Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 54

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nhà sử học Elena Prudnikova: "Không rõ vì sao người Nhật thủ tiêu Richard Zorge"

27.12.2013, 09:46
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog


Phỏng vấn do Armen Gasparyan thực hiện
Gasparyan: Richard Zorge là huyền thoại tình báo. Ông được hàng chục cuốn sách bằng các ngôn ngữ khác nhau viết tới. Dường như tất cả những gì về ông đều đã rõ, nhưng khi bắt đầu bàn luận cụ thể, có thể nhận thấy thực sự chúng ta chưa biết gì, hoặc chỉ biết tới những huyền thoại. Ví dụ, tại sao tình báo quân sự Liên Xô không điều cử một người Đức như ông hoạt động ở châu Âu, là nơi ông am hiểu lối sống và tính cách của người dân, mà thay vào đó Richard Zorge đã đến Thượng Hải - thế giới hoàn toàn xa lạ?
Bà Prudnikova: Khi đó, Trung Quốc là một trong những hướng làm việc chính của chúng ta, thậm chí quan trọng hơn cả châu Âu. Ở đây, không có nhiều người châu Âu cũng như các điệp viên. Richard Zorge đến Thượng Hải nhưng giấu kín mối quan hệ của ông với Liên Xô. Ông là một người Đức, một công dân Đức, cộng tác viên tạp chí Đức.
Gasparyan: Là nhà báo, ông chuyển các tư liệu được viết cho ai?
Prudnikova: Ông viết và gửi bài. Ví dụ, ở Nhật Bản Zorge viết các điểm tin kinh tế, ở Trung Quốc ông gửi đăng những bài báo khá nghiêm túc. Richard Zorge có hợp đồng với một số ấn phẩm của Đức. Phóng viên có tài viết cho nhiều tờ báo và Zorge là một người như vậy.
Gasparyan: Tại Thượng Hải, ông đã hoạt động thành công?
Prudnikova: Tương đối thành công. Nhưng Zorge vẫn để xảy ra sai lầm và được khẩn trương rút lui trước nguy cơ bị bắt giữ.
Gasparyan: Vậy tại sao sau đó ông đã không về châu Âu mà sang Nhật Bản?
Prudnikova: Chúng ta cần có điệp viên ở Nhật Bản hơn. Ngoài ra, tại Nhật Zorge có người bạn cũ là Eugen Ott. Ông Zorge lại tham gia làm báo và giao lưu rộng rãi. Không ai tưởng tượng rằng người đàn ông này làm việc cho cơ quan tình báo. Bản chất lối sống trở thành sự ngụy trang rất tốt.
Gasparyan: Nói chung, những nhiệm vụ nào đã được đặt ra trước tình báo viên Zorge?
Prudnikova: Ông Zorge cần hoạt động theo hướng Nhật Bản. Ông nắm một số điệp viên có nhiệm vụ thông báo về những dự định trong giới chính phủ Nhật Bản. Đây là công việc chính của ông. Nhưng vì ông còn là bạn của Đại sứ Đức Eugen Ott, thậm chí theo tôi đã ngủ với vợ Đại sứ, nên Zorge theo dõi cả tình hình của Đại sứ quán Đức.
Gasparyan: Như tôi hiểu, Matxcova không phấn khởi với những thông tin mà Zorge báo cáo.
Prudnikova: Ồ không, tại sao chứ? Ông Zorge đã chuyển những thông tin chất lượng.
Gasparyan: Vậy do đâu mà có những khẳng định lặp đi lặp lại rằng Zorge thường mâu thuẫn với chính mình trong các báo cáo?
Prudnikova: Ông đã bao giờ thấy một báo cáo thật sự? Thực tế như sau: Cố vấn thương mại N cho biết đã có mặt ở Berlin và được một đại tá nào đó nói như thế này và như thế này, còn một cố vấn khác ở Thượng Hải được biết từ một sĩ quan Đức như thế này và như thế này. Vì vậy, tất cả các thông tin có thể mâu thuẫn với nhau, nhưng không có nghĩa chúng cản trở làm việc. Dữ liệu được kiểm chứng nhiều lần. Nếu ý ông nhắc tới bức điện tín nổi tiếng của Zorge thông báo chiến tranh bùng nổ vào ngày 22 tháng Sáu, thì đó là một bịa đặt từ các nhà báo, xuất hiện trong những năm 1960.
Gasparyan: Nhưng ngày 20 tháng 6, Zorge thực sự có thông báo với Matxcova rằng trong cuộc trò chuyện Đại sứ Ott nói chiến tranh giữa Đức và Liên Xô không thể tránh khỏi?
Prudnikova: Người ta biết rằng chiến tranh giữa Đức và Liên Xô không thể tránh khỏi từ năm 1933. Ở đây chẳng có gì là thông tin độc quyền?
Gasparyan: Một số nghiên cứu nói rằng chính Zorge đã cho Matxcova biết ngày chính xác Đức tấn công Liên Xô, nhưng Stalin không tin điều đó.
Prudnikova: Đây cũng là một truyền thuyết từ các nhà báo. Matxcova không thực sự cần những cảnh báo từ Tokyo về mối đe dọa Đức, bởi Stalin đã cài một điệp viên tuyệt vời ngay trong Đại sứ quán Đức tại Liên Xô.
Gasparyan : Vậy ông Zorge bị mật vụ Nhật Bản theo dõi từ khi nào?
Prudnikova: Một điệp viên của Zorge bị lộ và đã khai với cơ quan phản gián Nhật bản về Zorge. Mặc dù bản thân tình báo viên Nga cũng hay mạo hiểm không cần thiết. Ông phóng xe máy tốc độ cao ở Tokyo, để xảy ra tai nạn khi trong người mang tài liệu mật.
May mắn là ông kịp báo để liên lạc viên đến lấy. Nhưng một điệp viên của Zorge đã sơ hở và làm lộ cả đường dây tình báo. Đó là điều có thể xảy ra.
Gasparyan: Liệu có bằng chứng nào thuyết phục rằng hoạt động của Richard Zorge gây tổn hại cho Nhật Bản ?
Prudnikova: Trong câu chuyện này còn nhiều điều chưa rõ ràng. Từ nhóm của Zorge, mới có ông và một người Nhật bị xử tử. Số còn lại sống sót đến ngày giành chiến thắng. Nhật Bản và Liên Xô đã không ở trong tình trạng chiến tranh. Vì vậy, chẳng hiểu Richard Zorge bị hành quyết vì lý do gì.
Gasparyan: Tại sao trong điều kiện chiến tranh, khi luật chiến tranh có hiệu lực, các thủ tục tố tụng, điều tra và xét xử lại bị kéo dài quá lâu? Ông Zorge bị bắt vào tháng Mười năm 1941 nhưng sau đó hai năm án tử hình mới được công bố. Người ta tìm cách sử dụng Zorge trong trò chơi điện đàm với Liên Xô?
Prudnikova: Không giống như vậy. Matxcova biết rằng điệp viên bị bắt, người liên lạc cũng bị bắt. Vì vậy, tất cả các kênh thông tin với Tokyo đều được cắt đứt.
Một trong những điệp viên nổi tiếng nhất của Thế chiến II, Anh hùng Liên Xô Richard Zorge (được truy tặng) Richard Zorge sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Một trong những điệp viên nổi tiếng nhất của Thế chiến II, Anh hùng Liên Xô Richard Zorge (được truy tặng) Richard Zorge sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Hồ sơ cá nhân của Richard Zorge sau khi di cư đến Liên Xô Giấy giới thiệu cấp cho Richard Zorge
Hồ sơ cá nhân của Richard Zorge sau khi di cư đến Liên Xô Giấy giới thiệu cấp cho Richard Zorge
Bản sao bức thư của Richard Zorge gửi huyện ủy Krasnopresneysky Đảng CS Liên Xô (phái bolsevich), Matxcova, 1926 Richard Zorge ở Thượng Hải
Bản sao bức thư của Richard Zorge gửi huyện ủy Krasnopresneysky Đảng CS Liên Xô (phái bolsevich), Matxcova, 1926 Richard Zorge ở Thượng Hải
Thẻ nhà báo của Richard Zorge Tài liệu được giải mật từ hồ sơ điệp viên “Ramsay”
Thẻ nhà báo của Richard Zorge Tài liệu được giải mật từ hồ sơ điệp viên “Ramsay”
Tài liệu được giải mật từ hồ sơ điệp viên “Ramsay” Tài liệu được giải mật từ hồ sơ điệp viên “Ramsay”
Tài liệu được giải mật từ hồ sơ điệp viên “Ramsay” Tài liệu được giải mật từ hồ sơ điệp viên “Ramsay”
Tài liệu được giải mật từ hồ sơ điệp viên “Ramsay” Tài liệu được giải mật từ hồ sơ điệp viên “Ramsay”
Tài liệu được giải mật từ hồ sơ điệp viên “Ramsay” Tài liệu được giải mật từ hồ sơ điệp viên “Ramsay”
Richard Zorge ở Nhật Bản
Richard Zorge ở Nhật Bản

