CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 57
(ĐC sưu tầm trên NET)

Huấn luyện biệt kích tại Đà Nẵng.
Báo cáo của Sở Công an Hồng Quảng gửi Bộ Công an về việc bắt Phạm Chuyên.
Là hình mẫu của vai nữ chính trong loạt tiểu thuyết
tình báo James Bond, Christine Granville được cho là nữ gián điệp dũng
cảm, kiên cường và kỳ bí nhất Thế chiến II.
Christine Granville là gián điệp được thủ tướng Anh khi
đó, ngài Winston Churchill, đánh giá cao nhất và từng được trao tặng
huân chương anh dũng của cả chính phủ Anh và Pháp. Bà cũng là nguyên mẫu
nhân vật nữ gián điệp Vesper Lynd trong tập đầu tiên của tiểu thuyết
tình báo James Bond.
Christine Granville năm 1950. Ảnh: NYTimes. |
Tên thật của Granville là Maria Krystyna Janina
Skarbek, người gốc Ba Lan. Cha của bà là một nhà quý tộc, mẹ bà là một
người thừa kế gốc Do Thái giàu có. Trước chiến tranh, Granville hưởng
thụ cuộc sống của một tiểu thư con nhà quyền quý, từng đạt giải á hậu
trong cuộc thi người đẹp Ba Lan năm 1930. Nhưng, Thế chiến thứ hai đã
thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bà.
Tháng 9/1939, quân đội Đức Quốc xã xâm chiếm Ba Lan.
Khi đó, Granville đang ở Nam Phi với chồng, một quan chức ngoại giao.
Trước biến cố quốc gia, bà nhanh chóng quyết định đi sang London và đăng
ký trở thành nhân viên tình báo của Anh.
Trong đơn đăng ký, Granville đề nghị thâm nhập vào lãnh
thổ Ba Lan bằng cách trượt tuyết vượt qua dãy núi Carpathian, từ đó
giúp chính phủ Anh tiến hành tuyên truyền chính trị tại thủ đô Vacsava
của Ba Lan. “Bà ấy không sợ gì cả, là một người Ba Lan yêu nước đầy
nhiệt huyết, một người trượt tuyết chuyên nghiệp, một nhà mạo hiểm nữ vĩ
đại”, báo cáo của Cơ quan đặc công Anh đánh giá về nữ gián điệp này
viết.
Bà được nhận vào Phòng tình báo D, đơn vị sau này phát
triển thành Phòng hành động đặc biệt (SOE). Đây là nhóm tình báo được
đích thân Thủ tướng Churchill quyết định thành lập, với nhiệm vụ tiến
hành các hoạt động phá hoại, lật đổ, gián điệp tại hậu phương địch. Sau
khi vào nghề, nữ gián điệp này được nhận hộ chiếu Anh với tên mới là
Christine Granville và bí danh hoạt động là Willing.
Trạm đầu tiên trong nghiệp tình báo của Granville là
Hungary, nước láng giềng với Ba Lan. Nhiệm vụ của bà là đưa các nhân sĩ
phản kháng và binh sĩ Ba Lan thoát ra khỏi vùng chiếm đóng, để tiếp tục
chiến đấu cho quân Đồng minh. Người thường xuyên phối hợp với Granville
là ông Andrzej Kowerski, một người Ba Lan yêu nước mất một chân. Ông này
cũng là người tình lâu năm nhất của bà.
Theo nhà sử học Clare Mulley, người từng viết sách về
cuộc đời Granville, có rất nhiều câu truyện truyền kỳ về phong cách làm
việc bình tĩnh, lạnh lùng của nữ điệp viên này. Bà từng trượt tuyết vượt
qua đoạn đường núi chất đầy thi thể đóng băng của người tị nạn. Bà cũng
từng chạy tránh đạn của không quân phát xít Đức tại những vùng núi rộng
lớn, hay phải tự cắn lưỡi để lừa tình báo địch tưởng là bà mắc bệnh
phổi để thoát thân.
Tương truyền, Granville còn có khả năng điều khiển động
vật. Theo đó, có lần Granville và một số chiến binh du kích khi đang ẩn
nấp trong lùm cây, thì bị một con chó berger hung dữ đánh hơi phát
hiện, bà liền vòng tay ôm lấy con chó. “Con chó liền nằm ngày xuống cạnh
bà ấy, không để ý gì đến tiếng huýt sáo của chủ”, học giả Mulley cho
biết.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Mulley cũng cho hay Granville
là một người rất biết cách tạo dựng nên các câu chuyện để “thần thoại
hóa bản thân”, vì vậy không phải câu chuyện nào về cuộc đời truyền kỳ
của nữ gián điệp này cũng đúng với sự thực lịch sử. “Gặp ai bà ấy cũng
kể về câu chuyện thuần phục con chó của địch trên”, Mulley nói.
Nữ điệp viên đa tình
Granville là một phụ nữ rất hấp dẫn và đa tình. Trong
quá trình hoạt động, bà có rất nhiều người tình và cũng bỏ rơi rất nhiều
người đàn ông. Không ít người trong số họ không chịu nổi điều đó. Theo
hồ sơ của cơ quan tình báo Anh, một người tình của Granville tại
Budapest đã cố ý tự làm thương để níu kéo bà.
Mặc dù sự nghiệp tình báo và đời sống tư của bà đầy
phức tạp, Granville là một người rất “ngây thơ về chính trị”. “Bất kể
người nào chỉ cần giao cho bà ấy nhiệm vụ có ích trong việc giải phóng
tổ quốc, bà ấy đều không từ chối”, học giả Mulley cho biết.
Năm 1944, Granville được gửi đến miền nam nước Pháp hỗ
trợ cho điệp viên Francis Cammaerts thuộc SOE, người sau này cũng trở
thành người tình của bà. Nhiệm vụ của bà là truyền thông tin tình báo và
vũ khí giữa các tổ chức chống phát xít, cũng như thuyết phục các binh
sĩ gốc Ba Lan trong quân đội Đức đầu hàng quân Đồng minh.
Thành công lớn nhất của Granville là đã cứu thoát
Cammaerts và hai điệp viên khác bị lực lượng mật vụ Đức Quốc xã Gestapo
bắt giữ khỏi khám tử tù. Nữ gián điệp này hối lộ giám ngục để được vào
nhà giam. Tại đây, bà tự xưng là cháu gái của Thống chế Montgomery của
nước Anh, rồi cảnh cáo kẻ cầm đầu của mạng lưới chỉ điểm Pháp rằng, nếu
họ xử tử ba nhân viên tình báo trên thì sẽ bị quân Đồng minh trả thù.
Người này tin lời của Granville và đã bỏ trốn cùng các điệp viên.
Sau chiến tranh, nhóm tình báo của Granville bị giải
thể. Nhưng ngay sau đó, Chiến tranh Lạnh nổ ra, cũng như rất nhiều người
Ba Lan lưu vong khác, Granville không thể trở về tổ quốc. Trong thời
bình, nữ gián điệp lừng danh một thời này trải qua nhiều công việc, như
nhân viên nhận điện thoại, trợ lý bán hàng và công việc cuối cùng của bà
là nhân viên phục vụ của một công ty vận tải.
“Granville trở nên thất thường, yêu cầu rất cao, không
chịu nổi cảnh làm thuê, chí ít là không tìm được công việc mà bà ấy
thích. Bà ấy không muốn trở thành nhân viên đánh máy, làm vợ hay làm mẹ,
chỉ muốn làm gián điệp”, học giả Mulley cho hay.
Tháng 6/1952, Granville bị đồng nghiệp, người cũng là
tình nhân cũ của bà, Dennis Muldowney, đâm chết tại đại sảnh một khách
sạn ở London. Muldowney bị kết án tử hình. Nhưng cho đến tận lúc thi
hành án, người đàn ông này vẫn khẳng định ông rất yêu Granville và không
chịu nổi cảnh bị bà bỏ rơi.
Theo Đức Long
VnExpress
Giải mật chuyên án bắt gián điệp đầu tiên ở Miền Bắc
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, với âm
mưu "đánh Cộng sản trong lòng Cộng sản", Cơ quan Tình báo Mỹ và Việt Nam
Cộng hòa (VNCH) đã tung ra miền Bắc hàng trăm tên gián điệp, biệt kích.
Tất cả số này đều bị ta tiêu diệt hoặc bắt sống.
Huấn luyện biệt kích tại Đà Nẵng.
Không
những thế, lực lượng Công an nhân dân (CAND) còn thực hiện thành công
chiến thuật "dùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại
địch".
Chuyên án BK63 là một chiến công tiêu
biểu của cuộc đấu tranh bí mật này. Trong suốt 10 năm (1961- 1970), lực
lượng an ninh đã dùng chính gián điệp mà CIA đánh ra Bắc để câu nhử CIA
đưa phương tiện và nhiều toán biệt kích ra Bắc theo ý đồ của ta. Được
sự giúp đỡ của Cục Chính trị Tổng cục An ninh, phóng viên Chuyên đề ANTG
đã tiếp cận khá đầy đủ hồ sơ chuyên án. Loạt bài tư liệu này sẽ dựng
lại phần nào cuộc đấu trí suốt 10 năm của các cán bộ an ninh với trung
tâm CIA…
Kỳ I: Chiếc thuyền lạ trên bãi biển và cuộc truy lùng "người trở về"
1. Một buổi sáng đầu
tháng 4/1961, cũng như bao buổi sáng khác, ông Ngột, một ngư dân ở thôn
La Khê, xã Tiền An, huyện Yên Hưng, tỉnh Hồng Quảng (nay là Quảng Ninh)
cùng một bạn chài từ trong làng ra bến thuyền để đi biển. Nhưng khi qua
đầm Thùa (thôn La Khê), hai người bất ngờ thấy có một chiếc thuyền nan
có kiểu dáng rất lạ, không giống như của ngư dân vùng Hồng Quảng đang sử
dụng.
Tò mò, hai người đến xem thì thấy trong
thuyền có hai chiếc bơi chèo, một chiếc giỏ đan bằng mây để đựng cá, một
cần câu, một ống câu. Thấy những vật này bỏ trong chiếc thuyền vô chủ,
ông Ngột đã lấy mang về nhà, còn chiếc thuyền thì mang để ở bến thuyền
với ý định sẽ dùng chung. Nhưng sáng hôm sau, khi ra bến thì không thấy
chiếc thuyền đâu nữa.
Chuyện chiếc thuyền lạ lập tức được báo
cho Cơ quan Công an. Công an huyện Yên Hưng sau đó cử cán bộ đi xác minh
đã tìm thấy chiếc thuyền lạ này ở một xã khác cách xã Tiền An 2km.
Người chủ của chiếc thuyền trình bày rằng anh ta mua lại của một gia
đình thuyền chài.
Đúng lúc chuyện chiếc thuyền lạ bỗng
nhiên dạt vào bờ còn chưa hết xôn xao thì mấy hôm sau, anh Phạm Văn Hán,
ở xã Tiền An lên báo với Công an xã rằng mẹ anh là bà Trới, chiều ngày
9/4 khi lên núi Đầm Thùa lấy củi thì bất ngờ thấy ở gần nhà Phạm Ốc có
một người đàn ông lạ ngồi trong bụi rậm, xung quanh có rất nhiều quần
áo. Khi thấy bà, người này úp mặt trên đầu gối như che mặt rồi gừ lên
một tiếng nghe sởn tóc gáy, tưởng ma, bà vứt cả dao lẫn củi bỏ chạy về
nhà.
Khi Công an huyện cử cán bộ đến gặp bà
Trới để hỏi chuyện này thì bà nói rằng không có gì cả, người ngồi trong
bụi rậm hôm ấy là Phạm Ốc, hôm đó đi lấy dây rừng về buộc chuồng lợn,
thấy bà đi một mình nên định trêu bà thôi. Sau đó Ốc đã đến nhà xin lỗi
vì làm bà sợ.
Tuy nhiên, với các cán bộ an ninh, xâu
chuỗi những thông tin lại đã khiến họ đặt một nghi vấn lớn hơn, bởi Phạm
Ốc có một người anh ruột là Phạm Chuyên vốn là một phần tử chống đối ở
địa phương nhưng hai năm trước đã bỏ trốn đi Nam.
Theo hồ sơ lưu tại Cơ quan Công an thì
Phạm Chuyên sinh năm 1922, thời Pháp thuộc đi lính khố xanh và được đi
học về điện đài. Sau Cách mạng Tháng Tám, Chuyên tham gia Cách mạng và
được kết nạp vào Đảng và có một thời gian làm ở Ty Công an Quảng Yên.
Tháng 10/1947, Chuyên bị Pháp bắt, sau được tha và làm thư ký hội đồng ở
thị xã Hồng Gai. Tháng 5-1948, Chuyên bỏ về quê, sau đó chạy vào căn cứ
địa cách mạng ở huyện Hoành Bồ và được kết nạp Đảng lại.
Cuối năm 1948, Chuyên được phân công phụ
trách 3 xã ở huyện Yên Hưng; đầu năm 1949, Chuyên được điều về làm ở
Ban Thi đua tỉnh; đầu năm 1950 chuyển sang làm ở Văn phòng Tỉnh ủy Quảng
Yên. Năm 1953, khi được cử đi học trường Đảng, Chuyên bị tố hủ hóa sau
đó đã cùng tình nhân bỏ vào vùng địch nên lại bị khai trừ Đảng. Sau hòa
bình, dù được bố trí công tác trong một cơ quan, nhưng cuối năm 1957,
Chuyên bất mãn, nên bỏ cơ quan về và gọi cả em trai là Phạm Ốc lúc đó
đang học y sĩ bỏ học về nhà.
Về quê, sẵn tư tưởng bất mãn nên Chuyên
sáng tác ca dao, hò vè đả kích, khích động quần chúng đấu tranh. Tháng
6/1959, sau khi bị Tòa án nhân dân huyện Yên Hưng gọi lên xét hỏi về
hành động chống đối chính quyền, khi được cho về viết kiểm điểm, Chuyên
đã bỏ trốn đi Nam. Thời gian sau đó, có bưu thiếp của Chuyên gửi về báo
tin Chuyên làm ăn phát đạt.
Một loạt câu hỏi được đặt ra: Phải chăng
Phạm Chuyên đã quay về? Người ngồi trong bụi rậm chính là hắn? Việc
Phạm Ốc tự nhận là người ở bụi cây dọa bà Trới là một trò đánh lạc hướng
điều tra của công an và để dập tắt mọi sự nghi ngờ?
Một báo cáo khẩn cấp của Công an Hồng
Quảng gửi về Bộ Công an. Sau khi nhận được chỉ thị của Bộ, một đội trinh
sát tinh nhuệ bí mật triển khai bám sát những thành viên trong gia đình
Phạm Ốc và theo dõi những biến động khả nghi ở vùng lân cận.
Đêm 6/6/1961, phát hiện Phạm Đắc, em
ruột Phạm Chuyên, xách một túi vải đi về thị xã Quảng Yên với nhiều dấu
hiệu nghi vấn, tổ công tác quyết định bắt Phạm Đắc đưa về Đồn Công an
Quảng Yên. Tại đây, khi khám xét chiếc túi đã thu giữ một máy phát tin,
một gói cơm nếp và một số thực phẩm. Đấu tranh ngay trong đêm, Đắc khai
chiếc máy này là của Phạm Chuyên, chiếc thuyền nan mà người dân xã Tiền
An phát hiện thấy ở bờ biển chính là thuyền của Chuyên.
Kế hoạch vây bắt Phạm Chuyên được vạch
ra. Khuya 11/6/1961, đồng chí Nguyễn Minh, Trưởng Ty Công an Hồng Quảng
đã chỉ huy tổ trinh sát đặc nhiệm bí mật bắt Phạm Chuyên ngay tại nhà.
Khám nhà, công an thu được 19 bộ lốc mã giấu trong cót thóc. Mở rộng
diện đấu tranh, ta thu được trọn bộ điện đài vô tuyến điện gồm một máy
thu, một máy phát và một máy phát điện quay tay.
Từng làm công an và lại được CIA đào tạo
bài bản nên những ngày đầu bị bắt, Phạm Chuyên kiên quyết không khai và
giở nhiều thủ đoạn để đối phó với cán bộ điều tra. Sau khi nhận báo cáo
của Công an Hồng Quảng, đồng chí Nguyễn Tài, lúc đó là Cục trưởng Cục
Bảo vệ Chính trị (đồng chí Nguyễn Tài sau này là Thứ trưởng Bộ Công an,
rồi chuyển sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan), trực tiếp xuống
Hồng Quảng.
Sau những cuộc trò chuyện với Phạm
Chuyên, Cục trưởng Nguyễn Tài nhận ra một điều Phạm Chuyên là kẻ tráo
trở nhưng lại rất thương mẹ, thương em, vì vậy cùng với việc thuyết phục
Phạm Chuyên, Cục trưởng Nguyễn Tài cũng chỉ đạo phải làm tốt chính sách
với với gia đình Phạm Chuyên. Vì vậy mà sau vài lần nói chuyện với Cục
trưởng Nguyễn Tài, cùng với sự tác động của các cán bộ an ninh, Phạm
Chuyên mới khai lại toàn bộ.
2. Trong bản báo cáo
ngày 5/7/1961 có đóng dấu "tối mật" của Sở Công an khu Hồng Quảng đã
trình bày lại toàn bộ quá trình trốn vào Nam của Phạm Chuyên như sau:
Ngày 25/6/1959, sau khi được Tòa án nhân dân huyện Yên Hưng cho về viết kiểm thảo, Phạm Chuyên quyết định bỏ trốn.
Ban đầu Chuyên lên Hà Nội rồi mua vé xe
khách đi vào Vinh. Từ Vinh, Chuyên đi theo đường số 8 lên biên giới rồi
vượt biên sang Lào. Sang Lào, sau khi được tiếp nhận, Chuyên được đưa về
Savanakhet để thẩm vấn. Sau 9 tháng ở Lào và qua nhiều vòng thẩm vấn,
Chuyên được đưa về trung tâm tiếp đón đồng bào vượt tuyến ở Sài Gòn.
Tháng 5/1960, sau khi trải qua nhiều vòng thẩm vấn, Chuyên đề đạt nguyện
vọng được có một việc làm để sinh sống, khi nào cần sẽ tình nguyện về
miền Bắc làm việc, nếu không xin cứ cho nằm lại ở trung tâm.
Công việc mà Chuyên được Sở Nghiên cứu
chính trị giao cho làm sau đó là đi nói chuyện ở một số địa phương với
nội dung xuyên tạc về chính sách thuế nông nghiệp, hợp tác xã ở miền
Bắc.
Sau vài tháng đi nói chuyện, một ngày
đầu tháng 9/1960, một người tên là Phan đến gặp Chuyên. Phan giới thiệu
là nhân viên của Sở Nghiên cứu chính trị thuộc Phủ Tổng thống (thực chất
là cơ quan tình báo, phản gián chiến lược của chính quyền VNCH được
thành lập năm 1956 do Trần Kim Tuyến làm giám đốc. Sở này có nhiệm vụ
điều tra, thu thập tin tình báo chiến lược về mọi mặt; tổ chức, chỉ huy
các hoạt động gián điệp tại Bắc Việt, bảo vệ an ninh nội bộ…).
Câu chuyện của Phan vẫn chỉ xoay quanh
việc Chuyên vượt tuyến, việc Chuyên từng học điện đài thời Pháp thuộc.
Cuối cùng, Phan mới lật bài ngửa với Chuyên khi hỏi thẳng có dám mạo
hiểm trở lại miền Bắc không. Sau khi Chuyên đồng ý, Phan hẹn lần sau sẽ
gặp để bàn tiếp công việc.
Vài ngày sau, Phan lại tới và yêu cầu
Chuyên tự viết bản kế hoạch hoạt động khi quay trở lại miền Bắc. Chuyên
lập tức viết một bản kế hoạch, trình bày chi tiết từ kế hoạch vượt tuyến
trở lại miền Bắc, tới phương pháp gây dựng cơ sở khi ra Bắc, cách thức
lãnh đạo đấu tranh, phương tiện liên lạc để cung cấp tin cho trung tâm ở
Sài Gòn và cả dự trù kinh phí hoạt động… Cầm bản kế hoạch này, Phan ra
về và hẹn sẽ gặp lại sau khi nghiên cứu.
Một buổi chiều giữa tháng 9/1960, Phan
quay trở lại gặp Chuyên và đưa Chuyên đến khách sạn Majestic để gặp một
người Mỹ. Người Mỹ này lại hỏi Chuyên những câu hỏi mà Phan đã hỏi nhiều
lần; gã người Mỹ còn hỏi Chuyên về ấn tượng với chính thể miền Nam rồi
sau đó câu chuyện kết thúc. Một tuần sau, Phan lại đưa Chuyên đến gặp gã
người Mỹ nhưng địa điểm là ngôi biệt thự trên một con phố. Gã người Mỹ
lại đặt những câu hỏi trắc nghiệm tâm lý. Khi kết thúc, gã nói với
Chuyên rằng "cán bộ của chính phủ sẽ gặp ông nữa. Riêng tôi, chúc ông
thành công".
3. Đó là nội dung Phạm
Chuyên khai vào tháng 6/1961. Mấy chục năm sau, trong cuốn sách "Cuộc
chiến bí mật - Hồ sơ Lực lượng đặc biệt Quân đội VNCH" của dịch giả,
giáo sư Vũ Đình Hiếu (Giáo sư Vũ Đình Hiếu là một cựu biệt kích quân
đội VNCH, sang Mỹ năm 1975, đi học trở lại, sau này trở thành giáo sư
chuyên ngành Công nghệ thông tin, từng giảng dạy các trường đại học ở
bang Texas - (Mỹ), căn cứ vào những tài liệu đã giải mã của Lầu Năm Góc
cũng đề cập tới việc CIA và tình báo VNCH tuyển chọn Phạm Chuyên, trong
đó có nhắc tới 2 người đã thẩm vấn và đào tạo Chuyên, đó là Trung úy Đỗ
Văn Tiên, nhân viên của Phòng 45 và Edward Reagan, nhân viên CIA.
Phòng 45 là mật danh của Phòng Bắc
Việt, trực thuộc Phòng Liên lạc Phủ Tổng thống VNCH, thực chất là một
đơn vị tình báo do CIA lập ra vào cuối năm 1958 gồm 12 sĩ quan người
Việt cấp bậc từ thiếu úy đến trung úy. Tất cả những người này đều do CIA
tuyển chọn và đào tạo về nghiệp vụ tình báo, tác chiến, phương thức phá
hoại và chỉ huy đường dây tình báo.
"Phòng 45 lập kế hoạch 5 năm để xâm nhập
vào vùng hậu phương mà đối phương kiểm soát rất chặt chẽ. Lần này Phòng
Liên lạc Phủ Tổng thống giao trách nhiệm cho Trung úy Đỗ Văn Tiên (mật
danh Francois) phái một điệp viên đơn tuyến xâm nhập miền Bắc. Francois
tìm được một người thích hợp là Phạm Chuyên, nguyên là một đảng viên
biến chất, quê ở tỉnh Quảng Ninh. Chuyên bị vợ bỏ nên anh ta di cư vào
Nam.
Thoạt đầu Phạm Chuyên từ chối, mặc dù
Trung tá Lê Quang Tung đã cho đàn em theo dõi, dụ dỗ suốt nửa năm trời.
Trung úy Tiên (Francois) buộc phải cộng tác với một nhân viên CIA là
Edward Reagan tìm cách thuyết phục Chuyên. Sau hơn 6 tháng CIA trổ tài,
Phạm Chuyên nhận lời. Anh ta được đưa ra Nha Trang để làm kỳ trắc nghiệm
tâm lý. Chuyên đạt điểm xuất sắc trong kỳ trắc nghiệm.
Sau đó, Chuyên còn phải trải qua hai kỳ
khảo nghiệm nữa, một ở Sài Gòn và một ở Nha Trang. Tiếp theo CIA huấn
luyện cho Chuyên 6 tháng về kỹ năng truyền tin. Trong lúc Chuyên được
huấn luyện các kỹ năng thì Trung úy Tiên và Reagan bận rộn phác thảo kế
hoạch đưa điệp viên xâm nhập miền Bắc…".
Nhưng, đây là chuyện của mấy chục năm
sau, khi các hồ sơ đã được giải mật. Còn vào thời điểm năm 1961 thì CIA
vẫn chắc mẩm rằng đã thành công khi đưa được Phạm Chuyên trở lại miền
Bắc an toàn…
(Còn tiếp)
CIA bị xỏ mũi thế nào trong vụ điệp viên Phạm Chuyên? (Kỳ 2)
-
Đời sống & Pháp luật
CIA
Hơn 300 mật điện của Phạm Chuyên gửi về trung tâm là những tin tức
gì? Vì sao Phạm Chuyên đột ngột mất tích năm 1970? Những điều đó chỉ có
thể được lý giải trong hồ sơ an ninh của công an Việt Nam.
Lên bờ và bị bắt
Ngày 4/4, Phạm Chuyên bơi một chiếc thuyền nhỏ từ tàu Nautilus 1 vào bờ. Những sĩ quan tình báo
Sài Gòn tin rằng cần phải chờ một vài tuần cho Chuyên ổn định vỏ bọc.
Nhưng họ không biết rằng ngày 19/4 có vài ngư dân đã phát hiện ra chiếc
thuyền mà Chuyên dùng để bơi từ tàu Nautilus 1 vào bờ. Công an liền vào
cuộc điều tra ai là chủ nhân chiếc thuyền tại làng chài nhỏ bé quê
Chuyên. Không có ai nhận là chủ nhân, cuộc điều tra được mở rộng ra toàn
bộ bãi biển.
Trưởng
Ty Công an Quảng Ninh nghi ngờ có biệt kích xâm nhập nên thảo ngay một
kế hoạch khám xét khu vực làng chài, đặc biệt đối với những gia đình có
người di cư vào Nam hoặc từng có thân nhân làm việc cho Pháp trước đây.
Đúng
thời gian đó, một cụ già báo cho Công an Quảng Ninh rằng có người lạ
tìm cách giấu mặt đang sống trong một căn lều gần bãi biển. Cụ già còn
cung cấp thêm, có người trong làng chài khoe một cây viết bis, vật ít
thấy ở miền Bắc khi đó.
Với
những thông tin thu thập được, công an theo dõi căn nhà của gia đình
Phạm Chuyên. Ngày 11/6 công an Quảng Ninh bắt giữ Phạm Độ trong khi anh
ta đem đồ tiếp tế vào rừng cho Chuyên. Ngày 17/6 thì Chuyên bị bắt cùng
với máy truyền tin và bản mật mã.
Lựa chọn của Hà Nội
Trước
sự việc bắt được tên gián điệp Phạm Chuyên, ta có hai lựa chọn. Hoặc là
công bố và đưa ra xét xử Phạm Chuyên hoặc là khống chế và sử dụng hắn
để tương kế tựu kế với địch. Cuối cùng ta chọn cách thứ 2. Tuy nhiên,
Phạm Chuyên là một kẻ ngoan cố.
Trong
hồ sơ của an ninh ta, Phạm Chuyên sinh năm 1922 tại Tiền An, Yên Hưng,
Quảng Ninh, từng hoạt động trong Thanh niên Cứu quốc và một số tổ chức
đoàn thể. Năm 1947 bị Pháp bắt giam 3 tháng rồi về nhà dạy học và liên
lạc với với cách mạng tiếp tục thoát ly công tác. Từ 1948 đến 1957
Chuyên tham gia nhiều công tác khác nhau nhưng bản tính tự cao tự đại
nên hay vi phạm đạo đức và làm mất đoàn kết nội bộ. Sau khi bố Chuyên tự
tử vì bị nghi oan, Chuyên bất mãn trở về địa phương và tháng 6/1959 thì
trốn vào Nam.
Qua
lời khai của Chuyên, ta còn biết rằng trước khi được đào tạo trở thành
điệp viên, Chuyên đã nhiều lần được cơ quan đặc biệt Mỹ - Sài Gòn đưa đi
dự các cuộc mít tinh để phát biểu đả kích chế độ miền Bắc và tuyên
truyền cho chúng.
Là
người khá thông minh lại từng tham gia nhiều công tác cách mạng, Chuyên
không chỉ ngoan cố mà còn có nhiều biện pháp đối phó với cơ quan điều
tra. Để đấu tranh với Chuyên, Bộ Công an đã thành lập chuyên án mang bí
số BK63 nhằm khai thác Chuyên để đấu tranh với địch.
Cuốn
Giải mã hồ sơ mật của Nxb Lao Động cho biết chi tiết: Thực hiện lệnh
của Bộ Công An, đồng chí Nguyễn Tài – Cục trưởng cục K61 đã trực tiếp về
Quảng Ninh chỉ đạo quá trình xét hỏi, thuyết phục Chuyên tự nguyện cộng
tác để chuộc tội. Căn cứ điều kiện thực tế và yêu cầu đấu tranh, Bộ
quyết định lập chuyên án, đặt bí số là BK63, sử dụng Chuyên để bí mật
chiến đấu với trung tâm địch.
CIA bị dắt mũi ra sao?
Sau
gần 2 tháng đấu tranh, cuối cùng Phạm Chuyên đã đầu hàng, chịu chấp
nhận hợp tác với ta và đánh về Sài Gòn bức mật điện đầu tiên kể từ khi
bị bắt. Bức điện này đã được nói tới trong kỳ trước. Điều đó cũng lý
giải vì sao Sài Gòn đã không liên lạc được với Chuyên trong gần 2 tháng.
Lần
gửi điện này đã mở ra một chiến dịch đấu trí 10 năm liên tục giữa ngành
phản gián của ta với CIA và tình báo Sài Gòn. Theo thống kê của lực
lượng an ninh ta, trong quãng thời gian đó, chúng ta đã lợi dụng Phạm
Chuyên để dụ quân Mỹ phải bộc lộ các điệp viên hoạt động dưới vỏ bọc là
thuyền viên của nước thứ 3 cập cảng Hải Phòng và những đầu mối gián điệp
chúng cài lại ở Hải Phòng, Quảng Ninh.
Ta
cũng đã dụ đối phương tiếp tế cho Phạm Chuyên 6 lần bằng cả đường biển
và đường không, thu được nhiều phương tiện hoạt động gián điệp, vũ khí,
thuốc men và tiền, vàng. Quan trọng hơn, qua Phạm Chuyên, ta đã câu nhử
và bắt được nhiều toán gián điệp khác của Sài Gòn xâm nhập Quảng Ninh,
Bắc Giang, Hà Giang nhằm phối hợp với Phạm Chuyên. Đối với các toán bị
bắt ở Bắc Giang ta mở chuyên án Eagle (Đại bàng) còn toán bị bắt ở Hà
Giang ta mở chuyên án Red Dragon (Rồng đỏ) để đấu tranh song song với BK
63.
Sau
sự kiện Tết Mậu Thân 1968, tình báo Sài Gòn có ý rút Phạm Chuyên cùng
các điệp viên trong Eagle và Red Dragon về Sài Gòn để củng cố. Lãnh đạo
Bộ Công an tổng kết quá trình đấu tranh thấy những nhiệm vụ cơ bản đã
đạt được, quyết định cho kết thúc chuyên án. Ba chuyên án kết thúc theo 3
hình thức: Chuyên án Eagle (Bắc Giang) ta cho báo cáo về trung tâm vì
rừng núi bao la, đường xa không thể rút bằng đường bộ nên cả toán đề
nghị giải tán nương nhờ cơ sở, khi trung tâm có điều kiện sẽ ra đón.
Chuyên án Red Dragon ta đưa tin công khai ngày 1/10/1969 bắt một toán
gián điệp biệt kích và cho ngừng liên lạc.
Còn
chuyên án BK63 đầu năm 1970 ta cho Phạm Chuyên trở vào nam bằng cách đi
bộ vượt giới tuyến đến khu vực Vĩnh Linh làm mất liên lạc. Tổng cộng
trong 10 năm đấu tranh, ban chuyên án đã 13 lần vượt qua sự kiểm soát
của an ninh đối phương, cung cấp hơn 300 tin giả, câu nhử bắt hàng chục
tên gián điệp, biệt kích. Thu giữ tàu địch và hàng tấn vũ khí mà chúng
tiếp tế cho BK63 để kịp thời chuyển vào chiến trường miền Nam đánh Mỹ.
Mặc dù trong thống kê không nêu cụ thể, song ta có thể đoán rằng chiếc
Nautilus 1 sau khi chở đồ tiếp tế cho Chuyên đã bị ta bắt sống và thu
giữ.
Thắng
lợi của chuyên án BK63 là một chiến công lớn của ngành an ninh ta. Chỗ
đặc biệt của nó là cho đến sau chiến tranh, nhiều sĩ quan tình báo đối
phương vẫn còn chưa thể nói chắc được Phạm Chuyên là thế nào. Cựu tình
báo Mỹ Sedgwick Tourison thú nhận: “Điệp viên ARES. Tôi biết anh ta quá
đi chứ, tôi đã nghiên cứu hồ sơ của anh ta, anh ta có nhiều tên nhưng
tên thật là Phạm Chuyên. Chúng tôi tuyển mộ và đưa anh ta quay trở lại
Bắc Việt Nam năm 1961. Anh ta vẫn giữ liên lạc với chúng tôi ít ra là
cho đên năm 1969 và tôi không biết rõ là anh ta hoạt động cho chúng tôi
hay hoạt động cho Bắc Việt?”
(Hết)
Trần Vũ
Nhận xét
Đăng nhận xét