhưng tuyệt nhiên là một quốc gia với mô hình mới, sắc thái mới. Đó là quốc gia điển hình thời trung đại với quyền lực ngày càng có xu hướng tập trung cao độ về tay triều đình trung ương. Đó cũng là một quốc gia gần gũi với văn hóa Hán do hệ quả của bắc thuộc.
2. Những va chạm đầu tiên giữa Đại Cồ Việt và Chiêm Thành:
Thời cổ đại, cư dân văn hóa Đông Sơn và cư dân văn hóa Sa Huỳnh cổ đã từng cùng nhau chung sống hòa bình và đã có những lúc cùng nhau đấu tranh chống lại kẻ thù chung. Tiêu biểu chính là thời kỳ Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Hán, người Việt và người Chăm lúc đó đã trở thành người chung một nước. Đến khi bị đàn áp, cuộc chiến đấu của người Việt cổ cũng đã gián tiếp giúp cho phong trào giành độc lập của người Chăm cổ được thành công, lập nên nước Lâm Ấp. Nhiều năm sau, các vua Lâm Ấp đã nhiều lần nuôi chí bắc tiến để đánh tách Giao Châu khỏi phương bắc và tạo nên một đất nước mới của người Chăm và người Việt. Đến thời vua Mai Hắc Đế Mai Thúc Loan khởi nghĩa chống Đường, cũng đã được từng sự hỗ trợ của quân dân Lâm Ấp.
Thế nhưng càng về sau, mối quan hệ của hai bên ngày càng xa cách do sự khác biệt về thể chế chính trị quá lâu. Các vị vua Lâm Ấp – Hoàn Vương – Chiêm Thành khi cất quân đánh lên phía bắc thường không còn nuôi chí thu phục nhân dân, mở rộng cương thổ mà đơn thuần chỉ là những cuộc cướp bóc, bắt nô lệ để làm giàu cho chính mình. Đến giai đoạn thế kỷ thứ 10, những đạo quân Chiêm Thành là một nỗi ám ảnh của cư dân Đại Cồ Việt ở vùng biên giới.
Ban đầu, triều đình Đại Cồ Việt chẳng thể quan tâm nhiều đến vùng biên viễn bởi những tranh chấp nơi triều chính và tệ cát cứ ở những vùng trọng điểm. Nhưng đến thời Tiền Lê, thế nước Đại Cồ Việt đã hùng mạnh và Chiêm Thành đã có một số hành động như những giọt nước làm tràn ly.
Năm 979 cuối triều Đinh, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị đầu độc chết thì Lê Hoàn lúc bấy giờ giữ chức Thập đạo tướng quân nắm mọi quyền hành. Phò mã Ngô Nhật Khánh không chịu phục Lê Hoàn nên bỏ vào nam nương nhờ Chiêm Thành, mưu rước quân Chiêm về nước để đấu với Lê Hoàn. Vua Chiêm Thành bấy giờ là Bề Mi Thuế (Paramesvaravarman I) liền nhân cơ hội điều động 1.000 chiến thuyền trực chỉ thành Hoa Lư. Thuyền quân Chiêm Thành đến cửa biển Đại An thì gặp bão biển đánh tan tác cả. Ngô Nhật Khánh cũng chết chìm vì bão biển.
Thập đạo tướng quân Lê Hoàn sau đó lên ngôi vua năm 980, tức vua Lê Đại Hành. Lúc vua mặc long bào cũng là lúc quân Tống sắp sang đánh. Sau khi chiến thắng quân Tống, nhà vua vẫn hy vọng hòa hiếu với láng giềng phía nam và đã cử sứ giả Từ Mục, Ngô Tử Canh đến Chiêm Thành. Thế nhưng vua Bề Mi Thuế đã cho bắt giam sứ giả. Hành động này đã khơi màu cho chiến tranh. Vua Lê Đại Hành khi hay tin nước Chiêm Thành giam sứ đã rất tức giận, bèn lệnh cho quân dân đóng chiến thuyền, sắm sửa vũ khí, chuẩn bị đội ngũ.
Năm 982, vua Lê thân chinh dẫn quân Đại Cồ Việt chia đường thủy bộ rầm rộ vào đánh nước Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành Bề Mi Thuế cũng đích thân dẫn quân xuất thành nghênh chiến. Hai bên giao chiến ác liệt, vua Bề Mi Thuế chết trong trận chiến. Quân Chiêm vỡ chạy, tử trận và bị bắt sống nhiều rất nhiều. Quý tộc Chiêm Thành đều phải bỏ kinh thành Đồng Dương mà chạy trốn. Quân Đại Cồ Việt tràn vào thành phố, gom hết kho tàng cho Chiêm Thành, bắt những vũ công và nhà sư về nước, đồng thời vua Lê Đại Hành hạ lệnh san phẳng các thành trì của Chiêm Thành.
Sau khi chạy khỏi thành Đồng Dương, triều đình Chiêm Thành cử lên một vị vua mới, chính là vua Indravarman IV. Vị vua này cùng với lực lượng Chiêm Thành còn lại chỉ còn giữ được hai xứ là Kauthara, Panduranga ở cực nam. Ba xứ phía bắc gồm Indrapura, Amaravati, Vijaya đều bị quân Đại Cồ Việt chiếm đóng. Vua Lê cho lưu lại một đạo quân dưới quyền chỉ huy của Quản giáp Lưu Kế Tông để kiểm soát việc cai trị. Người Chiêm Thành ở các xứ bị chiếm đóng lên thuyền bỏ đi tị nạn rất nhiều.
Vua Indravarman IV mong muốn tìm kiếm sự giúp đỡ của nước Tống nên đã cử sứ giả sang báo với vua Tống việc “bị Giao Châu xâm chiếm đất đai và phá hủy tông miếu”. Nhưng chính nước Tống cũng vừa thua trận ở Đại Cồ Việt không lâu nên chỉ biết an ủi sứ Chiêm Thành, hứa hẹn sẽ làm trung gian hòa giải. Về phần triều đình Đại Cồ Việt, khi giao thiệp với Tống lại chối bỏ việc đưa quân chiếm đóng Chiêm Thành, nói rằng Lưu Kế Tông chỉ là một kẻ đào vong. Nhưng kỳ thực, chính vua Lê Đại Hành là người hậu thuẫn cho Lưu Kế Tông.
Năm 986, vua Indravarman IV mất. Lưu Kế Tông tự xưng là vua Chiêm Thành và sang Tống cầu phong công nhận nhưng nước Tống không chấp nhận. Việc Lưu Kế Tông xưng vương đã làm người Chiêm quốc không thể nào nhẫn nhịn được nữa nên đã cùng nhau liên kết nổi dậy. Cuộc chiến đấu của quân dân Chiêm Thành đã giành thắng lợi trong 4 năm. Đến năm 989, vua Harivarman II lên ngôi. Lúc này những vùng đất bị quân Đại Cồ Việt chiếm đóng đã được quân Chiêm thu phục lại, nhưng quốc lực và vị thế của nước Chiêm Thành thì không còn được như trước nữa mà tỏ ra khá vị nể nước Đại Cồ Việt.
Trong năm 989, viên Quản giáp Dương Tiến Lộc nước Đại Cồ Việt đem người hai châu Hoan, châu Ái xin quy phụ nhưng vua Chiêm không dám thu nhận vì sợ chọc giận vua Lê Đại Hành. Để đáp lại sự thiện chí này của nước Chiêm Thành, vua Lê Đại Hành đã cho trao trả một số tù binh bị bắt trước đó. Quan hệ Đại Cồ Việt - Chiêm Thành cho đến lúc này tạm thời được nồng ấm nhưng đó chỉ là bề nổi. Những nguy cơ xung đột tiềm ẩn vẫn còn đó và chực chờ bùng phát.

Quốc Huy

Vua Lý Thái Tông dùng vũ lực, bình định phương nam

Tượng binh Chiêm thành - Ảnh: Internet
Mùa xuân năm 1044, vua Lý Thái Tông giao cho hoàng thái tử Lý Nhật Tôn giữ chức lưu thủ kinh sư, còn ngài thì tự mình làm tướng thân chinh đem gần hết quân cả nước đi đánh Chiêm Thành. Thuyền bè kể cả chiến thuyền và thuyền tải lương có đến hơn vạn chiếc, binh phu hàng chục vạn người đều theo vua nam chinh.
Cuộc nam tiến của dân tộc Việt không chỉ là một cuộc mở cõi đơn thuần. Nói về việc mở rộng không gian sinh tồn, mãi về sau này mới đóng vai trò lớn với người Việt. Trong khoảng thời gian đầu của kỷ nguyên độc lập, việc tạo dựng một vị thế vượt trội đối với nước Chiêm Thành ở phương nam có một vai trò sống còn. Vì rằng, ở mặt bắc nước Đại Cồ Việt là một đế quốc lớn mạnh hơn hàng chục lần, vốn đã là một áp lực cực lớn về quốc phòng. Nếu như không nắm thế chủ động ở phía nam, Đại Cồ Việt có nguy cơ rơi vào thế lưỡng đầu thọ địch.
Thời vua Lê Đại Hành, có thể thấy rằng ngài đã phải lựa chọn giữa hai phương án là hòa hảo và dùng vũ lực với Chiêm Thành. Khi sứ giả bị vua Chiêm bắt giữ, một cuộc chiến không khoan nhượng đã nổ ra. Quân Đại Cồ Việt sau chiến thắng đã cố gắng chiếm đóng đất đai của Chiêm Thành. Đến khi nhận thấy không đủ tiềm lực chiếm đóng lâu dài, vua Lê đã tìm kiếm hòa bình trên thế thắng với nước Chiêm Thành bằng việc chủ động trao trả tù binh. Cả trong trường hợp đánh và hòa, rõ ràng vua Lê đã rất chủ động.
Về phía nước Chiêm Thành, quan hệ ngoại giao với Đại Cồ Việt cũng là một vấn đề can hệ đến tồn vong của vương quốc. Với sự nổi lên của đế quốc Angkor phía tây và Đại Cồ Việt ở phía bắc, nước Chiêm Thành từ thế kỷ 10 trở đi lọt thỏm vào một vòng vây trên cả bốn mặt. Quan hệ với đế quốc Java ngoài biển vốn đã chẳng tốt đẹp từ lâu, trong khi vùng lãnh thổ trên bộ của Chiêm Thành lại thường xuyên bị người Angkor uy hiếp ở cả mặt tây và mặt nam. Vùng núi phía tây nước Chiêm (tức Tây Nguyên) trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng của Chiêm Thành và Angkor.
Đối với biên giới phía bắc, đã không còn là một Giao Châu giàu có và xa xôi của đế quốc Đường để quân Chiêm có thể dễ dàng thực hiện nhưng cuộc xâm nhập để cướp bóc và rút lui nhanh chóng. Quốc gia mới là Đại Cồ Việt thể hiện quyết tâm cao độ trong việc bảo vệ lãnh thổ và cũng có đủ sức mạnh để làm việc đó. Kể cả nước lớn như Tống còn phải kiêng dè đôi phần trước sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt.
Từ sau cuộc chiến đẫm máu năm 982 dẫn đến cái chết của vua Paramesvaravarman I, vua kế tiếp của Chiêm Thành là Indravarman IV đã thể hiện thái độ hoàn toàn khác với Đại Cồ Việt hòng được yên mạn bắc. Nhưng thời bấy giờ có những vấn đề khá nhạy cảm là động cơ cho chiến tranh bùng phát bất cứ lúc nào giữa các nước trong khu vực.
Vấn đề thứ nhất là nô lệ. Cả Đại Cồ Việt, Chiêm Thành và Angkor đều cần nô lệ để duy trì sự thịnh vượng của mình. Mặc dù ở Đông Á thời trung đại không phát triển đến hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ, nhưng một số lĩnh vực đặc thù vẫn đòi hỏi việc dùng nô lệ thay cho giới bình dân. Nếu như người Việt cần nô lệ ngoại quốc để khai phá những vùng ruộng xấu, vùng trũng, khô cằn và khai thác mỏ thì Angkor và Chiêm Thành lại sử dụng nô lệ để xây dựng các thành phố, đền đài nguy nga, làm thủy lợi, phu chèo thuyền ... Đó đều là những việc nặng nhọc nên các quân vương thường tránh sử dụng thần dân trong nước mình vì sợ sẽ gây nên sự bất mãn trong xã hội.
Nếu như những nô tỳ, nô lệ trong nước được vẫn được đối xử như thần dân của nhà vua và có cơ hội thay đổi thân phận, thì những nô lệ xuất thân từ tù binh có thân phận hẩm hui hơn. Với việc chiến thắng trong chiến tranh và bắt tù binh làm nô, giới quý tộc vừa được coi là người có công lao đánh dẹp vừa giải quyết được vấn đề nhân lực trong nước. Riêng người Chiêm Thành với nền hàng hải hùng mạnh còn phát triển nghề buôn bán nô lệ. Từ lâu, họ đã thường xuyên đánh bắt các sắc dân cao nguyên phía tây (vùng cao nguyên miền trung ngày nay) và Giao Châu cũ (Đại Cồ Việt) để bán.
Vấn đề thứ hai là chiến lợi phẩm. Thời bấy giờ, Chiêm Thành có thể gọi là một nạn nhân cho chính sự giàu có của mình. Đất nước này không có dân số đông, không có đồng bằng màu mỡ nhưng nhờ thương mại phát triển nên sự thịnh vượng vượt hẳn những nước láng giềng. Từ khi nền văn minh Phù Nam tàn lụi, Chiêm Thành trở thành thương cảng trong yếu của khu vực Đông Nam Á. Vàng bạc, châu báu là những thứ trang sức thậm chí được người Chiêm Thành đính vào trang phục thường ngày. Vàng còn được dùng để đúc tượng, dát lên các công trình kiến trúc … Bộ mặt trang hoàng lộng lẫy của nước Chiêm Thành đã khơi dậy lòng tham của các nước lân bang. Mặt khác, những nước Đại Cồ Việt, Angkor cũng có những kho tàng khiến những đạo quân ngoại quốc nhòm ngó. Và Chiêm Thành cũng là thế lực hiếu chiến trong vùng, sẵn sàng chớp cơ hội để tung quân cướp bóc lân bang.
