Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 83

(ĐC sưu tầm trên NET)

Thảm sát ở Gia Lai: 'Nhanh chóng điều tra, khởi tố vụ án, bị can'

(TNO) UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo nhanh chóng điều tra, làm rõ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Thảm sát ở Gia Lai: 'Nhanh chóng điều tra, khởi tố vụ án, bị can' - ảnh 1Vũ Văn Đản, hung thủ vụ sát hại 4 người, làm bị thương 3 người - Ảnh do công an cung cấp
Ngày 24.8, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Hoàng Công Lự đã có văn bản số 3576/UBND-NC chỉ đạo xử lý liên quan đến vụ thảm sát kinh hoàng ở thôn Phú Vinh, xã Ia Băng (Chư Prông, Gia Lai).
Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Sở Y tế Gia Lai có trách nhiệm chỉ đạo Bệnh viện tập trung chăm sóc, cứu chữa những người bị thương trong vụ án.
UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu UBND huyện Chư Prông và các đoàn thể tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ chi phí cho gia đình các nạn nhân bị chết và hỗ trợ chi phí điều trị bước đầu cho những người bị thương; nắm rõ diễn biến của dư luận quần chúng trên địa bàn xảy ra vụ án; tuyên truyền vận động, quần chúng nhân dân trên địa bàn nhằm ổn định tình hình; kịp thời xử lý những tình huống phát sinh liên quan đến vụ án ngay tại cơ sở; không để các phần tử xấu lợi dụng kích động, tập trung đông người.
UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Công an tỉnh Gia Lai chỉ đạo lực lượng tập trung đấu tranh, khai thác, điều tra, làm rõ. Sớm tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của pháp luật.
Quốc Anh
>> Thảm sát kinh hoàng ở Gia Lai: Hung thủ bị tâm thần?
>> Bắt nhanh hung thủ thảm sát tại Gia Lai
>> Thảm sát tại Gia Lai, 4 người chết, 3 người bị thương nặng
>> Hàng ngàn người xem xét xử vụ giết người dã man tại huyện vùng biên Gia Lai

Chủ tịch Quốc hội: Dân đã tìm đến Nhà nước thì đừng “đuổi” dân về










Dân trí Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo như vậy tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, khi thảo luận về Bộ luật Dân sự sửa đổi, trước các ý kiến bàn tới bàn lui về việc tòa án có quyền từ chối yêu cầu giải quyết tranh chấp của người dân hay không.

Báo cáo về dự thảo Bộ luật của UB Thường vụ Quốc hội cho biết vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự.
Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) nhấn mạnh, đã đến lúc cần gút lại vấn đề này, người dân không thể chấp nhận được việc thẩm phán từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

tran-du-lich-81b29
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, người dân không chấp nhận việc thẩm phán từ chối yêu cầu giải quyết của mình. 
Từ khía cạnh khác, đại biểu Trần Đình Nhã (Thừa Thiên - Huế), lo ngại nếu không cẩn thận thì quy định tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng sẽ lại là bước lùi trong xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đại biểu nhấn mạnh nguyên tắc “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Ông Nhã nghi ngại, nguyên tắc này sẽ thành “lệch chuẩn” vì nếu không giải quyết bằng pháp luật mà có thể căn cứ theo phong tục, tập quán, án lệ… thì nghĩa là người dân không chỉ sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật mà còn theo phong tục, tập quán.
“Thả ra thế thì nhiều hệ lụy rất khó xử lý. Nếu cứ cứ giữ quy định này thì đề nghị thành lập một tòa kiểu như tòa án Hiến pháp để xử những vấn đề ngoài luật, xét xong thì thành án lệ và án lệ thì thành luật, nếu không thì không nên đưa quy định đó vào luật”, ông Nhã đề nghị.
Cùng quan điểm này, đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) bình luận: “Nói tòa án không được từ chối yêu cầu của dân thì người dân nào nghe cũng thích nhưng quy định này trái với tư tưởng nhà nước pháp quyền”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Phó chánh án TAND tối cao Tống Anh Hào giải trình thêm với câu hỏi sẽ có hệ lụy gì và có thể giải quyết được hay không?
Ông Hào phân tích, do điều kiện pháp luật chưa quy định và chưa lường hết được, người ta đến cơ quan bảo vệ pháp luật yêu cầu xử ta lại từ chối thì người người ta tự xử sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và tòa án không thực hiện được quyền tư pháp.
Về băn khoăn có luật mà xử còn sai, không có luật thì xử thế nào của một số vị đại biểu, ông Hào giải thích sẽ áp dụng tập quán, áp dụng nguyên tắc tương tự. Và tập quán được áp dụng là tập quán đã được cộng đồng dân cư ở đó thừa nhận.
Nguyên tắc tương tự là vận dụng những sự việc gần như nhau đã từng được tòa án giải quyết khi không có điều luật cụ thể quy định. Ngoài ra, nếu không áp dụng tương tự pháp luật thì tòa án cũng còn có “án lệ”. “Án lệ” đang được tập hợp, hệ thống lại.
Quy định như vậy nghĩa là tòa án nhận trách nhiệm nặng nề về mình, bất cứ sự việc nào cũng phải vận dụng đủ các nguyên tắc để giải quyết cho được vì đã là bảo vệ công lý, không thể nào từ chối được việc người dân yêu cầu.
Tham gia ý kiến trước phần chốt phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề, người dân đặt ra Nhà nước là để giải quyết việc của dân, dân kêu sao mình lại từ chối?
nguyen-sinh-hung-2-ed592
Chủ tịch Quốc hội: "Người dân giao quyền tư pháp cho tòa án, cớ gì tòa từ chối người dân?". 
Tất nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, việc dân sự cốt ở hai bên nên dân không kêu Nhà nước là tốt nhất, nhưng khi đã không tự giải quyết được thì mới kêu Nhà nước. Chủ tịch Quốc hội lập luận, thế mà khi dân đến lại bảo tôi chưa có điều luật nào quy định cả, ông đi về đi tự giải quyết, nói thế có được không?
“Hiến pháp đã giao cho tòa án thực hiện quyền tư pháp, vậy mà Nhà nước lại đuổi dân về dân tự giải quyết với nhau, không nên bàn chuyện đuổi dân về”, Chủ tịch nhấn mạnh.
Cho rằng lập luận của một số vị đại biểu là cứng nhắc, ông hỏi: “Nói sống làm việc theo pháp luật có nghĩa là tôi không giải quyết tranh chấp được thì Nhà nước phải có chỗ cho tôi đến, nếu không tôi không đến mà tôi tự xử ông kia, tức là không coi luật pháp và Hiến pháp là gì nữa, thì các đồng chí chọn cách nào?”.
Thêm một lần nhấn mạnh hiến định trao quyền tư pháp cho tòa án, Chủ tịch Quốc hội nói rõ, nhân dân đồng lòng lập ra Hiến pháp, giao cho anh quyền tư pháp mà anh lại từ chối. Hiến pháp quy định là Nhà nước không được từ chối yêu cầu của dân.
Ông cũng đồng tình với ý kiến của các vị khác là vấn đề phải xử sao cho công bằng, xử cho đúng khi không có điều luật để áp dụng.
P.Thảo



Thái Lan bắt phóng viên Hong Kong đến hiện trường vụ đánh bom

(Vietnam+) Bản in

Cảnh sát Thái Lan điều tra tại hiện trường vụ nổ ở đền thờ Erawan, Bangkok ngày 17/8. (Nguồn: THX/TTXVN)

Theo AFP, chiều 23/8, nhiếp ảnh gia Anthony Kwan Hok-chun, làm việc cho Tập đoàn truyền thông Initium có trụ sở tại Hong Kong, đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ do ông này mặc áo chống đạn và đội mũ bảo hiểm khi đang chụp ảnh hậu quả vụ đánh bom đẫm máu tại ngôi đền Erawan ở trung tâm thủ đô Bangkok hồi tuần trước.

Ông Kwan bị bắt sau khi tìm cách rời khỏi Sân bay Suvarnabhumi. Sáng 24/8, ông này cho hay: "Tôi vẫn đang ngồi đợi tại đồn cảnh sát ở sân bay. Tất cả những gì tôi biết là sẽ phải ra hầu tòa."

Trong khi đó, câu lạc bộ phóng viên nước ngoài ở Thái Lan (FCCT) đã lên án vụ bắt giữ ông Kwan, đồng thời cho biết nhiếp ảnh gia này sẽ bị đưa ra xét xử tại một tòa án quân sự.

Thông báo của FCCT có đoạn: “Ông ấy đang bị buộc tội tàng trữ vũ khí trái phép, và nếu bị kết tội, ông Kwan nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với mức án lên tới 5 năm tù giam."

Theo FCCT, áo chống đạn và mũ bảo hiểm chuyên dụng dành cho các nhà báo không phải là những vũ khí tấn công và không nên bị đối xử như vậy.

Hiện cảnh sát Thái Lan chưa đưa ra phản hồi gì sau khi được đề nghị bình luận về thông tin trên./.



Nguyên nhân Hàn Quốc không cử lính tới Trung Quốc dự lễ duyệt binh

(Vietnam+) Bản in

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 24/8 đưa tin chính phủ nước này đã quyết định không cử binh sỹ sang Trung Quốc tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II.

Các nguồn tin từ Bắc Kinh cùng ngày xác nhận: “Trong danh sách 10 quốc gia cử quân đội tham gia lễ duyệt binh tại Trung Quốc, không có binh sỹ Hàn Quốc.”

Về phần mình, Hàn Quốc đã nêu nguyên nhân không cử quân đội tham dự lễ duyệt binh trên là do không chỉ liên quan tới liên quân Hàn-Mỹ, mà còn vì chủ đề lễ duyệt binh lần này là “Kháng Nhật” - hướng trực tiếp vào Nhật Bản.

Trước đó, Trung Quốc sau khi chính thức công bố tổ chức lễ duyệt binh đã yêu cầu mỗi quốc gia tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ II cử 75 binh lính tham dự lễ duyệt binh.

Đối tượng được Trung Quốc yêu cầu không chỉ có Hàn Quốc mà còn có cả Triều Tiên./.



Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán với Nga về quần đảo tranh chấp

(Vietnam+) Bản in

Quần đảo Nam Kurils. (Nguồn: RIA Novosti)

Theo Kyodo, mặc dù "rất lấy làm tiếc" về chuyến thăm hôm 22/8 của người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev tới quần đảo tranh chấp Nam Kurils (Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc), song Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 24/8 tuyên bố ông sẽ vẫn tiếp tục đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin để giải quyết vấn đề này.

Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Ngân sách Hạ viện Nhật Bản, ông Abe cho biết Tokyo sẽ tiếp tục tìm kiếm một hiệp ước hòa bình với Moskva thông qua việc giải quyết vấn đề tranh chấp trên, đồng thời kêu gọi các nỗ lực để xúc tiến các cuộc đàm phán.

Quần đảo Nam Kurils rơi vào tay lực lượng Xôviết sau khi phátxít Nhật đầu hàng quân đồng minh trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai hồi năm 1945, và vụ tranh chấp này đã ngăn cản Nga và Nhật Bản đạt được một hiệp ước hòa bình thời hậu chiến./.



Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán với Nga về quần đảo tranh chấp

(Vietnam+) Bản in

Quần đảo Nam Kurils. (Nguồn: RIA Novosti)

Theo Kyodo, mặc dù "rất lấy làm tiếc" về chuyến thăm hôm 22/8 của người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev tới quần đảo tranh chấp Nam Kurils (Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc), song Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 24/8 tuyên bố ông sẽ vẫn tiếp tục đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin để giải quyết vấn đề này.

Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Ngân sách Hạ viện Nhật Bản, ông Abe cho biết Tokyo sẽ tiếp tục tìm kiếm một hiệp ước hòa bình với Moskva thông qua việc giải quyết vấn đề tranh chấp trên, đồng thời kêu gọi các nỗ lực để xúc tiến các cuộc đàm phán.

Quần đảo Nam Kurils rơi vào tay lực lượng Xôviết sau khi phátxít Nhật đầu hàng quân đồng minh trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai hồi năm 1945, và vụ tranh chấp này đã ngăn cản Nga và Nhật Bản đạt được một hiệp ước hòa bình thời hậu chiến./.

Mỹ sẵn sàng triển khai máy bay ném bom B-52 trên bán đảo Triều Tiên

VOV.VN - Mỹ và Hàn Quốc đang thảo luận thời gian triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 và tàu ngầm hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Mỹ đang chuẩn bị triển khai các máy bay ném bom chiến lược B-52 và một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân ở Hàn Quốc giữa lúc căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.

my san sang trien khai may bay nem bom b-52 tren ban dao trieu tien hinh 0
Ảnh: AFP.
Hãng tin Yonhap dẫn các nguồn tin cho hay, các oanh tạc cơ này sẽ được trang bị các quả bom phá boong-ke.
Theo đó tàu ngầm sẽ đến từ căn cứ hải quân Yokosuka của Nhật Bản, nơi tàu này đang đóng.
Trước đó cũng vào ngày 24/8, phát viên ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok thông báo rằng 2 nước đang thảo luận về thời gian triển khai các vũ khí chiến lược này của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên.
Tuần trước, Triều Tiên được cho là đã bắn pháo qua khu phi quân sự vào một căn cứ quân sự Hàn Quốc nhằm ngăn chặn các các chương trình tuyên truyền thông qua các loa phóng thanh. Seoul đã đáp trả bằng hàng chục quả đạn pháo hạng nặng.
Hôm 22/8 hai nước láng giềng kình địch này bắt đầu vòng 1 cuộc đàm phán cấp cao nhằm giảm căng thẳng gia tăng giữa 2 nước.
Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn chính thức trong tình trạng chiến tranh do chưa có hòa ước nào được ký kết giữa 2 bên kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953./.

Trung Hiếu/VOV.VN Theo Sputnik

Chồng ngoại tình, vợ làm "đám ma sống" cho cả gia đình










Dân trí Chồng ngoại tình, nhắn tin đe dọa giết cả nhà. Vợ làm đám ma cho cả gia đình với lý do sợ chồng gây ra... thảm sát. Vụ việc hy hữu trên vừa xảy ra tại phường Phú Trinh, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận vào sáng nay (24/8/2015).

Vào sáng nay, gia đình bà H, ngụ ở phường Phú Trinh, Phan Thiết bỗng dưng treo cờ tang, dựng vòng hoa, dán cáo phó trước nhà. Sự việc khiến cả khu phố nơi bà ở hết sức bất ngờ vì trước đó không ai nghe tin gia đình bà H. có người qua đời. Càng bất ngờ hơn khi trên bảng cáo phó nhà bà H. ghi đúng 2 chữ “Oan hồn”.

binhthuan2-24-8-15-9b78a
Khu vực ngõ vào nhà bà H. (ảnh: Trúc Hà)
Một nguồn tin của PV Dân trí cho biết, sở dĩ gia đình bà H. có hành động “lạ đời” như vậy là do 2 vợ chồng bà thời gian gần đây thường xuyên mâu thuẫn. Cách đây vài tháng, bà H. đi xem bói thì thầy bói phán chồng bà bị ma nhập, phải lên chùa tụng kinh, tắm nước tỏi và lập đàn trừ ma.
Không chịu được “trận pháp trừ ma”, chồng bà H. bỏ trốn về nhà. Lo sợ người chồng bị “ma nhập" có thể gây ra thảm sát như một số vụ án xảy ra gần đây, gia đình bà H. đã quyết định làm “đám ma sống” cho các thành viên trong gia đình.
Trao đổi với phóng viên, bà H cho biết, việc tổ chức tang lễ cho mình và 6 thành viên trong gia đình xuất phát từ việc chồng bà là ông L. ngoại tình. Sau nhiều lần bị gia đình khuyên can, ngăn cản, ông L. đã bỏ nhà đi và nhắn tin đe dọa, đòi thuê giang hồ xử cả gia đình.
"Do đó chúng tôi phải tự làm đám tang trước cho mình để mọi người biết sự việc. Nếu chúng tôi có chết bất ngờ thì đây là nguyên nhân”, bà H. cho biết.
Theo thông tin mới nhất chúng tôi có được, vào khoảng 10h sáng nay, lực lượng chức năng phường Phú Trinh, Phan Thiết đã xuống lập biên bản vụ việc và yêu cầu gia đình bà H. tháo cờ, bảng cáo phó, tránh tung tin đồn nhảm mê tín dị đoan, gây hoang mang dư luận.
Chiều cùng ngày, các ngành chức năng TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đang làm việc với vợ chồng bà H. để làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Trúc Hà

Khẩu chiến Hàn-Triều có biến thành vũ lực?

Triều Tiên và Hàn Quốc đã có các cuộc đàm phán kéo dài tại làng đình chiến Panmunjom nhằm xoa dịu căng thẳng song phương nhưng cuộc gặp chưa kết thúc thì mỗi bên lại chỉ trích nhau gay gắt hơn.

TIN BÀI KHÁC:


Cuộc gặp bao gồm các đại diện cấp cao của hai bên. Phía Hàn Quốc có cố vấn an ninh quốc gia Kim Kwan-jin và Bộ trưởng Thống nhất Hong Yong-pyo, còn phía Triều Tiên cử các quan chức cấp cao Hwang Pyong-so và Kim Yong-gon. Ông Hwang được đánh giá là nhân vật số 2 của Chủ tịch Kim Jong-un.

Triều Tiên, Hàn Quốc, đàm phán, nguy cơ, khẩu chiến
Lính Hàn Quốc tuần tra trên đảo Yeonoyeong. (Ảnh: AP)
Giới quan sát coi cấp bậc cao của hai đại diện Triều Tiên, đặc biệt là ông Hwang, như một chỉ dấu về các ý định của Bình Nhưỡng. Còn sự hiện diện của Kim Yang Gon có thể cho thấy Triều Tiên thực sự muốn có các cuộc đàm phán sâu rộng và nghiêm túc.
Đối thoại diễn ra trong bối cảnh cả hai bên đều suy giảm lòng tin vào nhau. Một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói với hãng tin CNN rằng Triều Tiên đã tăng gấp đôi sức mạnh hỏa pháo ở tiền tuyến so với trước khi cuộc gặp được đề xuất.
Nguồn tin này cho biết thêm, trong cùng khoảng thời gian, 70% số tàu ngầm của Triều Tiên đã rời căn cứ. Truyền thông địa phương nêu cụ thể số tàu ngầm tuần tra là khoảng 50 chiếc, mặc dù không rõ chúng di chuyển như thế nào.
"Họ đang thể hiện hai bộ mặt", nguồn tin giấu tên bình luận. "Có vẻ như miền Bắc một mặt theo đuổi đối thoại còn mặt kia chuẩn bị cho chiến sự".
"Các lực lượng chung giữa Hàn Quốc và Mỹ hiện đang nỗ lực hết sức để phản ứng trước tình hình", quan chức này nói thêm.
Ở phía Triều Tiên, các ngôn từ được dùng nhằm vào Hàn Quốc gay gắt hơn. "Những kẻ hiếu chiến bị giật giây phía nam Triều Tiên chạy điên cuồng để đối đầu, bắn đạn pháo vào khu vực thuộc phía CHDCND Triều Tiên", một bài viết trên hãng thông tấn KCNA có đoạn như vậy. Trước đó, Triều Tiên liên tiếp đưa ra những lời đe dọa đối với Seoul.
Sáng 24/8, khi đối thoại song phương còn chưa kết thúc, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đòi Bình Nhưỡng phải xin lỗi. "Chúng tôi cần một lời xin lỗi rành rọt và các biện pháp để ngăn chặn sự gây hấn và tình hình căng thẳng như vậy lặp lại", bà Park nói tại một cuộc gặp với các phụ tá cấp cao.
Cùng trong buổi sáng, báo Rodong Sinmun của Triều Tiên đăng tải bài viết chỉ trích Seoul đã gây nên căng thẳng, đẩy tình hình chính trị trên bán đảo lên mức nguy hiểm theo các kế hoạch, để từ đó cùng với Mỹ xâm lược Triều Tiên.
Căng thẳng giữa hai bên leo thang đặc biệt nghiêm trọng trong tháng này, sau khi Hàn Quốc nối lại các chương trình phát thanh tuyên truyền chống lại nước láng giềng phía bắc. Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng chịu trách nhiệm cho vụ nổ mìn ở vùng phi quân sự ngăn cách hai bên khiến hai lính Hàn Quốc bị thương. Phía Bình Nhưỡng phủ nhận và cũng nối lại các chương trình phát thanh chống quốc gia phía nam.
Trong bối cảnh căng thẳng song phương đang đẩy bán đảo vào bờ vực chiến tranh, gây quan ngại cho sự ổn định của khu vực thì việc Triều Tiên và Hàn Quốc chọn đối thoại thay vì hành động trả đũa được đánh giá là một tín hiệu tốt, dọn đường cho hai đối thủ tránh được một cuộc xung đột tức thì.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích ở Seoul đang quan ngại về việc hai bên có thể đang đứng ở vị trí quá xa để trông chờ một sự đồng thuận nhanh chóng.

Thanh Hảo

Làm đám tang giả vì sợ “thảm sát”!

PHƯƠNG NAM - Thứ Ba, ngày 25/8/2015 - 01:42
    (PL) - Sách dạy kỹ năng sống lại “xúi” trẻ giẫm chân lên các mảnh vỡ thủy tinh để thể hiện lòng dũng cảm của mình.
    Lo sợ người chồng bị “ma nhập”  có thể gây hại cho gia đình, người vợ quyết định làm “đám ma sống” cho bà và các thành viên trong gia đình.
     
    Khu vực tổ chức lễ tang “ảo” và vòng hoa trước nhà tiệm cầm đồ Kim Lợi. Ảnh: PN 
    Khoảng 11 giờ ngày 24-8, đại diện chính quyền, Công an phường Phú Trinh, TP Phan Thiết (Bình Thuận) và khu phố đã đến vận động gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (chủ tiệm cầm đồ Kim Lợi, tại 134 Trần Phú) tháo bỏ cờ tang, vòng hoa và bảng cáo phó. Gia đình bà Hạnh đã chấp hành nhưng sau đó các thành viên trong nhà vẫn còn mặc đồ tang.
    Rạng sáng cùng ngày, nhiều người dân ở khu vực cầu Dục Thanh thuộc phường Phú Trinh, TP Phan Thiết bất ngờ khi nhìn thấy cờ tang và vòng hoa treo trước cổng tiệm cầm đồ Kim Lợi.
    Ngoài ra, phía trên tường nhà dán bảng cáo phó to đùng ghi vỏn vẹn hai chữ “oan hồn” mà không ghi thông tin gì về tên tuổi, ngày giờ của người đã qua đời. Bên trong nhà xuất hiện nhiều người mặc đồ tang đi lại nhưng không thấy tiếng khóc than. Nhiều người hàng xóm sang tìm hiểu chia buồn thì được chủ nhà thông báo “chúng tôi tự làm đám tang cho những người đang sống khỏe mạnh trong gia đình”. Do đám tang quá lạ nên rất đông người dân hiếu kỳ kéo tới xem, gây ùn tắc giao thông tại khu vực.
    Trong bộ đồ tang, đội khăn sô bà Hạnh (51 tuổi) cho biết sáu thành viên trong gia đình gồm bà và các anh chị em, cháu trong nhà đều mặc đồ tang và tự tổ chức tang lễ cho chính… mình! Nguyên nhân theo bà Hạnh là do mâu thuẫn, người chồng đã bỏ trốn khỏi nhà mang theo hai ô tô bảy chỗ. Trong đó có một xe của gia đình, xe còn lại của khách hàng cầm cố. Bà Hạnh còn cho rằng chồng bà là ông Nguyễn Đức Lợi đã đi khỏi nhà còn nhắn tin, gọi điện thoại đe dọa giết cả gia đình.  “Chúng tôi phải tự làm đám tang trước cho mình để mọi người biết sự việc” - bà Hạnh nói.
    Trao đổi với chúng tôi, ông Đ., đại diện một cơ sở mai táng ở TP Phan Thiết, cho biết rạng sáng 24-8, người nhà bà Hạnh gọi điện thoại đến cơ sở về việc cung cấp dịch vụ nói trên gồm bốn cây cờ, sáu bộ đồ tang và các vòng hoa, tờ ghi cáo phó. Nghe vậy, cơ sở cứ tưởng nhà có người mất ở xa chờ đưa về. Đến khi phát hiện bất thường, cơ sở cũng đã báo cho cơ quan chức năng để giải quyết. Theo ông Đ., đây là trường hợp hi hữu chưa từng xảy ra trong suốt quá trình làm dịch vụ mai táng của gia đình ông.
    Đại tá Nguyễn Văn Ly, Trưởng Công an TP Phan Thiết, cho biết: “Vụ việc đang được cơ quan điều tra làm rõ và nhiều khả năng việc gia đình trên tổ chức đám tang kỳ lạ trên là do mê tín”.

    Nghe lời thầy bói
    Theo nguồn tin của chúng tôi, sở dĩ gia đình bà Hạnh có hành động kỳ cục như vậy là do hai vợ chồng bà thời gian gần đây thường xuyên mâu thuẫn. Cách đây hơn một tuần, gia đình bà Hạnh đi xem bói thì thầy bói phán chồng bà bị ma nhập phải nhốt lại để tắm nước tỏi và lập đàn trừ ma. Suốt thời gian bốn ngày, ông Lợi bị nhốt trong nhà và đã bị “đòn, phép” của thầy bói. Không chịu thấu nên người chồng đã trèo tường bỏ trốn. Hiện ông chồng đang tá túc ở nhà một người bạn thân.
    Trong khi đó, lo sợ người chồng bị “ma nhập” có thể gây hại cho gia đình, bà Hạnh đã quyết định làm “đám ma sống” cho bà và các thành viên trong gia đình.
    Được biết sáng 24-8, ông Lợi đã nộp đơn xin ly hôn ra TAND TP Phan Thiết.
    PHƯƠNG NAM

    Nghi án chủ tiệm cắt tóc bị sát hại, cướp tài sản






    Dân trí Mọi người đẩy cửa vào tiệm cắt tóc thì phát hiện chị Hoa nằm sõng soài trên vũng máu, một số tài sản trên người nạn nhân “không cánh mà bay”.

    Vụ việc xảy ra vào khoảng 15h30’ chiều 24/8, tại tiệm cắt tóc gội đầu Ti Na (số 42 Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM). Nạn nhân được xác định là một phụ nữ tên Hoa (37 tuổi, ngụ quận 12, chủ tiệm cắt tóc nói trên).
    1-ce8c3
    Tiệm cắt tóc Ti Na nơi xảy ra vụ việc
    Theo thông tin ban đầu, thời điểm trên, người dân quanh khu vực phát hiện nước máy trong tiệm cắt tóc chảy xối xả ra ngoài, mọi người vào kiểm tra thì phát hiện chị Hoa nằm bất động trên vũng máu giữa nền nhà.
    Người dân hô hoán nhau chuyển chị Hoa vào bệnh viện 175 cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong.
    Nhận được tin báo, Công an quận 12 phối hợp với các Phòng nghiệp vụ Công an TPHCM đã có mặt phong tỏa hiện trường và điều tra vụ việc.
    2-7cea5
    Các đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM có mặt để làm rõ vụ việc
    Nhiều tài sản trên người nạn nhân như dây chuyền, lắc tay, điện thoại được xác định đã bị mất.
    Đến 21h cùng ngày, lực lượng chức năng vẫn tiếp tục khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai các nhân chứng.
    3-c9aed
    Rất đông người dân khu vực tập trung theo dõi công an khám nghiệm hiện trường
    Đình Thảo

    Phiến quân IS tấn công, gần 20 binh sỹ Iraq thiệt mạng

    TPO - Ít nhất 23 binh sỹ Iraq và các tay súng ủng hộ chính phủ thiệt mạng trong một cuộc tấn công của phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại tỉnh Anbar, Iraq.
    Các tay súng IS. Các tay súng IS.
    Theo các quan chức Iraq, vụ tấn công xảy ra hôm 23/8 tại khu vực Jaramshah, phía bắc thủ phủ Ramadi, tỉnh Anbar.
    Phiến quân IS tiến hành đánh bom liều chết và nã súng cối liên tiếp làm nhiều binh sỹ tử nạn. Theo báo cáo, ít nhất 23 người gồm 17 binh sỹ Iraq và 6 tay súng Hồi giáo dòng Sunni thiệt mạng. Ngoài ra, chỉ huy chiến dịch quân sự tại Anbar, Thiếu tướng Qassim al-Dulaimi bị thương nhẹ trong cuộc tấn công.
    Vụ việc diễn ra chỉ hai ngày sau các cuộc phục kích của phiến quân IS tại tỉnh Anbar, trong đó Ramadi và thành phố Fallujah khiến 50 binh sỹ Iraq thiệt mạng.
     Cũng tại Anbar, IS đã chống trả một cuộc tấn công do cảnh sát Iraq và các tay súng người Sunni phối hợp nhằm vào một số vị trí của tổ chức này ở khu vực Browanah. Tuy nhiên, 3 cảnh sát và 7 tay súng Sunni bị thiệt mạng.
    Trong một diễn biến khác, cùng ngày tại Iraq, một trực thăng quân sự buộc phải hạ cánh khẩn cấp sau khi bị bắn tại tỉnh Salahedeen, phía bắc thủ đô Baghdad. Rất may, các thành viên phi hành đoàn không bị thương, theo các quan chức an ninh.
    Phiến quân IS tuyên bố các tay súng của nhóm bắn hạ một trực thăng gần thành phố Samarra của cùng tỉnh trên. Tuy nhiên, không có thêm thông tin chi tiết.
    Theo AP

    Một tuần sau vụ đánh bom Bangkok: Tìm thủ phạm như "mò kim đáy bể"






    Dân trí Cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan ngày 24/8 cho biết cuộc điều tra vụ đánh bom tại trung tâm Bangkok một tuần trước đã gặp khó khăn do nhiều camera an ninh bị hỏng, một nguyên nhân nữa đằng sau tiến triển chậm chạp của công tác điều tra.

    1-police-combing-site-97f14-f4ce6
    Cơ quan điều tra Thái Lan vẫn chưa thể xác định hung thủ là ai động cơ gây án là gì (Ảnh: AP)
    Tuyên bố trên được ông Somyot Poompanmoung đưa ra chỉ một ngày sau khi cho rằng việc thiếu “thiết bị hiện đại” đang khiến công tác điều tra tiến triển chậm.
    Hãng tin AP dẫn lời vị cảnh sát trưởng quốc gia cho biết, các điều tra viên đang cố gắng “tập hợp các mảnh ghép” nhằm giải mã bí ẩn, nhưng phải sử dụng trí tưởng tượng tại những nơi camera an ninh trên đường phố bị hỏng, không thể ghi được hành tung của nghi phạm.
    Dù vậy, có lẽ lời giải thích trên khó thuyết phục dư luận, khi đã một tuần sau vụ đánh bom khu đền Erawan tại trung tâm Bangkok làm 20 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương, cảnh sát dường như không hề tiếp cận gần hơn các nghi phạm, hoặc xác định động cơ vụ tấn công.
    Vụ tấn công đã làm gia tăng lo ngại về tình hình an ninh tại thủ đô, nơi thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, và khiến người dân luôn nơm nớp lo sợ. Cảnh sát đã nhận được không ít cuộc gọi thông báo về những chiếc túi vô chủ đáng ngờ, mà sau đó hóa ra chỉ là báo động giả. Giới chức Thái Lan cũng phải cố gắng trấn an dư luận cùng cộng đồng quốc tế rằng Bangkok vẫn là nơi an toàn.
    Cảnh sát đã công bố một hình vẽ nghi phạm chính trong vụ nổ thứ Hai tuần trước, kẻ được camera an ninh ghi lại khi đang bỏ một ba lô dưới một băng ghế rồi bỏ đi. Vụ nổ diễn ra 15 phút sau đó. Tuy nhiên, những hình ảnh này lại mờ ảo, còn sau khi nghi phạm rời hiện trường, camera tại các vị trí quan trọng khác trên hành trình trốn chạy của nghi phạm lại bị hỏng, ông Somyot cho biết.
    “Đôi khi có tới 20 camera trên đường nhưng chỉ có 5 chiếc hoạt động”, vị cảnh sát trưởng nói với đầy vẻ tức giận trước các phóng viên. “Chúng tôi phải lãng phí thời gian để kết nối thông tin. Băng ghi hình giữa các camera không liền mạch, và với những phần còn thiếu, chúng tôi phải dùng trí tưởng tượng”.
    Ông Somyot cho biết thêm lực lượng của mình không có được những thiết bị hiện đại như trong loạt phim điều tra tội phạm nổi tiếng của Mỹ CSI, và Thái Lan đã nhờ sự hỗ trợ từ các nước có công nghệ và thiết bị tốt hơn.
    Trong ngày Chủ nhật, ông Somyot cho rằng cơ quan điều tra cần “chút may mắn” để bắt được nghi phạm, kẻ có thể đã tẩu thoát khỏi Thái Lan.
    Trước đó, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha khẳng định đã nhận được đề nghị hỗ trợ từ đại sứ quán Mỹ tại Bangkok, và giao cho phó thủ tướng “hợp tác để mượn thiết bị, trong đó có công nghệ nhận diện khuôn mặt”. Dù vậy ông Prayuth bác bỏ khả năng hợp tác với cơ quan điều tra Mỹ, quả quyết người Thái có thể tự phá án.
    Trong lúc các cơ quan chức năng chưa thể xác định chính xác lộ trình của nghi phạm, lời kể của các tài xế taxi, xe ôm và những người khác sẽ tiếp tục là những thông tin quan trọng giúp lấp đầy những lỗ hổng cần làm rõ.
    Một tài xế taxi trong ngày Chủ nhật khẳng định đã chở một người đàn ông giống nghi phạm đánh bom tới nhà ga xe lửa Hua Lamphong trong đêm xảy ra vụ nổ.
    Người phát ngôn cảnh sát thiếu tướng Prawuth Thawornsiri cho biết, tài xế khẳng định đã chở người đàn ông này từ khu vực Yannawa tới ga Hua Lamphong. Đây là nơi gần địa điểm một lái xe tuk-tuk, người khẳng định đã đón nghi phạm gần một hiệu sửa xe, và chở tới khách sạn Grand Hyatt Erawan.
    Cảnh sát trưởng Bangkok Sriwarah Rangsipramnakul xác nhận đã mời một tài xế taxi tới để lấy lời khai, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
    Tuy vậy vẫn chưa có ai được xác định là đối tượng tình nghi, hoặc bị bắt kể từ khi đoạn phim từ camera an ninh được công bố. Cũng chưa có ai lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ đánh bom.
    Một vài tài xế xe ôm tại đường Soi Sathorn 10 cũng cho biết, trong khoảng từ tháng 12 năm ngoái tới tháng 2 đã nhiều lần chở một người đàn ông có ngoại hình khớp với người trong ảnh mà cơ quan điều tra đưa cho họ.
    Một tài xế xe ôm cùng một nhân viên lễ tân khách sạn từng gặp gỡ cảnh sát cho biết, cơ quan điều tra tin rằng nghi phạm đã dùng hộ chiếu giả của Thổ Nhĩ Kỳ.
    Thanh Tùng
    Theo AP, Khaosod, Bangkok Post

    Nữ chủ tiệm hớt tóc chết bất thường

    (TNO) Đến 21 giờ hôm nay 24.8, công tác khám nghiệm hiện trường vụ nghi giết người, cướp tài sản xảy ra tại một tiệm hớt tóc ở Q.12 (TP.HCM) vẫn đang được cơ quan chức năng tiến hành.

    Nữ chủ tiệm hớt tóc chết bất thường - ảnh 1Tiệm hớt tóc nơi xảy ra vụ án mạng - Ảnh: Ngọc Thọ
    Theo thông tin ban đầu, khoảng 16 giờ cùng ngày, một người dân đi bộ ngang tiệm hớt tóc Ti Na (42 Hà Huy Giáp, P.Thạnh Lộc, Q.12) thì thấy trong tiệm có dấu hiệu bất thường. Người này tò mò đẩy cửa vào thì thấy một phụ nữ nằm bất động trên vũng máu nên đã hô hoán.
    Nữ chủ tiệm hớt tóc chết bất thường - ảnh 2Công an phong tỏa hiện trường để điều tra - Ảnh: Ngọc Thọ
    Nhận được tin báo, nhiều người dân ở gần đó tức tốc chạy tới và chứng kiến nạn chết trong tư thế nằm sấp, mặt bê bết máu. Theo thông tin ban đầu, Nạn nhân tên Hoa, 37 tuổi, chủ tiệm hớt tóc Ti Na. 
    Người nhà nạn nhân cho biết, thường ngày chị Hoa có đeo nhiều nữ trang vàng nhưng hiện những vật trang sức đó đã không còn trên thi thể người xấu số.
    Ngọc Thọ

    Mối tình vượt thời gian của cha đẻ 'Chiếc khăn Piêu'

    Nhắc tới nhạc sĩ Doãn Nho, ngoài sáng tác các bài hát mang đậm chất chữ tình của người chiến sĩ, còn có một Doãn Nho thủy chung son sắt với người vợ đã cùng ông nắm tay nhau qua hơn nửa thế kỷ.
    Vợ chồng nhạc sĩ Doãn Nho - Nguyệt Ánh. Ảnh: nongnghiep.vn. Vợ chồng nhạc sĩ Doãn Nho - Nguyệt Ánh. Ảnh: nongnghiep.vn.
    Mối tình vượt thời gian
    Nhắc tới nhạc sĩ Doãn Nho, ngoài sáng tác các bài hát mang đậm chất chữ tình của người chiến sĩ, còn có một Doãn Nho thủy chung son sắt với người vợ đã sát vai bên ông hơn nửa thế kỷ qua.
    Nguyệt Ánh, vợ nhạc sĩ là vốn là cô gái Hà thành cùng được đào tạo với ông trong môi trường quân đội. Được nhiều chàng trai để mắt nhưng dường như vẫn chưa có ai “lọt mắt xanh” cô gái ấy… Cho đến một ngày, bà được nghe nhạc sỹ Doãn Nho trình bày tác phẩm “Sóng cửa Tùng” thì những cảm tình rất trong sáng đã nhen nhóm trong bà.
    Trong khi đó, nhạc sĩ Doãn Nho lại “say nắng” Nguyệt Ánh chỉ vì những thứ rất giản đơn. “Thời thanh niên, có để ý gì đến mấy thứ giặt giũ đâu, nhưng Nguyệt Ánh lúc đó kỹ càng và cẩn thận lắm. Giặt cái khăn mặt cũng phải giặt bằng nước nóng, vò xà phòng thơm phức, mang ra nắng phơi khô đanh lại như cái bánh đa chứ không như anh em tôi để khăn mặt nhớt nhèo nhèo. Mấy cái cổ áo sơ mi Ánh giặt cũng trắng tinh”, nhạc sĩ Doãn Nho nhớ lại.
    Thế là họ nên duyên vợ chồng, đơn giản thôi nhưng cho tới tận bây giờ, nhìn cách mà họ đối xử với nhau, cách mà họ vẫn xưng anh/em với nhau dù đã U80 cả rồi mới thấy được tình cảm chân thành họ dành cho nhau hơn nửa thế kỉ.
    Bà Nguyệt Ánh kể, lấy nhau xong nhạc sĩ Doãn Nho đi học ở Nga 9 năm, ở nhà bà nuôi con một mình khó khăn trăm bề nhưng vẫn cố gắng hết sức. Bà kể lại câu chuyện bi hài khi nuôi con mà cho tới tận bây giờ bà vẫn phì cười khi nhớ lại.
    “Một lần, con gái bị đau bụng, đi lỏng xong liền bị táo bón, chúng tôi lo quá. Có cậu bạn tới chơi, thấy vợ chồng tôi xanh xao hốc hác, anh Nho hồ hởi kể cho bạn nghe: 'Cậu biết không, mấy hôm nay dọn bữa ra mà bọn mình không nuốt nổi – con không đi ngoài thì bố mẹ không thể nào ăn! Tôi và cậu bạn kia bật cười vì câu nói rất thật nhưng đầy bi hài của anh Nho”, bà Nguyệt Ánh nhớ lại.
    Rồi có thời gian bà Nguyệt Ánh bị ung thư, sau khi phẫu thuật khối u, bác sĩ rỉ tai với người nhà rằng bà chỉ sống được 5 năm nữa, gia đình chuẩn bị tinh thần. Nhạc sĩ Doãn Nho buồn lắm nhưng ông vẫn quyết tâm nắm tay bà đi khắp nơi để chạy chữa. Tìm được phương pháp chữa bệnh bằng dưỡng sinh tâm thể mà cho tới nay, không phải vài năm mà vài chục năm, bà Nguyệt Ánh vẫn sống khỏe.
    Nói về điều này, bà Nguyệt Ánh bùi ngùi nhìn về phía chồng rồi nói rằng bà phải cảm ơn chồng nhiều lắm vì ông đã không quản ngại đường xá, luôn chở bà trên chiếc xe máy cũ kỹ đi khắp nơi ai mách bảo để có thể giữ lấy sự sống cho bà.
    Giàu nghị lực và sống thuận hòa cho tới giờ phút này chính là nhờ tình yêu đã tiếp cho họ thêm rất rất nhiều năng lượng, để làm việc, để cống hiến và để yêu thương. Và cho tới tận bây giờ, nhạc sĩ Doãn Nho vẫn đều đặn ngày 6 tiếng làm việc, sáng tác. Tâm nguyện của ông là viết và viết, viết những điều ông ấp ủ.
    Mối tình vượt thời gian của cha đẻ 'Chiếc khăn Piêu' - ảnh 1 Nhạc sĩ Doãn Nho.
    Sáng tác ảnh hưởng bởi nhạc sĩ Đỗ Nhuận
    Nhạc sĩ Doãn Nho tham gia quân đội năm 1950. Khi ấy ông 17 tuổi, đã từng tham gia Thiếu niên cứu quốc hồi 1945, sau đó là Đội Tuyên truyền Xung phong Vĩnh Yên ngày Toàn quốc kháng chiến. Doãn Nho vào bộ đội, học Trường Lục quân Việt Nam khóa 6.
    Vào quân đội, do có năng khiếu ca hát nên Doãn Nho được phân công làm quản ca. Cho tới tận bây giờ, ông bảo vẫn thầm cảm ơn nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và Đỗ Nhuận – 2 người đã phát hiện ra năng khiếu âm nhạc để từ đó bồi dưỡng ông. “Tôi phải thừa nhận rằng, phong cách sáng tác của tôi có ảnh hưởng rất lớn từ nhạc sĩ Đỗ Nhuận”, nhạc sĩ Doãn Nho tâm sự.
    Những ca khúc đầu tiên ông viết “Bà mẹ nuôi”, “Tiến lên theo gương La Văn Cầu”… đã trở thành những tiết mục biểu diễn của đoàn.
    Sau này, khi ông chuyển về Đoàn văn công Tổng cục Chính trị, ông có bài hát “Vui giải phóng” viết về ngày Giải phóng Thủ đô, cũng được sử dụng trong chương trình của đoàn. Nhưng có lẽ phải đến “Tiến bước dưới quân kỳ”, cái tên Doãn Nho mới được giới âm nhạc biết đến. 
    Đặc biệt, bài hát “Chiếc khăn Piêu” được ông phát triển từ dân ca Khơ Mú đã trở thành bài hát trong những tiệc cưới nhiều năm hòa bình ở miền Bắc và gần đây lại “nổi sóng” trong làng nhạc Việt với bản hòa âm, phối khí mới của Nguyên Lê do ca sỹ Tùng Dương thể hiện.
    "Mỗi bài hát ở những thời điểm khác nhau thì đều có cách tiếp cận khác nhau, phù hợp với thời điểm đó, điều này chúng ta nên ủng hộ", vị nhạc sĩ chia sẻ.
    Theo VietNamNet

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét