Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 89

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lễ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại

Sau nghi thức trao ấn kiếm khá đơn giản chiều 30/8/1945, hoàng đế Bảo Đại đã đọc bản Chiếu thoái vị ngay trên tầng 2 của Ngọ Môn.

nha-tho-cu-huy-can-4769-144093-9396-8326
Nhà thơ Cù Huy Cận tại Hội thảo ở Huế năm 2000. Ảnh: Tiến sĩ Sử học Phan Thanh Hải cung cấp.
Trong hai ngày 28-29/7/2000, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị tuồng cung đình Huế". Đây là hội thảo rất đặc biệt của đất cố đô, vì lần đầu tiên cuộc hội thảo tại địa phương lại quy tập được đông đảo nhà quản lý, nhà nghiên cứu về văn hóa, sử học với những cây đại thụ như các giáo sư Trần Văn Khê, Vũ Khiêu, Hoàng Châu Ký, Hoàng Chương, Hoàng Trinh, Nguyễn Lộc, nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm... 
Nhưng một sự kiện đặc biệt khác ở bên lề hội hội thảo đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Đó là việc nhà thơ Cù Huy Cận, vị khách mời danh dự, theo gợi ý của Ban tổ chức, đã mời tất cả đại biểu cùng ông lên tầng 2 của lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn để ôn lại câu chuyện cách đó 55 năm - sự kiện hoàng đế Bảo Đại thoái vị và trao ấn kiếm cho đại diện của chính phủ cách mạng lâm thời.
Ngày đó nhà thơ Cù Huy Cận đã 84 tuổi (sinh năm 1917 nhưng giấy khai sinh đề năm 1919) và vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn. Ông thoăn thoắt trèo lên tầng 2 của Ngọ Môn. Trước sự chứng kiến của đông đảo học giả, nhà thơ đã xúc động kể lại câu chuyện mà ông đã tham gia với tư cách một nhân chứng lịch sử, cũng là một sự kiện đặc biệt của lịch sử cách mạng Việt Nam…
launguphung-5926-1440928825.jpg
Lầu Ngũ Phụng (Ngọ Môn) nơi diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Đại chiều 30/8/1945. Ảnh: Nguyễn Đông.
Theo nhà thơ, với sự vận động và chuẩn bị chu đáo của phía cách mạng thông qua vai trò của Đổng lý Ngự tiền văn phòng Phạm Khắc Hòe, hoàng đế Bảo Đại đã hoàn toàn chấp thuận tham gia lễ thoái vị được tổ chức tại Ngọ Môn trước đông đảo tầng lớp nhân dân.
Ngọ Môn là cổng chính của Hoàng thành Huế, đây là cổng thành to lớn và đẹp nhất của kinh đô Huế do hoàng đế Minh Mạng cho xây dựng từ năm 1833. Ngọ Môn cũng là nơi tổ chức các sự kiện chính trị quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ đăng quang (lễ lên ngôi), lễ truyền lô (xướng danh tân tiến sĩ), lễ đón mừng năm mới, lễ đón tiếp sứ thần các nước lân bang…
Ngày 30/8/1945, một cuộc mít tinh và biểu dương lực lượng của hàng trăm nghìn người thuộc các tầng lớp xã hội do chính quyền cách mạng tổ chức tại quảng trường Ngọ Môn đã tạo nên khí thế vô cùng sôi động chưa từng có ở Huế.
Ngay tại tầng 2 của lầu Ngũ Phụng, phái đoàn đại diện của chính quyền cách mạng gồm các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đã thực hiện nghi thức nhận ấn, kiếm từ chính quyền vua Bảo Đại. Theo nhà thơ Cù Huy Cận, chiếc ấn vàng của triều Nguyễn rất nặng nên ai cũng bất ngờ khi nâng nó (đây là ấn Hoàng Đế Chi Bảo, đúc năm Minh Mạng thứ 4 - 1823, trọng lượng hơn 282 lượng vàng, tức gần 11 kg). Còn chiếc kiếm chuôi nạm ngọc, nằm trong vỏ bằng bạc mạ vàng khi ông thử rút ra thì thấy lưỡi thép đã có những vết hoen gỉ.
Sau nghi thức trao ấn kiếm đơn giản, hoàng đế Bảo Đại đã đọc Chiếu thoái vị chính thức tuyên bố từ bỏ ngai vàng để trở thành công dân của nước Việt Nam mới, dân chủ. Trong bản chiếu có câu nổi tiếng: "Trẫm nguyện làm dân một nước tự do hơn là làm vua của một nước nô lệ". Sau đó, nhà thơ Cù Huy Cận đã thay mặt cho chính quyền cách mạng gắn huy hiệu công dân lên ngực áo cựu hoàng.
Hoang-De-Chi-Bao-3046-1440928825.jpg
Ấn Hoàng Đế Chi Bảo vua Bảo Đại trao lại tại lễ thoái vị chiều 30/8/1945. Ảnh: Tiến sĩ Sử học Phan Thanh Hải cung cấp.
Có một chi tiết không nhiều người biết là trước khi diễn ra buổi lễ này, đại diện của chính quyền cách mạng đã có buổi hội kiến trước với hoàng đế Bảo Đại tại điện Kiến Trung. Tại buổi hội kiến này, hoàng đế Bảo Đại không chỉ đồng ý tổ chức lễ thoái vị vào ngày 30/8 mà còn thống nhất chuyển giao toàn bộ tài sản quý giá của vương triều cho chính quyền cách mạng, chỉ yêu cầu được giữ lại cung An Định (là cung điện riêng do vua Khải Định xây dựng bên bờ sông An Cựu) và các lăng tẩm của tổ tiên.
Chính vì vậy sau lễ thoái vị, phái đoàn của chính quyền cách mạng đã cho chuyển gần 3.000 món bảo vật quý giá (bao gồm ấn tín bằng vàng bạc, ngọc ngà, những cổ vật quý giá, những tặng phẩm ngoại giao…) ra miền Bắc. Trải qua bao năm chiến tranh với vô vàn khó khăn gian khổ, nhưng số bảo vật này vẫn được giữ gìn gần như nguyên vẹn. Hiện nay, số cổ vật quý giá này đã được bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia để bảo quản, trưng bày nhằm phục vụ đông đảo nhân dân.
Tròn 70 năm đã trôi qua kể từ ngày diễn ra sự kiện lịch sử, nhà thơ Huy Cận cũng đã đi xa, nhưng những lời kể với tư cách một nhân chứng lịch sử của ông cách đây 15 năm vẫn khiến nhiều người nhớ mãi.
Phan Thanh Hải
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế
VnExpress

Án mạng ở Bình Phước, chồng sát hại vợ rồi tự sát

(TNO) Chiều ngày 30.8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước vẫn đang tiến nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết của bà Nguyễn Thị Lan (63 tuổi, ngụ ấp 5, xã Tân Khai, huyện Hớn Quản).

Ngôi nhà nơi xảy ra vụ ánNgôi nhà nơi xảy ra vụ án
Cơ quan công an cũng đồng thời giám sát Phan Xuân Hiệu (51 tuổi, chồng nạn nhân Lan) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước. Nghi can này được cho đã sát hại vợ mình.
Theo thông tin ban đầu, bà Lan và ông Hiệu kết hôn với nhau từ năm 1992 và có chung 3 người con (trước đó, bà Lan cũng đã có 3 người con riêng). Trong thời gian gần đây, việc làm ăn không thuận lợi nên bà Lan và ông Hiệu thường xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cãi vã, xô xát.
 Rất nhiều người dân kéo về xem Rất nhiều người dân kéo về xem
Khoảng 17 giờ ngày 29.8, bà Lan nhờ Phan Văn B. (22 tuổi, con trai bà Lan) đi mua bún về cho mọi người trong nhà ăn. Khi mua về nhà, anh B. để đồ ăn trong bếp rồi bỏ sang nhà hàng xóm để uống rượu. Trong nhà lúc này chỉ còn ông Hiệu, bà Lan và người con trai tên là Phan Văn T. (anh ruột của B).
Đến khoảng 19 giờ 30 phút anh T. rời khỏi nhà đi làm. Đến khoảng 21 giờ, anh B. trở về nhà nhưng cổng bị khóa bên trong, điện trong nhà cũng bị tắt nên lấy điện thoại gọi cho ông Hiệu và bà Lan nhưng đều không liên lạc được. Ngay sau đó, anh B leo cổng vào đến cửa chính nhìn qua cửa kính vào trong phòng khách thấy nhiều vết máu.
Nghe tiếng anh B. kêu cứu, hàng xóm chạy đến dùng búa phá cổng vào. Lúc này anh T. cũng nhận được điện thoại nên liền cấp tốc chạy về rồi phá cửa vào trong nhà phát hiện bà Lan đã chết trên vũng máu và ông Hiệu bị thương nặng.
Theo thông tin ban đầu, bà Lan bị đâm nhiều nhát dao dẫn đến tử vong, còn ông Hiệu tự cắt mạch máu tay để tự sát, hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng nguy kịch.
Tin, ảnh: Phước Hiệp

Xe khách chuyển hướng khiến container 'giật mình' lao xuống hố

Khi chiếc xe khách 25 chỗ ngồi giảm tốc độ di chuyển chậm sát lề đường bên phải thì bất ngờ bị xe container chạy phía sau đâm vào đuôi xe. Cú va chạm khiến chiếc container tiếp tục đâm vào khu nhà xưởng đồ gỗ rồi lao xuống một hố sâu ven đường.
Ảnh minh họa: internet. Ảnh minh họa: internet.
Vào lúc gần 14h ngày 30/8, trên Quốc lộ 10 đoạn qua địa phận thôn Trung Thôn, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đã xảy ra vụ tai nạn giữa xe container và xe khách, khiến hành khách trên xe hoảng loạn. 

Những người chứng kiến sự việc cho biết, vào thời điểm trên, chiếc xe khách 25 chỗ ngồi mang biển kiểm soát 29U - 2505 chạy theo hướng Nam Định-Ninh Bình, trên xe chở hơn 10 hành khách.

Khi đến khu vực thôn Trung Thôn, xã Yên Tiến, xe khách giảm tốc độ di chuyển chậm sát lề đường bên phải thì bất ngờ bị xe container mang biển kiểm soát 15R-034.46 chạy cùng chiều phía sau đâm vào phần đuôi xe, khiến hành khách hoảng loạn. Trên xe khách lúc đó, không có ai ngồi ở hàng ghế cuối cùng nên tất cả đều an toàn.

Sau khi đâm vào đuôi xe và đẩy xe khách trôi vào lề đường bên phải, xe container tiếp tục đâm vào khu nhà xưởng đồ gỗ của gia đình anh Ngô Văn Tùng ở bên phải Quốc lộ 10 cách đó khoảng 5m và dừng lại khi đầu xe lao xuống một hố sâu bên cạnh nhà anh Tùng.

Vụ tai nạn đã làm tài xế xe container (chưa rõ danh tính), anh Ngô Văn Tùng và một người đi xe máy ven đường bị xây xát nhẹ. Phần đuôi xe khách và phần đầu, thân xe container bị hư hỏng nặng. Một gian nhà xưởng phía ngoài của gia đình anh Tùng cùng một số tài sản giá trị bị hư hại.

Đến hơn 16 giờ cùng ngày, hiện trường vụ tai nạn vẫn chưa được giải tỏa. Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nam Định đã có mặt tại hiện trường phân luồng giao thông và tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân tai nạn.
Theo TTXVN/Vietnam+

Bi kịch từ kỳ vọng của phụ huynh

29/08/2015 22:00

Lỗi của cha mẹ và cả nhà trường là biến việc học tập, vốn là quá trình khám phá đầy hứng thú, trở thành một việc khổ sai mà con em phải cắn răng vượt qua để có được tấm bằng

Pan, 28 tuổi (hiện sống ở Toronto - Canada) đã từng là niềm tự hào của cha mẹ cô, những người Việt định cư ở Canada từ nhiều năm trước và nuôi dạy các con với một niềm tin về tầm quan trọng tuyệt đối của việc thành công trong học tập. Họ gọi cô là “đứa trẻ vàng” vì cô luôn đạt điểm tốt, giành được học bổng vào ĐH, tốt nghiệp ngành dược danh giá của Trường ĐH Toronto và có việc làm tốt trong một phòng thí nghiệm huyết học.
Ác mộng của áp lực thành công
Nhưng tất cả chỉ là một sự dối trá. Sự thực là cô thi rớt trung học, nói gì tới ĐH Toronto mà cô đã đóng kịch. Jenifer Pan đã nói dối cha mẹ về những thành tích học tập của mình. Tháng giêng vừa qua, cô vừa bị tuyên án chung thân vì đã cùng với bạn trai thuê người giết chết cha mẹ (theo Toronto Life, Washington Post).
Cấp 1, Pan từng là học sinh đứng đầu lớp, nhưng khi lên lớp 9, cô chỉ đạt điểm khá. Cô đã tự chế ra những bảng điểm xuất sắc cho mình bằng cách cắt dán, photocopy. Thật ra điểm khá là bình thường nhưng trong gia đình Pan, nó bị coi là không thể chấp nhận được, so với tiêu chuẩn khắt khe của họ về thành tích học tập.
Cô thi rớt ĐH và giả vờ được trúng tuyển, ngày ngày khi cha mẹ cô thấy cô đón xe bus “đến trường” thì thực ra cô tới thư viện và hẹn hò. Vào lễ “tốt nghiệp”, cô nói sẽ rất đông người và không còn vé mời để cha mẹ cô có thể tham dự. Họ bắt đầu nghi ngờ, cuối cùng đã tìm ra sự thật.

Bi kịch từ kỳ vọng của phụ huynh

Với sự giúp sức của người yêu, cô lên kế hoạch giết bố mẹ. Pan đóng vai bất lực chứng kiến kẻ cướp bắn cha mẹ. Ba kẻ được thuê đã bắn chết mẹ cô, còn cha cô trúng đạn và bị thương rất nặng.
Mặc dù trường hợp của Pan có tính chất cực đoan và cá biệt nhưng những trường hợp tự tử hoặc tâm thần do áp lực thi cử, học hành thì đã xảy ra không ít ở Việt Nam. Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia một năm khám và điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân nội trú và 36.000 bệnh nhân ngoại trú. Trong đó, nhóm đối tượng học sinh - sinh viên đến khám và điều trị chiếm tỉ lệ khoảng 10%. Thời điểm học sinh đến khám và điều trị thường vào dịp tập trung ôn thi tốt nghiệp, thi ĐH.
Từ khóa “tự tử vì áp lực thi cử” cho chúng ta 13.400 kết quả tìm kiếm trên Google trong vòng 0,5 giây! Còn bao nhiêu trường hợp khác, không đi tới kết cục tự tử hay tâm thần nhưng đã phải sống một tuổi thơ bất hạnh và vào đời lạc hướng chỉ vì những mong muốn cũng như kỳ vọng quá cao của cha mẹ?
Thùy An vào ngành y trong lúc em không hề thích trở thành bác sĩ, mà chỉ vì cha mẹ em coi đó là một nghề nghiệp danh giá và một kế mưu sinh vững chắc cả đời. Ở tuổi 18, em không biết làm gì khác hơn là tuân theo mong muốn của cha mẹ, học trối chết để vào được trường y và 6 năm tiếp theo quên ăn quên ngủ để lấy được tấm bằng bác sĩ. Tới lúc ra trường hành nghề, em không tài nào chịu đựng nổi cảnh máu me rên xiết của bệnh nhân, cuối cùng phải bỏ đi làm nghề nhiếp ảnh - một công việc thu nhập bấp bênh nhưng làm cô rất thích thú. Tấm bằng bác sĩ cuối cùng xếp vào đáy tủ. Cùng với nó, cô mất đi 6 năm tuổi trẻ và cha mẹ cô thì mất một núi tiền.
Thực tế tại Việt Nam, không biết bao nhiêu người đã cố sống cố chết học để đáp ứng mong muốn của cha mẹ và không bao giờ có cơ hội để biết mình thực sự là ai, có khả năng gì đặc biệt, có những ước mơ như thế nào, có thể làm được điều gì.
Thay vì mơ ước, kỳ vọng…
Bi kịch của Pan đã gây chấn động truyền thông vì tính chất bi thảm của nó, mà vì khi được chia sẻ rộng rãi trên Facebook, nó đã tạo ra một làn sóng chia sẻ những trải nghiệm tương tự của giới trẻ . Bi kịch của Pan rất tiêu biểu cho hiện tượng giấc mơ tương lai của người châu Á đã biến thành ác mộng cho con cái họ như thế nào. Nó là mặt trái của huyền thoại thành công. Có lẽ là không đúng khi ta khái quát hóa câu chuyện của Pan để chê trách các bậc cha mẹ châu Á nhưng rõ ràng chúng ta cần suy nghĩ lại một cách nghiêm túc về những áp lực thành công mà chúng ta đặt ra cho con cái.
Hiển nhiên, ai trong chúng ta cũng muốn con cái học hành đỗ đạt, giàu có và nổi tiếng, có địa vị xã hội, được thiên hạ trọng vọng. Và chúng ta mặc định rằng học hành và bằng cấp là con đường độc đạo để giành lấy những thành công ấy, để rồi ép buộc con em chúng ta bước vào con đường này bất chấp cái giá phải trả.
Nhưng có hai điều cần nghĩ lại: thực ra, thế nào là thành công? Và học hành, bằng cấp liệu có phải là cách duy nhất để đạt được nó?
Lỗi của cha mẹ và cả nhà trường là đã biến việc học tập, vốn là quá trình khám phá đầy hứng thú, trở thành một việc khổ sai mà con em chúng ta phải cắn răng vượt qua để giành lấy phần thưởng là tấm bằng. Hơn thế nữa, nhà trường và rất nhiều gia đình chưa bao giờ dạy cho con em chúng ta bài học vượt qua thất bại như thế nào, trong lúc đó mới chính là bài học quan trọng nhất: những người thành công không phải là những người không bao giờ thất bại, mà chính là những người đã vượt qua thất bại và học được một cái gì đó từ những thất bại ấy.
Lẽ ra, thay vì đặt ra một kỳ vọng quá cao và áp dụng một kỷ luật nghiêm khắc để buộc con em giành lấy thành tích học tập, chúng ta cần nuôi dưỡng lòng khát khao hiểu biết, vốn là một nhu cầu rất tự nhiên của con người. Thay vì mơ ước con em chúng ta phải trở thành bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân, chủ tịch, chúng ta hãy giúp các em tự khám phá những khả năng và thiên hướng của mình, giúp các em phát triển bản thân và nuôi dưỡng trong các em những giá trị tinh thần vững chắc về đạo đức, công lý. Thành công sẽ đến như là một kết quả tự nhiên, thay vì là một mục đích phải đạt được bằng mọi giá.

Phạm Thị LY

Hơn 800 fan bị lừa bỏ 4 tỉ đồng mua vé giả liveshow của EXO, Big Bang

(TNO) Với chiêu thức rao bán vé buổi hòa nhạc của các nhóm nhạc nổi tiếng Hàn Quốc như EXO, Big Bang tại các trang web trên mạng, một người đàn ông họ Kim đã lừa đảo được số tiền 208 triệu won (khoảng 4 tỉ đồng) của các fan, Allkpop đưa tin ngày 30.8.

Lợi dụng sự nhẹ dạ của người hâm mộ EXO, Big Bang, nhiều kẻ đã có hành vi lừa đảo bán vé liveshow giả để trục lợi Lợi dụng sự nhẹ dạ của người hâm mộ EXO, Big Bang, nhiều kẻ đã có hành vi lừa đảo bán vé liveshow giả để trục lợi - Ảnh: AFP
Trong 838 người liên lạc với người đàn ông 21 tuổi này để mua vé thì đa số các nạn nhận thuộc lứa tuổi thiếu niên. Mỗi người đã chuyển cho ông này số tiền từ 200 - 500 ngàn won (khoảng 3,8-9,5 triệu đồng), số tiền gấp đôi so với giá trị thực của vé gốc để nhận mã xác nhận. Ông này nói rằng nếu có mã xác nhận thì có thể nhận vé.
Từ tháng 2.2013 đến tháng 8.2015, ông Kim đã lấy các mã xác nhận từ các bài viết của những người rao bán vé thật và cung cấp cho nạn nhân. Nhưng thực tế, họ không thể lấy vé với mã xác nhận này.
Để tránh bị lộ thân phận, ông này đã sử dụng nhiều số điện thoại và mở ít nhất 7 tài khoản ngân hàng để nhận thanh toán. Khi các nạn nhân than phiền về việc không nhận được vé, ông này đe dọa: “Sẽ không có chuyện hoàn tiền nếu báo cảnh sát". Sau đó, ông Kim tiếp tục lừa những nạn nhân nhẹ dạ tiếp theo chuyển tiền vào tài khoản của những người đã phàn nàn để họ “im lặng”.
Ông Kim được cho là đã “nướng” toàn bộ tiền lừa đảo được vào việc cá độ thể thao và các hoạt động bài bạc khác.
Hiện Kim đã bị cảnh sát Seoul (Hàn Quốc) bắt giữ.
Thiên Minh

Phạm Xuân Ẩn “buồn nhất là cấp trên không cho lấy vợ Mỹ“

Đăng Bởi -
Pham Xuan An
Phạm Xuân Ẩn trong thời gian du học ở Mỹ 1957 - 1959

Ở Mỹ, hình như Phạm Xuân Ẩn có một mối tình, tất nhiên với một cô gái Mỹ. Trong cuốn sách đã đăng ở kỳ trước, tác giả Ngọc Hải kể, có lần một nhà báo Mỹ bạn ông hỏi "Có bao giờ ông buồn và ân hận vì đi làm cách mạng không?". Trả lời: "Có buồn chứ. Buồn nhất là lúc đó cấp trên không cho lấy vợ Mỹ

"Sao ông bảo đất nước ông tự do cơ mà ?". "Không được, ông nội ! Vào Đảng, đã hứa rồi". Lại hỏi: "Đi làm cách mạng vậy có tiếc không?. Lại trả lời: “ Cách mạng rắc rối, quản lý chặt, không cho lấy vợ Mỹ"... Người bạn Mỹ được dịp cười bò và họ đã quen với những, chuyện vui đùa như vậy khi  tiếp xúc với ông.
Trước khi giới thiệu đến gặp ông, một cán bộ quân đội lưu ý với chúng tôi về phẩm chất chính trị và lòng trung thành son sắc của nhà tình báo anh hùng này đối với Đảng, với cách mạng, đặc biệt là trong thời gian ông du học ở Mỹ; rằng lúc đó ông đã không màng đến danh lợi, kiên định tư tưởng, chủ động về nước để thực hiện nhiệm vụ mặc dù bị đứt liên lạc; rằng tấm gương trung kiên của người anh hùng đáng để thế hệ trẻ học tập, noi theo. Còn khi nói chuyện với chúng tôi, ông Ấn trước sau vẫn bảo cuộc đời hoạt động của mình “không có gì đặc biệt cả"
"Sau hai năm học báo chí, tôi phải về. Vì 3 lý do: Thứ nhất, không đủ tiền để học thêm. Thứ hai, ở nhà chiến tranh nổ ra; ta đang tiến hành đồng khởi (Mỹ báo Việt cộng đã đánh võ trang ở Việt Nam rồi). Thứ ba, điều quan trọng nhất là tôi đã mất liên lạc với tổ chức từ năm 1958. Tất cả những người đã phụ trách tôi, các đồng chí Mười Hương, Dương Minh Sơn, Nguyễn Vũ đều đã bị bắt. Em trai tôi cũng bị bắt. Tôi biết được việc này do em trai tôi khi được thả ra đã tìm cách báo tin cho tôi bằng những ám hiệu trong thư", ông kể. Thực ra lúc đó không phải ông không có điều kiện tiếp tục học, vì sau thời gian tập sự báo chí tại Liên Hiệp Quốc, ông có ghé lại Cơ quan Viện trợ Mỹ. 
Tại đây người Mỹ có lời mời ông ở lại dạy tiếng Việt cho cấp sĩ quan tại một trường quân sự (mỗi tháng chỉ đến 1 lần) và họ hứa sẽ cấp học bổng mỗi tháng 350 USD trong 3 năm để tiếp tục học thêm bất cứ ngành nào ông muốn. Đây là số tiền khá lớn so với mức 150 USD/tháng mà ông sống suốt trong thời gian học ở Mỹ. Song ông không về. "Là đảng viên, không thể sống rời tổ chức", ông nói câu này một cách tự nhiên, hoàn toàn không có chút gì là do thói quen như ta thường nghe từ miệng một số người, ông nói ra điều mà ông đã sống thật.
2. Nhưng đường dây đã bị phá, những người phụ trách đều bị bắt, liên lạc bị đứt, nên về nước là vô cùng cam go. Mặc dù ông tin tưởng lãnh đạo và đồng chí, nhưng bản thân mình đã bị lộ hay chưa thì ông không thể nào biết được. Thực ra ông cũng tính đến hai phương án nữa, nhưng đều không ổn. Một là sang châu Âu, sang Pháp, theo đường này thì có thể "trở thành Việt kiều yêu nước" chứ không thể bắt lại liên lạc để hoạt động. Còn phương án hai, sang phía Mỹ La tinh, xuống Cuba (lúc ấy ông Fidel Castro đã giành được chính quyền), có thể từ đây về miền Bắc, ông bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha khi tính phương án này, nhưng làm thế chẳng khác gì bỏ nhiệm vụ. 
Quyết định về nước, ông tính nếu không bị lộ thì tốt rồi, còn trường hợp bị lộ thì ông dự trù có thể xảy ra 3 tình huống: hoặc là địch sẽ bắt ngay tại sân bay, hoặc là chúng để ông về nhà một thời gian sẽ bắt, hoặc là chúng để yên cho ông nối lại liên lạc hoạt động trở lại sẽ hốt trọn ổ. "Cách đối phó duy nhất của tôi khi đó là gọi điện cho má tôi đưa người quen ra sân bay đón cho đông, để lỡ bị bắt có thể gián tiếp thông tin cho cấp trên biết được". Xuống sân bay không có việc gì xảy ra, nhưng vẫn căng thẳng, ở nhà bữa đầu không có gì xảy ra. Bữa thứ hai không có gì xảy ra. 
Một tháng sau cũng không thấy ai đến bắt, ông yên tâm phần nào. Nhưng phải làm gì chứ ! Phải lựa chỗ khó nhất mà xin vô. Chỗ khó nhất là Phủ Tổng  thống chứ còn đâu nữa. Nó không cho vô tức nó nghi, còn nó cho vô thì an toàn. Từ chỗ quen biết với Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ của chế độ Ngô Đình Diệm, ông xin vào làm việc ở đây. Khi có giấy gọi ông mới thở phào nhẹ nhõm. Từ đó, ông trở thành chuyên viên cơ quan mật vụ của Phủ Tổng thống.
Cấp trên của ông đều là những người xứng đáng với sự tin cậy của đảng, của đồng chí. Ông Mười Hương bị đày ải ở nhà tù Chín Hầm khét tiếng của Ngô Đình Cẩn- nơi còn kinh khủng hơn địa ngục, đã kiên trung bất khuất chịu đựng tất cả sự tra tấn tàn khốc nhất của địch bảo toàn được tổ chức. “Làm nghề này quan trọng nhất là tư tưởng”, ông Mười Hương thường dặn dò ông.
Hoàng Hải Vân - Tấn Tú/ Thanh Niên
TIN LIÊN QUAN

Tận thấy kho siêu xe của ông trùm ma túy bị tịch thu

Hơn 30 chiếc siêu xe thuộc băng nhóm của trùm ma túy Joaquin "El Chapo" Guzman bị tịch thu tại TP Culiacan, bang Sinaloa, Mexico. Thêm vào đó, 13 thiết bị vũ khí quân sự cũng được tìm thấy trong chiến dịch trấn áp tại địa bàn của băng đảng Sinaloa khét tiếng.
Tận thấy kho siêu xe của ông trùm ma túy bị tịch thu - ảnh 1 Khoảng 33 siêu xe hơi và mô tô như Dodge Viper, Jeep Sahara, Ducati đã bị thu giữ trong chiến dịch bố ráp của chính phủ Mexico trong vòng 1 tuần.
Tận thấy kho siêu xe của ông trùm ma túy bị tịch thu - ảnh 2 Thêm vào đó, 13 thiết bị vũ khí quân sự cũng được tìm thấy trong chiến dịch trấn áp tại địa bàn của băng đảng Sinaloa khét tiếng. Lực lượng điều tra đặc biệt về tội phạm có tổ chức (SEIDO) đã giúp tiến hành chiến dịch trên cũng như thực hiện cuộc điều tra.
Tận thấy kho siêu xe của ông trùm ma túy bị tịch thu - ảnh 3 SEIDO và Hải quân Mexico đang hợp tác nhằm giảm tỉ lệ tội phạm và tăng cường an ninh ở Culiacan, nơi thành lập của băng nhóm tội phạm ma túy lớn và quyền lực nhất Mexico.
Tận thấy kho siêu xe của ông trùm ma túy bị tịch thu - ảnh 4 Theo Hải quân Mexico, ông trùm ma túy này vẫn đang chạy trốn khỏi cuộc truy bắt của cảnh sát sau cuộc vượt ngục thành công hồi tháng 7.
Tận thấy kho siêu xe của ông trùm ma túy bị tịch thu - ảnh 5 Trùm ma túy 60 tuổi này có tổng tài sản ước tính trị giá khoảng 3 tỉ USD là một trong những tội phạm bị truy nã gắt gao nhất thế giới sau khi lái xe thoát khỏi đường hầm được đào bên dưới nhà tù Altiplano có an ninh nghiêm ngặt nhất tại Mexico.

Tận thấy kho siêu xe của ông trùm ma túy bị tịch thu - ảnh 6 Việc thu giữ trên diễn ra sau khi ông Manuel Jesus Gutierrez –Guzman, một người em họ của ông trùm Guzman 54 tuổi, bị kết án 16 năm tù và đang bị giam giữ tại nhà tù bang New Hampshire- Mỹ vì tội phân phối ma túy tại Mỹ. Người này bị bắt tại Tây Ban Nha vào năm 2012 và nhận tội hồi tháng 10 năm ngoái.
Tận thấy kho siêu xe của ông trùm ma túy bị tịch thu - ảnh 7 Luật sư Mỹ Donald Feith cho biết Gutierrez-Guzman còn bị phạt 10.000 USD và sẽ bị trục xuất về Mexico sau khi được trả tự do.
Theo Người Lao Động

Trung Quốc 'hạ nhiệt' vấn đề Biển Đông vì khủng hoảng tài chính?

(TNO) Khủng hoảng tài chính tại Trung Quốc sẽ tác động mạnh đến chính sách ngoại giao của nước này trong thời gian sắp tới, trong đó có vấn đề Biển Đông, theo tạp chí National Interest (Mỹ).
Trung Quốc 'hạ nhiệt' vấn đề Biển Đông vì khủng hoảng tài chính? - ảnh 1 Một nhà đầu tư Trung Quốc đang theo dõi diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Trong bài viết đăng ngày 28.8, National Interest cho biết cách đây không lâu, kinh tế Trung Quốc có vẻ như đủ sức chống chọi khủng hoảng. Bất chấp nhiều năm tăng trưởng không cân đối, Bắc Kinh vẫn tìm ra cách dựa vào nguồn lực đầu tư để tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế và giữ tốc độ tăng trưởng ở mức cao.
Khoản nợ công cao chót vót tính từ năm 2009 của Trung Quốc, xấp xỉ gần 300% trên GDP, vốn là tỉ lệ thảm họa đối với các quốc gia có thu nhập trên trung bình, vẫn chưa gây ra khủng hoảng tài chính.
Trong khi đó, bong bóng bất động sản của nước này, được cho là lớn nhất thế giới nếu tính vào số lượng dự án đã hoàn thành nhưng không có người ở, có đang xì hơi nhưng cũng chưa đến mức bị vỡ, theo National Interest.
Tạp chí Mỹ cho biết nền kinh tế “có vẻ như bất khả chiến bại” kiểu này đã khiến chính phủ Trung Quốc mạnh dạn tiến hành một chính sách ngoại giao mới đầy tham vọng, nhưng cũng đầy rủi ro trong vài năm qua.
“Nhiều lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cho rằng Mỹ và các nước phương Tây đang lâm vào tình trạng suy thoái không ngừng, trong khi sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể ngăn cản… Sự cao ngạo này đã khiến Bắc Kinh, thay vì tiếp tục duy trì chính sách tránh bị chú ý, đã chuyển sang tăng cường các mối quan hệ kinh tế ở nước ngoài và bắt đầu công khai thách thức trật tự an ninh do Washington dẫn đầu ở Đông Á”, theo National Interest.
Đối mặt với đối thủ có trong tay một lượng dự trữ ngoại tệ lên đến gần 4.000 tỉ USD, tất cả những gì các nước phương Tây có thể làm là lo lắng trong lòng và công khai chỉ trích các chính sách môi trường và nhân quyền của Bắc Kinh trong các hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
“Bước đi táo bạo nhất mà Trung Quốc đã triển khai khi đã trở thành siêu cường kinh tế chính là cách mà nước này xử lý các tranh chấp chủ quyền ở Đông Á”, tạp chí Mỹ cho biết.
“Trong khi các lãnh đạo trước đây đều cố ý phớt lờ các tranh chấp khó giải quyết và tiềm ẩn nguy cơ xung đột tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng như ở Biển Đông, giới cầm quyền Trung Quốc hiện tại đã triển khai một đường lối mang đầy tính đối đầu vì cho rằng với sức mạnh kinh tế và quân sự, Trung Quốc không cần phải tôn trọng các lợi ích và các vấn đề nhạy cảm của Mỹ và các đồng minh trong khu vực”, theo National Interest.
Kết quả là trong vòng 2 năm qua, Trung Quốc đã gây căng thẳng trong vùng bởi hành động đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao trùm cả Senkaku/Điếu Ngư và hành động phớt lờ luật pháp quốc tế để xây dựng phi pháp hàng loạt đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Trung Quốc 'hạ nhiệt' vấn đề Biển Đông vì khủng hoảng tài chính? - ảnh 2 Tàu hải giám Trung Quốc phun nước vào tàu tuần duyên Việt Nam để bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam hồi tháng 5.2014 - Ảnh: Reuters

Sẽ phải "xuống thang" vì khủng hoảng kinh tế?

National Interest nhận định với việc tăng trưởng kinh tế cuối cùng đã chững lại và các điểm yếu đang bắt đầu bị phơi bày, câu hỏi đặt ra lúc này là liệu Trung Quốc có thể tiếp tục duy trì chính sách ngoại giao hung hăng hay không.
“Dựa vào cách hành xử của giới lãnh đạo Trung Quốc từ trước tới nay, có vẻ như điều tích cực duy nhất có thể phát sinh khi kinh tế nước này bị suy thoái là họ sẽ trở nên bớt hung hăng về ngoại giao”, tạp chí Mỹ cho hay.
Trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình chấp nhận các rủi ro ngoại giao to lớn, các lãnh đạo Trung Quốc thời hậu Mao Trạch Đông đều chọn cách làm việc dựa theo chủ nghĩa thực dụng thận trọng, National Interest bình luận.
Ba vị tiền nhiệm trước ông Tập, gồm ông Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, đều nhận thấy rõ chênh lệch về sức mạnh giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Do đó, các lãnh đạo này đã có nhiều nhượng bộ đáng kể về mặt ngoại giao khi kinh tế suy yếu buộc họ phải tính tới chính sách ngoại giao mang tính hợp tác.
“Đơn cử là việc ông Đặng đã không để cho việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan cản trở quan hệ thương mại Trung -Mỹ phát triển. Ông Giang đã có một sự kiềm chế đáng kể đối với vấn đề Đài Loan hồi cuối những năm 1990 để đổi lấy việc Mỹ ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”, National Interest cho biết.
Nếu tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn của Trung Quốc đòi hỏi nước này phải tăng lượng hàng xuất khẩu sang phương Tây, thì khó có thể hình dung ra việc Bắc Kinh đạt được điều này trong khi vẫn cương quyết duy trì các đường lối ngoại giao hung hăng tại Biển Đông, tạp chí Mỹ bình luận.
Trung Quốc 'hạ nhiệt' vấn đề Biển Đông vì khủng hoảng tài chính? - ảnh 3
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters
Ngoài ra, việc kinh tế tăng trưởng chậm lại cũng sẽ hạn chế đáng kể khả năng tài trợ cho các dự án kinh tế quy mô lớn, nhưng đầy rủi ro của Trung Quốc tại các quốc gia đang phát triển.
“Điều quan trọng hơn cả là Trung Quốc sẽ buộc phải tái phân bổ các nguồn tài chính để duy trì tốc độ tăng trưởng trong nước nếu kinh tế cứ tiếp tục suy yếu. Do đường lối chính sách của Trung Quốc dựa vào sức mạnh kinh tế, nên nếu Chủ tịch Tập lâm vào cảnh bị buộc phải lựa chọn giữa danh tiếng trên trường quốc tế và sự sống còn của chính quyền, ai cũng đều biết ông ta sẽ chọn cái nào”, National Interest kết luận.
Hoàng Uy

Điểm yếu của tiêm kích tàng hình Nga T-50

Tiêm kích tàng hình thế  hệ 5 T-50 của Moscow có khả năng bay nhanh, tác chiến cơ động cùng hệ thống vũ khí hiện đại nhưng đang đối mặt với một số thách thức công nghệ và tài chính.
russia-hopes-to-capture-a-thir-7972-9765
Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 của Nga. Ảnh: Business Insider
Bài viết trên RT  hôm 27/8 cho biết "không quân Nga sẽ sẵn sàng đón nhận những mẫu tiêm kích tàng hình đầu tiên vào biên chế trong năm 2016", đồng thời thêm rằng tất cả vũ khí và những đổi mới về công nghệ, kỹ thuật dành riêng cho T-50 sẽ hoàn thiện vào năm 2020. Trong 12 mẫu tên lửa trang bị cho máy bay, một số có khả năng đạt vận tốc siêu thanh và hầu hết được thiết kế nằm gọn trong khoang để không gây ảnh hưởng đến chức năng tàng hình.
Chuyên gia phương Tây cho rằng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 T-50 sẽ sở hữu uy lực lớn và là sự bổ sung quan trọng cho không quân Nga.
"Các phân tích về PAK-FA mà tôi từng đọc qua chỉ ra rằng chúng có thiết kế khá tinh vi, ít nhất là ngang bằng với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ. Một số còn nhận định nó vượt trội máy bay Mỹ", ông Dave Deptula, cựu giám đốc tình báo không quân Mỹ, cho hay. "Nó chắc chắn có ưu thế về độ nhanh nhẹn với sự kết hợp của hệ thống điều chỉnh vector đẩy, tất cả bề mặt đuôi chuyển động và thiết kế khí động học tuyệt vời".
Những người am hiểu về chiếc máy bay cũng dự đoán T-50 sẽ trở thành một trong những mẫu chiến đấu cơ tốt nhất.
T-50 "ắt hẳn là muốn cạnh tranh với Raptor", một quan chức quân sự hàng đầu nhiều kinh nghiệm về chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ, nhận xét. Song, áp lực kinh tế và thách thức công nghệ dường như là những vấn đề đang kìm chân kế hoạch phát triển mẫu tiêm kích này, theo National Interest.
Áp lực tài chính
Theo bình luận viên Harry J. Kazianis, không thể phủ nhận T-50 là mẫu tiêm kích giàu tiềm năng của Nga nhưng thách thức lớn nhất của nó lại nằm ở chi phí, cũng giống vấn đề mà chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 hay F-22 của Mỹ gặp phải.
Thứ trưởng Quốc phòng Yuri Borisov hồi tháng ba cho biết, với điều kiện kinh tế Nga hiện nay, có khả năng kế hoạch mua T-50 ban đầu sẽ phải điều chỉnh. Ông cũng nhấn mạnh T-50 nên được xem xét hoãn triển khai để dành mọi nguồn lực phát triển các mẫu chiến đấu cơ thế hệ 4+. Borisov đang nhắc tới mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm nhưng không thể tàng hình của Nga là Su-30 và Su-35. Theo ông, các máy bay này sẽ lấp đầy khoảng trống tạo ra từ việc cắt giảm T-50.
Trên lý thuyết, T-50 sẽ giữ vai trò là át chủ bài của Nga chống lại tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ. Bề ngoài, chiến đấu cơ này khá mạnh mẽ. Nó lớn, nhanh và có tầm hoạt động rộng. T-50 cũng thể hiện được tính ổn định và cơ động tại các cuộc triển lãm hàng không.
Tuy nhiên, Nga đã cắt giảm đơn đặt hàng T-50 từ trên 50 chiếc xuống còn 12 chiếc. Giới phân tích suy đoán việc kinh tế đang gặp khó khăn trước lệnh trừng phạt của phương Tây kết hợp với giá dầu sụt giảm là nguyên nhân khiến Moscow đưa ra quyết định trên.
Chi phí phát triển T-50 hiện vẫn còn là bí mật. Các nhà phần tích suy đoán con số dao động trong khoảng từ 10 - 30 tỷ USD. Ấn Độ, đối tác của Nga, cũng bỏ ra gần 5 tỷ USD cho dự án nhưng dường như mẫu chiến đấu cơ này vẫn tồn tại nhiều vấn đề về kỹ thuật.
Thách thức công nghệ
Theo một đơn vị thuộc tập đoàn công nghệ Rostec của Nga, T-50 sẽ trang bị hệ thống phòng thủ tối tân, đủ sức khắc chế khả năng tàng hình của máy bay đối phương. Ngoài ra, hệ thống điện tử hiện đại sẽ giúp nó không bị phát hiện bởi hầu hết các loại radar hay công nghệ quang học và hồng ngoại khác.
T-50 "ở một mức độ nào đó giống như một robbot bay, nơi phi công không chỉ thực hiện vai trò của một người điều khiển mà thực chất trở thành một bộ phận của máy bay", ông Vladimir Mikheyev, phó tổng giám đốc Công ty Công nghệ Radio - Điện tử (KRET) của Nga, nói.
KRET đang xây dựng cho T-50 một hệ thống định vị nội bộ tiên tiến, có thể tự động xử lý thông tin điều hướng và hành trình bay. Cơ chế này cũng xác định được vị trí máy bay và các thông số chuyển động trong tình huống không có định vị vệ tinh.
Dù vậy, một số chuyên gia vẫn hoài nghi về khả năng thực sự của T-50, đặc biệt là khi chiếc máy bay này từng thất bại trong một cuộc thử nghiệm.
Tháng 6 năm ngoái, động cơ của một chiếc T-50 bốc cháy trong quá trình bay thử ở phi trường Zhukovsky gần thủ đô Moscow. Các quan chức Nga nói thiệt hại không đáng kể nhưng những bức ảnh cho thấy phần thân phi cơ cháy đen bởi ngọn lửa lớn.
"Điều khiến người ta cảm thấy hoài nghi hơn đó là việc Nga từ chối chia sẻ thông tin liên quan đến thất bại này. Thậm chí, một nhóm thẩm định kỹ thuật của không quân Ấn Độ có mặt tại hiện trường còn không được phép kiểm tra chiếc máy bay hư hại", Defense News dẫn lời Monika Chansoria từ Trung tâm nghiên cứu Chiến tranh trên bộ, trụ sở ở New Delhi, nói.
Indian Business Standard dẫn một bản báo cáo của không quân Ấn Độ đưa ra hồi tháng 12/2013 cho hay động cơ AL-41F1 mà  T-50 sử dụng không đủ mạnh. Một tháng sau, tờ báo này tiếp tục hé lộ một tin xấu khác. Ấn Độ muốn tham gia nhiều hơn vào dự án phát triển T-50 nhưng động cơ máy bay vẫn chưa được như mong muốn và chi phí thì vẫn rất lớn. Bên cạnh đó, radar của máy bay "không hợp lý", đồng thời tính năng tàng hình còn chưa hoàn thiện. Thay vì đề xuất giải pháp cho các điểm yếu trên, tất cả những gì Nga đưa ra tính đến đầu năm 2015 vẫn là những lời xin lỗi và hứa hẹn.
Xét về khả năng cảm biến và hợp nhất thông tin cũng như tính ưu việt của hệ thống điện tử, ông Deptula cho rằng F-22 hay F-35 của Mỹ và đồng minh vẫn dẫn đầu, T-50 chưa thể sánh kịp chúng về mặt này.
Theo một quan chức quốc phòng Mỹ, T-50 có nhiều điểm tương đồng với mẫu Boeing F/A F/A-18E/F Super Hornet hay F-16E/F Block 60 hơn là F-22 hay F-35. "Một số người cho rằng PAK-FA là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 nhưng theo tôi nó chỉ thuộc thế hệ 4,5 nếu xét theo tiêu chuẩn của Mỹ", ông này nói.
Ông Ruslan Pukhov, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga (ACT), nhận định điểm yếu của T-50 nằm ở  động cơ. Các máy bay tương tự của phương Tây hoạt động kinh tế và thân thiện với môi trường hơn. Mặt khác, động cơ xả ít khói hơn và tiếng ồn cũng nhỏ hơn khiến máy bay ít bị phát hiện.
Những mẫu thử T-50 hiện chạy bằng động cơ của các máy bay thế hệ cũ. Động cơ mới dùng riêng cho T-50 đang được phát triển nhưng gặp phải khá nhiều khó khăn.
Vũ Hoàng

Trung Quốc "sờ gáy" cựu chủ tịch tập đoàn thép Vũ Hán




Dân trí Cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc ngày 29/8 thông báo đã mở cuộc điều tra nhằm vào một cựu chủ tịch Tập đoàn sắt thép Vũ Hán, một trong những tập đoàn chế tạo thép lớn nhất Trung Quốc.


Ông Đặng Khi Lâm (Ảnh: Sina)
Ông Đặng Khi Lâm, Chủ tịch Tập đoàn sắt thép Vũ Hán cho tới tháng 6/2015, đã bị cáo buộc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) của đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết trên trang web hôm 29/8.
"Các vi phạm kỷ luật" là cụm từ thường được giới chức Trung Quốc ám chỉ tội danh tham nhũng.
Hiện chưa có bất kỳ bình luận nào từ Tập đoàn sát thép Vũ Hán hay từ ông Đặng.
Theo CCDI, ông Đặng cũng là Tổng thư ký Hiệp hội sắt thép Trung Quốc kể từ năm 2009.
Trước đó, các quan chức từ các công ty khác trong lĩnh vực thép, trong đó có Tập đoàn Baosteel, Tập đoàn sắt thép Guangxi Liuzhou, Hãng thép Jiuquan, cũng bị điều tra vì vi phạm kỷ luật.
Hồi tháng 4, Phó tổng giám đốc của Tập đoàn sắt thép Vũ Hán, Sun Wendong, cũng bị giới chức bắt giữ vì tình nghi liên quan tới nhận hối lộ, công ty cho biết.
Tập đoàn sắt thép Vũ Hán là nhà sản xuất thép lớn thứ 4 của Trung Quốc và nằm trong số các công ty đang kêu gọi sự hỗ trợ lớn hơn của chính phủ để mở rộng hoạt động ở nước ngoài trong bối cảnh giá thép sụt giảm và năng lực dư thừa.
Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt các cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào các quan chức chính trị cấp cao, các quan chức quân đội và các nhân vật hàng đầu tại các doanh nghiệp nhà nước trong chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn do Chủ tịch Trung Quốc khởi xướng kể từ khi lên năm quyền 3 năm trước.
Ông Tập nói rằng tham nhũng là mối đe dọa đối với sự sống còn của đảng Cộng sản Trung Quốc và cam kết diệt tận gốc “cả hổ lẫn ruồi” .
An Bình
Theo Sina

Đàn piano huyền thoại của ABBA giá hàng chục tỷ đồng

Cây đàn piano từng xuất hiện bên ban nhạc ABBA sắp được đem ra đấu giá và được kỳ vọng sẽ đạt mức giá cao “ngất ngưởng”.

Thành viên chuyên chơi cây đàn piano này trong nhóm ABBA - Benny Andersson - đã từng ngồi bên cây đàn xuất hiện trong hầu hết các MV ca nhạc nổi tiếng của nhóm hồi thập niên 1970. Cùng với tay ghita Bjorn Ulvaeus, họ đã cùng đệm đàn cho những bản hit đình đám của ABBA. Giờ đây, cây đàn piano huyền thoại ấy sẽ được đem rao bán đấu giá vào cuối tháng 9 này.
Cây đàn này được bảo đảm về xuất xứ với các giấy tờ xác thực, thậm chí còn có cả chữ ký chứng nhận của cựu thành viên ABBA - Benny Andersson - người đã rất gắn bó với cây đàn.
dan piano huyen thoai cua abba gia hang chuc ty dong hinh 0
Cây đàn piano của ban nhạc ABBA.
Cây piano này đã được sử dụng để ABBA thể hiện những nhạc phẩm nổi tiếng như Dancing Queen, Mamma Mia, Waterloo, hay Knowing Me, Knowing You.
Thành viên Benny Andersson năm nay 68 tuổi, ông đã từng gắn bó với cây đàn piano này trong thời kỳ hoàng kim của nhóm ABBA, đối với ông, cây đàn đã từng là nguồn cảm hứng lớn mỗi khi biểu diễn.
Cây piano này đã trở thành một nhạc cụ trứ danh gắn liền với hình ảnh của nhóm ABBA và gần như xuất hiện trong tất cả các MV ca nhạc của nhóm. Đây cũng chính là cây đàn piano được sử dụng trong quá trình ghi âm 5 album đầu tiên của nhóm từ năm 1973-1977.
dan piano huyen thoai cua abba gia hang chuc ty dong hinh 1
Cựu thành viên ban nhạc ABBA - Benny Andersson (ngoài cùng bên phải) - đã gắn bó với cây đàn piano này trong suốt quá trình biểu diễn với ban nhạc hồi thập niên 1970.
Cây đàn được thiết kế bởi tên tuổi nổi danh trong lĩnh vực chế tạo nhạc cụ ở Thụy Điển - Georg Bolin. Ban đầu, cây đàn để dành cho nghệ sĩ dương cầm nhạc jazz người Mỹ Bill Evans và từng được Evans ngợi khen là một trong những nhạc cụ tuyệt vời nhất mà ông từng sử dụng trong sự nghiệp của mình.
Những chuyên gia sành về đàn piano đều hiểu rằng bản thân cây đàn piano này đã rất quý giá, với những thanh âm từng chinh phục biết bao thế hệ người yêu nhạc và song hành cùng những nghệ sĩ, những nhạc phẩm kinh điển.
Bản thân cây đàn đã là một nhạc cụ đặc biệt, cùng với danh tiếng của ban nhạc ABBA, nó trở thành một nhạc cụ chứa đựng nhiều giá trị và được kỳ vọng sẽ đạt mức giá cao.
Cây đàn piano này là một vật phẩm quan trọng đầu tiên gắn liền với tên tuổi ban nhạc ABBA từng được đem ra bán đấu giá.
Trong lịch sử đấu giá những cây đàn piano huyền thoại, gắn liền với những ngôi sao ca nhạc, đỉnh cao thuộc về cây đàn mà John Lennon từng sử dụng để thể hiện nhạc phẩm “Imagine”. Cây đàn này được bán hồi năm 2000 với giá 1,67 triệu bảng (57 tỉ đồng)./.

Theo Dân Trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét