ĐỒ TỂ 3
(ĐC sưu tầm trên NET)
Biệt danh khét tiếng "Gã đồ tể thành Lyon" là dành cho Klaus
Barbie, một sĩ quan SS và Gestapo vô cùng tàn bạo của Đức Quốc xã.
"Thành tích" ghê rợn của kẻ chịu trách nhiệm tra tấn và giết hại hơn
26.000 người khi quân Đức Quốc xã chiếm đóng nước Pháp trước đây của
Barbie từng làm thế giới chấn động và bàng hoàng. Mới đây, cái tên
Barbie lại được nhắc đến.
Theo
nghiên cứu mới công bố thì tên tội phạm Đức Quốc xã này không chỉ được
Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sử dụng mà y còn là điệp viên cho Cơ
quan Tình báo BND của Tây Đức khi hắn ẩn náu tại Bolivia sau Chiến tranh
thế giới thứ hai. Điều thực sự đáng nói là, những bằng chứng mới đã
chứng tỏ, 2 cơ quan tình báo khi đó đã biết về quá khứ đen tối của hắn.
Người tạo ra bước đột phá để giải đáp câu hỏi này phía Đức chính là đương kim Giám đốc của BND, ông Ernst Uhrlau. Từ năm 2006, Ernst Uhrlau đã tuyên bố sẽ bắt đầu rà soát lại một cách có hệ thống quá trình hoạt động của cơ quan tình báo thời kỳ hậu chiến. BND cũng tuyên bố sẽ không can thiệp vào công việc của các nhà sử học nhưng đồng thời cho biết, không phải tất cả mọi tài liệu đều được cho phép tiếp cận. Giới lãnh đạo BND sẽ có quyền ngăn chặn nếu cho rằng, thông tin có trong một số hồ sơ lưu trữ có thể đe dọa tới an ninh quốc gia cũng như sự an toàn của một số cá nhân.
Quyền tiếp cận các hồ sơ lưu trữ của BND được trao cho một số nhà sử học nổi tiếng và họ miệt mài làm việc suốt hơn 4 năm qua. Những nhà nghiên cứu trên còn có quyền huy động thêm một số chuyên gia cùng nghiên cứu tài liệu với họ, nhưng tất cả đều phải trải qua sự kiểm tra gắt gao từ phía BND. Đây là một việc làm chưa từng có của Cơ quan Tình báo Tây Đức
Phía CIA cũng chịu một áp lực ghê gớm xuất phát từ một nhóm các thành viên Quốc hội Mỹ - những người đã đề xướng Luật Công khai các bí mật vào năm 1998. Hai đồng tác giả của bộ luật trên là Thượng nghị sĩ Mike DeWine và Hạ nghị sĩ Carolyn Maloney khẳng định, hiện CIA đang cất giữ nhiều thông tin khác liên quan đến các cựu quan chức Đức Quốc xã làm việc cho Mỹ. "Có những thông tin chắc chắn rằng CIA đang nắm giữ những tài liệu về mối liên hệ giữa Mỹ và các cựu quan chức Đức Quốc xã", Thượng nghị sĩ DeWine nhấn mạnh: "Chúng ta có nghĩa vụ phải làm sáng tỏ điều đó".
Hàng chục ngàn trang tài liệu đã được CIA giải mật và rất nhiều
bí mật liên quan đến mối quan hệ giữa CIA với tội phạm Đức Quốc xã "có
máu mặt". Đặc biệt mới đây, phát hiện mới của nhà nghiên cứu lịch sử
Trường đại học Mainz,
Peter Hammerschmidt đã thực sự làm chấn động. Hammerschmidt được Mỹ cấp
học bổng làm một bản luận án mang tên "Tên đồ tể của thành Lyon" với
nội dung làm rõ mối quan hệ giữa Klaus Barbie và CIA.
Trong nội dung nghiên cứu của mình, từ tháng 6/2010, Hammerschmidt đã có thể tiếp cận được những tài liệu bí mật của Đức và Mỹ về quá trình làm việc cho CIA của Barbie, trong đó có cả những tài liệu về mối liên quan giữa Barbie với Cục Tình báo Liên bang Đức. Và câu chuyện về những năm tháng hoạt động gián điệp đen tối của Barbie đầu năm 2011 đã được lôi ra ánh sáng.
Tên gián điệp có mật danh "Đại bàng"
Những năm 60 thế kỷ trước, Cơ quan Tình báo đối ngoại của Đức, Bundesnachrichtendienst (BND) nhận được tin mật báo từ một "đặc tình" mà cơ quan này rất ưu ái và trọng dụng: Đó là doanh nhân người Đức Wilhelm Holm. Người đàn ông chải chuốt, vóc dáng to khỏe với mái tóc sẫm màu này lâu nay chuyên là người chỉ điểm cho BND. Trong những chuyến đi vòng quanh thế giới, mỗi khi Holm gặp ai có "phẩm chất của một điệp viên", ông ta sẽ lập tức gửi mật báo về tổng hành dinh của BND tại thành phố Pullach, gần Munich.
Mật báo mà Holm gửi cho BND năm 1965 khi đó là nhận xét về một đồng hương người Đức có hai phẩm chất quan trọng: "trung kiên ái quốc" và "chống Cộng đến cùng" - những tiêu chuẩn mà Đức đặc biệt đề cao trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Người được Holm tán tụng đó chính là Klaus Altmann, kẻ đang sống cùng vợ tại thủ đô của Bolivia. Altmann khi đó đang điều hành một công ty có tên là La Estrella (Ngôi Sao), chuyên cung cấp vỏ cây cinchona làm nguyên liệu bào chế thuốc chống sốt rét cho Công ty dược phẩm Boehringer ở thành phố Manheim, Tây Đức. Cuối tháng 11/1965, Holm tới gặp Altmann qua lời giới thiệu của một người quen chung và hai người nhanh chóng trở thành "bạn tâm giao". Hầu như tối nào Holm cũng dùng bữa với gia đình Altmann tại câu lạc bộ Đức ở La Paz.
Mặc dù Altmann vẫn cố gắng che giấu danh tính thật sự của mình nhưng Holm đã ngay lập tức đánh giá được quan điểm chính trị của người đồng hương này. BND khi đó đã quyết định tuyển mộ ngay Altmann. Họ rất quan tâm đến những mối quan hệ tốt mà Altmann khoe khoang, chẳng hạn với Bộ trưởng, Thứ trưởng Nội vụ Bolivia, hoặc giám đốc một cơ quan tình báo của nước này và thị trưởng thủ đô La Paz. Chỉ vài tuần sau sự "môi giới" của Holm, BND đã tuyển dụng người này làm điệp viên cho mình. Hắn được gắn cho mật danh "Adler" - "Đại bàng" và bí số V-43118.
Năm 1966, sếp phụ trách Altmann là Solinger đã tới Nam Mỹ để
chính thức tuyển dụng điệp viên mới và tiến hành huấn luyện "chuyên
sâu". Trong chuyến đi này, Solinger đã gặp Altmann và thống nhất những
thông tin quan trọng từ đây sẽ được ngụy trang thành tin tức kinh tế
trong ngành đồ gỗ. Altmann sẽ đánh dấu thông tin lên loại giấy đặc biệt
được quy ước sẵn. "Hộp thư di động" là một giáo viên tại thành phố
Bevensen, phía bắc nước Đức. Người này không được phép mở thư mà chuyển
tiếp tới một hộp lưu ký ở Hamburg.
"Đại bàng" được Cơ quan BND chính thức xếp vào danh sách "nguồn tin chính trị". Tuy nhiên, nội dung cụ thể của các báo cáo do y gửi về vẫn chưa được công bố. Người ta cho rằng những thông tin mà y chuyên cung cấp cho BND là về tình hình quân đội tại Bolivia nơi y đang sinh sống và tập trung vào quân đội Đức hay còn gọi là Bundeswehr.
Chỉ vài tuần sau khi được tuyển dụng, Altmann đã trở thành người đại diện tại Bolivia của Merex AG, một công ty có trụ sở tại Bonn, bang Nordrhein-Westfalen của Đức, thay mặt cho BND chuyên cung cấp khí tài quân sự dư thừa của Bundeswehr trên khắp thế giới. Altmann có nhiệm vụ báo tin cho người của Marex mỗi khi Bolivia thiếu vũ khí hoặc đạn dược. Rõ ràng là BND rất hài lòng với kết quả làm việc của Altmann. Điệp viên mang bí số V-43118 được đánh giá là "thông minh", "tiếp thu và thích ứng rất tốt", "kín đáo và đáng tin cậy".
Theo hồ sơ lưu trữ liên bang tại thành phố Koblenz, Altmann nhận được tháng lương đầu tiên vào tháng 5/1966. Sau đó, y còn nhận được nhiều khoản tiền thưởng cho hiệu quả công việc và như kết quả nghiên cứu, Altmann đã gửi cho BND ít nhất 35 bản báo cáo mật. Hầu hết tiền công mà BND trả cho y đều thông qua một tài khoản của Ngân hàng Chartered của London tại San Francisco (Mỹ).
Mọi việc dường như khá trôi chảy cho tới khi xuất hiện một vài ý kiến trong Cơ quan BND về một "mối đe dọa an ninh lớn" có thể bắt nguồn từ điệp viên "đại bàng". Một vài nhân vật trong cơ quan tình báo này đã bắt đầu quan ngại rằng Cơ quan Tình báo Stasi của CHDC và KGB của Liên Xô có thể tiếp cận Altmann, từ đó sẽ gây sức ép bằng việc tiết lộ quá khứ Đức Quốc xã của hắn.
Rốt cuộc, chính Solinger đã tìm gặp Barbie ở Madrid ngay trước Giáng sinh năm 1966. Solinger nói rằng, do tình hình tài chính eo hẹp, "ngân sách của BND đã bị cắt giảm đáng kể" và Mỹ Latinh không còn là một khu vực cần do thám nữa. Altmann được trả thêm 1.000 đồng mark Đức coi như tiền đền bù. Đến cuối năm 1967, BND chính thức chấm dứt mọi hợp tác với Altmann.
Lộ mặt
Danh tính của Altmann cho đến tận năm 1972 mới bại lộ khi y bị những "thợ săn phát xít Đức" nổi tiếng là Beate và Serge Klarsfeld phát hiện. Điệp viên với mật danh "Đại bàng" đã lộ chân tướng. Klaus Altmann hóa ra không phải là tên thật. Sau này người ta xác định được danh tính chính xác của y: Klaus Barbie, một trong những tội phạm khét tiếng nhất dưới chế độ độc tài Đức Quốc xã với biệt danh "Gã đồ tể thành Lyon".
Người ta không thể ngờ tên sĩ quan Đức sinh năm 1913 có gương mặt khá điển trai và lạnh lùng ấy lại thực sự là một dã thú. Được giao nhiệm vụ là đội trưởng của SS (lực lượng tinh nhuệ của Hitler) từ năm 1940 đến 1942, Klaus Barbie hành hạ và tàn sát rất nhiều người khi Đức chiếm đóng Hà Lan và Bỉ. Từ tháng 11/1942, Barbie trở thành lãnh đạo của Gestapo (lực lượng cảnh sát bí mật của phát xít Đức) tại Lyon, miền Nam nước Pháp.
Những tội ác đến rùng rợn mà Barbie áp dụng ở đây chính là nguyên nhân vì sao y được gọi là "đồ tể của Lyon". Nạn nhân gồm có công nhân, nông dân và thành viên của phong trào kháng chiến. Trong số này có Jean Moulin, con trai của một giáo viên tại thị trấn Bad Godesberg (tên gọi cũ của Bonn ngày nay). Đó là một nhân vật lãnh đạo của Phong trào kháng chiến Pháp và là bạn thân của Charles de Gaulle, người trở thành Tổng thống Pháp sau này. Barbie đã lệnh cho thuộc hạ trong các cuộc tra khảo hàng ngày đánh Moulin gãy hết tay, chân và xương sườn khiến anh này chết thê thảm.
Hàng nghìn người gồm cả đàn ông và đàn bà đều bị tra tấn rất dã man. Phụ nữ cũng bị đánh cho đến khi bất tỉnh và bị hiếp. Chúng tống họ vào các trại giam hoặc bị chính tay Barbie giết chết. Ngay trên tầng 2 của khách sạn Terminus tại thành phố Lyon, y đã trực tiếp tra tấn dã man không biết bao nhiêu người kể cả phụ nữ và trẻ em. Những nạn nhân còn sống sót vẫn nhớ rõ điệu cười ghê rợn đầy khoái cảm của Barbie trong lúc tra tấn họ.
Ngày 6/4/1944, chính Barbie cũng ra lệnh trục xuất tất cả trẻ em Do Thái ra khỏi trại trẻ mồ côi ở Izieu gần Lyon. 41 đứa trẻ từ 3 đến 13 tuổi đã bị đưa lên tàu chuyển tới trại tập trung Auschwitz và cuối cùng bị chết trong phòng chứa đầy khí độc và hơi gas tại khu trại kinh hoàng này.
Sau chiến tranh, Tòa án Pháp đã kết án tử hình vắng mặt đối với Barbie bởi khi đó y đã bí mật tẩu thoát. Quãng đời tiếp theo của y là một chuỗi thời gian lén lút hoạt động cho cả CIA lẫn BND để rắp tâm thực hiện những mưu đồ đen tối của các cơ quan này trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Mãi tới khi bị phát giác, hơn 10 năm sau Chính phủ Bolivia đã buộc phải cho dẫn độ Barbie về Pháp năm 1983 để xét xử với tội danh chống lại loài người. Cuối cùng, Barbie bị kết án chung thân và chết trong tù năm 1991.
Tuy nhiên, rất nhiều câu hỏi như: Ai đã tiếp tay cho Barbie lẩn trốn suốt ngần ấy năm, hoạt động của Barbie trong suốt những năm hậu chiến và thời Chiến tranh lạnh ra sao, đâu là mục đích sâu xa của việc CIA và BND khi tiếp tay bao che và sử dụng tội phạm Đức Quốc xã … vẫn còn tiếp tục làm đau đầu nhân loại.
Ngọc Mai
Ngày 9/2/2011, Trung tâm Chống khủng bố quốc gia Mỹ đã khẳng
định: Mối đe dọa lớn nhất tới an ninh nước Mỹ hiện tại không phải là
Osama bin Laden, mà là trùm khủng bố Anwar al-Awlaki, 40 tuổi, người
mang hai quốc tịch Yemen và Mỹ.
Sau
những vụ khủng bố liên tiếp từ Yemen, Anwar al-Awlaki đã trở thành cái
tên khét tiếng trong danh sách truy nã gắt gao nhất của Hoa Kỳ. Được
biết, nhân vật đứng đầu Chi nhánh mạng lưới khủng bố Al-Qaeda tại bán
đảo Arập (AQAP) đóng tại Yemen này chính là kẻ truyền phát tư tưởng cực
đoan thông qua mạng Internet toàn cầu.
Al-Awlaki được biết với những biệt danh "Osama bin Laden mạng", "Giáo chủ Hồi giáo E-mail",… và là kẻ đã chiêu mộ hàng trăm phần tử "thánh chiến" đẩy nước Mỹ đối mặt với nguy cơ khủng bố lớn nhất kể từ sau sự kiện 11/9/2001.
Xuất thân danh giá
Sinh ngày 22/4/1971 trong một gia đình trí thức người Yemen sống tại Las Cruces, bang New Mexico, Mỹ, ngay từ nhỏ Anwar al-Awlaki đã được sống khá sung túc và được tiếp nhận nền giáo dục mang đậm chất Mỹ. Khi sinh Anwar al-Awlaki cũng là lúc cha anh ta là Nasser Al-Awlaki lấy được bằng thạc sĩ Kinh tế Nông nghiệp tại Đại học New Mexico. Năm 1977, Nasser tiếp tục giành học vị tiến sĩ tại Đại học Nebraska và sau đó làm việc tại Đại học Minnesota. Một năm sau, cả gia đình Nasser quyết định trở về Yemen. Khi đó Anwar al-Awlaki mới 7 tuổi.
Tại quê hương, con đường sự nghiệp của Nasser thăng tiến không ngừng và chẳng bao lâu sau Nasser được cử giữ chức Bộ trưởng Nông nghiệp Yemen. Song song với cương vị Bộ trưởng, Nasser còn được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường đại học Sana'a. Sau này, Nasser trở thành thành viên chủ chốt trong đảng của Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh và nhiều nguồn tin cho rằng, con đường công danh của ông này có phần ảnh hưởng quan trọng từ mối quan hệ họ hàng với Thủ tướng Yemen Mujawar.
Bởi vậy những năm tháng học trung học tại Yemen quê hương của Al-Awlaki khá thuận lợi và anh ta luôn được hưởng mọi điều kiện tốt nhất. Bên cạnh kiến thức mà nhà trường trao cho, Al-Awlaki còn được tiếp nhận sự giáo dục tôn giáo một cách đặc biệt. Bước sang tuổi 20, Al-Awlaki nhận được học bổng của Chính phủ Yemen trở lại Mỹ theo học khoa Công trình xây dựng tại Đại học bang Colorado.
Theo luật, Al-Awlaki lúc này có quốc tịch Mỹ, tuy nhiên anh ta vẫn sử dụng visa học sinh ngoại quốc và hộ chiếu Yemen để nhập cảnh mỗi lần vào nước này. Cơ quan An ninh Hoa Kỳ sau này đã phân tích, Al-Awlaki làm như vậy là để chứng minh rằng, anh ta tự hào về nguồn gốc Yemen của mình.
Suốt thời gian đại học, nhờ vào khả năng hùng biện và tài tổ chức, Al-Awlaki đã được cử làm Chủ tịch "Hiệp hội sinh viên Hồi giáo". Mùa hè năm 1993, lợi dụng danh nghĩa này, Al-Awlaki đã đến Afghanistan hội ngộ với những "chiến binh thánh chiến" và sau khi trở về, đó là một Al-Awlaki hoàn toàn thay đổi. Luôn đội khăn trùm kiểu Afghanistan, luôn cổ xúy "thánh chiến", chủ trương "tiêu diệt những kẻ ngoại đạo" và "giải phóng Afghanistan", Al-Awlaki thực sự đã trở thành một "biểu tượng" hung dữ nhất của những tư tưởng cực đoan.
Năm 1994, sau khi cưới vợ, Al-Awlaki chuyển sang làm thầy tế Hiệp hội Hồi giáo tại thành phố Denver, bang Colorado. Hai năm sau, anh ta lại chủ trì một nhà thờ Hồi giáo tại San Diego, California và học lấy bằng thạc sĩ giáo dục. Năm 2001, Al-Awlaki học tiến sĩ chuyên ngành phát triển nguồn nhân lực tại Đại học George Washington nhưng mới được một năm, người ta lại thấy Al-Awlaki trở về Yemen làm giáo viên một trường đại học nổi tiếng ở quê nhà. Mọi sự dường như không có gì quá đặc biệt cho tới tháng 8/2006, Al-Awlaki bị chính quyền Yemen bắt giam 18 tháng vì ghi ngờ là kẻ tiến hành các hoạt động khủng bố.
"Osama Bin Laden mạng"
Điều khiến Cơ quan Tình báo Mỹ cay đắng nhất là việc họ không hề hay biết gì về Al-Awlaki mặc dù anh ta đã từng sinh sống tại Mỹ 21 năm. Sau sự kiện 11/9/2001, người ta còn thấy Awlaki xuất hiện trên mạng truyền hình Mỹ lên tiếng chỉ trích các phần tử cướp máy bay để thực hiện vụ khủng bố kinh hoàng này. Thậm chí tờ Thời báo New York lúc đó còn ngợi ca Anwar al-Awlaki là "lãnh tụ Hồi giáo thế hệ mới có thể dung hòa phương Đông và phương Tây". Nhưng chẳng bao lâu sau, Cơ quan Tình báo Mỹ phát hiện Al-Awlaki có mối quan hệ rất gần gũi với các phần tử không tặc và anh ta đã bị FBI thẩm vấn ít nhất 4 lần ngay sau đó.
Theo các cựu quan chức tình báo thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ thì Al-Awlaki chính là "lãnh tụ tinh thần" của bọn khủng bố này, đặc biệt là có 3 tên: Awaf Al-Hazmi, Khalid Al-Mihdhar và Hani Hanjour từng tham gia hội truyền giáo của Al-Awlaki đều có mặt trên chuyến bay 77 đâm vào Lầu Năm Góc. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tiến hành điều tra rất gắt gao, tuy nhiên do không có đủ chứng cứ nên đã không thể kết tội Al-Awlaki được.
Cũng giống như Bin Laden, Al-Awlaki có giọng nói chậm rãi, khá truyền cảm. Là người có trình độ, lại thông thạo tiếng Anh và tiếng Arập nên khi tuyên truyền giáo lý Hồi giáo, Al-Awlaki rất có khả năng thuyết phục. Hơn nữa, là người hiểu rõ phương Tây và Mỹ nên Al-Awlaki có thể phân tích chuẩn xác khi phê phán nhược điểm và những bất cập của họ, đồng thời còn dẫn dụ rất khéo léo cho luận điểm của mình. Chính vì vậy, Al-Awlaki đã thu hút được đông đảo những phần tử khủng bố cấp tiến. Anwar al-Awlaki lợi dụng triệt để mạng Internet để tuyên truyền chủ nghĩa khủng bố và được mệnh danh là "Osama bin Laden mạng".
Trong số những nghi phạm khủng bố mà nước Mỹ tóm được những năm gần đây có không ít đối tượng là người da trắng và lúc này người Mỹ mới ngộ ra rằng, quá trình "nội địa hóa" chủ nghĩa khủng bố có đóng góp không hề nhỏ của Al-Awlaki.
Khi bắt đầu chú ý đến Al-Awlaki, Cơ quan Tình báo Mỹ còn chủ quan đến mức cho rằng Al-Awlaki chỉ là đối tượng thuộc "phái lý thuyết" chứ không biết hành động. Mãi tới tháng 11/2009, khi xảy ra sự kiện xả súng bừa bãi ở Fort Hood (Texas) làm chết 13 người, Cơ quan Tình báo Mỹ mới giật mình. Thủ phạm vụ xả súng là Thiếu tá quân y Nidal Malik Hasan từng 18 lần liên lạc qua thư điện tử với Al-Awlaki. Sau sự kiện, Al-Awlaki còn công khai tuyên bố: "Nidal Malik Hasan là một anh hùng, chiến đấu với quân đội Mỹ là trách nhiệm của một tín đồ Hồi giáo!".
Rất nhiều cuộc tấn công khủng bố khác mà người ta cho rằng nghi
can có liên quan đến Al-Awlaki. Vụ tấn công khủng bố máy bay dân sự Mỹ
ngày Giáng sinh năm 2009, vụ tấn công khủng bố xe hơi ngày 1/5/2010 tại
Quảng trường Thời Đại, New York, hay vụ khủng bố ở Mumbai, Ấn Độ năm
2008… tất cả đều có mối liên quan đến hoạt động "giáo huấn" của
Al-Awlaki. Ngay như gần đây nhất, tổ chức khủng bố Al-Qaeda trên bán đảo
Arập (AQAP) hôm 5/11/2010 đã phải lên tiếng nhận trách nhiệm về âm mưu
đánh bom 2 máy bay từ Yemen sang Mỹ.
Sau khi nhận được thông tin tình báo từ Arập Xêút, nhà chức trách Anh và UAE nơi 2 máy bay trên quá cảnh đã kịp thời phát hiện 2 kiện hàng chứa chất nổ PETN. Những kiện hàng chứa bom này đã được vô hiệu hóa chỉ 17 phút trước thời điểm phát nổ dự kiến. Chính Anwar Al-Awlaki và chuyên gia chất nổ của AQAP là Ibrahim Hassan Al-Asiri đã bị cáo buộc đứng sau kế hoạch trên.
Cơ quan điều tra Mỹ thống kê rằng, các nghi phạm gây ra hơn 10 vụ khủng bố tại Mỹ, Anh và Canada những năm gần đây đều là những "tín đồ" của Al-Awlaki thông qua mạng Internet, băng ghi âm và đĩa CD. Sức ảnh hưởng của Al-Awlaki đã khiến các nhân viên tình báo Mỹ đau đầu và bế tắc. Thậm chí họ còn nhận định, Al-Awlaki có thể được mạng lưới Al-Qaeda cài vào nước Mỹ trước năm 2001. Mọi hình ảnh ôn hòa và tư tưởng chống bạo lực của Al-Awlaki trước đây chỉ là giả tạo mà thôi.
Người ta thấy trong năm ngoái, Anwar al-Awlaki đã ngang nhiên trình làng một trang web tiếng Anh để tuyển mộ tân binh ủng hộ thánh chiến. Tiếp đó trong tháng 7, tạp chí tiếng Anh đầu tiên có tên gọi Inspire (Cảm hứng) được tổ chức "Al-Qaeda in the Arabian Peninsula" - hình thành dưới sự kết hợp của các hạt nhân khủng bố của Al-Qaeda tại Yemen và Arập Xêút - ra đời.
Theo nhận định, Anwar Al-Awlaki chính là linh hồn và "tổng biên tập"
của tạp chí chuyên dành cho những tên khủng bố này. Sự ra đời của
Inspire thực chất là một công cụ mới để khích lệ tinh thần của những tên
khủng bố trong mạng lưới của Al-Qaeda trên khắp toàn cầu. Bề ngoài,
Inspire chẳng khác gì những tạp chí truyền thống của phương Tây: trang
bìa bắt mắt với những cái tít giật gân: "Có thể chờ đợi điều gì từ cuộc
thánh chiến", "Hãy chế tạo bom ngay tại bếp của mẹ", v.v...
Tuy nhiên, trong tất cả hơn 60 trang của tạp chí này, các từ "Afghanistan", "Iraq", "Israel" và "Palestine" được nhắc tới quá nhiều. Bên cạnh đó, tạp chí cũng dành nhiều sự chú ý vào tình hình tại bán đảo Arập, trước tiên là tại Arập Xêút và Yemen, những quốc gia có chính phủ được xem là "bung xung của phương Tây" và là "kẻ thù của những người Hồi giáo chính thống".
Tìm và diệt
Ngay từ đầu năm 2010, Cơ quan Tình báo Mỹ đã cho biết Anwar al-Awlaki bị liệt vào danh sách cần phải "tìm và diệt". Tờ Thời báo New York ngày 7/4 còn tiết lộ, Tổng thống Mỹ Obama đã đích thân hạ lệnh "tiêu diệt" đối với Anwar al-Awlaki.
Tuy nhiên, tiêu diệt Al-Awlaki là một nhiệm vụ quá khó khăn. Các quan chức an ninh Yemen cho rằng, Al-Awlaki đang trú ẩn tại khu vực vùng núi xa xôi hẻo lánh, địa thế hiểm trở thuộc tỉnh Shabwah, phía nam Yemen. Mỹ lập tức điều ngay lực lượng đặc nhiệm thường xuyên sục sạo khu vực này. Máy bay không người lái của CIA cũng liên tục tiến hành không kích khu vực được cho là Al-Awlaki có thể lẩn trốn. Tuy nhiên, tất cả mọi nỗ lực đều không mang lại kết quả.
Nhiều nguồn tin cho hay, các phần tử khủng bố đứng đầu là Al-Awlaki đã có trong tay khoảng 400 phần tử cực đoan với sự trợ giúp của các bộ tộc địa phương sẵn sàng tử vì đạo. Ngày 9/4/2010, bộ tộc Avarick, một trong những bộ tộc lớn nhất Yemen, đã tuyên bố phản đối "mọi hành động hợp tác với Mỹ để tiêu diệt Anwar al-Awlaki".
Theo các nhà phân tích thì việc truy bắt Al-Awlaki đã khó khăn nhưng điều khó khăn hơn cả là phạm vi hoạt động của các phần tử khủng bố đã có sự dịch chuyển và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu đang đứng trước sự chuyển đổi về chất. Anwar al-Awlaki và các phần tử khủng bố của Al-Qaeda tại Pakistan, Somali đã chiêu mộ được nhiều phần tử vũ trang với quy mô lớn hơn cả thời kỳ Osama bin Laden. Việc tái phát triển của tổ chức Al-Qaeda khiến cho cuộc chiến chống khủng bố của phương Tây sẽ phải tiếp tục kéo dài nhiều năm nữa.
Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề nên nguy cơ một vụ khủng bố lớn nữa sẽ là điều nước Mỹ thực sự lo ngại. Sự xuất hiện của Al-Awlaki trong thời điểm khi mà sức mạnh lan tỏa khủng khiếp của Internet khiến người Mỹ hoang mang, sợ hãi và hiển nhiên cái tên Al-Awlaki đã bị liệt vào "danh sách phần tử khủng bố nguy hiểm hàng đầu".
Gần đây, theo những tiết lộ từ giới chức Mỹ thì chính quyền của Tổng thống Obama đã thiết lập trung tâm quân sự mới nhằm mở rộng cuộc chiến bí mật chống khủng bố. Trung tâm này có nhiệm vụ triển khai các hoạt động tại các khu vực điểm nóng như Pakistan, Yemen và Somali. Có thể thấy rõ ràng sự điều chỉnh chiến lược này của Mỹ có quan hệ trực tiếp với sự xuất hiện "phần tử khủng bố đe dọa hàng đầu" nước Mỹ, Anwar al-Awlaki.
Cùng với những nỗ lực của Mỹ và phương Tây, ngày 6/11/2010, các thẩm phán Tòa án Yemen đã yêu cầu cảnh sát bằng mọi cách truy sát bằng được Al-Awlaki. Ngày 17/1/2011, Tòa án An ninh Yemen đã xử vắng mặt Al-Awlaki 10 năm tù giam vì tội danh "kích động công chúng tiêu diệt người nước ngoài". Và dĩ nhiên đến giờ phút này, giống như Osama bin Laden, Anwar al-Awlaki vẫn hoàn toàn "ngoài vòng kiểm soát"
Ngọc Mai
"Gã đồ tể thành Lyon" và bí mật hổ thẹn của hai cơ quan tình báo
23:50 13/05/2011
Biệt danh khét tiếng "Gã đồ tể thành Lyon" là dành cho Klaus
Barbie, một sĩ quan SS và Gestapo vô cùng tàn bạo của Đức Quốc xã.
"Thành tích" ghê rợn của kẻ chịu trách nhiệm tra tấn và giết hại hơn
26.000 người khi quân Đức Quốc xã chiếm đóng nước Pháp trước đây của
Barbie từng làm thế giới chấn động và bàng hoàng. Mới đây, cái tên
Barbie lại được nhắc đến.
Klaus Barbie - Đội trưởng Gestapo tại Lyon năm 1943. |
KỲ I: LẬT TẨY TÊN GIÁN ĐIỆP MANG MẬT DANH "ĐẠI BÀNG"
Sự thực là việc các cơ quan tình báo như CIA của Mỹ hay BND của
Đức có bắt tay với tội phạm Đức Quốc xã đã là mối nghi ngờ từ lâu.
Những bí mật đã dần được hé lộ trong những trang tài liệu mà CIA từng
bước giải mật và cả trong những công bố của các nhà nghiên cứu sử học
của Mỹ cũng như Tây Đức. Câu hỏi đặt ra là, những cơ quan tình báo tinh
quái này chủ đích tìm cách liên kết và lợi dụng các đối tượng tội phạm
Đức Quốc xã hay chỉ là sự vô tình bắt tay với những kẻ có quá khứ đen
tối này như họ vẫn thường tuyên bố?Người tạo ra bước đột phá để giải đáp câu hỏi này phía Đức chính là đương kim Giám đốc của BND, ông Ernst Uhrlau. Từ năm 2006, Ernst Uhrlau đã tuyên bố sẽ bắt đầu rà soát lại một cách có hệ thống quá trình hoạt động của cơ quan tình báo thời kỳ hậu chiến. BND cũng tuyên bố sẽ không can thiệp vào công việc của các nhà sử học nhưng đồng thời cho biết, không phải tất cả mọi tài liệu đều được cho phép tiếp cận. Giới lãnh đạo BND sẽ có quyền ngăn chặn nếu cho rằng, thông tin có trong một số hồ sơ lưu trữ có thể đe dọa tới an ninh quốc gia cũng như sự an toàn của một số cá nhân.
Quyền tiếp cận các hồ sơ lưu trữ của BND được trao cho một số nhà sử học nổi tiếng và họ miệt mài làm việc suốt hơn 4 năm qua. Những nhà nghiên cứu trên còn có quyền huy động thêm một số chuyên gia cùng nghiên cứu tài liệu với họ, nhưng tất cả đều phải trải qua sự kiểm tra gắt gao từ phía BND. Đây là một việc làm chưa từng có của Cơ quan Tình báo Tây Đức
Phía CIA cũng chịu một áp lực ghê gớm xuất phát từ một nhóm các thành viên Quốc hội Mỹ - những người đã đề xướng Luật Công khai các bí mật vào năm 1998. Hai đồng tác giả của bộ luật trên là Thượng nghị sĩ Mike DeWine và Hạ nghị sĩ Carolyn Maloney khẳng định, hiện CIA đang cất giữ nhiều thông tin khác liên quan đến các cựu quan chức Đức Quốc xã làm việc cho Mỹ. "Có những thông tin chắc chắn rằng CIA đang nắm giữ những tài liệu về mối liên hệ giữa Mỹ và các cựu quan chức Đức Quốc xã", Thượng nghị sĩ DeWine nhấn mạnh: "Chúng ta có nghĩa vụ phải làm sáng tỏ điều đó".
Dẫn độ Klaus Barbie về Pháp chịu xét xử năm 1983. |
Trong nội dung nghiên cứu của mình, từ tháng 6/2010, Hammerschmidt đã có thể tiếp cận được những tài liệu bí mật của Đức và Mỹ về quá trình làm việc cho CIA của Barbie, trong đó có cả những tài liệu về mối liên quan giữa Barbie với Cục Tình báo Liên bang Đức. Và câu chuyện về những năm tháng hoạt động gián điệp đen tối của Barbie đầu năm 2011 đã được lôi ra ánh sáng.
Tên gián điệp có mật danh "Đại bàng"
Những năm 60 thế kỷ trước, Cơ quan Tình báo đối ngoại của Đức, Bundesnachrichtendienst (BND) nhận được tin mật báo từ một "đặc tình" mà cơ quan này rất ưu ái và trọng dụng: Đó là doanh nhân người Đức Wilhelm Holm. Người đàn ông chải chuốt, vóc dáng to khỏe với mái tóc sẫm màu này lâu nay chuyên là người chỉ điểm cho BND. Trong những chuyến đi vòng quanh thế giới, mỗi khi Holm gặp ai có "phẩm chất của một điệp viên", ông ta sẽ lập tức gửi mật báo về tổng hành dinh của BND tại thành phố Pullach, gần Munich.
Mật báo mà Holm gửi cho BND năm 1965 khi đó là nhận xét về một đồng hương người Đức có hai phẩm chất quan trọng: "trung kiên ái quốc" và "chống Cộng đến cùng" - những tiêu chuẩn mà Đức đặc biệt đề cao trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Người được Holm tán tụng đó chính là Klaus Altmann, kẻ đang sống cùng vợ tại thủ đô của Bolivia. Altmann khi đó đang điều hành một công ty có tên là La Estrella (Ngôi Sao), chuyên cung cấp vỏ cây cinchona làm nguyên liệu bào chế thuốc chống sốt rét cho Công ty dược phẩm Boehringer ở thành phố Manheim, Tây Đức. Cuối tháng 11/1965, Holm tới gặp Altmann qua lời giới thiệu của một người quen chung và hai người nhanh chóng trở thành "bạn tâm giao". Hầu như tối nào Holm cũng dùng bữa với gia đình Altmann tại câu lạc bộ Đức ở La Paz.
Mặc dù Altmann vẫn cố gắng che giấu danh tính thật sự của mình nhưng Holm đã ngay lập tức đánh giá được quan điểm chính trị của người đồng hương này. BND khi đó đã quyết định tuyển mộ ngay Altmann. Họ rất quan tâm đến những mối quan hệ tốt mà Altmann khoe khoang, chẳng hạn với Bộ trưởng, Thứ trưởng Nội vụ Bolivia, hoặc giám đốc một cơ quan tình báo của nước này và thị trưởng thủ đô La Paz. Chỉ vài tuần sau sự "môi giới" của Holm, BND đã tuyển dụng người này làm điệp viên cho mình. Hắn được gắn cho mật danh "Adler" - "Đại bàng" và bí số V-43118.
Khách sạn Terminus nơi Barbie trực tiếp tra tấn tù nhân (trái) và những đứa trẻ Do Thái tại Lyon thời kỳ Đức quốc xã. |
"Đại bàng" được Cơ quan BND chính thức xếp vào danh sách "nguồn tin chính trị". Tuy nhiên, nội dung cụ thể của các báo cáo do y gửi về vẫn chưa được công bố. Người ta cho rằng những thông tin mà y chuyên cung cấp cho BND là về tình hình quân đội tại Bolivia nơi y đang sinh sống và tập trung vào quân đội Đức hay còn gọi là Bundeswehr.
Chỉ vài tuần sau khi được tuyển dụng, Altmann đã trở thành người đại diện tại Bolivia của Merex AG, một công ty có trụ sở tại Bonn, bang Nordrhein-Westfalen của Đức, thay mặt cho BND chuyên cung cấp khí tài quân sự dư thừa của Bundeswehr trên khắp thế giới. Altmann có nhiệm vụ báo tin cho người của Marex mỗi khi Bolivia thiếu vũ khí hoặc đạn dược. Rõ ràng là BND rất hài lòng với kết quả làm việc của Altmann. Điệp viên mang bí số V-43118 được đánh giá là "thông minh", "tiếp thu và thích ứng rất tốt", "kín đáo và đáng tin cậy".
Theo hồ sơ lưu trữ liên bang tại thành phố Koblenz, Altmann nhận được tháng lương đầu tiên vào tháng 5/1966. Sau đó, y còn nhận được nhiều khoản tiền thưởng cho hiệu quả công việc và như kết quả nghiên cứu, Altmann đã gửi cho BND ít nhất 35 bản báo cáo mật. Hầu hết tiền công mà BND trả cho y đều thông qua một tài khoản của Ngân hàng Chartered của London tại San Francisco (Mỹ).
Mọi việc dường như khá trôi chảy cho tới khi xuất hiện một vài ý kiến trong Cơ quan BND về một "mối đe dọa an ninh lớn" có thể bắt nguồn từ điệp viên "đại bàng". Một vài nhân vật trong cơ quan tình báo này đã bắt đầu quan ngại rằng Cơ quan Tình báo Stasi của CHDC và KGB của Liên Xô có thể tiếp cận Altmann, từ đó sẽ gây sức ép bằng việc tiết lộ quá khứ Đức Quốc xã của hắn.
Rốt cuộc, chính Solinger đã tìm gặp Barbie ở Madrid ngay trước Giáng sinh năm 1966. Solinger nói rằng, do tình hình tài chính eo hẹp, "ngân sách của BND đã bị cắt giảm đáng kể" và Mỹ Latinh không còn là một khu vực cần do thám nữa. Altmann được trả thêm 1.000 đồng mark Đức coi như tiền đền bù. Đến cuối năm 1967, BND chính thức chấm dứt mọi hợp tác với Altmann.
Lộ mặt
Danh tính của Altmann cho đến tận năm 1972 mới bại lộ khi y bị những "thợ săn phát xít Đức" nổi tiếng là Beate và Serge Klarsfeld phát hiện. Điệp viên với mật danh "Đại bàng" đã lộ chân tướng. Klaus Altmann hóa ra không phải là tên thật. Sau này người ta xác định được danh tính chính xác của y: Klaus Barbie, một trong những tội phạm khét tiếng nhất dưới chế độ độc tài Đức Quốc xã với biệt danh "Gã đồ tể thành Lyon".
Người ta không thể ngờ tên sĩ quan Đức sinh năm 1913 có gương mặt khá điển trai và lạnh lùng ấy lại thực sự là một dã thú. Được giao nhiệm vụ là đội trưởng của SS (lực lượng tinh nhuệ của Hitler) từ năm 1940 đến 1942, Klaus Barbie hành hạ và tàn sát rất nhiều người khi Đức chiếm đóng Hà Lan và Bỉ. Từ tháng 11/1942, Barbie trở thành lãnh đạo của Gestapo (lực lượng cảnh sát bí mật của phát xít Đức) tại Lyon, miền Nam nước Pháp.
Những tội ác đến rùng rợn mà Barbie áp dụng ở đây chính là nguyên nhân vì sao y được gọi là "đồ tể của Lyon". Nạn nhân gồm có công nhân, nông dân và thành viên của phong trào kháng chiến. Trong số này có Jean Moulin, con trai của một giáo viên tại thị trấn Bad Godesberg (tên gọi cũ của Bonn ngày nay). Đó là một nhân vật lãnh đạo của Phong trào kháng chiến Pháp và là bạn thân của Charles de Gaulle, người trở thành Tổng thống Pháp sau này. Barbie đã lệnh cho thuộc hạ trong các cuộc tra khảo hàng ngày đánh Moulin gãy hết tay, chân và xương sườn khiến anh này chết thê thảm.
Hàng nghìn người gồm cả đàn ông và đàn bà đều bị tra tấn rất dã man. Phụ nữ cũng bị đánh cho đến khi bất tỉnh và bị hiếp. Chúng tống họ vào các trại giam hoặc bị chính tay Barbie giết chết. Ngay trên tầng 2 của khách sạn Terminus tại thành phố Lyon, y đã trực tiếp tra tấn dã man không biết bao nhiêu người kể cả phụ nữ và trẻ em. Những nạn nhân còn sống sót vẫn nhớ rõ điệu cười ghê rợn đầy khoái cảm của Barbie trong lúc tra tấn họ.
Ngày 6/4/1944, chính Barbie cũng ra lệnh trục xuất tất cả trẻ em Do Thái ra khỏi trại trẻ mồ côi ở Izieu gần Lyon. 41 đứa trẻ từ 3 đến 13 tuổi đã bị đưa lên tàu chuyển tới trại tập trung Auschwitz và cuối cùng bị chết trong phòng chứa đầy khí độc và hơi gas tại khu trại kinh hoàng này.
Sau chiến tranh, Tòa án Pháp đã kết án tử hình vắng mặt đối với Barbie bởi khi đó y đã bí mật tẩu thoát. Quãng đời tiếp theo của y là một chuỗi thời gian lén lút hoạt động cho cả CIA lẫn BND để rắp tâm thực hiện những mưu đồ đen tối của các cơ quan này trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Mãi tới khi bị phát giác, hơn 10 năm sau Chính phủ Bolivia đã buộc phải cho dẫn độ Barbie về Pháp năm 1983 để xét xử với tội danh chống lại loài người. Cuối cùng, Barbie bị kết án chung thân và chết trong tù năm 1991.
Tuy nhiên, rất nhiều câu hỏi như: Ai đã tiếp tay cho Barbie lẩn trốn suốt ngần ấy năm, hoạt động của Barbie trong suốt những năm hậu chiến và thời Chiến tranh lạnh ra sao, đâu là mục đích sâu xa của việc CIA và BND khi tiếp tay bao che và sử dụng tội phạm Đức Quốc xã … vẫn còn tiếp tục làm đau đầu nhân loại.
Trùm khủng bố "tàn độc hơn cả Bin Laden"
04:25 02/05/2011
Ngày 9/2/2011, Trung tâm Chống khủng bố quốc gia Mỹ đã khẳng
định: Mối đe dọa lớn nhất tới an ninh nước Mỹ hiện tại không phải là
Osama bin Laden, mà là trùm khủng bố Anwar al-Awlaki, 40 tuổi, người
mang hai quốc tịch Yemen và Mỹ.
Anwar al-Awlaki, tên khủng bố số 1 thế giới đang bị truy sát. |
Al-Awlaki được biết với những biệt danh "Osama bin Laden mạng", "Giáo chủ Hồi giáo E-mail",… và là kẻ đã chiêu mộ hàng trăm phần tử "thánh chiến" đẩy nước Mỹ đối mặt với nguy cơ khủng bố lớn nhất kể từ sau sự kiện 11/9/2001.
Xuất thân danh giá
Sinh ngày 22/4/1971 trong một gia đình trí thức người Yemen sống tại Las Cruces, bang New Mexico, Mỹ, ngay từ nhỏ Anwar al-Awlaki đã được sống khá sung túc và được tiếp nhận nền giáo dục mang đậm chất Mỹ. Khi sinh Anwar al-Awlaki cũng là lúc cha anh ta là Nasser Al-Awlaki lấy được bằng thạc sĩ Kinh tế Nông nghiệp tại Đại học New Mexico. Năm 1977, Nasser tiếp tục giành học vị tiến sĩ tại Đại học Nebraska và sau đó làm việc tại Đại học Minnesota. Một năm sau, cả gia đình Nasser quyết định trở về Yemen. Khi đó Anwar al-Awlaki mới 7 tuổi.
Tại quê hương, con đường sự nghiệp của Nasser thăng tiến không ngừng và chẳng bao lâu sau Nasser được cử giữ chức Bộ trưởng Nông nghiệp Yemen. Song song với cương vị Bộ trưởng, Nasser còn được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường đại học Sana'a. Sau này, Nasser trở thành thành viên chủ chốt trong đảng của Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh và nhiều nguồn tin cho rằng, con đường công danh của ông này có phần ảnh hưởng quan trọng từ mối quan hệ họ hàng với Thủ tướng Yemen Mujawar.
Bởi vậy những năm tháng học trung học tại Yemen quê hương của Al-Awlaki khá thuận lợi và anh ta luôn được hưởng mọi điều kiện tốt nhất. Bên cạnh kiến thức mà nhà trường trao cho, Al-Awlaki còn được tiếp nhận sự giáo dục tôn giáo một cách đặc biệt. Bước sang tuổi 20, Al-Awlaki nhận được học bổng của Chính phủ Yemen trở lại Mỹ theo học khoa Công trình xây dựng tại Đại học bang Colorado.
Theo luật, Al-Awlaki lúc này có quốc tịch Mỹ, tuy nhiên anh ta vẫn sử dụng visa học sinh ngoại quốc và hộ chiếu Yemen để nhập cảnh mỗi lần vào nước này. Cơ quan An ninh Hoa Kỳ sau này đã phân tích, Al-Awlaki làm như vậy là để chứng minh rằng, anh ta tự hào về nguồn gốc Yemen của mình.
Suốt thời gian đại học, nhờ vào khả năng hùng biện và tài tổ chức, Al-Awlaki đã được cử làm Chủ tịch "Hiệp hội sinh viên Hồi giáo". Mùa hè năm 1993, lợi dụng danh nghĩa này, Al-Awlaki đã đến Afghanistan hội ngộ với những "chiến binh thánh chiến" và sau khi trở về, đó là một Al-Awlaki hoàn toàn thay đổi. Luôn đội khăn trùm kiểu Afghanistan, luôn cổ xúy "thánh chiến", chủ trương "tiêu diệt những kẻ ngoại đạo" và "giải phóng Afghanistan", Al-Awlaki thực sự đã trở thành một "biểu tượng" hung dữ nhất của những tư tưởng cực đoan.
Năm 1994, sau khi cưới vợ, Al-Awlaki chuyển sang làm thầy tế Hiệp hội Hồi giáo tại thành phố Denver, bang Colorado. Hai năm sau, anh ta lại chủ trì một nhà thờ Hồi giáo tại San Diego, California và học lấy bằng thạc sĩ giáo dục. Năm 2001, Al-Awlaki học tiến sĩ chuyên ngành phát triển nguồn nhân lực tại Đại học George Washington nhưng mới được một năm, người ta lại thấy Al-Awlaki trở về Yemen làm giáo viên một trường đại học nổi tiếng ở quê nhà. Mọi sự dường như không có gì quá đặc biệt cho tới tháng 8/2006, Al-Awlaki bị chính quyền Yemen bắt giam 18 tháng vì ghi ngờ là kẻ tiến hành các hoạt động khủng bố.
"Osama Bin Laden mạng"
Điều khiến Cơ quan Tình báo Mỹ cay đắng nhất là việc họ không hề hay biết gì về Al-Awlaki mặc dù anh ta đã từng sinh sống tại Mỹ 21 năm. Sau sự kiện 11/9/2001, người ta còn thấy Awlaki xuất hiện trên mạng truyền hình Mỹ lên tiếng chỉ trích các phần tử cướp máy bay để thực hiện vụ khủng bố kinh hoàng này. Thậm chí tờ Thời báo New York lúc đó còn ngợi ca Anwar al-Awlaki là "lãnh tụ Hồi giáo thế hệ mới có thể dung hòa phương Đông và phương Tây". Nhưng chẳng bao lâu sau, Cơ quan Tình báo Mỹ phát hiện Al-Awlaki có mối quan hệ rất gần gũi với các phần tử không tặc và anh ta đã bị FBI thẩm vấn ít nhất 4 lần ngay sau đó.
Theo các cựu quan chức tình báo thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ thì Al-Awlaki chính là "lãnh tụ tinh thần" của bọn khủng bố này, đặc biệt là có 3 tên: Awaf Al-Hazmi, Khalid Al-Mihdhar và Hani Hanjour từng tham gia hội truyền giáo của Al-Awlaki đều có mặt trên chuyến bay 77 đâm vào Lầu Năm Góc. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tiến hành điều tra rất gắt gao, tuy nhiên do không có đủ chứng cứ nên đã không thể kết tội Al-Awlaki được.
Cũng giống như Bin Laden, Al-Awlaki có giọng nói chậm rãi, khá truyền cảm. Là người có trình độ, lại thông thạo tiếng Anh và tiếng Arập nên khi tuyên truyền giáo lý Hồi giáo, Al-Awlaki rất có khả năng thuyết phục. Hơn nữa, là người hiểu rõ phương Tây và Mỹ nên Al-Awlaki có thể phân tích chuẩn xác khi phê phán nhược điểm và những bất cập của họ, đồng thời còn dẫn dụ rất khéo léo cho luận điểm của mình. Chính vì vậy, Al-Awlaki đã thu hút được đông đảo những phần tử khủng bố cấp tiến. Anwar al-Awlaki lợi dụng triệt để mạng Internet để tuyên truyền chủ nghĩa khủng bố và được mệnh danh là "Osama bin Laden mạng".
Trong số những nghi phạm khủng bố mà nước Mỹ tóm được những năm gần đây có không ít đối tượng là người da trắng và lúc này người Mỹ mới ngộ ra rằng, quá trình "nội địa hóa" chủ nghĩa khủng bố có đóng góp không hề nhỏ của Al-Awlaki.
Khi bắt đầu chú ý đến Al-Awlaki, Cơ quan Tình báo Mỹ còn chủ quan đến mức cho rằng Al-Awlaki chỉ là đối tượng thuộc "phái lý thuyết" chứ không biết hành động. Mãi tới tháng 11/2009, khi xảy ra sự kiện xả súng bừa bãi ở Fort Hood (Texas) làm chết 13 người, Cơ quan Tình báo Mỹ mới giật mình. Thủ phạm vụ xả súng là Thiếu tá quân y Nidal Malik Hasan từng 18 lần liên lạc qua thư điện tử với Al-Awlaki. Sau sự kiện, Al-Awlaki còn công khai tuyên bố: "Nidal Malik Hasan là một anh hùng, chiến đấu với quân đội Mỹ là trách nhiệm của một tín đồ Hồi giáo!".
Anwar al-Awlaki cùng các chiến hữu tại Yemen. |
Sau khi nhận được thông tin tình báo từ Arập Xêút, nhà chức trách Anh và UAE nơi 2 máy bay trên quá cảnh đã kịp thời phát hiện 2 kiện hàng chứa chất nổ PETN. Những kiện hàng chứa bom này đã được vô hiệu hóa chỉ 17 phút trước thời điểm phát nổ dự kiến. Chính Anwar Al-Awlaki và chuyên gia chất nổ của AQAP là Ibrahim Hassan Al-Asiri đã bị cáo buộc đứng sau kế hoạch trên.
Cơ quan điều tra Mỹ thống kê rằng, các nghi phạm gây ra hơn 10 vụ khủng bố tại Mỹ, Anh và Canada những năm gần đây đều là những "tín đồ" của Al-Awlaki thông qua mạng Internet, băng ghi âm và đĩa CD. Sức ảnh hưởng của Al-Awlaki đã khiến các nhân viên tình báo Mỹ đau đầu và bế tắc. Thậm chí họ còn nhận định, Al-Awlaki có thể được mạng lưới Al-Qaeda cài vào nước Mỹ trước năm 2001. Mọi hình ảnh ôn hòa và tư tưởng chống bạo lực của Al-Awlaki trước đây chỉ là giả tạo mà thôi.
Người ta thấy trong năm ngoái, Anwar al-Awlaki đã ngang nhiên trình làng một trang web tiếng Anh để tuyển mộ tân binh ủng hộ thánh chiến. Tiếp đó trong tháng 7, tạp chí tiếng Anh đầu tiên có tên gọi Inspire (Cảm hứng) được tổ chức "Al-Qaeda in the Arabian Peninsula" - hình thành dưới sự kết hợp của các hạt nhân khủng bố của Al-Qaeda tại Yemen và Arập Xêút - ra đời.
Một trang bìa tạp chí Inspire. |
Tuy nhiên, trong tất cả hơn 60 trang của tạp chí này, các từ "Afghanistan", "Iraq", "Israel" và "Palestine" được nhắc tới quá nhiều. Bên cạnh đó, tạp chí cũng dành nhiều sự chú ý vào tình hình tại bán đảo Arập, trước tiên là tại Arập Xêút và Yemen, những quốc gia có chính phủ được xem là "bung xung của phương Tây" và là "kẻ thù của những người Hồi giáo chính thống".
Tìm và diệt
Ngay từ đầu năm 2010, Cơ quan Tình báo Mỹ đã cho biết Anwar al-Awlaki bị liệt vào danh sách cần phải "tìm và diệt". Tờ Thời báo New York ngày 7/4 còn tiết lộ, Tổng thống Mỹ Obama đã đích thân hạ lệnh "tiêu diệt" đối với Anwar al-Awlaki.
Tuy nhiên, tiêu diệt Al-Awlaki là một nhiệm vụ quá khó khăn. Các quan chức an ninh Yemen cho rằng, Al-Awlaki đang trú ẩn tại khu vực vùng núi xa xôi hẻo lánh, địa thế hiểm trở thuộc tỉnh Shabwah, phía nam Yemen. Mỹ lập tức điều ngay lực lượng đặc nhiệm thường xuyên sục sạo khu vực này. Máy bay không người lái của CIA cũng liên tục tiến hành không kích khu vực được cho là Al-Awlaki có thể lẩn trốn. Tuy nhiên, tất cả mọi nỗ lực đều không mang lại kết quả.
Nhiều nguồn tin cho hay, các phần tử khủng bố đứng đầu là Al-Awlaki đã có trong tay khoảng 400 phần tử cực đoan với sự trợ giúp của các bộ tộc địa phương sẵn sàng tử vì đạo. Ngày 9/4/2010, bộ tộc Avarick, một trong những bộ tộc lớn nhất Yemen, đã tuyên bố phản đối "mọi hành động hợp tác với Mỹ để tiêu diệt Anwar al-Awlaki".
Theo các nhà phân tích thì việc truy bắt Al-Awlaki đã khó khăn nhưng điều khó khăn hơn cả là phạm vi hoạt động của các phần tử khủng bố đã có sự dịch chuyển và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu đang đứng trước sự chuyển đổi về chất. Anwar al-Awlaki và các phần tử khủng bố của Al-Qaeda tại Pakistan, Somali đã chiêu mộ được nhiều phần tử vũ trang với quy mô lớn hơn cả thời kỳ Osama bin Laden. Việc tái phát triển của tổ chức Al-Qaeda khiến cho cuộc chiến chống khủng bố của phương Tây sẽ phải tiếp tục kéo dài nhiều năm nữa.
Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề nên nguy cơ một vụ khủng bố lớn nữa sẽ là điều nước Mỹ thực sự lo ngại. Sự xuất hiện của Al-Awlaki trong thời điểm khi mà sức mạnh lan tỏa khủng khiếp của Internet khiến người Mỹ hoang mang, sợ hãi và hiển nhiên cái tên Al-Awlaki đã bị liệt vào "danh sách phần tử khủng bố nguy hiểm hàng đầu".
Gần đây, theo những tiết lộ từ giới chức Mỹ thì chính quyền của Tổng thống Obama đã thiết lập trung tâm quân sự mới nhằm mở rộng cuộc chiến bí mật chống khủng bố. Trung tâm này có nhiệm vụ triển khai các hoạt động tại các khu vực điểm nóng như Pakistan, Yemen và Somali. Có thể thấy rõ ràng sự điều chỉnh chiến lược này của Mỹ có quan hệ trực tiếp với sự xuất hiện "phần tử khủng bố đe dọa hàng đầu" nước Mỹ, Anwar al-Awlaki.
Cùng với những nỗ lực của Mỹ và phương Tây, ngày 6/11/2010, các thẩm phán Tòa án Yemen đã yêu cầu cảnh sát bằng mọi cách truy sát bằng được Al-Awlaki. Ngày 17/1/2011, Tòa án An ninh Yemen đã xử vắng mặt Al-Awlaki 10 năm tù giam vì tội danh "kích động công chúng tiêu diệt người nước ngoài". Và dĩ nhiên đến giờ phút này, giống như Osama bin Laden, Anwar al-Awlaki vẫn hoàn toàn "ngoài vòng kiểm soát"
Ngọc Mai
Nhận xét
Đăng nhận xét