Richard Sorge huyền thoại bị từ chối

Thanh Niên - 
Richard Sorge huyen thoai bi tu choi

Ông là một nhà tình báo lỗi lạc, song công lao của ông đối với đất nước Xô viết chỉ được nhìn nhận 20 năm sau ngày bị hành quyết nhờ có lần nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev... xem phim.

Chuyện xảy ra vào năm 1964, bộ phim có tên gọi Qui êtes-vous, Monsieur Sorge? (Ngài Sorge, ông là ai?) do Pháp, Tây Đức và Ý hợp tác sản xuất trở nên phổ biến tại Liên Xô sau 3 năm trình chiếu tại phương Tây. Trong phim, nhà tình báo mang hai dòng máu Nga - Đức Richard Sorge do Thomas Holtzmann thủ vai đã trở thành thần tượng của khán giả Xô viết.
Cũng là khán giả của bộ phim ấy, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev quay sang hỏi một quan chức cao cấp của KGB: "Cái anh chàng Richard Sorge ấy là có thật không?". Khi được KGB báo cáo là thật, Khrushchev lập tức phong tặng Sorge danh hiệu Anh hùng Liên Xô và bà vợ góa người Nhật của ông - Hanako Ishii - được lĩnh lương hưu của Chính phủ Liên Xô (sau này là LB Nga) cho đến tận khi bà mất vào tháng 7.2000 tại Tokyo.
Trong quyển Perfect Spy (Điệp viên hoàn hảo) của Larry Berman viết về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn có đề cập đến Richard Sorge như là một nhà tình báo bậc thầy của thế giới. Berman so sánh giữa ông Ẩn và Sorge có nhiều điểm giống nhau, cùng là nhà báo - tình báo và chỉ khác biệt một điểm là ông Ẩn sống sót, còn Richard Sorge bị hành quyết vì để lộ tung tích.
Cuộc hành quyết Richard Sorge là một điển tích về sự đau lòng của cuộc chiến. Ba lần tình báo Nhật yêu cầu phía Liên Xô trao đổi Sorge với một tình báo viên Nhật bị Moscow bắt giữ. Cả 3 lần phía Nhật đều nhận được câu trả lời: "Chúng tôi không biết Richard Sorge là ai". Ngày 7.11.1944, ông bị treo cổ sau 3 năm bị giam giữ không khai báo trong trại biệt giam nổi tiếng Sugamo.
"Tôi kính trọng Sorge như là một trong những điệp viên phi thường nhất trong lịch sử". Ian Flemming, tác giả loạt truyện về James Bond
Tình báo thế giới vinh danh Richard Sorge là một trong những nhà tình báo lỗi lạc nhất trong lịch sử. Từ điển Wikipedia nhận định Sorge là người đã cung cấp cho Hồng quân những thông tin quan trọng về Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản, Hiệp ước Đức - Nhật và cảnh báo về cuộc tấn công của quân Nhật vào Trân Châu cảng. Năm 1941, Sorge đã thông báo chính xác đến Joseph Stalin về thời điểm bắt đầu của Cuộc hành quân Barbarossa (22.6.1941). Đây là cuộc hành quân lớn nhất trong lịch sử chiến tranh do phe Trục khởi xướng, huy động 4,5 triệu quân, 600.000 phương tiện chiến tranh cùng 750.000 con ngựa tấn công Liên Xô dọc biên giới kéo dài 2.900 km với mục tiêu nhanh chóng thu phục phần lãnh thổ châu Âu của Liên Xô. Công tác chuẩn bị cho cuộc hành quân này ngốn mất của Hitler gần một năm trời.
Moscow đáp trả Sorge bằng 2 chữ "cám ơn" ngắn gọn, song theo trang mạng www.hnn.us, Stalin đã phớt lờ thông tin này với lý do "không thể tin được một thông tin quan trọng như thế lại do một phóng viên Đức làm việc tại Nhật cung cấp".
Trong phân tích của giáo sư sử học Mỹ Gordon Pranges - tác giả của nhiều sách viết về Đệ nhị thế chiến - thì nguồn tin giúp Sorge có thể tiên định được ngày quân Đức bắt đầu hành quân xuất phát từ những thông tin thu nhặt từ trung tá Friedrich von Schol - tùy viên quân sự Đức tại Tokyo (theo quyển Materials on modern history, the Sorge incident - 1962). Tờ Pravda ngày 4.9.1964 còn dẫn những thông tin tình báo quan trọng kèm theo nhận định Sorge gửi về cho Moscow ngày 14.9.1941, rằng Nhật sẽ không tấn công Liên Xô trừ phi:
- Đức chiếm được Moscow.
- Cơ số quân Quan Đông đông gấp 3 lần cơ số của Hồng quân ở Viễn Đông.
- Nội chiến bùng nổ ở Siberia.
Từ thời gian này đến hết tháng 9.1941, Sorge chụp được các bản tài liệu cho thấy Nhật sẽ không tấn công Liên Xô ở mặt trận phía đông trong giai đoạn cuối năm 1941 và đầu năm 1942. Những bản chụp này được gửi về Moscow đã giúp Stalin không phải căng quân ở cả hai mặt trận, đồng thời cho phép Hồng quân điều động 26 sư đoàn (có nguồn tin là 40 sư đoàn) từ mặt trận phía đông về phía tây và giúp Moscow không bị quân Đức chiếm giữ.
Một thông tin quan trọng nữa được Sorge chuyển tải về Moscow trong lúc diễn ra cuộc chiến Stalingrad - sau này được xem là cuộc chiến lớn nhất, đẫm máu nhất lịch sử và là điểm xoay của Đệ nhị thế chiến, là Nhật sẽ chỉ tấn công Liên Xô từ phía đông trong trường hợp Đức chiếm được thành phố Volga và cắt được nguồn cung cấp dầu từ Baku cũng như nguồn cung cấp thực phẩm, đạn dược từ quân đồng minh qua cửa ngõ vịnh Persia thông qua Iran, Azerbaijan và sông Volga. Những nhận định này được đánh giá là đầy giá trị, bất kể đến năm 1942, Nhật thay đổi chiến thuật chuyển quân xuống phía đông và phía nam thay vì dồn quân lên hướng bắc.
Sinh ngày 4.10.1895 ở Baku, Azerbaijan, Sorge là con trai út trong số 9 người con của một kỹ sư mỏ người Đức và người vợ Nga. Cha Sorge đưa cả gia đình trở về Berlin sau khi ông mãn hạn hợp đồng làm việc với Công ty dầu mỏ Caucasian. Tháng 10.1914, Sorge tình nguyện tham gia Đệ nhất thế chiến và bị gãy 2 chân, mất 3 ngón tay ở mặt trận phía tây. Ông được trao tặng Huân chương Thập tự sắt và xuất ngũ với quân hàm hạ sĩ.
Trong thời gian xuất ngũ, Sorge đọc các tác phẩm của Marx và bắt đầu bị chinh phục bởi tư tưởng cộng sản. Nhận bằng thạc sĩ khoa học chính trị năm 1919 tại Đại học Hamburg, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đức, được chiêu mộ làm tình báo cho Liên Xô dưới vỏ bọc là phóng viên của nhật báo Đức Deusche Getreide Zeitung (sau là Frankfurter Zeitung), có nhiệm vụ gầy dựng mạng lưới điệp viên tại Trung Quốc (1930) và Nhật Bản (1933) với bí danh Ramsay. Cũng thời gian này, Sorge âm thầm "tình nguyện" gia nhập đảng Quốc xã của Hitler. Nhờ khả năng uống bia mạnh "đô" nên đã vượt qua được nhiều bài thử bia của Cơ quan Mật vụ Gestapo và tạo được vỏ bọc ngầm "tình báo Đức" trong mắt các cơ quan mật vụ Ý, Nhật và thậm chí cả Đức.
Khi Đệ nhị thế chiến lên cao trào, tần số chuyển tin của điện đài cũng tăng theo đã giúp lực lượng phản gián Nhật phát hiện ra "có đường dây tình báo tại Tokyo". Họ chặn được các bức điện Sorge gửi và bắt giữ Ozaki - tình báo viên người Nhật do Sorge tuyển mộ, ngày 14.10.1941. Sau 4 ngày thẩm vấn Ozaki, phản gián Nhật bắt tiếp Sorge.
Lê Huỳnh Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét