Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC (Bất khuất)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chiến dịch Sấm Rền

-https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_S%E1%BA%A5m_R%E1%BB%81n 

Đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc
09:48 | 25/04/2005
Bị thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam, Lầu Năm góc đã vạch kế hoạch tấn công miền Bắc bằng cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam, Mỹ mở đầu bằng sự dàn dựng lên "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" vu cáo hải quân ta tấn công tàu chiến Mỹ trên hải phận quốc tế đêm 4 rạng 5/8/1964. Bắt đầu từ trưa 5/8/1964, không quân Mỹ mở cuộc tấn công miền Bắc với chiến dịch: "Mũi tên xuyên" bằng sử dụng 64 lần chiến phản lực cơ từ hai tàu sâu bay cất canh đánh bom một số căn cứ ta - mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất từ 5/8/1964.
Để đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc, tiếp tục giữ vững tuyến đường vận tải chi viện cho miền Nam, hậu phương miền Bắc đã dấy lên phong trào "Ba sẵn sàng" của thanh niên, "Ba đảm đang" của phụ nữ, "Tây búa - tay súng" của công nhân, "Tày cày, tay súng" của nông dân, "Ba quyết tâm" của trí thức...bảo đảm thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, tiếp tục chi viện cho tiền tuyến. Đồng thời các đơn vị phòng không, không quân, hải quân, các lực lượng vũ trang địa phương phối hợp chặt ché, kiên quyết dánh trả không quân và hải quân Mỹ. Ngay trận đầu 5/8, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 8 máy bay, bắt sống giặc lái, và từ đó, liên tục trong 4 năm (1964 - 1968) các lực lượng phòng không đã bắn rơi 3.243 máy bay các loại, bắt sống nhiều giặc lái, bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến Mỹ, bảo đảm giao thông thông suốt, tăng cường chi viện sức người, sức của ngày càng lớn cho chiến trường miền Nam.
Bị thất bại nặng nề ở miền Nam sau đợt Tết Mậu Thân năm 1968, cùng với thiệt hại lớn về máy bay và phi công ở miền Bắc, cuối tháng 3/1968 Tổng thống Mỹ Jonson đã phát tuyên bố đơn phương ngừng ném bom đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Nhưng để cứu vãn chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ trên chiến trường miền Nam khỏi bị phá sản sau đòn tấn công chiến lược năm 1972 của quân ta trên khắp các mặt trận, sau khi lên nắm quyền, Nichsơn đã liều lĩnh mở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với chiến dịch Leine Berker 1, đồng thời giăng thả mìn, thủy lôi phong toả các cảng và dọc duyên hải Bắc Việt Nam bắt đầu từ 6/4/1972.
Cuộc chiến tranh phá hoại lần này của Nichsơn vượt cao hơn cả về quy mô và tính chất ác liệt so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Jonsơn...Mỹ đã sử dụng tất cả các loại máy bay hiện đại nhất từ B52 đến loại F111 - cánh cụp cánh xoè, RF101 trinh sát điện tử, gây nhiễu, máy bay không người lái, máy bay tiến dầu trên không KC-135. Thủ đoạn áp dụng là đánh phá liên tục, nhiều đợt, nhiều ngày đêm, nhiều tầng, nhiều hướng. Sử dụng hàng chục vạn tấn bom, hai vạn quả thủy lôi để phong toả cảng biển, cảng sông. Bằng ý chí quyết tâm, tinh thần dũng cảm, mưu trí linh hoạt, qua 7 tháng đánh trả quyết liệt, với nòng cốt là Quần chúng Phòng không - Không quân, Hải quân, bộ đội Pháo binh, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 600 máy bay, trong đó có chiếc thứ 4000 và bắn chìm, bắn cháy 96 tày chiến Mỹ.
Do liên tiếp thất bại trên cả hai miền Nam - Bắc và thất thế trên bàn đàm phán ở Paris trong giai đoạn cuối tháng 11/1972, để gỡ thế thua, và hòng ép ta phải nhận điều kiện áp đặt của Mỹ trong ký kết Hiệp định, đêm 18/12/1972 Washington đã ra lệnh cho không lực Hoa kỳ dốc lực lượng mở tiếp chiến dịch Leine Becker II ồ ạt đánh phá miền Bắc, trọng điểm là Hà Nội, Hải Phòng với ý định giành thắng lợi quyết định trong 5 ngày để buộc ta phải chấp nhận điều kiện ký kết Hiệp định của Mỹ.
Lầu Năm góc đã huy động một tổng lực không quân chưa từng có với gần 200 chiếc phải đài ay B52, chiếm 50% không quân chiến lược của cả nước Mỹ, hơn 1000 máy bay chiến thuật với 5 tàu sân bay trên biển. Đặc biệt chúng sử dụng loại máy bay chuyên gây nhiễu với những "đám may sợi kim loại" để làm "mù mắt" hệ thống ra đa, tên lửa của ta. Cách đánh của chiến dịch Liene Becker II là tập trung cao độ, ồ ạt để hủy diệt, đánh thẳng vào khu đông dân cư ở giữa Thủ đô để gây sức ép.
Ngay trong đêm 18/12 chúng đã xuất kích 90 lần chiếc B52, 163 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh liên tục 3 đợt cho đến sáng hôm sau. Tiếp theo trong đợt 1, từ 19 đến 24/12 chúng thực hiện 12 trận tập kích B52, mỗi trân 27-30 lần chiếc, 41 trận tập kích máy bay chiến thuật mỗi trận 150-200 lần chiếc. Bị thất bại ở đợt 1, từ 26-12 chúng mở luôn đợt 2 tiếp tục đánh ồ ạt hơn, sử dụng 120 máy bay B52 và hơn 200 máy bay yểm trợ, trong đó chúng đã rải thảm vào khu dân cư phố Khâm Thiên và nhiều khu dân cư khác.
Một lần nữa quân và dân miền Bắc đã anh dũng chiến đấu kiên cường, giáng trả đích đáng với những đòn đánh tiêu diệt lớn không quân Mỹ. Đặc biệt quân dân Thủ đô Hà Nội đã lập chiến công vang dội với một Điện Biên Phủ trên không ngoài sự lượng định của Bộ quốc phòng Mỹ về sự thất bại của không lực Hoa Kỳ. Đến 29/12/1972 Washington phải tuyên bố chấm dứt chiến dịch Lenin Berker II để trở lại bàn đàm phán Paris trong sự thất bại. Trong 12 ngày đêm ta đã bắn rợi 81 máy bay Mỹ trong đó có 34 chiếc B52 và 5 chiếc F111, hàng trăm tên phi công sừng sỏ bị tiêu diệt và bị bắt.
Như vậy, cùng với cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, từ 1964 đến cuối năm 1972 quân và dân miền Bắc đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ, giành thắng lợi to lớn.
Cuộc thứ nhất từ 5/8/1964 đến 1/11/1968, cuộc thứ hai từ 6/4/1972 đến 15/1/1973. Tính chung ta đã bắn rơi 4184 máy bay (có 68B52 và 13 F111) bắn chìm, bắn cháy 271 tàu chiến, tiêu diệt hàng nghìn và bắt 472 giặc lái trong đó có 4 đại tá, 38 trung tá và 108 thiếu tá, đánh bại ý chí xam lược thôn tính của giới cầm quyền Mỹ. Buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris cam két chấm dứt can thiệp vào Việt Nam, tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, rút hết quân Mỹ và chư hầu về nước trong 60 ngày bằng những điều khoản quy định trong bản Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/1/1973.
Thắng lợi của quân dân ta trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ là đỉnh cao của nghệ thuật tổ chức chỉ huy để tạo sức mạnh phòng không bảo vệ miền Bắc, tiếp tục chi viện mạnh mẽ hơn nữa cho chiến trường miền Nam. Với chiến thắng oanh liệt nay, ta đã thực hiện được mục tiêu đánh cho Mỹ cút, tạo nên bước ngoặt mới cả thế và lực để đánh cho ngụy nhào, hoàn thành cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân đại thắng 1975.
Bùi Đình Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét