Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 35

(ĐC sưu tầm trên NET)


Tội ác diệt chủng của phát xít Đức - Trại hủy diệt Treblinka, V. Grossman
<< < (2/3) > >>
danngoc:
Thật khó nói bị đưa đến cái lò sát sinh này theo cách nào thì đỡ kinh khủng hơn: Biết rằng mình đang đến mỗi lúc 1 gần cái chết? Hay hoàn toàn ko biết gì, chỉ liếc nhìn từ khung cửa sổ 1 toa hành khách tiện nghi khi những kẻ trên sân ga Treblinka đang gọi điện thoại về trại thông báo chi tiết về chuyến tàu vừa tới và số lượng người trong đó.

Bề ngoài, để lừa được đến cùng những người đến từ các nước châu Âu khác, điểm đến chết chóc này được ngụy trang như 1 ga tàu khách. Trên sân ga vốn có sẵn chừng hai chục toa tàu có vẻ như đang được bốc dỡ có hẳn 1 tòa nhà ga với đầy đủ quầy bán vé, nơi gửi hành lý và quán ăn. Có cả mũi tên chỉ đường ở mọi nơi, trên đó ghi "Đi Bialystok", "Đi Baranovichi" hay "Đi Volokovysk" v.v... Thậm chí còn có cả ban nhạc chơi trong nhà ga khi có tàu tới và tất cả các nhạc công đều ăn vận bảnh choẹ. Nhân viên mặc đồng phục đường sắt thu vé của các hành khách và đưa họ xuống sân ga.

3 - 4.000 con người tay xách nách mang đi xuống ga, có cả người già và người ốm, các bà mẹ bồng con nhỏ trên tay, những đứa trẻ lớn hơn thì được giữ gần bố mẹ, tất cả tò mò nhìn sân ga. Có gì đó như là điềm gở trong sân ga này khi mặt đất có vẻ như đã bị dẫm đạp bởi hàng triệu người. Ánh mắt lo lắng của mọi người nhanh chóng nhận ra có điều gì đó đáng sợ. Có vài đồ vật bị bỏ lại trên mặt đất, hình như sân ga vừa được quét dọn vội vàng chỉ vài phút trước khi các hành khách xuất hiện - 1 bọc quần áo, 1 chiếc hộp mở toang, 1 bàn chải cạo râu, vài cái chảo tráng men. Sao chúng lại bị bỏ ở đây? Và tại sao nhà ga này lại là điểm cuối tuyến đường vì chẳng còn đường sắt dẫn đi đâu nữa, bên ngoài hàng rào thép gai cao 3m chỉ có những bụi cỏ vàng ệch. Những tuyến đường sắt dẫn đi Bialystok, đi Sedlez, đi Warsaw, Volokovysk ở đâu? Và rồi bỗng xuất hiện những tay lính gác vừa cười đểu cáng vừa nhìn như muốn đo đạc đánh giá từng người: những người đàn ông đang chỉnh lại cà vạt, những bà già gọn gàng sạch sẽ, những chú bé mặc sơ mi lính thuỷ, những cô gái mảnh khảnh đã cố giữ cho quần áo phẳng phiu trong suốt cuộc hành trình dài, những bà mẹ trẻ đang âu yếm chỉnh lại lớp chăn bọc quanh những đứa con, những chú nhóc đang nhăn mặt ... Cái gì sau bức tường đồ sộ cao 6m được che phủ dày đặc bởi những cành thông vàng và chăn đệm kia? Ngay những tấm chăn đó cũng là những tín hiệu cảnh báo: chúng có đủ màu sắc, được nhồi bông và làm từ lụa hay satin. Chúng làm những người mới đến nhớ đến những tấm chăn lông vịt mang theo. Sao những chăn đệm đó lại có ở đây? Ai đã mang chúng đến? Và chủ nhân những tấm chăn đó đâu? Tại sao họ lại ko cần đến chúng nữa? Rồi cả những người đeo băng xanh kia là ai? Mỗi người nhớ lại những ý nghĩ vừa chợt xuất hiện trong đầu, những nỗi sợ hãi, những lời xì xào đồn đại. Ko, ko, đó ko thể là sự thật! Mọi người cố thoát khỏi những suy nghĩ ghê sợ. Những người mới tới cũng ko có nhiều thời gian để sợ hãi khi tất cả mau chóng được xếp vào hàng. Tất nhiên lúc nào cũng có chút chậm trễ. Trên mỗi chuyến tàu đều có những người tàn tật, ốm yếu, già cả chỉ có thể lê bước 1 cách khó khăn. Nhưng cuối cùng tất cả đã ở trong sân ga.

1 hạ sĩ quan SS giải thích to và rõ ràng rằng những người mới tới phải bỏ hành lý lại sân ga rồi vào khu nhà tắm; chỉ được mang theo giấy tờ cá nhân, tài sản có giá trị và 1 túi nhỏ đồ dùng khi đi tắm. Hàng tá câu hỏi lập tức xuất hiện trong đầu những người đang đứng trên sân ga: liệu họ có thể mang theo đồ lót sạch, liệu những hành lý đang chất đống trong sân ga có bị lẫn lộn hay mất mát? Thế nhưng 1 lực đẩy kỳ lạ đã khiến họ bước đi, vội vàng nhưng lặng lẽ, ko hỏi han, ko nhìn lại đằng sau, tới thẳng chiếc cổng trên bức tường thép gai cao 6m được ngụy trang bằng những cành cây.

Họ đi qua những chướng ngại vật chống tăng, 1 hàng rào thép gai cao gấp 3 chiều cao 1 người bình thường, 1 con hào chống tăng rộng 3m. Rồi thêm 1 hàng rào thép gai nữa, lần này là loại dây thép gai nhỏ hơn được quấn thành vòng thả trên mặt đất, chúng có tác dụng làm mắc kẹt chân người nào định chạy qua giống như chân ruồi trong mạng nhện. Rồi lại thêm 1 bức tường có chăng dây thép gai cao nhiều mét nữa. Và càng ngày cảm giác khủng khiếp và hoàn toàn tuyệt vọng càng xâm chiếm suy nghĩ của những người bất hạnh: ko thể chạy trốn, quay lui hay chống cự. Những họng súng máy đang chĩa vào họ từ các chòi canh. Gọi người khác giúp đỡ? Nhưng xung quanh chỉ có những tên SS và lính gác cầm tiểu liên, lựu đạn và súng ngắn. Chúng là sức mạnh. Trong tay chúng là xe tăng, máy bay, đất đai, thành phố, bầu trời, đường tàu hoả, luật pháp, báo chí, truyền thông. Cả 1 thế giới câm lặng, bị đàn áp, bị biến thành nô lệ bởi 1 lũ kẻ cướp mặc áo nâu nắm giữ quyền lực. London đã im lặng và New York cũng vậy. Chỉ có ở đâu đó bên bờ sông Volga, cách đây nhiều nghìn km, những cỗ pháo Soviet đang nhả đạn.

Cùng lúc đó, trên sân ga, 1 nhóm công nhân tay đeo băng xanh đang lặng lẽ và thành thạo mở các vali và bao gói. Tư trang của những người mới tới được phân loại và đánh giá. Chúng ném xuống đất những bộ đồ khâu được sắp xếp cẩn thận của ai đó, những cuộn chỉ, những bộ đồ lót trẻ em, áo lót, khăn trải giường, quần áo trẻ em, dao ăn, đồ cạo râu, thư từ, ảnh chụp, nước hoa, gương, mũ, áo valenki trần bông dùng khi trời lạnh, giày phụ nữ, bít tất, dây đăng ten, áo ngủ, những gói bơ, cafe, những lọ ca cao, khăn trùm đầu, giá nến, sách, bánh bít cốt, đàn viôlông, nôi trẻ con. Những công nhân này cần kỹ năng để có thể phân loại hàng nghìn đồ vật trong vài phút và định giá chúng. 1 số thứ được chọn ra để gửi về Đức. Số khác - những thứ đồ hạng hai, cũ hoặc đã bị sửa chữa - sẽ phải đốt đi. Công nhân nào làm sai, ví dụ để 1 chiếc vali giả da cũ vào đống đồ đa được chọn để gửi đi Đức, hay ném 1 đôi tất Paris còn nguyên tem nhà sản xuất vào đống bít tất đàn ông cũ, sẽ gặp phải nhiều rắc rối. Mỗi công nhân chỉ có thế nhầm lẫn 1 lần.

40 tên SS và 60 Wachmanner làm công việc "vận chuyển" này *. Đó là những gì chúng làm trong giai đoạn đầu mà tôi vừa mô tả: đón tàu, đưa mọi người xuống "nhà ga", theo dõi các công nhân phân loại và đánh giá hành lý. Khi làm việc này, các công nhân thường bí mật bỏ mồm những miếng bánh mì, đường hay kẹo tìm thấy trong các gói thức ăn. Điều đó ko được phép. Tuy nhiên việc rửa tay và mặt bằng nước hoa sau khi kết thúc công việc thì lại được phép vì thiếu nước và chỉ có bọn Đức là lính gác được dùng nước để rửa ráy. Và khi các nạn nhân, lúc này vẫn còn sống, chuẩn bị vào nhà tắm thì hành lý của họ đã bị phân loại, những thứ có giá trị được cất vào kho. Còn lại hàng đống thư từ, ảnh chụp trẻ con mới sinh, anh em, chồng chưa cưới, lễ kỷ niệm đám cưới vàng, tất tật hàng ngàn thứ quý báu, vô cùng quan trọng với người sở hữu chúng nhưng chỉ là rác rưởi với những kẻ sở hữu Treblinka, sẽ được chất đống và chở đi đổ trong những hố rác khổng lồ, nơi đã có sẵn hàng trăm ngàn thư từ, bưu thiếp, danh thiếp, ảnh, những mảnh giấy đầy nét vẽ trẻ con nguệch ngoạc tương tự. Sân ga được quét qua loa và lại sẵn sàng đón nhận 1 chuyến hàng mới gồm những con người đã bị kết án tử.

Nhưng mọi việc ko phải bao giờ cũng diễn ra suôn sẻ như tôi vừa tả. Các cuộc nổi loạn thỉnh thoảng cũng nổ ra khi các nạn nhân biết được điểm đến của họ là gì. 1 nông dân địa phương tên là Skrzeminski đã 2 lần thấy mọi người xông ra khỏi tàu, quật ngã lính canh và chạy về phía rừng. Tất cả họ đều bị giết đến người cuối cùng. Trong 1 lần như vậy, 1 người đàn ông cắp theo 4 đứa trẻ tuổi từ 4 đến 6 và tất cả đều bị giết. 1 bà nông dân tên là Maria Kobus cũng kể về nhiều vụ nổi loạn tương tự. 1 lần như vậy có 60 người đã chạy được tới rừng nhưng vẫn bị giết.

Nhưng nếu ko có gì xảy ra mỗi đợt tù nhân mới chuyển tới sẽ được đưa vào bãi thứ 2 nằm bên trong hàng rào trại. 1 đồn lính lớn nằm ngay giữa bãi, và 3 cái khác nằm bên tay phải. 2 trong số đó đồng thời là kho quần áo, cái thứ 3 là kho chứa giày dép. Xa hơn nữa, phía tây trại là nhà cho bọn SS, lính gác, kho lương thực và sân trại. Ô tô và xe thiết giáp đậu trong sân. Tất cả trông như những trại thông thường khác, giống như Trại No. 1. Ở góc đông nam sân trại có 1 hàng rào thưa làm bằng cành cây cắm xuống đất, bên trên cắm 1 chiếc ủng ghi chữ "Viện điều dưỡng". Tất cả những người yếu ớt và bệnh tật sẽ được lựa ra từ trong đám đông và đưa vào đây. 1 viên bác sĩ đeo tạp dề trắng và băng chữ thập đỏ trên tay trái tới gặp họ. Tôi sẽ nói sau về những gì diễn ra tại cái viện điều dưỡng này. Tiếp đó, bọn Đức dùng những khẩu súng ngắn tự động Walther để giải thoát cho những người già cả khỏi phải chịu thêm những gánh nặng của cuộc đời.

Điểm mấu chốt trong giai đoạn 2 của việc chuyển giao những người mới đến này là trấn áp ý chí họ bằng cách liên tục ra các mệnh lệnh ngắn và nhanh. Bọn chỉ huy ra lệnh bằng giọng mà Quân đội Đức rất tự hào: giọng nói đó chứng minh dân tộc Đức là thượng đẳng. Âm "r" được phát mạnh ra từ cổ họng nghe giống tiếng roi quất, những tiếng quát "Achtung!" ** vang khắp đám đông. Trong sự im lặng nặng nề, tiếng những tên Scharfuhrer *** vang lên to, rõ ràng, dằn từng tiếng. Những tiếng đó bọn chúng đã tự học và nhắc lại nhiều lần mỗi ngày, trong nhiều tháng: "Đàn ông ở đây! Phụ nữ và trẻ em cởi quần áo trong doanh trại bên trái!"

* Phần lớn các báo cáo cho rằng công việc tại Treblinka được tiến hành bởi khoảng 25 tên SS và 100 lính gác Wachmanner người Ukraina, tuy vậy 1 số báo cáo khác như bản báo cáo này của Grossman có lẽ đã tính luôn số lính gác trên tàu hỏa ko thuộc biên chế trại Treblinka. Grossman có lẽ đã ko phát hiện ra sự thật rằng lính Wachmanner đều là người Ukraina, vì vậy ông gọi là "lính SS" và "cảnh sát". Các công nhân được chọn từ các tù nhân Do Thái đến từ trước chỉ được sống thêm vài tuần rồi cũng bị giết nốt.

** Achtung!: Chú ý! (tiếng Đức - Maseo)

*** Cấp hạ sĩ quan SS tương tự như thượng sĩ.
danngoc:
Theo lời các nhân chứng, đó thường là lúc những cảnh tượng khủng khiếp bắt đầu. Những cảm nhận về tình mẫu tử, nghĩa vợ chồng, lòng hiếu thảo nói với mọi người rằng họ đang nhìn thấy nhau lần cuối. Những cái nắm tay, những nụ hôn, lời cầu phúc, nước mắt, những lời ngắn gọn mà dưới lớp vỏ ngôn ngữ người ta gửi cho nhau toàn bộ tình yêu, sự đau khổ, xúc động, tuyệt vọng. Những tay chuyên gia tâm lý SS biết cách cắt đứt những cảm giác đó ngay lập tức, dập tắt chúng. Những nhà tâm lý học tử thần đó biết những quy luật thông thường đã được chứng minh là đúng trong tất cả các lò sát sinh trên thế giới. Thời điểm cha mẹ lìa con, ông bà lìa cháu, vợ lìa chồng này chính là lúc mấu chốt, ngay lúc đó những tiếng quát "Achtung! Achtung!" lại vang khắp đám đông. Đó chính là thời điểm thích hợp để làm rối trí mọi người 1 lần nữa, reo rắc hy vọng cho họ, nói với họ những quy định chết chóc có thể cho họ giữ được mạng sống. Từng từ được nói ra nghe như tiếng kèn trumpet:

"Phụ nữ và trẻ em phải cởi giầy dép khi vào doanh trại. Bít tất bỏ vào trong giầy. Bít tất trẻ con bỏ trong sandal, ủng hay giầy. Giữ gọn gàng!" Và ngay sau đó là mệnh lệnh tiếp theo: "Vào nhà tắm, chỉ được mang theo giấy tờ tùy thân, tiền bạc, 1 khăn tắm và xà phòng. Tôi nhắc lại ..."

Trong doanh trại nơi phụ nữ cởi quần áo đã có những thợ cắt tóc. Những người phụ nữ trần truồng bị cắt trụi tóc bằng tông đơ. Tóc giả bị gỡ khỏi đầu các bà già. 1 hiện tượng tâm lý khủng khiếp diễn ra: theo các thợ cắt tóc, đối với phụ nữ, việc cắt tóc chết chóc này là bằng chứng rõ rệt nhất cho việc họ chuẩn bị được tắm hơi (banya). Các cô gái dùng tay phủi tóc xuống và đôi khi hỏi: "Lần sau bạn có cắt tóc ở đây nữa ko? Bạn cắt tóc ko bằng phẳng lắm." Phụ nữ thường cảm thấy thoải mái sau khi được cắt tóc, và hầu như tất cả những gì có trong doanh trại là xà phòng và những tấm khăn tắm. 1 số cô gái trẻ bật khóc tiếc thương cho những bím tóc dài và đẹp của mình. Việc cắt tóc đó là để làm gì? Nhằm mục đích đánh lừa những phụ nữ đó? Ko, nước Đức cần số tóc đó. Tóc là 1 thứ nguyên liệu. Tôi đã hỏi nhiều người, người Đức làm gì với hàng đống tóc được cắt từ mái đầu của những xác chết còn sống đó? Mọi lời chứng đều cho biết những đống tóc khổng lồ đủ kiểu đen, vàng, quăn, tết bím đó đều được tẩy sạch, bỏ vào túi và gửi về Đức. Mọi nhân chứng đều xác nhận đúng là tóc được đóng trong túi gửi về Đức. Chúng được dùng làm gì? Ko ai trả lời được câu hỏi đó. Chỉ khi viên trưởng trại nêu trong bản cung của hắn rằng tóc được dùng trong hải quân để nhồi đệm hoặc bện dây cáp cho tàu ngầm, tôi nghĩ mọi việc mới trở nên sáng tỏ.

Đàn ông cởi đồ ngay trên sân. Thông thường, bọn Đức chọn 150 - 300 người khỏe mạnh trong chuyến tàu đến đầu tiên buổi sáng. Họ sẽ được sử dụng để chôn các xác chết và thường sẽ bị giết vào hôm sau. Đàn ông phải cởi quần áo thật nhanh gọn, cởi giầy và tất theo hiệu lệnh, gấp gọn áo lót, áo khoác và quần dài. Quần áo và giày dép được nhóm công nhân thứ 2 phân loại, họ mang băng tay đỏ để phân biệt với những công nhân làm công việc "vận chuyển".

Quần áo giày dép phù hợp để chuyển về Đức lập tức được đưa vào kho. Mọi nhãn mác bằng kim loại hay vải sẽ phải được gỡ bỏ cẩn thận. Những thứ còn lại sẽ bị đốt hoặc chôn lấp. Cảm giác lo lắng tăng lên từng phút. Có mùi gì kỳ lạ và đáng lo ngại lúc này vẫn còn bị át đi bởi mùi khí chlorine. Số lượng khổng lồ của lũ ruồi quấy nhiễu mọi người cũng thật kỳ lạ. Tất cả chúng đến từ đâu, ngay tại đây, từ rừng thông vây quanh hay từ dưới mặt đất bị dẫm đạp này? Mọi người thở hổn hển, sợ hãi, run rẩy, nhìn chăm chú vào từng thứ dù là nhỏ nhất hy vọng chúng có thể cho họ lời giải đáp, giúp họ hiểu, vén lên 1 chút bức màn bí mật về những gì đang chờ đợi họ. Và tại sao lại có tiếng máy xúc hạng nặng gầm rú ở phía nam?


Tiếp đó 1 thủ tục nữa bắt đầu. Mọi người trong tình trạng trần truồng bị dẫn tới quầy thu tiền mặt và trình các giấy tờ tùy thân, tài sản có giá trị theo yêu cầu. Và 1 lần nữa, những tiếng quát khủng khiếp, như thôi miên vang lên: "Achtung! Achtung!" ... Che dấu tài sản sẽ bị trừng trị bằng cái chết ... "Achtung! Achtung!" 1 Scharfuhrer ngồi trong 1 căn lán nhỏ đập đập 1 thanh gỗ, lính SS và Wachmanner đứng sau hắn, cạnh lán là những thùng gỗ, các tài sản có giá trị được ném vào đó: 1 thùng tiền giấy, 1 thùng tiền xu, 1 thùng chứa đồng hồ, nhẫn, khuyên tai, trâm cài tóc, vòng tay. Các giấy tờ tùy thân, những thứ chẳng ai trên thế giới này còn cần đến nữa, bị vứt xuống đất - đó là những giấy tờ của những thân xác trần truồng sẽ nằm dưới đất đen trong vòng 1h nữa. Vàng và các tài sản giá trị mới là thứ chủ yếu cần được phân loại cẩn thận - hàng tá thợ kim hoàn xác định độ nguyên chất của các loại quý kim, giá trị của các đồ trang sức, độ trong suốt của kim cương. Thật kỳ lạ là những kẻ ghê tởm này cần dùng tới đủ mọi thứ, thậm chí cả giấy và vải - bất kỳ thứ gì có thể được bất kỳ ai cần tới, đều có thể là quan trọng và cần thiết đối với chúng. Chỉ có thứ quý giá nhất trên thế giới, cuộc sống con người, là bị chúng chà đạp dưới gót giày.

Chính tại đây, trong quầy thu tiền này, thời khắc bước ngoặt đã điểm. Việc làm khổ các nạn nhân bằng những lời dối trá chấm dứt; trong vài phút các nạn nhân đi từ hy vọng đến tuyệt vọng, từ ảo tưởng được sống đến nhìn thấy cái chết ... Đến giai đoạn cuối cùng này, giai đoạn cướp bóc những xác chết còn đang sống, bọn Đức chuyển sang đối xử với các nạn nhân 1 cách hết sức thô bạo. Chúng giật những chiếc nhẫn khỏi ngón tay của các nạn nhân, giật khuyên tai ra khỏi tai. Chính vào lúc đó, dây chuyền giết người này cần tới phương pháp mới để thực hiện công việc 1 cách hiệu quả. Đó là lý do những tiếng quát "Achtung!" được thay bằng tiếng rít: "Schneller! Schneller! Schneller!" Nhanh, nhanh lên! Chạy tới chỗ chết đi!

Chúng tôi được biết thực tế tàn khốc trong những năm đó là khi các nạn nhân rơi vào tình trạng trần truồng họ mất hoàn toàn sức chống cự, khả năng đấu tranh với hoàn cảnh. Khi cơ thể trở nên trần trụi, người ta ngay lập tức mất hết sức sống và chấp nhận số phận. Ngay cả những người vốn hết sức khao khát được sống cũng trở nên thụ động. Nhưng để cho chắc, những tên SS còn áp dụng thêm vào giai đoạn cuối của dây chuyền giết người này 1 phương pháp tàn ác nữa để đẩy những nạn nhân vào tình trạng u mê, 1 trạng thái shock tâm lý hoàn toàn. Chúng làm như thế nào? Bằng những hành động tàn ác đến mức phi lý, điên loạn được thực hiện bất thình lình. Những nạn nhân trần truồng đã mất tất cả mọi thứ nhưng vẫn còn đông hơn những con quái vật bận đồng phục SS hàng ngàn lần và vẫn còn thở, nhìn, suy nghĩ, tim họ vẫn còn đập. Những tên lính gác quật cho những bánh xà phòng và khăn tắm rơi khỏi tay các nạn nhân, xếp họ vào hàng, 5 người 1 hàng. Vừa làm chúng vừa quát: "Hande hoch! Marsch! Schneller! Schneller! Schneller!"

Họ bước xuống 1 con đường thẳng với hoa và cây linh sam trồng 2 bên. Con đường này dài 120m, rộng 2m và dẫn tới lò sát sinh. Dây thép gai chăng 2 bên đường, lính gác áo đen và bọn SS mặc áo nâu đứng đó vai chạm vai. Con đường được rải cát trắng và các nạn nhân phải đi trên đó với 2 tay giơ sau đầu, họ có thể nhìn thấy dấu chân còn mới trên mặt cát mềm: vết chân nhỏ nhắn của phụ nữ, nhỏ hơn nữa của trẻ em, vết chân vụng về của các cụ già. Những vết chân phù du trên mặt cát của hàng ngàn người đã bước qua đây, giống như 4.000 người đang bước lúc này, giống như hàng ngàn người khác sẽ lại bước qua sau 2h nữa, những người lúc này đang chờ đoàn tàu rẽ vào tuyến đường sắt dẫn vào rừng. Những người đang để lại vết chân nơi đây bước đi cũng giống như những người đã đi hôm qua, 10 hôm trước, 100 ngày trước, cũng giống những người sẽ đi ngày mai, 50 ngày sau, giống như mọi người đã đi trong suốt 13 tháng tồn tại của địa ngục Treblinka.

Bọn Đức gọi lối đi này là "Con đường có đi ko về". 1 tên dáng người nhỏ thó có họ là Sukhomil theo dõi mọi người trong suốt thời gian họ đi, hắn vừa nhăn nhở vừa kêu: "Các bé, các bé! Schneller! Schneller! Nước trong nhà tắm lạnh đấy. Schneller, Kinder, Schneller!" Và hắn phá lên cười, đứng lên ngồi xuống, nhảy nhót. Mọi người, 2 tay vẫn phải giơ lên, bước trong im lặng giữa 2 hàng lính gác, dưới những cây gậy, những họng súng, những chiếc dùi cui cao su. Trẻ con phải chạy để theo kịp người lớn. Nói về giai đoạn cuối cùng này, con đường đau khổ này, mọi nhân chứng đều nhắc tới sự hung bạo của 1 con quái vật đội lốt người có tên Zepf, 1 tên SS, chuyên gia giết trẻ con. Tên quái vật này có thân hình đồ sộ và rất khoẻ, hắn thường bất ngờ túm lấy 1 đứa bé nhấc khỏi hàng rồi đập đầu xuống đất như thể đứa bé là 1 cây gậy hoặc xé đứa bé ra làm đôi.

Công việc của Zepf rất quan trọng. Nó làm tăng sự kinh hoàng cho các nạn nhân khốn khổ và cho họ thấy sự tàn ác đến mức phi lý khiến ý chí và tinh thần của họ bị đè bẹp. Hắn là 1 cái đinh vít cần thiết trong cỗ máy vĩ đại của nước Đức phát xít.

Và tất cả chúng tôi đều cảm thấy hết sức ghê sợ, ko phải bởi tự nhiên đã sinh ra những con quái vật này. Có nhiều loại quái vật trên đời - ví dụ như Cyclop, quái vật 2 đầu, cũng như đủ loại quái vật thần thoại và kẻ ác đáng sợ tương tự. Thứ làm chúng tôi ghê sợ là những con quái vật này thay vì phải bị giam giữ riêng biệt và nghiên cứu như 1 hiện tượng tha hóa tâm lý lại sống bình thường trên đất nước này, thậm chí được coi là 1 công dân tích cực và cần thiết.

Quãng đường đi từ "quầy thu tiền" đến lò sát sinh mất khoảng 60 - 70 giây. Các nạn nhân, được hối thúc bởi những cú đánh và những tiếng quát inh tai "Schneller! Schneller!", đến bãi thứ 3 và dừng lại đó 1 lúc trong hoảng hốt. Trước mặt họ là 1 căn nhà đẹp xây bằng đá có những phần trang trí bằng gỗ trông giống 1 tòa lâu đài cổ. 5 bậc đá rộng dẫn tới 1 cái cổng thấp nhưng rất rộng, chắc chắn và được trang trí đẹp, bên lối vào có cả hoa trồng trong các chậu. Tuy nhiên ngoài việc đó ra tất cả mọi thứ xung quanh đều hỗn độn, người ta có thể thấy những đống đất mới đào ở mọi nơi. 1 chiếc máy xúc khổng lồ ném ra hàng tấn đất cát vàng trong tiếng nghiến ken két của những răng thép làm bụi bốc mù trời. Chiếc máy xúc này đào suốt từ sáng đến tối để tạo nên những hố chôn tập thể khổng lồ, tiếng gầm của nó trộn lẫn với tiếng sủa điên cuồng của hàng tá becgiê Đức.

2 tuyến đường ray khổ hẹp chạy 2 bên tòa nhà chết chóc đó, dọc theo đường ray những người đàn ông mặc áo khoác rộng thùng thình đang mang gì đó chất lên thùng những chiếc xe tải tự đổ. Cánh cổng rộng của tòa nhà chết chóc từ từ mở ra và 2 phụ tá của sếp Schmidth xuất hiện trên lối vào. Chúng đều là những kẻ tàn bạo và điên loạn, 1 tên cao, khoảng 30 tuổi, vai rộng, có gương mặt ngăm đen dữ dằn và tóc đen, tên kia trẻ hơn, lùn, tóc nâu vuốt keo, da mặt vàng vọt. Chúng tôi biết tên họ của những kẻ chống loài người đó. Tên cao cầm 1 đoạn ống dẫn gas to tướng dài độ 1m, tên kia vũ trang 1 thanh kiếm.

Ngay lúc đó, bọn SS thả lũ chó đã được huấn luyện ra. Lũ chó xông thẳng vào đoàn người, xé toạc cổ họng họ bằng hàm răng sắc nhọn. Bọn SS thì nện các nạn nhân bằng báng súng tiểu liên, xô đẩy những phụ nữ đang sợ chết khiếp và hét lên man rợ: "Schneller! Schneller!". 2 tên phụ tá của Schmidth đứng bên lối vào tòa nhà lùa các nạn nhân qua cánh cửa mở để vào phòng hơi ngạt.

Vào lúc đó 1 trong những sĩ quan chỉ huy Treblinka là Kurt Franz xuất hiện bên tòa nhà, dắt theo con chó của hắn tên Barry. Hắn đặc biệt huấn luyện con chó này khả năng lao vào các nạn nhân để xé tan đám đông, khiến họ chạy tán loạn mỗi người 1 phương. Kurt Franz đã có 1 công việc tốt ở trại này. Khởi nghiệp từ 1 hạ sĩ quan SS, hắn đã thăng tiến dần lên cấp sĩ quan khá cao là Untersturmfuher *.

Câu chuyện về những xác chết còn sống ở Treblinka, những người cho đến phút cuối cùng chỉ còn giữ được hình ảnh về những con người nhưng ko hề có tí tâm hồn người nào, làm rung động đến tận đáy con tim người nghe, khiến họ ko thể nào ngủ được. Đó là câu chuyện về những phụ nữ đã cố bảo vệ những đứa con bằng cách truyền cho chúng lòng can đảm trước cái chết, đó là câu chuyện về những người mẹ trẻ đã che chở những đứa bé bằng chính da thịt mình. Tôi đã được nghe câu chuyện về 1 cô bé 10 tuổi đã an ủi cha mẹ đang khóc than bằng những lời lẽ từng trải đến kỳ lạ, về 1 chú bé đã kêu lớn khi bước vào phòng hơi ngạt: "Mẹ ơi, đừng khóc! Nước Nga sẽ trả thù cho chúng ta!".

* Untersturmfuher là cấp sĩ quan SS tương đương trung úy trong quân đội. Kurt thực tế là phó của Stangl.
danngoc:
Tôi đã được nghe kể về hàng tá trường hợp những nạn nhân trước tình cảnh này bắt đầu phản kháng. Tôi được nghe về 1 người đàn ông trẻ đã đâm 1 sĩ quan SS bằng dao. Về 1 thanh niên khác bị đưa tới đây từ 1 khu Do Thái nổi dậy ở Warsaw đã làm được 1 điều kỳ diệu là giấu được 1 quả lựu đạn lấy được của bọn Đức ngay cả khi anh ta đã hoàn toàn trần truồng và ném nó vào đám đông những tên sát nhân. Chúng tôi cũng được nghe kể về trận chiến giữa nhóm những người nổi dậy với bọn lính gác và SS kéo dài suốt đêm. Những tiếng súng và lựu đạn nổ đến tận sáng và khi mặt trời lên, cả bãi đất phủ đầy xác những người nổi dậy ... Chúng tôi được nghe kể về 1 cô gái cao lớn đã giằng lấy khẩu carbine từ tay 1 tên Wachmann trên "Con đường có đi ko có về" để đánh lại hắn. Cô đã bị tra tấn và hành quyết rất dã man, tên của cô ko bao giờ được biết và ko ai được phép tỏ ra tôn trọng hành động đó.

Dân làng Wulka, làng gần Treblinka nhất, kể rằng thỉnh thoảng tiếng thét của những phụ nữ bị giết nghe quá khủng khiếp đến mức làm cả làng mất trí và bỏ chạy vào rừng để thoát khỏi những tiếng rú chói tai xuyên qua những vòm cây, qua bầu trời, qua mặt đất. Rồi đột nhiên tiếng rú im bặt, im lặng 1 lúc rồi lại tiếp tục hàng loạt tiếng rú mới thê thảm ko kém, chuyển thành tiếng rít ghê rợn thấu xương làm bủn rủn tâm hồn những người phải nghe chúng. Điều này xảy ra 3 - 4 lần mỗi ngày.

Tôi đã hỏi 1 tên đồ tể bị bắt tên là Sh. về những tiếng thét đó, hắn giải thích phụ nữ bắt đầu thét lên từ khi lũ chó được thả ra và cả đám tù nhân bị lùa vào lò sát sinh. "Họ có thể nhìn thấy cái chết đang đến gần, và đến với cả 1 đám đông lớn bọn họ. Họ bị đánh rất tàn bạo và lũ chó xé xác họ ra."

Sự im lặng đột ngột diễn ra khi cánh cửa phòng hơi ngạt đóng lại và tiếng thét lại nổi lên khi 1 nhóm tù nhân mới bị đưa tới tòa nhà chết chóc. Điều đó xảy ra 2, 3, 4 và đôi khi là 5 lần mỗi ngày. Đó là 1 dây chuyền đặc biệt của cỗ máy giết người này.

Cũng phải bỏ chút thời gian để trình bày về công nghệ giết người phức tạp ở Treblinka, tôi xin trình bày ngay. Nó đã phát triển từ từ và vẫn đang mọc lên những phân xưởng mới. Đầu tiên, 3 phòng hơi ngạt nhỏ đã được xây dựng. Khi việc xây dựng vẫn còn đang tiến hành đã có nhiều chuyến tàu chở tù nhân tới, chúng buộc phải giết họ bằng vũ khí lạnh - rìu, búa và dùi cui - khi phòng hơi ngạt chưa sẵn sàng, bọn SS ko muốn nổ súng vì tiếng súng có thể tiết lộ mục đích của Treblinka. 3 phòng hơi ngạt đầu tiên được xây bằng bêtông, rộng 5m x 5m và cao 190cm. Mỗi phòng có 2 cửa: 1 để đưa các nạn nhân vào và cái kia để lôi các xác chết ra. Cửa lôi xác ra này rất rộng, tới 2,5m. 3 phòng hơi ngạt được xây liền nhau thành 1 khối.

Tuy nhiên 3 phòng hơi ngạt này ko đủ công suất để thỏa mãn ý muốn của Berlin. Ngay sau khi 3 phòng này bắt đầu vận hành, chúng đã khởi công xây dựng tòa nhà tôi vừa mô tả ở trên. Các chỉ huy Treblinka rất thỏa mãn và tự hào vì đã bỏ xa kỷ lục về công suất của mọi "nhà máy giết người" của Gestapo. 700 tù nhân làm việc trong 5 tuần để xây dựng nhà máy giết người mới này. Khi việc xây dựng hoàn thành, 1 chuyên gia cùng với nhóm giúp việc từ Berlin tới lắp đặt hệ thống thiết bị cho các phòng hơi ngạt. 10 phòng hơi ngạt mới được đặt đối xứng 2 bên 1 hành lang rộng xây bằng bêtông ... mỗi phòng có 2 cửa ... các cửa để lôi xác mở ra 1 nhà ga đặc biệt được xây dựng ở cả 2 bên tòa nhà, những tuyến đường ray khổ hẹp chạy trong nhà ga này. Các xác chết bị chất đống trong ga rồi nhanh chóng được bốc lên các xe ô tô chạy trên loại đường ray này và được chở tới những hố chôn tập thể khổng lồ vẫn được những chiếc máy xúc khổng lồ đào suốt ngày đêm. Sàn phòng hơi ngạt dốc từ hành lang đổ về phía nhà ga, chúng làm công việc lấy các xác chết ra được nhanh chóng (các xác chết được mang ra khỏi các phòng hơi ngạt cũ theo cách cổ điển: khiêng cáng hoặc túm lấy mà kéo). Các phòng hơi ngạt mới rộng mỗi chiều 7 - 8m. Tổng diện tích sàn các phòng hơi ngạt mới bây giờ lên tới 460m vuông và tổng diện tích tất cả các phòng hơi ngạt tại Treblinka là 635m vuông.

Trong đoạn này, Grossman viết dựa trên tính toán của ông về số lượng người bị giết trên mỗi chuyến tàu và theo đó dẫn tới con số ước lượng 3 triệu người đã bị giết trong 10 tháng.

Ko hiểu chúng tôi có đủ can đảm để mô tả lại những gì các nạn nhân cảm thấy, những gì họ phải trải qua trong những giờ khắc cuối cùng trong phòng hơi ngạt? Chúng tôi biết rằng họ đã câm lặng ... Trong tình trạng bị nhồi nhét khủng khiếp đến gãy xương, đến ngạt thở, họ đứng người nọ ép vào người kia. Cuối cùng khi làn hơi chết chóc nhớp nhúa phun xuống họ vẫn đứng nguyên đó như 1 khối thống nhất.

Hình ảnh nào lóe lên trong những cặp mắt đờ đẫn trước cái chết đó? Thời thơ ấu của họ, những ngày tháng thanh bình hạnh phúc, hay chuyến đi tàn khốc mới rồi? Hay vẻ mặt tươi cười của những tên lính SS trên sân ga? "Thì ra đây là lý do chúng cười." Ý thức họ mất dần, phút đau đớn khủng khiếp cuối cùng đã tới ... Ko, điều đó ko thể tưởng tượng được ... Các xác chết vẫn đứng, lạnh dần đi. Các nhân chứng nói rằng trẻ em có thể thở được lâu hơn người lớn. Các phụ tá của Schmidt quan sát qua 1 lỗ nhỏ khoảng 20 - 25 phút sau đó, đó là lúc phải mở cửa phòng hơi ngạt thông ra sân ga dành cho xe chạy trên đường ray khổ hẹp. Các tù nhân trong bộ áo liền quần bắt đầu công việc "bốc dỡ". Do sàn phòng hơi ngạt dốc ra phía sân ga nên các xác chết tự đổ ra phía đó. Những người đã từng chứng kiến việc "bốc dỡ" phòng hơi ngạt cho tôi biết mặt các nạn nhân đều rất vàng, 1 chút máu rỉ ra từ mũi và miệng của khoảng 70% người trong số họ. Các nhà sinh lý học sẽ giải thích hiện tượng đó.

Các xác chết được bọn SS kiểm tra. Nếu ai đó bị phát hiện còn sống, rên rỉ hoặc cử động, họ sẽ bị bắn bằng súng ngắn. Sau đó 1 nhóm trang bị kẹp nha sĩ sẽ vặn những chiếc răng vàng và platin khỏi miệng các xác chết. Những chiếc răng này sau đó được phân loại theo giá trị, đóng vào hộp và gửi về Đức. Có vẻ như lý do là vặn răng người chết thì dễ dàng hơn là khi họ còn sống.

Các xác chết được chất lên xe tải đưa tới những hố chôn tập thể khổng lồ. Tại đó chúng bị đặt thành hàng sát nhau, hết lớp này đến lớp khác. Các hố chôn đó sẽ được để nguyên đấy ko lấp đất, chờ đến khi đầy mới lấp ... Và trong khi đó, khi các công nhân chỉ mới bắt đầu "bốc dỡ" phòng hơi ngạt, viên Scharfuhrer phụ trách "vận chuyển" đã nhận được 1 mệnh lệnh ngắn gọn bằng điện thoại. Viên Scharfuhrer lập tức thổi 1 hồi còi, đó là tín hiệu cho tay lái tàu, và 1 đoàn tàu 20 toa khác lại từ từ vào nhà ga được núp dưới tên gọi "Ga Ober - Maidan" ... Những chiếc máy xúc vẫn làm việc, gầm rú, đào suốt ngày đêm những hố chôn người mới dài hàng trăm mét. Những hố chôn có trước vẫn được để nguyên ko lấp để chờ đến khi đầy, chúng sẽ ko phải chờ đợi lâu.
danngoc:
Himmler đã đến thăm Treblinka đầu năm 1943 vào thời điểm cuối mùa đông. Hắn kiểm tra khu trại và 1 người đã nhìn thấy hắn tại đó kể rằng hắn đã tới bên 1 hố chôn tập thể và nhìn xuống rất lâu mà ko nói gì. Viên Tổng chỉ huy (Reichshuhrer) SS bay đi ngay trong ngày bằng máy bay riêng, trước khi đi, Himmler ra 1 mệnh lệnh cho các chỉ huy trại làm bối rối tất cả mọi người: Đại úy (Hauptsturmfuhrer) Baron von Perein cùng cấp phó là Korol và trung úy Franz phải ngay lập tức thiêu hủy toàn bộ các xác chết, mang tro than ra khỏi trại và rải trên các cánh đồng và đường xá. Lúc đó đã có hàng triệu xác chết và nhiệm vụ này có thế nói là quá khó khăn và phức tạp. Nhiệm vụ này cũng có nghĩa là ko được chôn người chết nữa mà phải đốt. Tại sao Himmler lại bay tới đây kiểm tra và ra 1 mệnh lệnh cá nhân rõ ràng như vậy? Chỉ có thể có 1 lời giải thích: chiến thắng của Hồng quân tại Stalingrad.

Mới đầu, việc đốt xác ko được thuận lợi lắm, những cái xác ko chịu cháy. Tuy nhiên người ta nhận ra rằng xác phụ nữ cháy tốt hơn xác đàn ông nên các công nhân - tù nhân thử dùng xác phụ nữ làm mồi để xác đàn ông dễ cháy hơn. 1 lượng lớn xăng dầu đã được dùng để đốt xác nhưng như thế quá lãng phí và cũng ko có tác dụng tốt lắm. Mọi thứ dường như đi vào ngõ cụt. Nhưng 1 giải pháp đã sớm được tìm ra, 1 gã đàn ông mập lùn khoảng 50 tuổi đã tới, đó là 1 chuyên gia.

Các lò thiêu bắt đầu được xây dựng dưới sự hướng dẫn của tay chuyên gia. Các lò thiêu này có kiểu dáng đặc biệt. Máy xúc đào 1 con hào dài 250 - 300m, rộng 20 - 25m và sâu 5m. Các rầm bằng bêtông cốt sắt được đặt dưới đáy thành 3 hàng cách đều nhau, bên trên chúng đặt các thanh thép thành 1 lớp sàn vắt ngang hố, sau đó chúng lại đặt tiếp các thanh ray lên trên các thanh thép, mỗi thanh ray cách nhau khoảng 5 - 7cm. Đó là 1 kết cấu khổng lồ tạo nên lò thiêu quái quỷ này. 1 tuyến đường ray khổ hẹp mới được xây dựng dẫn từ các hố chôn tập thể tới hố đốt xác. 1 hố đốt xác khác cũng được xây dựng ngay sau đó và tiếp theo là cái thứ 3 với cùng kích cỡ. Trong mỗi cái lò nướng này có thể đốt được 3.500 - 4.000 xác 1 lúc.

Những người đã từng làm việc tại khu đốt xác kể rằng các lò đốt này làm họ liên tưởng tới những ngọn núi lửa. Hơi nóng khủng khiếp làm cháy xém cả mặt các công nhân, ngọn lửa bốc cao tới 8 - 10m, những cột khói dầy đặc có mùi mỡ cháy bay lên trời tạo thành những đám mây nặng nề đứng im phía trên khu trại. Vào buổi đêm, dân địa phương tại các làng xung quanh có thể nhìn thấy ngọn lửa từ bất cứ đâu trong khoảng cách 40km. Chúng bốc cao hơn cả những ngọn thông bao bọc khu trại. Mùi thịt người cháy phủ kín khu vực xung quanh. Khi gió thổi về hướng trang trại của người Ba Lan cách đó 3km ai nấy đều cảm thấy như nghẹt thở trước cái mùi ghê rợn đó. Khoảng 800 tù nhân phải làm công việc đốt xác này. Công việc quái đản đó diễn ra suốt ngày đêm trong 8 tháng mà vẫn ko thể đốt hết hàng triệu xác chết vì các chuyến tàu vẫn liên tục đổ tới các nạn nhân mới.

Các chuyến tàu đến từ Bulgaria luôn làm bọn SS và Wachmanner vui sướng 1 cách quỷ quyệt, các nạn nhân ko hề có ý niệm gì về số phận đang chờ đợi họ, mang theo nhiều tài sản có giá trị, nhiều thứ ngon lành trong đó có bánh mì trắng. Tiếp sau đó là các chuyến tàu đến từ Grodno và Bialystok, sau nữa là từ các khu Do Thái Warsaw nổi loạn. 1 nhóm dân Digan đến từ Bessarabia, khoảng 200 đàn ông cùng 800 phụ nữ và trẻ em. Những người Digan đi bộ tới với 1 dãy xe ngựa kéo theo sau. Đó là những người vốn rất ranh mãnh. Họ tới dưới sự áp giải của chỉ 2 lính gác, cả 2 hoàn toàn ko biết rằng họ đang dẫn những người này tới chỗ chết. Các nhân chứng nói rằng những phụ nữ Digan đã vỗ tay khi nhìn thấy tòa nhà đẹp đẽ, nơi đặt các phòng hơi ngạt, và ko hề nghi ngờ gì về số phận đang chờ đợi họ. Bọn Đức đã được 1 cuộc vui đặc biệt trong vụ đó.

Phải chịu đựng những nỗi đau khủng khiếp nhất là các nạn nhân đến từ các khu Do Thái. Phụ nữ và trẻ em bị tách khỏi đám đông và đưa thẳng đến lò thiêu thay vì đưa vào phòng hơi ngạt trước. Các bà mẹ trở nên điên loạn khi bị dồn cùng những đứa con vào lò thiêu đang rực cháy, nơi hàng ngàn xác chết cũng đang chìm trong khói lửa. Những xác chết quằn quại, giẫy giụa trong lò lửa như thể chúng đang sống lại vậy, có cả những xác phụ nữ đang mang thai nổ tung bụng vì sức nóng và những hài nhi chưa kịp sinh ra bị thiêu cháy ngay trước ổ bụng vỡ toác của người mẹ. Những cảnh tượng đó có thể làm cả những người mạnh mẽ nhất trở nên hoàn toàn mất trí.

Quả là rất khó khăn khi đọc câu chuyện này. Xin độc giả hãy tin tôi, viết nó ra cũng khó khăn ko kém. Ai đó chắc sẽ hỏi: “Tại sao phải viết nó ra, nhớ đến nó làm gì?” Đó là trách nhiệm của người viết, phải nói ra sự thật khủng khiếp này, đó cũng là trách nhiệm công dân của người đọc, phải nhớ lấy nó. Tất cả những ai quay lưng bịt mắt với sự thật này là những kẻ lăng mạ vong linh những người đã chết. Tất cả những ai ko biết về sự thât này sẽ ko bao giờ hiểu được kẻ thù là hạng quỷ dữ nào mà Hồng quân của chúng ta phải chiến đấu để tiêu diệt đến cùng.

Bọn SS ở Treblinka bắt đầu cảm thấy nhàm chán. Quy trình đưa các nạn nhân vào phòng hơi ngạt đã từng làm chúng hưng phấn nay đã trở thành việc thường ngày. Khi việc đốt xác bắt đầu, bọn SS dành nhiều thời gian bên các lò thiêu, lấy việc xem cảnh tượng mới này làm trò giải trí. Tay chuyên gia đến từ Đức đi lại giữa các lò thiêu từ sáng đến tối, nói rất nhiều và luôn trong trạng thái kích động. Người ta kể rằng chưa từng có ai thấy hắn tỏ ra lo lắng hay thậm chí là nghiêm nghị, nụ cười ko bao giờ rời khỏi khuôn mặt hắn. Khi các xác chết rơi xuống các thanh thép, hắn thường nói: “Đồ ngốc, đồ ngốc.” Đó là câu ưa thích của hắn.

Thỉnh thoảng bọn SS tổ chức 1 thứ tương tự như picnic bên các lò thiêu; chúng ngồi bên những tường chắn gió uống rượu, ăn nhậu và ngắm ngọn lửa. Những người ốm yếu cũng bị xử lý tại đây. 1 con hào tròn được đào rồi đặt các giàn thiêu dưới đáy, các xác chết bị đốt tại đó. Những chiếc ghế dài thấp và nhỏ đặt quanh hào như thế đó là 1 sân vận động. Những chiếc ghế này nằm sát bờ hào khiến người ngồi trên đó gần như ngồi ngay trước lò thiêu. Những người ốm yếu già cả được đưa tới, sau đó tên “y sĩ” buộc họ ngồi trên những chiếc ghế đó đối diện với ngọn lửa bốc lên từ những thân người. Khi họ đã có vẻ ko thể chịu đựng được thêm, những kẻ ăn thịt đồng loại bắn vào những mái đầu hoa râm của họ và đẩy vào lưng họ. Cả người chết lẫn chưa chết hẳn đều rơi vào ngọn lửa.

Chúng tôi vốn ko bao giờ quá quan tâm đến những trò vui thô tục Đức nhưng chắc chắn là hầu như ko ai trên hành tinh này có thể tưởng tượng được những trò vui của bọn SS ở Treblinka. Chúng đã tổ chức các cuộc đấu bóng cho các nạn nhân, dàn đồng ca của các nạn nhân, các cuộc khiêu vũ cho các nạn nhân … Thậm chí có cả 1 bài thánh ca đặc biệt tên là “Treblinka” được chúng viết cho các nạn nhân, nó có lời lẽ như sau:

“Fur uns gibt heute nur Treblinka
Die unser Schiksal ist …” *

Những người đang bị thương cũng bị bắt phải học những bài tình ca Đức ngu ngốc chỉ ít phút trước khi họ bị giết:

“Ich bruch das Blumelein
und schenkte is dem schonste
geliebste Madelein …” **

Tên chỉ huy trại chọn vài đứa bé từ 1 trong các chuyến tàu, giết hết bố mẹ chúng, mặc cho chúng những bộ quần áo đẹp nhất, cho chúng rất nhiều kẹo, chơi với chúng, và sau đó ra lệnh giết chúng chỉ vài ngày sau khi hắn đã chán với trò chơi này. 1 trong các trò giải trí chính là các cuộc hãm hiếp và hành hạ những cô gái trẻ đẹp vào ban đêm, các cô gái này đã được chọn sẵn từ mỗi chuyến tàu chở nạn nhân. Đến sáng, chính những tên hiếp dân lại dẫn họ đến phòng hơi ngạt.

* “Chỗ dành cho chúng tôi giờ đây chỉ là Treblinka
Đó là số phận của chúng tôi …”

** Tôi hái 1 bông hoa nhỏ
và trao nó cho người đáng yêu nhất
người con gái được yêu thích nhất …”
danngoc:
Tất cả các nhân chứng đều nhớ 1 đặc trưng thường gặp ở bọn SS tại Treblinka: chúng đều yêu thích lý thuyết về xây dựng và triết học. Tất cả chúng đều tự cho phép mình thuyết giảng trước các tù nhân. Chúng khoác lác và giảng giải về ý nghĩa vĩ đại của Treblinka đối với tương lai. Tất cả chúng đều tin tưởng chân thành và sâu sắc về tầm quan trọng và tính đúng đắn trong công việc của chúng.

Chúng cũng tập luyện thể thao - chúng chăm chút nhiệt tình cho sức khỏe bản thân và sự tiện nghi trong cuộc sống của chúng từng ngày. Chúng làm vườn và trồng hoa xung quanh khu nhà ở dành cho lính. Chúng đi nghỉ phép ở Đức vài lần mỗi năm vì bọn chỉ huy nghĩ rằng công việc của chúng rất ko tốt cho sức khỏe và muốn bảo đảm cho bọn chúng. Khi về đến nhà, chúng đi loanh quanh đầu ngẩng cao, đầy tự hào.

Mùa hè năm 1943 là thời kỳ nóng bất thường tại khu vực này. Trời ko mưa, ko mây, ko có gió trong nhiều tuần. Công việc đốt xác được đẩy lên cao độ. Các lò thiêu rực sáng suốt ngày đêm trong 6 tháng nhưng mới chỉ đốt được độ hơn nửa số xác chết. Các tù nhân làm công việc đốt xác có lẽ đã ko thể đứng vững trước việc làm trái đạo lý khủng khiếp này nên đã có từ 15 - 20 người tự sát mỗi ngày. Nhiều người trong số họ chọn cái chết như 1 cách vi phạm quy định có tính toán.

"Ăn 1 viên đạn quả là 1 kết cục xa xỉ", Kosezky, 1 bác sỹ đã thoát khỏi khu trại nói. Mọi người bảo tôi rằng sống ở Treblinka còn khủng khiếp hơn là chết nhiều lần. Tro than của người chết được chất lên tàu hỏa mang ra khỏi hàng rào trại. Các nông dân làng Wulka bị bọn Đức cưỡng bách phục vụ cho chúng chuyển tro than sang xe ngựa kéo và đem rải dọc con đường dẫn từ khu trại chết chóc này tới khu trại giam giữ người Ba Lan. các tù nhân trẻ em dùng xẻng rải tro thậm chí ngay trên mặt đường. Thỉnh thoảng chúng còn tìm thấy 1 đồng xu hay 1 chiếc răng vàng. Những đứa trẻ này được gọi là "Lũ trẻ từ con đường đen". Con đường trở nên đen nhẻm vì tro than cứ như được trải nhựa. Bánh xe nghiến lên chúng phát ra tiếng lạo xạo đặc biệt, khi tôi lái xe trên đó tôi đã nghe thấy tiếng lạo xạo thê lương đó, chúng vang nhẹ như 1 tiếng than ...

Trong bài hát "Treblinka" mà bọn Đức bắt 800 tù nhân làm công việc đốt xác phải hát trong khi làm việc, có những lời van vỉ của các tù nhân rằng họ sẽ ngoan, hy vọng rằng họ sẽ được thêm "1chút xíu, 1 chút xíu niềm vui, dù rằng đó chỉ là được nhìn cuộc đời thêm 1 phút".

Có 1 ngày hạnh phúc ở địa ngục Treblinka ... Các tù nhân lập kế hoạch nổi dậy. Họ chẳng có gì để mất, tất cả họ đã bị tuyên án tử. Mỗi ngày họ tồn tại giờ đây là 1 ngày chịu sự hành hạ, tra tấn. Bọn Đức tất nhiên chẳng bao giờ cám ơn họ, những nhân chứng của 1 tội ác khủng khiếp. Tất cả họ rồi sẽ có kết cục trong phòng hơi ngạt và sẽ có người khác thay thế. Chỉ vài chục người sống sót ở Treblinka qua vài tuần hay vài tháng, còn lại thì chỉ vài ngày. Đó là những người có chuyên môn - thợ mộc, thợ đục đá, thợ may, thợ cắt tóc. Họ chính là những người lập ra ủy ban nổi dậy. Họ ko muốn trốn thoát cho đến khi họ phá hủy được Treblinka.

1 đợt nóng ngột ngạt đến vào cuối tháng 7. Khi mở các hố chôn tập thể, hơi bốc lên như thể đó là 1 nồi nước sôi khổng lồ. Mùi hôi thối khủng khiếp và sức nóng đủ để làm chết người - những tù nhân gày gò vác các xác chết đi thỉnh thoảng cũng rơi luôn vào lò thiêu mà chết. Hàng tỉ con nhặng béo múp vì có quá nhiều thứ để ăn bò lúc nhúc trên mặt đất và bay vù vù trên trời.

Quyết định khởi nghĩa sẽ bắt đầu vào ngày 2/8. Tín hiệu là 1 phát súng *. Những ngọn lửa mới đã bốc lên nhưng lần này ko phải là ngọn lửa nhớp nhúa từ những xác chết bị đốt mà là ngọn lửa rực rỡ, hừng hực, hung bạo phát ra từ nòng súng. Các tòa nhà trong trại bị đốt ... Tiếng súng nổ như sấm dậy, súng máy khạc đạn từ các tháp canh bị những người nổi dậy chiếm. Không khí trở nên náo loạn với những tiếng huyên náo và đổ vỡ, tiếng đạn rít át cả tiếng vù vù của lũ nhặng nhơ bẩn. Những tên phát xít nhuốm đầy máu hiện lên trong đám lửa. Vào ngày 2/8, máu của bọn quỷ dữ SS đã đổ xuống mảnh đất địa ngục Treblinka ... Tất cả chúng đều hoảng loạn, quên tiệt mất rằng hệ thống phòng thủ của Treblinka đã được chuẩn bị rất tốt, quên rằng những loạt đạn chết chóc đã được bố trí hướng vào các lối ra, quên cả lấy vũ khí của chính chúng.

Trong khi Treblinka bốc cháy, những người nổi dậy phá vỡ các hàng rào, mặc niệm nắm tro tàn của các nạn nhân, bọn SS và cảnh sát đổ tới từ khắp nơi để săn lùng họ. Hàng trăm con chó cảnh sát đã được đưa tới sau đó. Máy bay Đức cũng được huy động. Cuộc chiến tiếp tục trong rừng và đầm lầy. Chỉ có rất ít người nổi dậy sống sót, nhưng điều khác biệt mà họ làm được ở đây là gì? Họ đã chiến đấu, với vũ khí trong tay. **

* Người tổ chức chính của cuộc nổi dậy là Zelo Bloch, 1 trung úy người Do Thái trong quân đội Czech. Cuộc nổi dậy đã phải bắt đầu sớm vì 1 tên lính gác SS đã nghi ngờ. Hắn đã bị bắn nhưng việc này làm cuộc nổi dậy bắt đầu khi chưa kịp chuyển phần lớn số vũ khí ra khỏi kho vũ khí mà những người nổi dậy đã chiếm được bằng cách đánh 1 chìa khóa phụ.

** Có khoảng 750 tù nhân đã thoát khỏi những vòng rào thép gai nhưng chỉ có 70 người sống được tới ngày nhìn thấy tự do 1 năm sau đó

Cuộc vượt ngục ly kỳ của tù nhân trại tập trung Treblinka


(Kiến Thức) - Samuel Willenberg đã có cuộc tẩu thoát ly kỳ khỏi trại tử thần Treblinka vào tháng 8/1943 và là người cuối cùng còn sống đến ngày nay.

Hiện ông Willenberg 91 tuổi vẫn nhớ như in cuộc đào thoát khỏi trại tập trung Treblinka năm 1943. Khi đó, ông 20 tuổi.
Lớn lên ở thành phố Czestochwa, Ba Lan với cha là một nghệ sĩ Do Thái và mẹ là người theo đạo Cơ đốc đã chuyển sang đạo Do Thái, ông Willenberg đã có tuổi thơ bình yên bên 2 em gái là Itta và Tamara.
Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra, ông và gia đình đã chạy trốn đến Jasna Gora. Tuy nhiên, một ngày mẹ của ông Willenberg và ông trở về nhà thì phát hiện hai em gái khi đó 6 tuổi và 14 tuổi đã bị bắt giữ. Kể từ đó, gia đình ông không bao giờ nhìn thấy họ nữa.
Cuoc vuot nguc ly ky cua tu nhan trai tap trungTreblinka
Ảnh chụp ông Willenberg 1 năm sau khi trốn thoát khỏi trại tử thần Treblinka ở Ba Lan. 
Năm 19 tuổi, ông Willenberg bị phát xít Đức bắt giữ. Ông còn nhớ rõ việc phát xít Đức nhồi nhét ông cũng như 6.000 người khác trong 60 toa tàu mà mỗi xe được thiết kế chở 100 con gia súc và được bao quanh bởi hàng rào thép gai trong chuyến hành trình từ Opatow tới Treblinka. Ở trong đó không có nước hay nhà vệ sinh.
Đức quốc xã đã nói với các tù nhân rằng đang ở một trại trung chuyển và phải tắm rửa trước khi đi tiếp. Thực chất những phòng tắm đang chờ đón họ là phòng hơi ngạt - nơi tù nhân bị giết hàng loạt.
Trong khi chờ đợi, ông Willenberg gặp một người quen cùng quê. “Người đó cũng nhận ra tôi và bảo “hãy nói rằng cậu là thợ nề”. Chỉ vài phút sau một tên lính SS đi tới và hỏi to “Ai là thợ nề?”. Khi đó, ông Willenberg bước ra khỏi hàng và những vết sơn dính trên chiếc khăn của bố mà tôi đang quàng khiến hắn tin. Tên lính SS đẩy tôi tới khu trại giam. Những người còn lại trên 3 đoàn tàu 20 toa đều bị vào dồn phòng hơi ngạt.
Vào thời điểm đó, phát xít Đức cần khá nhiều công nhân người Do Thái như thợ nề, thợ hàn, đầu bếp, thợ cắt tóc, thợ kim hoàn... để vận hành bộ máy cai trị của chúng tại các trại tập trung. Sau khi được đưa đến trại tử thần Treblinka, ông Willenberg đã sốc khi nghe thấy Đức quốc xã nói "Himmel Strasse" - "Heaven Street". Ban đầu, ông không biết những từ đó có nghĩa gì cho đến khi nhìn thấy hàng trăm người Do Thái đi bộ trong tình trạng không mặc quần áo đến các phòng hơi ngạt và không bao giờ quay trở lại. Khi chứng kiến cảnh đó, ông không thể tin được rằng điều này là sự thật.
Theo ước tính, khoảng 876.000 người bị giết tại Treblinka, gồm 874.000 người Do Thái từ Ba Lan, Châu Âu và 2.000 người Digan.
Trong thời gian bị giam cầm, Willenberg là 1 trong 750 công nhân ở Treblinka và công việc của ông là phân loại đồ vật còn lại của những người bị giết trong phòng hơi ngạt.
Cuoc vuot nguc ly ky cua tu nhan trai tap trungTreblinka-Hinh-2
Treblinka là một trong những trại tập trung khét tiếng của phát xít Đức tại Ba Lan.
Kể từ tháng 4/1943, các chuyến tàu đã không còn tới trại tập trung Treblinka. Trước đó 1 tháng chỉ huy SS Heinrich Himmler tới thị sát Treblinka và sau đó xác các nạn nhân bị đào lên để thiêu. Đức quốc xã muốn che giấu những bằng chứng về tội ác diệt chủng của chúng. Việc thiêu xác được tiến hành vào mùa hè và các tù nhân hiểu rằng sau đó họ sẽ bị giết trong nay mai. Chính vì vậy, họ đã lên kế hoạch đốt trại để tẩu thoát. Vào ngày 2/8/1943, một nhóm tù nhân trong trại đã mở kho vũ khí của SS, phân phát súng và phóng hỏa. Sau khi trại tử thần này trở nên hỗn loạn, ông Willenberg bắt đầu chạy trốn cùng những tù nhân khác.
Khi chạy tới hàng rào dây thép gai, những làn đạn bắn ra từ các vọng gác hướng về phía ông Willenberg.
“Tôi lao ra, giẫm cả lên xác những người bạn và trúng đạn. Chân tôi chảy máu và sưng lên. Nhưng tôi vượt qua tất cả các vật cản. Tôi chạy tới cánh rừng, qua đường ray tàu hỏa, một con đường trải nhựa, tiếp tục là rừng và tôi đã thoát. Tôi bắt đầu la hét “địa ngục đã bị đốt cháy”, ông Willenberg xúc động nhớ lại.
Trong cuộc tẩu thoát ly kỳ đó, chỉ có 70 tù nhân may mắn trốn thoát và sống sót. Mặc dù khoảng thời gian đau thương đó đã qua lâu nhưng ông Willenberg vẫn không thể quên năm tháng ở trại tập trung Treblinka. Ông thường mơ về nó và không thể xóa bỏ những ký ức kinh hoàng năm xưa đã trải qua.
Tâm Anh (theo DM)


Trại tập trung Auschwitz

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trại tập trung Auschwitz-Birkenau của Đức Quốc xã
Welterbe.svg Di sản thế giới UNESCO
Birkenau gate.JPG
Quốc gia Flag of Poland (bordered).svg Ba Lan
Kiểu Văn hóa
Hạng mục vi
Tham khảo 31
Vùng UNESCO Châu Âu
Lịch sử công nhận
Công nhận 1979 (kì thứ 3)
Trại tập trung Auschwitz hay Nhà tù Auschwitz (Konzentrationslager Auschwitz) là trại lớn nhất trong các trại tập trung của Đức Quốc xã. Trại này nằm ở Ba Lan và được đặt tên theo thành phố Oświęcim gần đó, cách Kraków 50 km về phía Tây, cách thủ đô Warszawa 286 km. Trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan năm 1939, Oświęcim sáp nhập vào Đức và đổi tên thành Auschwitz.
Khu tổ hợp trại tập trung này bao gồm 3 trại chính: Auschwitz I- trung tâm hành chính; Auschwitz II (Birkenau)- Trại hủy diệt (Vernichtungslager) và Auschwitz III (Monowitz)- trại lao động.
Ngoài ra còn có khoảng 40 trại vệ tinh, một số nằm cách các trại chính hàng chục cây số, với số lượng tù nhân từ vài tá đến vài nghìn người .
Số lượng người đã bị giết chết tại đây chưa được biết chính xác. Tại Tòa án Nürnberg, chỉ huy trại, Rudolf Höss, đã khẳng định con số này là ba triệu người. Năm 1990, Viện bảo tàng Quốc gia Auschwitz-Birkenau xét lại số liệu này. Các tính toán mới đã cho ra kết quả trong khoảng 1,1-1,6 triệu , khoảng 90% số người Do Thái của gần như tất cả các nước tại Châu Âu 

Câu chuyện kinh hoàng của nữ tù nhân trại tập trung Auschwitz

(Kiến Thức) - Bà Kitty Hart-Moxon từng là tù nhân ở trại tập trung Auschwitz trong 2 năm và có những ký ức kinh hoàng khi bị giam cầm tại đây.

Bà Hart-Moxon, 88 tuổi, đã bị đưa đến trại tập trung Auschwitz của phát xít Đức khi 16 tuổi. Bà là một trong số những tù nhân may mắn sống sót, rời khỏi trại tử thần trên. Trong khoảng thời gian ở đây, bà Hart-Moxon là nhân chứng cho sự cai trị tàn khốc của Đức quốc xã.
Nhân chứng lịch sử về tội ác man rợ của phát xít Đức - Hart-Moxon đã cùng hai học sinh Lydia Hollingsworth, 15 tuổi, và Natalia Smith, 17 tuổi, đến thăm trại tập trung Auschwitz - một trong những trại tử thần khét tiếng của phát xít Đức giết hại hàng triệu tù nhân. Họ đã đến những tòa nhà - nơi phát xít Đức giết hại hơn 1 triệu tù nhân.
30 thành viên trong gia đình bà Hart-Moxon đã bị phát xít Đức giết hại trong cuộc thảm sát người Do Thái hồi Chiến tranh thế giới 2.
"Một số người không tin rằng trại tập trung Auschwitz tồn tại. Tuy nhiên, nếu điều gì từng xảy ra thì không có lý do gì điều đó không thể xảy ra lần nữa". bà Hart-Moxon mang mã số tù 39934 khi đó chia sẻ.
Cau chuyen kinh hoang cua nu tu nhan trai tap trung Auschwitz
 Bà Hart-Moxon cùng 2 học sinh Lydia và Natalia ghé thăm trại tử thần Auschwitz - nơi ghi dấu một giai đoạn lịch sử kinh hoàng. 
Bà Hart-Moxon nhớ lại ngày đầu tiên bị đưa đến trại tập trung Auschwitz: "Khi được đưa đến trại tập trung Auschwitz, chúng tôi nhìn thấy những hình ảnh hãi hùng như tù nhân cạo trọc đầu, mặc trang phục rách nát, đôi mắt lớn, la hét bằng nhiều thứ tiếng và bị đánh đập. Khi đó, chúng tôi nghĩ rằng: "Lạy chúa, tại sao điều này lại xảy ra với chúng con"".
Trước khi bị đưa vào trại tử thần Auschwitz, gia đình bà Hart-Moxon đã cố gắng rời khỏi Ba Lan trước khi phát xít Đức xâm lược nơi đây vào năm 1939 nhưng không thành công.
Sau khi làm công việc giáo viên dạy tiếng Anh, mẹ bà Hart-Moxon đã nhờ linh mục địa phương để giúp gia đình bà làm các tài liệu cần thiết để có thể rời khỏi Ba Lan đó cho phép họ rời khỏi đất nước.
Tuy nhiên, bà Hart-Moxon và mẹ của bà bị tách khỏi người cha. Sau này, cha của bà bị phát xít Đức giết hại. Sau đó, hai mẹ con bà bị bắt ở Đức khi sử dụng các giấy tờ giả mạo và đối mặt với đội xử bắn những người nhập cư trái phép.
Khi đó, bà Hart-Moxon quay mặt về phía bức tường, giơ hai tay lên trên trước khi nghe thấy tiếng nổ lớn. Thực chất, đây là một vụ hành quyết giả của phát xít Đức.
Sau đó, phát xít Đức nói với mẹ con bà Hart-Moxon rằng, bản án tử hình của họ được giảm xuống tù chung thân tại trại tử thần Auschwitz - nơi khủng khiếp còn hơn cái chết.
Cau chuyen kinh hoang cua nu tu nhan trai tap trung Auschwitz-Hinh-2
Bà Hart-Moxon làm công việc dọn các thi thể tù nhân trong thời gian ở trại tập trung Auschwitz chết tối hôm trước. 
Khi được đưa vào trại dành cho phụ nữ, bà Hart-Moxon không thể nào quên cảm giác kinh sợ khi thức dậy bên cạnh thi thể một phụ nữ chết tối hôm trước. Đối mặt với giá rét, bà và những nữ tù nhân khác đã lấy quần áo của người phụ nữ xấu số trên để tồn tại và giữ ấm cơ thể. Bà Hart-Moxon cũng bị yêu cầu dọn dẹp nhà vệ sinh cũng như di chuyển những thi thể người chết tại trại tập trung Auschwitz. Bà cũng từng làm công việc lấy kim cương, trang sức, đồng hồ, tiền bạc và bất kỳ vật có giá trị khác trong quần áo của nam giới cho Đức quốc xã.
Bà nhớ lại việc một số tù nhân muốn tìm đến cái chết thường chạm vào ràng rào điện vì đó là cách dễ nhất để giải thoát bản thân khỏi những đòn tra tấn, hành hạ của phát xít Đức. Tuy nhiên, lính canh thường bắn chết họ trước khi phạm nhân đến gần hàng rào.
Phát xít Đức cho xây dựng những lều gỗ. Ban đầu, nơi đây được dùng để làm nơi nhốt 52 con ngựa. Tuy nhiên, sau đó, nơi này được dùng để giam cầm khoảng 1.000 người.
Tâm Anh (theo DM)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét