GIAI THOẠI THIỀN 10
(ĐC sưu tầm trên NET)
- Các đạo sĩ có phép thuật cao cường, sao thầy thắng được họ ?
Thiền sư nói :
- Ta không có gì để thắng được họ cả, miễn cưỡng mà nói, chỉ có một chữ “không” mới thắng được họ.
- Chữ “không” làm sao thắng được họ ?
Thiền sư nói :
- Họ có phép thuật, phép thuật có giới hạn, có lúc phải hết; còn ta không phép thuật, không có nghĩa là không giới hạn không cùng tận. Sự quan hệ giữa có và không là bất biến ứng với vạn biến. Ta không biến đương nhiên sẽ thắng biến hóa.
KHÔNG MONG CẦU GÌ CẢ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 26 Tháng một 2009 08:14
- Viết bởi nguyen
Đời Tống, thiền sư Tuyết Đậu gặp học sĩ tiên sinh Tằng Hội bên dòng suối. Tằng Hội hỏi :
- Thầy định đi đâu ?
Tuyết Đậu lễ phép đáp :
- Không nhất định, hoặc đến Tiền Đường, hoặc đến Thiên Thai.
Tằng Hội bèn đề nghị :
- Thiền sư San trụ trì chùa Linh Ẩn đối với tôi rất tốt, tôi viết một lá thư cho thầy mang đến, ông ấy nhất định tiếp đãi tốt cho ngài.
Nhưng khi Tuyết Đậu đến chùa Linh Ẩn, không chịu đem thư giới thiệu ra trình trụ trì, mà ở suốt trong chúng ba năm.
- Thầy định đi đâu ?
Tuyết Đậu lễ phép đáp :
- Không nhất định, hoặc đến Tiền Đường, hoặc đến Thiên Thai.
Tằng Hội bèn đề nghị :
- Thiền sư San trụ trì chùa Linh Ẩn đối với tôi rất tốt, tôi viết một lá thư cho thầy mang đến, ông ấy nhất định tiếp đãi tốt cho ngài.
Nhưng khi Tuyết Đậu đến chùa Linh Ẩn, không chịu đem thư giới thiệu ra trình trụ trì, mà ở suốt trong chúng ba năm.
Sau
ba năm, Tằng Hội phụng lệnh xuất sứ Triết Giang, đến chùa Linh Ẩn tìm
Tuyết Đậu, nhưng tăng chúng trong chùa không ai biết đến người ấy.Tằng
Hội không tin, liền tự mình đến tăng phòng, chỗ ở của các tăng hành
cước, hơn một ngàn tăng chúng, tìm tới tìm lui mới gặp Tuyết Đậu, liền
hỏi :
- Vì sao thầy không đến diện kiến trụ trì mà ẩn ở đây ? Tôi đã viết thư giới thiệu cho thầy rồi ?
Tuyết Đậu nói :
- Không dám, không dám, vì tôi là một tăng hành cước, không mong cầu gì cả, cho nên không làm người đưa thư của ông.
Tuyết Đậu liền lấy lá thư giới thiệu trả lại cho Tằng Hội, hai người đều cười to ha hả. Tằng Hội liền dẫn Tuyết Đậu đến diện kiến trụ trì thiền sư San. Thiền sư San rất quý trọng người tài bèn cử Tuyết Đậu đến chùa Thúy Vi – Tô Châu trụ trì ở đó.
- Vì sao thầy không đến diện kiến trụ trì mà ẩn ở đây ? Tôi đã viết thư giới thiệu cho thầy rồi ?
Tuyết Đậu nói :
- Không dám, không dám, vì tôi là một tăng hành cước, không mong cầu gì cả, cho nên không làm người đưa thư của ông.
Tuyết Đậu liền lấy lá thư giới thiệu trả lại cho Tằng Hội, hai người đều cười to ha hả. Tằng Hội liền dẫn Tuyết Đậu đến diện kiến trụ trì thiền sư San. Thiền sư San rất quý trọng người tài bèn cử Tuyết Đậu đến chùa Thúy Vi – Tô Châu trụ trì ở đó.
Lời bình :
Trên
xã hội ngày nay, vì cầu chức vị mà thường kết thân người sang quý. Như
thiền sư Tuyết Đậu, tuy có con đường tiến thân mà bỏ không dùng. Nếu
chúng ta siêng năng tu học, một ngày nào đó tự nhiên thời cơ chín muồi,
thì được long thiên đẩy ra. Nghĩa là :
Đừng lo mình không vị,
Chỉ lo mình không tài.
Đừng lo mình không vị,
Chỉ lo mình không tài.
ĐẬP NÁT CỐT HƯ KHÔNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 24 Tháng một 2009 09:36
- Viết bởi nguyen
Thời niên
thiếu, Quốc sư Mộng Song từ xa ngàn dặm đến kinh đô tham học với thiền
sư Nhất Sơn. Một hôm đến phương trượng xin chỉ dạy :
- Đệ tử chưa sáng được việc lớn, xin thầy chỉ thẳng.
- Đệ tử chưa sáng được việc lớn, xin thầy chỉ thẳng.
Thiền sư Nhất Sơn nghiêm trọng đáp :
- Tông ta không có ngôn cú, cũng không một pháp cho người.
- Tông ta không có ngôn cú, cũng không một pháp cho người.
Mộng Song nhiều lần khẩn cầu :
- Xin Hòa thượng từ bi phương tiện.
- Xin Hòa thượng từ bi phương tiện.
Nhất Sơn lại uy nghiêm nói :
- Ta không có phương tiện, cũng không có từ bi.
- Ta không có phương tiện, cũng không có từ bi.
Nhiều
lần như thế vẫn không được thiền sư Nhất Sơn chỉ dạy. Mộng Song nghĩ :
“Nếu không có duyên với thiền sư, ở đây mãi cũng không cách gì khai ngộ.
Do đó nén nước mắt từ giã môn hạ Nhất Sơn, đến chùa Vạn Thọ - Liêm
Thương xin thiền sư Phật Quốc chỉ giáo, ở dưới tòa của thiền sư Phật
Quốc lại vô tình bị ăn gậy đau điếng. Mộng Song ân cần cầu đạo mà bị
đánh, sư đau lòng đối trước thiền sư Phật Quốc phát nguyện rằng : “Nếu
đệ tử không đến chỗ thôi nghỉ thì không trở về gặp thiền sư”. Rồi từ giã
thiền sư Phật Quốc, chuyên tâm tọa thiền không kể ngày đêm. Một hôm,
ngồi dưới cây trước sân, trong tâm vắng lặng, đến khuya mà không hay
không biết, vào phòng định ngủ, khi lên giường nhận lầm chỗ không tường
vách cho là tường vách, mơ hồ tựa thân vào. Không ngờ bàn chân bước
xuống, trong phút giây té ngã, hoát nhiên đại ngộ cười to một tiếng.
Thân tâm sáng rỡ, thốt lên một bài kệ :
Bao năm đào đất tìm trời xanh,
Trùng trùng chướng ngại phủ bao quanh.
Một đêm gió cuốn lăn ngói gạch,
Hư không đập nát được an lành.
Trùng trùng chướng ngại phủ bao quanh.
Một đêm gió cuốn lăn ngói gạch,
Hư không đập nát được an lành.
Sau
khi mắt tâm của Mộng Song rỗng sáng, cảm đến ân thiền sư Nhất Sơn và
thiền sư Phật Quốc, liền trở về trình bày chỗ thấy của mình, thầm được
khế hợp cơ trí, Phật Quốc tán thán lập tức ấn chứng cho sư :
- Mật ý Tổ sư từ Ấn Độ sang, nay ông đã được, hãy khéo giữ gìn !
Lúc ấy, Mộng Song ba mươi mốt tuổi.
Lời bình :
Từ
xưa đến nay các thiền sư có một đặc sắc, đa số nói năng lạnh nhạt mà
chứa đựng từ bi. Thiền sư Nhất Sơn không có phương tiện cũng không có từ
bi, thật ra đó là phương tiện, đó là từ bi. Thiền sư Phật Quốc dùng gậy
hét, lại là đại phương tiện từ bi. Nếu không có hai vị thầy này, làm
sao sau này có Quốc sư Mộng Song ? Thế nên, gió xuân mưa hạ làm cho muôn
vật sanh trưởng, sương thu tuyết đông khiến muôn vật được thành thục.DIỆU DỤNG CỦA THIỀN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 02 Tháng Hai 2009 08:38
- Viết bởi nguyen
Thiền sư Tiên Nhai ra ngoài hoằng pháp, giữa đường gặp hai vợ chồng gây lộn. Cô vợ nói :
- Ông là chồng cái gì, không giống đàn ông chút nào !
Người chồng nói :
- Bà chửi tôi hả ? Bà chửi nữa tôi sẽ đánh bà !
Cô vợ :
- Sợ gì mà không dám chửi, ông không giống đàn ông !
- Ông là chồng cái gì, không giống đàn ông chút nào !
Người chồng nói :
- Bà chửi tôi hả ? Bà chửi nữa tôi sẽ đánh bà !
Cô vợ :
- Sợ gì mà không dám chửi, ông không giống đàn ông !
Thiền sư Tiên Nhai nghe xong bèn lớn tiếng gọi người đi đường :
- Các người đến đây xem nè, xem đấu trâu phải mua vé vào cửa, xem đấu dế đấu gà cũng phải mua vé, bây giờ đấu người không cần vé, mọi người hãy đến xem.
Vợ chồng vẫn tiếp tục chửi.
- Bà còn nói một câu tôi không giống đàn ông, tôi sẽ giết bà !
Vợ :
- Giết đi ! Giết đi ! Tôi cứ nói ông không giống đàn ông !
Tiên Nhai :
- Thật tuyệt vời, bây giờ muốn giết người rồi, mau đến xem !
Người đi đường :
- Hòa thượng ! Lớn tiếng om sòm làm gì ? Vợ chồng cãi nhau, quan hệ gì đến ông ?
Tiên Nhai :
- Sao không quan hệ đến tôi ? Ông không nghe họ muốn giết người sao. Giết chết người cần phải mời Hòa thượng tụng kinh, khi tụng kinh chẳng lẽ ta không có phong bì sao ?
Người đi đường :
- Thật không có lý này, vì phong bì mà mong giết người sao ?
Tiên Nhai :
- Mong không chết cũng được, đó là ta muốn thuyết pháp.
Lúc ấy hai vợ chồng dừng cãi, hai bên không hẹn cùng nhau quây quanh nghe thiền sư Tiên Nhai tranh cãi với người ta cái gì ?
Thiền sư Tiên Nhai dạy hai vợ chồng tranh cãi :
- Băng lạnh có dày cách mấy, khi mặt trời lên cũng tan ra, cơm rau nguội lạnh, khi hâm lên thì nóng, vợ chồng có duyên sống chung nhau nên làm mặt trời sưởi ấm cho người khác, làm củi lửa để ấm lòng kẻ chung quanh. Mong vợ chồng hiểu biết thương kính lẫn nhau.
Hoạt dụng của Thiền sư Tiên Nhai là như thế
(bài này không có lời bình)
- Các người đến đây xem nè, xem đấu trâu phải mua vé vào cửa, xem đấu dế đấu gà cũng phải mua vé, bây giờ đấu người không cần vé, mọi người hãy đến xem.
Vợ chồng vẫn tiếp tục chửi.
- Bà còn nói một câu tôi không giống đàn ông, tôi sẽ giết bà !
Vợ :
- Giết đi ! Giết đi ! Tôi cứ nói ông không giống đàn ông !
Tiên Nhai :
- Thật tuyệt vời, bây giờ muốn giết người rồi, mau đến xem !
Người đi đường :
- Hòa thượng ! Lớn tiếng om sòm làm gì ? Vợ chồng cãi nhau, quan hệ gì đến ông ?
Tiên Nhai :
- Sao không quan hệ đến tôi ? Ông không nghe họ muốn giết người sao. Giết chết người cần phải mời Hòa thượng tụng kinh, khi tụng kinh chẳng lẽ ta không có phong bì sao ?
Người đi đường :
- Thật không có lý này, vì phong bì mà mong giết người sao ?
Tiên Nhai :
- Mong không chết cũng được, đó là ta muốn thuyết pháp.
Lúc ấy hai vợ chồng dừng cãi, hai bên không hẹn cùng nhau quây quanh nghe thiền sư Tiên Nhai tranh cãi với người ta cái gì ?
Thiền sư Tiên Nhai dạy hai vợ chồng tranh cãi :
- Băng lạnh có dày cách mấy, khi mặt trời lên cũng tan ra, cơm rau nguội lạnh, khi hâm lên thì nóng, vợ chồng có duyên sống chung nhau nên làm mặt trời sưởi ấm cho người khác, làm củi lửa để ấm lòng kẻ chung quanh. Mong vợ chồng hiểu biết thương kính lẫn nhau.
Hoạt dụng của Thiền sư Tiên Nhai là như thế
(bài này không có lời bình)
BẤT BIẾN ỨNG VỚI VẠN BIẾN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 10 Tháng Hai 2009 07:28
- Viết bởi nguyen
Thiền
sư Đạo Thọ xây dựng một ngôi tự viện gần miếu quán của đạo sĩ. Đạo sĩ
ngăn không cho ngôi chùa này xuống miếu, do đó biến thành yêu ma quỷ
quái đến nhiễu loạn tăng chúng trong chùa, muốn cho họ bỏ đi. Hôm nay
gào mưa thét gió, ngày mai xẹt điện sấm chớp, quả thật các Sa-di trẻ
tuổi đều bỏ đi hết. Nhưng thiền sư Đạo Thọ vẫn ở đó hơn mười năm. Cuối
cùng, đạo sĩ dùng hết phép thuật mà thiền sư Đạo Thọ vẫn không đi. Đạo
sĩ không còn cách nào hơn, đành bỏ miếu quán dời đi nơi khác.
Sau này, có người hỏi thiền sư Đạo Thọ :- Các đạo sĩ có phép thuật cao cường, sao thầy thắng được họ ?
Thiền sư nói :
- Ta không có gì để thắng được họ cả, miễn cưỡng mà nói, chỉ có một chữ “không” mới thắng được họ.
- Chữ “không” làm sao thắng được họ ?
Thiền sư nói :
- Họ có phép thuật, phép thuật có giới hạn, có lúc phải hết; còn ta không phép thuật, không có nghĩa là không giới hạn không cùng tận. Sự quan hệ giữa có và không là bất biến ứng với vạn biến. Ta không biến đương nhiên sẽ thắng biến hóa.
Nhận xét
Đăng nhận xét