BẠN BIẾT CHƯA ? 31
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bạn có thể xem thêm:
Sự thật "giật mình" về cách tiến hóa của con người
Cùng ngược dòng lịch sử để hiểu hơn về tiến trình tiến hóa của loài người.
Trong quá trình các nhà khoa học khám phá lịch sử tiến hóa
của con người, rất nhiều thông tin được tìm thấy để giải thích việc quá
khứ đã tạo hình con người hiện đại như thế nào, từ kích thước não bộ
cho tới tuổi thọ của chúng ta.
Kì thú hơn là việc những sự kiện bất ngờ xảy đến có vai trò không hề nhỏ trong quá trình hình thành nên chúng ta hiện giờ.
1. Khuôn mặt con người tiến hóa để chịu được cú đấm
Việc
khuôn mặt con người tiến hóa 4 - 5 triệu năm trước để giúp tổ tiên
người Australopithecus của chúng ta nhai được những loại thức ăn cứng
như hạt đã được chấp nhận một cách rộng rãi.
Thế
nhưng trên thực tế, khuôn mặt con người tiến hóa là để chịu được những
cú đấm. Theo một nghiên cứu của trường ĐH Utah, quá khứ của chúng ta
không bình yên như chúng ta thường nghĩ.
Bạo
lực có vai trò rất quan trọng trong tiến trình tiến hóa của chúng ta.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, nam giới phát triển hệ thống xương mặt chắc
khỏe để giảm thiểu tối đa các tổn thương gây ra từ những cú đấm trong
trận đánh tranh giành phụ nữ, thức ăn và lãnh thổ. Những khối xương có
khả năng bị đánh vỡ cao trong các trận đấu tay đôi là những khối xương
cần trở nên cứng chắc nhất.
2. Tay người tiến hóa là để đấm nhau
Trong
cùng thời điểm mà khuôn mặt chúng ta "biến hóa" để chịu được những cú
đấm thì phần tay lại phát triển để có khả năng đấm nhau.
Một
nghiên cứu của trường ĐH Utah cho thấy, trên thực tế, tay con người
phát triển theo một cách đầy nghịch lý. Đặc điểm tiến hóa cho phép tay
chúng ta nắm chặt, bàn tay có 4 ngón tay ngắn, một ngón dài, khỏe và
linh hoạt hơn.
Bàn tay này cũng giúp cho chúng
ta có kỹ năng để chế tác, sử dụng công cụ tinh tế. Nhưng điều này lại
không đúng với loài khỉ bởi chúng không có khả năng nắm chặt bàn tay.
Các
nhà nghiên cứu cho rằng, bản năng hung hăng, bạo lực biến cơ thể chúng
ta thành những cỗ máy chiến đấu. Một người có thể đấm đau hơn khi anh ta
nắm chặt tay mà không làm đau chính bản thân. Nói tóm lại, bàn tay của
chúng ta - với khả năng gây tổn thương và chế tác – giúp chúng ta hiểu
được bản chất vừa tốt và xấu của con người.
3. Chúng ta bị mụn rộp trước khi là con người
Không
chỉ có những đặc điểm về ngoại hình là được tiến hóa. Một số chủng bệnh
như là mụn rộp cũng được truyền từ tinh tinh sang người trong quá trình
tiến hóa.
Khoảng 67% người hiện đại có ít nhất
một chủng virus gây bệnh mụn rộp HSV. Trên thực tế, con người là loài
linh trưởng duy nhất có hai chủng HSV (HSV-1 và HSV-2) trong cơ thể. Các
chủng này thường được biểu hiện ra dưới dạng như viêm niêm mạc miệng
hay mụn rộp sinh dục.
Con
người bị nhiễm HSV-1 trước khi tiến hóa từ tinh tinh sáu triệu năm về
trước. Còn chủng HSV-2 được di truyền từ tinh tinh sang người từ 1,6
triệu năm về trước.
Các nhà khoa học ở ĐH
California tin rằng, việc hiểu được nguồn gốc của những chủng virus này
sẽ giúp chúng ta có thể ngăn chặn được virus khác có khả năng xâm nhập
vào hệ miễn dịch cơ thể người.
Một
nhóm các nhà khoa học khác ở ĐH Oxford và ĐH Plymouth đã phát hiện ra,
những virus cổ xưa từ người Neanderthals trong ADN của người hiện đại.
Những chủng này xuất phát từ họ HML2 (retrovirus nội sinh) và có thể là
nguyên nhân của ung thư hay HIV ở giống người hiện đại; điều đó khiến
việc nghiên cứu virus này như là một liệu pháp chữa trị rất hữu ích
trong tương lai.
4. Con người là loài linh trưởng duy nhất có cỡ răng bé đi khi kích cỡ bộ não to lên
Trong
2,5 triệu năm trước, hai xu hướng trong quá trình tiến hóa của loài
người được liên kết với nhau; kích cỡ não bộ tăng lên trong khi kích cỡ
răng nhỏ dần. Chúng ta là loài linh trưởng duy nhất có đặc điểm tiến hóa
thú vị như vậy.
Bình
thường, khi kích cỡ não bộ tăng thì kích cỡ răng cũng phải tăng theo vì
cơ thể cần nhiều năng lượng hơn từ quá trình tiêu thụ thức ăn. Vì vậy
các nhà khoa học gọi hiện tượng này là một nghịch lý trong tiến hóa. Họ
tin điều đó có thể xảy ra bởi khi con người ăn nhiều thịt thì sẽ nuôi
dưỡng bộ não tốt hơn.
5. Bà là người giúp chúng ta sống lâu hơn
Bà
là người tạo nên con người chúng ta - đó là kết luận của các nhà khoa
học thuộc ĐH Utah sau khi nghiên cứu quá trình chạy mô phỏng máy tính để
kiểm nghiệm “Giả thuyết về Bà” rất nổi tiếng.
Theo
thuyết tiến hóa đó, con người có tuổi thọ dài hơn khỉ vì những đứa cháu
đã được chăm sóc bởi bà. Còn các loài linh trưởng khác thì phải tự tìm
thức ăn sau khi được cai sữa. Nhưng ở con người, bà giúp chăm sóc những
đứa cháu khi cai sữa, nhờ đó, mẹ của những đứa trẻ có thể sinh con nhanh
hơn.
Nhiều
nhà nhân chủng học tin rằng, việc kích cỡ não bộ tăng khiến cho tuổi
thọ chúng ta được kéo dài hơn. Nhưng khi các nhà nghiên cứu thuộc ĐH
Utah giữ nguyên các thông số về kích cỡ não bộ, khả năng săn bắt, cặp
đôi, việc cho vào rất ít thôi hiệu ứng của người bà cũng đủ làm cho tuổi
thọ của con người tăng lên đáng kể. Họ kết luận rằng, người bà có tác
động quan trọng trong lịch sử tiến hóa của loài người.
6. Một loại protein đã góp phần vào việc tăng kích thước não bộ ở người
Các
nhà nghiên cứu từ ĐH Colorado đưa ra giả thuyết giải thích về việc tại
sao não bộ của con người lại tiến hóa nhất cả về kích thước và độ phức
tạp.
Những
nhà khoa học này tìm ra một tên miền protein, một đơn vị cụ thể ở trong
phân tử protein, xuất hiện với số lượng lớn hơn ở người so với ở các
loài động vật khác. Miền protein đó là DUF1220 và việc sở hữu nhiều bản
sao của tên miền này sẽ cho bạn một não bộ lớn hơn.
Con
người có 270 bản sao trong bộ gene. Tinh tinh có 125 và khỉ đột có 99,
trong đó chuột chỉ có một. Điều đó đồng nghĩa với việc kích thước não bộ
phụ thuộc rất lớn vào tên miền protein.
7. Khả năng ném giúp chúng ta trở thành con người
Ít
ai ngờ, kỹ năng ném bóng của các cầu thủ bóng chày tiến hóa từ tổ tiên
đã tuyệt chủng của chúng ta. Loài người trong quá khứ đã học ném đá cũng
như các mũi lao bằng gỗ để hỗ trợ trong quá trình săn bắt 2 triệu năm
về trước.
Các
nhà nghiên cứu muốn tìm ra lý do vì sao con người ném tốt như vậy.
Trong khi ghi lại quá trình ném bóng của các vận động viên bóng chày tại
các trường đại học, các nhà khoa học nhận ra rằng, vai của con người
hoạt động như súng cao su thông qua việc dự trữ và giải phóng năng lượng
trong quá trình ném. Một số đặc điểm của phần thân người, vai và tay
cũng tiến hóa để giúp chúng ta dự trữ năng lượng.
Những
kĩ năng ném này cho phép tổ tiên chúng ta săn bắt những loài động vật
lớn. Quá trình tiêu thụ thịt hỗ trợ quá trình tiến hóa của não bộ và cơ
thể, cho phép chúng ta di chuyển đến những vùng đất mới. Vì vậy khả năng
ném cũng giúp chúng ta trở thành con người.
8. Tuổi thọ cao là do quá trình trao đổi chất rất chậm
Con người và các loài linh trưởng khác đốt cháy một lượng calo ít hơn đến 50% so với các loài động vật khác.
Theo
một nghiên cứu gần đây, quá trình trao đổi chất chậm giải thích vì sao
chúng ta phát triển chậm, không có con thường xuyên và sống lâu hơn.
Hầu
hết các loài động vật, như chó hay mèo, có tuổi thọ thấp. Các nhà
nghiên cứu cho rằng, các điều kiện về môi trường đã ảnh hưởng quá trình
tiến hóa của cơ chế trao đổi chất chậm, từ đó cho chúng ta một tuổi thọ
cao hơn các loài động vật khác.
Mô phỏng các kiểu tiến hóa "quái đản" của loài người
Đi tìm lời giải cho câu hỏi, trong khoảng 100.000 năm nữa, con người chúng ta sẽ tiến hóa ra sao?
Ngày nay, với sức mạnh công nghệ DNA và tầm nhìn của con người,
việc thấy trước tương lai của loài người không còn là quá khó khăn. Thế
nhưng đôi khi, những tương lai ấy lại không “sáng sủa” cho lắm bởi không
phải lúc nào, loài người cũng tiến hóa theo hướng tích cực.
1. Tiêu giảm cơ bắp, phát triển não
Đây
là một viễn cảnh vô cùng thực tế, nếu loài người chúng ta vẫn tiếp tục
phụ thuộc nhiều vào công nghệ và ít hoạt động, "bỏ bê" các cơ bắp của
mình. Theo thuyết tiến hóa của Darwin, những đặc tính vật lý của loài sẽ
dần dần biến mất nếu đặc tính đó không được tăng cường bởi quy luật
chọn lọc tự nhiên.
Loài
người cũng vậy, khi sáng tạo ra đồ ăn chín, dao và nĩa thì răng nanh
bắt đầu tiêu giảm; khi quần áo được sinh ra thì lông trên người dần biến
mất… vậy đến khi tất cả hoạt động cơ bắp đều có máy móc làm hộ thì liệu
cơ thể con người có tiêu biến hay không?
Phải
chăng khi đó, con người sẽ biến thành một sinh vật với cái đầu to
tướng, cơ thể bé tý và di chuyển nhờ vào một thiết bị máy móc nào đó?
Tất cả đều dựa vào sự lựa chọn của chính con người.
2. Phát triển theo “điểm”
Ngày
nay, công nghệ trợ giúp sinh sản như phân tích gene sẽ giúp các cặp vợ
chồng trở nên chủ động hơn trong việc lựa chọn đặc tính cho thế hệ sau
của mình. Nó cũng giúp cho những đứa trẻ có thể phát triển đặc tính
riêng của chúng sau khi được sinh ra.
Tuy vậy, với các mục đích khác nhau của loài người, họ sẽ khiến những đứa trẻ này phát triển theo từng “điểm”.
Ví
dụ như, những người muốn con mình trở thành cầu thủ bóng rổ thì sẽ tập
trung phát triển về chiều cao, một vận động viên bơi lội thì sải tay,
chân cần dài thêm chút nữa...
Điều này là trái
với quy luật phát triển bởi mọi sự tiến hóa đều là để phù hợp với tự
nhiên chứ không phải để chạy đua về một vấn đề nào đó. Hậu quả của nó có
thể là sẽ làm xuất hiện một vài cá thể có hình dạng kỳ dị và cực đoan.
3. Tiến hóa lùi (thoái hóa)
Tự
nhiên luôn tồn tại rất nhiều quy luật. Một trong những quy luật đó là
mọi vật đều cần tiến hóa nhưng không được trái với tự nhiên. Chúng ta
biết rằng, con người đã có những bước tiến vượt bậc, từ một loài linh
trưởng tiến hóa dần thành một loài động vật bậc cao nhất.
Và
hẳn sẽ vẫn còn tiến hóa, nhưng câu hỏi đặt ra là con người sẽ tiến hóa
đến khi nào? Điều gì sẽ xảy ra khi con người không thể tiến hóa thêm
được nữa? Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đến một thời điểm nào đó,
con người sẽ "tiến hóa lùi".
Quay
trở lại với quy luật của tự nhiên, loài người tiến hóa và gây ảnh hưởng
đến môi trường sống không chỉ của mình mà còn của rất nhiều loài khác.
Đó là hành động phá hủy rừng, gây ô nhiễm, phá hoại môi trường sống…
Những
điều này chắc chắn không hề đúng với tự nhiên và đương nhiên nó sẽ
không được chấp nhận. Dần dần, con người sẽ quay trở lại đúng với nguyên
bản của mình và bằng cách đó, họ sẽ xóa bỏ mọi khoảng cách đối với môi
trường và nhiều loài động vật khác.
4. Loài người “xanh”
Đây
là cụm từ để chỉ một giống loài người ưu việt hơn so với chúng ta bây
giờ. Hai nhà triết gia Matthew Liao, Anders Sandberg đã lập luận rằng,
những hành động bảo vệ môi trường của chúng ta hiện nay, tuy không muộn,
nhưng cũng không hề kịp thời và chưa đủ để cứu lấy Trái đất.
Cách
duy nhất để làm được điều đó, chính là chúng ta phải tự nguyện “biến
đổi” để hòa mình vào tự nhiên, hay còn gọi là người “xanh”. Trong
một bài báo có tiêu đề “Tiến hóa của loài người và biến đổi khí hậu”,
các nhà khoa học có nêu ra một vài phương pháp như cấy mắt mèo vào con
người để tăng khả năng nhìn trong đêm hay tiết kiệm năng lượng; giảm
kích thước vật lý của con người để tiết kiệm không gian… Bằng
những cách như vậy, một phần nào đó của con người sẽ thân thiện hơn với
môi trường và hạn chế những hành động phá hoại Trái đất.
5. Người biến đổi gene
Điều
này có vẻ không hề xa lạ với những ai thích xem các bộ phim viễn tưởng
về người sói, người nhện…và đây cũng là một quan điểm khá thú vị.
Trong
môi trường tự nhiên, có rất nhiều loài vật ưu việt hơn chúng ta - chó
có thính giác vô cùng nhạy; mèo có thể nhìn trong đêm, cá heo có trí nhớ
rất tốt, chim có khả năng xác định hướng và tầm nhìn xa… Tất cả những
đặc tính này, nếu tập hợp ở chúng ta, thì con người sẽ hoàn thiện hơn
đến thế nào?
Các
nhà khoa học cho rằng, nếu cấy nhiều loại gene khác nhau vào người thì
rất có thể trong tương lai sẽ xuất hiện những người đặc biệt. Họ sẽ có
đôi mắt tinh của chim ưng, làn da biết đổi màu giống tắc kè, khả năng
bơi dưới nước như cá voi hay bộ móng sắc nhọn như loài sói… Nhưng sự
thực là, lúc đấy, có lẽ chúng ta không còn là “con người” nữa rồi.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Io9, Listverse, Wikipedia...
Các bộ phận bị tiến hóa "tiêu diệt" trên cơ thể người
Bộ lông, cơ quan phát hiện mùi, cơ tai... dần biến mất là những đặc điểm tiến hóa ít được chú ý của loài người.
Trải qua hàng ngàn năm dưới sự chọn lọc của tự nhiên, con người từ một giống loài nguyên thủy đã dần tiến hóa để trở nên như ngày hôm nay.
Cơ
thể chúng ta đã loại bỏ những đặc điểm dư thừa, giữ lại và phát triển
những điểm mạnh của mình để ngày càng hoàn thiện. Dưới đây là những dấu
hiệu cho sự tiến hóa ít được biết đến đó.
1. Bộ lông
Đối
với phần lớn các loài động vật, kể cả con người, bộ lông luôn đóng vai
trò vô cùng quan trọng. Chúng được dùng để giữ ấm, ngụy trang và đôi khi
tự vệ. Nếu không có bộ lông, ít nhất cũng có một lớp da dày thay thế.
Con
người lại hoàn toàn trái ngược. Không có lớp da dày, bộ lông từ thời
tiền sử đã dần biến mất trong quá trình phát triển. Nguyên nhân của điều
này là do con người đã dần phát minh ra quần áo để mặc, lửa để sưởi ấm,
vũ khí để tự vệ và bộ lông dần trở nên không cần thiết nữa.
Tuy
nhiên, mặc dù bỏ được bộ lông của mình, nhưng con người trong quá trình
tiến hóa lại “bỏ quên” một chức năng đi kèm với nó. Đó chính là hiện
tượng nổi da gà khi sợ hãi hoặc gặp nguy hiểm. Hành động này tương đương
với việc xù lông tự vệ ở các loài động vật khác. Có vẻ như tự nhiên đôi
khi cũng có chút thiếu sót.
2. Cơ quan phát hiện mùi
Cơ
quan này còn có tên khác là “Jacobson” hay “Vomeronasal”. Đây là một cơ
quan vô cùng cần thiết đối với phần lớn các loài động vật, bao gồm cả
con người thời xưa.
Cơ
quan này nằm ở trong mũi và chức năng của nó là phát hiện ra các
pheromone (những chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học giữa các
cá thể cùng loài, báo hiệu về con mồi, hấp dẫn tình dục…).
Trong
môi trường hoang dã, cơ quan này giúp các loài động vật tìm kiếm bạn
tình, săn mồi và phát hiện ra nguy hiểm xung quanh. Loài người cũng đã
từng có cơ quan này, do ngày xưa, con người không thể giao tiếp với nhau
nên phải sử dụng Jacobson để săn mồi, tìm bạn tình…
Nhưng
cùng với quá trình tiến hóa, sự phát triển của xã hội và khoa học, chức
năng của cơ quan thụ cảm này đã dần dần bị loại bỏ.
3. Cơ tai
Còn
được gọi là các cơ auriculares, chức năng của chúng là xoay và điều
chỉnh đôi tai để tập trung thính giác về phía những âm thanh đặc biệt.
Hiện, chúng ta có thể thấy điều này rõ nhất ở loài mèo, đặc biệt khi
chúng đang rình chuột - đôi tai sẽ vểnh lên và hướng về phía con mồi.
Xưa
kia, loài người cũng có những cơ này, nhưng sau một thời gian dài tiến
hóa, đến nay chúng vô cùng yếu đuối và biến mất. Lý giải cho điều này,
các nhà khoa học cho rằng, với những phát minh của mình, loài người
không còn phải vất vả săn mồi, né tránh kẻ thù… do đó, việc điều chỉnh
đôi tai không còn cần thiết nữa. Do đó, những cơ này không còn lý do gì
để tồn tại.
4. Cơ Plantaris (Cơ chân)
Chúng
ta có thể thấy ở tổ tiên và người “anh em” của chúng ta - loài khỉ, đôi
chân chúng, đặc biệt là bàn chân, vô cùng linh hoạt. Chúng có thể dùng
chân để bám cành cây, để giữ thức ăn và đôi khi cả bóc vỏ thức ăn…Vậy
tại sao chúng ta không có khả năng này?
Giống
như các chức năng khác kể trên, khi việc di chuyển trở nên thuận lợi
hơn, leo trèo hái quả đã có máy móc trợ giúp, chức năng của đôi chân giờ
đây là để di chuyển trên địa hình bằng phẳng. Dần dần, cơ chân cũng tự
thoái hóa để phù hợp với điều kiện mới này.
5. Xương cụt
Đối
với việc leo trèo và di chuyển bằng bốn chân, cái đuôi là một bộ phận
rất quan trọng, giúp giữ thăng bằng khi di chuyển. Xương cụt ở người
chính là bằng chứng còn sót lại từ tổ tiên. Các xương cụt là tàn dư của
những gì đã từng là một cái đuôi của con người.
Khi
bắt đầu đứng thẳng được, chúng ta dần dần không cần chiếc đuôi để giữ
thăng bằng nữa, mà thay vào đó là sự đung đưa của cánh tay.
Tuy
nhiên, xương cụt vẫn còn hữu dụng trong việc hỗ trợ chúng ta giữ thăng
bằng và không bị ngã về phía sau khi ngồi xuống. Nó cũng có tác dụng
định hình hậu môn.
6. Ruột thừa
Có
nhiều người cho rằng, ruột thừa rõ ràng là một thứ không cần thiết.
Không những thế, khi bị viêm chúng ta còn phải sớm cắt bỏ. Vậy ruột thừa
tồn tại để làm gì?
Với
một chế độ ăn lá phong phú của loài vượn cổ - tổ tiên của chúng ta,
ruột thừa lại vô cùng hữu ích. Chức năng của nó chính là hỗ trợ ruột
phân giải xenlulozơ thành năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong quá
trình tiến hóa, con người bắt đầu ăn nhiều thịt hơn, ruột thừa dần dần
giống với tên gọi của nó.
Vậy
tại sao ruột thừa không biến mất? Câu trả lời chỉ có tự nhiên mới biết
được, nhưng có lẽ, khác với những bộ phận khác ở ngoài cơ thể, ruột thừa
nằm ở phía bên trong và khó bị tổn thương hơn các bộ phận khác. Vì thế,
chúng vẫn được giữ lại trong quá trình tiến hóa chăng?
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Cracked, New Scientist, Wikipedia...
Bạn có thể xem thêm:
Đặc điểm thú vị "chỉ có ở con người" sau tiến hóa
Nhếch mép, co chân khi sợ hãi, đỏ mặt... là những đặc điểm được chọn lọc qua hàng ngàn năm tiến hóa của con người.
Những đặc điểm “không đụng hàng” như đỏ mặt, nhếch mép... của con
người khiến chúng ta trở thành loài sinh vật đặc biệt nhất hành tinh.
Những đặc điểm đó đều được chọn lọc qua hàng ngàn năm tiến hóa...
1. Không có xương dương vật
Hầu
hết động vật có vú coi dương vật chỉ là công cụ sinh sản. Nhưng con
người đã nâng “cậu nhỏ” lên một tầm cao mới, trở thành đặc điểm sinh
sản. Theo đó, tỉ lệ dương vật với cơ thể ở người lớn hơn nhiều so với các loài động vật có vú khác.
Nhưng
điều khiến “cậu nhỏ” của các quý ông đặc biệt đó là không có xương. Các
nhà khoa học đưa ra kết luận rằng, dù sự cương cứng là một đặc điểm cho
thấy khả năng sinh sản, nhưng việc có thêm cái xương để chứng tỏ nó
hiện hữu là điều không cần thiết. Điều này giúp cho các “cậu nhỏ” có thể
thu nhỏ kích thước, tránh trở thành gánh nặng cho các quý ông.
2. Khi ngượng sẽ đỏ mặt
Con người rất giỏi trong việc che giấu cảm xúc, nhưng có vẻ cách chúng ta tiến hóa lại cho thấy điều ngược lại.
Việc
lớp lông trên mặt tiêu giảm góp phần giúp con người biểu lộ cảm xúc.
Bên cạnh đó, việc con người đỏ mặt khá đặc biệt. Các nghiên cứu cho
thấy, việc đỏ mặt ở người thể hiện sự ngượng ngùng hay hối hận. Điều này
giúp giảm thiểu những phản ứng “không thân thiện” từ người khác.
Các
nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm, kết quả thu được vô cùng bất
ngờ. Số lượng đối tượng tham gia cảm thông với người mắc lỗi khi họ đỏ
mặt lớn hơn rất nhiều so với khi người mắc lỗi đó “mặt lạnh như tiền”.
3. Nhếch mép
Thông
thường, khi tiếp xúc với người hoặc vật gây cho chúng ta cảm giác khó
chịu, thậm chí là khinh thường/tức giận, môi trên sẽ co giật, mép co lên
vài milimet... Đây được gọi là hiện tượng nhếch môi (nhếch mép).
Hành
động này có thể coi là một phản xạ còn sót lại từ hàng ngàn năm trước,
khi loài người vẫn sống hoang dại. Ở động vật, nhếch môi nhằm mục đích
nhe răng đe dọa kẻ thù, thường thấy ở sói, gấu và các loài tinh tinh.
Không
rõ vì sao phản xạ này được duy trì ở người, nhưng có thể nói rằng, dù
cuộc sống giờ đây rất văn minh nhưng những bản năng hoang dại của con
người vẫn còn lẩn khuất.
4. Xương mặt có cằm
Cằm
của chúng ta ít được coi là một đặc điểm của con người. Nhưng trên thực
tế, loài người là loài linh trưởng duy nhất sở hữu một chiếc cằm đúng
nghĩa.
Con
người ngày nay so với người nguyên thủy có bộ não lớn hơn và hàm nhỏ
đi. Các nhà khoa học tin rằng, não bộ lớn hơn khiến chúng ta có những
bữa ăn tinh tế, ngon mắt, còn hàm nhỏ lại khiến cằm phát triển như một
bệ đỡ “có thẩm mỹ” cho hàm (nhỏ hơn nhưng vẫn duy trì được sức mạnh).
Bên
cạnh đó, sự hấp dẫn cũng đóng vai trò không nhỏ khi đường viền quai hàm
(jawline) nhỏ là dấu hiệu của sự thanh thoát, nữ tính trên khuôn mặt.
5. Đi bằng hai chân
Đi bằng hai chân là một trong những điểm đặc trưng của loài người. Các nhà khoa học đặt ra nhiều giả thuyết thú vị về điều này.
Tổng
hợp lại, loài người tự tiến hóa đi bằng hai chân do khi phải di chuyển
từ rừng ra ngoài đồng cỏ, do thiếu cây cối để leo trèo nên việc đứng
bằng hai chân là cần thiết nhằm nâng cao tầm nhìn, xác định đồ ăn và
nguy hiểm.
Việc
đi bằng hai chân cũng giúp hai cánh tay được tự do nên loài người tiếp
tục tiến hóa để săn bắt bằng vũ khí. Thêm vào đó, việc mang, bế trẻ con -
những thành phần cần được bảo vệ - cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều
so với khi đi bằng bốn chân.
6. Co chân khi sợ hãi
Khi
xem phim kinh dị, chắc hẳn một số người đã từng co chân lên ghế. Hành
động này thường được cho là phản ứng vô nghĩa của hệ thần kinh con
người.
Nhưng
nếu nhìn vào mặt sinh học, đây là hành động “tìm chỗ cao hơn” của các
loài linh trưởng. Động vật ăn thịt nhiều khiến mặt đất trở nên không an
toàn, nên nhiều loài chọn cách leo lên cây khi bị đe dọa. Hành động co
chân lên của con người là những gì còn sót lại từ xa xưa, cho thấy phản
ứng tự vệ khi nguy hiểm hiện hữu.
7. Bộ tóc
Con
người có họ hàng gần với các loài linh trưởng, nhưng tại sao trải qua
hàng ngàn năm, chúng ta vẫn giữ lại tóc trên đầu dù lông bao phủ cơ thể
đã tiêu giảm hết?
Phần
đông các nhà khoa học cho rằng, loài người loại bỏ lông trên cơ thể để
làm mát, nhưng giữ lại tóc vì những đặc điểm quý như cách điện và cách
nhiệt. Một người khi đứng trong hoang mạc vẫn có thể tồn tại nếu không
có lông, nhưng có thể bị cháy nắng nghiêm trọng nếu không có tóc.
8. Cơ thể trần trụi
Lớp
lông bao phủ cơ thể tiêu giảm khiến các nhà khoa học, sinh học đau đầu
đi tìm lời giải và nay họ đã có câu trả lời. Nhờ tiến hóa mà con người
đi lại bằng 2 chân, dáng đứng thẳng giúp lưng và các phần cơ thể khác ít
phải tiếp xúc với Mặt trời, không bị cháy nắng. Đồng thời, lớp lông
tiêu giảm hỗ trợ tốt hơn trong việc săn bắn.
Tuy
nhiên, có lúc con người phải tiếp xúc nhiều trong môi trường nắng nóng,
não bộ phát triển đã giúp loài người tạo ra quần áo, khiến lớp lông
không còn tác dụng để phát triển. Có một điều thú vị là dù lớp lông tiêu
giảm nhưng số lượng nang lông thì không đổi.
Nhận xét
Đăng nhận xét