Cả hai vấn đề nô lệ và chiến lợi phẩm cộng hưởng với nhau đã kết thúc quãng thời gian hòa bình giữa Chiêm Thành và Đại Cồ Việt. Trong giai đoạn chuyển giao quyền lực từ nhà Tiền Lê sang nhà Lý, nước Chiêm Thành lợi dụng sự xáo trộn nội bộ của láng giềng đã bắt đầu những hoạt động đánh phá vùng biên giới như trước. Từ khi vua Lý Thái Tông lên ngôi, nước Chiêm Thành đã không còn cử sứ giả đến triều đình Đại Cồ Việt. Ban đầu, vua Lý Thái Tông vẫn cho thông sứ, tìm cách vỗ về phương nam nhưng không đem lại hiệu quả. Bởi Đại Cồ Việt vẫn tự xem mình là nước lớn trong quan hệ song phương, mà Chiêm Thành thì cậy có núi sông hiểm trở và vẫn coi Đại Cồ Việt là kẻ đối địch, dù ngoài mặt có lúc nhún nhường nhưng vẫn nuôi chí xâm lăng. Sau khi đã ổn định tình hình trong nước, Lý Thái Tông đã xem xét lại vấn đề Chiêm Thành.
Năm 1043, vua Lý Thái Tông trong buổi thiết triều đã hỏi các triều thần rằng: “Tiên đế [tức vua Lý Thái Tổ] mất đi đến nay đã 16 năm rồi, mà Chiêm Thành chưa từng sai một sứ giả nào sang là cớ gì? Uy đức của trẫm không đến họ chăng? Hay là họ cậy có núi sông hiểm trở chăng?”
Triều thần có người tâu rằng: “Bọn thần cho rằng đó là vì đức của bệ hạ tuy có đến nhưng uy thì chưa rộng. Sao thế ? Vì từ khi bệ hạ lên ngôi đến giờ, họ trái mệnh không đến chầu, bệ hạ chỉ ban ơn để vỗ về, chưa từng ra oai dùng võ để đánh phạt. Đó không phải là cách làm cho người ta sợ oai. Bọn thần e rằng các chư hầu khác họ trong nước đều như Chiêm Thành cả, há chỉ riêng người Chiêm mà thôi đâu!”
Nghe qua lời triều thần luận bàn, vua Lý Thái Tông hạ quyết tâm nam chinh. Hàng trăm chiến thuyền được lệnh đóng mới, chia làm các hiệu Long, Phượng, Ngư, Xà, Hổ, Báo, Anh Vũ sẵn sàng cho cuộc chiến. Trên khắp cả nước, việc tuyển chọn, thao luyện binh lính diễn ra rầm rộ. Khí giới được rèn đúc tích sẵn trong kho quân khí. Vua xuống chiếu cho quân dân chuẩn bị mọi mặt, hẹn đến mùa xuân năm sau sẽ xuất binh đánh Chiêm Thành. Cái cách mà Đại Cồ Việt chuẩn bị cho cuộc chiến tranh đã thể hiện sự ưu việt về thể chế quân chủ trung ương tập quyền của người Việt so với thể chế “liên bang” của người Chiêm.
Mặc dù giàu có và cũng khá thiện chiến, Chiêm Thành hiếm khi có được cái thế mạnh muôn người hòa làm một giống như Đại Cồ Việt. Giữa năm xứ (Indrapura, Ameravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga), hai dòng quý tộc (Cau và Dừa) luôn có sự cạnh tranh với nhau. Quyền lực của triều đình trung ương Chiêm Thành nhiều lúc không được thực thi triệt để, khả năng tổng hợp các nguồn lực lớn trong nước phục vụ cho chiến tranh kém xa Đại Cồ Việt.
Mùa xuân năm 1044, vua Lý Thái Tông giao cho hoàng thái tử Lý Nhật Tôn giữ chức lưu thủ kinh sư, còn ngài thì tự mình làm tướng thân chinh đem gần hết quân cả nước đi đánh Chiêm Thành. Thuyền bè kể cả chiến thuyền và thuyền tải lương có đến hơn vạn chiếc, binh phu hàng chục vạn người đều theo vua nam chinh.
Quân Đại Cồ Việt theo đường cửa biển Đại Ác, men dọc theo bờ biển mà xuôi nam, thế quân rất mạnh. Vua Chiêm Thành là Jaya Sinhavarman II (sử cũ chép là Sạ Đẩu) hay tin quân Việt kéo xuống, bèn điều động hàng vạn quân cùng voi xuất thành nghênh chiến. Quân Chiêm Thành dàn trận ở bờ nam sông Ngũ Bồ (sông Thu Bồn, Quảng Nam – Đà Nẵng ngày nay) mà chờ sẵn quân Đại Cồ Việt. Kịp khi vua Lý Thái Tông dẫn đoàn thuyền chiến kéo đến, trông thấy quân Chiêm Thành đội ngũ đã chỉnh tề. Vua Lý liền chia quân đổ bộ, giương cờ gióng trống làm như sắp đánh với quân Chiêm.
Đòn phô trương thanh thế của vua Lý Thái Tông có tác dụng bất ngờ. Hai bên chưa kịp giao chiến, quân Chiêm Thành trông thấy binh uy phía Đại Cồ Việt quá hùng hồn và số lượng quá áp đảo nên đã sợ hãi mà tự tan vỡ. Quân Đại Cồ Việt truy kích sát sườn, chém vua Jaya Sinhavarman II tại trận cùng với ba vạn quân Chiêm, bắt sống hơn 5.000 tù binh. Trận này, sử cũ phải chép: “máu nhuộm gươm giáo, xác chất đầy đồng” (theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)
Vua Lý Thái Tông vốn là ông vua nhân từ và sùng đạo Phật nên đã động lòng trắc ẩn với hành động giết hại bừa bãi của quan quân. Đích thân ngài đã hạ lệnh: “Kẻ nào giết bậy người Chiêm Thành thì sẽ giết không tha”. Do đó mà việc lạm sát mới ngừng. Quân Đại Cồ Việt sau đó tràn vào kinh thành Phật Thệ, bắt các vũ công và cung phi của vua Chiêm đem về nước.
Sau cuộc chiến quy mô lớn này, thế nước Đại Cồ Việt càng dâng cao. Chiến lợi phẩm và nô lệ đem về từ Chiêm Thành lúc này không phải là cái lợi quan trọng nhất. Lợi ích thiết thực nhất là Đại Cồ Việt đã vươn lên một vị thế mới, bớt đi một sức ép lớn về quốc phòng ở phía nam. Kể từ đây, Chiêm Thành thường xuyên phải chấp nhận thế cửa dưới đối với Đại Cồ Việt, bị buộc phải triều cống cho láng giềng phía bắc. Cuộc chiến một lần nữa làm cho Chiêm Thành hao tổn nhiều nguyên khí quốc gia mà phải mất nhiều năm sau mới có thể hồi phục trở lại.

Quốc Huy

Vua Lý Thánh Tông bắt Chiêm Thành phải trả giá vì tìm cách liên Tống chống Việt

Quân Chiêm thành khá mạnh về thủy binh - Ảnh: Internet
Những diễn biến ở vùng biên giới Tống – Việt đủ cho thấy binh uy Đại Việt thời vua Lý Thánh Tông lớn đến nhường nào, có thể khiến một đế chế lớn như Tống phải vị nể. Thế nhưng, nước Chiêm Thành có lẽ vì thiếu thông tin hoặc xem nhẹ năng lực do thám của Đại Việt, đã cố gắng tìm cách liên minh với Tống để chống Đại Việt.

Sau cuộc chiến Việt – Chiêm năm 1044, niềm kiêu hãnh của người Chiêm Thành bị tổn thương nghiêm trọng. Với việc vua Jaya Sinhavarman I bị giết, đây là lần thứ hai một vị vua Chiêm Thành chết trong chiến tranh với người Việt chỉ trong vòng chưa đầy bảy thập kỷ (trước đó là vua Paramesvaravarman I chết trận năm 982). Việc này cùng với những mất mát nặng nề bởi cuộc chiến đã hun đúc nên lòng căm thù của giới cai trị Chiêm Thành đối với Đại Cồ Việt. Và hiển nhiên, Chiêm Thành bắt đầu tìm cách báo thù.

Kể từ năm 1054, vua Lý Thánh Tông lên ngôi đã đổi tên nước Đại Cồ Việt thành nước Đại Việt. Mặc dù mối quan hệ Chiêm Thành – Đại Việt đã có lúc khá yên ả với các lần sứ Chiêm sang triều cống vào những năm 1055, 1057, 1059, 1060, 1063, 1065, thì đó cũng chỉ là bề nổi của vấn đề. Bởi vì Chiêm Thành đang ở thế yếu hơn, nên phải nhẫn nhịn chờ thời cơ. Ngoài mặt triều đình nước Chiêm cố chiều lòng vua tôi Đại Việt, nhưng trong nước thì việc binh bị được chú trọng tăng cường. Chiêm Thành cũng muốn tranh thủ sự ủng hộ của Tống, dựa vào Tống để chống Đại Việt.

Lại nói Tống triều dưới thời trị vì của vua Tống Nhân Tông đang muốn giữ mối bang giao tốt đẹp với Đại Việt. Phần vì nước Đại Việt dưới sự trị vì của các bậc minh quân tiếp nối nhau là Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông đang rất mạnh và phần vì triều đình nhà Lý cũng bày tỏ thái độ thân thiện với Tống. Nếu so với các nước Liêu, Hạ ở phía bắc thì Đại Việt là một láng giềng thân thiện với Tống hơn rất nhiều. Tuy nhiên, một số quan chức ngoài biên ải của nước Tống lại không nghĩ được như vậy. Tri châu Ung Châu là Tiêu Chú kể từ khi nhậm chức luôn tỏ thái độ hiếu chiến với Đại Việt vì hiềm rằng các dân khê động vùng giáp biên giới Tống – Việt tỏ chí hướng về nam, muốn theo về triều đình nhà Lý hơn là theo Tống. Tiêu Chú đã gởi thư về triều tâu rằng: “Giao Chỉ tuy có triều cống, thật thì ngầm ngấm họa tâm, thường dùng cách tâm thực mà lấn vương thổ …” và khuyên vua Tống Thần Tông “Tôi nay đã rõ chỗ quan yếu, thấu chỗ lợi hại. Nếu không đánh bây giờ mà lấy Giao Chỉ đi, thì sau sẽ có điều lo cho Trung Quốc”. Song song với việc mách nước, Tiêu Chú tự tiện chiêu dụ dân châu Quảng Nguyên theo Tống, cài nội ứng, tụ tập các thế lực chống triều đình nhà Lý lại mà chu cấp cho. Y lại cho luyện binh, tích lương, dẫn quân đi tuần rầm rộ ngoài biên giới. Việc đến tai vua Lý Thánh Tông, ngài đã không ngần ngại dùng biện pháp quân sự mạnh để trừng trị những chiêu trò khiêu khích của Tiêu Chú.

Năm 1059, Lý Thánh Tông đem quân đánh các động Tư Lẫm, Cổ Vạn, Chiêm Lăng thuộc Khâm Châu của Tống, giết viên quản câu Lý Duy Tân. Quân Đại Việt diễu binh qua các động ngoài biên, rồi đóng quân uy hiếp nước Tống. Vua Tống phái người tra xét, biết được nguồn cơn là do Tiêu Chú khiêu khích trước nên ra chiếu chỉ ngăn cấm. Bọn Tiêu Chú sau đó vẫn chưa chịu thôi, nên vua Lý Thánh Tông lại hội binh với phò mà Thân Thiệu Thái đánh châu Tây Bình, động Vĩnh Bình thuộc Ung Châu, chém tướng nước Tống là Tống Sĩ Nghiêu, bắt sống tướng Dương Bảo Tài. Thế quân Đại Việt đã mạnh lại có danh nghĩa chính đáng, khiến vua Tống phải xuống nước hòng tránh một cuộc chiến tranh lớn. Bọn quan chức hiếu chiến ngoài biên là Tiêu Cố, Tiêu Chú đều bị cách chức. Quân Đại Việt vẫn chưa chịu lui, Tống Nhân Tông miễn cưỡng phải phái quân đánh ứng chiến. Nhưng rồi các quan tướng Tống được phái đi lại chủ động bàn hòa với quân Đại Việt. Vua Lý Thánh Tông bấy giờ mới bằng lòng rút quân đi.

Những diễn biến ở vùng biên giới Tống – Việt đủ cho thấy binh uy Đại Việt thời vua Lý Thánh Tông lớn đến nhường nào, có thể khiến một đế chế lớn như Tống phải vị nể. Thế nhưng, nước Chiêm Thành có lẽ vì thiếu thông tin hoặc xem nhẹ năng lực do thám của Đại Việt, đã cố gắng tìm cách liên minh với Tống để chống Đại Việt. Năm 1061, vua Rudravarman III (danh hiệu đầy đủ là Yang Pu Sri Rudravarmadeva) lên ngôi, sử Việt gọi là Chế Củ. Vị vua này càng tích cực chuẩn bị cho một cuộc báo thù đối với Đại Việt. Ở trong nước, vua Chế Củ cho tuyển mộ binh lính và thao luyện khẩn trương hơn trước. Mặt khác, Chế Củ cho sứ giả sang Tống xin mua ngựa và ngỏ ý thuần phục Tống để mong được sự bảo hộ. Nước Tống tuy muốn nhận sự thuần phục của Chiêm Thành nhưng vẫn còn phân vân vì ngại Đại Việt. Do đó, vua Tống chỉ tặng cho Chiêm Thành một con ngựa bạch và cho phép Chiêm Thành được mua lừa ở Lưỡng Quảng. Dù liên minh Tống – Chiêm Thành lúc này vẫn chưa thành hình và phần nào vẫn chỉ là ý muốn một chiều của nước Chiêm, nhưng đã trở thành cái cớ không thể tốt hơn cho vua Lý Thánh Tông mở cuộc nam chinh. Rõ ràng, Chiêm Thành thời kỳ này so với Đại Việt yếu hơn rất nhiều. Việc nước Chiêm Thành được yên ổn chẳng qua là do Đại Việt đang thỏa mãn vị thế bề trên của mình và mong muốn hòa bình ở phương nam để củng cố việc nội trị, đồng thời ra uy với nước Tống. Chính sách của vua Chế Củ đã làm cho những nền tảng hòa bình mong manh trên bị phá vỡ.

Trong năm 1068, vua nước Chiêm Thành xua quân quấy rối biên giới, ra mặt đối đầu với Đại Việt. Hiển nhiên, vua Lý Thánh Tông không để yên chuyện. Mùa xuân năm 1069, vua Lý Thánh Tông tạm giao quyền cai trị lại cho Ỷ Lan Nguyên phi và Thái sư Lý Đạo Thành, còn ngài thì thân chinh đem đại quân đi đánh Chiêm Thành, phong cho Lý Thường Kiệt làm Nguyên soái. Cũng như những lần trước, quân Đại Việt tiến quân theo đường biển. Thủy quân Chiêm Thành cố gắng ngăn chặn quân Đại Việt từ ngay tuyến đầu. Tại cửa biển Nhật Lệ, một trận đại thủy chiến đã nổ ra với phần thắng thuộc về quân Đại Việt. Sau khi đã đánh tan đội thủy quân Chiêm Thành, quân Đại Việt tiếp tục tiến bằng đường biển. Đến hải cảng Thi Lợi Bì Nại (đầm Thị Nại ngày nay), vua Lý Thánh Tông cho quân đổ bộ, tiến đóng doanh trại ở bờ sông Tu Mao (sông Tam Huyện ngày nay), uy hiếp kinh thành Phật Thệ (Vjiaya, thuộc Bình Định ngày nay).

Lúc ấy, tướng Chiêm Thành là Bố Bì Dà La đem quân bày trận ở bên kia sông Tu Mao. Quân Đại Việt sau khi ổn định doanh trại bèn vượt sông sang đánh. Quân Chiêm chống không nổi, tướng Bố Bì Dà La bị chém chết tại trận, toàn quân tan vỡ. Từ trong thành Phật Thệ, vua Chế Củ hay tin thua trận báo về lập tức dẫn vợ con cùng lực lượng còn lại rút lui về xứ Panduranga. Quân Đại Việt vào thành Phật Thệ, dân trong thành đều sợ hãi xin hàng. Khi hay tin vua Chiêm đã trốn đi, vua Lý Thánh Tông bèn chia quân cho Nguyên soái Lý Thường Kiệt truy kích ngày đêm. Lý Thường Kiệt đem quân đánh xuống Panduranga, bao vây thành trì nhưng tạm thời chưa hạ nổi. Vua Lý Thánh Tông ở thành Phật Thệ chờ tin của Lý Thường Kiệt, sợ quân đi lâu ngày trong nước có biến loạn nên dẫn quân về nước, chỉ để lại một lực lượng chiếm đóng và giữ liên lạc với cánh quân phía nam. Khi vua về đến châu Cư Liên nghe ngóng dân tình, biết được Ỷ Lan Nguyên phi trị quốc tài giỏi, trong cõi được yên vui. Vua bèn nói với tả hữu rằng: “Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao ?”. Nói xong vua lệnh cho toàn quân quay lại tiếp tục việc truy kích vua Chế Củ. Bấy giờ nhuệ khí quân Đại Việt dâng cao, một trận hạ thành Panduranga. Vua Chế Củ tiếp tục chạy về phương nam, đến tận biên giới Chân Lạp thì không còn đường chạy nữa (vì Chân Lạp cũng đang thù địch với Chiêm Thành). Lý Thường Kiệt dẫn quân truy kích bắt sống được vua Chiêm vào tháng 4.1069. Cuộc chiến kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Đại Việt.

Vua Chế Củ (Rudravarman III) nuôi chí báo thù nhưng thất bại, rốt cuộc lại trở thành tù binh của Đại Việt. Lần bại trận này đem lại hậu quả nặng nề cho Chiêm Thành không kém những lần bại trận trước đó. Vua Lý Thánh Tông khi thắng trận đã cho đốt trụi nhà cửa ở kinh thành Phật Thệ với hơn 2660 căn. Cùng với vua Chế Củ, có đến khoảng 5 vạn quân dân người Chiêm bị bắt làm tù binh..

Mùa thu năm 1069, đoàn quân của vua Lý Thánh Tông ca khúc khải hoàn về đến kinh thành Thăng Long, dâng tù binh ở Thái miếu. Vua Chế Củ lúc này đã ở thế cùng quẫn, phải xin dâng đất ba châu Địa Lý (1), Ma Linh (2), Bố Chính (3) để chuộc mạng. Lãnh thổ Đại Việt từ đây mở rộng về nam đến vùng mà ngày nay là bắc Quảng Trị. Đối với Chiêm Thành, sự mất mát về lãnh thổ chưa phải là điểm dừng. Nước cờ của vua Lý Thánh Tông là thả vua Chế Củ về nước sau khi đã làm mất hết uy tín của vị vua này. Sau khi vua Chiêm Thành trở về và việc dâng đất chuộc mạng lan truyền ra, quân dân trong nước đã không còn phục tùng vị vua của mình nữa. Khắp nơi trong nước, các tiểu vương khởi binh chống lại nhà vua bấy giờ đã bị coi là kẻ phản bội. Chiêm Thành sau cuộc chiến bại với muôn vàn mất mát lại rơi vào vòng loạn lạc vì cuộc tranh quyền đoạt vị giữ các thế lực quý tộc.

Quốc Huy

Nhà Tống 'đi đêm' với Chiêm Thành, Chân Lạp hòng thôn tính Đại Việt

Lý Thường Kiệt phạt Tống để vệ quốc
Lúc này nước Tống vẫn đang trong quá trình chuẩn bị lực lượng, tập trung của cải phục vụ cho chiến tranh. Để tăng khả năng giành chiến thắng, Tống triều chủ trương sai sứ đến hai nước Chiêm Thành, Chân Lạp đề nghị cùng liên thủ tấn công Đại Việt.
Thời vua Lý Thánh Tông trị vì, ngài đã đập tan mưu đồ liên minh chống Đại Việt của nước Chiêm Thành từ trong trứng nước và đáp trả một cách dữ dội, khiến nước Chiêm Thành một phen nghiêng ngả, mất thành mất đất vào tay Đại Việt. Thế nhưng sang đến đầu thời vua Lý Nhân Tông, do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, một liên minh chống Đại Việt cực kỳ nguy hiểm đã dần hình thành.
Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất ở tuổi 50. Vua Lý Nhân Tông nối ngôi khi mới lên 7 tuổi. Triều đình Đại Việt bước vào cuộc đấu đá nội bộ giữa hai phe Thượng Dương Hoàng thái hậu và Ỷ Lan Hoàng thái phi. Nhiều đại thần trong triều cũng bị chia rẽ và bị cuốn vào cuộc chiến cung đình. Dù rằng cục diện đấu đá này nhanh chóng kết thúc với kết quả là Ỷ Lan Hoàng thái phi được vua Lý Nhân Tông phong làm Linh Nhân Hoàng thái hậu, cùng với Thái úy Lý Thường Kiệt, Thái sư Lý Đạo Thành trở thành những người chuyên chính cùng nhau phò tá nhà vua nhỏ tuổi. Nhưng tin tức về việc nước Đại Việt đang được có ấu chúa giữ ngôi báu và sự mất đoàn kết nội bộ đã kịp lan truyền ra ngoài, khiến các nước láng giềng động tâm nhòm ngó giang sơn Đại Việt.
Tại nước Tống thời bấy giờ, quyền bính nằm trong tay tể tướng Vương An Thạch. Người này chủ trương gây chiến với Đại Việt để bành trướng lãnh thổ, cướp bóc của cải và qua đó thị uy với các nước lân bang là Liêu và Hạ. Từ năm 1072 trở đi, biên sự Tống – Việt dần trở nên căng thẳng khi Tống triều ráo riết cho sửa thành, mộ binh, trữ lương, sửa soạn chiến cụ. Quan tướng Tống ngoài biên ải bắt đầu việc mua chuộc các tù trưởng và dân khê động phía Đại Việt, đồng thời tung gián điệp dò la tình hình nội bộ Đại Việt. Mối nguy ngày một gần kề đã được triều đình Đại Việt nhận ra, và cùng nhau đoàn kết tìm phương lược đối phó.
Mối nguy của Đại Việt không chỉ đến từ phương bắc mà còn từ phương nam. Ở nước Chiêm Thành, vào năm 1074 vua Harivarman IV lên ngôi, tạm kết thúc cục diện loạn lạc của nước này. Vua tiền nhiệm là Rudravarman III bị chư vương nước Chiêm lật đổ phải sống đời lưu vong ở Đại Việt. Harivarman IV mang trong mình dòng máu của cả hai dòng quý tộc Cau và Dừa, là hai dòng quý tộc cạnh tranh nhau trong suốt chiều dài lịch sử nước Chiêm Thành. Với thân phận đặc biệt và năng lực của bản thân, ông có được sự ủng hộ rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân nước Chiêm. Dưới sự cai trị của vua Harivarman IV, Chiêm Thành nhanh chóng phục hồi lại kinh tế, các đền đài vốn là biểu tượng cho giá trị tâm linh Chiêm quốc cũng được khôi phục lại.
Một điều chẳng lành cho người Việt, vị vua mới của Chiêm Thành là đại biểu cho phái chủ chiến với Đại Việt, với khao khát báo thù và đòi lại đất đai đã bị mất trong cuộc chiến trước đó. Vua Harivarman IV chủ động kết thân với Tống, mở một tuyến thương mại để mua ngựa chiến và lương thực. Khi đã ổn định tình hình trong nước và có được đối tác mới, vua Chiêm đích thân cầm quân tấn công Đại Việt vào năm 1075. Quân Chiêm Thành tiến vào ba châu Ma Linh, Bố Chính, Địa Lý, đêm ngày đánh phá khiến quân Đại Việt đồn trú tại đây phải vất vả chống đỡ.
Tin tức báo về triều đình Thăng Long, Thái úy Lý Thường Kiệt lúc này đang giữ quyền tổng chỉ huy quân đội bèn tự mình cầm đại quân xuôi nam để đánh quân Chiêm. Quân Chiêm Thành chỉ chiếm được ưu thế ban đầu khi đối đầu với những đội quân phòng thủ cấp địa phương, chứ không thể chống nổi đạo quân chính quy hùng mạnh của Thái úy Lý Thường Kiệt. Do đó, vua Harivarman IV đã chủ động rút quân về nước để bảo toàn lực lượng. Quân Đại Việt truy kích sang tận lãnh thổ nước Chiêm Thành nhưng không thể đánh lớn do chưa có chuẩn bị về hậu cần. Với sức ép lớn từ các hai hướng bắc và nam, Thái úy Lý Thường Kiệt không thể mạo hiểm tổ chức một cuộc viễn chinh quy mô để đánh Chiêm như những năm trước, bởi mối nguy lớn nhất của Đại Việt bấy giờ vẫn là quân Tống.
Sau khi cân nhắc, Lý Thường Kiệt cho tổ chức lại chính quyền và vẽ lại địa đồ ba châu mới sáp nhập. Châu Ma Linh đổi tên thành Minh Linh. Châu Địa Lý đổi thành châu Lâm Bình. Quân đồn trú được tăng cường, đồng thời Lý Thường Kiệt tổ chức di dân người Việt vào nam để làm cơ sở cho việc cai trị lâu dài. Cùng với di dân còn có những binh lính trá hình trà trộn vào đề phòng quân Chiêm. Mọi việc sắp đặt tạm ổn, Thái úy Lý Thường Kiệt liền dẫn quân về bắc lo việc chuẩn bị chống quân Tống.
Lúc này nước Tống vẫn đang trong quá trình chuẩn bị lực lượng, tập trung của cải phục vụ cho chiến tranh. Để tăng khả năng giành chiến thắng, Tống triều chủ trương sai sứ đến hai nước Chiêm Thành, Chân Lạp đề nghị cùng liên thủ tấn công Đại Việt. Nhưng mưu chưa kịp thi hành thì cuối năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã dùng kế Tiên Phát Chế Nhân, dẫn 10 vạn quân thủy bộ sang đánh phá tan tành ba châu Ung – Khâm – Liêm là những điểm tập kết nhân lực, vật lực phục vụ cho cuộc xâm lược của Tống. Mặc dù gặp bất ngờ và chịu những tổn thất nặng nề bởi cuộc tấn công của quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Thái úy Lý Thường Kiệt, Tống triều vẫn quyết tâm tái chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt. Lần này, ngoài những động cơ gây chiến ban đầu thì vua tôi nước Tống còn có thêm động cơ báo thù. Kế hoạch lôi kéo hai nước Chiêm Thành, Chân Lạp được vua Tống Thần Tông và Tể tướng Vương An Thạch thống nhất từ trước cũng được gấp rút thực hiện.
Trong thư gởi vua hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp, vua Tống Thần Tông nói rằng: “Chiêm Thành, Chân Lạp từ lâu nay bị Giao Chỉ cướp. Nay vương sư sang đánh Giao Chỉ để phạt tội. Các nước ấy nên thừa cơ hội, hiệp lực mà trừ nó. Ngày nào đánh dẹp xong trẫm sẽ ban thưởng cho. Trẫm lại nghe nói rằng nhiều dân nước ấy đã bị Giao Chỉ bắt về. Trong số ấy có cựu vương Chiêm Thành, khó lòng trở về nước. Nên triệu y sang chầu trẫm sẽ gia ân cho”. Qua những lời trên có thể thấy sự hiểu biết về tình hình phương nam của vua tôi nước Tống khá mù mờ. Sai lệch thứ nhất là Chân Lạp và Đại Việt thời kỳ này không có xung đột mà quan hệ khá hòa thuận. Nước Chân Lạp đã có gởi sứ giả đến Đại Việt để tặng cống phẩm và trao đổi hàng hóa. Sai lệch thứ hai trong thư là nói về cựu vương nước Chiêm Thành, tức vua Rudravarman III vốn đã được Đại Việt trả về nước sau khi chấp nhận dâng đất chuộc mạng, nhưng rồi bị chính người trong nước lật đổ phải sang Đại Việt lưu vong. Những điều này vua Tống đã không biết rõ, nên mới có chuyện khuyên vua đương nhiệm nước Chiêm là Harivarman IV triệu cựu vương Rudravarman III sang chầu nước Tống.
Mặc dù vua Tống Thần Tông có một số hiểu lầm về tình hình, nhưng nêu được lợi ích mà Chiêm Thành, Chân Lạp có được khi hợp lực tấn công Đại Việt. Nước Chiêm Thành và nước Chân Lạp vốn đã kết oán nhiều đời, thường hay có chiến tranh với nhau. Nhưng trước lợi ích mà sứ Tống vẽ ra sau khi xâu xé Đại Việt, hai nước này đã đồng ý liên kết với nhau, cùng với nước Tống tạo thành liên minh ba nước chống Đại Việt.

Quốc Huy

Đại Việt ra uy, Tống bại, Chiêm Thành - Chân Lạp quay mũi giáo đánh nhau

Quân đội Chiêm Thành
Chủ tướng của Chân Lạp là hoàng thân Sri Nandanavarmadeva khi hay tin Chiêm – Việt nghị hòa đã lấy cớ nước Chiêm Thành phản bội đồng minh mà chiếm luôn thành Panduranga. Từ chỗ là đồng minh của nhau, hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp bỗng chốc lại đổi thành kẻ thù.
Trong hai năm 1076-1077, nước Đại Việt dưới thời vua Lý Nhân Tông đã phải chiến đấu chống lại một liên minh gồm ba nước Tống, Chiêm Thành, Chân Lạp. Tình hình lúc bấy giờ rất khốn khó cho quân dân Đại Việt khi phải căng mình nghênh địch trên cả hai mặt trận bắc nam. Trong đó, chỉ riêng quân Tống thôi đã đông đến 10 vạn lính chiến đấu, 20 vạn dân phu. Đây là một đạo quân khổng lồ nếu xét theo quy mô thế kỷ 11, lại được trang bị những vũ khí tối tân. Tuy nhiên, cơ hội giành chiến thắng của Đại Việt không phải là không có, bởi liên minh chống Đại Việt không hề chặt chẽ.
Trong ba nước liên minh, ngoại trừ nước Tống là nước có sức mạnh vượt trội thì cả hai nước Chiêm Thành, Chân Lạp lúc bấy giờ đều có thực lực kém hơn rất nhiều. Về quân sự, có thể nói cả hai nước phương nam này đều yếu hơn Đại Việt, bởi đặc thù về dân cư và xã hội không cho phép họ có thể huy động những đạo quân đông đúc và đồng nhất như người Việt. Chiêm Thành lại liền năm chiến tranh loạn lạc, tuy đã có sự phục hồi nhất định dưới sự cai trị của Harivarman IV nhưng về quân lực vẫn còn khá mỏng. Vả lại, dù đã kết liên minh nhưng Chiêm Thành vẫn phải để quân trong nước đề phòng người Chân Lạp trở giáo thình lình. Vua Harivarman IV chỉ huy động 7.000 thủy quân tham chiến.
Vua Harshavarman III nước Chân Lạp thì tham gia cuộc chiến đúng với vai trò kẻ giây máu ăn phần. Ông chỉ phái một đạo quân nhỏ đi cùng với vua Chiêm Thành và chờ đợi diễn biến cuộc chiến trước khi tung ra những lực lượng hùng mạnh. Rõ ràng, hai nước phương nam đã ỷ lại vào quân Tống. Chiêm Thành và Chân Lạp cho rằng với đạo quân khổng lồ được trang bị mạnh, nước Tống sẽ chắc thắng Đại Việt và họ chỉ việc tràn vào cướp bóc, chia chác lãnh thổ cùng chiến lợi phẩm với đồng minh phương bắc. Riêng nước Chân Lạp còn có toan tính sâu xa hơn là vừa kiếm lợi từ cuộc chiến với Đại Việt, vừa giữ được thế mạnh khống chế nước Chiêm Thành về sau. Nhưng diễn biến cuộc chiến đã không như toan tính của họ. Binh hùng tướng mạnh của nước Tống đã không thắng nổi ý chí và sức mạnh của quân dân Đại Việt. Thái úy Lý Thường Kiệt đã phán đoán đúng và đưa ra những lựa chọn chính xác. Trọng tâm của cuộc chiến rốt cuộc vẫn là ở chiến trường phía bắc Thăng Long. Những lực lượng hùng mạnh nhất của nước Đại Việt đã được bố trí ở đó để ngăn chặn bước tiến của quân Tống. Trong khi ở mặt trận phía nam, chỉ có những lực lượng mỏng yếu, phối hợp với dân quân đánh cầm chừng với liên quân Chiêm Thành – Chân Lạp.
Trận Như Nguyệt diễn ra từ giữa tháng 1/1077 đến cuối tháng 2/1077 kết thúc với chiến thắng thuộc về quân Đại Việt đã trở thành chìa khóa quyết định cục diện cuộc chiến. Sau gần 2 tháng chiến đấu, tướng Tống là Quách Quỳ đã buộc phải giảng hòa với Đại Việt, tránh cho mình nguy cơ toàn quân bị diệt. Cho đến thời điểm Tống – Việt nghị hòa, liên quân Chiêm Thành – Chân Lạp đã chiếm được khá nhiều vùng đất phía nam nước Đại Việt. Các châu Minh Linh, Bố Chính, Lâm Bình đều thất thủ. Liên quân dưới sự chỉ huy của vua Harivarman IV đã tiến đến châu Nghệ An. Trong khi đó, ở Chân Lạp vua Harshavarman III đang chuẩn bị phái một đạo quân thứ hai sang chi viện cho quân Chiêm Thành. Nhưng đó là tất cả những gì liên quân Chiêm Thành – Chân Lạp có thể làm được. Nghệ An lúc bấy giờ là một châu quan trọng, quân Đại Việt quyết tâm phòng thủ ngăn chặn kẻ địch.
Trong năm 1077, sau khi nghị hòa xong xuôi với Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt liền tổ chức phản công toàn diện. Lúc này thì liên quân không phải là đối thủ của quân Đại Việt. Rất nhanh chóng, quân Chiêm Thành và Chân Lạp bị đánh bật khỏi những vùng đất mới chiếm được. Quân Đại Việt thừa thắng đuổi sang đất Chiêm, chiếm lấy kinh thành Vjiaya. Đất nước Chiêm lại một phen chấn động. Vua Harivarman IV cùng các lực lượng thân tín phải rút lên vùng cao nguyên cố thủ và gởi sứ giả đến doanh của Thái úy Lý Thường Kiệt để cầu hòa. Quân Đại Việt tuy đang thế mạnh, nhưng việc chiếm đóng đất đai Chiêm Thành ắt sẽ lại dẫn đến một cuộc chiến dài ngày hao người tốn của. Đây là điều mà triều đình Thăng Long không mong muốn bởi đất nước vốn đã chịu nhiều vết thương chiến tranh. Sau khi cân nhắc, ngài Thái úy chấp nhận hòa đàm với điều kiện vua Chiêm phải chịu thuần phục và triều cống nước Đại Việt. Vua Harivarman IV lập tức đồng ý điều kiện đó và quân Đại Việt rút lui trên thế chiến thắng, hai nước đã thiết lập lại hòa bình.
Trong khi hai nước Đại Việt – Chiêm Thành đạt được thỏa thuận hòa bình thì đạo quân tiếp viện của Chân Lạp đã tiến sang đóng ở đất Panduranga của nước Chiêm. Chủ tướng của Chân Lạp là hoàng thân Sri Nandanavarmadeva khi hay tin Chiêm – Việt nghị hòa đã lấy cớ nước Chiêm Thành phản bội đồng minh mà chiếm luôn thành Panduranga. Từ chỗ là đồng minh của nhau, hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp bỗng chốc lại đổi thành kẻ thù. Thật ra đây là một sự trở mặt của chính người Chân Lạp, với những toan tính nước đôi từ ban đầu. Một nhánh quân Chân Lạp tiến đánh miền bắc Chiêm Thành, tàn phá thánh địa Mỹ Sơn. Từ cả hai hướng bắc và nam, quân Chân Lạp hình thành thế gọng kìm bao vây kinh thành Vjiaya của Chiêm Thành. Vua Harivarman IV một mặt lãnh đạo các lực lượng quân dân người Chiêm chống trả quyết liệt, mặt khác gởi thư cầu cứu triều đình Đại Việt.
Với tư cách là nước bảo hộ, Đại Việt chấp nhận gởi quân sang cứu nước Chiêm. Một lần nữa Thái úy Lý Thường Kiệt lãnh trọng trách dẫn quân nam tiến. Được sự giúp đỡ của quân Đại Việt, vua Harivarman IV nhanh chóng lật ngược tình thế và đuổi đánh quân Chân Lạp chạy dài. Quân Chiêm Thành thừa thắng đuổi sang tận lãnh thổ Chân Lạp, hoàng thân Chiêm Thành là Pramabhodisattva cầm quân viễn chinh tận diệt đội quân của Sri Nandanavarmadeva trong một trận thủy chiến trên Biển Hồ. Thất bại này khiến cho Chân Lạp mất đi đáng kể những thành phần tinh túy trong quân đội của mình. Kế đó, quân Chiêm chiếm được thành Shambhupura của Chân Lạp và đốt phá tan hoang thành phố này.
Giai đoạn này có thể thấy trong khu vực liên tiếp diễn ra những cuộc chiến tranh đẫm máu lôi kéo hàng loạt quốc gia. Ngọn lửa chiến tranh đã liên tục dịch chuyển từ nước này sang nước khác. Sau khi thực hiện những đòn trả đũa mạnh mẽ đối với nước Chân Lạp, quân Chiêm Thành rút đi với số chiến lợi phẩm nhiều vô kể. Vua Harivarman IV từ đó bắt tay vào cuộc tái thiết đất nước và ngăn chặn những nguy cơ nội loạn, ly khai trong nước. Các đền đài và kinh đô được khẩn trương xây dựng lại. Nước Đại Việt kể từ sau cuộc chiến với Tống cũng đã tập trung vào việc xây dựng đất nước, củng cố nội trị. Vua Lý Nhân Tông với sự phò tá của Linh Nhân hoàng thái hậu, Thái úy Lý Thường Kiệt, Thái sư Lý Đạo Thành đã mở ra một thời kỳ thịnh trị trong lịch sử Việt Nam.
Về phía Chiêm Thành, dưới thời kỳ cai trị của vua Harivarman IV, nước Chiêm Thành thực hiện đường lối ngoại giao mềm mỏng với Đại Việt, chấp nhận vị thế nước phiên thuộc để đổi lấy hòa bình. Qua đó, Chiêm Thành cũng được rảnh tay mạn bắc mà đề phòng nước Chân Lạp, vốn cũng là một nước lớn trong khu vực thời bấy giờ, mặc dù binh lính không tinh nhuệ như Đại Việt nhưng đất rộng, người đông. Với những thành tựu về xây dựng và bảo vệ đất nước, vua Harivarman IV trong ký ức người Chiêm Thành cũng được xem là một vị vua anh hùng.

Quốc Huy
 
Thảm Kịch TRẦN DUỆ TÔNG Bắt Đại Tướng Quân Chiêm MẶC ÁO ĐÀN BÀ Và Cái Kết Không Thể Tồi Tệ Hơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét