Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

BẠN BIẾT CHƯA? 32

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xã hội phong kiến với những luật tục khắt khe đã sản sinh ra những cách tử hình vô cùng dã man.
    Voi giày
    Hình phạt voi giày là một hình phạt có từ hàng ngàn năm ở các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại Ấn Độ. Voi được sử dụng là voi châu Á được huấn luyện thuần thục. Hình phạt này áp dụng cho các tử tội, thường là phạm tội nặng với triều đình hoặc được sử dụng như một cách thức trả thù của vua đối với những người ủng hộ phe chống lại vua như vụ nữ tướng Bùi Thị Xuân của Quang Trung bị Nguyễn Ánh áp dụng hình phạt này.
    Những án tử hình dã man nhất trong lịch sử
    Tội phạm bị trói tay chân rồi cho voi giày đến khi chết
    Nạn nhân bị hành quyết thường bị voi dùng chân dẫm lên cơ thể, dùng vòi cuốn đưa lên cao và quật xuống đất. Người ta có thể điều khiển voi làm cho nạn nhân chết nhanh hoặc chết từ từ để hành hạ. Không chỉ có các nước châu Á áp dụng hình phạt này, La Mã và Carthage cũng áp dụng cho việc xử tử đồng loạt một số đông tù nhân.
    Trong lịch sử Việt Nam, vụ xử lăng trì, voi giày gây chấn động nhất có thể kể đến vụ vua Gia Long “trừng trị” vua quan Tây Sơn… Sách Đại Nam thực lục chính biên chép: Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục. Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt; chưa kể 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì. Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi, đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối. Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày… Một vụ lăng trì nổi tiếng khác là vào năm 1835 những đầu đảng phiến lọan thành Phiên An gồm 6 người bị xử lăng trì…
    Trong lịch sử Trung Quốc có nhiều người bị xử lăng trì, những người nổi tiếng như danh tướng Viên Sùng Hoan thời nhà Minh bị tùng xẻo tới hơn 3.000 nhát dao mới chết còn tên thái giám Lưu Cẩn thì phải chịu đựng tới 3.357 nhát dao mới đứt hơi...
    Tứ mã phân thây
    Còn được biết đến với tên gọi khác là tứ mã phanh thây là một hình phạt thời phong kiến. Đây là hình phạt mà tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Trên ngựa có thể có nài ngựa hoặc không. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng còn không có nài ngựa thì người ta sẽ hét lớn hoặc đánh ngựa để chúng hoảng sợ bỏ chạy. Từ đó bốn sợi dây sẽ kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành năm mảnh gồm đầu, thân và tứ chi. Phạm nhân sẽ bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết.
    Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân. Hình phạt này cũng được áp dụng khá rộng rãi ở một số nước châu Á, châu Âu thời cổ đại, là một niềm khiếp sợ đối với phạm nhân và những người chứng kiến.
    Người từng chịu hình án này trong lịch sử là Kinh Nha. Mang theo một thanh chuỷ thủ tẩm thuốc độc giấu trong tờ bản đồ, Kinh Kha và Tần Vũ Dương vào trong triều đình nước Tần. Tần Vũ Dương mang tờ bản đồ còn Kinh Kha mang đầu Phàn Ư Kỳ. Tần Vũ Dương hoảng sợ biến sắc mặt. Kinh Kha lấy bản đồ trong tay Tần Vũ Dương dâng nộp vua Tần. Khi mở bản đồ Kinh Kha rút thanh chuỷ thủ đâm Tần Thuỷ Hoàng.
    Những án tử hình dã man nhất trong lịch sử
    Tứ mã phân thây là hình phạt vô cùng đau đớn
    Tuy nhiên, việc ám sát không thành Kinh Nha bị liệt vào tội khi quân và phải chịu hình án dã man.
    Lăng trì
    Lăng trì còn được gọi với tên gọi khác là Tùng xảo hay xử bá đao. Đây là hình thức xử tội nhân vào bậc ghê rợn nhất trong các án tử hình. Lăng trì có nguồn gốc từ Trung Quốc, được biết đến từ thời Ngũ đại Thập quốc (năm 907 đến 960), nó dần dần lan rộng dưới triều đại nhà Tống và triều đại Mãn Thanh.
    Dưới chế độ phong kiến, hình thức này cũng được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam  dưới triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức để thi hành đối với những kẻ phản loạn
    Hình thức của hình phạt này vô cũng dã man, phạm nhân sẽ được trói vào cột, đến giờ hành hình, khi hiệu lệnh của nhà quan được đưa ra bằng một tiếng trống hay thẻ bài, đao phủ sẽ thực hiện công việc của mình đối với phạm nhân, đó là xẻo  một miếng thịt trên cơ thể phạm nhân xong lại dừng lại chờ tiếp hiệu lệnh tiếp theo. Trước khi bị xẻo những vùng thịt ở vai, đùi, phạm nhân sẽ bị xẻo những phần nhỏ trước như:  mắt, mũi, tai, lưỡi, ngón tay, ngón chân.
    Những án tử hình dã man nhất trong lịch sử
    Hình phạt lăng trì, phạm nhân sẽ bị xẻo từng miếng thịt cho tới khi chết
    Điều đặc biệt là khi lăng trì, phạm nhân không được sử dụng bất cứ loại thuốc có tác dụng giảm đau nào, do vậy phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng. Thậm chí, đao phủ trong quá trình hành hình không được phép để cho phạm nhân chết quá nhanh chóng mà phải sau bao nhiêu miếng xẻo thịt thì phạm nhân mới được phép chết. Thịt của phạm nhân sau khi được xẻo ra sẽ được trưng bày nơi đông người qua lại nhằm mục đích dăn đe những kẻ có âm mưu nổi loạn, phản động.
    Đây cũng là hình thức ghê rợn vào bậc nhất trong các án tử hình, phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng, có trường hợp xẻo tróc nửa phần thịt trên cơ thể mà phạm nhân vẫn còn giãy dụa gào thét. Mức độ tàn bạo của nó thì không có gì có thể sánh nổi.
    Trong lịch sử Việt Nam, Lê Văn Khôi cũng phải nhận án lăng trì khi nổi dậy khởi nghĩa chống quân Minh Mạng diễn ra từ năm 1833 đến năm 1835. Không chỉ Lê Văn Khôi mà ngay cả con trai của ông – Lê Văn Cù cũng phải nhận án tử khi cậu bé mới chỉ 8 tuổi.
    Chu di tam tộc
    Hình phạt tru di tam tộc được áp dụng cho những tội phạm khi quân, phản quốc. Theo hình phạt này, 3 họ của người phạm tội là: họ cha, họ mẹ và họ vợ (hoặc họ chồng) sẽ bị xử tử.
    Những án tử hình dã man nhất trong lịch sử
    Chu di tam tộc là bán án tử hình đáng sợ nhất 
    Khi một người phạm tội bị kết án tru di tam tộc, những người trong cả 3 họ của người đó từ trẻ đến già đều bị diệt . Họ nhà mẹ và họ nhà vợ trong trường hợp này bao gồm cả họ hàng của mẹ kế và vợ lẽ cũng không loại trừ. Kể cả trong trường hợp chính những người mẹ, mẹ kế và những người vợ lẽ của người đó đã qua đời trước khi kết án thì họ hàng của họ vẫn phải thụ án. Do đó trong lịch sử, khi xảy ra án tru di tam tộc, thường có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người mang nhiều họ bị giết một lúc. Nhiều người có quan hệ họ hàng khá xa với người phạm tội cũng bị giết cùng. Vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam chính là Vụ án Lệ Chi Viên mà Nguyễn Trãi, công thần khai quốc nhà Hậu Lê bị kết án giết vua Lê Thái Tông.
    Để tránh tai hoạ, những người cùng trong họ may mắn thoát nạn thường phải chạy đi nơi xa, mai danh ẩn tích, đổi sang họ khác. Sự truy nã của triều đình phong kiến đối với những người này kéo dài nhiều năm và chỉ dừng lại khi có lệnh cải chính chính thức của triều đình. Vì vậy có những trường hợp trốn tránh sau nhiều năm vẫn bị bắt giết. Điển hình là trường hợp cha con Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Đâu - con và cháu của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, dù nhà Tây Sơn đã mất năm 1802 nhưng họ vẫn bị nhà Nguyễn bắt và xử chém năm 1831 để đề phòng phản loạn chống triều đình, báo thù cũ.
    Trong hàng nghìn năm xã hội loài người chưa tiến đến văn minh, còn có rất nhiều hình phạt tàn độc khác nữa như ném đá tới chết, lột da, xiết đai diêm vương, chặt ngang lưng, tự rạch bụng, bị ép phải đấu gươm, đấu súng... Cùng với sự tiến bộ của loài người, công lý cũng được thực thi một cách nhân đạo hơn.
    Cung hình
    Những án tử hình dã man nhất trong lịch sử
    Người phạm tội sẽ bị cắt bộ phận sinh dục
    Là một hình phạt thời phong kiến, đối tượng phạm tội bị cắt bộ phận sinh dục. Tuy kết cục của hình phạt này đa số không phải là cái chết nhưng là một đòn cực hiểm độc đối với thần kinh và tâm lý, có thể khiến người bị cung hình mãi mãi về sau sống trong sự hoảng loạn, sợ hãi, nhục nhã và ức chế.
    Trong lịch sử Trung Hoa, Tư Mã Thiên phải chịu hình phạt cung hình. Sử gia Tư Mã Thiên khi nghĩ lại giây phút bị cung hình đã cay đắng viết: "Mỗi khi nghĩ đến nỗi nhục đó thì mồ hôi ướt đầm áo, nghĩ mình chỉ đáng canh cửa cho đàn bà hay tốt hơn là nên ẩn thân vào nơi sơn cùng thuỷ tận".
    Đóng cọc xiên người
    Những án tử hình dã man nhất trong lịch sử
    Bản án này được ưa chuộng ở Trung Quốc
    Án hình này lại cực kỳ được ưa chuộng ở Lã Mã, Trung Quốc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng một số quốc gia châu Âu và châu Á khác thời Trung Cổ. Thiết bị hình này là một cây sắt nhọn được dùng để đâm phạm nhân từ dưới đâm lên đến miệng, sau đó họ bị đưa vào một cái huyệt riêng rồi để mặc họ chờ cái chết đến sau vài giờ hay vài ngày trong tột cùng đau đớn. 
     Nguyệt San

    Những án tử hình tàn khốc dành cho quan chức Triều Tiên
    10:55am, 01/08/2013
      Ở Triều Tiên, nhiều quan chức đã bị xử tử hình một cách tàn khốc chỉ vì những tội danh rất khó hiểu.
      Tội gì cũng có thể bị xử bắn
      Ở Triều Tiên có 19 loại tội có thể tử hình. Ngoài 17 tội trạng được quy định trong bộ luật hình sự thì “phản quốc” và “phản bội dân tộc” cũng là lí do chính đáng của tội tử hình. Ngoài ra có rất nhiều tội trạng có “ghi chú” với nội dung sẽ tử hình nếu tình tiết nghiêm trọng dù chỉ là những tội như buôn lậu, làm tiền giả...
      Với các quan chức cấp cao thì “thất bại trong cải cách” hay “tham ô” đều có thể là lí do đưa họ ra pháp trường. Đặc biệt, ở Triều Tiên, bất kính, xúc phạm lãnh tụ cũng có thể bị tử hình.
      Tóm lại, không ai biết rõ tổng cộng chi tiết có bao nhiêu loại tội sẽ tử hình, chỉ biết rằng xử bắn là việc thường thấy ở Triều Tiên. Triều Tiên cũng là một trong số ít những nước còn lại trên thế giới áp dụng xử bắn công khai.
      Cải cách tiền tệ thất bại, Bộ trưởng bị bắn vì… là con địa chủ
      Tháng 11/2009, Triều Tiên tiến hành cuộc cải cách tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 1959. Nhưng sau cuộc cải cách, toàn bộ thị trường Triều Tiên tê liệt, giá cả nội địa tăng chóng mặt. Nội bộ Triều Tiên đổ trách nhiệm và chỉ trích lẫn nhau kịch liệt.
      Ông Pak Nam Gi (người được khoanh đỏ) bị tử hình vì là con địa chủ.
      Bộ trưởng Bộ kế hoạch Tài chính lúc bấy giờ Pak Nam Gi bị cách chức, và bị nhiếc móc nặng nề trong cuộc “đại tranh luận Trung ương Đảng”. Sau đó ông bị khép vào tội “con trai địa chủ, xâm nhập vào hàng ngũ cách mạng” và bị xử tử hình.
      Anh hùng dân tộc cũng bị tử hình bằng 99 phát đạn
      Thượng tướng Ryu Kyong là người từng được coi là anh hùng dân tộc, khi ông này đứng sau lên kế hoạch cho vụ bắt giữ hai nữ phóng viên Mỹ ở khu vực sông Tumen biên giới Trung Quốc. Đây là vụ việc đã khiến cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton phải đích thân tới Triều Tiên để làm cái việc mà báo chí nước này mô tả là “cúi đầu xin lỗi” trước lãnh tụ Kim Jong Il. Công lao của Ryu Kyong khiến ông ngay lập tức được phong liền 2 danh hiệu anh hùng dân tộc.
      Tháng 11/2010, Ryu Kyong được cử làm đại diện cấp cao của Triều Tiên cùng Hàn Quốc hội đàm bí mật sau sự kiện nã pháo ở đảo Yeonpyeong. Lúc đó hai bên đã đạt được thỏa thuận sơ bộ, đồng thời hướng tới một cuộc hội đàm cấp cao.
      Những tưởng sẽ được thưởng công, nhưng bất ngờ thay, khi về nước, Ryu Kyong bỗng bị kết tội “tiết lộ bí mật quốc gia” cùng một loạt tội danh như nhận hối lộ, kiếm tiền phi pháp. Báo chí Triều Tiên viết rằng trong lúc Ryu Kyong đi hội đàm, chính quyền đã tịch thu được một lượng tiền cực lớn trong nhà ông. Vị anh hùng dân tộc bỗng chốc trở thành kẻ phản quốc, bị xử bắn công khai bằng 99 viên đạn liên tiếp trước sự chứng kiến của nhiều quan chức cấp cao khác. Những người này sau đó còn bị buộc phải viết lời nhận xét đi kèm lời thề trung thành với đất nước.
      Không rõ nguyên nhân sâu xa đằng sau vụ tử hình Ryu Kyong là gì. Chỉ có một số nguồn tin trên báo chí nước ngoài đồn đoán rằng đó là một vụ thanh trừng nội bộ.
      Tử hình bằng đạn pháo để “sợi tóc tử tội cũng không còn”
      Sau khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền, các vụ tử hình quan chức cấp cao ở Triều Tiên không những không giảm đi mà có vẻ còn có xu hướng tăng lên.
      Trong thời gian quốc tang cha mình, Kim Jong Un đã tử hình khoảng 10 cán bộ cao cấp của quân đội Triều Tiên
      Báo chí Hàn Quốc đưa tin, ngay trong thời gian quốc tang cha mình, Kim Jong Un đã ra lệnh tử hình Thứ trưởng Quốc phòng và khoảng 10 nhân vật có tên tuổi khác trong quân đội vì “vi phạm kỷ luật”, “bất kính” trong tang lễ lãnh tụ Kim Jong Il. Thậm chí Thứ trưởng Quốc phòng Kim Chol còn bị tử hình bằng đạn pháo, với phán xét “không được để sót lại dù một sợi tóc của tử tội” chỉ vì ông này uống rượu và cười cợt trong thời gian tang lễ.
      Tuy nhiên, phía Triều Tiên chưa bao lên tiếng xác nhận hoặc phủ nhận những thông tin này.
      Theo Trí Thức Trẻ
       
      Ba người lĩnh án tử hình trong vụ cướp 1000 lượng vàng
      08:15am, 24/05/2013
        Cho rằng hành vi mang súng đi giết người và cướp lượng tài sản rất lớn của Tiệm và đồng bọn là tàn ác, mất hết nhân tính, tòa án đã áp dụng hình phạt cao nhất với 3 bị cáo tham gia băng cướp 1.000 lượng vàng.
        Ngày 23/5, TAND TP HCM đã tuyên phạt tử hình Huỳnh Minh Tiếm (54 tuổi), Lê Anh Kiệt (49 tuổi) và Nguyễn Văn Nhã (56 tuổi) cùng về các tội Giết người, Cướp tài sản, Tàng trữ, sử dụng và Mua bán trái phép vũ khí quân dụng. Hai bị cáo khác phải nhận mức án từ 15 năm đến tù chung thân về các tội danh trên. Tòa cũng buộc nhóm này phải bồi thường 33 tỷ đồng cho các bị hại.
        Ngoài các bị cáo tại toà, 2 đồng phạm khác trong băng nhóm này đã chết do bệnh lý. Ảnh: H. D.
        Ngoài các bị cáo tại tòa, 2 đồng phạm khác trong băng nhóm này đã chết do bệnh lý. Ảnh: H. D.
        Theo HĐXX, các bị cáo đã sử dụng trái phép vũ khí quân dụng để giết người một cách tàn ác và lạnh lùng khi đi cướp tài sản. Dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng nên phải áp dụng mức án nghiêm khắc.
        Tiếm và Kiệt kết thân với nhau trong thời gian thụ án tại trại giam Bình Phước. Sau khi ra tù, tháng 10/2001, Tiếm từ Tây Ninh lên TP HCM rủ Kiệt và một số đàn em đi cướp tiệm vàng. Để thực hiện âm mưu, chúng chung tiền mua 2 khẩu súng.
        Theo kế hoạch, chiều 7/11/2001, chúng đến tiệm vàng Thanh Tâm tại thị trấn Củ Chi (TP HCM) phục sẵn. Tối cùng ngày, khi thấy vợ chồng chủ cửa hàng xách túi vàng và tiền về nhà, Kiệt rút súng bắn sau đó cả bọn xông vào tấn công. Nhiều nhân viên của tiệm vàng cùng có mặt nhưng không làm gì được vì chúng liên tục xả súng. Phi vụ trót lọt, Tiếm và đồng bọn cướp được 200 lượng vàng 18k và 24k, 30 triệu đồng, 500 USD và 210.000 yên Nhật.
        Trong một vụ cướp khác vào ngày 2/10/2004, Tiếm và đồng bọn đã bắn chết ông Doãn Mỹ, chủ tiệm vàng Kim Thanh ở chợ Phạm Thế Hiển, quận 8 (TP HCM). Lần đó, cả bọn cướp được 50 lượng vàng, 150 triệu đồng và hơn 10.000 USD.
        Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2000 đến 2005, băng nhóm của Tiếm còn thực hiện trót lọt 6 vụ cướp khác trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long. Tổng cộng, chúng cướp được gần 1.000 lượng vàng và hàng trăm triệu đồng. Sau mỗi phi vụ, Tiếm và Kiệt chỉ chia cho đồng bọn một phần nhỏ số tài sản cướp được.
        Theo Hải Duyên (Vnexpress)
         
        Xin lĩnh án tử hình vì lỡ “dạy dỗ” người yêu... đến chết
        23:52pm, 27/12/2012
          Do ghen tuông và tức giận khi thấy người yêu dùng ma túy, hắn “dạy dỗ” cô gái bằng trận đòn chí mạng.
          Ngày Nguyễn Xuân Khánh bị bắt, mẹ hắn khóc hết nước mắt. Nhớ ngày nào, nhìn đứa con từng sa ngã, từ bỏ được bóng tối để làm lại cuộc đời, trở thành một người tử tế, bà đặt biết bao hy vọng.
          Bi cáo Khánh tại phiên xử lưu động.
          Thế nhưng, cách đây chừng một năm, hắn đã gây ra một tội lỗi kinh hoàng, khi ra tay đánh đập chính người yêu của mình, cho đến khi cô gái trẻ trút hơi thở cuối cùng.
          Đánh người yêu đến chết
          Nhiều người nói rằng, hàng loạt những sai lầm mà Khánh mắc phải trong đời, không thể không có trách nhiệm của các bậc phụ huynh. Ngay từ lúc nhỏ, Khánh đã được cha mẹ chiều chuộng, nâng niu. Lớn lên một chút, hắn bắt đầu thích chơi hơn thích học và nhanh chóng bị bạn bè lôi kéo vào các tệ nạn.
          Mười bốn buổi, để bạn bè khỏi chê là “gà”, suốt ngày bám váy mẹ, hắn cố gắng tìm mọi cách để chứng tỏ mình, để mọi người xung quanh nhìn mình với con mắt khác. Thấy bạn bè uống rượu, hắn cũng uống. Thấy bạn bè hút thuốc, để nâng cao sĩ diện, hắn cũng học theo.
          Mỗi lần hút như vậy, hắn lại có cảm giác đê mê, thích thú. Chính hắn không thể ngờ rằng, thứ mà hắn đang hút không phải là thuốc lá bình thường mà là thuốc phiện.
          Cha mẹ Khánh ham lo làm ăn, nên cũng không để y nhiều đến con. Vả lại, ông bà vẫn hoàn toàn tin tưởng vào cậu quý tử, tuổi còn nhỏ, chưa biết gì để phải lo lắng.
          Để có tiền mua thuốc phiện, thỏa cơn nghiện, mỗi ngày, hắn lại “chôm” của mẹ một ít tiền. Do gia đình làm ăn buôn bán, vốn ra vốn vào không phải là nhỏ nên mất vài ba chục ngàn mỗi ngày cũng chẳng khiến bố mẹ Khánh mảy may nghi ngờ.
          Tuy nhiên, cái bọc lâu ngày cũng lòi ra. Hàng ngày, thấy Khánh “đù đờ”, lại thường xuyên có biểu hiện khác thường, bố mẹ Khánh bắt đầu lo lắng. Ban đầu, ngỡ con bị bệnh, ông bà dắt con đi khám, mới ngã ngửa khi nghe bác sĩ tuyên bố như sét đánh ngang tai: “Khánh bị nghiện”. Lúc đó, hắn chỉ mới bước sang tuổi 15.
          Kỳ lạ là sau 2 năm ở trong trại cai nghiện, Khánh đã trưởng thành lên rất nhiều, hiểu rõ hơn về giá trị của cuộc sống. Từ ngày trở về nhà, Khánh tu chí làm ăn, giúp bố mẹ rất nhiều việc trong buôn bán. Cuộc sống cứ thế trôi qua, cho đến khi hắn gặp được Trâm Thanh.
          Thanh là cô gái xinh đẹp, làm tiếp thị, hơn Khánh 6 tuổi (Khánh 22 nhưng Thanh đã 28 tuổi). Khánh đã phải lòng Thanh ngày từ cái nhìn đầu tiên. Tìm mọi cách để tiếp cận, tán tỉnh Than nhưng cô chỉ xem hắn như chị em. Nhưng sau đó, trước tình cảm chân thành của hắn, cô đã động lòng và chấp nhận lời yêu.
          Đêm 16/2/2011, cả hai thuê phòng tại một khách sạn trên đường Gò Dầu để nghỉ. Chiều hôm sau, Thanh ghé về nhà mình ( cũng ở Gò Dầu, quận Tân Phú) để thăm mẹ. Đến 21h, cô quay lại khách sạn để gặp người yêu.
          Khoảng thời gian Thanh ra ngoài, Khánh đã tìm mọi cách liên lạc nhưng Thanh lại khóa máy điện thoại. Gọi không được, trong đầu hắn nghĩ ra đủ thứ lý do. Hắn cho rằng, người yêu đang hẹn hò với người đàn ông khác. Cơn ghen ngấm ngầm, rồi bùng lên thành ngọn lửa, đốt cháy mọi sự bình tĩnh, cũng như lý trí của hắn.
          Lúc Thanh trở lại khách sạn, hắn la mắng, tra hỏi. Cô cố gắng phân bua là chỉ về thăm mẹ nhưng Khánh vẫn không tin và luôn mồm cho rằng cô đi với người khác. Trong lúc gây sự, hắn còn đập vỡ chiếc điện thoại của mình.
          Thấy vậy, Thanh bỏ về nhà mẹ ruột. Tại đây, cô hẹn với một nhóm bạn trai, rồi bỏ ra 500.000 đồng mua ma túy (đá) để cả hội sử dụng. Đến hơn 1h sáng, Thanh mới quay lại khách sạn gặp Khánh.
          Đến lúc này, cơn tức giận trong người Khánh bốc lên ngùn ngụt, không gì có thể ngăn nổi. Hắn trả phòng khách sạn rồi cùng Thanh đi bộ về nhà của cô.
          Tại đây, Khánh nhìn thấy nhóm bạn của Thanh, tất cả đều là con trai nên móc dao ra đe dọa. Đồng thời, Khánh liên tiếp tát vào mặt người yêu, yêu cầu phải giải thích mọi chuyện.
          Lúc lên lầu, Khánh thấy các dụng cụ để sử dụng “đá” trong phòng Thanh, tra hỏi thì cô thừa nhận mới dùng ma túy. Nghe vậy, Khánh đánh đập cô một cách dã man. Mặc dù, bạn bè của Thanh ra sức can ngăn, nhưng càng can, hắn càng lồng lộn lên như con thú. Đánh chưa đủ, Khánh còn lôi Thanh xuống lầu bóp cổ, đấm đá đến khi cô bất tỉnh.
          Sau đó, Khánh bỏ đi nhưng sợ có điều không hay xảy ra với người yêu nên hắn đã quay trở lại. Thấy Thanh nằm sõng xoài trên sàn nhà, hắn vội đưa cô đi cấp cứu nhưng Thanh đã chết trước khi tới bệnh viện.
          Lời hối hận muộn màng
          Vào sáng 18/4/2012, Khánh được đưa ra xét xử lưu động tại quận Tân Phú. Ngay từ sáng sớm, rất nhiều người dân đã tụ tập ở đây để xem kẻ giết người phải đền tội.
          Đứng trước vành móng ngựa, Khánh trả lời các câu hỏi của HĐXX một cách gãy gọn. Nhưng cách trả lời của hắn khiến nhiều người tham dự tỏ bức xúc. Có người lên tiếng bảo “Giết người tình một cách dã man, đến khi ra tòa mà mặt vẫn còn trâng tráo, không có vẻ gì là ăn năn hối hận”.
          Khác vẻ mặt lạnh lùng, bình tĩnh bên ngoài, lâu lâu, Khánh lại len lén, đưa ánh mắt ra phía sau để tìm người thân. Nhưng có lẽ vì quá đau khổ, không dám đối diện với mọi người xung quanh nên những người thân của hắn đã không có mặt.
          Trong phiên tòa hôm đó, có một người phụ nữ ngồi lặng im, không nói năng gì giữa hàng trăm con người. Bà lắng nghe từng lời của HĐXX cũng như của kẻ sát nhân. Lâu lâu, bà lại khe khẽ thở dài.
          Mỗi lần nghe Khánh kể lại hành động giết Thanh, người phụ nữ này lại đưa chiếc khăn tay lên thấm những giọt nước mắt. Đó chính là mẹ của người bị hại. Thấy vậy, một người ngồi xung quanh lại vỗ về, động viên bà.
          Trong nước mắt, mẹ Thanh chia sẻ “Mọi chuyện đã qua nhưng có lẽ nó sẽ ám ảnh tôi suốt thời gian còn lại”.
          Theo tìm hiểu của PV, do quá đau khổ khi phải sống giữa căn nhà nhà, nơi đã cướp đi tính mạng của con gái, mẹ Thanh đã bán nhà, dọn đến nơi khác sống.
          Theo những người hàng xóm, mẹ Thanh là người rất tình cảm, gần gũi với những người xung quanh nhưng từ ngày Thanh mất, bà cứ như người mất hồn, như một bóng ma im lặng.
          Tranh thủ giờ nghị án, PV Người đưa tin đã có vài phút ngắn ngủi để trò chuyện với kẻ sát nhân. Khánh bảo, đến bây giờ, đối với hắn, tất cả mọi thứ đều không còn ý nghĩa. Trong thời gian bị giam, hình bóng của Trâm Thanh lúc nào cũng xuất hiện trước mặt hắn.
          Mỗi lần như thế, hắn lại khóc. Hắn đã nghĩ rất nhiều và tự cảm thấy rằng hành động của mình là quá tàn độc. Theo suy nghĩ của hắn, chỉ có mức án tử hình mới thích đáng cho những hành động của mình.
          Đến bây giờ, đang ngồi trước vành móng ngựa, Khánh khẳng định mình vẫn rất yêu Thanh. Hắn sẵn sàng từ bỏ tất cả mọi thứ để trở lại thời gian trước khi xảy ra vụ án. Được làm lại, hắn sẽ không bao giờ có những hành động tồi tệå như vậy.
          Khánh bảo “Chỉ vì cơn giận tức thời, em đã đánh mất cuộc sống của người yêu cũng như của mình. Em hy vọng rằng những bạn còn trẻ có thể giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh để không có hành động sai lầm như em”.
          Trở lại phòng xét xử sau giờ nghị án, HĐXX nhận định: Hành động giết người của Khánh là quá dã man cho nên cần thiết phải áp dụng hình phạt tử hình, loại bỏ khỏi xã hội để làm gương cho kẻ khác.
          Dường như đã đoán trước được mức án dành cho mình, Khánh tỏ ra bình thản khi đón nhận tin này.

          Chỉ muốn khuyên người yêu bỏ ma túy?
          Khi được hỏi, tại sao lại ra tay với người yêu một cách tàn độc như vậy, hắn ngồi lặng yên một lúc rồi nói:
          Chỉ bởi không kìm chế được cơn ghen tức. Mặt khác, trước đây, hắn cũng là một kẻ nghiện ngập, cố gắng lắm mới có thể cai nghiện, làm lại cuộc đời. Vì vậy, hơn ai hết, hẳn hiểu rõ dính vào ma túy là như thế nào.
          Hắn đã nhiều lần khuyên nhủ người yêu đi cai nghiện. Thanh đã hứa, nhưng cuối cùng vẫn không giữ lời. Lúc lên trên lầu thấy các dụng cụ dùng ma túy, trong lòng hắn như có ngọn lửa bùng lên.
          "Tình yêu bất diệt” của người thiếu hiểu biết
          Tuy chuyện của Khánh và Thanh bị gia đình hai bên kịch liệt phản đối nhưng với sức mạnh của tình yêu, cả hai đều bỏ ngoài tai những lời khuyên nhủ cũng như dọa nạt để đến với nhau.
          “Bát đũa còn có lúc va nhau và đôi trẻ cũng vậy”, họ thường nói với nhau như vậy và coi những cuộc cãi vã như “hương vị” để tăng thêm giá trị tình yêu. Vượt qua rào cản gia đình, nhiều nghĩ rằng tình yêu của họ sẽ đơm hoa kết trái, nào ngờ đây mới là điểm khởi đầu cho những bi kịch của đôi trẻ.
          Huy Linh
          * Tên người bị hại đã được thay đổi
           

          Không có nhận xét nào:

          Đăng nhận xét