Chuyển đến nội dung chính

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 5

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
                                                          ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng Ông nghị Nhưỡng, phó ban Dân nguyện Quốc hội mới chỉ nói một phần ngàn bức xúc của dân về sự ăn tàn phá hại của bộ máy quan chức nhà nước độc tài thì ông nghị Nguyễn Hữu Cầu liền vất bỏ vai diễn đại biểu của dân ở nghị trường, trở về ghế đại tá giám đốc công tỉnh và biến nghị trường thành phòng hỏi cung: “Tôi đề nghị đại biểu Nhưỡng trả lời cho tôi một câu thôi: Hiện nay có bao nhiêu quan chức đi ăn chơi phè phỡn ở nước ngoài như quan lại ngày xưa? Nói cho Quốc hội biết. Đảng, Nhà nước sẵn sàng xử lý. Nếu không, người ta cứ nghĩ đất nước có một màu tối. Tôi thấy không đồng tình“. Đến đại biểu Quốc hội còn bị trấn áp, truy bức ngay giữa nghị trường thì dân đen sống trong nhà nước độc tài, xã hội công an trị còn bị giày xéo khốn khổ đến mức nào!

Xót xa cảnh nhiều tàu cao tốc chục tỷ ở Lý Sơn "đắp chiếu"

authorCông Xuân Thứ Tư, ngày 29/05/2019 15:25 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Dù mỗi tàu khách cao tốc trị giá đến 5-20 tỷ đồng/chiếc với thời gian đưa vào hoạt động vài năm, tiền vốn thu hồi mới được 1 phần nhỏ nhưng nửa năm trở lại đây bị "đắp chiếu" vì xuất hiện nhiều tàu siêu tốc triệu đô cạnh tranh. Điều này đẩy nhiều chủ tàu khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn xót xa khi số tài sản quá lớn này sắp thành đồ bỏ đi.

    Sau một thời gian dài đi lại bằng tàu vỏ gỗ, năm 2005 để tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân huyện đảo, từ nguồn ngân sách chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã đóng mới và đưa vào hoạt động chiếc tàu sắt cao tốc đầu tiên mang tên Lý Sơn. Nhiều năm sau đó tuy hoạt động buôn bán và nhu cầu đi lại giữa Lý Sơn - đất liền phát triển mạnh và nhiều hơn, nhưng số phương tiện tham gia vận chuyển khách và hàng hóa tuyến này tăng thêm chỉ 1 -2 chiếc.
    Cho đến tháng 9.2014, khi đảo Lý Sơn được nối mạng lưới điện quốc gia và trở thành đảo du lịch, trước số lượng khách ra đảo tăng lên chóng mặt, các tổ chức và cá nhân của huyện này ồ ạt đóng gần cả chục chiếc tàu cao tốc, gấp 5 lần so với số phương tiện có trước đó, mở đầu cuộc cạnh tranh vận tải khách trên tuyến này.
     xot xa canh nhieu tau cao toc chuc ty o ly son "dap chieu" hinh anh 1
     xot xa canh nhieu tau cao toc chuc ty o ly son "dap chieu" hinh anh 2
     xot xa canh nhieu tau cao toc chuc ty o ly son "dap chieu" hinh anh 3
    Cùng với sự tiện nghi, tàu khách siêu tốc có tốc độ nhanh hơn gấp đôi so với tàu cao tốc
    Đến đầu năm 2017, khi chiếc tàu khách siêu tốc đầu tiên mang tên Chín Nghĩa 03, do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bến xe Chín Nghĩa làm chủ đầu tư, có thời gian di chuyển bằng 1/2 thời gian so với tàu cao tốc (khoảng 35 phút/chuyến ) được đưa vào hoạt động, cuộc cạnh tranh giữa các chủ tàu cùng tuyến được đẩy lên đỉnh điểm.
    Theo đó trong khoảng thời gian 20 tháng, các chủ tàu khách đua nhau đầu tư cả triệu đô đóng tàu siêu tốc. Qua thống kê hiện tổng số tàu siêu tốc đang hoạt động tại tuyến 7 chiếc, tổng lượng khách chở khoảng 1000 người/lượt. Trong đó chiếc lớn nhất chở 280 khách/ lượt, nhỏ nhất 78 khách/ lượt.
    Sự ra đời của hàng loạt tàu khách siêu tốc dẫn đến gần như toàn bộ số tàu khách cao tốc mới đi vào hoạt động vài năm, tiền vốn thu hồi mới được 1 phần nhỏ phải neo bờ vì bị khách chê chạy chậm nên không đi. Ông Nguyễn Văn Danh, chủ chiếc tàu cao tốc duy nhất đang hoạt động cầm chừng đượm buồn: "Dù thời gian chạy chậm hơn khoảng 20 phút và giá vé khoảng 100.000 đồng/khách/lượt, thấp hơn từ 40-60.000 đồng/khách lượt so với tàu siêu tốc nhưng rất ít hành khách đi".
    Ông N.V.Q, người có số lượng tàu khách nhiều nhất trên tuyến này giải bày: "Trừ 2 chiếc siêu tốc mới đóng đang hoạt động, hiện có 3 chiếc cao tốc, tổng trị giá khoảng 37 tỷ đồng đang phải neo bờ. Trong đó tàu A.V mua và đưa vào hoạt động năm 2008 trên 4 tỷ đồng, sau đó sửa chữa thêm khoảng 5 tỷ đồng; tàu A.V 1 mua năm 2013 trên 7 tỷ đồng và tàu V.A 3 mua năm 2015 trên 21 tỷ đồng". Chung số phận là tàu cao tốc B.Đ được ông N.T.X mua 15 tỷ đồng và đưa vào hoạt động mới 2 năm...
    Khi được hỏi "Từ khi mua về và đưa vào hoạt động cho đến lúc bị nằm bờ như hiện nay, tiền vốn thu hồi đã đủ ?", các chủ tàu đều lắc đầu: "Chiếc nhiều nhất thì vài ba tỷ đồng là cùng, còn phần vốn lỗ ít nhất phải 1/2 so với số tiền đã bỏ ra mua".
     xot xa canh nhieu tau cao toc chuc ty o ly son "dap chieu" hinh anh 4
    Cũng theo giải thích của các chủ tàu, đổ tiền đóng siêu tốc (chấp nhận neo bờ tàu cao tốc) là điều bắt buộc nếu muốn tồn tại và tiếp tục tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Lý do thời gian di chuyển của tàu siêu tốc nhanh gấp đôi so với tàu cao tốc, nên được du khách ưu tiên lựa chọn để đi. Vào những dịp lễ, tết lượng khách ra vào đảo vô cùng đông nên lượt quay đầu chở khách của tàu siêu tốc sẽ nhiều hơn.
    Trao đổi với PV Báo Dân Việt về số phận "đống tiền" đang sở hữu bị neo bờ, các chủ tàu cao tốc cho biết: "Dù đã rao bán với giá chỉ bằng 1/5-1/3 so với giá mua từ nhiều tháng nay, nhưng vẫn chưa có ai hỏi". Để giảm thiểu sự hư hỏng và xuống cấp của phương tiện cứ dăm bữa, nữa tháng các chủ tàu lại cho người xuống nổ máy, quét bụi.
    Dù không phải là chủ sở hữu nhưng khi chứng kiến cảnh hàng loạt tàu khách cao tốc vẫn còn mới và khá khang trang bị neo bờ hơn nữa năm qua tại cảng An Hải, xã An Hải, huyện Lý Sơn nhiều người không khỏi xót xa, tiếc rẻ đối với số tài sản quá lớn đang trở thành đồ bỏ này.

    Phó chủ tịch huyện Vân Đồn bị kiểm tra việc quản lý đất đai

    Ông Châu Thành Hưng (Phó chủ tịch huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) ký công nhận kết quả trúng đấu giá đất cho doanh nghiệp song sau đó đã phải huỷ.

    Ngày 30/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, đang kiểm tra dấu hiệu vi phạm liên quan công tác quản lý đất đai với ông Châu Thành Hưng (Phó chủ tịch UBND huyện Vân Đồn).
    Trong những nội dung ông Hưng bị kiểm tra có việc ký quyết định công nhận trúng đấu giá 6 lô đất biệt thự với tổng diện tích khoảng 2.400 m2 của dự án khu dân cư tại xã Hạ Long. Theo đó, cuối tháng 3/2017, UBND huyện Vân Đồn tổ chức phiên đấu giá và một doanh nghiệp có trụ sở tại TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) tham gia, trúng toàn bộ 6 lô đất.
    Ngày 12/4/2017, ông Hưng ký quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp trên. Sự việc được cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh phát hiện. UBND huyện Vân Đồn sau đó phải hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá đối với doanh nghiệp này vì theo quy định, nhà nước không công nhận quyền sử dụng đất ở với tổ chức.
    Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh. Ảnh: Minh Cương
    Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh. Ảnh: Minh Cương
    Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh cũng kiểm tra dấu hiệu vi phạm với ông Hưng do người dân tố ông có hành vi nhũng nhiễu, gây khó dễ khi người dân xin chuyển mục đích sử dụng đất.
    Ngoài việc trên, giữa tháng 5, ông Hưng bị ông Vũ Quốc Phòng (trú xã Đông Xá) tố cáo đã có phát ngôn gây khó dễ, ép ông Phòng phải để lại khu đất cho mình. Nội dung trao đổi được ghi âm. 
    Minh Cương

    (Dân trí) - Những phát ngôn này cho thấy bà quyền Chủ tịch Sơn La khá… hồn nhiên và tiếc thay, chính sự “hồn nhiên” của chính khách này khiến tôi thất vọng, thậm chí còn hơn cả sai phạm của kỳ thi!

    Sự “hồn nhiên” của bà quyền Chủ tịch tỉnh Sơn La - 1
    Sau Hòa Bình, chuyện gian lận thi cử giờ đây đang nóng bỏng ở Sơn La (bao giờ nóng bỏng đến với Hà Giang nhỉ?) rồi chuyện ông Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tình này mạt sát nhà báo là “bố lếu, bố láo”, rồi thay đổi lời khai, xin về hưu sớm… đang xôn xao dư luận.Song, có một hành động vừa xảy ra về Sơn La nhưng lại không ở Sơn La cũng đang gây ồn ã dư luận không kém. Nhiều tờ báo lớn đã đăng tải và nhận được nhiều phản hồi từ độc giả.
    Đó là thông tin bên lề Quốc hội, bà quyền Chủ tịch tỉnh Sơn La đã “hồn nhiên” từ chối trả lời về gian lận điểm thi của địa phương mình.
    Trên báo Dân trí (và nhiều tờ báo khác), bên lề kỳ họp Quốc hội, khi một số nhà báo đề nghị đại biểu Tráng Thị Xuân với tư cách quyền Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La trao đổi về vụ gian lận điểm thi đang “nóng” dư luận những ngày qua, bà Xuân xua tay: “Thôi, tôi không trả lời ở đây đâu. Tôi đã nói rồi, thông cảm đi. Việc này cũng không thuộc phần phụ trách của tôi”.
    Đọc phát ngôn của bà quyền Chủ tịch tỉnh Sơn La, người viết bài này không khỏi ngạc nhiên và có phần thất vọng.
    Ngạc nhiên bởi là người đứng đầu (dù mới là quyền) một tỉnh, bà Xuân lại nói rằng “Việc này cũng không thuộc phần phụ trách của tôi” là sao nhỉ?
    Ơ hay, nếu người đứng đầu mà nói thế này thì biết qui “trách nhiệm người đứng đầu” thế nào đây? Cho ai đây?
    Tuy nhiên, cũng có phần… “thông cảm” bởi bà Xuân mới “quyền” nên có thể chưa hiểu rằng chủ tịch là người phụ trách chung, phải chịu mọi trách nhiệm về tất cả mọi vụ việc diễn ra trên địa bàn mình chứ không thể đổ cho ai khác.
    Còn thất vọng bởi trong khi vụ việc xảy ra tại địa phương mình, là người đứng đầu chính quyền tỉnh, bà Xuân nên chủ động gặp gỡ báo chí để một là thông tin đầy đủ, chính xác những gì mình biết và được phép cho báo chí để chung tay để xử lý nghiêm khắc vụ việc này.
    Hai là không chỉ cử tri Sơn La mà cử tri cả nước đang nhìn nhận và trông đợi về cách hành xử công khai của Lãnh đạo Sơn la để từ đó, tạo thêm tin tưởng như lời của ĐB Nguyễn Sĩ Cương “để người dân còn tin vào pháp luật”. Đặc biệt là với tinh thần xây dựng một chính phủ liêm chính hiện nay,
    Thứ ba, người viết bài này thấy thất vọng vì cách hành xử với báo chí qua các ngôn từ như “Thôi, tôi không trả lời ở đây đâu. Tôi đã nói rồi, thông cảm đi. Việc này cũng không thuộc phần phụ trách của tôi”, “Tôi không trả lời đâu. Tôi nói rõ là không trả lời. Thôi thông cảm cho tôi đi, để hôm khác”, “Nếu muốn cung cấp thông tin thì báo chí lên Sơn La đi. Tôi không cung cấp thông tin ở đây”.
    Tiếc rằng sự “hồn nhiên” này không phải lần đầu.
    Cách đây không lâu, tại Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, cuối năm 2017, khi PV Dân trí hỏi bà Xuân (khi đó là Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La) về vụ việc 20 cán bộ tỉnh này bị khởi tố liên quan đến dự án tái định cư thuỷ điện Sơn La, bà Xuân đã nói cũng rất… “hồn nhiên” và... thương quan: “20 cán bộ không liên quan đến chuyện tiền nong, “tư túi” mà chỉ vì… thương dân, làm lợi cho dân”.
    Nhìn lại những phát ngôn này cho thấy bà quyền Chủ tịch Sơn La khá… hồn nhiên và tiếc thay, chính sự “hồn nhiên” của chính khách này khiến tôi thất vọng, thậm chí còn hơn cả sai phạm của kỳ thi!
    Bùi Hoàng Tám

    Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH liên tục xin nghỉ phép, bị tố nợ tiền tỷ không trả

    Dân trí Trong khoảng thời gian 6 tháng liên tục xin nghỉ phép để đi chữa bệnh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định T.H.A. bị tố nợ nần cả chục tỷ đồng.

    Ngày 30/5, ông Nguyễn Mỹ Quang, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Bình Định, xác nhận ông T.H.A. - Phó Giám đốc Sở này vẫn đang trong thời gian xin nghỉ phép để đi chữa bệnh. Tuy nhiên đơn xin phép nghỉ được gửi đến Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Định chứ không gửi đến Sở.

    Phó Giám đốc Sở LĐ-TBXH liên tục xin nghỉ phép, bị tố nợ tiền tỷ không trả - 1
    Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định, nơi ông T.H.A. công tác.
    Theo ông Quang, ông T.H.A. bắt đầu xin nghỉ phép để vào TPHCM chữa bệnh từ cuối tháng 11/2018. Từ đó đến nay, ông A. liên tục xin nghỉ phép để chữa bệnh, thỉnh thoảng mới có mặt ở cơ quan.Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, Sở LĐ-TB&XH nhận được đơn tố cáo ông T.H.A. nợ nần dây dưa với tổng số tiền lên đến cả chục tỷ đồng.
    “Họ gửi đơn đến Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định nhờ lãnh đạo Sở can thiệp, động viên ông T.H.A. trả nợ. Nhưng đó là chuyện nợ nần cá nhân của ông A., họ có thể kiện ra tòa xử. Lãnh đạo Sở chỉ có thể động viên, giáo dục chứ không thể can thiệp đòi nợ thay được”, ông Quang nói.
    Trao đổi về việc ông T.H.A có đơn xin nghỉ việc, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định Nguyễn Mỹ Quang cho biết: “Do đơn không được gửi đến Sở nên tôi không biết gì. Quan điểm của tôi, chuyện nào ra chuyện đó. Nếu ông T.H.A. có hành vi sai phạm thì phải có hình thức xử lý chứ không thể cho nghỉ việc như thế này được”.
    Liên quan đến vụ việc trên, ông Lâm Hải Giang - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, xác nhận ông T.H.A. có đơn xin nghỉ phép để đi chữa bệnh trong TPHCM. Thời gian xin nghỉ phép là một tháng.
    Để làm rõ nội dung tố cáo, phóng viên đã nhiều lần liên lạc với ông T.H.A nhưng không liên lạc được.
    Trong khi đó, theo nguồn tin riêng của phóng viên Dân trí, ông T.H.A. vừa gửi đơn xin nghỉ việc đến Sở Nội vụ tỉnh Bình Định. Dự kiến, ngày 4/6, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định sẽ có cuộc họp để xử lý đơn của ông A.
    Dân trí sẽ tiếp tục thông tin tiếp vụ việc trên. 
    Doãn Công

    Cầu sập sau khi vừa dừng thu phí BOT

    RFA
    2019-05-31
    Một chiếc cầu ở xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vừa bị sập vào đầu giờ chiều ngày 31/5, chỉ vài tháng sau khi chấm dứt thu phí BOT vào tháng 2 vừa qua.
    Một chiếc cầu ở xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vừa bị sập vào đầu giờ chiều ngày 31/5, chỉ vài tháng sau khi chấm dứt thu phí BOT vào tháng 2 vừa qua.
    Courtesy mt.gov.vn
    Một chiếc cầu ở xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vừa bị sập vào đầu giờ chiều ngày 31/5, chỉ vài tháng sau khi chấm dứt thu phí BOT vào tháng 2 vừa qua. Truyền thông trong nước trích nguồn tin từ Ủy ban Nhân dân xã Tân Nghĩa và loan tin này hôm 31/5.
    Cây cầu Tân Nghĩa là một cây cầu được đầu tư theo hình thức BOT.
    Theo Thanh Niên, cầu bị sập nhịp giữa cầu và khiến một xe tải chở hàng hóa và tài xế rơi xuống sông, đồng thời khiến một xe ba gác và hai người khác rơi theo.
    Cầu sập đã đè lên một ghe sắt đang lưu thông trên kênh. Cầu sập cũng khiến giao thông tê liệt.
    Sài Gòn Giải Phóng trích lời ông Lê Chí Trung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Nghĩa cho biết cầu sập không gây thiệt hại về người và hiện chưa thống kê được thiệt hại tài sản.
    Tuy nhiên theo Thanh Niên, cầu sập đã khiến người điều khiển xe ba gác bị thương ở phần ngực và phải vào bệnh viện.
    Cầu Tân Nghĩa qua kênh Tháp Mười ở xã Tân Nghĩa, có tổng vốn đầu tư 5 tỉ đồng, được đầu tư theo hình thức BOT và hoàn thành vào tháng 12 năm 2007. Vào tháng 2 năm 2019, chính quyền địa phương đã mua lại dự án này từ nhà đầu tư và tạm ngừng thu phí sau hơn 11 năm.

    'Sẽ công bố danh tính 8 người liên quan vụ án tại Nhật Cường'

    Người phát ngôn Bộ Công an nói, "từ lúc khám xét đến lúc khởi tố vụ án, Bùi Quang Huy không đến trình diện, cũng không có mặt ở nơi cư trú".
    Tại cuộc họp báo chiều 31/5, Trung tướng Lương Tam Quang - Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến vụ Nhật Cường.
    Theo đó, căn cứ tài liệu thu thập được và cơ sở xác định công ty Nhật Cường có dấu hiệu hoạt động buôn lậu, ngày 9/5 cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết định khám xét khẩn cấp đồng loạt 9 địa điểm liên quan hoạt động của công ty này; gửi thông báo đến viện kiểm sát nhân dân cùng cấp theo quy định. 
    "Trong quá trình khám xét, Bùi Quang Huy (Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường) không có mặt ở nơi cư trú. Lúc này, Bộ Công an chưa khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can đối với Bùi Quang Huy nên chưa thể áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật", ông Quang nói.
    Ông Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an. Ảnh: Võ Hải
    Ông Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an. Ảnh: Viết Tuân
    Theo ông, quá trình khám xét khẩn cấp Bộ Công an đã thu thập chứng cứ, củng cố tài liệu nên ngày 14/5, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án buôn lậuvi phạm quy định kế toán theo quy định pháp luật. Cơ quan công an cũng quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Bùi Quang Huy cùng 8 người khác.
    Lực lượng chức năng đã thi hành các quyết định trên đối với các bị can; riêng Bùi Quang Huy từ lúc khám xét đến lúc khởi tố vụ án không đến trình diện dù đã vận động gia đình, cũng không có mặt ở nơi cư trú. Vì vậy, ngày 18/5 cơ quan cảnh sát điểu tra ra quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế với Bùi Quang Huy. 
    "Chúng tôi đang điều tra, làm rõ. Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đã đăng nội dung kêu gọi Bùi Quang Huy ra đầu thú", người phát ngôn Bộ Công an nói.
    Trước đề nghị cung cấp danh tính 8 người đã bị khởi tố, ông Quang cho hay, bản chất của các trường hợp phạm tội khi bị phát hiện luôn "tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để trốn tránh", trong đó có cả việc bỏ trốn khỏi nơi cư trú như ông chủ Nhật Cường. Thực tế này gây khó khăn cho quá trình điều tra.
    Cơ quan chức năng đang điều tra mở rộng vụ án, làm rõ vi phạm của các trường hợp liên quan; đồng thời tập trung lực lượng, biện pháp để truy bắt bằng được Bùi Quang Huy, đưa về xử lý theo đúng quy định của pháp luật...
    "Chúng tôi sẽ công bố danh tính 8 người đã bị khởi tố trong thời điểm thích hợp nhất, để không ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án", ông nói.
    Nhật Cường Mobile là thương hiệu thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường. Hệ thống có 9 cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội, một trung tâm bảo hành và một trung tâm ERP tại TP HCM.
    Theo thông tin đăng ký doanh nghiệp, Nhật Cường có vốn điều lệ 38 tỷ đồng, Tổng giám đốc là Bùi Quang Huy cũng là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software) - đối tác triển khai nhiều dịch vụ công của Hà Nội.
    Hoài Thu - Hoàng Thuỳ - Viết Tuân

    Tổng giám đốc Nhật Cường bị cáo buộc cầm đầu tội phạm có tổ chức

    Ông Bùi Quang Huy bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc buôn lậu xuyên quốc gia, giấu doanh thu hàng nghìn tỷ đồng. 
    Bị can Bùi Quang Huy. Ảnh: Bộ Công an 
    Bị can Bùi Quang Huy. Ảnh: Bộ Công an 
    Ngày 14/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03, Bộ Công an) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam, khám xét với Bùi Quang Huy, 45 tuổi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường, để điều tra về tội Buôn lậu theo khoản 4 điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 221 Bộ luật Hình sự 2015.
    Liên quan vụ án, 8 người khác bị khởi tố, tạm giam về cùng tội danh với vai trò đồng phạm. Cơ quan điều tra cáo buộc ông Huy cầm đầu đường dây tội phạm có tổ chức. Ông và các đồng phạm đã thực hiện hành vi phạm tội buôn lậu xuyên quốc gia; lập, sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán nhằm để ngoài sổ sách hàng nghìn tỷ đồng doanh thu.
    Trong thông báo khởi tố, nhà chức trách cho hay đã thu giữ hàng nghìn điện thoại di động, iPad, phụ kiện điện tử các loại...
    Nhiều thùng giấy được mang ra khỏi Trung tâm bảo hành của Nhật Cường hôm 9/5. Ảnh: Võ Hải
    Nhiều thùng hàng được mang ra khỏi Trung tâm bảo hành của Nhật Cường hôm 9/5. Ảnh: Võ Hải
    Năm ngày trước, hôm 9/5, C03 đã khám xét 9 cửa hàng, trung tâm bảo hành thuộc Nhật Cường Mobile. Cơ quan điều tra đưa hàng chục thùng các-tông niêm phong ra khỏi các cửa hàng. Chuỗi Nhật Cường Mobile đóng cửa từ hôm đó. 
    C03 thông báo đang mở rộng vụ án để điều tra vai trò, hành vi phạm tội của 9 bị can và những người có liên quan; sẽ xác minh để thu hồi, kê biên triệt để tài sản cho Nhà nước.
    Với tội Buôn lậu, ông Huy và 8 đồng phạm bị khởi tố theo khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù; tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng khung hình phạt từ 10 đến 20 năm.
    Nhật Cường Mobile là thương hiệu thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường, hoạt động từ năm 2001 với tiền thân là cửa hàng sửa chữa điện thoại. Hệ thống có 9 cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội, một trung tâm bảo hành và một trung tâm ERP tại TP HCM.

    Công an chuyển đồ niêm phong tại Trung tâm Bảo hành. Video: Võ Hải
    Theo thông tin đăng ký doanh nghiệp, Nhật Cường có vốn điều lệ 38 tỷ đồng, Tổng giám đốc là Bùi Quang Huy, kinh doanh thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông, sản xuất điện thoại di động, dịch vụ cầm đồ và bán vé máy bay. Ông Huy cũng là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software).
    Trên website của mình, Nhật Cường Software cho biết thành lập năm 2016, đã triển khai nhiều dự án về công nghệ của Hà Nội như dữ liệu dân cư, phần mềm lưu trú trực tuyến...
    Bá Đô

    Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á: Nếu có kiếp sau xin làm trâu làm ngựa bù đắp lỗi lầm

    Quốc Chiến |
    Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á: Nếu có kiếp sau xin làm trâu làm ngựa bù đắp lỗi lầm
    Vũ "nhôm" kêu oan suốt quá trình xét xử.

    Khi tòa cho nói lời cuối cùng, ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, xin giảm nhẹ hình phạt cho các thuộc cấp vì đã quá tin vào ông.

    Sau 5 ngày xét xử, chiều 31/5, Trần Phương Bình (59 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á), Phan Văn Anh Vũ (42 tuổi, tức Vũ "nhôm", Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79) và các bị cáo đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đông Á nói lời sau cùng.
    Ông Trần Phương Bình, nguyên lãnh đạo Ngân hàng Đông Á, người bị cáo buộc gây thất thoát hơn 3.600 tỷ đồng, nghẹn ngào nói bản thân ông rất ăn năn, hối hận về hành vi phạm tội của mình.
    Nguyên Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á, vốn là một giáo viên, nói ông luôn tâm huyết với sự phát triển của ngân hàng. Do việc đưa ra những quyết sách trái với quy định pháp luật dẫn đến kết cục trước vành móng ngựa, ông gửi lời xin lỗi tới các cổ đông và thuộc cấp.
    "Bị cáo đã làm mất uy tín của ngân hàng, đánh mất truyền thống của gia đình. Các bị cáo là nhân viên ngân hàng Đông Á chỉ là những người làm công ăn lương, chỉ vì quá tin vào bị cáo nên họ phải rơi vào lao lý.
    Nếu có kiếp sau bị cáo xin làm trâu, làm ngựa để bù đắp lỗi lầm", ông Bình nói.
    Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á: Nếu có kiếp sau xin làm trâu làm ngựa bù đắp lỗi lầm - Ảnh 1.
    Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á nghẹn ngào xin giảm án cho các thuộc cấp.
    Nguyên Phó Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á Nguyễn Thị Kim Xuyến cho rằng bản thân đã luôn thành khẩn khai báo trong quá trình điều tra và xét xử. Bà cho biết bản thân có quá trình lâu dài làm việc và cống hiến tại ngân hàng, chưa từng tư lợi một lần.
    Còn về việc chi lãi ngoài, nguyên lãnh đạo ngân hàng Đông Á nói rằng đây là chủ trương công khai từ Ban Giám đốc và HĐQT của ngân hàng này.
    Từ đầu đến cuối phiên phúc thẩm, Vũ "nhôm" một mực kêu oan, khi được nói lời sau cùng Vũ mong HĐXX hãy xử đúng pháp luật, tôn trọng sự thật, đánh giá chứng cứ, xem xét lời khai của bị cáo Trần Phương Bình.
    “Bị cáo quyết định đầu tư vào ngân hàng Đông Á vì thấy anh Bình quá tâm huyết với ngân hàng. Bị cáo cho rằng mình không phạm tội. Xin HĐXX xem xét xử đúng người, đúng tội", Vũ “nhôm” nói.
    16 bị cáo còn lại cũng mong HĐXX xem xét hoàn cảnh phạm tội, giảm nhẹ mức án cho mình.
    Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á: Nếu có kiếp sau xin làm trâu làm ngựa bù đắp lỗi lầm - Ảnh 2.
    Phan Văn Anh Vũ liên tục kêu oan.
    Theo bản án sơ thẩm, Trần Phương Bình được xác định có hành vi "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" chiếm đoạt của Ngân hàng Đông Á hơn 2.000 tỷ đồng và gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 1.560 tỷ đồng.
    Vũ "nhôm" có hành vi "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", trong việc ký chứng từ nộp khống 200 tỷ đồng để Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 mua cổ phần của Ngân hàng Đông Á, chiếm đoạt của nhà băng này 200 tỷ đồng và hơn 3 tỷ đồng tiền lãi.
    Đối với 13,4 triệu USD, Vũ "nhôm" khai mượn của Trần Phương Bình và không biết Bình lấy khoản tiền này của ngân hàng để cho mượn. Qua đó, HĐXX sơ thẩm xác định, Vũ "nhôm" phải chịu trách nhiệm hoàn trả 13,4 triệu USD cho ngân hàng Đông Á. Các bị cáo còn lại đóng vai trò giúp sức cho cấp trên thực hiện hành vi phạm tội.
    HĐXX sẽ tuyên án vào chiều 7/6.
    theo Trí Thức Trẻ

    Khởi tố vụ bán vật chứng liên quan cựu tướng Phan Văn Vĩnh


    Khởi tố vụ bán vật chứng liên quan cựu tướng Phan Văn Vĩnh
    Advertisement
    Advertisement

    (PLO)- Trong quá trình thụ lý vụ buôn lậu, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44) Bộ Công an đã bán vật chứng sai, gây thiệt quyền lợi ích của tổ chức, cá nhân...
    Sáng ngày 1-6, nguồn tin từ VKSND Tối cao cho biết, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Ra quyết định trái pháp luật” quy định tại Điều 371 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44) Bộ Công an.
    Khởi tố vụ bán vật chứng liên quan cựu tướng Phan Văn Vĩnh - ảnh 1
    Gỗ của công ty vợ chồng ông Liệu được xác định đã bị C44 bán trái quy định. 
    Theo đó, trong quá trình Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44) Bộ Công an thụ lý, điều tra vụ án Trương Huy Liệu và đồng phạm về tội “Buôn lậu”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đã ra quyết định xử lý vật chứng và tổ chức bán đấu giá lô gỗ vật chứng trái với quy định của pháp luật và trái với chỉ đạo của liên ngành tư pháp Trung ương, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
    Hiện Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
    Theo nguồn tin của chúng tôi, số lô gỗ tang vật mà C44 bán trái quy định pháp luật trị giá hơn 60 tỉ đồng, người chịu trách nhiệm vụ này là Trung tướng Phan Văn Vĩnh- khi đó là thủ trưởng C44.
    Liên quan đến vụ án này, TAND TP Đà Nẵng đã nhiều lần đưa ra xét xử vụ án buôn lậu gỗ của Công ty Ngọc Hưng (Quảng Trị), kéo dài bảy năm vẫn chưa có hồi kết
    Bị cáo của vụ án này là Trương Huy Liệu (SN 1958) và Trần Thị Dung (SN 1961, cùng trú huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) bị VKSND Tối cao truy tố về tội buôn lậu. Các bị cáo Đỗ Lý Nhi (SN 1972), Lê Xuân Thành (SN 1962, cùng trú TP Đông Hà, Quảng Trị) và Đỗ Danh Thắng (SN 1955, trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 
    Như PLO đã đưa tin, ngày 17-12-2011 Công ty Ngọc Hưng (thị trấn Lao Bảo, Quảng Trị) nhập gỗ từ Lào, qua cửa khẩu Lao Bảo.
    Hai ngày sau, nguyên lô gỗ được xuất sang Hồng Kông được làm thủ tục hải quan ở cảng Cửa Việt.
    Khi lô hàng đang vận chuyển vào cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng để xuất đi thì Công an quận Ngũ Hành Sơn phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực hải quan nên đã giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng xử lý.
    Sau đó, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, vào cuộc và ra quyết định khởi tố vụ án.
    Sau khi khởi tố, Cục Điều tra chống buôn lậu chuyển hồ sơ cho Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) Bộ Công an.
    Theo cáo trạng của VKS Tối cao, ngày 17-12-2011, Trương Huy Liệu (lúc này là Phó giám đốc công ty Ngọc Hưng) đã chỉ đạo các cá nhân trong công ty làm giả hồ sơ, tài liệu để nhập khẩu lậu gỗ từ Lào về Việt Nam.
    Ngày 18-12-2011, Liệu chỉ đạo các cá nhân trong công ty làm giả hồ sơ, tài liệu và sử dụng bộ hồ sơ này để xuất khẩu gỗ từ Việt Nam đi Trung Quốc với khối lượng gần 614,7 m3 gỗ, trị giá hơn 63,6 tỉ đồng.
    Còn bị cáo Trần Thị Dung (Giám đốc công ty Ngọc Hưng, vợ của Liệu) có hành vi ký các hồ sơ, giấy tờ giả mạo để làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu lậu gỗ, đồng thời giúp sức cho Liệu thực hiện hành vi buôn lậu.
    Các bị cáo Nhi, Thành (công chức hải quan Chi cục Hải quan cảng Cửa Việt) được giao nhiệm vụ kiểm hóa lô hàng gỗ xuất khẩu của công ty Ngọc Hưng nhưng không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về địa điểm, trình tự, thủ tục kiểm tra hàng hóa xuất khẩu nên đã đề xuất cho thông quan đối với lô hàng buôn lậu của công ty này.
    Trong khi đó, Thắng (Chi cục trưởng Chi cục Hải Quan Cảng Đà Nẵng) được giao nhiệm vụ tổ chức khám xét theo thủ tục hành chính đối với lô hàng gỗ xuất khẩu có vi phạm của công ty Ngọc Hưng. Tuy nhiên, bị cáo không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khám xét theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan nên đã không phát hiện được hành vi buôn lậu của công ty Ngọc Hưng.
    VKSND Tối cao cho rằng hành vi của các bị cáo trên đã gây thất thu, thiệt hại cho ngân sách Nhà nước, số tiền thuế công ty Ngọc Hưng không nộp là gần 1,9 tỉ đồng. Trong đó, bị cáo Liệu được xác định là người tổ chức, thực hiện hành vi buôn lậu. Bị cáo Dung là người giúp sức cho Liệu thực hiện hành vi buôn lậu. Các bị cáo Nhi, Thắng, Thành có hành vi thiếu trách nhiệm trong khi thi hành công vụ để hai bị cáo trên thực hiện hành vi buôn lậu.
    Đối với lô gỗ của Công ty Ngọc Hưng (tang vật vụ án), CQĐT đã ra quyết định bán đấu giá tài sản. Số tiền còn lại sau khi trừ các chi phí là hơn 60, 8 tỉ đồng. 
    NGUYỄN ĐỨC

    Vợ chồng giám đốc buôn lậu gỗ trắc bị đề nghị đến 14 năm tù

    Vợ chồng giám đốc buôn lậu gỗ trắc bị đề nghị đến 14 năm tù
    (PLO)- Ngày 20-8, TAND TP Đà Nẵng tiếp tục xét xử vụ kỳ án buôn lậu gỗ của Công ty Ngọc Hưng (Quảng Trị).
    Tại phần luận tội, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Trương Huy Liệu (nguyên phó giám đốc Công ty Ngọc Hưng) từ 12-14 năm tù; Trần Thị Dung (nguyên giám đốc Công ty Ngọc Hưng) 7-8 năm tù về tội buôn lậu.
    Ba bị cáo nguyên là cán bộ hải quan gồm Đỗ Danh Thắng, Lê Xuân Thành, Đỗ Lý Nhi bị đề nghị 3-4 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
    Vợ chồng giám đốc buôn lậu gỗ trắc bị đề nghị đến 14 năm tù - ảnh 1 Đại diện VKS tranh luận tại tòa.
    Tại tòa bị cáo và luật sư cho rằng cơ quan CSĐT bán vật chứng trong quá trình điều tra thì căn cứ vào đâu để VKS buộc tội các bị cáo trong khi các lần giám định đều cho kết quả khác nhau. Nói về việc này, đại diện VKS khẳng định việc truy tố hành vi hành vi phạm tội của VKS là căn cứ vào hệ thống tài liệu chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra. Vật chứng là chứng cứ quan trọng nhưng không phải là chứng cứ duy nhất để chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo.
    Trước khi bán đấu giá, lô gỗ đã được thu giữ, bảo quản, niêm phong sau đó được giám định chụp lại số lần theo quy định của pháp luật. Dựa trên kết quả phân tích, kết luận giám định số 783 ngày 26-11-2012 của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật là kết luật có giá trị pháp lý. Đây là chứng cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án.
    Ngoài ra còn có các chứng cứ khác, đặc biệt là các chứng cứ vật chất khách quan chứng minh hành vi làm giả hồ sơ khai báo hải quan của công ty Ngọc Hưng và hành vi thiếu trách nhiệm của cán bộ hải quan. VKS khẳng định rõ việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo dựa trên hệ thống chứng cứ, tài liệu thu thập một cách khách quan, toàn diện chứ không dựa trên một hoặc một số chứng cứ đơn lẻ.
    Vợ chồng giám đốc buôn lậu gỗ trắc bị đề nghị đến 14 năm tù - ảnh 2 Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Đặng Văn Mạnh
    Các chứng cứ sử dụng để quy kết trách nhiệm của các bị cáo như trong cáo trạng được thu thập hợp pháp, đúng trình tự thẩm quyền. Hệ thống các chứng cứ thu thập được là phù hợp, logic và với diễn biến hành vi phạm tội của các bị cáo. Do đó VKS ban hành cáo trạng luận tội, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo là hoàn toàn có cơ sở.
    Vấn đề cơ quan CSĐT bán vật chứng trong giai đoạn điều tra, đại diện VKS cho biết VKSND Tối cao đã có văn bản trả lời cụ thể ĐBQH tỉnh Quảng Trị. Hơn nữa cơ quan có thẩm quyền của VKSND Tối cao cũng đã có văn bản chuyển cho cơ quan điều tra thuộc VKSND Tối cao kèm theo toàn bộ những tài liệu liên quan để cơ quan này xác minh, xử lý, giải quyết theo thẩm quyền. Ai vi phạm, vi phạm đến đâu, vi phạm như thế nào thì cơ quan điều tra VKSND Tối cao sẽ có trách nhiệm trả lời trước công luận.
    Liên quan đến ý kiến cho rằng cơ quan C46 Bộ Công an đã có văn bản trả lời Công ty Ngọc Hưng không phạm tội. Đại diện VKS khẳng định cáo trạng truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu đối với Công ty Ngọc Hưng dựa trên hệ thống các chứng cứ thu thập được, còn các văn bản trả lời của C46 Bộ Công an không phải là quyết định cuối cùng, những văn bản này chỉ có giá trị tham khảo.
    Vợ chồng giám đốc buôn lậu gỗ trắc bị đề nghị đến 14 năm tù - ảnh 3 Vợ chồng bị cáo Trương Huy Liệu và Trần Thị Dung tại tòa
    Tại phần tranh luận, các luật sư và bị cáo đều cho rằng cáo trạng không chứng minh được hành vi phạm tội của các bị cáo. Từ đó đề nghị HĐXX tuyên các bị cáo vô tội, khôi phục quyền hợp pháp theo quy định pháp luật đồng thời trả cho Công ty Ngọc Hưng lô gỗ theo giá thị trường.
    Trong khi phản bác việc cáo buộc không có cơ sở pháp lý, luật sư của các bị cáo cũng làm rõ thêm những dấu hiệu “vu khống” để thu giữ lô gỗ, bán rẻ trong qua trình điều tra.
    Luật sư Đỗ Ngọc Quang (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng việc cơ quan CSĐT VKSND Tối cao đã tự bán lô gỗ là tang vật của vụ án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003.
    Theo LS Quang, điều này đã dẫn đến việc không thể giám định lại khối lượng gỗ thực chất là bao nhiêu trong khi các kết luận giám định không đáng tin cậy, vi phạm pháp luật giám định tư pháp; bị cáo Liệu khẳng định không có gỗ giáng hương trong lô gỗ nhập khẩu; không thể xác định dấu búa kiểm lâm của Lào hay của bất cứ nước nào; không xác định được giá trị thực của lô gỗ là 63 tỉ đồng hay 300 tỉ đồng.
    Ngoài ra, LS cho rằng có nhiều mập mờ về tính minh bạch của những người tiến hành bán đấu giá lô gỗ. Việc bán đầu giá cũng có những dấu hiệu trái quy định của pháp luật như gỗ để tại Đà Nẵng nhưng được bán đấu giá tại Hà Nội. Không ai biết về thời gian, địa điểm bán đầu giá nên chỉ có một người tham gia đấu giá, việc vận chuyển gỗ từ cảng Đà Nẵng ra Bắc Ninh được thực hiện như thế nào…
    “Chính vi phạm thủ tục tố tụng về xử lý vật chứng tại giai đoạn điều tra đã làm cho quá trình tố tụng của vụ án kéo dài, xét xử nhiều lần mà không thể tuyên án khiến các bị cáo và người dân nghi ngờ về công lý, lẽ phải và pháp luật của Nhà nước” – LS Quang nói thêm.
    Ngày mai, phiên tòa tiếp tục.
    (PLO)- Ngày 15-8, TAND TP Đà Nẵng tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo trong vụ án buôn lậu gỗ trắc.
    T.AN

    Cựu tổng cục trưởng Cảnh sát và kỳ án gỗ lậu

    Cựu tổng cục trưởng Cảnh sát và kỳ án gỗ lậu
    (PLO)- Ông Phan Văn Vĩnh khi là thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề xuất bán lô gỗ vật chứng của vụ án với số tiền chỉ 63,8 tỉ đồng trong khi chủ doanh nghiệp cho rằng có giá khoảng 300 tỉ đồng.
    Ông Phan Văn Vĩnh (cựu trung tướng, tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) bị bắt vì liên quan đến vụ đánh bạc qua mạng lên đến gần 10.000 tỉ đồng xôn xao dư luận thời gian qua.   
    Tại miền Trung, ông cũng nổi tiếng trong việc xử lý tang vật buôn lậu gỗ mà nhiều năm qua vẫn chưa kết án được.
    Đề xuất bán lô gỗ vật chứng
    Theo hồ sơ, ngày 17-12-2011, Công ty Ngọc Hưng (tại thị trấn Lao Bảo, Quảng Trị) do ông Trương Huy Liệu làm phó giám đốc và vợ là Trần Thị Dung làm giám đốc nhập 614 m3 gỗ từ Lào qua cửa khẩu Lao Bảo.
    Cựu tổng cục trưởng Cảnh sát và kỳ án gỗ lậu - ảnh 1 Các bị cáo tại phiên tòa năm 2017.
    Hai ngày sau, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan ở cảng Cửa Việt xuất lô gỗ này sang Hong Kong. Khi lô hàng đang vận chuyển vào cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng để xuất đi thì Công an quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) phát hiện có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực hải quan và sau đó giao cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng xử lý. Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) vào cuộc và ra quyết định khởi tố vụ án.
    Sau khi khởi tố, Cục Điều tra chống buôn lậu chuyển hồ sơ cho Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) - Bộ Công an. Tuy nhiên, C46 có công văn kết luận: Chưa đủ yếu tố cấu thành tội buôn lậu nên hồ sơ vụ án được trả về Tổng cục Hải quan.
    Sau đó hồ sơ lại được chuyển sang Văn phòng Cơ quan CSĐT (C44) Bộ Công an và cơ quan này đã ra quyết định khởi tố ông Liệu và bà Dung về tội buôn lậu. Đồng thời, khởi tố bốn cán bộ hải quan Cửa Việt, Lao Bảo, Đà Nẵng về tội thiếu trách nhiệm.
    Trong quá trình điều tra, tháng 12-2013, ông Phan Văn Vĩnh (đang là thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an) đã có văn bản đề xuất cho bán lô gỗ vật chứng của vụ án và cơ quan chức năng đã bán được gần 64 tỉ đồng. Số tiền thu được chuyển vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.
    Kỳ án kéo dài
    Việc đề xuất, bán lô gỗ vật chứng và tranh cãi xoay quanh số tiền bán vật chứng được cho là quá rẻ nói trên khiến vụ án nhiều lần phải trả hồ sơ.
    Cụ thể, năm 2014, trong phiên xử sơ thẩm, TAND TP Đà Nẵng đã quyết định hoàn trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Và trong phiên xử sơ thẩm lần ba và tháng 8-2017, bị cáo Liệu tiếp tục cho là cơ quan điều tra đã tùy tiện mang bán đấu giá lô gỗ trên với giá rẻ mạt. “Thực tế lô gỗ trên của công ty chúng tôi vào thời điểm đó giá thị trường khoảng 300 tỉ đồng chứ không phải chỉ 63,8 tỉ đồng” - ông Liệu nói.
    Theo ông Liệu, việc bán mất số gỗ trên trong khi vụ án đang xét xử là hành vi phi tang chứng cứ.
    Các luật sư bảo chữa cho vợ chồng ông Liệu cũng cho rằng C44 và VKSND Tối cao giao Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật giám định rồi đem bán tang vật vụ án là vi phạm nghiêm trọng.
    Đặc biệt, sau khi bán số gỗ trên, cơ quan điều tra đã chi trên 3 tỉ đồng cho việc làm ngoài giờ, họp hành, giám định… và chi 50 triệu đồng để mua tin. Đây là việc làm tùy tiện nên sau đó số tiền này được HĐXX yêu cầu thu hồi lại.
    Trong các lần xét xử, các bị cáo kêu oan vì số hàng trên có nguồn gốc rõ ràng, đã khai báo hải quan và nộp thuế tại Hải quan cửa khẩu Lao Bảo.
    Ông cũng cho biết với số lượng hàng trong kho của ông lúc xảy ra vụ án, ít nhất của phải kiểm kê sản phẩm cả năm chưa xong nhưng cơ quan điều tra chỉ làm trong… 30 phút!
    Vụ án gây chú ý đặc biệt và Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến sớm xét xử để làm rõ. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Luật cũng đã có văn bản gửi bộ trưởng Bộ Công an, viện trưởng VKSND Tối cao xem xét giải quyết và báo cáo kết quả về Ủy ban Tư pháp Quốc hội.
    Trong phiên tòa, ông Hoàng Đức Thắng (Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cũng có mặt để giám sát phiên xét xử vụ kỳ án buôn lậu này. Đồng thời, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cũng có văn bản gửi các cơ quan tố tụng trung ương cho rằng việc ban hành quyết định xử lý vật chứng bằng hình thức bán đấu giá lô hàng tang vật đang trong giai đoạn điều tra vụ án là vi phạm nghiêm trọng quy định của BLTTHS và không minh bạch. Vì số tiền bán vật chứng chỉ 63,8 tỉ đồng trong khi giá thực tế tại thời điểm bán khoảng 300 tỉ đồng.
    Tòa không thể kết án, lại trả hồ sơ để điều tra bổ sung và vụ án kéo dài bảy năm nay vẫn chưa có hồi kết.
    + Tháng 12-2011, Công ty Ngọc Hưng nhập 614 m3 gỗ từ Lào qua cửa khẩu Lao Bảo và làm thủ tục xuất kinh doanh lô hàng tại cảng Cửa Việt và toàn bộ lô hàng được xếp vào 22 container, chuyển đến cảng Đà Nẵng để xuất đi Hong Kong (Trung Quốc).
    + Tháng 1-2013, CCHQ cảng Đà Nẵng tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với lô hàng của Công ty Ngọc Hưng.
    + Tháng 4-2013, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) ra quyết định khởi tố vụ án buôn lậu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra (Bộ Công an) tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
    + Tháng 6-2013, Cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự kinh tế và chức vụ (C46 Bộ Công an) có công văn gửi Tổng cục Hải quan khẳng định: “Chưa đủ yếu tố cấu thành tội buôn lậu”.
    + Tháng 11-2013, Cơ quan CSĐT C44 ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trương Huy Liệu.
    + Tháng 12-2013, trung tướng Phan Văn Vĩnh (lúc này là thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an) đã có văn bản đề xuất cho bán lô gỗ vật chứng của vụ án.
    + Tháng 10-2014, xử sơ thẩm lần thứ nhất, TAND TP Đà Nẵng đã quyết định hoàn trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
    + Tháng 5-2016, tòa tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm lần hai, sau đó trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung.
    + Tháng 8-2017, xử sơ thẩm lần ba, TAND TP Đà Nẵng lại trả hồ sơ vụ án.
    + Đến nay, C44 đã điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang VKS.
     
    LÊ PHI

    Khởi tố đối tượng chủ mưu phá 10ha rừng thông tại Lâm Đồng

    SGGPO
    Ngày 31-5, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khởi tố bị can đối với đối tượng Bạch Đình Kế (37 tuổi, ngụ Tân Hà, huyện Lâm Hà) hiện đang bỏ trốn, được xác định là kẻ chủ mưu vụ phá hơn 10ha rừng thông tại huyện Lâm Hà.
    Các đối tượng đã bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó gồm Ngô Văn Diệm (35 tuổi, tạm trú thôn 10, xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà); Nguyễn Văn Lợi (23 tuổi, ngụ thôn An Bình, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà) và Dương Văn Hồng (52 tuổi, ngụ thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà) được đưa tới hiện trường trong sự bảo vệ của gần 100 cảnh sát.
    Theo cơ quan điều tra, đối tượng Bạch Đình Kế là chủ mưu, Ngô Văn Diệm được thuê phá rừng, có giao tiền, thỏa thuận ăn chia. Diệm sau đó đứng ra thuê lại các đối tượng, trong đó có Hồng, Lợi và một số đối tượng khác (hiện đang bỏ trốn) để phá rừng.
    Cùng ngày, Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Viện KSND tỉnh Lâm Đồng tổ chức thực nghiệm hiện trường vụ phá rừng quy mô lớn xảy ra tại tiểu khu 292, lâm phần thuộc xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà.
    Tại đây, các đối tượng đã lần lượt thực hiện lại hành vi khoan cây, đổ thuốc độc vào các gốc cây thông.
    Khởi tố đối tượng chủ mưu phá 10ha rừng thông tại Lâm Đồng ảnh 1 Cơ quan chức năng đưa các đối tượng đến thực nghiệm hiện trường trong sự bảo vệ an ninh nghiêm ngăt. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
    Khởi tố đối tượng chủ mưu phá 10ha rừng thông tại Lâm Đồng ảnh 2 Ngô Văn Diệm (ở giữa) tại buổi thực nghiệm. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
    Khởi tố đối tượng chủ mưu phá 10ha rừng thông tại Lâm Đồng ảnh 3 Ảnh: ĐOÀN KIÊN
     
    Khởi tố đối tượng chủ mưu phá 10ha rừng thông tại Lâm Đồng ảnh 4 Các đối tượng thực hiện lại hành vi phá rừng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
    Khởi tố đối tượng chủ mưu phá 10ha rừng thông tại Lâm Đồng ảnh 5 Ảnh: ĐOÀN KIÊN
    Khởi tố đối tượng chủ mưu phá 10ha rừng thông tại Lâm Đồng ảnh 6 Từ trái qua, Nguyễn Văn Lợi, Ngô Văn Diệm và Dương Văn Hồng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
    Khởi tố đối tượng chủ mưu phá 10ha rừng thông tại Lâm Đồng ảnh 7 Ảnh: ĐOÀN KIÊN
     
    Khởi tố đối tượng chủ mưu phá 10ha rừng thông tại Lâm Đồng ảnh 8 Rừng thông tại tiểu khu 292 chết khô (Ảnh chụp ngày 31-5). Ảnh: ĐOÀN KIÊN
    Khởi tố đối tượng chủ mưu phá 10ha rừng thông tại Lâm Đồng ảnh 9 Cơ quan chức năng tống đạt quyết định khởi tố bị can tại nhà đối tượng Bạch Đình Kế
    Trước đó, trong một thời gian dài, các đối tượng đã hủy hoại rừng thông tại tiểu khu 292, lâm phần thuộc xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà gây thiệt hại 10,1ha, khối lượng 239m³ gỗ.
    Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
    ĐOÀN KIÊN

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    MIỀN TÂY HOANG DẠI

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/153

    VẪN THẾ MÀ!