Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 7

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chủ tịch tỉnh Gia Lai đi ăn phở bị dân úp bát phở lên đầu vì tội ăn tàn phá hoại của dân

Nhiều cán bộ ở TP HCM liên quan vụ án tham ô 7,4 tỷ đồng

Để Loan lập khống hồ sơ vay vốn tham ô tiền của quỹ xóa đói giảm nghèo, nhiều cán bộ phường ở quận 11 bị xem xét trách nhiệm.    

TAND TP HCM chiều 30/5 tuyên phạt Quách Vân Loan (nguyên kế toán Ban xóa đói giảm nghèo phường 11, quận 6) mức án 20 năm tù về tội Tham ô tài sản, buộc bồi thường hơn 5,9 tỷ đồng còn lại cho ngân sách.
Trần Ngọc Tân, Nguyễn Thị Thanh Lan (đều là nguyên phó Chủ tịch UBND phường) và Phùng Thị Lộc (cựu thủ quỹ Ban xoá đói giảm nghèo) nhận 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
HĐXX ghi nhận kiến nghị của VKS, yêu cầu cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ trách nhiệm một số cá nhân thuộc Ban xóa đói giảm nghèo phường 11 trong thời điểm xảy ra vụ án; lời khai của Loan về việc được bà Diễm Kiều (khi đó là Phó phòng Lao động - Thương binh Xã hội quận 6) chỉ dẫn cách thức rút tiền từ quỹ xóa đói giảm nghèo và gây áp lực đòi nợ bị cáo.
Bị cáo Loan nhận 20 năm tù. Ảnh: Hoàng Yến. 
Bị cáo Loan nhận 20 năm tù. Ảnh: Hoàng Yến. 
Tòa xác định, từ năm 2012 đến 2015, Loan lập khống 267 hồ sơ vay vốn Quỹ xóa đói giảm nghèo, thu hồi vốn vay nhưng không nộp lại, chiếm đoạt gần 7,4 tỷ đồng.
Theo quy trình, các hồ sơ vay vốn của người dân thuộc diện nghèo được xem xét trong cuộc họp tổ dân phố, sau đó chuyển lên phường. Cán bộ chuyên trách sẽ lập hồ sơ, chuyển đến Ban xoá đói giảm nghèo đề xuất cấp trên. Khi được duyệt, tiền được chuyển về địa phương, phường sẽ mời các hộ lên nhận vốn. Tuy nhiên, Loan tự ý lập biên bản họp xét duyệt, đưa cho Tân, Lan ký, rồi trình lên các cấp trên duyệt. 
Để che giấu hành vi của mình, Loan nộp lãi đầy đủ, có trường hợp trả một phần gốc. Đối với các hồ sơ vay vốn thật, Loan lập sổ theo dõi cho vay, thu lãi, thu nợ nhưng không nộp vào tài khoản của phường mà chiếm đoạt sử dụng cá nhân, sau đó giả chữ ký của người vay tự làm đơn xin gia hạn nợ.
Cơ quan điều tra xác định các bị cáo Tân, Lan, Lộc không kiểm tra đối chiếu tạo điều kiện để Loan chiếm đoạt tiền ngân sách.
Lý giải hành vi của mình, Loan khai vay của bà Diễm Kiều 3 tỷ đồng với lãi suất 4% mỗi tháng. Số tiền này bà ta cho người khác vay lại lấy lãi cao hơn nhưng họ sau đó không có khả năng trả nợ. Bị bà Kiều đòi gắt gao, Loan nảy sinh ý định rút ruột tiền quỹ hỗ trợ người nghèo để trả. 
Được triệu tập đến tòa, bà Kiều khẳng định không có quan hệ vay mượn với bị cáo Loan.
Hải Duyên

Nữ cán bộ TP HCM tham ô quỹ cho người nghèo 7 tỷ đồng

Chuyên trách công tác xoá đói giảm nghèo ở phường, Loan kê khống gần 300 hồ sơ vay vốn để chiếm đoạt tiền.

Công an TP HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển VKS cùng cấp đề nghị truy tố Quách Vân Loan (nguyên cán bộ UBND phường 11, quận 6) về tội Tham ô tài sản
Liên quan vụ án, nguyên Phó chủ tịch phường Trần Ngọc Tân cùng các cấp dưới Nguyễn Thị Thanh Lan, Phùng Thị Lộc bị cáo buộc Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bà Loan. Ảnh: Công an cung cấp. 
Bà Loan. Ảnh: Công an cung cấp.
Theo điều tra, năm 2012 Loan được lãnh đạo UBND phường 11 phân công nhiệm vụ tham mưu, quản lý sổ sách, phát vay và thu hồi các nguồn vốn vay xoá đói giảm nghèo.
Theo quy trình, các hồ sơ vay vốn của người dân thuộc diện nghèo được xem xét trong cuộc họp tổ dân phố, sau đó chuyển phường. Cán bộ chuyên trách sẽ lập hồ sơ, chuyển lên Ban xoá đói giảm nghèo đề xuất cấp trên. Khi được duyệt, tiền sẽ được chuyển về địa phương và mời các hộ lên nhận vốn vay.
Tuy nhiên, từ khi Loan phụ trách, gần 300 gia đình bỗng dưng thành "hộ nghèo" khi có tên trong danh sách vay nợ 30 triệu đồng.
Cảnh sát xác định, từ tháng 10/2012 đến 11/2015 Loan đã lập hồ sơ khống mang tên các hộ dân, vay vốn quỹ xóa đói giảm nghèo. Bà ta tự làm biên bản họp xét, trình Trưởng Ban giảm nghèo phường 11 ký, rồi nhận tiền. Ngoài ra, khi thu hồi vốn vay của các hộ nghèo thật, bà ta cũng bỏ túi riêng. Tổng cộng, Loan chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng.
Ban chỉ đạo giảm nghèo quận 6 hầu như không có công tác kiểm tra, giám sát; bỏ qua nhiều quy trình xét đơn đề nghị vay vốn. Loan có thể chiếm đoạt số tiền lớn được cho là do trách nhiệm của Tân, Lan và Lộc.
Hiện, Loan khắc phục được gần 450 triệu đồng.
Quốc Thắng

Nguyên trưởng ban bồi thường giải phóng mặt bằng ở TP HCM lĩnh án tử hình

Quản lý tài khoản của Ban bồi thường quận Tân Phú, Danh chỉ đạo cấp dưới lập thu chi khống để chiếm đoạt 54 tỷ đồng. 
Chiều 1/6, sau hai ngày xét xử, TAND TP HCM tuyên phạt bị cáo Thi Danh (61 tuổi, nguyên Trưởng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Phú) mức án tử hình về tội Tham ô tài sản, buộc bồi thường 40 tỷ đồng tiền thất thoát cùng lãi phát sinh.
Liên quan vụ án, Nguyễn Duy Linh (37 tuổi, nguyên kế toán trưởng) lĩnh 15 năm tù, 4 bị cáo khác nhận 2-5 năm tù về cùng tội danh.
HĐXX cũng kiến nghị cơ quan điều tra xem xét dấu hiệu phạm tội của một số người nhận tiền của Danh, do đây là tiền phạm tội mà có.
Bị cáo Danh sau phiên xử. Ảnh: Hải Duyên.
Bị cáo Danh sau phiên xử. Ảnh: Hải Duyên.
Theo điều tra, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Phú được thành lập năm 2003, có nhiệm vụ lập dự án, phương án và mức bồi thường, hỗ trợ... Từ tháng 11/2003 đến tháng 1/2016, Ban được giao thực hiện nhiều dự án trên địa bàn.
Lợi dụng việc quản lý 3 tài khoản của Ban bồi thường, ông Danh chỉ đạo Linh lập hồ sơ, ký thủ tục chi sai quy định để chiếm đoạt hơn 54 tỷ đồng ngân sách. Số tiền này được ông ta chuyển cho 16 trường hợp có quan hệ thân thiết hoặc chủ nợ.
Riêng ở dự án cải tạo kênh và đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm, Danh đã bỏ túi 23 tỷ đồng.
Tại dự án đầu tư, xây dựng Khu liên hợp Văn hoá thể thao và dân cư Tân Thắng tại phường Sơn Kỳ, Công ty cổ phần Bất động sản Sài Gòn Thương Tín đã chuyển vào tài khoản của Ban bồi thường hơn 20 tỷ đồng để chi trả cho 5 hộ dân. Tuy nhiên, trong khi các hộ dân chưa đồng ý mức bồi thường, Danh chỉ đạo Linh đem tiền gửi tiết kiệm rồi chiếm đoạt. 
Tương tự, Danh còn chiếm đoạt cả chục tỷ đồng thông qua các dự án nâng cấp, mở rộng đường Lũy Bán Bích; hỗ trợ thiệt hại tài sản, các vật kiến trúc khác đối với Công ty cổ phần nước ngầm 2...
Các bị cáo tại toà hôm nay. Ảnh: Hải Duyên.
Các bị cáo tại toà hôm nay. Ảnh: Hải Duyên.
Sự việc bị phát hiện cuối năm 2015, khi UBND quận Tân Phú thành lập Đoàn kiểm tra việc quyết toán hoạt động thu chi tài chính, phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án. Cơ quan điều tra chỉ thu hồi được 1/3 số tiền Danh chiếm đoạt.
Quá trình xét xử, Danh và các đồng phạm thừa nhận hành vi phạm tội.
Hải Duyên

Hàng loạt cán bộ TP HCM bị phê bình vì sai phạm đất đai

Nguyên giám đốc Sở tài nguyên - Môi trường, nguyên Chủ tịch UBND quận 9 và một loạt cán bộ khác bị cho sai phạm trong việc chuyển mục đích sử dụng một khu đất.

UBND TP HCM vừa có văn bản phê bình ông Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường; bà Đặng Thị Hồng Liên, nguyên Chủ tịch UBND quận 9 (hiện là Bí thư quận 9) do sai phạm trong việc chuyển mục đích sử dụng khu đất 1A (phường Phú Hữu, quận 9) từ nông nghiệp sang đất ở.
Liên quan vụ việc, một loạt cán bộ Sở Tài nguyên – Môi trường giai đoạn xảy ra sai phạm như ông Nguyễn Văn Khoa (nguyên Phó Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính); ông Trương Văn Học (nguyên Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất); ông Võ Công Lực (Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất); ông Lâm Bội Mẫn (Phó Trưởng phòng Thu hồi đất, Trung tâm Phát triển quỹ đất) cũng bị phê bình.
Về phía quận 9, ông Võ Trí Dũng (Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường, nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Chi nhánh quận 9); ông Hồ Văn Năm (Bí thư Đảng ủy phường Tân Phú, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường); bà Lê Thị Kim Yến (Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Chi nhánh quận 9) cũng bị cho là có sai phạm.
Ông Phạm Quang Bửu (Phó Chủ tịch HĐND quận 9, nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị); ông Đặng Thanh Phong (Chủ tịch HĐND phường Phú Hữu, nguyên Phó Chủ tịch UBND phường Phú Hữu); ông Huỳnh Công Trung (cán bộ địa chính - xây dựng phường Phú Hữu); ông Nguyễn Ngọc Thanh Tuấn (cán bộ kinh tế phường Phú Hữu) bị phê bình.
Lãnh đạo UBND thành phố giao Sở Tài nguyên Môi trường triển khai các giải pháp chấn chỉnh để ngăn ngừa, không lập lại những sai sót tương tự.
Chủ tịch UBND quận 9 được giao nhanh chóng khắc phục sự việc, báo cáo cho UBND thành phố.
Trung Sơn 

Nguyên Chủ tịch xã bỏ ngoài sổ sách 4 tỷ đồng

Thanh tra huyện Triệu Phong phát hiện vị Trưởng phòng Nông nghiệp, khi còn đương chức Chủ tịch xã bỏ ngoài sổ sách 4 tỷ đồng.

Nhiều lô đất nằm bên tuyến đường qua thôn Đại Hào được thu tiền nhưng không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ảnh: HQ
Nhiều lô đất nằm bên tuyến đường qua thôn Đại Hào được thu tiền nhưng không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ảnh: HQ
Ngày 11/4, Thanh tra huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cho hay đã chuyển hồ sơ sang công an để tiếp tục làm rõ những sai phạm của ông Võ Ngọc Khoa, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sai phạm của ông Khoa diễn ra trong giai đoạn 2013-2017, khi còn là Bí thư kiêm Chủ tịch xã Triệu Đại.
Kết luận thanh tra nêu, ông Khoa đã thực hiện việc giao đất ở, đất kinh doanh, cho thuê ki ốt và thu tiền làm thủ tục giao đất trái quy định với số tiền gần 4 tỷ đồng. Vị lãnh đạo xã cũng cho phép thôn Đại Hào giao đất và thu gần 1,5 tỷ đồng trái quy định về đất đai, quản lí tài chính.
Khoản tiền được ông Khoa để ngoài sổ sách kế toán, chi xây dựng cổng và hàng rào trụ sở xã, nhà làm việc, phòng họp của UBND xã, xây nhà làm việc khối mặt trận và các công việc khác. Số tiền gần 1,5 tỷ đồng được thôn Đại Hảo sử dụng xây dựng miếu ngài, xây đình làng, hệ thống chiếu sáng thôn, tường rào nhà văn hóa thôn...
Mặc dù xã thu đủ tiền nhưng đến nay, người dân vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Huyện Triệu Phong chỉ đạo Phòng Nội vụ huyện, UBND xã Triệu Đại làm rõ trách nhiệm, đề xuất kỷ luật tập thể, cá nhân liên quan.
Hoàng Táo

Hàng loạt sai phạm trong bán nhà đất công ở Đà Nẵng

Thanh tra Chính phủ kết luận Đà Nẵng đã bán nhà đất công không qua đấu giá, xác định giá sai, tự ý giảm 10% tiền sử dụng đất...

Phó tổng thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam ngày 18/3 ký thông báo kết luận 34 thanh tra "Việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác trên địa bàn TP Đà Nẵng".
Thông báo nêu rõ việc UBND TP Đà Nẵng cho phép bán 52 cơ sở nhà đất từ năm 2010 đến 2016 khi chưa có phương án sắp xếp, xử lý là không đúng theo Quyết định năm 2007 của Thủ tướng. Kiểm tra giá thu tiền sử dụng đất của các cơ sở này, nhà chức trách phát hiện số tiền sai phạm hơn 156 tỷ đồng.
Theo đó, 14 cơ sở nhà đất được giảm hệ số sinh lợi không có căn cứ, sai quy định (hơn 83 tỷ đồng); 31 cơ sở bán cho bên thuê được giảm 10% tiền sử dụng đất không đúng quy định (hơn 52 tỷ đồng); cơ sở 48 Nguyễn Du giảm so với chứng thư thẩm định giá không có căn cứ (gần 12 tỷ đồng); giảm do đổi lại số nhà không đúng quy định tại cơ sở 34 Bạch Đằng (hơn 8,4 tỷ đồng).
31 cơ sở bán cho bên thuê có tổng diện tích nhà và đất khoảng 30.000 m2, thu về ngân sách hơn 424 tỷ đồng. Bốn cơ sở trong số này gồm nhà 47 Nguyễn Thái Học, 2 Hải Phòng, 39 Pasteur và 73 Nguyễn Thái Học thành phố bán không qua đấu giá là vi phạm Luật đất đai. Hai doanh nghiệp mua bốn bất động sản này là Công ty TNHH Minh Hưng Phát và Công ty cổ phần đầu tư Nhất Gia Phúc đều thuộc sở hữu của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "Nhôm").
Một khu nhà đất công sản trên đường Bạch Đằng được chuyển đổi mục đích sau khi bán cho doanh nghiệp. Ảnh: Nguyễn Đông.
Một khu nhà đất công sản trên đường Bạch Đằng được chuyển đổi mục đích sau khi bán cho doanh nghiệp. Ảnh: Nguyễn Đông.
Trong khi đó, 8 cơ sở nhà đất công sản, diện tích hơn 6.000 m2 (bằng 1/5 diện tích 31 nhà đất bán lại cho bên thuê), khi được đấu giá công khai đã thu về số tiền 123 tỷ đồng (bằng gần 1/3 số tiền 31 nhà đất bán cho bên thuê).
Nhiều nhà đất bán đấu giá đã thu được chênh lệch cao. Như nhà số 87 Trần Phú tăng tiền sau đấu giá gấp ba lần, thành phố đưa ra giá khởi điểm hơn 3,2 tỷ đồng và giá trúng 9 tỷ đồng. Nhà số 86 Trần Phú giá tăng gấp đôi, khi khởi điểm 2,4 tỷ đồng và giá trúng là hơn 5 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ đánh giá, kết quả này cho thấy việc bán đấu giá theo quy định đã giúp tăng nguồn thu cho ngân sách.
Đánh giá chính quyền Đà Nẵng những năm qua đã khắc phục nhiều sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai, được chỉ ra tại kết luận 2852 năm 2012, tuy nhiên Thanh tra Chính phủ cho rằng thành phố vẫn chưa truy thu hết số tiền giảm 10% tiền sử dụng đất sai quy định.
Ngoài ra, cơ quan thanh tra tiếp tục chỉ ra nhiều sai phạm khác trong lĩnh vực đất đai ở Đà Nẵng, kiến nghị Chính phủ yêu cầu thành phố truy thu gần 140 tỷ đồng, gồm: 22 tỷ đồng tiền 10% hỗ trợ lãi suất không đúng quy định; 8,4 tỷ đồng xác định sai địa chỉ cơ sở nhà đất 34 Bạch Đằng; gần 64 tỷ đồng tiền giảm 10% sai quy định; 31 tỷ đồng tiền phê duyệt giá sai thời điểm, áp dụng hệ số ngã ba, ngã tư sai quy định, giảm giá không có căn cứ...
Đà Nẵng phải thu bổ sung với những dự án tăng diện tích sau điều chỉnh quy hoạch. Ảnh: Nguyễn Đông.
Dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng đã được điều chỉnh tăng diện tích sai quy định. Ảnh: Nguyễn Đông.
Đà Nẵng sẽ phải thu hồi và điều chỉnh các văn bản về việc hỗ trợ lãi suất bằng 10% tiền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất, kinh doanh với thời hạn sử dụng lâu dài; cho phép chuyển tên người sử dụng đất không thông qua hoạt động chuyển nhượng và hướng dẫn ghi nội dung mục đích sử dụng đất trái quy định trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thành phố cũng phải xác định lại giá thu tiền sử dụng đất đối với Dự án khu đô thị Capital Square 2; lô A7 thuộc dự án xây dựng đường Nguyễn Văn Linh; nhà đất số 34 Bạch Đằng, 16 Bạch Đằng và 13 cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước được giảm hệ số sinh lợi không có căn cứ; thu bổ sung tiền sử dụng đất hai dự án điều chỉnh quy hoạch làm tăng diện tích là Khu công viên biệt thự sinh thái và văn phòng thấp tầng; dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng.
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ sai phạm trên thuộc về trách nhiệm của UBND TP Đà Nẵng, Văn phòng UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Tài chính, Công ty Quản lý nhà, hội đồng thẩm định giá, các tổ chức được giao quản lý quỹ đất và tổ chức, cá nhân có liên quan. 
Riêng dấu hiệu sai phạm tại các dự án ở Sơn Trà, như xác định giá thu tiền sử dụng lô đất 09 thuộc dự án Khu biệt thự Suối Đá; tiền thuê đất đối với dự án khu du lịch Bãi Trẹm và khu du lịch Bãi Bụt... sẽ được xem xét, xử lý tổng thể khi có kết luận thanh tra toàn diện bán đảo Sơn Trà.
Thanh tra Chính phủ cho biết đã chuyển hồ sơ, tài liệu và kết quả xác minh ban đầu 10 cơ sở nhà, đất có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang Bộ Công an để tiếp tục làm rõ theo quy định của pháp luật. Trong đó, nhiều hồ sơ liên quan đến nhà đất công sản được bán cho Vũ "Nhôm".
Trao đổi với VnExpress ngày 20/3, ông Đặng Việt Dũng - Phó chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng, cho biết Thanh tra Chính phủ đã thông báo kết luận tại Đà Nẵng đầu tuần trước, với sự tham dự của lãnh đạo thành phố và các đơn vị liên quan.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Tô Văn Hùng thông tin thêm Đà Nẵng đã giải trình nhiều vấn đề. Thanh tra Chính phủ cũng tiếp thu một số giải trình và ra kết luận cuối cùng. "Thành phố thống nhất với kết luận và sẽ nghiêm túc thực hiện", ông Hùng nói.
Lãnh đạo của UBND TP Đà Nẵng giai đoạn 2010 đến 2016 lần lượt trải qua các đời chủ tịch là ông Trần Văn Minh (2006-2011), Văn Hữu Chiến (2011-2015), Huỳnh Đức Thơ (nhậm chức từ tháng 1/2015 đến nay).
Mở rộng điều tra vụ án sai phạm quản lý đất đai liên quan Phan Văn Anh Vũ, tháng 4/2018 Bộ Công an đã khởi tố hai ông Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến về các tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015) và Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai (Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015). Ông Minh bị bắt, ông Chiến được tại ngoại.
Hôm 18/3/2019, Bộ Công an đã khởi tố thêm 7 bị can ở Đà Nẵng. Trong đó có ông Nguyễn Ngọc Tuấn (Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng từ 2012 đến 2018) về các tội danh tương tự ông Minh và ông Chiến. Nhiều cựu lãnh đạo Văn phòng UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Công ty Quản lý nhà giai đoạn trước đây cũng bị khởi tố.
Nguyễn Đông

Khám nhà cựu cán bộ Hải quan, 'lòi' 500 triệu tiền nhận hối lộ

-Khi Duy vừa từ nước ngoài về tới sân bay thì bị cảnh sát ập đến bắt giữ. Khám xét nhà cựu cán bộ Hải quan, CQĐT thu được hơn 964 triệu đồng; trong đó có hơn 500 triệu là tiền nhận hối lộ.
Theo dự kiến, hôm nay (20/9), TAND TP.HCM sẽ tiến hành xét xử đối với bị cáo Nguyễn Trường Duy (49 tuổi, nguyên cán bộ Đội kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan TP.HCM) về tội “nhận hối lộ”.Tuy nhiên, do vắng mặt người liên quan nên phiên tòa buộc phải hoãn. Trước đó, ngày 14/8, TAND TP.HCM cũng đã phải hoãn phiên tòa do luật sư bị cáo Duy có đơn xin hoãn.
Theo điều tra, qua xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, ngày 29/12/2015, khi Duy vừa từ nước ngoài về tới sân bay đã bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) bắt khẩn cấp. Khám xét nhà của cựu cán bộ Hải quan, CQĐT đã thu giữ 64 phong bì và giấy gói tiền, bên trong có tổng cộng hơn 964 triệu đồng.
Mở rộng điều tra, cơ quan công an xác định, từ tháng 9/2014 đến khi bị bắt, lợi dụng công việc của mình là trinh sát địa bàn của Tổ kiểm soát 1 thuộc Đội kiểm soát hải quan, (có nhiệm vụ kiểm tra phát hiện, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại); Duy đã chủ động thỏa thuận để nhận hối lộ của các chủ doanh nghiệp, người làm dịch vụ hải quan cho doanh nghiệp để không bị kiểm tra thực tế hàng hóa.
Theo đó, từ ngày 21-29/12/2015, Duy đã nhận hối lộ của 50 doanh nghiệp, cá nhân với tổng số tiền gần 542 triệu đồng ngay tại phòng làm việc hoặc ở nhà.
Bức xúc vì bị “làm tiền”, một cách trắng trợn, nhiều người đã làm đơn tố cáo hành vi này tới cơ quan công an.
Trong quá trình điều tra, Duy không thừa nhận hành vi, cố ý che dấu các nội dung liên quan, gây khó khăn cho công tác tố tụng.
Liên quan đến vụ án, cuối tháng 6/2017, VKSND Tối cao đã gửi đơn kiến nghị đến Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho rằng, trong vụ việc này còn có trách nhiệm của Cục Hải quan TP.HCM, và chỉ rõ một số cá nhân, tập thể liên quan.
Điều đặc biệt vào đầu những năm 90, Duy từng là cán bộ của Cục hải quan An Giang, nhưng mắc sai phạm trong kiểm soát hàng hóa nên đã bị buộc thôi việc. Không hiểu lý do gì, một thời gian sau Duy quay trở lại làm việc ở Cục Hải quan TP.HCM.
3 lần tòa trả hồ sơ yêu cầu trưng cầu giám định tốc độ của xe ô tô, lấy lời khai của người làm chứng ....
Đoàn Nga

Phó chánh án liên tục gọi điện 'giục' bị cáo đưa tiền chạy án

 - Theo tài liệu điều tra, nữ Phó chánh án TAND huyện Ea Kar (Đắk Lắk) được phân công thụ lý, giải quyết vụ án gây tai nạn giao thông chết người, đã liên tục gọi điện cho bị cáo giục đưa tiền để chạy án.
Sáng nay, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử bị cáo Trương Thị Hoa (SN 1963, nguyên Phó chánh án TAND huyện Ea Kar, Đắk Lắk) về tội nhận hối lộ.
Từ rất sớm, đông người dân đã đến dự khán phiên xét xử. Người liên quan đến vụ án là ông Nông Văn Thụt (SN 1969, trú huyện Ea Kar, người tố cáo bà Trương Thị Hoa nhận hối lộ) vắng mặt vì đang thụ án, chưa được trích xuất.
Phó chánh án liên tục gọi điện 'giục' bị cáo đưa tiền chạy án
Bị cáo Trương Thị Hoa liên tục cúi mặt, né tránh ống kính phóng viên tại tòa
Sau phần thủ tục tra căn cước, luật sư bào chữa cho ông Nông Văn Thụt và đại diện VKS giữ quyền công tố đã đề nghị hoãn phiên tòa do không trích xuất được người liên quan, ảnh hưởng đến tính khách quan của phiên xét xử.
Sau khi hội ý, HĐXX đã thống nhất hoãn phiên tòa.
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, bà Trương Thị Hoa được phân công thụ lý, giải quyết vụ án ông Nông Văn Thụt vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Vào chiều ngày 27/10/2016, ông Thụt đến phòng làm việc của bà Hoa để nhận cáo trạng và hỏi về mức án thì được bà Hoa nói từ 5 đến 15 năm tù.
Nghe vậy, ông Thụt đặt vấn đề xin giảm nhẹ hình phạt vì còn phải ở nhà nuôi vợ con. Ngày 2/11/2016, bà Hoa gọi cho ông Thụt nói “có làm không?” ý hỏi ông Thụt có lo chạy án để được hưởng án treo không. Ông Thụt hỏi bà Hoa “hết bao nhiêu” thì bà Hoa nói phải lo cấp sơ thẩm và cả phúc thẩm hết 80-90 triệu đồng. Ông Thụt gọi điện xin bà Hoa bớt 10 triệu đồng.
Phó chánh án liên tục gọi điện 'giục' bị cáo đưa tiền chạy án
Ông Nông Văn Thụt, người tố cáo Phó chánh án TAND huyện Ea Kar nhận tiền chạy án
Tài liệu điều tra thể hiện, bà Hoa liên tục gọi điện cho ông Thụt giục đưa tiền vì sắp đến ngày xét xử. Do ông Thụt lo chưa đủ tiền nên bà Hoa đã hướng dẫn ông này làm đơn xin hoãn tòa.
Tối ngày 3/12/2016, vợ và con trai ông Thụt đến nhà bà Hoa trình bày hoàn cảnh khó khăn, bảo mới lo được 50 triệu đồng, xin bớt 10 triệu đồng nhưng bà Hoa nói phải đủ 80 triệu đồng. Sáng ngày 4/12, bà Hoa tiếp tục gọi cho ông Thụt nói “có làm thì đưa tiền ra”, ông Thụt nói “đưa trước 50 triệu đồng được không” nhưng bà Hoa không đồng ý và nói “đủ thì mang ra”.
Trưa ngày 5/12, ông Thụt cùng vợ mang 80 triệu đồng ra nhà đưa cho bà Hoa. Quá trình đưa tiền, ông Thụt đã quay clip rồi làm đơn tố cáo hành vi sai trái của vị nữ Phó chánh án.
Cũng theo hồ sơ, bà Hoa còn chỉ đạo thư ký soạn các dự thảo bản án có mức án khác nhau. Cụ thể, có 1 dự thảo bản án ghi “Xử phạt bị cáo Nông Văn Thụt… tháng tù” và 1 dự thảo ghi “Xử phạt bị cáo Nông Văn Thụt 1 (một) năm tù nhưng cho hưởng treo…”.
Việc nhận tiền của bà Hoa có thư ký tòa và Chánh án TAND huyện Ea Kar biết, tuy nhiên cả hai người này không tham gia, không hưởng lợị. Chánh án TAND huyện cũng chỉ đạo bà Hoa trả lại tiền và cho quan điểm không được xử án treo nên không có căn cứ xử lý hình sự đối với hai người này.
Liên quan đến vụ án của ông Nông Văn Thụt, mới đây TAND tỉnh Đắk Lắk xét xử phúc thẩm, tuyên phạt ông này 1 năm tù giam về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tại phiên xử này, ông Thụt có đơn xin hoãn phiên tòa vì lý do mới đi mổ mắt, không đủ sức khỏe nhưng không được tòa chấp nhận, vẫn xét xử, tuyên án vắng mặt.
Giả danh cán bộ trại giam 'chạy án'

Giả danh cán bộ trại giam 'chạy án'

Minh giả cán bộ trại giam Bến Giá có thể “lo” cho phạm nhân được làm việc nhẹ nhàng và ra tù sớm để ....
Người tố thư ký tòa 'vòi' tiền chạy án bị tăng hình phạt

Người tố thư ký tòa 'vòi' tiền chạy án bị tăng hình phạt

Cho rằng mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên là nhẹ, chưa phù hợp, TAND TP.HCM chấp nhận kháng cáo của phía ....
Chồng thư ký tòa bị bắt quả tang nhận tiền chạy án

Chồng thư ký tòa bị bắt quả tang nhận tiền chạy án

Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và tham nhũng (PC46) công an TP.HCM cho biết, đang mở rộng điều tra vụ việc “chạy án” mà cơ quan này vừa bắt quả tang. ....
Nguyên cán bộ viện kiểm sát lừa chạy án

Nguyên cán bộ viện kiểm sát lừa chạy án

TAND TP Hà Nội hôm nay đưa bị cáo Trần Tiến Hưng (56 tuổi, ở phường Đội Cấn), nguyên cán bộ Viện KSND TP Hà Nội ra xét xử tội Lừa đảo. ....
'Gạ' chạy án, thư ký tòa ở TPHCM bị khởi tố

'Gạ' chạy án, thư ký tòa ở TPHCM bị khởi tố

Trong buổi làm việc để chuẩn bị cho phiên xét xử phúc thẩm, thư ký Nhung liền “gạ” bị cáo chi tiền để ....
Trùng Dương

Cán bộ hải quan kiếm tiền tỷ nhờ 'tuồn' tang vật ra ngoài bán

- Cựu cán bộ Cục Hải quan TP Hà Nội đã tuồn tang vật là ngà voi, sừng tê giác ra ngoài bán để kiếm tiền tỷ.
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án nguyên cán bộ Cục Hải quan TP Hà Nội tuồn tang vật là ngà voi, sừng tê giác sang TAND TP Hà Nội để nguyên cứu, đưa ra xét xử theo thẩm quyền.
Trong vụ án này, ông Phạm Minh Hoàng (SN 1982, nguyên cán bộ Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm, Cục Hải quan TP Hà Nội) và Trần Trọng Cường (SN 1974, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị truy tố tội Tham ô tài sản; bị can Hoàng Văn Diện (SN 1992, Thanh Xuân, Hà Nội) bị truy tố về tội Buôn bán hàng cấm.
Cán bộ hải quan kiếm tiền tỷ nhờ 'tuồn' tang vật ra ngoài bán
Ảnh minh họa
Trước đó, vào cuối tháng 7/2017, Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm (Cục Hải quan TP Hà Nội) phát hiện tại kho tang vật bị thiếu hụt 156kg ngà voi và có dấu hiệu bị đánh tráo ngà voi giả.
Cục đã gửi công văn đề nghị Công an TP xác minh, điều tra làm rõ. Kết quả điều tra xác định: Tháng 6/2016, Hoàng được phân công làm thủ kho quản lý kho tang vật thuộc Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm.
Anh ta được giữ 2 chìa khóa ra vào kho, có nhiệm vụ theo dõi việc nhập, xuất, quản lý, bảo quản, đề xuất xử lý tang vật vi phạm bị thu giữ trong lĩnh vực hoạt động hải quan của Cục Hải quan TP, ký niêm phong và dán niêm phong khóa cửa khi nhập, xuất tang vật.
Do cần tiền, khoảng tháng 4/2017, Hoàng nảy sinh ý định lấy ngà voi từ kho tang vật đem bán lấy tiền. Anh ta trao đổi với Trần Trọng Cường, nhờ Cường tìm, giới thiệu người mua ngà voi để bán. Đổi lại, Cường sẽ được trả tiền môi giới.
Theo kế hoạch, Hoàng thông báo mẫu ngà voi trong kho tang vật, Cường đi mua ngà voi giả để Hoàng đưa vào kho thay thế, tránh bị phát hiện.
Sau đó, Cường liên hệ với Hoàng Văn Diện (là người có nhu cầu mua) và giới thiệu cho Hoàng để bán ngà voi với giá 7 triệu đồng/kg. Để lấy được ngà voi từ kho tang vật, Hoàng tự ý phá bỏ niêm phong kho, dùng chìa khóa kho được giao để vào lấy ngà voi, cho vào balô và mang ra ngoài bán cho Diện.
Ngoài ngà voi, Hoàng còn lấy sừng tê giác từ kho tang vật đem bán cho Diện. Từ đầu tháng 4 đến tháng 5/2017, Hoàng đã lấy 239,57 kg ngà voi và 6,14 kg sừng tê giác bán cho Diện, thu được hơn 2,9 tỷ đồng.
Cường được Hoàng trả công 200 triệu đồng nên bị xác định là đồng phạm với cán bộ Hải quan trong hành vi tham ô tài sản.
Ông Nguyễn Văn Lâm, cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 bị bắt để điều tra về tội ....
T.Nhung

‘Luật ngầm’ ở cửa khẩu La Lay: Hải quan Quảng Trị đình chỉ 4 cán bộ

Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị Bùi Thanh San cho biết, sau khi nhận được phản ánh của báo VietNamNet việc cán bộ hải quan cửa khẩu La Lay nhận tiền bôi trơn, Cục đã đình chỉ 4 cán bộ.

Trước đó, ngày 24/5, báo VietNamNet có phản ánh về những hoạt động có dấu hiệu vòi vĩnh, nhũng nhiễu, nhận tiền bôi trơn từ người dân của cán bộ Hải quan cửa khẩu La Lay khi làm thủ tục xuất - nhập cảnh, xuất - nhập khẩu.
‘Luật ngầm’ ở cửa khẩu La Lay: Hải quan Quảng Trị đình chỉ 4 cán bộ
Cán bộ Hải quan và Kiểm dịch nhận tiền trái quy định tại cửa khẩu
Ông Bùi Thanh San, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị cho biết, ngay đầu giờ sáng nay, lãnh đạo đơn vị đã họp và vào cuộc xử lí.
Theo đó, từ những tư liệu hình ảnh và thông tin đăng tải trên VietNamNet, Cục Hải quan tỉnh đã có công văn gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu La Lay, yêu cầu đơn vị này báo cáo, giải trình.
‘Luật ngầm’ ở cửa khẩu La Lay: Hải quan Quảng Trị đình chỉ 4 cán bộ
Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Bùi Thanh San (bìa phải) đã chỉ đạo lập đoàn thanh tra xác minh vụ việc
“Thay mặt Cục Hải quan Quảng Trị, trước hết tôi xin cảm ơn báo VietNamNet đã phản ánh. Ngay trong buổi họp sáng nay, Cục Hải quan đã thành lập đoàn thanh tra do ông Đinh Ngọc Thanh, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn thanh tra, xác minh những vấn đề báo phản ánh.
Cũng trong sáng nay, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với một số cán bộ để chờ kết luận của đoàn thanh tra. Quan điểm của Cục Hải quan là nếu cán bộ sai phạm sẽ kiên quyết xử lí”, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị Bùi Thanh San khẳng định.
Đối với lực lượng kiểm dịch, thông tin với PV, ông Hồ Kim Quốc, phụ trách Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh Quảng Trị cho biết, sau khi báo VietNamNet có bài phản ánh liên quan đến hoạt động nghiệp vụ cán bộ kiểm dịch La Lay, ông đã báo cáo sự việc với lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị.
“Tối nay, tôi sẽ cho rà soát lại toàn bộ quy trình làm việc và yêu cầu các cán bộ liên quan báo cáo” ông Quốc nói.
Quang Thành

Thủ tướng yêu cầu Hải quan Hải Phòng báo cáo việc nhận phong bì

- Thủ tướng yêu cầu Hải quan Hải Phòng và Tổng cục Hải quan chấn chỉnh, quán triệt lực lượng hải quan, giáo dục, nhắc nhở anh em, tránh việc như báo chí nêu Hải quan nhận phong bao, phong bì của DN.
Tại buổi làm việc giữa tổ công tác của Thủ tướng với UBND TP Hải Phòng và các cơ quan liên quan về việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sáng nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nêu nhiều bất hợp lý trong thủ tục thông quan hàng hóa.
Cụ thể, hiện nay DN phải gánh một khoản chi phí rất lớn, ngày công vô cùng nhiều nhưng tỉ lệ kiểm tra chuyên ngành để thông quan phát hiện rất thấp, chỉ 0,06%.
Thủ tướng yêu cầu Hải quan Hải Phòng báo cáo việc nhận phong bì
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng dẫn đầu đoàn công tác làm việc tại Hải Phòng
Ông dẫn chứng hiện tỉ lệ Hải quan kiểm tra các lô hàng xuất nhập khẩu chỉ chiếm 6% nhưng kiểm tra chuyên ngành lại rất lớn. Ví dụ kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm khoảng 60-70%, kiểm tra 407 lô hàng nhưng phát hiện có 2 lô; kiểm tra động vật 43.000 lô hàng, phát hiện có 2, 3 lô.
Trong khi, nghị quyết 19 yêu cầu cải cách toàn diện các quy định điều kiện kinh doanh về quản lý chuyên ngành đối với hàng xuất nhập khẩu.
“Thủ tướng nêu, trước hết yêu cầu Hải quan Hải Phòng và Tổng cục Hải quan chấn chỉnh, quán triệt lực lượng hải quan, giáo dục, nhắc nhở anh em, tránh việc như báo chí nêu Hải quan nhận phong bao phong bì của DN. Mong các đồng chí báo cáo có hay không có, ở mức độ nào để rút kinh nghiệm, chấn chỉnh chung”, Chủ nhiệm VPCP nói.
Hôm nào khó tính cái là khác ngay
Riêng kiểm tra chuyên ngành tại Hải quan Hải Phòng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý 5 vấn đề.
Thứ nhất là thời gian thực hiện thông quan hàng hóa rất dài. 78% kiểm tra chuyên ngành, Hải Quan chỉ kiểm 22% và quy định không quá 50 giờ với hàng xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên muốn thông quan phải kiểm tra chuyên ngành, dù Hải quan đã kiểm tra soi container, phân loại rồi nhưng vì vướng thủ tục chuyên ngành, ngay cả thủ tục xác nhận sự phối hợp rất có vấn đề, DN rất vất vả.
"Kiểm tra chuyên ngành nhưng làm thủ tục là chính, còn kiểm tra xét nghiệm sản phẩm không kiểm tra hoặc rất ít. Hai là kiểm tra bằng nhãn quan, thủ công, mắt nhìn. Hôm nào khỏe thì nhìn tinh, hôm nào yếu thì nhìn kém, hôm nào khó tính cái là khác ngay, trong khi phải đóng 1.050.000 đồng/hồ sơ”, Bộ trưởng chỉ thực tế.
Đòi kiểm tra cả iPhone 7
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng dẫn lại báo cáo Bộ Tài chính trong 6 tháng đầu năm Cục Hải quan Hải Phòng làm thủ tục cho 408.120 tờ khai xuất nhập khẩu, trong đó có 887 tờ khai phải kiểm tra chuyên ngành chiếm 15,65%. Đồng thời có 272.241 tờ khai xuất khẩu, trong đó có 317 tờ khai chuyên ngành.
“Như vậy tỉ lệ chung 9,44% tờ khai chuyên ngành trong tổng số tờ khai xuất nhập khẩu, còn lại không thuộc tờ khai kiểm tra chuyên ngành thực hiện thủ tục theo đúng quy định. Vậy tại sao số lô hàng không kiểm tra chuyên ngành nhiều mà thời gian kéo dài như thế?”, Tổ trưởng công tác hỏi.
Vấn đề thứ 2 Bộ trưởng Dũng đặt ra liên quan đến phân luồng: xanh là đi, vàng kiểm tra giấy tờ, đỏ kiểm tra cả giấy tờ và hàng hóa nhưng thực tế hiện nay là đỏ, vàng tất, xanh rất ít, đến nỗi không có phân luồng, kiểm tra mò mẫm không có quy chuẩn.
Trong khi hàng xuất nhập khẩu là hàng đóng gói, nên xem thế nào có giải pháp tăng tỉ lệ luồng xanh nhiều hơn.
“iPhone 7 vẫn kiểm tra trong khi phòng xét nghiệm, kỹ thuật không có. Hàng của 1 nước G7 sản xuất, chúng ta chưa làm được mà đi kiểm tra”, ông nêu nghịch lý.
Nội dung thứ 3 là vấn đề sau thông quan, DN còn khiếu nại còn nhiều đề nghị Hải quan cần quan tâm.
Thứ 4 liên quan bất cập quy trình khi thông quan, hàng hóa luồng đỏ chuyển ngay về lại Hải quan ban đầu là không hợp lý nên tạo điều kiện cho về chi cục Hải quan gần nhất để kiểm tra. Có những mặt hàng không phải kiểm tra nhưng Hải quan vẫn bắt kiểm tra.
Thứ 5 giảm chi phí chính thức và không chính thức. “Như việc thu một hồ sơ kiểm tra chuyên ngành 1.050.000 đồng tôi cho là phải xem xét lại. Đấy là tiền hồ sơ, còn mang mẫu xét nghiệm là khác”, ông dẫn chứng.
Có người nhập khẩu một lô hàng, thuế môi trường vài trăm ngàn đồng nhưng phải mất gấp đôi số ấy mới nộp được thuế... Như thế làm sao cải thiện môi trường kinh doanh? - nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nêu. ....
Thu Hằng

Bí thư Đà Nẵng: Có ‘bôi trơn’, thủ tục mới 'chạy'?

 - Tại sao thủ tục lại chậm đến thế? Có hay không chuyện một số cán bộ, công chức nếu không ‘bôi trơn’ là thủ tục không chạy được, Bí thư Đà Nẵng hỏi.
Phát biểu mở đầu phiên thảo luận kỳ họp HĐND Đà Nẵng sáng nay, Bí thư, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đề nghị tập trung làm rõ nghi vấn quan liêu, tiêu cực của một bộ phận công chức.
“Theo đánh giá, thủ tục xây dựng cơ bản còn chậm, nhiều dự án cuối năm mới triển khai. Mùa mưa, những tháng cuối năm mới khởi công dự án”, ông cho biết.
Ông đề nghị các đại biểu phân tích tại sao thủ tục lại chậm.
Bí thư Đà Nẵng: Có ‘bôi trơn’, thủ tục mới 'chạy'?
Bí thư, Chủ tịch HĐND Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh
“Có ý kiến đặt nghi vấn có tiêu cực, quan liêu hay không. Có dư luận nêu một số cán bộ công chức nếu không ‘bôi trơn’ thì thủ tục không chạy được. Phải làm rõ việc này có hay không”, ông Xuân Anh yêu cầu.
Ông cho biết đã nhận được phản ánh có chuyên viên phải gặp năm, ba ngày mới xong thủ tục.
Bí thư Xuân Anh cũng cho rằng, thời gian qua tại Đà Nẵng để xảy ra những vụ vi phạm pháp luật về ma túy, đặc biệt là ma túy đá. Có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, chưa có tiền lệ.
“Dư luận đặt nghi vấn có hay không lực lượng công an có liên hệ với các băng nhóm, lực lượng xã hội đen. Tôi đề nghị HĐND tập trung phân tích, làm rõ”, Bí thư Đà Nẵng phát biểu.
Nhức nhối vấn đề ô nhiễm môi trường
Trong phiên khai mạc kỳ họp HĐND TP, ông Xuân Anh cũng cho rằng, Đà Nẵng vẫn chưa có giải pháp để xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường, ngập úng.
Bí thư Đà Nẵng: Có ‘bôi trơn’, thủ tục mới 'chạy'?
Đại biểu HĐND TP Đà Nẵng
Theo ông Tô Văn Hùng, Trưởng Ban Đô thị, các giải pháp đang triển khai chỉ là tình thế, việc triển khai các dự án mới không tuân thủ các tiêu chuẩn. Công tác quản lý của các cấp sở ngành, địa phương còn lỏng lẻo dẫn đến vụ việc chôn lấp chất thải trái phép của công ty TNHH TM và Dịch vụ môi trường Ánh Dương…
“UBND TP phải xây dựng kế hoạch và có lộ trình giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm tại âu thuyền Thọ Quang, bãi rác Khánh Sơn, khu vực nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý, khu vực dân cư lân cận các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp tại phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu)”, ông Hùng đề nghị.
Bà Đặng Thị Kim Liên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP cho biết, cử tri tiếp tục phản ánh nhiều khu đất trống nằm tại vị trí “vàng” tại khu vực trung tâm TP và ven biển nhưng không được khai thác sử dụng làm mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường, trở thành “ổ muỗi” làm phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết. “Vấn đề này từng được đề cập từ kỳ họp trước nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Cử tri phản ánh có dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư cố tình trì hoãn bằng cách xin thay đổi mục đích đầu tư, xin điều chỉnh quy hoạch”, bà Liên nói.
Cao Thái
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét