Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

CÂU CHUYỆN KHẢO CỔ 23

(ĐC sưu tầm trên NET)

Hóa thạch cổ nhất địa cầu

(TNO) Vi khuẩn được truy ra có nguồn gốc cách đây gần 3,5 tỉ năm là hóa thạch cổ nhất thế giới, theo các chuyên gia Mỹ.

Khi phân tích đá tại Úc, chuyên gia Nora Noffke của Đại học Old Dominion (Mỹ) cho hay đã phát hiện dấu vết của vi khuẩn từng xuất hiện khoảng 3,49 tỉ năm trước, khi Trái đất mới được 1 tỉ năm tuổi, theo The Washington Post.
Hóa thạch cổ nhất địa cầu - ảnh 1 Hóa thạch cổ nhất địa cầu - ảnh 1
Hóa thạch cổ nhất địa cầu - ảnh 1 Vùng Pilbara thuộc Tây Úc, nơi lưu giữ dấu vết của sự sống cổ nhất trên Trái đất - Ảnh: AFP
“Chúng là tổ tiên già nhất của chúng ta”, tiến sĩ Noffke phát biểu trước hội nghị của Tổ chức Địa chất Mỹ.
Không giống như xương khủng long, các hóa thạch mới phát hiện không phải là những phần của cơ thể. Chúng là các kết cấu trên bề mặt sa thạch, đã được khắc bởi những sinh vật sống cách đây vài tỉ năm.
Khu vực Pilbara cổ đại, ở phía bắc vùng Tây Úc, từng là các dải đất ven bờ, và đá được bồi đắp bởi trầm tích từ hàng tỉ năm trước đang trong tình trạng lộ thiên, cho phép các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Geoscience.
Báo cáo mới đã mở ra hy vọng cho nỗ lực tìm kiếm sự sống cổ đại trên những hành tinh khác như sao Hỏa. Nhiều khả năng tàn tích của sự sống vẫn nằm đâu đó trên bề mặt hành tinh đỏ chờ con người khám phá.
Phi Yến

Phát hiện hóa thạch loài cá khổng lồ

Loài cá Leedsichthys - Ảnh: Viện bảo tàng Quốc gia Scotland

(TNO) Một nhóm các nhà cổ sinh vật học quốc tế cho hay đã tìm được hóa thạch của loài cá lớn nhất thế giới, từng tung hoành trên biển cả cách nay 160 triệu năm.

Theo thông cáo báo chí của Đại học Glasgow (Scotland), việc tìm được Leedsichthys, loài cá xương khổng lồ và chuyên ăn sinh vật phù du, đã cung cấp một mảnh ghép quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài cá, động vật có vú và các hệ sinh thái biển.
Trong thời điểm khủng long trên cạn phát triển theo hướng trở thành những động vật có kích thước khổng lồ, các sinh vật nơi biển cả cũng bắt đầu gia tăng khối lượng cơ thể vào thời Kỷ Jura.
“Quá trình này được biết đến với thuật ngữ khổng lồ hóa”, theo trang tin Huffington Post dẫn lời Jeff Liston của Viện bảo tàng Quốc gia Scotland.
“Vào thời điểm đó con người biết được chuyện gì xảy ra trên cạn, nhưng không cách nào xác định được liệu có chu trình song song diễn ra ở các đại dương. Và bây giờ chúng ta biết rằng có chuyện đó”, theo chuyên gia Liston.
“Loài cá khổng lồ ăn sinh vật phù du thuộc vào nhóm các động vật có xương sống lớn nhất từng xuất hiện trên địa cầu. Và Leedsichthys là động vật đầu tiên đảm nhận vai trò này”, ông Liston diễn giải.
Dựa trên hóa thạch, Leedsichthys được xác định có chiều dài đến 15 m khi trưởng thành.
Phi Yến

Hóa thạch con sóc cổ xưa nhất

Hóa thạch xa xưa nhất của một động vật giống như loài sóc có niên đại khoảng 165 triệu năm trước vừa được phát hiện tại vùng Nội Mông, Trung Quốc.

Đây là loài động vật có vú, được đặt tên khoa học là Mammaliaformis megaconus. Mẫu vật này được cho là bảo tồn tốt nhất trong các mẫu của nhóm Mammaliaform được thu thập trước đây. Với niên đại 165 triệu năm thì Mammaliaformis megaconus sống sớm hơn 100 triệu năm khi khủng long Tyrannosaurus Rex có mặt trên trái đất. Báo Daily Mail dẫn lời ông Ze Xiluo, Giáo sư sinh học và giải phẫu học tại đại học Chicago (Mỹ) cho biết nhờ hóa thạch này mà chúng ta biết rõ hơn sự tiến hóa của động vật có vú.
Hóa thạch con sóc cổ xưa nhất
Mammaliaformis megaconus được cho là loài ăn tạp khi các nhà khoa học phân tích bộ răng của nó. Răng hàm giúp nó nhai thực vật và một số răng trước khá lởm chởm giúp nó ăn côn trùng, giun và thậm chí là một số động vật xương sống nhỏ. Theo Daily Mail thì mẫu hóa thạch này được đưa về bảo quản tại Bảo tàng Cổ sinh vật học Liêu Ninh.
Tạ Xuân Quan

Hóa thạch tổ tiên loài rùa

Các nhà cổ sinh vật học người Mỹ cho biết đã phát hiện một hóa thạch, qua đó cung cấp manh mối về quá trình tiến hóa ban đầu đối với sự phát triển tự nhiên của mai rùa.

Hóa thạch này của một loài bò sát cách đây chừng 260 triệu năm đến từ Nam Phi, được đặt tên khoa học là Eunotosaurus africanus, được coi là phiên bản sớm nhất của một con rùa. Điểm nổi bật là xương sườn hình chữ T của nó đại diện cho bước đầu trong quá trình phát triển tiến hóa chiếc mai cứng của loài rùa hiện nay.
 
Gabriel Bever, giáo sư giải phẫu học tại Học viện công nghệ New York, cho biết nhóm của ông đã mô tả kỹ lưỡng toàn bộ phần xương để thấy rằng Eunotosaurus africanus chia sẻ nhiều tính năng với mai rùa hiện đại, trong đó bao gồm cả mô tả giải phẫu phát triển của hệ cơ. Dữ liệu này giúp củng cố quan điểm Eunotosaurus là một mắt xích quan trọng đối với chuỗi tiến hóa để có loài rùa hiện đại. Đây là phiên bản trước của loài rùa.
Các nhà nghiên cứu cho biết loài bò sát lâu đời nhất được biết đến như loài rùa trước đây được phát hiện ở Trung Quốc có niên đại từ 220 triệu năm tuổi. Như vậy Eunotosaurus là phiên bản sớm hơn đến 40 triệu năm. Vì là phiên bản sớm của loài rùa nên Eunotosaurus còn thiếu nhiều tính năng cấu trúc của cơ thể rùa như phần bụng hoặc yếm rùa, điều này sẽ gây nhiều tranh cãi.
Tuy nhiên hãng tin UPI dẫn lời nhà nghiên cứu Tyler Lyson từ Đại học Yale cho biết các xương sườn với cấu trúc đặc biệt là bằng chứng mạnh mẽ xác định Eunotosaurus là chương đầu trong câu chuyện về sự phát triển của loài rùa.
Tạ Xuân Quan

Hóa thạch linh trưởng cổ xưa nhất

Các nhà khảo cổ cho biết đã khai quật được từ lòng hồ cổ đại ở Trung Quốc bộ xương hóa thạch của loài linh trưởng thuộc chi chưa được biết đến và xác định rằng đây là hóa thạch linh trưởng cổ xưa nhất.

Tạp chí Nature đã báo cáo rằng hóa thạch mới tìm thấy này cung cấp một cái nhìn sâu vào sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển, tiến hóa của động vật linh trưởng và con người. Đó là sự phân kỳ tiến hóa dẫn đến khỉ hiện đại, vượn và con người. Bộ xương nhỏ của loài Archicebus achilles đại diện cho một chi mới và một loài mới, nhiều hơn 7 triệu năm tuổi so với những bộ xương linh trưởng trước đây được coi là cổ xưa nhất.
Hóa thạch linh trưởng cổ xưa nhất 
Hãng tin UPI dẫn lời Christopher Beard tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie cho biết Archicebus khác hẳn so với những loài linh trưởng khác với cấu trúc kỳ lạ của bàn chân, cánh tay, răng rất thô sơ và hộp sọ cùng hốc mắt nhỏ lạ. Hóa thạch này sẽ buộc chúng ta viết lại quá trình tiến hóa của linh trưởng.
Tạ Xuân Quan

Rừng hóa thạch 100 triệu năm tuổi

(TNO) Khu rừng hóa thạch tại hòn đảo phía đông New Zealand đã cung cấp những manh mối về sự sống cổ đại gần Nam Cực.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Monash (Úc) cho hay đã phát hiện được những thân cây lớn, cây hoa thuở ban sơ, hạt giống và côn trùng hiếm, được bảo quản tốt trong tầng đá ở đảo Chatham.
Những hóa thạch trên là chứng cứ đầu tiên về sự sống cận Nam Cực trong kỷ Phấn trắng, tức 145 đến 65 triệu năm trước, thời điểm hiệu ứng nhà kính trở nên nghiêm trọng trên bề mặt Trái đất.
 
 Rừng hóa thạch 100 triệu năm tuổi
Phát hiện đầy ngạc nhiên về thời kỳ Trái đất bị tấn công bởi hiệu ứng nhà kính cách đây khoảng 100 triệu năm - Ảnh: ĐH Monash
“Cách đây 100 triệu năm, Trái đất oằn mình trước hiệu ứng nhà kính, chỉ hành tinh nhiệt độ khủng khiếp và băng ở mức tối thiểu, mực nước biển lên cao đến 200 m so với hiện nay”, theo website Daily Galaxy dẫn lời nhà cổ sinh vật Jeffrey Stillwell.
Ở kỷ Phấn trắng, nhiều phần lục địa phía nam, bao gồm New Zealand, Úc, Nam Cực và Nam Mỹ vẫn còn thuộc siêu lục địa Gondwana.
“Những khu rừng nhiệt đới, nơi khủng long cư trú tồn tại ở các vĩ độ gần cực, và các hệ sinh thái vùng cực, đã chuyển đổi để thích ứng với những tháng dài mùa đông tăm tối và mùa hè trời luôn sáng”, theo Stillwell.
Phi Yến




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét