ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC 8 (tàu không số)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trước sự phát triển của phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam, năm 1959, Bộ Chính trị Việt Nam và Quân ủy Trung ương quyết định nghiên cứu mở tuyến đường vận tải trên biển chi viện trực tiếp cho Quân Giải phóng miền Nam. Võ Bẩm là người đầu tiên được truyền đạt chủ trương và giao nhiệm vụ này cũng chính là người đoàn trưởng đầu tiên của Đoàn 559 là người có kinh nghiệm mở đường vận tải xuyên Trường Sơn trong chiến tranh Đông Dương, ông đã từng chỉ huy tàu gỗ vượt biển chở vũ khí mua từ nước ngoài về chi viện cho chiến trường Khu 5...
Tháng 7-1959, tiểu đoàn vận tải biển 603 được thành lập, đóng tại cửa biển sông Gianh- Quảng Bình với tên gọi là "Tập đoàn đánh cá Sông Gianh". Thuyền được nguỵ trang giống thuyền đánh cá của ngư dân miền Nam. Sau một thời gian tập luyện, thăm dò và chuẩn bị mọi mặt, đêm ba mươi Tết Canh Tý (ngày 27 tháng 1 năm 1960), chuyến tàu đặc biệt đầu tiên xuất phát, gồm 6 người, do Nguyễn Bất chỉ huy đã đi chuyến đầu tiên vào Nam. Trong suốt quá trình tồn tại, đường Hồ Chí Minh trên biển có hai nghìn lần tàu thuyền vượt biển, vận chuyển gần 160 nghìn tấn vũ khí, cập 19 bến bãi thuộc địa bàn 9 tỉnh miền Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Từ tháng 6 năm 1961 đến tháng 2 năm 1962, những người lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ở các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh, Bà Rịa đã cử 5 con thuyền gỗ từ miền Nam ra miền Bắc để báo cáo tình hình, xin tiếp tế vũ khí và sau đó trực tiếp vận chuyển vũ khí cũng như dẫn đường cho các tàu tiếp tế giả dạng tàu đánh cá từ Bắc vào Nam. Những người chỉ huy chủ chốt gồm các ông Phan Văn Nhờ (tức Tư Mau), bà Nguyễn Thị Định, ông Bông Văn Dĩa... Trong số 5 chiếc thuyền gỗ, chiếc thuyền của Bà Rịa đã bị lực lượng tuần duyên của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chặn bắt tại ngoài khơi Cam Ranh. Không phát hiện thấy nghi ngờ, con thuyền này được trả tự do. Sau đó nó bị bão đánh trôi dạt đến đảo Hải Nam. Đây là chiếc thuyền do ông Dương Quang Đông, nguyên Ủy viên thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương trước năm 1945, nguyên là cán bộ hậu cần của Việt Minh tại Khu VIII trong Kháng chiến chống Pháp được giao nhiệm vụ mua sắm. Tuy nhiên, khi di chuyển đến Bà Rịa, ba người cũng đi với ông Đông đã bị quân Việt Nam Cộng hòa bắn chết và tịch thu số tiền mà tổ công tác của ông được tổ chức giao cho để mua thuyền. Nhờ có bà Nguyễn Thị Mười ở Phước Hải, Long Đất đã dồn tiền của trong nhà tổng cộng 10 cây vàng để đóng góp, chiếc thuyền này được mua về và được sử dụng trong chuyến liên lạc, vận chuyển đầu tiên. Tham gia chuyến vượt biển trên con thuyền của Bà Rịa còn có ông Lê Hà, con trai bà Mười, sau này trở thành một trong các thuyền trưởng đầu tiên trên các con tàu không số.
Ngày 23 tháng 10 năm 1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Việt Nam quyết định mở tuyến đường biển Bắc-Nam. Trung tướng Trần Văn Trà, Phó Tổng tham mưu trưởng được Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ thành lập tuyến đường này. Ngày 23-10-1961, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Văn Thái ký Quyết định số 97/QP thành lập Đoàn 759, sau này trở thành Lữ đoàn 125 thuộc Hải quân nhân dân Việt Nam[1]. Đoàn 759 có trách nhiệm chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển. Trung tá Đoàn Hồng Phước được giao nhiệm vụ làm Đoàn trưởng.[2] Đây là đơn vị đầu tiên đảm nhận nhiệm vụ vận tải vũ khí, hàng hóa vào chiến trường miền Nam bằng các con tàu không số, mở ra sự phát triển mới của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Tại Nam Bộ, Bộ Chỉ huy quân khu IX của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được giao nhiệm vụ thành lập Trung đoàn 962 chuyên trách nhiệm vụ chuẩn bị bến bãi tại bờ biển các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau. Bộ chỉ huy các Khu V, VI, VIII cũng được lệnh thiết lập các bến bãi bí mật để đón nhận vũ khí, đạn dược, phương tiện và các hàng hóa khác từ miền Bắc Việt Nam chuyển vào bằng đường biển.
Cầu cảng K15 đánh dấu một bước chuyển biến lớn của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đó là việc các tàu sắt được đưa vào sử dụng, dần thay thế cho các con tàu gỗ kém an toàn. Trong quá trình hoạt động, cảng K15 đã tổ chức xếp hàng và xuất phát cho 88 chuyến vận tải quân sự trên biển, gồm 4.919 tấn vũ khí đạn dược và hàng nghìn tấn hàng hóa khác. Do được ngụy trang rất kín đáo nên trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, không quân và hải quân Hoa Kỳ vẫn không phát hiện được cầu cảng K15. Sau nửa thế kỷ, đặc biệt từ năm 1975 đến nay không còn được hoạt động, công trình đã hư hại nặng. Hiện nay, tại bãi biển Vạn Sơn (Đồ Sơn, Hải Phòng) chỉ còn lại di tích các cọc bê tông của cầu tàu trên bến cảng quân sự bí mật K15.
Trong ký ức không thể quên, Thuyền phó Nguyễn Văn Đức kể lại một trong những trận chiến đấu ác liệt vào đêm 27-2-1968, khi tàu 43 bị truy đuổi quyết liệt, buộc phải rút về hướng Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
Khi tàu vào gần đến bờ thì bất ngờ bị cả tàu và trực thăng quần đảo nã đạn dữ dội, tàu bị hư hỏng nặng, dạt vào bờ, có 3 thủy thủ hi sinh ngay trên tàu, số còn lại từ bị thương đến trọng thương phải nhảy xuống biển. Thuyền phó Nguyễn Văn Đức cũng bị trọng thương. Trước tình thế nguy kịch, thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng lệnh cho hủy tàu và đưa số anh em bị thương lội vào bờ nhờ nhân dân che chở.
Về trận càn ác liệt trên, sau này được thuyền trưởng Nguyễn Đức Thắng kể lại với nhà văn Nguyên Ngọc khi ông đi làm bộ phim Đường mòn trên biển Đông. Đến sáng 28-2-1968, khi một số ngư đi dân đánh cá ven biển thuộc thôn Quy Thiện, xã Phổ Hiệp đã phát hiện các thủy thủ và đưa đi trú ẩn. Sau đó, họ được du kích địa phương cáng lên băng bó và điều trị vết thương tại bệnh xá Đức Phổ (nay là bệnh xá Đặng Thùy Trâm).
Đường Hồ Chí Minh trên biển
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Về các con đường khác cùng tên "Đường Hồ Chí Minh", xem Đường Hồ Chí Minh (định hướng).
Trước sự phát triển của phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam, năm 1959, Bộ Chính trị Việt Nam và Quân ủy Trung ương quyết định nghiên cứu mở tuyến đường vận tải trên biển chi viện trực tiếp cho Quân Giải phóng miền Nam. Võ Bẩm là người đầu tiên được truyền đạt chủ trương và giao nhiệm vụ này cũng chính là người đoàn trưởng đầu tiên của Đoàn 559 là người có kinh nghiệm mở đường vận tải xuyên Trường Sơn trong chiến tranh Đông Dương, ông đã từng chỉ huy tàu gỗ vượt biển chở vũ khí mua từ nước ngoài về chi viện cho chiến trường Khu 5...
Tháng 7-1959, tiểu đoàn vận tải biển 603 được thành lập, đóng tại cửa biển sông Gianh- Quảng Bình với tên gọi là "Tập đoàn đánh cá Sông Gianh". Thuyền được nguỵ trang giống thuyền đánh cá của ngư dân miền Nam. Sau một thời gian tập luyện, thăm dò và chuẩn bị mọi mặt, đêm ba mươi Tết Canh Tý (ngày 27 tháng 1 năm 1960), chuyến tàu đặc biệt đầu tiên xuất phát, gồm 6 người, do Nguyễn Bất chỉ huy đã đi chuyến đầu tiên vào Nam. Trong suốt quá trình tồn tại, đường Hồ Chí Minh trên biển có hai nghìn lần tàu thuyền vượt biển, vận chuyển gần 160 nghìn tấn vũ khí, cập 19 bến bãi thuộc địa bàn 9 tỉnh miền Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thành lập
Tiền thân đường Hồ Chí Minh trên biển là hải lộ ven bờ do những người trong hàng ngũ Việt Minh ở Nam Bộ thực hiện lần đầu tiên. Năm 1946, lực lượng Việt Minh ở Nam Bộ đã tổ chức chuyến đi của một thuyền đánh cá xuất phát từ Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre ra Bắc xin tiếp tế vũ khí. Tàu cập bến trong vùng Việt Minh kiểm soát tại Tuy Hòa, Phú Yên. Những người trên tàu ra Bắc bằng tàu hỏa. Số vũ khí được Quân đội nhân dân Việt Nam cung cấp cũng được chuyển vào Phú Yên bằng tàu hỏa và chất lên thuyền chở vào Bến Tre.Từ tháng 6 năm 1961 đến tháng 2 năm 1962, những người lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ở các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh, Bà Rịa đã cử 5 con thuyền gỗ từ miền Nam ra miền Bắc để báo cáo tình hình, xin tiếp tế vũ khí và sau đó trực tiếp vận chuyển vũ khí cũng như dẫn đường cho các tàu tiếp tế giả dạng tàu đánh cá từ Bắc vào Nam. Những người chỉ huy chủ chốt gồm các ông Phan Văn Nhờ (tức Tư Mau), bà Nguyễn Thị Định, ông Bông Văn Dĩa... Trong số 5 chiếc thuyền gỗ, chiếc thuyền của Bà Rịa đã bị lực lượng tuần duyên của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chặn bắt tại ngoài khơi Cam Ranh. Không phát hiện thấy nghi ngờ, con thuyền này được trả tự do. Sau đó nó bị bão đánh trôi dạt đến đảo Hải Nam. Đây là chiếc thuyền do ông Dương Quang Đông, nguyên Ủy viên thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương trước năm 1945, nguyên là cán bộ hậu cần của Việt Minh tại Khu VIII trong Kháng chiến chống Pháp được giao nhiệm vụ mua sắm. Tuy nhiên, khi di chuyển đến Bà Rịa, ba người cũng đi với ông Đông đã bị quân Việt Nam Cộng hòa bắn chết và tịch thu số tiền mà tổ công tác của ông được tổ chức giao cho để mua thuyền. Nhờ có bà Nguyễn Thị Mười ở Phước Hải, Long Đất đã dồn tiền của trong nhà tổng cộng 10 cây vàng để đóng góp, chiếc thuyền này được mua về và được sử dụng trong chuyến liên lạc, vận chuyển đầu tiên. Tham gia chuyến vượt biển trên con thuyền của Bà Rịa còn có ông Lê Hà, con trai bà Mười, sau này trở thành một trong các thuyền trưởng đầu tiên trên các con tàu không số.
Ngày 23 tháng 10 năm 1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Việt Nam quyết định mở tuyến đường biển Bắc-Nam. Trung tướng Trần Văn Trà, Phó Tổng tham mưu trưởng được Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ thành lập tuyến đường này. Ngày 23-10-1961, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Văn Thái ký Quyết định số 97/QP thành lập Đoàn 759, sau này trở thành Lữ đoàn 125 thuộc Hải quân nhân dân Việt Nam[1]. Đoàn 759 có trách nhiệm chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển. Trung tá Đoàn Hồng Phước được giao nhiệm vụ làm Đoàn trưởng.[2] Đây là đơn vị đầu tiên đảm nhận nhiệm vụ vận tải vũ khí, hàng hóa vào chiến trường miền Nam bằng các con tàu không số, mở ra sự phát triển mới của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Tại Nam Bộ, Bộ Chỉ huy quân khu IX của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được giao nhiệm vụ thành lập Trung đoàn 962 chuyên trách nhiệm vụ chuẩn bị bến bãi tại bờ biển các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau. Bộ chỉ huy các Khu V, VI, VIII cũng được lệnh thiết lập các bến bãi bí mật để đón nhận vũ khí, đạn dược, phương tiện và các hàng hóa khác từ miền Bắc Việt Nam chuyển vào bằng đường biển.
Phát triển phương tiện và các tuyến vận tải quân sự trên biển
Các đơn vị
- Đoàn 759
- Đoàn 962
- Đoàn 950
Phương tiện
- Tàu, thuyền gỗ
- Tàu sắt
- Tàu hai đáy
Các tuyến chính
- Tuyến ven bờ
- Tuyến tiếp giáp lãnh hải
- Tuyến hàng hải quốc tế
Các căn cứ và bến bãi
- K15
Cầu cảng K15 đánh dấu một bước chuyển biến lớn của Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đó là việc các tàu sắt được đưa vào sử dụng, dần thay thế cho các con tàu gỗ kém an toàn. Trong quá trình hoạt động, cảng K15 đã tổ chức xếp hàng và xuất phát cho 88 chuyến vận tải quân sự trên biển, gồm 4.919 tấn vũ khí đạn dược và hàng nghìn tấn hàng hóa khác. Do được ngụy trang rất kín đáo nên trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, không quân và hải quân Hoa Kỳ vẫn không phát hiện được cầu cảng K15. Sau nửa thế kỷ, đặc biệt từ năm 1975 đến nay không còn được hoạt động, công trình đã hư hại nặng. Hiện nay, tại bãi biển Vạn Sơn (Đồ Sơn, Hải Phòng) chỉ còn lại di tích các cọc bê tông của cầu tàu trên bến cảng quân sự bí mật K15.
- Cửa Hội
- Cửa Sót
- Cửa Gianh
- Cửa Nhật Lệ
- Hố Chuối
- Sa Huỳnh
- Quy Thiện
- Ba Làng An
- Lộ Diêu
- Vũng Rô
- Hòn Hèo
- Phước Thiện
- Lộc An
- Rạch Cỏ
- Cồn Tàu
- Khâu Lầu
- Bến "Ông Hai Ghiền"
- Vàm Lũng
- Rạch Gốc
- Bồ Đề
- Rạch Tàu
- Rạch Giá
Một số trận đánh quan trọng
Sự kiện Vũng Rô
Sự kiện tàu 235 và thuyền trưởng Phan Vinh
Một số tàu hoạt động trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển
Tàu 43
Cho đến nay, nguồn tư liệu viết về tàu 43 rất ít ỏi. Theo thông tin từ phóng sự "Huyền thoại tuyến "Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển", được Nhà báo Nguyễn Thành Luân (Báo Đại Đoàn Kết) thuật lại, qua lời kể của ông Nguyễn Văn Đức, thuyền phó tàu 43.Trong ký ức không thể quên, Thuyền phó Nguyễn Văn Đức kể lại một trong những trận chiến đấu ác liệt vào đêm 27-2-1968, khi tàu 43 bị truy đuổi quyết liệt, buộc phải rút về hướng Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
Khi tàu vào gần đến bờ thì bất ngờ bị cả tàu và trực thăng quần đảo nã đạn dữ dội, tàu bị hư hỏng nặng, dạt vào bờ, có 3 thủy thủ hi sinh ngay trên tàu, số còn lại từ bị thương đến trọng thương phải nhảy xuống biển. Thuyền phó Nguyễn Văn Đức cũng bị trọng thương. Trước tình thế nguy kịch, thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng lệnh cho hủy tàu và đưa số anh em bị thương lội vào bờ nhờ nhân dân che chở.
Về trận càn ác liệt trên, sau này được thuyền trưởng Nguyễn Đức Thắng kể lại với nhà văn Nguyên Ngọc khi ông đi làm bộ phim Đường mòn trên biển Đông. Đến sáng 28-2-1968, khi một số ngư đi dân đánh cá ven biển thuộc thôn Quy Thiện, xã Phổ Hiệp đã phát hiện các thủy thủ và đưa đi trú ẩn. Sau đó, họ được du kích địa phương cáng lên băng bó và điều trị vết thương tại bệnh xá Đức Phổ (nay là bệnh xá Đặng Thùy Trâm).
Danh sách Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Đường Hồ Chí Minh trên biển
Cá nhân
Dưới đây là danh sách các cán bộ chiến sĩ của Hải quân Nhân dân Việt Nam được phong hoặc truy phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì thành tích đối với Đường Hồ Chí Minh trên biển.STT | Họ tên | Năm sinh | Năm phong | Quê quán |
---|---|---|---|---|
1 | Lê Văn Một (liệt sĩ) | 1921 | 2011[4] | Châu Thành, Tiền Giang |
2 | Hồ Đắc Thạnh | 1934 | 2011[4] | Tuy Hòa, Phú Yên |
3 | Đỗ Văn Sạn | 1936 | 2011[4] | Thiệu Hóa, Thanh Hóa |
4 | Đinh Đạt (liệt sĩ) | 1915 | 2011[4] | Thăng Bình, Quảng Ngãi |
5 | Huỳnh Văn Sao (liệt sĩ) | 1912 | 2011[4] | thành phố Trà Vinh, Trà Vinh |
6 | Dương Văn Lộc (liệt sĩ) | 1915 | 2011[4] | Tam Kỳ, Quảng Nam |
7 | Bông Văn Dĩa | 1905 | 1967[5] | Ngọc Hiển, Cà Mau |
8 | Đặng Văn Thanh | 1928 | 1967[6] | Thuận Nam, Ninh Thuận |
9 | Nguyễn Phan Vinh (liệt sĩ) | 1933 | 1970[7] | Điện Bàn, Quảng Nam |
10 | Nguyễn Văn Hiệu (liệt sĩ) | 1932 | 1978[8] | Thăng Bình, Quảng Nam |
11 | Nguyễn Văn Cứng | 1927 | 2005[9] | Ngọc Hiển, Cà Mau |
12 | Hồ Đức Thắng | 1922 | 1967[10] | Cầu Ngang, Trà Vinh |
13 | Nguyễn Chánh Tâm | 1935 | 2005[11] | Bình Thủy, Cần Thơ |
14 | Phan Văn Nhờ | 1925 | 1985[12] | Giá Rai, Bạc Liêu |
Tập thể
- Lữ đoàn 125 Hải quân (2 lần: 1967, 1976)
- Tàu 42 (1970)[9]
- Tàu 41 (1973)
- Tàu 154 (1975)
- Tàu 165 (2001)
- Tàu 55 (2011)[4]
- Tàu 54 (2011)[4]
- Tàu 43 (2011)[4]
- Tàu 121 (2011)[4]
- Tàu 56 (2011)[4]
- Tàu 235 (2011)[4]
- Tàu 69 (2011)[4]
Tưởng niệm
Ngày 16, 17 tháng 10 năm 2010, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã đến xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre để lập đàn cầu siêu cho vong linh các liệt sĩ trên biển đã chết do chìm tàu. Xây dựng bia tưởng niệm gần biển là một tảng đá nặng 2 tấn viết dòng chữ: "Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trên biển".Chú thích
- ^ Lữ đoàn 125 kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển và đón nhận huy chương quân công hạng nhất, Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- ^ Đoàn 759 ra đời, Báo điện tử Quân đội nhân dân
- ^ Huyền thoại tuyến "đường mòn Hồ Chí Minh trên biển"
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i k 6 thủy thủ tàu không số nhận danh hiệu anh hùng
- ^ Bông Văn Dĩa
- ^ Đặng Văn Thanh: Anh hùng đầu tiên của đoàn tàu không số
- ^ Nhớ mãi tên anh - Anh hùng liệt sĩ Phan Vinh
- ^ Chân dung Chính trị viên của đoàn tàu không số (Kỳ 3)
- ^ a ă Ký ức hào hùng của người lính trên con tàu 42 anh hùng
- ^ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Đức Thắng
- ^ Chân dung các thuyền trưởng đoàn tàu không số (Tiếp theo và hết)
- ^ Những con người huyền thoại
Những bức ảnh lịch sử về đoàn tàu không số
Cải
trang thành tàu đánh cá, giả dạng tàu nước ngoài, đoàn tàu không số đã
vận chuyển hàng nghìn tấn vũ khí kịp thời chi viện cho chiến trường miền
Nam, mở ra con đường huyền thoại trên biển.
> Kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển
> Kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển
Trên 200 bức ảnh tư liệu, tài
liệu, hiện vật lịch sử đã được trưng bày, tái hiện những chiến công của
huyền thoại "Đoàn tàu không số", đường Hồ Chí Minh trên biển tại cuộc
triển lãm "Biển đảo và người chiến sĩ Hải quận - Truyền thống đường Hồ
Chí Minh trên biển". Triển lãm do Cục Chính trị Quân khu 7 phối hợp với
Cục Chính trị Hải quân nhằm kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh
trên biển tại TP HCM.
50 năm trước, 5 con thuyền gỗ của các tỉnh Bến Tre, Cà
Mau, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu đã dò đường trên biển ra Bắc thành công
tạo tiền đề mở đường Hồ Chí Minh trên biển. Trong ảnh là 6 thủy thủ đội
thuyền tỉnh Bà Rịa xuất phát tại bến Lộc An dùng thuyền đánh cá vượt
biển ra Bắc, thăm dò tình hình địch trên biển và nhận vũ khí chi viện
cho miền Nam, tháng 2/1962.
|
Sau thành công của 5 chiếc thuyền này, Bộ Chính trị và
Quân ủy Trung ương quyết định thành lập đoàn tàu không số và mở đường Hồ
Chí Minh trên biển để vận chuyển vũ khí chi viện cho miền Nam đánh Mỹ
cứu nước. Trong ảnh là tàu gỗ gắn máy Phương Đông 2 (do Xưởng đóng tàu I
Hải Phòng đóng) xuất phát tại bến Đồ Sơn chở 14 tấn vũ khí vào Cà Mau
thành công, tháng 10/1962.
|
Tàu vận tải Đoàn 125 cải trang thành tàu đánh cá, trên đường vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam, tháng 4/1966.
|
Không chỉ cải trang thành tàu đánh cá, tàu vận tải Đoàn 125 còn giả dạng thành tàu nước ngoài để chuyển vũ khí vào miền Nam.
|
Bến Lộc An (xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu). Tại bến này, 3 chiếc tàu của Đoàn 125 Hải quân đã cập bến
thành công, vận chuyển được 109 tấn vũ khí, trang bị cho quân dân các
tỉnh miền Đông, Khu 6 tham gia các chiến dịch, góp phần làm nên những
chiến thắng vang dội: Bình Giã, Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Bầu Bàng (năm
1965).
|
Đội tiếp nhận hàng của Đoàn 962 (Quân khu 9), tiếp nhận
vũ khí do đoàn tàu "không số" chuyển vào tại bến Rạch Mốc (Cà Mau) năm
1963.
|
Đảo Phan Vinh (Quần đảo Trường Sa) mang tên người anh hùng Nguyễn Phan Vinh - thuyền trưởng tàu "không số".
|
Cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125 Hải quân đón nhận lẵng hoa bác Tôn tặng, năm 1970.
|
Cán bộ, chiến sĩ tàu 621 (thuộc Đoàn 125 Hải quân)
trong chuyến đi trinh sát mở đường, chụp ảnh lưu niệm tại đảo Song Tử
Tây, năm 1972.
|
Cựu chiến binh Đoàn tàu không số chụp ảnh lưu niệm tại bến Lộc An (Bà rịa - Vũng Tàu).
|
Tay lái của tàu C41 - chiếc tàu đã chuyển 11 chuyến vũ khí cập bến an toàn.
|
Đèn hành trình, ống nhòm và máy điện thoại P600 là những dụng cụ được dùng trên hành trình vượt biển chuyển vũ khí vào Nam.
|
Tá Lâm (Ảnh chụp từ triển lãm)
Huyền thoại tàu không số 235: Trận chiến sinh tử
(Kiến Thức) - Trận hải chiến kiên cường của cán bộ, thủy thủ tàu 235 đã đi vào huyền thoại, là dấu son chói lọi của Hải quân nhân dân VN anh hùng.
Năm này tròn 53 năm kỷ niệm ngày mở đường Hồ Chí Minh
trên biển huyền thoại (23/10/1961 – 23/10/2014). Đây là dịp tưởng nhớ
và tôn vinh hàng ngàn thủy thủ, những con người quả cảm, từng một thời
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trên biển. Công lao của các anh hùng,
liệt sĩ thật lớn lao và luôn được trân trọng, mãi là những bài học cho
thế hệ trẻ về phẩm chất truyền thống cao đẹp “ Bộ đội Cụ Hồ”.
Con tàu (không số) anh hùng mang bí số 235 đã anh dũng “cảm tử” tại vùng
biển Hòn Hèo, thuộc xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa). Xuất phát
từ một cảng biển hậu phương miền Bắc, con tàu được biên chế 20 thủy
thủ, do Trung úy Nguyễn Phan Vinh, một người con quê hương đất Quảng chỉ
huy. Đây là con tàu nhận lệnh đưa hàng trăm tấn vũ khí chi viện cho
chiến trường miền Nam. Đêm 29/2/1968, sau khi tàu đã gần tới vùng biển
Hòn Hèo thì bị địch phát hiện. Trời tối, tàu phải tắt hết các tín hiệu,
thế nhưng Phan Vinh vẫn chỉ huy tàu vào gần đến bến.
Phía sau là 7 tàu chiến địch đuổi
theo, trực thăng trên cao pha đèn, thả pháo sáng, bắn xối xả vào tàu…
Các thủy thủ còn sống sót như Lâm Quang Tuyến, Nguyễn Văn Phong, Hà Minh
Thật bùi ngùi kể lại: “Thuyền trưởng Vinh của chúng tôi rất giỏi, rất
quyết đoán, tàu 235 là tàu cao tốc, có 4 máy nên khi bị bao vây, thuyền
trưởng đã tính đến việc phá vòng vây địch. Tất cả đều đặt niềm tin vào
anh. Nhưng do địch huy động lực lượng quá đông và liên tục nã đạn ác
liệt làm máy hỏng, ý đồ của địch là bắt sống tàu. Nhưng thuyền trưởng đã
thực hiện nhanh phương án tiếp theo, gói bọc kín hàng thả xuống biển.
Đồng thời cho tàu chạy ra nơi khác để bảo toàn nơi thả hàng…
Lúc này đã có một số thủy thủ hy sinh
ngay trên tàu. Sau khi đã thả hết hàng xuống đáy biển, Phan Vinh thét
lên, tất cả bơi vào bờ, lên núi, còn anh và thợ máy ở lại chuẩn bị thuốc
nổ để phá hủy tàu... Cả tấn thuốc nổ đã được kích hoạt, một tiếng nổ
long trời, kèm cột lửa bốc cao, cắt đôi và văng mảnh lớn con tàu lên
sườn núi. Suốt 13 ngày trong rừng, các thủy thủ ăn lá cây, ve sầu, kể cả
ốc sên… mà sống… không còn đạn, không lương thực…
Kẻ địch lại bao vây, lùng sục, do đó
anh em đã phải phân tán ra nhiều nơi. Do bị thương nặng, thuyền trưởng
Phan Vinh đã hy sinh. Quá khát nước, nên Mai Xuân Khung xung phong đi
tìm nước uống, đi được vài phút thì nghe có tiếng súng nổ, rồi không
thấy Khung về, ai cũng nghĩ Khung đã hy sinh. Nhân kỷ niệm lần thứ 50
ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (2011), bất ngờ chúng tôi mới có dịp
gặp lại nhau, thế là cứ ôm chặt nhau đến không còn kẽ hở. Là những
người may mắn còn sống, những thủy thủ sống sót như chúng tôi thật vui
mừng, bởi đã kiên cường trước sự tấn công của kẻ địch, vẫn bảo vệ được
số vũ khí, hủy gọn con tàu để giữ mãi bí mật con đường huyền thoại.
Chúng tôi nhớ mãi cái đêm năm ấy (1/3/1968), 14 thủy thủ đã anh dũng hy
sinh, trong đó có thuyền trưởng Phan Vinh. Máu xương các anh đã vĩnh
viễn hòa vào vùng biển đại dương đất Mẹ”.
Đã 53 năm trôi qua, giờ đây con tàu 235 và cùng nhiều con tàu không số
khác được vinh danh Anh hùng. Những đồng đội năm xưa đã có dịp tìm gặp
lại nhau, cùng về đây thắp cho nhau nén nhang và thầm gọi tên nhau, vẫn
cứ xưng hô bằng “mày – tao” thật dung dị, nhưng ai cũng nghẹn trào cảm
xúc. Trong khi trò chuyện với cựu thủy thủ Hà Minh Thật (hiện sống tại
TP.HCM), bỗng dưng ông lặng người đi, khóe mắt đỏ hoe và ông chỉ cho
chúng tôi xem nơi còn nguyên mảnh đạn nằm sát cột sống gần hông suốt 46
năm qua...
Nhắc tới con đường huyền thoại trên biển, là Tổ quốc và nhân dân nhắc
tới các thủy thủ đã anh dũng hy sinh. Trong đó có trận hải chiến kiên
cường của 20 cán bộ, thủy thủ tàu 235 đã đi vào huyền thoại, là dấu son
chói lọi của Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng. Với chiến công phi
thường ấy, ngày 25/8/1970, liệt sỹ Nguyễn Phan Vinh được Đảng và Nhà
nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng LLVTND. Nhân kỷ niệm 15 năm
ngày giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1990), tên người thuyền trưởng
tàu 235 đã thành tên một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) –
đảo Phan Vinh, một trường trung học cơ sở ở Ninh Hòa, một đường phố ở
Nha Trang cũng đã mang tên người anh hùng Phan Vinh...
Miếu thờ và bia tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tàu 235 đã được người
dân, chính quyền địa phương và Quân chủng Hải quân xây dựng tại sườn núi
Bà Nam thuộc dãy núi Hòn Hèo, nơi có mảnh xác tàu 235 văng lên khi tàu
“cảm tử”. Ngày 26/4/2014, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra
quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm
lưu niệm tàu 235 - đường Hồ Chí Minh trên biển tại xã Ninh Vân, thị xã
Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa).
Nhận xét
Đăng nhận xét