TTXVN - Lúc 17 giờ 15 phút ngày 23-8, Công an tỉnh Gia Lai đã bắt
được đối tượng chém chết bốn người, bị thương ba người tại thôn Phú
Vinh, xã Ia Băng, huyện Chư Prông (Gia Lai).
Hung thủ là Vũ Văn Đản, SN 1976, quê ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương, hiện trú tại thôn Phú Vinh, xã Ia Băng, huyện Chư Prông. Thông
tin ban đầu cho biết, khoảng 9 giờ ngày 23-8, đối tượng Vũ Văn Đản cùng
với vợ là chị Nguyễn Thị Lan đến nhà ông Lê Trung Dũng, hàng xóm đòi
nợ nhưng ông Dũng hẹn buổi chiều. Buổi chiều, đối tượng tiếp tục qua
nhà ông Dũng đòi nợ nhưng ông Dũng vắng nhà, hai vợ chồng xảy ra mâu
thuẫn.
Đến 14 giờ cùng ngày, đối tượng Đản dùng hai dao phát rẫy chém chết
ông Đặng Đình Vấn (SN 1958, hàng xóm), chị Nguyễn Thị Ngọc Liên (SN
1974, người làm rẫy sát nhà Đản), chị Lê Thị Thơm (SN 1982, là em dâu
của Đản) và cháu Vũ Thị Vân (SN 2007, con gái chị Thơm). Ba người bị
thương gồm: anh Vũ Văn Tuyên (SN 1984, em ruột của Đản), anh Vũ Công
Doanh (SN 1983, hàng xóm), bà Nguyễn Thị Minh (SN 1963, hàng xóm). Sau
khi nhận được tin báo, Công an tỉnh phối hợp với công an các địa phương
truy lùng và bắt được Đản khi y đang trốn tại rẫy cà-phê, cách hiện
trường vụ án 3 km.
Hiện, Công an tỉnh Gia Lai đang tiếp tục điều tra làm rõ.
Thế giới 24 giờ: Trung Quốc rúng động vụ nổ kho hóa chất Sơn Đông
VOV.VN - Chín người đã bị thương trong vụ nổ lớn ở nhà
máy hóa chất tại thành phố Truy Bác, tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc
tối 22/8.
1. Theo Nhân dân Nhật báo,
lính cứu hỏa tại hiện trường cho biết, trong nhà máy bị bốc cháy có sản
xuất adiponitrile ((CH2)4(CN)2), đồng nghĩa với việc trong đám cháy
nhiều khả năng có chứa độc tố.
Chú thích ảnh
Báo chí địa phương cho biết, vụ cháy nổ
rất mạnh, đến mức sóng xung kích của vụ nổ đã lan tỏa sự rung chấn
trong phạm vi bán kính đến 2 km. Các cửa sổ ở các khu nhà gần vụ cháy nổ
đã bị vỡ tung.
Vụ việc này xảy ra chỉ hơn một tuần sau vụ
nổ kinh hoàng tại tỉnh Thiên Tân. Đến chiều 22/8, cơ quan chức năng cho
biết số người thiệt mạng ở Thiên Tân đã lên tới con số 121, trong đó có
67 lính cứu hỏa. Hiện vẫn còn 37 lính cứu hỏa khác nằm trong số 54 người
vẫn đang mất tích.
Trong khi đó, mối lo về nguy cơ xảy ra thảm họa môi trường vẫn đang tăng lên, bất chấp những lời trấn an của chính quyền.
VOV.VN - Tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc tối 22/8 lại
chấn động với vụ nổ ở nhà máy hóa chất tại quận Hoàn Đài, gây ra một đám
cháy lớn.
2. Trung Quốc đang trong giai đoạn hoàn tất
đường băng dài gần 1.000 mét trên một trong bảy đảo nhân tạo tại quần
đảo Trường Sa. Công trình này có khả năng được sử dụng cho việc tiến
hành các hoạt động quân sự trong tương lai, theo báo cáo gần đây của Lầu
Năm Góc. Ngay sau khi đường băng được xây dựng xong, Trung Quốc sẽ sử dụng nó là nơi đáp cho các máy bay trên Biển Đông.
Hình ảnh một bãi đá bị Trung Quốc cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo ở Biển Đông. Ảnh CSIS
Mỹ cho rằng việc xây dựng đường băng trên đảo nhân tạo ở Biển Đông là hành động “khai hoang thêm lãnh thổ”. Hiện tại Trung Quốc mới đóng được 1 tàu sân
bay ở Biển Đông nhưng nó chưa “hoạt động hoàn toàn”, theo First Post.
Tàu sân bay này là một phiên bản cải tiến của một trong những con tàu
lớp USSR mà Trung Quốc mua từ Ukraine. Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ tin tằng vào
năm 2020, quân đội Trung Quốc sẽ ngang nhiên xây thêm nhiều tàu sân bay
trên Biển Đông. Trước những động thái mới nhất của Trung Quốc trên Biển
Đông, một số quan chức quân sự Mỹ đã hối thúc Lầu Năm Góc kiên quyết hơn
với Bắc Kinh. 3. Ukraine đã điều 170 đơn vị thiết giáp
tiến vào miền Đông để chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn trong đêm trước
Ngày Độc lập của nước này (24/8). Theo Sputnik News, Tổng thống
Ukraine Petro Poroshenko đã chấp thuận cho các đơn vị này được điều động
miền Đông trong chuyến thị sát của ông đến bãi tập Chuhuiv, Kharkov
ngày 22/8.
Tổng thống Ukraine Poroshenko úy lạo tinh thần binh sĩ nước này. Ảnh AP
Theo đó, các đơn vị thiết giáp sẽ được điều
đến các “khu vực diễn ra các cuộc chiến chống khủng bố” của quân Chính
phủ tại miền Đông Ukraine. Trong số các xe thiết giáp được đưa đến miền
Đông có cả 25 chiếc xe tăng, bao gồm BM "Bulat", T-64BV và T-72, cùng
với hệ thống phóng rocket Grad, các loại tên lửa phòng không, hệ thống
chống tăng Stugma, các loại pháo chống tăng và pháo tự hành cùng nhiều
xe quân sự Hammer. Trong khi đó, Ukraine cũng đang khẩn trương sửa một 1.000 trang thiết bị quân sự cũ.
VOV.Vn- Nhà báo Mỹ Robert Parry cho rằng, việc phải
nói ra căn nguyên gây ra cuộc nội chiến tại Ukraine là điều Tổng thổng
Obama không đủ dũng khí để làm.
4. Chiều
23/8, quan chức cấp cao 2 nước Hàn Quốc và Triều Tiên tiếp tục cuộc đàm
phán bắt đầu từ ngày 22/8, trong bối cảnh căng thẳng cao độ. Ông Min Kyung-wook - người phát ngôn Tổng
thống Hàn Quốc cho biết, trong các cuộc đàm phán đầu tiên kéo dài 10
giờ, cả hai bên đã thảo luận toàn diện về cách giải quyết các xung đột
gần đây cũng như việc phát triển mối quan hệ liên Triều.
Cái bắt tay mang tính biểu tượng về hòa giải giữa giới chức Hàn Quốc và Triều Tiên. Ảnh AP
Theo kế hoạch, cuộc đàm phán giữa quan chức
cấp cao hai nước sẽ được nối lại lúc 15h chiều 23/8 (giờ địa phương, tức
13h chiều, giờ Hà Nội) để thu hẹp sự khác biệt. Trước đó, vào chiều qua, Cố vấn an ninh của
Tổng thống Hàn Quốc Kim Kwan-jin và Bộ trưởng Thống nhất Hong Yong-pyo
có cuộc gặp những người đồng cấp của Triều Tiên tại làng đình chiến Bàn
Môn Điếm. Đại diện cho phía Triều Tiên là quan chức
quân sự cấp cao Hwang Pyong-So và Bí thư đảng Lao động Triều Tiên Kim
Yong-Gon, người phụ trách các vấn đề quan hệ với Hàn Quốc. Trước đó, Triều Tiên đã ra tối hậu thư yêu
cầu Hàn Quốc chấm dứt các hoạt động mà nước này cho rằng mang tính chiến
tranh tâm lý, đồng thời tháo bỏ các loa phát thanh đặt dọc theo biên
giới trong thời hạn 48 tiếng (kết thúc vào lúc 17h ngày 22/8 theo giờ
địa phương, tức 15h30 cùng ngày giờ Hà Nội); nếu không, Bình Nhưỡng sẽ
có “hành động quân sự mạnh mẽ”. 5. Kẻ xả súng trên chuyến tàu cao tốc từ Hà
Lan sang Pháp, có thể là một người Morocco và tên này có liên hệ với
mạng lưới phiến quân Hồi giáo.
Một nhân viên điều tra xuất hiện tại hiện trường vụ tấn công. Ảnh AP
Phát biểu trong cuộc họp báo 22/8 tại Paris về vụ tấn công này Bộ trưởng Nội
vụ Pháp Bernard Cazeneuve cho biết: “Chúng ta vẫn cần phải thận trọng
trong việc xác định danh tính nghi phạm này. Nếu thông tin hắn cung cấp
là đúng thì tên này 26 tuổi, là người Morocco từng sống tại Tây Ban Nha.
Giới chức Tây Ban Nha đã lưu ý tên này với Pháp hồi 1/2014 vì hắn có
liên quan tới phong trào Hồi giáo cực đoan”. Kẻ tấn công đã bị bắt giữ và bàn giao cho
cảnh sát Pháp ngay sau khi tàu Thalys dừng tại nhà ga của thị trấn
Arras, miền Bắc nước Pháp. Hiện động cơ của vụ xả súng đang được điều
tra làm rõ. Theo cơ quan an ninh Pháp, kẻ tấn công đã xả
súng vào các hành khách trên tàu, tuy nhiên, tên này ngay lập tức đã bị
3 du khách người Mỹ khống chế trước khi có thể gây thêm thương vong. Những hành khách bị thương trong vụ xả súng
trên đều đang ở trong tình trạng nguy kịch và đã được chuyển tới bệnh
viện gần nhất./.
Trần Khánh/VOV.VNTổng hợp
Thượng úy công an trại giam bắn chết đồng nghiệp
TPO - Không rõ vì lí do gì mà trong quá trình làm
việc, một thượng úy công an trại tạm giam đã dùng súng ngắn bắn 3 phát
khiến đồng nghiệp tử vong.
Vụ
việc xảy ra khoảng 17h chiều nay (23/8) tại hiện trường lao động thuộc
K2, trại tạm giam Nghĩa An, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng
Trị.
Nguồn tin của PV Tiền Phong cho biết, đang trong quá trình
làm việc, không rõ vì lí do gì mà thượng úy Lê Văn Hùng, SN 1983 đã dùng
súng K54 bắn ba phát liên tục, trong đó hai phát đầu trượt và phát cuối
cùng trúng vào đầu của thiếu tá Trần Đức Hùng (Phó trưởng K2) khiến nạn
nhân tử vong tại chỗ.
Ngay sau vụ việc xảy ra, thượng úy Hùng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ. Hiện chưa rõ động cơ gây án của thượng úy Hùng.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Bí mật ngự y triều Nguyễn - Kỳ 2: Hé lộ bệnh của vua Gia Long
23/08/2015 05:48
Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
Chân dung vua Gia Long trên một tạp chí tiếng Pháp
Theo Nguyễn Phước Tộc giản yếu, vua Gia Long, tên thật là Nguyễn
Phúc Ánh, thường gọi là Nguyễn Ánh, sinh ngày 15 tháng giêng năm Nhâm
Ngọ (tức 8.3.1762). Ông là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân.
Ngày 1.2.1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân, lấy niên
hiệu là Gia Long. Tháng 3.1804, vua Gia Long đổi quốc hiệu nước ta là
Việt Nam.
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã thiết lập lại cơ cấu điều hành
quốc gia, cho soạn bộ luật Gia Long, thành lập Quốc Tử Giám Huế, ấn định
học hiệu và các loại thuế. Công cuộc cai trị đất nước được thuận lợi
sau khi thực hiện các việc lớn như: Tổ chức triều đình gồm có lục bộ và
Đô sát viện; phân chia khu vực hành chính (tổng trấn, trấn, phủ, huyện,
xã); ấn định quyền hạn chức chương, lương bổng, văn võ giai các cấp, tu
soạn sách sử, văn truyện, địa lý, lập dinh Điền sứ trông coi việc khai
khẩn ruộng đất…
Sau 18 năm trị vì, ngày Đinh Mùi tháng 12 năm, Kỷ Mão, Gia
Long mất, thọ 57 tuổi dương (58 tuổi âm lịch), miếu hiệu là Thế tổ Cao
Hoàng đế. Lăng vua Gia Long, hiệu là Thiên Thọ, tại làng Định Môn (nay
thuộc xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế). Vua Gia Long có 31
người con, gồm 13 con trai và 18 con gái.
Vua mắc bệnh gì ?
Trong Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn có ghi chép việc
Thái y viện chẩn trị cho vua Gia Long (từ ngày 15 tháng giêng năm Gia
Long thứ 12 đến năm thứ 18), cho thấy việc khám bệnh và dâng thuốc diễn
ra ngày một.
Lương y Phan Tấn Tô giới thiệu tư liệu châu bản liên quan đến Thái y viện triều Nguyễn - Ảnh: B.N.L
Đặc biệt, năm Gia Long thứ 18, tức năm cuối cùng của nhà vua, các
tờ châu bản đã mô tả ngự mạch của vua như sau: “Chúng thần kính cẩn ấn
lên 3 bộ mạch trái, thấy trầm tế bình đẳng, duy chỉ mạch tả xích, đề
nặng thiếu lực, 3 bộ mạch phải cũng trầm tế, duy mạch hữu quan, đè nặng
chưa bình hòa. Chú trọng mạch thận (tả xích) mạch tì (hữu quan), tì thận
hư là nguyên nhân của bệnh”. Tờ châu bản ngày 4.10 năm Gia Long thứ 18,
do Thái y viện khải tâu: “Chúng thần ngu tối, tưởng rằng mạch trầm tế
là do thấp hàn làm nê tì, thận chưa an, chúng thần hội lại kính xin được
sắc dâng lên thang gia giảm Vị khai tiên, để bổ tì thận, từ từ giảm
bệnh, đợi ngày đông chí thì thuyên giảm được”.
Và trong tất cả các bài ngự phương dâng lên vua thời điểm này đều
có điểm chung là bổ tì thận, như: gia giảm Vị quan tiên (dùng trong
tháng 10 năm Gia Long 18); gia giảm Thất vị thang, gia giảm Thọ tì tiễn
(dùng cuối tháng 10 đến tháng 11 năm Gia Long 18).
Theo lương y Phan Tấn Tô, thường khi lập phương là căn cứ vào triệu
chứng, nguyên nhân của bệnh, mỗi ngày một thang, dùng trong vài ngày.
Nhưng ở đây, thuốc có khi thay đổi hằng ngày và trong một ngày dùng đến 2
- 3 thang, sáng chiều khác nhau. Ngoài ra, các châu bản còn cho thấy
nhà vua còn dùng cả thuốc của những thầy lang bên ngoài.
Cụ thể, tờ châu bản ngày 30 tháng 11 năm Gia Long thứ 18, ghi: Trực
lệ dinh Quảng Đức, cai bạ Trần Vân Đại, khám và dâng thuốc. Hay như tờ
châu bản ngày 2 tháng 2 năm Gia Long thứ 18, ghi: “Nguyễn Văn Thành, ở
xã Quan Chiêm, tổng Trung Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, dâng thuốc
Hồng thăng đơn cho vua dùng”. Trong tờ châu bản ông này không ký mà điểm
chỉ (lăn dấu tay) có lẽ không biết chữ (?). Từ những điểm trên có thể
thấy các quan ngự y thời điểm này đã tỏ ra lúng túng, chỉ chạy theo
triệu chứng mà không chú trọng trị gốc bệnh, đó là điều bất thường.
Cho đến khi mất, mặc dù các châu bản không ghi nhà vua bị bệnh gì,
nhưng qua mô tả ngự mạch và ngự phương cho thấy các ngự y đã điều trị
chứng “tì - thận dương hư” với các ngự phương chữa tì vị dư hàn và chữa
thận dương hư.
Theo lương y Phan Tấn Tô, tì thận dương hư là bệnh ở gan, thận và
lá lách, có liên quan đến tì vị với các triệu chứng tay chân lạnh, có
thể mắc bệnh tiểu đường, suy thận… Còn lương y Lê Hưng, trong bài Bệnh
trạng cuối đời của vua Gia Long (đăng trên trang Hội Laser y học Bình
Dương) cho rằng quá trình chữa bệnh cho vua từ việc dùng những loại
thuốc bôi để chữa ghẻ ngứa, đến việc lập phương chữa chứng tì thận dương
hư cho thấy nhà vua bị nhiễm khuẩn lâu năm không chữa khỏi đã dẫn đến
bệnh xơ gan cổ trướng.
Bùi Ngọc Long
Hơn 1 triệu thanh niên Triều Tiên xin nhập ngũ
Dân trí Kênh truyền hình nhà nước Triều Tiên KRT ngày
23/8 đưa tin, hơn 1 triệu thanh niên nước này đã xin gia nhập quân đội
để bảo vệ đất nước, trong bối cảnh căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn
Quốc đang leo thang nghiêm trọng, tiềm ẩn những nguy cơ xung đột quân
sự. >> 50 tàu ngầm Triều Tiên đã rời căn cứ
Theo tin đưa trên kênh truyền hình KRT, hàng chục nghìn thanh
niên Triều Tiên tuần hành trên các con phố, hô vang khẩu hiệu thể hiện
tinh thần sẵn sàng ra tiền tuyến để bảo vệ đất nước.
“Nhiệt huyết của thế hệ trẻ Triều Tiên đang sôi sục. Chúng tôi sẵn
sàng làm mọi việc để bảo vệ đất nước mình”, anh Kang Chol Min cho biết.
“Chúng tôi đã chờ đợi rất lâu để hai miền Triều Tiên thống nhất trong
hoà bình. Nhưng tình hình căng thẳng hiện nay buộc chúng tôi phải bước
vào cuộc chiến, và chúng tôi đã sẵn sàng cho điều đó”, chị Kim Un Kyong cho biết.
Một binh sĩ Hàn Quốc làm nhiệm vụ tại khu phi quân sự ở biên giới liên Triều (nguồn: Xinhua)
Theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA, số lượng thanh niên xin
nhập ngũ đang tăng lên từng giờ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều lính dự
bị Triều Tiên cũng bày tỏ mong muốn được trở lại quân ngũ.
Trước đó hôm 21/8, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh cho
các đơn vị quân đội ở tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu bất kỳ lúc nào. Cho
đến nay, tình trạng chiến tranh vẫn chưa được dỡ bỏ tại nước này. Về
phía Hàn Quốc, các lực lượng quân đội cũng đã được trang bị đầy đủ để
kịp thời ứng biến trong tình trạng khẩn cấp.
Những căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ
nhiệt, bất chấp các cuộc đàm phán cấp cao thâu đêm giữa phái đoàn của
hai nước tại làng đình chiến Panmunjom, ở khu phi quân sự trên biên giới
trên bộ giữa hai miền. Hai bên đã nhất trí nối lại đàm phán trong chiều
23/8 để thu hẹp những bất đồng. Kết quả cuộc đàm phán dự kiến sẽ có
trong sáng mai 24/8.
Nhật Minh
Tin nóng trong ngày: Nữ dược sĩ đầu độc hàng xóm bằng thuốc trừ sâu
VOV.VN - Dược sĩ đầu độc hàng xóm bằng thuốc trừ sâu,
gần 100 bộ quân phục lĩnh Mỹ được phát hiện ở sân bay Tân Sơn Nhất... là
tin nóng trong ngày.
*Ngày 23/8, Công an thị xã Đồng Xoài, tỉnh
Bình Phước cho hay, vừa thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Phạm Thị
Ngọc Chiến (35 tuổi, dược sĩ, chủ quầy thuốc Tây Tường Vy trên đường Lê
Duẩn, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài, cũng là nơi ở của gia đình
Chiến) để điều tra làm rõ hành vi Giết người.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu Phạm Thị Ngọc Chiến khai nhận tối 19/8
chính Chiến đã lén sang nhà chị Nga, đổ thuốc trừ sâu xuống giếng để đầu
độc gia đình hàng xóm vì giữa hai bên có nhiều mâu thuẫn trước đó (Xem thêm).
* Chi cục Hải quan phát hiện gần 100 bộ quân
phục của quân đội Mỹ, có phù hiệu các loại binh chủng. Số hàng này do
hành khách T.V.H vận chuyển trên chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam. Đây là
mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu theo Quyết định của Bộ Quốc
phòng Việt Nam (Xem thêm).
* Nguyễn Văn Hùng bị nghi vấn tâm thần đã
dùng búa đập vào đầu anh trai tử vong. Khi một phụ nữ phát hiện sự việc
đã hô hoán nên kẻ tâm thần tiếp tục ra tay sát hại (Xem thêm).
* Mặc dù mới bước sang tuổi 30 nhưng Tài đã là đối tượng cộm cán trong giới buôn “hàng trắng” trên địa bàn. Hắn từng có 2 tiền án, 1 tiền sự, trong đó
có 1 tiền án liên quan đến mua bán trái phép chất ma tuý. Vợ hắn hiện
cũng đang thụ lý án liên quan đến ma tuý. Sau khi vợ bị bắt, Tài đưa 3
đứa con thơ về gửi ông bà nội chăm sóc. Sau đó, hắn nhanh chóng bắt cặp
với Lê Thị Ngọc Bích và trở thành “cặp bài trùng”, tiếp tục con đường
mua bán trái phép chất ma tuý. Sau một quá trình mật phục công an Nghệ
An đã ập vào bắt giữ 2 đối tượng tại một quán ăn trên địa bàn (Xem thêm).
* Thấy bạn
gái cũ nhất quyết không ra khỏi phòng, nam sinh viên 24 tuổi nghi ngờ
chị H đang ở cùng người yêu mới. Anh ta đã đổ xăng đe dọa sẽ châm lửa
đốt nếu người yêu không mở cửa phòng. Sau 3 lần đe dọa nhưng không có kết quả, Tú
đã phóng hỏa rồi rời khỏi hiện trường. Ngọn lửa nhanh chóng bén sang một
số đồ dùng dễ cháy như tủ, đệm… Do không lối cửa phụ, trong khí lối ra bị phóng hỏa, chị H và một nữ sinh cùng quê đã bị ngạt khí (Xem thêm)./.
PV/VOV.VN
TP HCM lại đề xuất 'khu dịch vụ nhạy cảm'
Nếu tập trung về một khu, lao động trong dịch vụ
"nhạy cảm" sẽ được hưởng lương, ký hợp đồng, chi trả bảo hiểm và được
pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc gom vào một chỗ
không khác gì thừa nhận "phố đèn đỏ".
Nhiều tiếp viên ăn mặc "mát mẻ" phục vụ khách. Ảnh: Quốc Thắng.
Bàn về công tác phòng chống tệ nạn xã hội, do Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội (LĐTB&XH) vừa tổ chức, ông Lê Minh Quý - phó Chi cục Phòng
chống tệ nạn xã hội TP HCM - cho rằng nên thí điểm gom các cơ sở kinh
doanh dịch vụ “nhạy cảm” vào một khu vực để dễ quản lý hơn. Việc thí
điểm sẽ tổ chức ở một số địa phương trọng điểm như TP HCM, Hà Nội, Hải
Phòng…
Những lao động trong ngành nghề này sẽ được giám sát, đảm bảo quyền lợi,
tránh bị bạo hành và nhất là được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra họ sẽ được
chăm sóc sức khỏe thường xuyên, được phổ biến kiến thức để tránh các
bệnh truyền nhiễm, nhất là HIV/AIDS. Theo
phó Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP HCM, qua các lần kiểm tra cũng
như báo cáo từ các đơn vị, nhiều cơ sở kinh doanh “nhạy cảm” như quán
bar, cơ sở massage, karaoke, cắt tóc trá hình… thường không ký hợp đồng,
trả lương cho nhân viên. Họ làm việc không công, thu nhập từ tiền “bo”
của khách khi phục vụ.
“Mại dâm ở TP HCM và nhiều địa phương khác đã tồn tại lâu đời. Quận,
huyện thậm chí xã, phường nào cũng có nên việc xóa bỏ là không thể vì
nhiều người xem đó là cái nghề để sinh nhai. Mình không thể chống mãi
được vì dẹp chỗ này chỗ khác lại mọc lên nên phải thay đổi cách thức để
dễ quản lý”, ông Quý nêu quan điểm.
TP HCM hiện có hơn 36.000 cơ sở kinh doanh các loại hình dịch vụ "nhạy
cảm" như vũ trường, quán bar, massage, karaoke… nằm rải rác trên nhiều
tuyến đường, hẻm của 24 quận huyện. Việc kiểm tra, quản lý vì thế gặp
nhiều khó khăn.
“Thành phố sẽ lập khu vực quy hoạch, sau đó có cơ chế khuyến khích như
giảm thuế, tạo điều kiện kinh doanh hợp pháp để mời gọi các cơ sở dịch
vụ nhạy cảm vào. Tất nhiên, lực lượng chức năng vẫn sẽ giám sát và xử lý
mạnh tay nếu xảy ra sai phạm”, ông Quý nói.
Ông Quý cũng khẳng định, việc tập trung dịch vụ “nhạy cảm” vào một chỗ
khác với việc lập “phố đèn đỏ”. Bởi gom lại là để dễ quản lý, tránh việc
phát sinh tràn lan, người hoạt động trong lĩnh vực này không được bảo
vệ.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu đồng tình với đề xuất của TP HCM nhưng vẫn
tỏ ra e ngại khi việc gom các dịch vụ kinh doanh “nhạy cảm” vào một chỗ
không khác gì thừa nhận “phố đèn đỏ”. Bởi Việt Nam hiện chưa có luật
phòng chống mại dâm mà mới chỉ có pháp lệnh nên rất khó triển khai. Có
đại biểu cho rằng nhiều nước trên thế giới cho phép hoạt động mại dâm
nhưng ở Việt Nam có truyền thống, văn hóa khác nên không thể làm như
nước ngoài.
Cục trưởng Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH) – Nguyễn Xuân Lập –
kết luận, những ý kiến, đề xuất của các địa phương sẽ được Bộ lưu ý và
đưa ra thảo luận tìm hướng giải quyết trong thời gian tới.
Trước đó, hồi đầu năm 2013, TP HCM từng kiến nghị chính phủ cho phép gom
các dịch vụ kinh doanh “nhạy cảm” vào một khu vực để quản lý chặt chẽ
người bán dâm, kết hợp đồng bộ các giải pháp hỗ trợ về y tế, phòng ngừa
giảm tác hại...
Theo VnExpress
Những kẻ lừa dân về biên giới Việt Nam-Campuchia đã phải trả giá
Một số người muốn chống phá chính phủ Campuchia và phá hoại quan hệ
Việt Nam-Campuchia đã phải trả giá cho những sai lầm của họ.
Thời gian gần đây, các thành viên của Đảng Cứu quốc đối lập
(CNRP) ở Campuchia thường xuyên chỉ trích chính phủ Campuchia sử dụng
bản đồ giả để phân giới cắm mốc với Việt Nam, gây dư luận xấu cho xã
hội.
Bản đồ mang từ Liên Hợp Quốc về Campuchia để so sánh
Nhằm bình ổn dư luận, chính phủ Campuchia đã mượn bản đồ mà Campuchia
đã lưu chiểu tại Liên Hợp Quốc để so sánh với bản đồ mà Chính phủ đang
sử dụng hiện nay. Kết quả cho thấy 2 bản đồ giống nhau; những người đã
từng phỉ báng chính phủ bỏ đi nước ngoài, 1 thượng nghị sỹ của Đảng đối
lập giả mạo Hiệp ước biên giới Việt Nam Campuchia bị bắt.
Thực tế cho thấy, chính phủ Việt Nam và chính phủ Campuchia đã nghĩ
đến việc phân giới cắm mốc đường biên giới của 2 nước, nhằm xây dựng một
đường biên giới hòa bình, an ninh và phát triển. Từ đó, các Hiệp ước,
Hiệp định về công tác phân giới cắm mốc giữa 2 nước đã được 2 Chính phủ
xây dựng, ký kết và triển khai thực hiện.
Đến nay, 2 bên đã triển khai và thực hiện được 83% khối lượng công
việc trong tổng số 314 cột mốc, số còn lại vẫn đang tiếp tục đàm phán
triển khai. Khi đường biên giới được cắm mốc, 2 nước sẽ tiếp tục triển
khai kế hoạch phát triển kinh tế biên giới, mang lại lợi ích cho 2 quốc
gia. Đây cũng là một trong những thành tích mà Đảng nhân dân Campuchia
(CPP) đạt được trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước. Lật tẩy những lời lừa dối
Vì lo ngại mất uy tín với nhân dân trong những đợt bầu cử sắp tới,
thời gian qua, các nghị sỹ của Đảng đối lập (CNRP) tổ chức các đợt đi
khảo sát biên giới với Việt Nam – Campuchia gây mất trật tự tại vùng
biên giới vốn đang bình yên. Sau khi về đến Phnompenh, các nghị sỹ này
chỉ trích chính phủ nước họ sử dụng bản đồ giả để phân giới cắm mốc với
Việt Nam; phê bình chính phủ Campuchia thực hiện việc cắm mốc không rõ
ràng.
Thượng nghị sỹ Hong Sok Hua lúc bị bắt
Chính phủ Campuchia đã nhiều lần giải trình trước Quốc hội, Thượng
viện, trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng việc phân
giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia được thực hiện minh bạch, đúng
quy định; chính phủ đã sử dụng bản đồ Campuchia đang lưu chiểu tại Liên
Hợp Quốc để thực hiện việc phân giới cắm mốc với Việt Nam, tiến độ phân
giới cắm mốc đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Đây cũng là
mong muốn của nhân dân và Chính phủ 2 nước Việt Nam và Campuchia.
Hơn thế nữa, để khẳng định bản đồ mà Chính phủ đang sử dụng hiện nay
là đúng, Thủ tướng Hun Sen đã viết thư gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban
Ki-moon xin mượn bản đồ Campuchia đang lưu chiểu tại Liên Hợp Quốc về
để so sánh. Tại buổi so sánh vào ngày 20/8 vừa qua có sự tham gia của
các Đảng phái chính trị cùng với 200 nhà báo trong nước và quốc tế.
Kết quả so sánh cho thấy, bản đồ mà chính phủ Campuchia đang sử dụng
hiện nay giống với bản đồ đang lưu chiểu tại Liên Hợp Quốc. Kết thúc
buổi so sánh bản đồ, ông U Chanh Rit, người phát ngôn Đảng đối lập
(CNRP), được Chính phủ mời tham dự buổi so sánh bản đồ không trả lời
được câu hỏi của các phóng viên mà chỉ nói một câu là "những người chỉ
trích chính phủ [Campuchia] sử dụng bản đồ giả thời gian qua chỉ là
những cá nhân, Đảng CNRP không nói câu đó".
Thủ tướng Hun Sen họp nội các thường kỳ ngày 21/8
Khi thấy những sai sót, những lừa dối của mình bị lật tẩy, những nhân
tố tích cực của Đảng đối lập (CNRP) như Rel Khema Rinh, Um Som An đã ra
nước ngoài. Thượng nghị sỹ Hong Sok Hua của Đảng đối lập (CNRP) làm giả
và công bố Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia được ký năm 1979 đã bị
bắt, chuẩn bị đưa ra xét xử. Ông Hunsen cảnh cáo nhóm Sam Rainsy
Ngày hôm qua, 21/8, trong buổi họp thường kỳ của Chính phủ Campuchia,
Thủ tướng Hun Sen đã chỉ đạo các ngành các cấp phải bắt và đưa ra xét
xử nghiêm những ai còn dám nói Chính phủ của ông sử dụng bản đồ giả, đưa
vào tội phỉ báng được nêu trong Bộ Luật hình sự.
Đồng thời ông Hun Sen cũng lưu ý với ông Sam Rainsy, thủ lĩnh của
Đảng đối lập rằng cần phải uốn nắn các cộng sự của mình, nghiên cứu kỹ
lưỡng về vấn đề biên giới và các tài liệu liên quan đến biên giới; nếu
không, các cộng sự của ông ta sẽ tiếp tục bị bắt.
Ông Hun Sen nói, hơn ai hết, ông Sam Rainsy phải hiểu rằng, vào năm
2010 bản thân ông cũng đã từng bị tòa tuyên án 14 năm tù giam liên quan
đến bản đồ, biên giới. Việc đề xuất Quốc vương ân xá tội để ông Sam
Rainsy trở về nước là một nỗ lực lớn của Chính phủ do Đảng nhân dân
Campuchia cầm quyền nhằm hòa giải và đoàn kết dân tộc.
Ông U Chanh Rit (CNRP) từ chối trả lời với phóng viên sau buổi so sánh bản đồ
Hy vọng những kẻ cố tình xuyên tạc sự thật nhằm trục lợi chính trị
sẽ rút ra bài học kinh nghiệm; đồng thời tham gia tích cực cùng với
chính phủ Campuchia triển khai có hiệu quả công tác phân giới cắm mốc
với Việt Nam, xây dựng một đường biên giới hòa bình, ổn định và phát
triển kinh tế bền vững, vì lợi ích của 2 dân tộc anh em láng giềng.
Theo Chanh Tuy
VOV
Đại gia Đại Hùng ở Đắk Lắk đột tử
23/08/2015
(TNO) Ngày 23.8, tang lễ ông Nguyễn Văn Hùng (60
tuổi, thường được gọi là Đại Hùng) được tổ chức tại TP.Buôn Ma Thuột
(Đắk Lắk). Theo một số nguồn tin, ông Hùng đột tử tại Hà Nội vào ngày 21.8, nguyên nhân được cho là đột quỵ, thi thể được người thân đưa về Đắk Lắk.
Ông Hùng trước đây từng tham gia thành viên một chi hội luật gia ở
Đắk Lắk. Ông Hùng khởi nghiệp từ kinh doanh xe máy, về sau ông được xem
là đại gia hàng đầu phố núi trong lĩnh vực bất động sản, nhà hàng, khách
sạn; trong đó có khách sạn 5 sao đầu tiên ở Đắk Lắk khai trương đầu năm
nay.
Ông Hùng từng gây xôn xao dư luận vào nửa đầu những năm 2000 do bị khởi tố khi tham gia săn bò tót
cùng ông Võ Thành Long, nguyên giám đốc sở Công nghiệp TP.HCM, trong
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Đắk Lắk). Ông Hùng sau đó bị tòa tuyên
phạt 30 tháng tù về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã
quý hiếm.
Trung Chuyên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp các thế hệ cán bộ ngoại giao
VOV.VN -Chiều 22/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư đã tiếp đoàn cán bộ Bộ Ngoại giao tiêu biểu qua các thời kỳ.
Có
mặt trong buổi gặp nhân Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao
Việt Nam là những lãnh đạo, cán bộ kỳ cựu của ngành Ngoại giao qua các
thời kỳ, đại diện cho hơn 2.000 cán bộ ngoại giao đã nghỉ hưu và gần
2.400 cán bộ ngoại giao đang công tác.
Trong
đó có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu
tiên của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam; các đồng chí
nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao:
Nguyễn Mạnh Cầm, Phạm Gia Khiêm; nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan; nguyên
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp các thế hệ cán bộ ngoại giao
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và các nhà ngoại giao lão thành đã phát biểu bày
tỏ niềm tự hào được Đảng, Bác Hồ quan tâm, chỉ đạo trực tiếp ngay từ
những ngày đầu thành lập. Trong đó vinh dự lớn nhất của ngành là: Chủ
tịch Hồ Chí Minh là vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, là người đặt nền
móng cho ngoại giao cách mạng Việt Nam.
Trong
70 năm qua, ngành Ngoại giao Việt Nam đã có những đóng góp hết sức quan
trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Đó là những thắng lợi trên bàn đàm phán, từ Hội nghị Geneve
1954, Hội nghị Paris 1973, cho đến thời kỳ phá thế bao vây cô lập, mở
rộng quan hệ đối ngoại, cả về bề rộng lẫn chiều sâu, thiết lập các khuôn
khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với các nước láng
giềng, với các nước quan trọng trên thế giới; đến việc đẩy mạnh hội
nhập quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam trên thế giới, đóng góp tạo dựng
môi trường hòa bình để phát triển và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh
thổ.
Phát
biểu tại cuộc gặp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Ngoại giao
có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta. Cha ông ta trước đây và ngày nay đều chủ trương
giữ nước từ khi nước chưa nguy, giữ nước từ ngoài biên giới, từ xa.
Trong
thời đại Hồ Chí Minh, tư tưởng này càng phát triển lên tầm cao mới.
Ngoại giao và hoạt động ngoại giao càng có vị trí, ý nghĩa quan trọng
trong thời bình.
Tổng
Bí thư nêu rõ: Chưa bao giờ Việt Nam có vị thế như hiện nay và chưa bao
giờ ngành Ngoại giao có đội ngũ hùng hậu như bây giờ. Trong quá trình
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc
tế hiện nay, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi còn không ít khó khăn,
thách thức và phức tạp khó lường.
Do
đó đòi hỏi ngành Ngoại giao phải nỗ lực lớn hơn nữa. Cần phải tham mưu
cho Đảng, Nhà nước về chiến lược đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm. Mục
tiêu cao nhất là giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và
bảo vệ đất nước.
Đồng
thời cũng phải quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ. Cán bộ ngoại giao
phải có lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đặt lợi ích của
quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết; không mơ hồ, chủ quan, mất
cảnh giác. Tổng Bí thư mong rằng, các thế hệ cán bộ ngoại giao đi trước
có nhiều kinh nghiệm công tác sẽ tiếp tục đào tạo, dìu dắt, giúp đỡ các
thế hệ hiện nay và mai sau.
Đánh
giá cao những đóng góp to lớn của ngành với đất nước trong 70 năm qua,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời chúc mừng tới toàn thể các thế hệ
cán bộ, nhân viên ngành ngoại giao nhân dịp ngày truyền thống; tin tưởng
ngành sẽ nỗ lực hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn
mới./.
Vũ Duy/VOV
Chỉ số giá tiêu dùng của Thành phố Hồ Chí Minh giảm 0,12%
06:31 23/08/2015
Ngày 22/8, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh
công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tám của Thành phố giảm 0,12% so
với tháng trước; đồng thời chỉ số giá bình quân tám tháng so với cùng
kỳ năm ngoái tăng 0,66%.
Phụ huynh mua sắm sách, đồ dùng học tập năm học mới cho con. (Ảnh: Thanh Thương/TTXVN).
Cũng
theo Cục Thống kê Thành phố, trong tổng số 11 nhóm hàng được thống kê
thì có sáu nhóm hàng giảm giá so với tháng trước, đặc biệt nhóm hàng
giảm giá thấp nhất là giao thông vận tải với mức giảm 2,4%.
Theo
phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến nhóm hàng giao thông
vận tải dẫn đầu nhóm giảm giá là do trong tháng Tám giá xăng dầu liên
tục được điều chỉnh giảm giá hai lần.
Tiếp
theo các nhóm hàng giảm giá trong tháng Tám lần lượt là nhóm nhà ở,
điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dung với mức giảm 0,66%; văn hóa và
giải trí 0,66%; hàng hóa và dịch vụ khác với mức 0,32%; thiết bị và đồ
dùng gia đình 0,01% so với tháng trước.
Mặt
khác, trong tháng này có ba nhóm hàng tăng giá so với tháng trước là
nhóm hàng giáo dục với mức tăng 1,54%; bưu chính viễn thông 0,01%; hàng
ăn và dịch vụ ăn uống 0,1%.
Bên
cạnh đó, các nhóm hàng có mức giá tương đối ổn định trong tháng là nhóm
hàng may mặc, mũ nón giày dép; dược phẩm và dịch vụ y tế.
Diễn
biến cùng chiều với chỉ số CPI, chỉ số tỷ giá vàng tháng Tám giảm mạnh
với mức 3,46%; riêng chỉ số giá USD tăng ở mức 0,45% so với tháng trước.
Nguồn: Mỹ Phương/ TTXVN
Địa đạo Củ Chi - một trong những điểm đến lạ nhất thế giới
23-08-201522:46:28
Trong 500 điểm du lịch hấp dẫn nhất hành
tinh do TripAdvisor công bố, tờ Daily Mail đã chọn ra danh sách những
nơi lạ lùng nhưng hút khách, trong đó có địa đạo Củ Chi của Việt Nam.
Địa đạo Củ Chi: Daily
Mail đánh giá, không gì chứng minh sự bền bỉ của người Việt Nam hơn
những đường hầm ở địa đạo Củ Chi. Hệ thống huyền thoại này được hình
thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp.
Hơn
250 km đường hầm đan xen nhau dưới lòng đất, có những chỗ sâu xuống
hàng chục mét, với vô số cửa sập để tạo thêm yếu tố bất ngờ. Hệ thống
địa đạo gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc...
Kolmanskop, Namibia:
Nơi đây từng là nhà của hàng trăm thợ đào kim cương người Đức đến tìm
kiếm vận may ở sa mạc của Namibia. Gần 100 năm sau thời kỳ hoàng kim,
giờ đây thị trấn này đã trở nên hoang vu.
Du
khách và các nhiếp ảnh gia đổ về đây để tham quan nơi từng là ốc đảo
thiên đường của người Đức, giờ đang dần bị sa mạc nuốt chửng.
Chernobyl, Ukraine:
Trong những năm gần đây, lượng khách tới thăm khu vực từng chịu thảm
họa hạt nhân này đã tăng lên đáng kể, với khoảng 10.000 lượt khách mỗi
năm. Du khách phải trình giấy tờ ở nhiều trạm kiểm soát trên đường tới
đây trên xe bus của công ty du lịch.
Khi
tới Chernobyl, du khách không được chạm vào bất cứ thứ gì, chỉ được ăn
những đồ mang từ bên ngoài vào, thậm chí không được ngồi bệt xuống đất.
Nghĩa trang Père Lachaise, Paris, Pháp:
Nghĩa trang có vẻ không phải làm một điểm tham quan phổ biến, nhưng
Père Lachaise đã đón khá nhiều khách với hơn 70.000 ngôi mộ được trang
trí lộng lẫy, trong đó có khu vực chôn cất giới thượng lưu và người nổi
tiếng.
Du
khách có thể tới thăm nơi an nghỉ của nhà văn Oscar Wilde, ngôi sao
nhạc rock Jim Morrison, nhà soạn nhạc Chopin..., cùng nhiều nghệ sĩ nổi
tiếng khác. Nghĩa trang mở cửa đón khách từ năm 1804 và cung cấp bản đồ
cho du khách dễ dàng tìm đến những ngôi mộ nổi tiếng.
Hồ sứa, Palau: Nằm
trên hòn đảo Palau thuộc Thái Bình Dương, hồ sứa là nơi duy nhất trên
thế giới du khách có thể thoải mái bơi lội cùng sinh vật có những cú
chích đau đớn này.
Hồ
nước nhiều tảo này từng thông với Thái Bình Dương. Khi mực nước biển hạ
xuống, những con sứa bị cô lập trong hồ và thoát khỏi nguy cơ bị kẻ thù
ăn thịt. Theo thời gian, nọc độc của chúng yêu dần đi, khiến du khách
có thể bơi giữa chúng mà không gặp nguy hiểm.
Silfra, Iceland: Đây là nơi duy nhất trên thế giới bạn có thể lặn giữa hai mảng lục địa.
Nước ở đây trong tới mức du khách có thể tầm nhìn lên tới 100 m. Nhiệt độ nước duy trì ở khoảng 2-4 độ C suốt năm.
Đường trên trời Glacier, Canada:
Nếu sợ độ cao, bạn không nên tới đây. Đường trên trời Glacier nằm ở độ
cao 280 m, với chi phí xây dựng lên tới 19 triệu USD, nhìn xuống thung
lũng Sunwapta ở công viên quốc gia Jasper.
Du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh sông băng, những dãy núi hùng vĩ và động vật hoang ở hẻm núi phía dưới.
Hang hài cốt Sedlec, Cộng hòa Czech: Điểm
tham quan lạnh gáy này hiện đang lưu giữ hài cốt của khoảng
40.000-70.000 người, phần lớn là nạn nhân của bệnh dịch năm 1318 và cuộc
chiến Hussite vào thế kỷ 15.
Hài cốt được sắp xếp thành các cây cột, đèn trần và gia huy. Nơi này còn được gọi là “Nhà thờ Xương Sọ”.
Ổ Sói, Ba Lan: Nằm trong rừng Masurian, đây là một trong những căn cứ quân sự trọng yếu của Hitler thời chiến.
Boongke
kỳ lạ này đã mở cửa đón khách từ cuối Thế chiến II, nổi tiếng là nơi
Thượng tá Claus von Stauffenberg đã cố giết Hitler bằng cách gài bom
dưới bàn của ông ta.
Thành phố cá đuối, Quần đảo Cayman: Thành phố Cá Đuối đã trở thành thiên đường cho các du khách muốn tiếp xúc với những chú cá đuối thân thiện và dễ mến.
Khu
vực này của quần đảo Cayman nổi tiếng với hệ động vật phong phú, các
bãi biển nước nông là nơi lý tưởng để du khách chơi đùa và lặn cùng cá
đuối khổng lồ.
Theo Zing
Những cuộc đụng độ nảy lửa trên bán đảo Triều Tiên
Trong
60 năm kể từ khi một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết, chấm dứt cuộc
Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, trên bán đảo này đã xảy ra vô số các
vụ đụng độ nảy lửa. Theo
Straits Times, hai miền Triều Tiên về mặt lý thuyết vẫn trong tình
trạng chiến tranh vì chưa có một hiệp đình hòa bình chính thức được
thông qua và Bình Nhưỡng đã nhiều lần đặt quân đội trong tình trạng sẵn
sàng chiến đấu trong những giai đoạn gia tăng căng thẳng.
Dưới đây là một số mốc quan trọng, trong đó có một vài sự cố gần như đẩy bán đảo Triều Tiên trở lại một cuộc xung đột toàn diện:
Khói bốc lên trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc sau khi bị Triều Tiên nã pháo vào tháng 11/2010. (Ảnh: Getty)
-
Ngày 19/1/1967, các đơn vị pháo binh Triều Tiên khai hỏa về phía tàu
Dangpo của Hàn Quốc khi con tàu này đang chở 70 thủy thủ đi tuần tra
trên biển Hoàng Hải. Con tàu bị chìm và khiến 39 thành viên thủy thủ
đoàn thiệt mạng.
- Ngày 21/1/1968, một nhóm gồm 31 lính đặc công
Triều Tiên đã đột nhập gần tới Nhà Xanh, nơi ở và văn phòng làm việc của
Tổng thống Park Chung Hee trước khi bị an ninh Hàn Quốc chặn lại. Cả
nhóm, trừ hai người, đã thiệt mạng trong một loạt các vụ đấu súng tiếp
theo. Một người sống sót sau đó tiết lộ rằng nhiệm vụ của họ là ám sát
Tổng thống Park.
- Ngày 18/8/1976, các binh lính Triều Tiên đã tấn
công một nhóm người đang cố gắng chặt một cái cây ở bên trong khu phi
quân sự (DMZ). Hai sĩ quan quân đội Mỹ đã thiệt mạng trong sự kiện được
nhắc tới như "một vụ giết người bằng rìu".
-
Ngày 9/10/1983, Triều Tiên đã ném bom vào một lăng mộ ở Yangon, Myanmar
trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo Hwan tới quốc gia
này. Ông đã sống sót nhưng 21 người, bao gồm một số bộ trường đã thiệt
mạng.
- Ngày 29/11/1987, một quả bom do hai điệp viên Triều Tiên
gài trên một chuyến bay của hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air đã phát
nổ trên biển Andaman, khiến toàn bộ 115 người thiệt mạng. Cả hai điệp
viên đã cố gắng để tránh bị bắt bằng cách nuốt xyanua nhưng một người đã
bị bắt sống.
- Tháng 9/1996, một tàu ngầm Triều Tiên đã bị mắc
cạn ngoài khởi cảng Gangneung ở phía đông Hàn Quốc khi đang làm nhiệm vụ
do thám. Toàn bộ 25 thành viên thủy thủ đoàn và những người xâm nhập đã
bị giết chết sau một cuộc truy lùng kéo dài 45 ngày.
- Ngày
15/6/1999, các tàu hải quân Hàn Quốc và Triều Tiên đã đụng độ với nhau ở
ngoài khơi Yeonpyeong. Một tàu ngư lôi của Triều Tiên đã bị đắm và ba
tàu tuần tra bị hư hại nghiêm trọng. Số người Triều Tiên bị thương vong
ước tính khoảng 50 người.
- Ngày 29/6/2002, một vụ đụng độ hải
quân đã xảy ra tại Yeonpyeong và kết quả là một tàu tuần tra của Hàn
Quốc bị đánh chìm và khiến 6 người trên đó thiệt mạng.
- Ngày
26/3/2010, tàu hộ tống Cheonan của Hàn Quốc đã bị chìm gần đảo
Baengnyong trên biển Hoàng Hải, 46 thủy thủ đã thiệt mạng. Một cuộc điều
tra quốc tế đưa ra kết luận rằng con tàu này đã bị một tàu ngầm Triều
Tiên tấn công bằng ngư lôi. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã bác bỏ cáo buộc
trên.
- Ngày 23/11/2010, Triều Tiên đã nã pháo về đảo biên giới
Yeonpyeong của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải, khiến 4 người thiệt mạng,
trong đó có 2 lính thủy đánh bộ và 2 dân thường.
- Ngày 21/8/2015,
nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh cho các đơn vị quân đội ở
tiền tuyến sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh, theo sau một cuộc đấu
pháo hiếm có giữa Seoul và Bình Nhưỡng xảy ra cách đó một ngày. Sầm Hoa
Nạn nhân tử vong là một trong hai phi công điều khiển. Ảnh minh họa
Hai máy bay đâm nhau ở triển lãm hàng không, phi công thiệt mạng
Chủ Nhật, 23/08/2015 22:03
(Thethaovanhoa.vn) - Theo
phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 23/8, hai máy bay nhỏ đâm vào nhau
tại Cuộc triển lãm Hàng không Dittingen (Thụy Sĩ) khiến ít nhất một
người thiệt mạng khiến sự kiện này bị gián đoạn.
Nạn nhân tử
vong là một trong hai phi công điều khiển hai máy bay trên, trong khi
viên phi công còn lại đã kịp nhảy dù. Trong phần trình diễn này còn một
máy bay nữa nhưng may mắn đã hạ cánh an toàn.
Vụ tai nạn trên xảy
ra chỉ một ngày sau khi vụ tai nạn máy bay nhỏ khiến 7 người thiệt mạng
tại Triển lãm Hàng không Shoreham ở miền Nam nước Anh ngày 22/8.
P.V
Mỹ tố Trung Quốc tăng tốc xây đường băng trên đảo nhân tạo ở Trường Sa
Trong bối cảnh Trung Quốc sắp hoàn tất đường băng trên một đảo nhân
tạo ở Trường Sa, Mỹ lên án và coi hành động này gây căng thẳng quân sự ở
khu vực.
Spunik đưa tin: Trung Quốc đang trong giai đoạn hoàn tất đường băng
dài gần 1000 mét trên một trong bảy đảo nhân tạo tại quần đảo Trường
Sa. Công trình này khả năng được sử dụng cho việc tiến hành các hoạt
động quân sự trong tương lai, theo báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc.
Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Ngay sau khi đường băng được xây dựng xong, Trung Quốc sẽ sử dụng nó là nơi đáp cho các máy bay trên Biển Đông.
Mỹ cho rằng việc xây dựng đường băng trên đảo nhân tạo ở Biển Đông là hành động “khai hoang thêm lãnh thổ”.
Hiện tại Trung Quốc mới đóng được 1 tàu sân bay ở Biển Đông nhưng nó
chưa “hoạt động hoàn toàn”, theo First Post. Tàu sân bay này là một
phiên bản cải tiến của một trong những con tàu lớp USSR mà Trung Quốc
mua từ Ukraine.
Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ tin tằng vào năm 2020, quân đội Trung
Quốc sẽ ngang nhiên xây thêm nhiều tàu sân bay trên Biển Đông. Trước
những động thái mới nhất của Trung Quốc trên Biển Đông, một số quan chức
quân sự Mỹ đã hối thúc Lầu Năm Góc kiên quyết hơn với Bắc Kinh.
Phản bác lại quan điểm của Mỹ, phát ngôn viên Zhu Haiquan, Đại sứ
quán Trung Quốc tại Mỹ, cho rằng các dự án khai hoang của Trung Quốc
trên biển Đông bao gồm công trình đang được xây dựng trên những hòn đảo
nhân tạo này nhằm phục vụ cho “mục đích công cộng tốt đẹp”.
Ông Zhu nói: “Trung Quốc sẵn sàng mở cửa các cơ sở này cho các quốc
gia khác sau khi đã hoàn thành. Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ nhìn nhận
điều này bằng con mắt khách quan, công bằng và tôn trọng nỗ lực của các
quốc gia trong khu vực nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên biển
Đông”./.
Theo Ngân Giang/VOV.VN
Ô tô tải tông dải phân cách, 3 người may mắn thoát chết
TPO - Đang chạy với tốc độ cao, chiếc ô tô tải bất
ngờ mất lái, húc đổ hơn 2 mét dải phân cách trên quốc lộ 1A rồi ngã ra
đường, 3 người trên xe may mắn thoát chết.
Hiện trường vụ tai nạn
Theo nhân chứng, khoảng 16 giờ 30 ngày 23/8, chiếc xe ô tô tải biển
kiểm soát 51C-30022 lưu thông theo hướng từ cầu vượt Tân Thới Hiệp đi
ngã tư An Sương, khi tới trước Công viên phần mềm Quang Trung (phường
Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP HCM) thì bất ngờ mất lái, húc đổ hơn khoảng
2 mét dải phân cách và đổ xuống đường, 3 người trên xe may mắn thoát
chết.
Ghi nhận tại hiện trường, chiếc xe bị hư hỏng nặng, phần đầu xe móp méo, thùng xe bị xé rách.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường xử lí vụ tai nạn.
Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, chiếc xe đã được di dời khỏi hiện trường.
Nguyên nhân vụ tai nạn hiện đang được điều tra làm rõ.
Honda Việt Nam triệu hồi hơn 2 vạn ô tô lỗi túi khí
TPO - Chiều 23/8, Phó Tổng GĐ Honda Việt Nam Hồ
Mạnh Tuấn xác nhận, hãng này chuẩn bị thực hiện triệu hồi lô xe ô tô do
lỗi túi khí có thể gây thương vong.
Nhiều xe Honda Civic lắp ráp trong nước Civic sản xuất từ 2006-2011 sẽ bị triệu hồi. Ảnh minh họa
Chương trình triệu hồi túi khí này nằm trong kế hoạch tập đoàn mẹ.
Theo đó, hãng ô tô đến từ Nhật Bản triệu hồi tổng cộng 21.171 xe. Trong
đó, phần lớn là Civic lắp ráp trong nước Civic sản xuất từ 2006-2011 và
CR-V sản xuất từ 2008-2011.
Ngoài ra có 10 chiếc Civic nhập khẩu sản xuất từ 2005-2008 và CR-V
sản xuất năm 2008. Khách hàng được thay thế miễn phí tại các đại lý
chính hãng từ ngày 20/11 và dự kiến kéo dài trong một năm.
Thương lái đổ xô mua cau non bán sang Trung Quốc
Còn hơn một tháng nữa mới vào vụ thu hoạch nhưng
hàng trăm thương lái đã đổ về các huyện vùng cao Quảng Ngãi, thu mua cau
non với giá cao gấp ba lần năm ngoái để bán sang Trung Quốc.
Sau nhiều năm rớt giá, rừng cau bạt ngàn ở huyện Sơn
Tây gần đây chứng kiến thương lái từ khắp nơi đổ về thu mua trái non với
giá cao chưa từng có.
Anh Đinh Văn Hà (ngụ xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây) cho
hay, giữa tháng 9 hàng năm mới là vụ thu hoạch. "Không hiểu sao, vụ cau
năm nay mới giữa tháng 8 mà thương lái đã về tận nhà dân thuyết phục bà
con hái cau non bán cho họ", anh nói.
Dọc tuyến đường từ huyện Sơn Hà về Sơn Tây, nhiều điểm
đặt bảng giá thu mua cau với giá dao động từ 14.000 đến 16.000 đồng một
kg. Bà Đinh Thị Lành (ngụ xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây) cho biết thêm, nếu
như chính vụ năm ngoái, mỗi kg cao nhất chỉ bán được 5.000 đồng thì nay
thương lái mua cau non với giá cao gấp ba lần.
Các thương lái đi xe máy về tận các bản, làng vùng cao
Quảng Ngãi thu mua cau non. Họ cũng chưa lý giải được vì sao phía Trung
Quốc mua trái cau non với giá cao bất thường so với các năm trước.
UBND xã Sơn Mùa xác nhận, giá cau tăng đột biến nên
hầu hết người dân địa phương đã hái sạch cau non bán cho thương
lái. "Nếu như những năm trước, cau bị bỏ chín rục trên cây thì năm nay
là lần đầu tiên người dân bán được cau non với giá cao", Phó chủ tịch
Đinh Văn Cường nói.
Ông Bùi Đức Thạch - Chủ tịch UBND xã Sơn Dung thống
kê, huyện Sơn Tây từ lâu đã được ví là "vương quốc cau", trong đó người
dân xã Sơn Dung trồng nhiều cau nhất. Toàn xã còn khoảng 60 ha cau lâu
năm, trong đó hộ trồng ít nhất vài trăm cây, nhiều nhất 6.000 cây.
"Những năm trước do giá cau rẻ bèo, nhiều hộ dân nơi đây chặt bỏ bớt để
trồng cây keo, mì. Giờ đây, giá cau tăng vọt trở lại, nhiều gia đình
thấy tiếc vì thất thu lớn", ông Thạch thổ lộ.
Xe tải thu mua cau ở các huyện vùng cao Quảng Ngãi chở
về lò hấp sơ chế. Theo các thương lái, trung bình mỗi ngày họ thu mua
ít nhất 300 kg cau non bán lại cho chủ lò.
Lò hấp cau ở xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây. Trước tình
trạng thương lái, ồ ạt thu mua cau non, các huyện vùng cao Quảng Ngãi đã
yêu cầu cơ quan chức năng kiểm tra, tuyên truyền người dân tránh gây
ảnh hưởng lâu dài cho sản phẩm cau Quảng Ngãi.
Bà Nguyễn Thị Kim Ánh, chủ lò hấp cau ở huyện Sơn Tây
nhẩm tính, cau tươi được mua về phải luộc chín, sấy khô rồi đóng bao
xuất. Khác với những năm trước, phía Trung Quốc hiện có nhu cầu tiêu thụ
cau tăng đột biến để chế biến thành kẹo. Do vậy, giá cả đắt đỏ gấp ba
lần so với năm ngoái.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét