Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 7
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Quan chức ăn tàn phá hại trong khi đất nước ngập ngụa trong nợ nần?
Vi phạm đạo đức, Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải bị cảnh cáo
(PLO)- Ông Huỳnh Quang Hải, Ủy viên ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ
Tài chính, bị cảnh cáo vì vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống và các quy
định của Đảng về những điều đảng viên không được làm.
Ngày 3-6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra
thông cáo báo chí kỳ họp 36, trong đó có nội dung xem xét, thi hành kỷ
luật đối với ông Huỳnh Quang Hải, Ủy viên ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Theo
Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Huỳnh Quang Hải đã chấp hành không
nghiêm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng; vi phạm phẩm chất đạo đức,
lối sống và các quy định của Đảng về những điều đảng viên không được
làm, về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh
đạo chủ chốt, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ Tài
chính.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Huỳnh Quang Hải.
Cũng tại kỳ họp này, Ủy Ban Kiểm tra
Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,
giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT
Tỉnh ủy các tỉnh Thái Nguyên, Cà Mau; kết quả giám sát đối với Ban cán
sự đảng UBND tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ
tịch UBND tỉnh Tây Ninh.
Qua kiểm tra, giám sát, Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và yêu cầu các
cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân rút kinh nghiệm, sớm có biện pháp khắc
phục, sửa chữa trong thời gian tới.
TUYẾN PHAN
1 trưởng Công an huyện ở Quảng Ngãi bị kỷ luật
(PLO)- Trưởng Công an huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) bị kỷ luật vì để thuộc cấp sai phạm trong việc xử lý đánh bạc.
Ngày 11-5, UBKT Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho
biết, đơn vị quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Võ Văn Náo – Ủy
viên Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Công an huyện Bình Sơn
bằng hình thức khiển trách.
Trước đó, ngày 4-5, UBKT Tỉnh ủy Quảng Ngãi tiến hành kỳ họp thứ 32 (khóa XIX), tại kỳ họp này, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, thi hành kỷ luật ông Võ Văn Náo.
Ông Náo bị kỷ luật. Ảnh: CTV.
Theo
UBKT Tỉnh ủy Quảng Ngãi, trong thời gian giữ chức ông Náo đã thiếu
trách nhiệm trong việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phòng chống tội
phạm ở địa phương, để nhiều cán bộ, chiến sĩ sai phạm trong xử lý các vụ
đánh bạc trên địa bàn huyện; giải quyết đơn tố cáo của công dân không
đúng quy định.
Vi phạm của ông Náo làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, tổ chức đảng, cơ quan nơi ông công tác.
(PLO)- Vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát và nhiều cá nhân liên quan làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và ngành công an, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
THANH NHẬT
Đề nghị kỷ luật Giám đốc sở Giáo dục Sơn La
(PLO)- Ngoài việc kỷ luật hàng loạt lãnh đạo cấp cao của tỉnh Sơn
La, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị kỷ luật ông Hoàng Tiến Đức,
Giám đốc Sở GD&ĐT, liên quan đến bê bối gian lận điểm thi.
Ngày 3-6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra
thông cáo báo chí kỳ họp 36, trong đó tập trung nhiều nội dung liên quan
đến trách nhiệm của dàn lãnh đạo tỉnh Sơn La khi để xảy ra bê bối gian
lận điểm thi gây chấn động dư luận cả nước.
Ông Hoàng Tiến Đức (bìa phải) chứng kiến cơ quan công an tống đạt quyết định khởi tố các bị can trong vụ gian lận điểm thi.
Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận
định Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã chấp hành không nghiêm nguyên tắc
tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát. Ban Thường vụ này để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm
trong công tác cán bộ, thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, nhất là
công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018.
Trong số này, ông Phạm Văn Thủy, Tỉnh ủy
viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT và ông Hoàng
Tiến Đức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Trưởng ban Thường
trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban chấm thi THPT, chịu
trách nhiệm chính về những vi phạm trong công tác tổ chức kỳ thi THPT
quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La. Vi phạm này gây hậu quả rất nghiêm
trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương và
ngành Giáo dục, gây bức xúc trong xã hội, để nhiều cán bộ, đảng viên
liên quan bị xử lý hình sự.
Cùng
chịu trách nhiệm còn có ông Cầm Ngọc Minh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy,
nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh. Ông Minh chịu
trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của UBND tỉnh.
Ngoài ra, ông Hoàng Văn Chất, Bí thư
Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cũng phải chịu trách nhiệm người đứng đầu về
những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ
luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành
kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Phạm Văn Thủy; khiển trách ông Cầm Ngọc Minh.
Đặc biệt, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Hoàng Tiến Đức; yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La và ông Hoàng Văn Chất kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc và sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.
Cùng với đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương
yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ GD&ĐT, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy các tỉnh
Hà Giang, Hòa Bình khẩn trương tiến hành kiểm tra, kiểm điểm, xử lý đối
với các tập thể, cá nhân vi phạm trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc
gia năm 2018, báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Trước đó, theo kết luận điều tra của
Công an tỉnh Sơn La, bị can Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở
GD&ĐT) khai nhận đã sửa bài thi cho 13 thí sinh, trong đó có tám
trường hợp do cấp trên là ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh
Sơn La, nhờ.
Để làm rõ lời khai trên, Cơ quan ANĐT đã
làm việc đối với ông Hoàng Tiến Đức. Giám đốc Sở GD&ĐT thừa nhận
trước khi chấm thi, một số lãnh đạo cơ quan trên địa bàn tỉnh, cán bộ Sở
GD&ĐT và người quen ngoài xã hội có con, em dự thi đã tìm gặp để
nhờ xem trước kết quả thi.
Những người này đưa cho ông Đức thông tin cá nhân (họ tên, số báo danh, các môn thi xét tuyển đại học) của tám thí sinh.
Làm việc với công an, ông Đức nói chỉ
nhận và chuyển thông tin của tám thí sinh để nhờ ông Yến giúp "xem điểm
thi" cho những thí sinh này, chứ không được hưởng lợi về vật chất từ
người chuyển thông tin thí sinh cũng như từ gia đình các thí sinh.
Tuy nhiên, sau đó, ông Đức lại thay đổi
lời khai, phủ nhận nội dung đã khai, cho rằng không nhận hay đưa thông
tin thí sinh cho ông Trần Xuân Yến.
TUYẾN PHAN
Thứ trưởng Tài chính Huỳnh Quang Hải bị kỷ luật
Ông Huỳnh Quang Hải vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống và các quy định của Đảng, theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tại kỳ họp thứ 36 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 3/6, cơ quan này
quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Huỳnh Quang Hải,
Ủy viên ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Huỳnh Quang Hải đã chấp hành không
nghiêm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng. Ông cũng vi phạm phẩm chất
đạo đức, lối sống và các quy định của Đảng về những điều đảng viên không
được làm, về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán
bộ lãnh đạo chủ chốt, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ
Tài chính.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm
tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo với
ông Huỳnh Quang Hải.
Ông Huỳnh Quang Hải sinh năm 1961 được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Tài chính
từ giữa năm 2015. Hiện ông phụ trách quản lý về thị trường chứng khoán,
tài chính, bảo hiểm, tài chính doanh nghiệp, công tác tài chính nội
ngành...
Nguyễn Hà
Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Đô đốc Nguyễn Văn Hiến
Thứ Hai, ngày 03/06/2019 18:12 PM (GMT+7)
Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ
Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với Đô đốc Nguyễn
Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng.
Kỳ họp 36
của Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ ngày 29 đến 31/5/2019 do Bí thư Trung
ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì.
(Ảnh: UBKT T.Ư)
Chiều 3/6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phát đi Thông cáo báo chí về
Kỳ họp 36 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ ngày 29 đến 31/5/2019 do Bí
thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú
chủ trì.
Theo thông cáo, tại kỳ họp thứ 36 vừa diễn ra, Ủy ban Kiểm tra Trung
ương đã xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải
quân và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết
luận tại kỳ họp 35 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của
Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên,Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định
thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, nguyên
Đảng ủy viên, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét,
thi hành kỷ luật đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung
ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng và Phó Đô
đốc Nguyễn Văn Tình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân
ủy Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải
quân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương
thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm
kỳ 2005 – 2010.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 35, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: Ban
Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân đã vi phạm nguyên tắc tập trung
dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ
đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm
trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng, để một số cán bộ, đảng
viên trong Quân chủng bị xử lý hình sự.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến. Ảnh: Báo điện tử Đảng CSVN.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết
điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; chịu trách nhiệm chính về những vi
phạm, khuyết điểm của Quân chủng và trách nhiệm cá nhân trong công tác
quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng.
Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm,
khuyết điểm của Quân chủng và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản
lý, sử dụng đất quốc phòng.
Vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân và Đô đốc
Nguyễn Văn Hiến, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo đã
gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy
tín của tổ chức đảng và Quân đội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ
luật.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải đã vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống và...
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
Truy nã Giám đốc kinh doanh Công ty Thanh Sơn
Dân trí Ngô Xuân Sử, Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Thanh Sơn, bị truy nã về tội “Buôn lậu”.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an
vừa ra quyết định truy nã đối với Ngô Xuân Sử, Giám đốc kinh doanh Công
ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Thanh Sơn (Công ty Thanh Sơn) về
tội “Buôn lậu”.
Bị can Ngô Xuân Sử.
Trước đó, ngày 14/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an ra Quyết
định khởi tố bị can số 167/C03-P14 đối với Ngô Xuân Sử về tội danh “Buôn
lậu”.Sau khi xác minh kết luận không biết rõ bị can Ngô Xuân Sử ở đâu, Cơ
quan CSĐT - Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã số 14/C03-P14 ngày 1/6
đối với Ngô Xuân Sử (SN 18/11/1973, quê quán: Hà Nội; nơi cư trú: số 3,
ngõ 641, Kim Ngưu, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Cơ quan CSĐT - Bộ Công an yêu cầu Ngô Xuân Sử ra đầu thú để được
hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước, phát động mọi người dân phát
hiện, tố giác, truy bắt kẻ bị truy nã hoặc báo cho cơ quan Công an gần
nhất hoặc liên hệ với Phòng 14, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về Tham
nhũng, Kinh tế, Buôn lậu Bộ Công an. Địa chỉ: 47 Phạm Văn Đồng, Mai
Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 0913.233.468.
T.N
Đề nghị phê bình lãnh đạo Sở QH-KT TPHCM
SGGP
Sở Nội vụ TPHCM vừa báo cáo kết quả tổ
chức kiểm điểm sai phạm của các cá nhân liên quan đến dự án Tổ hợp nhà ở
- nhà xã hội Tân Bình Apartment, số 32 Hoàng Bật Đạt, phường 15, quận
Tân Bình.
Sở Nội vụ
cho biết đã gửi kế hoạch tổ chức kiểm điểm từ ngày 1-9-2018, nhưng sau
nhiều lần gửi văn bản nhắc nhở, đến ngày 29-3-2019 Sở Quy hoạch - Kiến
trúc (QH-KT) TPHCM mới có báo cáo.
Theo kết luận của Thanh tra TPHCM, Sở
QH-KT chưa làm hết trách nhiệm trong việc ban hành 2 văn bản đề xuất
UBND TPHCM điều chỉnh tầng cao tối đa xây dựng công trình từ 14 lên 18
tầng và mái che cầu thang trên sân thượng; không phối hợp, tham khảo ý
kiến của Sở Công thương, Sở Xây dựng, đề xuất điều chỉnh tầng cao tối đa
không phù hợp quy hoạch, làm phá vỡ quy hoạch, vi phạm quy định của
UBND TPHCM về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị… Ông
Nguyễn Hoài Nam (nguyên phó giám đốc sở, hiện đã nghỉ hưu) và ông Nguyễn
Đình Hưng (phó giám đốc sở) là 2 người ký văn bản tham mưu, nhận trách
nhiệm đã chủ quan, thiếu kiểm tra phối hợp, tự nhận hình thức nghiêm túc
rút kinh nghiệm sâu sắc và xin UBND TPHCM xem xét quyết định. Ông
Nguyễn Thanh Nhã, giám đốc sở, với vai trò là người đứng đầu cũng nhận
trách nhiệm, tự nhận hình thức nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Từ nội dung kiểm điểm nêu trên, Sở Nội
vụ đề xuất UBND TPHCM có văn bản phê bình nghiêm khắc lãnh đạo Sở QH-KT
trong việc chậm báo cáo kết quả tổ chức kiểm điểm; phê bình nghiêm khắc
ông Nguyễn Hoài Nam, ông Nguyễn Đình Hưng do chưa làm hết trách nhiệm
trong việc tham mưu cho UBND TPHCM điều chỉnh tầng cao tối đa xây dựng
công trình, phê bình nghiêm khắc đối với ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc
Sở QH-KT với vai trò trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra các sai
phạm, thiếu sót theo kết luận thanh tra.
Dự án Tân Bình Apartment do Công ty TNHH
Đầu tư bất động sản Tân Bình làm chủ đầu tư. Tháng 7-2018, chủ đầu tư
đã bị xử phạt 19 lỗi với mức phạt kỷ lục là 1,64 tỷ đồng. Đến nay, việc
bàn giao căn hộ đã trễ hẹn 3 năm, chủ đầu tư vừa gửi thư ngỏ hẹn sẽ giao
căn hộ vào cuối năm nay.
MAI HOA
AB Mauri lừa dân lấy chữ ký và cuộc đối thoại bất thành
Tại
cuộc đối thoại với công ty TNHH AB Mauri, người dân yêu cầu làm rõ việc
lừa họ để lấy chữ ký đồng ý nâng công suất nhà máy, dẫn tới sự cố môi
trường nghiêm trọng.
Chiều
qua, UBND xã La Ngà, huyện Định Quán (Đồng Nai) và công ty TNHH AB
Mauri tổ chức buổi đối thoại với người dân về thông tin lừa dân lấy chữ
ký để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo người dân,
việc gian dối này nhằm tạo ra 1 bản tham vấn cộng đồng đẹp đẽ để nhà máy
trình chính quyền tỉnh Đồng Nai cho nâng công suất hoạt động. Tại
buổi đối thoại, Giám đốc điều hành công ty AB Mauri Ngô Chơn Trí khẳng
định: Bản tham vấn cộng đồng về các tác động môi trường đã trình cơ quan
chức năng là đúng pháp luật. Việc không đọc lại cho mọi người nghe và
để người dân ký vào vị trí chữ ký của lãnh đạo xã là do nhầm lẫn, sơ
suất.
Người dân tố cáo bị công ty AB Mauri lừa lấy chữ ký
Trước
thông tin này, người dân dự đối thoại đã phản đối và cho rằng việc làm
trên không phải sơ suất mà là cố ý lừa dối. Họ yêu cầu nhà máy và chính
quyền phải làm rõ động cơ của việc để họ ký vào bảng danh sách ra vào
cổng công ty vì lý do an ninh, sau đó thành chữ ký trong bản tham vấn. Trao
đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Tân (Bí thư ấp 4, xã La Ngà) cho biết: Cuối
năm 2017, ông và khoảng hơn 20 người dân khác được công ty mời đến chỉ
để tham quan dây chuyền sản xuất trong nhà máy men. Việc buổi tham quan
đó trở thành buổi tham vấn ý kiến cộng đồng về tăng công suất từ 5.000
tấn lên 6.000 tấn/năm, người dân không hề được biết trước.
Chủ tịch MTTQ xã La Ngà khẳng định những chữ ký của người dân trong bản tham vấn cộng đồng đều được ký trước khi làm biên bản
Trước
khi vào cổng, người dân được yêu cầu ký vào danh sách để sẵn ở bảo vệ
vì lí do kiểm soát an ninh nhưng sau đó toàn bộ chữ ký này lại được đưa
vào nội dung đồng ý cho công ty tăng công suất. Bất ngờ hơn, ông Tân lại
được đưa vào thành phần đại diện cho UBND xã La Ngà. Tương
tự, theo lời ông Trần Ngọc Thắng, trưởng ấp 4: “Chúng tôi rất bức xúc
khi chữ ký để vào cổng lại được đưa vào nội dung là đồng thuận cho công
ty tăng công suất. Làm sao chúng tôi có thể đồng ý, khi cả mấy chục năm
nay công ty liên tục gây mùi hôi cho cả khu vực"? Buổi đối thoại
chiều qua được tổ chức xuất phát từ yêu cầu của người dân với chính
quyền xã La Ngà. Tuy nhiên công ty TNHH AB Mauri vẫn một mực bác bỏ cáo
buộc của người dân. Bức xúc, đại diện người dân tuyên bố, nếu công
ty vẫn né tránh trách nhiệm, họ sẽ gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức
năng để vào cuộc điều tra, xử lý. Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch
UBND xã La Ngà khẳng định chính quyền đã làm đúng quy trình, cử đại diện
đến để giám sát việc công ty làm tham vấn ý kiến cộng đồng. Tuy nhiên,
do sơ suất trong việc trao đổi thông tin với người dân nên dẫn tới sự
việc trên. Trả lời báo VietNamNet, ông Lê Minh, Chủ tịch MTTQ xã
La Ngà xác nhận mình không có chức năng đại diện cho UBND xã đi giám sát
nhưng được một lãnh đạo xã chỉ đạo miệng... nên phải đi. Ông Minh cũng
thừa nhận những chữ ký của người dân trong bản tham vấn cộng đồng đều
được ký trước khi làm biên bản.
Hoạt
động hơn 20 năm nay, công ty AB Mauri ở Đồng Nai liên tục bị người
người dân phản ứng vì phát tán mùi hôi, đến nay đã bị phạt và tạm dừng
hoạt động.
XEM VIDEO: browser not support iframe. Từ
khi hoạt động vào năm 1998, công ty TNHH AB Mauri Việt Nam (chuyên sản
xuất men vi sinh), tại xã La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai liên tục bị
người dân phản ứng vì phát tán mùi hôi. Công ty vừa bị UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định xử phạt 85 triệu đồng do để xảy ra sự cố về môi trường. Cụ
thể, khi vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường theo phê
duyệt của các cơ quan chức năng, công ty đã không gửi báo cáo cho UBND
xã La Ngà tham vấn cộng đồng; Trong quá trình vận hành đã gây mùi hôi
làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đặc biệt là sự cố ngày 17/4 gây
phát tán mùi hôi nồng nặc ra khu dân cư; AB Mauri cũng chưa báo cáo kịp
thời cho các cơ quan phê duyệt đánh giá tác động môi trường về sự cố
trên.
Tìm ống ngầm theo tố cáo của dân
Song
song với quyết định xử phạt này, công ty AB Mauri tạm dừng sản xuất để
khắc phục sự cố, chỉ được phép hoạt động trở lại khi được sự đồng ý của
cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đây được xem là kết quả phản ánh gần 20 năm của người dân xã La Ngà khi phải sống trong cảnh mùi hôi nồng nặc nhiều năm. Trước
đó, người dân ấp 4, xã La Ngà liên tục gửi đơn đến các cơ quan chức
năng tỉnh Đồng Nai và Trung ương tố công ty này gây ô nhiễm môi trường.
Quá trình tố cáo kéo dài nhiều năm nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn chưa
được giải quyết. Sự cố mà công ty AB Mauri gây ra đầu tiên xảy ra
vào tháng 3/2008: Hàng chục tấn cá nuôi lồng bè trên sông La Ngà sát nhà
máy bị chết trắng mặt sông.
Gần
một tháng sau, người dân lại chịu cảnh trắng tay khi cá nuôi trong bè
tiếp tục chết trắng. Cả hai đợt có gần 300 tấn cá bị chết, gây thiệt hại
khoảng 8,4 tỷ đồng. Báo cáo của Sở TN&MT Đồng Nai ngày
4/4/2008 xác định nguyên nhân chính khiến cá chết là do nước thải của
công ty AB Mauri và công ty CP Mía đường La Ngà gây ra. Sau đó,
UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định xử phạt AB Mauri 32 triệu đồng, tạm
đình chỉ hoạt động cho đến khi hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải đạt
tiêu chuẩn. UBND huyện Định Quán cũng ra nhiều văn bản yêu cầu công ty
phối hợp với địa phương thống kê, thỏa thuận mức đền bù thỏa đáng cho
người dân. Đỉnh điểm vào cuối năm 2011, hàng trăm người dân xã La
Ngà tập trung trước cổng công ty AB Mauri hơn 20 ngày để phản đối công
ty vì gây ô nhiễm. Những
ngày sau đó, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã vào cuộc thanh tra
hoạt động sản xuất của của AB Mauri. Sau quá trình thanh tra, UBND tỉnh
Đồng Nai đã ra quyết định tạm đình chỉ sản xuất trong 3 tháng đối với
công ty này do gây ô nhiễm môi trường.
Xử phạt 85 triệu đồng, dừng sản xuất Đến
đầu năm 2012, công ty AB Mauri được phép hoạt động trở lại nhưng sản
xuất công suất thấp, người dân vẫn ngửi thấy mùi hôi từ trong công ty
nhưng mức độ nhẹ hơn trước đây. Tuy nhiên, từ giữa năm 2018 đến
nay, mùi hôi lại bốc ra nồng nặc từ khu vực bể chứa men vi sinh của công
ty này. Đến ngày 17/4 vừa qua, thêm một sự cố môi trường lại xảy ra khi
mùi hôi thối phát tán ra khu dân cư gây ô nhiễm cả khu vực, nguyên nhân
được phía công ty giải thích là do sự lỗi kỹ thuật của công nhân trong
quá trình vận hành làm phát tán mùi hôi ra môi trường. Từ sự cố
này, Sở TN&MT Đồng Nai phối hợp với các cơ quan chức năng đã xử lý
bằng việc phạt hành chính công ty 85 triệu đồng. Đồng thời, công ty cũng
ngưng hoạt động bắt đầu từ hôm nay, 3/6 và chỉ được hoạt động trở lại
khi có quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. Về nguyên nhân
gây mùi hôi, theo người dân xã La Ngà không phải là do lỗi kỹ thuật như
công ty giải thích mà do nhà máy không đáp ứng được công suất sản xuất,
nguyên nhân của sự việc này là do gần đây công ty tăng công suất từ
5.000 tấn lên 6.000 tấn/năm. Nhiều hộ dân cho rằng, trước khi tăng
công suất, công ty phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong
đó có nội dung quan trọng là tham vấn ý kiến cộng đồng thì công ty này
được cho là gian dối, lừa dân ký vào biên bản mà người dân không được
biết nội dung. Vụ việc này đang được Thanh tra Bộ TN&MT vào cuộc xử
lý. Cũng trong thời gian này, bà Lê Thị Tình (người dân ấp 4, xã
La Ngà) gửi đơn tố cáo về việc công ty AB Mauri có đường ống xả thải
ngầm trái phép dưới lòng đất. Ngày 31/5 vừa qua, các cơ quan chức năng
của tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khai quật vị trí nghi ngờ có đường ống ngầm
nhưng không phát hiện, đồng thời công ty này cũng đã phá bỏ đường ống
nối từ nhà máy ra lòng sông. Ông Trần Trọng Toàn - Chi cục trưởng
Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai cho biết, hiện nay các ngành chức
năng đang giám sát chặt chẽ hoạt động của công ty AB Mauri, nếu công ty
tiếp tục để xảy ra các sự cố gây ô nhiễm thì các cơ quan có thẩm quyền
sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bà Lê Thị Tình, người gần 20 năm đi kiện công ty gây mùi hôi
Đoàn xe lao về nhà máy xử lý rác Đa Lộc, huyện Tân Phú, Đồng Nai để lấp khẩn trương một hồ nước chứa ....
Minh Tâm - Bùi Cảnh - Thanh Tùng
'Hạt giống lép' Phạm Văn Thủy trong vụ gian lận thi cử Sơn La
04/06/2019 09:23 GMT+7
TTO - Ông Phạm Văn Thủy vốn là một trong số 59
cán bộ trung ương luân chuyển trong nhiệm kỳ 2011-2016. Ông bị xác định
là chịu trách nhiệm chính cùng giám đốc Sở GD-ĐT Hoàng Tiến Đức trong vụ
án gian lận thi cử Sơn La.
Ông Phạm Văn Thủy - Phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, trong buổi cung cấp thông tin cho báo chí tháng 7-2018 - Ảnh: VŨ TUẤN
Cái tên Phạm Văn Thủy xuất hiện trong thông cáo của Ủy ban Kiểm tra trung ương gợi nhiều suy nghĩ. Ông
Thủy năm nay 50 tuổi, vốn là một trong số 59 cán bộ trung ương luân
chuyển trong nhiệm kỳ 2011-2016. Từ vị trí cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở
(Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch), ông được điều về làm tỉnh ủy viên,
phó chủ tịch UBND tỉnh Sơn La vào tháng 4-2014. Trong công tác cán
bộ, người thuộc diện luân chuyển luôn được xem là "hạt giống đỏ". Họ
phải là những cán bộ trẻ, nằm trong quy hoạch, có năng lực và triển vọng
phát triển. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc cứ được luân
chuyển là nghiễm nhiên sẽ được thăng tiến sau thời gian luân chuyển (ít
nhất 36 tháng). Nếu không hoàn thành nhiệm vụ hoặc"dính" án kỷ luật thì
sẽ bị bố trí vị trí thấp hơn chức danh đảm nhiệm trước khi luân chuyển. Ông
Phạm Văn Thủy là một trường hợp điển hình. Với mức kỷ luật cảnh cáo và
bị xác định là "đầu vụ" (chịu trách nhiệm chính cùng giám đốc Sở GD-ĐT
Hoàng Tiến Đức) trong một vụ án gian lận thi cử
chấn động đi vào lịch sử, ông Thủy còn đối diện với các hình thức xử lý
khác bởi kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, xử lý hình sự.
"Hạt giống đỏ" nếu không tu dưỡng, rèn luyện sẽ trở thành "hạt giống lép". Bài học ấy không mới nhưng vẫn luôn giá trị.
TTO
- Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ
luật ông Hoàng Tiến Đức - giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La sau vụ gian lận thi
cử THPT quốc gia.
ĐÀ TRANG
Nhiều đối tượng “gác kiếm” đi làm ăn nhưng bản chất vẫn làm "xã hội đen"
Thứ 3, 04/06/2019 | 10:58
0
Đó
là nhận định của Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm khi trả lời chất vấn của
đại biểu Quốc hội sáng 4/6. Nhiều đại biểu cho rằng, bộ Công an cần
quyết liệt hơn nữa trong việc xử lý tội phạm tín dụng đen.
Theo Bộ trưởng Công an, thời gian qua, Bộ đã chỉ đạo mở
nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc,
trong đó trọng tâm là triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức liên
quan đến hoạt động tín dụng đen.
Năm 2018, Công an các đơn vị, địa phương đã xử lý hơn 2.500 vụ việc
liên quan đến tín dụng đen; trong đó khởi tố 34 vụ, với 66 bị can về tội
cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 201- Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và 2.353 vụ án khác có liên quan
(84 vụ giết người, 855 vụ cố ý gây thương tích, 105 vụ cướp tài sản và
1.309 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến tín dụng đen).
Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm trước phiên trả lời chất vấn sáng nay 4/6. Ảnh: Ngọc Thắng
Trong 5 tháng đầu năm 2019, lực lượng Công an đã triệt phá 933 băng,
nhóm tội phạm (riêng đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm từ
16/12/2018 đến 15/2/2019 đã triệt phá 436 cơ sở, khởi tố 12 vụ, 358 bị
can liên quan tín dụng đen); trong đó, đã chủ động đồng loạt ra quân,
đấu tranh triệt phá nhiều đường dây, băng nhóm cho vay lãi nặng, siết
nợ, đòi nợ thuê.
“Điển hình một số vụ phá đường dây cho vay lãi nặng, tạm giữ hình sự 11 đối tượng, thu giữ 11 tỷ đồng, 3 xe ôtô tại Hà Nội;
vụ triệt phá nhóm đối tượng hoạt động tín dụng đen núp dưới danh nghĩa
công ty Tài chính Nam Long, bắt giữ 18 đối tượng thuộc 32 chi nhánh ở
nhiều địa phương tại Thanh Hóa...
Những kết quả này đã kiềm chế, làm cho hoạt động của tội phạm có tổ
chức nói chung, các băng nhóm liên quan đến tín dụng đen nói riêng không
còn manh động, công khai như trước”, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đặt câu hỏi chất vấn tới Bộ trưởng Tô Lâm. Ảnh: Ngọc Thắng
Người đứng đầu ngành công an cũng khẳng định, loại tội phạm này đang
có diễn biến rất phức tạp: “Dân gian thông thường gọi tội phạm xã hội
đen. Nhiều đối tượng vi phạm hình sự với vỏ bọc là “gác kiếm đi làm ăn”
nhưng bản chất vẫn lợi dụng làm "xã hội đen". Các đối tượng này chúng ta
đã phát hiện. Có nhiều ông chủ của công ty, tổ chức kinh tế cũng là tội
phạm hình sự.
Có một số đối tượng cải tạo đi làm kinh tế, nhưng lại lợi dụng làm
kinh tế để tội phạm. Với bề ngoài xăm trổ, đi đe dọa từ thủ đoạn đơn
giản ban đầu chỉ là lôi kéo, sau đó là khống chế và không đòi được còn
đi vu khống, chống đối cơ quan chức năng. Chúng tôi đang quyết liệt
chống phá loại tội phạm này và tích cực quản lý”.
Từ vấn đề đặt ra, Bộ trưởng Tô Lâm nêu ra 3 giải pháp để giải quyết
vấn nạn này: “Bản chất của tín dụng đen là quan hệ về dân sự, về kinh
tế. Tuy nhiên, vấn đề này lại có một giới hạn nhất định mà nếu vượt qua
giới hạn đó sẽ trở thành vấn đề về hình sự. Có 3 giải pháp nhằm hạn chế
loại băng nhóm tội phạm này. Thứ nhất, Bộ Công an cần tiếp tục duy trì
khí thế tấn công, trấn áp mạnh mẽ tội phạm vi phạm pháp luật liên quan
đến tín dụng đen như hiện nay.
Thứ hai, về mặt pháp luật, nhiều đối tượng đang lợi dụng kẽ hở của
luật pháp để gây khó khăn cho việc xử lý. Bộ Công an đề xuất khẩn trương
có hướng dẫn để giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến xử
lý tội phạm tín dụng đen.
Ngoài ra, đề nghị phía ngân hàng
tiếp tục đa dạng hóa các hình thức cho vay, tạo điều kiện cho người dân
tiếp cận vốn ngân hàng, vốn lành mạnh, không cho tín dụng đen có đất
hoạt động”.
Nhóm PV Quốc hội
Biểu hiện từ việc kỷ luật thứ trưởng Huỳnh Quang Hải
(Tin tức thời sự)
-
"Nhiều cán bộ trong thời gian gần đây bị kỷ luật
vì vi phạm đạo đức, lối sống là biểu hiện của suy thoái, cần phải xem
xét xử lý nghiêm".
Sáng ngày 4/6/2019, ông Nguyễn
Đình Hương - nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương bày tỏ sự lo ngại với
Đất Việt khi liên tiếp trong thời gian qua xuất hiện các cán bộ, Đảng
viên giữ vị trí quan trọng trong hệ thống cơ quan Nhà nước bị kỷ luật vì
vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống và các quy định của Đảng về những
điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng
viên.
Mới đây nhất là việc UBKT Trung ương quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo với Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải.
Tương
tự, tháng 5/2019, ông Nguyễn Bá Cảnh - Thành ủy viên, Phó Trưởng Ban
Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng đã bị cách hết chức vụ trong
Đảng vì vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống.
Cụ
thể, ông Cảnh sống chung với người khác như vợ chồng và có con riêng
khi đang có vợ trong thời gian hôn nhân hợp pháp. Các cơ quan chức năng
đã tiến hành xem xét, tính chất, mức độ vi phạm, khuyết điểm của ông
Nguyễn Bá Cảnh là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức
đảng, cơ quan công tác.
Tháng 4/2019, UBKT Thành
ủy TP. HCM cũng ra thông báo kết quả xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông
Lê Trương Hải Hiếu, Phó bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận 12 đã vi phạm
trong việc có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng
chậm báo cáo với tổ chức. Sau đó, ông Hiếu bị kỷ luật khiển trách.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải bị UBKT Trung ương quyết định kỷ luật cảnh cáo vì vi phạm đạo đức, lối sống...
Nguyên
Phó ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương đánh giá: "Với những cán
bộ bị kỷ luật vi phạm về đạo đức, lối sống cho thấy đây là một bộ phận
có biểu hiện suy thoái tư tưởng. Một Đảng viên mà không tuân thủ pháp
luật thì Đảng viên đó là hư hỏng rồi".
Ông Hương
cho rằng, nhiều vị quan chức có lối sống không lành mạnh, vi phạm Luật
hôn nhân gia đình, khi chưa dứt điểm với người cũ đã tìm đến với những
người mới thì trước tiên lỗi thuộc về chính cán bộ, Đảng viên đó chứ
không thể đổ lỗi cho công tác lựa chọn, tổ chức cán bộ.
"Hơn
ai hết, những cán bộ làm việc trong các cơ quan công quyền phải là
người hiểu, nắm rõ pháp luật. Không ai chấp nhận một cán bộ cấp cao mà
lại chưa ly hôn dứt điểm với vợ cũ mà đã chung sống, làm đám cưới với vợ
mới. Không ai chấp nhận được chuyện đó" - ông Hương bày tỏ.
Đảng
viên phải luôn chấp hành, một là những điều Đảng viên không được làm,
hai là luật mà Nhà nước ban hành. Nếu Đảng viên nào vi phạm một trong
hai điều này thì cũng đều không tủ tư cách, phẩm chất đạo đức để làm cán
bộ, lãnh đạo trong các cơ quan công quyền.
"Cán bộ
mà còn vi phạm đạo đức, lối sống thì quần chúng nhân dân lại càng bất
bình. Bình đẳng giới, quyền lợi của người phụ nữ sẽ như thế nào nếu như
người chồng không chấp hành đúng Luật Hôn nhân gia đình?
Vì
thế, cần phải kiên quyết xử nghiêm các Đảng viên vi phạm. Nhất là với
những cán bộ nắm vị trí, chức vụ quan trọng trong cơ quan Nhà nước thì
lại càng phải nghiêm minh.
Việc xử lý với Đảng viên vi phạm đạo đức, lối sống cũng cần đề ra khung hình phạt với từng mức độ vi phạm.
Bên
cạnh việc xử lý về mặt Đảng thì cũng cần xem xét xử lý khía cạnh chính
quyền để răn đe, tránh các trường hợp khác về sau mắc phải" - ông Hương
đề nghị.
Vân Nam
“Nhóm lợi ích” đang đưa đất nước đứng trước những nguy cơ khó lường
Đã
có vô số bài viết, bài phát biểu đăng trên báo chí phê phán, đả phá các
rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nhất là với khối doanh
nghiệp tư nhân. Những rào cản đó là sự bất cập về chủ trương, chính
sách; là các nạn giấy phép con; thanh tra, kiểm tra; tệ hành chính, quan
liêu… của công chức, viên chức đối với doanh nghiệp. Ngoài các
rào cản trên đây còn có một rào cản rất lớn, đó là “nhóm lợi ích”. Đây
là thế lực mạnh nhất, đang lũng đoạn nền kinh tế đất nước, và tất nhiên
là rào cản lớn nhất trong việc đảm bảo một môi trường kinh doanh lành
mạnh, công bằng cho doanh nghiệp. “Nhóm lợi ích” thực chất là sự
cấu kết, thông đồng giữa những doanh nhân giàu có với những người có
quyền lực trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị để bòn rút tài sản
nhà nước, của nhân dân nhằm. Sự cấu kết này làm cho người có tiền
trở thành người quyền lực chi phối và người có quyền lực sẽ trở thành
người có rất nhiều tiền, không chỉ để họ trở nên giàu có mà còn có tiềm
lực tham gia “thị trường” mua quan bán chức để chui sâu leo cao. Họ cùng
chung mục tiêu thao túng được thật nhiều quyền lực và thật nhiều tiền.
Còn có một rào cản rất lớn, đó là “nhóm lợi ích”. Ảnh minh họa
Những
lãnh đạo có vai trò chủ chốt nhưng tha hóa ở các cơ quan các cấp mới có
vai trò chi phối để cấu kết với doanh nghiệp hình thành “nhóm lợi ích”.
Từ đó đồng tiền bất minh cộng với quyền lực được sử dụng vào mục đích
bất chính tạo thành sức mạnh khống chế, lũng đoạn tổ chức và xã hội. Hiện
nay, “nhóm lợi ích” ở nước ta đã và đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực
kinh tế, bao gồm quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý dự án đầu tư,
nhất là đầu tư công; quản lý ngân sách, thuế, quản lý ngân hàng - tín
dụng; quản lý các nguồn vốn và chương trình đầu tư về xã hội; quản lý
tài sản, đất đai, bất động sản, tài nguyên khoáng sản, xuất nhập khẩu;
quản lý biên chế, nhân sự;… Một trong những hình thức biểu hiện
của “nhóm lợi ích” là doanh nghiệp sân sau. Hình thức này có ở mọi cấp,
mọi ngành, trên mọi lĩnh vực. Từ việc bố trí đến sắp xếp dự án đầu tư;
quản lý các nguồn vốn, chương trình đầu tư xã hội; chuyển đổi mục đích
sử dụng đất, chuyển nhượng đất công, cổ phần hóa doanh nghiệp… Và có mặt
ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, từ doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp nhà nước đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Rất
nhiều quan chức có doanh nghiệp sân sau và một quan chức có rất nhiều
doanh nghiệp sân sau. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn chỉ ra:
"Có ông không chỉ một sân sau mà còn 2, 3 thậm chí là 13-14 sân sau.” Ưu
thế của doanh nghiệp sân sau khi tham gia thực hiện các dự án, do được
người nắm quyền lực ưu ái nên hầu hết các dự án được chỉ định thầu,
thiếu công khai minh bạch. Theo VietNamNet,
số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, chỉ riêng năm
2017, cả nước có 221.469 gói thầu, trong đó có tới 153.280 gói thầu được
chỉ định thầu, chiếm 69%. Không công khai minh bạch trong kinh
doanh của các doanh nghiệp sân sau, nhất là các doanh nghiệp bất động
sản, dẫn đến một khối lượng tài sản khổng lồ của Nhà nước rơi vào túi cá
nhân. Nếu khối tài sản này được thống kê chính xác, đầy đủ và công khai
thì chắc chắn gây sốc cho hầu hết mọi người, dù có thần kinh vững đến
mấy. Năm 2018, Bộ Tài chính chỉ thanh tra 60 dự án doanh nghiệp
nhà nước cổ phần hóa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, với diện tích
834.000m2 đất sản xuất chuyển đổi thành cao ốc, trung tâm thương mại,
tất cả đều có dấu hiệu làm thất thu rất lớn cho ngân sách nhà nước. Nhiều
lô đất được phê duyệt để xây chung cư cao cấp với mức giá chỉ 20 - 40
triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường lên tới hàng trăm triệu đồng/m2,
tài sản nhà nước bị định giá rẻ đi nhiều lần. Tham
nhũng thông qua doanh nghiệp sân sau không chỉ gây tổn thất nặng nề cho
nền kinh tế mà còn để lại hệ lụy tiêu cực về chính trị, xã hội. Bởi
vậy, loại doanh nghiệp này không những không giúp ích cho dân cho nước,
là rào cản không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh chân chính mà
còn đối với sự phát triển của đất nước.
Một trong những hình thức biểu hiện của “nhóm lợi ích” là doanh nghiệp sân sau.
Xin nêu một vài ví dụ về tình trạng doanh nghiệp sân sau thao túng đất đai trong hàng chục năm qua. Năm
2008, khi tỉnh Hà Tây chuẩn bị sáp nhập về TP. Hà Nội, chỉ trong một
thời gian rất ngắn, lãnh đạo Hà Tây lúc bấy giờ đã ký cấp phép đầu tư ồ
ạt hàng trăm dự án xây dựng khu đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Đông
(nay là quận Hà Đông) và các huyện của tỉnh Hà Tây cũ tiếp giáp với Hà
Nội, với giá đất rẻ mạt làm dư luận xôn xao. Hay
như các vụ mua bán, chuyển nhượng đất dẫn đến các đại án tham nhũng như
ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang; hoặc của các ngành Công an, Quân
đội, Lâm nghiệp… Công thổ quốc gia là sở hữu toàn dân đã bị một
nhóm những kẻ có quyền lực biến chất, bảo kê bằng những công văn đóng
dấu "Mật", "Tuyệt Mật" vượt qua sự nghiêm minh của pháp luật, biến thành
tư hữu. Đó là nguyên nhân vì sao hầu hết các doanh nghiệp bất
động sản ở Việt Nam trở nên giàu có nhanh chóng, rất nhiều người trở
thành triệu phú USD. Đất đai quốc gia bị các “nhóm lợi ích” thâu
tóm, không chỉ gây thất thoát nguồn tài sản khổng lồ mà còn để lại những
hậu quả nặng nề về chính trị, xã hội; gây bất công xã hội sâu sắc, gây
bất bình trong nhân dân. Theo số liệu của Thanh tra Chính phủ,
lĩnh vực đất đai, nhà ở luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các vụ khiếu
kiện. Cụ thể năm 2011: 82%; năm 2012: 89%; năm 2013: 60,9%, năm 2016:
70%. Còn theo Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 6 tháng
đầu năm 2017, Thanh tra Bộ đã nhận 1.539 lượt đơn khiếu nại, trong đó,
lĩnh vực đất đai vẫn chiếm số lượng nhiều nhất, với tỷ lệ 95,26%. Có
những vụ khiếu kiện căng thẳng, kéo dài hơn 20 năm và đến nay vẫn chưa
giải quyết xong như Thủ Thiêm, TP. Hồ Chí Minh, Dương Nội, TP. Hà Nội. Cũng
vì doanh nghiệp sân sau, vì “nhóm lợi ích” mà không chỉ quốc gia thất
thoát về tài sản, mà Đảng và Nhà nước cũng mất hàng loạt cán bộ, trong
đó có rất nhiều cán bộ cấp cao, nhiều tướng lĩnh Công an, Quân đội rơi
vào vòng lao lý hoặc bị kỷ luật như Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến cựu Chủ
tịch UBND TP. Đà Nẵng; Nguyễn Thành Tài nguyên Phó Chủ tịch UBND, Tất
Thành Cang nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành Ủy TP. Hồ Chí Minh; Phan
Thị Mỹ Thanh, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai;… Không chỉ mất tài sản,
mất cán bộ, điều nguy hại hơn là niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế
độ bị bào mòn nghiêm trọng. Hậu quả “nhóm lợi ích” gây ra, không
dừng lại ở những mất mát trên đây, mà còn đưa đất nước và chế độ đứng
trước những nguy cơ và hậu quả khôn lường. Nguy cơ và hậu quả đó
được tổng kết trong bài viết đăng “Lợi ích nhóm” và “Chủ nghĩa tư bản
thân hữu” - cảnh báo nguy cơ” đăng ở tạp chí Cộng sản (tháng 6/2015):
“Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng thực tế xã hội vẫn diễn ra một tình
hình rất đáng lo ngại là ở nước ta đang có nguy cơ chuyển biến dần dần
sang “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, do hoạt động của “nhóm lợi ích” gây
nên. Cũng có ý kiến cho rằng nước ta đã rơi vào “chủ nghĩa tư bản
thân hữu” rồi, đã vào sâu lắm rồi (?). Ở các nước, việc quản lý
nhà nước và việc điều hành kinh tế tách biệt rành mạch, và ở họ doanh
nghiệp nhà nước cũng ít hơn ta. Còn ở ta, với đặc điểm cơ quan nhà nước
vừa quản lý về mặt nhà nước, vừa trực tiếp điều hành kinh tế, doanh
nghiệp nhà nước nhiều, lại yếu kém trong quản lý, không ít trường hợp
đằng sau cái vỏ doanh nghiệp nhà nước là tư nhân núp bóng, vì vậy, đề
phòng “lợi ích nhóm” ở Việt Nam còn phức tạp hơn các nước khác, nếu
không đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả. Đây là nguy cơ lớn nhất
đang hiện hữu dần, đe dọa sự phát triển lành mạnh của đất nước và sự tồn
vong của chế độ theo định hướng xã hội chủ nghĩa (lành mạnh). Nguy
cơ này bao trùm, đáng lo hơn bất kỳ sự đe dọa nào, tác động chi phối
chính, làm trầm trọng các nguy cơ khác, tạo điều kiện cho các nguy cơ
khác phát triển và gây tác hại. Đây là điểm lớn nhất, cốt lõi nhất của
cuộc đấu tranh về quan điểm lập trường; là trọng tâm trong chống “tự
diễn biến”. Nếu Đảng và Nhà nước ta không ngăn chặn được hoạt động
của “nhóm lợi ích”, để nó tiếp tục phát triển, dẫn đến lũng đoạn ngày
càng lớn hơn thì sự phát triển của đất nước bị nguy khốn và chế độ chính
trị sẽ thay đổi theo hướng xấu, vào “chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Khát
vọng và hy sinh xương máu của hàng triệu đảng viên và nhân dân trong
giải phóng và xây dựng đất nước sẽ trở nên xa vời, bị phản bội; mong
muốn thiết tha của Bác Hồ cũng không thực hiện được. Vai trò của Đảng
chân sẽ bị thách thức; vai trò Nhà nước sẽ bị thương mại hóa, biến chất;
dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạt về quyền lực và tài sản của cải;
chế độ xã hội sẽ trở thành không còn dân chủ và tự do; quyền lực và vật
chất sẽ chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ. Lúc này, hơn lúc nào hết,
cần nhận thức rõ nguy cơ này và có quyết tâm bảo vệ quyền lợi dân tộc,
không để “nhóm lợi ích” và “chủ nghĩa tư bản thân hữu” thao túng. Nguyễn Huy Viện
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất