BÍ ẨN LỊCH SỬ 96
(ĐC sưu tầm trên NET)
Gia Cát Lượng (Trung: 诸葛亮 <諸葛亮> (Gia Cát Lượng)/ Zhūge Liàng) tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc.
Gia Cát Lượng chỉ được biết đến chủ yếu qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Trong tác phẩm này, ông được nhà văn La Quán Trung ca ngợi là một quân sư có khả năng "liệu việc như thần", một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài năng. Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là việc giúp hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Tào. Ông được công nhận là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất của thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử
Ông có 3 anh em, anh cả Gia Cát Cẩn làm quan bên Đông Ngô, em thứ là Gia Cát Quân làm quan đại thần cho nước Thục Hán cùng với ông, em họ Gia Cát Đản làm quan cho Tào Ngụy.
Ông là người tài giỏi nhất nên người đời sau có câu "Thục được rồng(Trong đó có cả ông và em ông Gia Cát Quân), Ngô được hổ, Ngụy được chó", ví trong 4 anh em thì ông tài giỏi nhất, Lưu Bị thu nạp được rồng và cả Gia Cát Quân em ông trong số 3 người (Lưu, Tào, Tôn).
Theo sách "Khổng Minh Gia Cát Lượng", chữ "Cát" trong họ Gia Cát của ông có nguồn gốc từ việc ông là dòng dõi của Cát Anh, một tướng theo Trần Thắng khởi nghĩa chống Tần. Cát Anh có công, bị Trần Thắng giết oan. Khi Hán Văn Đế lên ngôi đã sai người tìm dòng dõi Cát Anh và cấp đất Gia làm nơi ăn lộc. Một chi sau này lấy sang họ Gia Cát - ghép chữ "Cát" cũ và đất "Gia".
Khổng Minh đã giúp Lưu Bị cùng với Tôn Quyền đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, lấy Kinh Châu, định Tây Xuyên, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía bắc, Ngô ở phía đông làm thành thế chân vạc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ chức Thừa tướng, phía đông hòa Tôn Quyền, phía nam bình Mạnh Hoạch.
Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi, Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và tháng 7 năm đó, để trả thù cho Quan Vũ
nên Lưu Bị đã tuyến bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh
Tôn Quyền. Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược "liên Ngô chống
Tào" của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết đánh Ngô hại nhiều hơn lợi
nhưng không can ngăn nổi Lưu Bị nên dẫn đến thua trận Hào Đình, thất bại
ở Tỷ Quy.
Lưu Bị trước khi chết đã ủy thác việc nước cho Gia Cát Lượng. Nhà vua Lưu Thiện mới 17 tuổi, Gia Cát Lượng thâu tóm quyền lực, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Sau khi trừ bỏ được những lo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía nam để thu phục dân bản địa. Gia Cát Lượng ra quân không lâu đã bắt sống được Mạnh Hoạch, một thủ lĩnh có tiếng.
Gia Cát Lượng Bắc phạt cả thảy là 7 năm, phát động 5 lần đánh nhau.
Tháng 8 năm 234, Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất ngay trong chiến dịch Bắc Phạt lần thứ 6, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Vũ Hầu người đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu. Ông được chôn tại ngọn núi Định Quân ở vùng Hán Trung. Ba mươi năm sau khi ông mất, năm 264 SCN, quân Ngụy tấn công nước Thục Hán, con và cháu nội của Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm và Gia Cát Thượng đều tử trận khi chiến đấu bảo vệ kinh đô. Lưu Thiện đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.
Gia Cát Lượng được cho là người phát minh ra màn thầu,
khinh khí cầu và một thiết bị giao thông vận tải tự động kỳ bí nhưng
hiệu quả được gọi là "trâu gỗ ngựa máy" (Mộc Ngưu Lưu Mã), mà đôi khi
được liên hệ với các xe cút kít.
Mặc dù ông thường được tin là đã phát minh ra loại nỏ có thể bắn liên tục nhiều mũi tên và được gọi là "Nỏ Gia Cát", loại nỏ bán tự động này là một phiên bản cải tiến của loại đã xuất hiện trong thời kỳ Chiến Quốc (mặc dù có tranh luận rằng cung thời Chiến Quốc là bán tự động hay chỉ đơn giản là gắn nhiều chiếc nỏ lên một giá gỗ để bắn cùng một lúc). Tuy nhiên, phiên bản của Gia Cát Lượng có thể bắn xa hơn và nhanh hơn.
Một kiểu đầu của khinh khí cầu được sử dụng để truyền tín hiệu quân sự, được gọi là đèn lồng Khổng Minh, cũng được mang tên ông. Nó được cho là phát minh bởi Gia Cát Lượng khi ông bị bao vây bởi Tư Mã Ý.
Từ Thứ, 1 nhân vật có mưu lược, tiến cử Gia Cát Lượng cho Lưu Bị. Lưu Bị có hỏi tài năng của Khổng Minh so với ngài thì thế nào, Từ Thứ có nói: "Tôi so với ông ấy như ngựa so với Kỳ lân, như quạ so với Phượng hoàng, ông có ông ấy như Chu công về Lã Vọng, như Hán vương được Trương Lương"
Sau khi Từ Thứ đến với Tào Tháo, Lưu Bị tìm đến Long Trung để thỉnh cầu ông ra giúp nhưng hai lần đầu không gặp mãi đến lần thứ ba mới gặp được nên mới có câu "Lưu Bị tam cố thảo lư câu hiền". Lưu Bị được Lượng nói kế sách định quốc an bang vô cùng kính phục, muốn mời Gia Cát Lượng xuống núi mưu tính đại sự. Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị thật lòng cầu xin nên ông chấp nhận làm quân sư cho Lưu Bị. Năm đó Gia Cát Lượng mới có 27 tuổi chính thức bước vào vũ đài chính trị. Tam quốc diễn nghĩa có câu thơ nói về sự kiện này:
Lưu Bị giao quyền điều binh cho Khổng Minh. Khổng Minh cho quân mai phục chuẩn bị mọi thứ để tiêu diệt quân Tào tại Bác Vọng. Ông cho Triệu Tử Long và Lưu Bị dụ địch. Hạ Hầu Đôn gần tới đồi Bác Vọng thì thấy Lưu Bị ra đánh rồi rút lui vào thung lũng, cho rằng dù có mai phục ít nên thúc quân tiến vào Bác Vọng. Quân Tào tiến vào rừng tên lửa bắn xuống mịt mù, cây cối hai bên đường cháy to, quân Tào hoảng loạn dẫm đạp lên nhau mà chạy, lương thực toàn bộ bị cháy. Toàn bộ Tào quân bị tiêu diệt, tướng Hạ Hầu Đôn chạy thoát. Từ đó uy tín của Khổng Minh lại càng được nể trọng.
Sau đó, quân Tào do Tào Nhân, Tào Hồng, Hứa Chử kéo đến. Hứa Chử dẫn quân vào rừng gặp Lưu Bị, Khổng Minh, định lên bắt nhưng bị gỗ, đá cản lại. Còn Tào Nhân, Tào Hồng tiến vào thành Tân Dã bỏ trống. Lúc ấy quân Tào tất cả đều mỏi mệt nên nấu cơm ăn để nghỉ ngơi. Đêm đó, quân Lưu Bị tấn công. Tào Nhân thất kinh chạy ra thì thấy cả vùng lửa cháy ngút trời. Tào Nhân, Tào Hồng đang tìm đường thoát thân thì gặp quân của Triệu Vân ùa ra đánh giết. Quân Tào chạy một lúc nữa lại có con sông chặn trước mặt, nhưng nước cạn nên quân Tào không lo nữa, dẫn quân qua sông. Quan Vũ phục ở mé trên, bèn cho quân xả nước xuống, nước chảy xuống như thác vỡ bờ cuốn trôi quân Tào vô số. Tào Nhân, Tào Hồng dẫn tàn binh trốn chạy, bỗng đâu gặp Trương Phi, may nhờ có Hứa Chử đến cứu. Sau đó Lưu Bị, Khổng Minh và các tướng thẳng tới Phàn Thành.
Khổng Minh bảo Chu Du hãy truyền xây ngay một đài thất tinh ở chân núi Nam Bình, ông sẽ cầu gió Đông luôn ba ngày ba đêm để giúp Chu Du. Lập tức Chu Du sai cất đài như lời Khổng Minh dặn. Khổng Minh lên đàn thắp nhang, làm phép cầu ba lần, vẫn chưa có gió. Đến canh hai, gió Đông nam thổi tới rất mạnh, quân Ngô nhân cơ hội đó châm lửa phóng hỏa đốt sạch chiến thuyền quân Tào. Việc lập đài cầu gió Đông Nam chẳng qua chỉ là hành động phụ thêm của Khổng Minh nhằm qua mắt Công Cẩn, tiện thoát thân, thể hiện sự tinh thông thiên văn, thời tiết... của Gia Cát Lượng. Nhờ "gió Đông nam của Khổng Minh" mà quân Ngô đại thắng quân Ngụy, Chu Du không bị nỗi nhục mất nước, mất vợ nên về sau thi sĩ đời Đường Đỗ Mục có một bài thơ rằng:
Trên thực tế thì giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý không xảy ra vụ việc này mà chỉ là hư cấu của La Quán Trung. "Không thành kế" trong lịch sử xảy ra tại chiến tranh Lưu Tống-Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều. Khi quân Ngụy đuổi theo quân Tống đến Lịch Thành, Thái thú Tế Nam của Lưu Tống là Tiêu Thừa Chi chỉ có vài trăm quân, liệu chừng không thể chống lại đại quân Ngụy, bèn áp dụng "không thành kế", cho mở toang cổng thành. Quân Bắc Ngụy sợ có phục binh không dám vào thành.
Sau khi Khổng Minh mất, Ngụy Diên quả nhiên làm phản nhưng Khổng Minh đã tiên đoán trước nên bày kế cho Mã Đại chém chết Ngụy Diên. Tư Mã Ý tới đánh, quân Thục đẩy xe có tượng gỗ Khổng Minh ra trận, Tư Mã Ý sợ hãi bỏ chạy, hỏi các tướng rằng đầu mình có còn không. Thế là quân Thục rút an toàn trở về Thành Đô. Sau này trong dân gian có câu: "Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống", để nói lên tài năng siêu phàm của ông. Sau ghi chuyện " Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống", người ta có thơ than rằng:
Theo nhiều tác giả, trong cuộc chiến diệt Tào Ngụy, Gia Cát Lượng không đeo đuổi danh lợi, chỉ một ý chí đánh giặc diệt Ngụy, phục hưng nhà Hán, đặt sự hưng vong của quốc gia lên trên danh lợi và vinh nhục của cá nhân với tấm lòng tha thiết. Ông từng tuyên bố rằng: "Nếu như diệt được nước Ngụy, chém đầu Tào Duệ, đưa hoàng thượng về cố đô Lạc Dương thì đến lúc đó tôi cùng chư vị đồng liêu được thăng quan tấn tước, cho dù được thưởng mười loại báu vật tôi cũng xin nhận huống chi là cửu tích".
Nhà thơ Đỗ Phủ có bài thơ ca ngợi lòng trung thành của Gia Cát Lượng khi đến thăm đền thờ ông:
Nhận xét về bài Hậu xuất sư biểu của Gia Cát Lượng, Tạ Phương Đắc thời Nam Tống trong tác phẩm Văn chương quỹ phạm đã viết: "Đọc Xuất sư biểu, ai không khóc là bất trung, đọc Trần tình biểu ai không khóc là bất hiếu, đọc Tế thập nhị lang văn ai không khóc là bất từ".
Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu và một số từ điển khác thì chữ 诸 (bính âm là zhū) thường được phiên là chư, vậy thì tên ông là Chư Cát Lượng (tiếng Hán: 诸葛亮; bính âm: Zhūgé Liàng). Tuy nhiên, nhiều từ điển Hán Việt ghi 2 cách đọc chư và "gia, đồng thời ở mục họ 诸葛 (Zhūgé) thì chỉ phiên là Gia Cát."
Vợ Khổng Minh tên Hoàng A Sửu, còn gọi là Hoàng Thị Nàng là con gái Hoàng Thừa Ngạn, tức Hoàng viên ngoại, một danh sỹ tiếng tăm trong vùng. Hoàng Thị được mệnh danh là một trong năm phụ nữ xấu nhất Trung Hoa (Ngũ xú Trung Hoa).
Trong 5 phụ nữ xấu nhất Trung Hoa nhưng lại nổi tiếng về tài năng có Chung Vô Diệm, vợ của Tề Tuyên Vương, Hoàng A Sửu, vợ của Khổng Minh. Một bậc kỳ tài trong thiên hạ như Khổng Minh lại chấp nhận lấy vợ “siêu xấu” như Hoàng Thị vẫn còn là một bí ẩn. Những giả thuyết đưa ra dưới đây không mang đến sự đồng thuận cuối cùng mà còn gây ra những tranh cãi triền miên...
Lấy vợ vì sách và binh pháp
Thủa nhỏ Gia Cát Lượng say mê đọc sách, ông đi khắp nơi để tìm sách đọc. Nghe nói ở Ngọa Long cương có viên ngoại họ Hoàng bụng chứa đầy thao lược, trong nhà giữ rất nhiều sách cổ kim kỳ lạ, và từ xưa đến nay chưa hề truyền ra ngoài. Vì muốn gần gũi với Hoàng viên ngoại, nên Gia Cát Lượng mới dời nhà đến Ngọa Long cương. Hoàng viên ngoại có bầy ngỗng, hàng ngày ông chăn ngỗng bên bờ sông dưới Ngọa Long cương. Gia Cát Lượng bèn dựng một nhà tranh ở gần đó.

Ban ngày ông trồng cây, ban đêm đọc sách, có lúc ông bàn luận chuyện cổ kim với Hoàng viên ngoại khi ông tới chăn ngỗng. Hai người rất tâm đầu ý hợp, nhưng Gia Cát Lượng vẫn chưa đề cập đến chuyện mượn sách. Hoàng viên ngoại chú ý tới người trai trẻ đa tài này và lo xa khi về già không có người nối dõi. Ông bèn nhờ người mai mối, đem con gái mình hứa gả cho Gia Cát Lượng.
Khi sắp làm đám cưới, người mai mối hỏi Gia Cát Lượng, muốn nhà họ Hoàng chuẩn bị lễ cưới những thứ gì. Gia Cát Lượng nói: "Chẳng cần thứ gì hết, chỉ cần nhạc phụ tôi tặng cho sách vở, đó là ân huệ lớn lao rồi". Quả nhiên Hoàng viên ngoại tặng cho con rể mấy tủ sách lớn. Gia Cát Lượng như bắt được báu vật, suốt ngày đêm ra công đọc, và không bao lâu đã thuộc nằm lòng.
Nhưng ông còn chưa hài lòng, thở ra nói: "Sách quí tuy nhiều, có điều thiếu sách binh pháp". Vợ ông nghe, chỉ mỉm cười chứ không nói gì. Vài ngày sau, nàng vẽ một bát quái trận đồ đưa cho Gia Cát Lượng: “Chàng xem, có thể phá được trận này không?”. Gia Cát Lượng đón lấy nhưng ông phải suy nghĩ suốt cả tháng ròng mới phá được trận bát quái này. Hoàng phu nhân hé miệng nói: "Xem ra chàng cũng thông minh đấy!". Lúc này nàng mới đem tất cả cách hành binh bố trận mà phụ thân truyền, dạy lại cho chồng.
Bấy giờ, Gia Cát Lượng văn võ đều làu thông, gần xa nghe tiếng. Chuyện tình có một không hai này không có những giây phút hẹn hò nồng nàn quá đỗi, không có cảnh thư đi thư về trong nhớ nhung, sầu muộn. Trong chuyện tình ấy, người ta thấy nhiều chó gỗ, trận đồ vườn đào, và vô vàn những chuyện không liên quan đến chữ tình. Thế nhưng chuyện tình ấy cũng được nhuốm bởi chữ, hợptan, vui- buồn và tất cả những điều đó là chuyện tình của một con người đặc biệt, bậc kỳ tài Gia Cát Khổng Minh.


Sau đó không lâu, Lưu Bị ba lần đến Thảo Lư mời Gia Cát Lượng xuống núi. Trước khi tiễn chồng lên đường, Hoàng Thị phu nhân đã thức suốt mấy đêm, may một chiếc áo bào bát quái và nói với Gia Cát Lượng cùng lời dặn dò: "Áo bào này bên ngoài là án chiếu theo bát quái đồ, đường may bên trong là bát quái trận thế, chàng mặc áo này trên người, lãnh binh bày trận trong lòng sẽ sáng suốt hơn".
Gia Cát Lượng mặc áo bát quái đến bái từ nhạc phụ. Hoàng viên ngoại cao hứng bèn tự tay làm thịt ngỗng, bày yến tiệc đãi con rể lên đường. Ông còn dùng lông ngỗng làm một chiếc quạt tàng cất binh pháp kỳ thư tặng cho Gia Cát Lượng và căn dặn kỹ: "Ngỗng là sinh linh cơ cảnh, gió thổi cỏ động, nó đều hay biết. Chủ soái lãnh binh đánh trận, hai chữ cơ cảnh không thể quên được".
Sau này, qua mấy mươi năm lăn lộn sinh nhai trong nhung mã hoặc chông gai, áo bát quái và quạt lông ngỗng của người vợ cùng cha vợ thuở hàn vi vẫn luôn là báu vật bất ly thân của Gia Cát Lượng.
Hôn nhân và mưu đồ chính trị
Theo cuốn "Những bí ẩn khó giải thích", Gia Cát Khổng Minh kết duyên cùng Hoàng A Sửu là vì những toan tính bởi mục đích chính trị. Cuốn sách lý giải, Gia Cát Lượng xuất thân nghèo khổ, ngay từ nhỏ đã phải sống dựa vào người chú và sớm thấm thía sự áp bức của tầng lớp địa chủ, quý tộc.
Khi người chú qua đời, Gia Cát Lượng mất chỗ dựa nên đã chuyển về định cư phía Tây thành Tương Dương.Mặc dù còn rất trẻ và sống ở một vùng quê hẻo lánh nhưng Gia Cát Lượng không cam chịu mai danh ẩn tích suốt đời, thường xuyên quan tâm, chú ý đến sự thịnh suy của đất nước và ôm mộng gây dựng sự nghiệp bằng con đường chính trị.
Điều này không những ảnh hưởng đến những suy tính của Gia Cát Lượng trong chuyện hôn nhân mà còn thôi thúc ông tìm chỗ đứng ổn định trong tầng lớp địa chủ, quý tộc để mở mày mở mặt sau này.
Gia Cát Lượng vì thế đã ra tay sắp đặt và thực hiện ba việc lớn liên quan đến chuyện hôn nhân trong gia đình. Đầu tiên, ông gả người chị gái cho con trai Bàng Đức Công, một nhân vật có máu mặt trong tầng lớp địa chủ Kinh Châu đang sống ở khu vực Tương Dương. Gia Cát Lượng cũng vì việc làm này mà được tôn là Ngọa Long và trụ vững ở Kinh Châu.
Gia Cát Lượng tiếp đó lại sắp đặt cho em trai mình kết hôn cùng con gái nhà Lâm Thị, cũng là một nhân vật danh tiếng trong giới địa chủ Kinh Châu đang sống ở khu vực phía Nam Tương Dương. Lần thứ ba và cũng là lần quan trọng nhất, Gia Cát Lượng chọn vợ cho mình.
Với mục đích trụ vững ở Kinh Châu chứ không phải bất kỳ nơi nào khác nên Gia Cát Lượng đã chấp nhận lấy Hoàng A Sửu.
Gia Cát Lượng bất chấp mọi người chê cười khi lấy người vợ có dung mạo xấu xí còn có thể lý giải bởi nguyên nhân cha của Hoàng A Sửu, Hoàng Thừa Ngạn lúc đó đang là một danh sỹ có tiếng tăm trong vùng. Bên cạnh đó, gia đình Hoàng Thừa Ngạn còn có mối quan hệ thân thích, họ hàng với người vợ sau của Hoàng đế Lưu Biểu.
Hoài nghi về giới tính
Một giả thuyết khác đầy tính hoang đường khi bàn luận về giới tính của Gia Cát Lượng. Theo đó, Gia Cát Lượng là nữ giới. Hơn thế, Gia Cát Lượng và Hoàng Thị vốn có quan hệ từ lâu, hai chị em vốn đã cùng khâm phục tài hoa của nhau, thường xuyên qua lại kết tình thân.
Hoàng Thị luôn cảm thấy tủi hổ về dung nhan kém cỏi của mình so với Gia Cát Lượng. Vậy nên Gia Cát Lượng hóa trang giả làm nam nhi để không biến Hoàng Thị thành người làm nền cho mình. Gia Cát Lượng giả trai vốn không phải do chủ ý trước mà còn là để qua lại với Từ Thứ. L
úc bấy giờ, Từ Thứ, Thôi Châu Bình, Mạnh Công Uy (những nhân tài sau này) là “một đám dài lưng tốn vải”, ngày ngày tụ tập bàn những chuyện viển vông rồi ăn no ngủ kỹ. Gia Cát Lượng tất nhiên không thể công khai thân phận nữ giới của mình đã tham gia cùng đám người ấy nên chỉ còn cách giả trang làm nam nhi. Nữ giả làm nam với kỹ thuật hóa trang thời ấy còn thấp sẽ rất dễ bị phát hiện. Vậy nên Gia Cát Lượng nhớ ra người chị em tốt Hoàng Thị đã giả cưới Hoàng Thị làm vợ để có điều kiện đàm đạo cùng Từ Thứ...
Theo ĐS&PL
http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn...743/index.html
Gia Cát Lượng (181 - 234), tự Khổng Minh, vốn là một nhà chính trị, quân sự, chiến lược, ngoại giao kiệt xuất thời Tam quốc.
Là người ham học hỏi, nghe nói ở Ngọa Long Cương có viên ngoại họ Hoàng, trong nhà cất nhiều sách quý, ông bèn dời tới đây, dựng lều tranh ở gần để tìm dịp hội kiến.
Thêm vào đó, tin đồn nhà họ Hoàng có cô con gái tên Hoàng Nguyệt Anh, nức tiếng khắp vùng là một tài nữ càng thôi thúc ông đến để có cơ hội gặp gỡ, kết giao với người con gái đó.
Biết được ý định của Gia Cát Lượng, Hoàng viên ngoại ra sức ngăn cản mà không cho biết lý do.
Cuối cùng, Hoàng viên ngoại phải tiết lộ, con gái ông có dung mạo vô cùng xấu xí, rất khó coi, rồi khuyên Gia Cát Lượng nên tìm ý trung nhân tài sắc vẹn toàn.
Kể từ đó, thiên hạ rộ lời đồn thổi về nhan sắc 'ma chê quỷ hờn' của tài nữ Nguyệt Anh.
Gạt bỏ những tin đồn đó, Gia Cát Lượng vẫn hạ quyết tâm tới nhà họ Hoàng cầu hôn người con gái kỳ tài.
Trước sự nhiệt tình của Gia Cát Lượng, để thử thách ông, Hoàng Nguyệt Anh đưa ra hàng loạt câu hỏi để chứng thực tài năng đức độ lẫn trí tuệ uyên thâm của người đến hỏi cưới mình.
Với sự thông minh và học thức yên thâm, để chiếm được trái tim người phụ nữ tài giỏi này, Gia Cát Lượng dốc hết tâm lực, tài trí, cuối cùng cũng thuyết phục được thiên kim tiểu thư họ Hoàng.
Theo một ghi chép, câu chuyện Hoàng viên ngoại loan tin con gái mình xấu xí, thô kệch chỉ cốt để thử thách lòng kiên trì và bản lĩnh cương nghị của Gia Cát Lượng.
Thực tế, Hoàng Nguyệt Anh là một cô gái tài sắc vẹn toàn.
Cho tới ngày nay, giai thoại thú vị về chuyện tình của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh được ghi chép và kể lại khá nhiều.
Và sự thực về nhan sắc của Nguyệt Anh thì vẫn không ai dám khẳng định.
Thế nhưng, có
một điều bất biến chính là tình nghĩa vợ chồng chung thủy từ thuở hàn vi
tới ngày nhung gấm của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh.
Trong đó, câu chuyện chiếc quạt lông vũ mà Khổng Minh sau này vẫn mang bên người là minh chứng điển hình cho mối tình sâu nặng của họ.
Tương truyền, vì ham mê võ nghệ, Hoàng Nguyệt Anh theo học danh sư trên núi.
Sau khi hoàn thành việc học võ, bà được vị sư phụ tặng cho chiếc quạt lông vũ, cùng với hai chữ 'minh', 'lượng' và dặn dò: 'Tên hai chữ này chính là đức lang quân như ý của con'.
'Khi nãy trong lúc chàng đàm đạo thiên hạ đại sự cùng cha thiếp, thần thái người rạng rỡ, khí vũ hiên ngang, nhưng nói tới Tào Tháo, Tôn Quyền thì ưu tư lồ lộ ra ngoài.
Thiếp tặng tiên sinh chiếc quạt này là để ngài che đi gương mặt lúc ấy'.
Qua câu nói đầy ngụ ý của Nguyệt Anh, Gia Cát Lượng có thể thấy được sự thấu hiểu và tâm ý của bà.
Hoàng Nguyệt Anh không muốn chồng mưu sự bất thành vì dao động tình cảm, và món quà bà tặng sẽ giúp ông che giấu cảm xúc, suy nghĩ thực sự trước đối phương.
Sau khi kết duyên cùng tài nữ Nguyệt Anh, quạt lông vũ trở thành vật bất ly thân với Khổng Minh - Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mục từ "Khổng Minh" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Khổng Minh (định hướng).
|
|
---|---|
|
|
|
|
Tên thật | Gia Cát Lượng (諸葛亮) |
Tự | Khổng Minh (孔明) |
Hiệu | Ngọa Long tiên sinh (臥龍先生) |
Tên khác | Gia Cát Vũ Hầu |
|
|
Thế lực | Lưu Bị (Thục Hán) |
Chức vụ | Quân sư Chính trị gia Tướng lĩnh |
Sinh | 181 Dương Đô, Lang Gia (nay là Nghi Nam, Sơn Đông) |
Mất | 234 Gò Ngũ Trượng, Kỳ Sơn, Ung Châu (nay là thôn Ngũ Trượng Nguyên, Kỳ Sơn, Bảo Kê, Thiểm Tây) |
Thụy hiệu | Trung Vũ Hầu (忠武侯) |
Thân phụ | Gia Cát Khuê |
Hôn phối | Hoàng Nguyệt Anh |
Con cái | Gia Cát Kiều (con nuôi) Gia Cát Chiêm |
Gia Cát Lượng chỉ được biết đến chủ yếu qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Trong tác phẩm này, ông được nhà văn La Quán Trung ca ngợi là một quân sư có khả năng "liệu việc như thần", một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài năng. Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là việc giúp hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Tào. Ông được công nhận là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất của thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử
Tiểu sử
Gia Cát Lượng là người đất Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Đông Hán. Ông sinh vào mùa Thu năm Tân Dậu (181), tự Khổng Minh (孔明). Gia Cát (諸葛) là một họ kép ít gặp. Ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau ông tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc "Lương Phủ Ngâm".Ông có 3 anh em, anh cả Gia Cát Cẩn làm quan bên Đông Ngô, em thứ là Gia Cát Quân làm quan đại thần cho nước Thục Hán cùng với ông, em họ Gia Cát Đản làm quan cho Tào Ngụy.
Ông là người tài giỏi nhất nên người đời sau có câu "Thục được rồng(Trong đó có cả ông và em ông Gia Cát Quân), Ngô được hổ, Ngụy được chó", ví trong 4 anh em thì ông tài giỏi nhất, Lưu Bị thu nạp được rồng và cả Gia Cát Quân em ông trong số 3 người (Lưu, Tào, Tôn).
Theo sách "Khổng Minh Gia Cát Lượng", chữ "Cát" trong họ Gia Cát của ông có nguồn gốc từ việc ông là dòng dõi của Cát Anh, một tướng theo Trần Thắng khởi nghĩa chống Tần. Cát Anh có công, bị Trần Thắng giết oan. Khi Hán Văn Đế lên ngôi đã sai người tìm dòng dõi Cát Anh và cấp đất Gia làm nơi ăn lộc. Một chi sau này lấy sang họ Gia Cát - ghép chữ "Cát" cũ và đất "Gia".
Sự nghiệp
Khổng Minh đã giúp Lưu Bị cùng với Tôn Quyền đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, lấy Kinh Châu, định Tây Xuyên, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía bắc, Ngô ở phía đông làm thành thế chân vạc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ chức Thừa tướng, phía đông hòa Tôn Quyền, phía nam bình Mạnh Hoạch.
Đền thờ Gia Cát Lượng
Lưu Bị trước khi chết đã ủy thác việc nước cho Gia Cát Lượng. Nhà vua Lưu Thiện mới 17 tuổi, Gia Cát Lượng thâu tóm quyền lực, chỉnh đốn nội bộ và chấn chỉnh lực lượng. Sau khi trừ bỏ được những lo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía nam để thu phục dân bản địa. Gia Cát Lượng ra quân không lâu đã bắt sống được Mạnh Hoạch, một thủ lĩnh có tiếng.
Gia Cát Lượng Bắc phạt cả thảy là 7 năm, phát động 5 lần đánh nhau.
Tháng 8 năm 234, Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất ngay trong chiến dịch Bắc Phạt lần thứ 6, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Vũ Hầu người đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu. Ông được chôn tại ngọn núi Định Quân ở vùng Hán Trung. Ba mươi năm sau khi ông mất, năm 264 SCN, quân Ngụy tấn công nước Thục Hán, con và cháu nội của Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm và Gia Cát Thượng đều tử trận khi chiến đấu bảo vệ kinh đô. Lưu Thiện đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.
Các phát minh
Mô tả Nỏ Gia Cát
Mặc dù ông thường được tin là đã phát minh ra loại nỏ có thể bắn liên tục nhiều mũi tên và được gọi là "Nỏ Gia Cát", loại nỏ bán tự động này là một phiên bản cải tiến của loại đã xuất hiện trong thời kỳ Chiến Quốc (mặc dù có tranh luận rằng cung thời Chiến Quốc là bán tự động hay chỉ đơn giản là gắn nhiều chiếc nỏ lên một giá gỗ để bắn cùng một lúc). Tuy nhiên, phiên bản của Gia Cát Lượng có thể bắn xa hơn và nhanh hơn.
Một kiểu đầu của khinh khí cầu được sử dụng để truyền tín hiệu quân sự, được gọi là đèn lồng Khổng Minh, cũng được mang tên ông. Nó được cho là phát minh bởi Gia Cát Lượng khi ông bị bao vây bởi Tư Mã Ý.
Gia Cát Lượng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa
Lưu Bị tam cố thảo lư (Lưu Bị ba lần đến lều cỏ)
Gia Cát Lượng là ẩn sĩ ở Long Trung. Tư Mã Huy và Từ Thứ tiến cử ông với Lưu Bị. Thời đó bậc danh sĩ Kinh Châu lan truyền một câu: "Ngọa Long, Phụng Sồ ai có được một trong hai người ấy sẽ có thiên hạ!". Theo Thủy Kính tiên sinh thì:"Tài của Gia Cát Lượng phải được ví với Lã Vọng làm nên cơ nghiệp 800 năm của nhà Chu và Trương Lương làm nên cơ nghiệp 400 năm của nhà Hán.Từ Thứ, 1 nhân vật có mưu lược, tiến cử Gia Cát Lượng cho Lưu Bị. Lưu Bị có hỏi tài năng của Khổng Minh so với ngài thì thế nào, Từ Thứ có nói: "Tôi so với ông ấy như ngựa so với Kỳ lân, như quạ so với Phượng hoàng, ông có ông ấy như Chu công về Lã Vọng, như Hán vương được Trương Lương"
Sau khi Từ Thứ đến với Tào Tháo, Lưu Bị tìm đến Long Trung để thỉnh cầu ông ra giúp nhưng hai lần đầu không gặp mãi đến lần thứ ba mới gặp được nên mới có câu "Lưu Bị tam cố thảo lư câu hiền". Lưu Bị được Lượng nói kế sách định quốc an bang vô cùng kính phục, muốn mời Gia Cát Lượng xuống núi mưu tính đại sự. Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị thật lòng cầu xin nên ông chấp nhận làm quân sư cho Lưu Bị. Năm đó Gia Cát Lượng mới có 27 tuổi chính thức bước vào vũ đài chính trị. Tam quốc diễn nghĩa có câu thơ nói về sự kiện này:
Tiếng Hán-Việt | Tạm dịch |
---|---|
Hán tặc phân minh trí chẩm biên Đường đường đế trụ thảo lư tiền Thùy tri khoảnh khắc đàm tâm xứ Mưu đắc giang sơn ngũ thập niên |
Trên gối, biết ai vua, ai giặc Bỗng trang hoàng tộc viếng lều con Ai hay chỉ một giờ tâm sự Được giang sơn năm chục năm tròn |
Trận đồi Bác Vọng
Sau khi Gia Cát Lượng làm quân sư cho Lưu Bị đã góp nhiều công sức xây dựng binh mã tại Tân Dã. Tào Tháo nghe tin, điều tướng đi đánh Tân Dã.Lưu Bị giao quyền điều binh cho Khổng Minh. Khổng Minh cho quân mai phục chuẩn bị mọi thứ để tiêu diệt quân Tào tại Bác Vọng. Ông cho Triệu Tử Long và Lưu Bị dụ địch. Hạ Hầu Đôn gần tới đồi Bác Vọng thì thấy Lưu Bị ra đánh rồi rút lui vào thung lũng, cho rằng dù có mai phục ít nên thúc quân tiến vào Bác Vọng. Quân Tào tiến vào rừng tên lửa bắn xuống mịt mù, cây cối hai bên đường cháy to, quân Tào hoảng loạn dẫm đạp lên nhau mà chạy, lương thực toàn bộ bị cháy. Toàn bộ Tào quân bị tiêu diệt, tướng Hạ Hầu Đôn chạy thoát. Từ đó uy tín của Khổng Minh lại càng được nể trọng.
Trận Tân Dã
Sau trận đồi Bác Vọng, Tào Tháo dẫn đại quân đến Kinh Châu. Lưu Tông và mẹ là Sái thị dâng Kinh Châu cho Tào Tháo. Tào Tháo chiếm được Kinh Châu, đem quân đến Tân Dã truy kích Lưu Bị. Khổng Minh bèn lập kế mai phục quân Tào: sai Quan Vũ dẫn 1000 binh đi mai phục phía bờ sông Bạch Hà, quân lính mỗi người mang sẵn một bao cát đợi khi nghe tiếng ngựa hí thì ngăn nước sông xả nước cho nước cuốn chảy xuống. Ông lại sai Trương Phi mai phục ở Bác Lăng và dặn thấy quân Tào băng qua thì xông ra mà đánh. Cuối cùng ông sai Triệu Vân chia quân ba mặt Ðông, Tây, Nam, chừa phía Bắc cho quân Tào chạy, thấy có hiệu lửa thì xông ra mặt Bắc mà đánh đồng thời lệnh cho quân lính mang đồ dẫn lửa để sẵn trong nhà dân sau khi mọi người đã chạy đến Phàn Thành.Sau đó, quân Tào do Tào Nhân, Tào Hồng, Hứa Chử kéo đến. Hứa Chử dẫn quân vào rừng gặp Lưu Bị, Khổng Minh, định lên bắt nhưng bị gỗ, đá cản lại. Còn Tào Nhân, Tào Hồng tiến vào thành Tân Dã bỏ trống. Lúc ấy quân Tào tất cả đều mỏi mệt nên nấu cơm ăn để nghỉ ngơi. Đêm đó, quân Lưu Bị tấn công. Tào Nhân thất kinh chạy ra thì thấy cả vùng lửa cháy ngút trời. Tào Nhân, Tào Hồng đang tìm đường thoát thân thì gặp quân của Triệu Vân ùa ra đánh giết. Quân Tào chạy một lúc nữa lại có con sông chặn trước mặt, nhưng nước cạn nên quân Tào không lo nữa, dẫn quân qua sông. Quan Vũ phục ở mé trên, bèn cho quân xả nước xuống, nước chảy xuống như thác vỡ bờ cuốn trôi quân Tào vô số. Tào Nhân, Tào Hồng dẫn tàn binh trốn chạy, bỗng đâu gặp Trương Phi, may nhờ có Hứa Chử đến cứu. Sau đó Lưu Bị, Khổng Minh và các tướng thẳng tới Phàn Thành.
Trận Xích Bích
Thuyền cỏ mượn tên
Trong trận Xích Bích, Khổng Minh đến Giang Đông giúp đỡ đại đô đốc của Đông Ngô là Chu Du chống Tào Tháo. Chu Du từ lâu biết Khổng Minh là "thiên hạ kỳ tài", để người như vậy sống về sau sẽ là họa cho Đông Ngô nên muốn tìm cách hại ông. Đầu tiên Chu Du sai Khổng Minh dẫn quân đi cướp trại Tào Tháo nhưng ông đã khéo léo từ chối. Sau đó, Chu Du sai Khổng Minh trong 10 ngày làm 10 vạn mũi tên nhưng cố tình dặn thợ tên làm chậm nhằm hại Khổng Minh. Nhưng Khổng Minh hẹn trong 3 ngày sẽ làm xong. Chu Du mừng quá bảo Khổng Minh viết tờ quân lệnh. Khổng Minh bèn đến tìm mưu sĩ Lỗ Túc của Đông Ngô mượn 20 chiếc thuyền, mỗi chiếc có chừng ba mươi quân sĩ, trên thuyền dùng vải xanh làm màn che xung quanh, lại bó cỏ với rơm cho nhiều. Lỗ Túc nhận lời, 2 ngày đầu Khổng Minh không làm gì cả. Đến ngày thứ ba, vào đầu canh tư, Khổng Minh bỗng bí mật cho mời Lỗ Túc lên thuyền uống rượu rồi lại sai người lấy dây chạc dài, buộc hai mươi chiếc thuyền liền lại với nhau, rồi bảo quân nhắm bờ phía Bắc thẳng tới. Hôm ấy, sương mù rất nhiều. Đến đầu canh năm, Khổng Minh tiến sát đến thủy trại của Tào Tháo, Khổng Minh sai thủy thủ dàn ngang đoàn thuyền ra rồi đánh trống, hò reo ầm ĩ. Sái Mạo và Trương Doãn thấy sương mù dày đặc sợ có phục binh nên hạ lệnh cho quân sĩ bắn tên ra loạn xạ. Đợi đến gần sáng, Khổng Minh dẫn quân trở về, 20 chiếc thuyền cắm đầy tên của quân Tào, tính ra hơn 10 vạn. Chu Du trông thấy vô cùng kinh hãi, tự thấy tài kém Khổng Minh rất nhiều.Khổng Minh cầu gió Đông giúp Chu Du (Mượn gió đông)
Chu Du muốn đánh hỏa công nhưng mùa đông chỉ có gió tây bắc thổi ngược về phía quân Ngô mà không có gió đông nam thổi về phía quân Tào nên lo lắng thành bệnh. Khổng Minh xin đi cầu gió đông cho Chu Du nổi lửa đốt trại Tào.Khổng Minh bảo Chu Du hãy truyền xây ngay một đài thất tinh ở chân núi Nam Bình, ông sẽ cầu gió Đông luôn ba ngày ba đêm để giúp Chu Du. Lập tức Chu Du sai cất đài như lời Khổng Minh dặn. Khổng Minh lên đàn thắp nhang, làm phép cầu ba lần, vẫn chưa có gió. Đến canh hai, gió Đông nam thổi tới rất mạnh, quân Ngô nhân cơ hội đó châm lửa phóng hỏa đốt sạch chiến thuyền quân Tào. Việc lập đài cầu gió Đông Nam chẳng qua chỉ là hành động phụ thêm của Khổng Minh nhằm qua mắt Công Cẩn, tiện thoát thân, thể hiện sự tinh thông thiên văn, thời tiết... của Gia Cát Lượng. Nhờ "gió Đông nam của Khổng Minh" mà quân Ngô đại thắng quân Ngụy, Chu Du không bị nỗi nhục mất nước, mất vợ nên về sau thi sĩ đời Đường Đỗ Mục có một bài thơ rằng:
- ' '"Dưới cát gươm chìm, sắt chửa tiêu ' '
- ' 'Rũa mài nhận biết việc tiền triều. ' '
- ' 'Gió Đông nếu chẳng vì Công Cẩn ' '
- ' 'Đồng Tước đêm xuân khóa Nhị Kiều".' '
Gia Cát Lượng vào Tây Xuyên bắt Trương Nhiệm
Sau khi Bàng Thống mất, Lưu Bị gọi Khổng Minh vào Tây Xuyên để đánh chiếm Ích Châu. Khổng Minh giao Kinh Châu lại cho Quan Vũ rồi cùng Trương Phi, Triệu Vân vào Tây Xuyên. Khổng Minh muốn chiếm Lạc Thành nhưng có Trương Nhiệm là người đã giết Bàng Thống đang trấn giữ. Ông xem xét địa hình rồi sai Ngụy Diên đem quân phục ở phía đông cầu Kim Nhạn, Hoàng Trung dẫn quân phục phía hữu, Trương Phi phục sẵn quân ở núi còn Triệu Vân thì chờ Trương Nhiệm chạy qua cầu Kim Nhạn thì chặt gãy ngay cầu ấy. Phân công xong, Khổng Minh đích thân đi dụ địch. Trương Nhiệm dẫn Trác Ung ra trận, gặp Khổng Minh liền dẫn quân ra đánh, Khổng Minh bỏ xe lên ngựa chạy qua cầu. Trương Nhiệm đuổi theo một quãng thì gặp Huyền Ðức và Nghiêm Nhan đổ ra chặn đánh. Nhiệm toan quay về thì cầu đã bị chặt gãy. Nhìn bờ phía Bắc thì Triệu Vân chặn, liền chạy vào đường nhỏ thì gặp quân phục của Ngụy Diên, Hoàng Trung. Trương Nhiệm chỉ còn vài chục kỵ binh theo sau chạy vội vào đường núi thì Trương Phi xông ra bắt sống. Trương Nhiệm không chịu hàng nên Khổng Minh sai đem ra chém.Thất Cầm Mạnh Hoạch
Lục xuất Kỳ Sơn
Sau khi thu phục Mạnh Hoạch, Gia Cát Lượng chỉnh đốn binh mã, nhân Tào Phi vừa mất đem đại quân bắc phạt, ông có tâu với Hậu chủ Lưu Thiện: "Dù biết đánh Tào là lấy yếu đánh mạnh, nhưng nhất quyết phải phạt Ngụy, ta không phạt người ắt người sẽ phạt ta, nay xin Hoàng thượng cho thần đóng quân ở Hán Trung, từ trên cao nhìn xuống như hổ săn Lạc Dương.". Sau đó trong 6 lần Bắc phạt mà sau này các sử gia gọi là "Lục xuất Kỳ Sơn", ông đều đem đại quân đánh ra Kỳ Sơn vì cho rằng nơi đây chính là đất dụng võ,ông nói:" Kỳ Sơn là đầu xứ Trường An, kéo quân vào các quân Lũng Tây tất cả phải qua đường ấy, vả lại, mé trước sát sông Vị, mé sau dựa vào hang Tà Cốc, ra bên nọ vào bên kia, có thể dùng được kế mai phục. Đó là đất dụng võ, cho nên trước hết ta muốn dụng được chỗ địa lợi ấy.",có thể công phá Trường An và Lạc Dương, bình định được Trung nguyên, nhưng tiếc là vì nhiều lí do chưa thể thành công.Dùng không thành kế đuổi Tư Mã Ý
Sau khi Mã Tốc để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng về Tây thành, trong thành khoảng 2000 quan văn, cùng Quan Hưng vào 500 lính kị mã. Tư Mã Ý mang 15 vạn đại quân đuổi đến nơi, ông không những không triển khai quân đối phó mà còn mở cổng thành, có ý mời quan quân Tư Mã Ý vào thành. Còn mình thì ngồi trên thành, gẩy đàn rất bình thản. Tư Mã Ý đến nơi, thấy vậy liền sinh nghi, không dám tiến vào thành vì sợ trong thành có bẫy. Tư Mã Ý nghe tiếng đàn của Gia Cát Lượng, thấy được sự bình thản trong con người ông, càng thêm lo sợ và quyết định rút lui. Sau đó Quan Hưng cùng 500 lính phục kích hò reo làm cho Tư Mã Ý sợ có nghi binh nên bỏ chạy. Sau này khi biết được trong thành chỉ có vài trăm binh sĩ già yếu, mà một mình Gia Cát Lượng có thể đẩy lui được đại quân của mình, Tư Mã Ý rất khâm phục và cho rằng mình còn kém tài ông rất nhiều.Trên thực tế thì giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý không xảy ra vụ việc này mà chỉ là hư cấu của La Quán Trung. "Không thành kế" trong lịch sử xảy ra tại chiến tranh Lưu Tống-Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều. Khi quân Ngụy đuổi theo quân Tống đến Lịch Thành, Thái thú Tế Nam của Lưu Tống là Tiêu Thừa Chi chỉ có vài trăm quân, liệu chừng không thể chống lại đại quân Ngụy, bèn áp dụng "không thành kế", cho mở toang cổng thành. Quân Bắc Ngụy sợ có phục binh không dám vào thành.
Gia Cát Lượng vây cha con Tư Mã Ý ở Thượng Phương cốc
Gia Cát Lượng lục xuất Kỳ Sơn,sau nhiều lần đánh nước Ngụy không thành vì có Tư Mã Ý đối trận, biết rằng muốn phạt Ngụy, định Trung Nguyên phải trừ người này, nên quyết tâm giết Tư Mã Ý. Cuối cùng ông dùng kế lừa cho hàng binh nói với Tư Mã Ý rằng toàn bộ lương thực của quân Thục đều cất giữ tại Thượng Phương cốc. Tư Mã Ý dẫn hai con mang quân tới. Cha con Tư Mã Ý vừa vào hang thì quân Thục ném rơm rạ, củi lửa chặn bít hai đầu. Gia Cát Lượng liền cho quân phóng hỏa thiêu cha con Tư Mã Ý. Nhưng trong lúc Tư Mã Ý tuyệt vọng thì Kỳ Sơn 9 tháng không có mưa bỗng đổ mưa lớn cứu cha con Tư Mã Ý, trời đổ mưa dập tắt hết ngọn lửa, cha con Tư Mã Ý chạy thoát khỏi Thượng Phương cốc. Từ trận này mà có câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Gia Cát lượng buồn rầu, biết rằng khí số nhà Hán đã tận, trời không giúp ông mà giúp Tào, 1 mình ông khó xoay chuyển càn khôn, nghịch ý trời, lại thêm ngày đêm lao lực mà sinh bệnh.Gò Ngũ Trượng Gia Cát Dâng Sao (Dặn Kế Giết Ngụy Diên)
Khi ra Kỳ Sơn lần thứ 6, Khổng Minh lâm bệnh nặng. Ông gọi Khương Duy lại truyền thụ 24 thiên binh thư do ông viết ra. Sau đó ông dặn dò các tướng phải đề phòng quân Ngụy tới đánh và Ngụy Diên làm phản cùng kế sách đối phó.Sau khi Khổng Minh mất, Ngụy Diên quả nhiên làm phản nhưng Khổng Minh đã tiên đoán trước nên bày kế cho Mã Đại chém chết Ngụy Diên. Tư Mã Ý tới đánh, quân Thục đẩy xe có tượng gỗ Khổng Minh ra trận, Tư Mã Ý sợ hãi bỏ chạy, hỏi các tướng rằng đầu mình có còn không. Thế là quân Thục rút an toàn trở về Thành Đô. Sau này trong dân gian có câu: "Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống", để nói lên tài năng siêu phàm của ông. Sau ghi chuyện " Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống", người ta có thơ than rằng:
Sao dài sa xuống, biết hay không!?Tương truyền khi Khổng Minh mất,người ta làm theo di chúc là chôn ông ở núi Định Quân [Ngày xưa Hạ Hầu Uyên mất], không cần làm ma chay tống táng gì.
Ngơ ngẩn còn mang dạ hãi hùng!
Để một trò cười ghi miệng thế,
Sờ đầu chẳng biết có còn không?
Nhận định
Tư Mã Huy nhận xét về Gia Cát Lượng như sau: "Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể bình định được thiên hạ". Người đời sau có câu: "Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn.", đế nói lên tài năng của ông.Theo nhiều tác giả, trong cuộc chiến diệt Tào Ngụy, Gia Cát Lượng không đeo đuổi danh lợi, chỉ một ý chí đánh giặc diệt Ngụy, phục hưng nhà Hán, đặt sự hưng vong của quốc gia lên trên danh lợi và vinh nhục của cá nhân với tấm lòng tha thiết. Ông từng tuyên bố rằng: "Nếu như diệt được nước Ngụy, chém đầu Tào Duệ, đưa hoàng thượng về cố đô Lạc Dương thì đến lúc đó tôi cùng chư vị đồng liêu được thăng quan tấn tước, cho dù được thưởng mười loại báu vật tôi cũng xin nhận huống chi là cửu tích".
Nhà thơ Đỗ Phủ có bài thơ ca ngợi lòng trung thành của Gia Cát Lượng khi đến thăm đền thờ ông:
- Miếu thờ thừa tướng là đây
- Cấm thành rừng bách phủ đầy trước sau
- Nắng xuân cỏ biếc một màu
- Tiếng oanh trong lá toả vào không gian
- Ba lần cầu kiến cao nhân
- Hai triều đã tỏ lão thần tận tâm
- Kỳ sơn giữa trận từ trần
- Khách anh hùng để tần ngần lệ rơi.
Nhận xét về bài Hậu xuất sư biểu của Gia Cát Lượng, Tạ Phương Đắc thời Nam Tống trong tác phẩm Văn chương quỹ phạm đã viết: "Đọc Xuất sư biểu, ai không khóc là bất trung, đọc Trần tình biểu ai không khóc là bất hiếu, đọc Tế thập nhị lang văn ai không khóc là bất từ".
Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu và một số từ điển khác thì chữ 诸 (bính âm là zhū) thường được phiên là chư, vậy thì tên ông là Chư Cát Lượng (tiếng Hán: 诸葛亮; bính âm: Zhūgé Liàng). Tuy nhiên, nhiều từ điển Hán Việt ghi 2 cách đọc chư và "gia, đồng thời ở mục họ 诸葛 (Zhūgé) thì chỉ phiên là Gia Cát."
Tác phẩm
- Âm phù kinh
- Binh pháp
- Mã tiền khoá
- Thơ văn:
- Bài văn ghi tại miếu Hoàng Lăng
- Ngâm lương phụ
- Bồ câu trắng
- Bài tán trên bia Tư Mã Quý Chủ
- Thư gửi: Ngô Chủ, gửi anh Tử Du (Gia Cát Cẩn), gửi Lục Tốn, gửi Trượng Duệ, gửi Trương Lỗ.
- Khuyên răn cháu ngoại
- Khuyên con (2 bài)
- Xuất sư biểu
Tiết lộ mối quan hệ thực giữa Lưu Bị và Khổng Minh
Dân gian biết câu chuyện
Lưu Bị ba lần tới lều tranh mời Gia Cát Lượng xuất núi, tuy nhiên thực
tế lịch sử lại cho thấy sự thật khác.
Gia Cát Lượng là
một quân sư toàn tài có khả năng "liệu việc như thần", một nhà ngoại
giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài năng. Khi nhắc đến mối
quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, dân gian vẫn thường lưu truyền câu
chuyện Lưu Bị ba lần đến lều tranh tìm Gia Cát Lượng cũng như sự trân
trọng tài năng tuyệt đỉnh của Lượng.
Trong mắt của người đời sau, khi Gia
Cát Lượng đồng ý về bên Lưu Bị làm quân sư, hai người thân thiết và gắn
bó như cá với nước. Lưu Bị và Gia Cát Lượng trở thành hình mẫu chuẩn
trong quan hệ quân – thần.
Tuy nhiên, theo Đài phát thanh Quốc tế
Trung Quốc CRI, nếu điểm lại một số sự kiện trong thực tế lịch sử Trung
Quốc, người ta hiểu rằng, sau khi Lưu Bị tam cố thảo lư đến khi gửi con
ở Thành Bạch Đế, quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng không hề thân
thiết như "Tam Quốc Diễn Nghĩa" khắc họa. Khổng Minh càng không phải là
người Lưu Bị ưu ái nhất ở nước Thục.
Sau trận Xích Bích, Lưu Bị tiến hành
chiến dịch giành Tây Xuyên. Dù Gia Cát Lượng trấn giữ Kinh Châu, nhưng
Lưu Bị vẫn dùng Bàng Thống và Pháp Chính làm người trợ thủ chính để lấy
Thục. Mãi về sau Lưu Bị mới điều Gia Cát Lượng dẫn quân vào Tây Xuyên.
Trong cuộc chiến giành Hán Trung, trợ
thủ chính cho Lưu Bị vẫn là Pháp Chính, còn Gia Cát Lượng chỉ ở phía sau
làm công tác hậu cần. Trong chiến dịch này, Gia Cát Lượng không phát
huy tác dụng ở vai trò tham mưu. Đến khi Lưu Bị chính thức quản lý Hán
Trung, vị trí của Gia Cát Lượng vẫn xếp sau Pháp Chính.
Một thực tế khác mà sử sách ghi chép
lại, rằng Lưu Bị vô cùng tin tưởng Quan Vũ. Ông giao Quan Vũ trấn thủ
Kinh Châu, một nơi vô cùng quan trọng, nhưng cuối cùng Kinh Châu vẫn
thất thủ. Nếu khi đó Lưu Bị cho Quan Vũ vào Xuyên Trung, để Gia Cát
Lượng lưu lại Kinh Châu thì rất có thể kết cục không thảm hại như vậy.
Sau khi Quan Vũ thất thủ ở Kinh Châu,
Lưu Bị điều binh đánh Ngô, nhưng cũng không cho Gia Cát Lượng tham gia,
thậm chí không hề quan tâm tới ý kiến của Lượng. Sau khi quân Thục rơi
vào vòng vây của lửa và thất bại thảm hại, Gia Cát Lượng mới cảm thán
rằng: "Nếu Pháp Chính ở đây tất khuyên được Chủ không tiến quân sang
phía đông, giờ tiến quân sang đông, tất rơi vào hiểm nguy." Câu nói cho
thấy, trong mắt Lưu Bị, vị trí số một thuộc về Pháp Chính chứ không phải
Gia Cát Lượng.
Bất đồng quan điểm
Để giải thích cho thực tế này, giới
học giả đưa ra nhiều lý do. Thứ nhất, tư duy chiến lược của Lưu Bị và
Gia Cát Lượng không thể thống nhất. Theo "Long Trung đối sách", Gia Cát
Lượng cho rằng cách duy nhất để Lưu Bị củng cố quyền lực chỉ có thể là
chiếm Kinh Châu và Ích Châu.
Kinh Châu khi đó do Lưu Biểu, một
người đã già lại không có người kế nghiệp thực sự tài giỏi, nắm giữ. Nếu
Lưu Bị chiếm Kinh Châu thì đường vào nước Thục sẽ rộng mở, đồng thời có
lợi thế về phòng thủ vì Kinh Châu được Hán Thủy và Miện Thủy che chở.
Ích Châu là vùng đất do Lưu Chương,
một tôn thất khác của nhà Hán, quản lý. Người này cũng không phải bậc
gian hùng tới mức không thể đánh bại. Ngoài ra, Ích Châu chính là đất
khởi nghiệp của Bái Công Lưu Bang, là vùng đất cực kỳ hiểm trở, sản vật
phong phú.
Sau khi chiếm Kinh Châu, Ích Châu, Lưu
Bị chỉ còn việc ổn định lãnh thổ, xây dựng quân đội, bắc địch Tào Tháo,
đông hòa Tôn Quyền, chờ thời cơ thiên hạ có biến để tiêu diệt cả hai
đối thủ chính, thống nhất Trung Quốc.
Tuy nhiên, Lưu Bị lại là người theo
chủ nghĩa cơ hội, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, không có cái nhìn
chiến lược lâu dài. Ông chỉ muốn chiếm cứ một phương, làm vương ở một
nước nên không coi trọng ý tưởng liên kết với Ngô của Gia Cát Lượng. Bên
cạnh đó, Lưu Bị không tin tưởng Gia Cát Lượng. Anh trai của Gia Cát
Lượng là Gia Cát Cẩn giữ trọng trách ở nước Ngô, hơn nữa từng là sứ thần
nước Ngô sang Kinh Châu thương lượng.
Phải đối mặt với mối quan hệ phức tạp
ấy, Lưu Bị vẫn không xóa bỏ được mối nghi ngờ cá nhân với Gia Cát Lượng.
Trong "Độc thông niên luận", Vương Phu Chi cũng phân tích rất sâu sắc
về mối quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Ông viết rằng, ý tưởng của
Gia Cát Lượng là nhất định phải giữ Hán, diệt Tào. Nếu không liên kết
với Đông Ngô mà phải chịu sự khống chế của nó, thì khó lòng tiến hành
Bắc phạt.
Còn ý đồ của Lưu Bị lại khác. Lưu Bị
lúc đầu muốn tự cường, sau lại muốn tự lập vương nên đã hợp nhất với
Quan Vũ. Vì thế Lưu Bị không tin Gia Cát Lượng bằng Quan Vũ. Lòng nghi
ngờ mối quan hệ giữa Lượng và Đông Ngô quá sâu sắc. Thậm chí Lưu Bị còn
nghi ngờ Lượng câu kết với Tử Du. Về sự kiện gửi con ở Bạch Đế Thành,
Lưu Bị để Gia Cát Lượng nhận Lưu Thiện làm con nuôi có thể coi là chuyện
cực chẳng đã. Khi Lưu Bị sắp lâm chung, mâu thuẫn giữa Ích Châu và Kinh
Châu đã vô cùng sâu sắc, Lưu Thiện lại không phải là quân vương kiệt
xuất, không đủ khả năng xử lý tình thế phức tạp khi đó. Hơn nữa Pháp
Chính, Bàng Thống đã qua đời, người duy nhất Lưu Bị có thể dựa chỉ là
Gia Cát Lượng.
Thực hư chuyện chọn vợ “siêu xấu” của Khổng Minh
Vợ Khổng Minh tên Hoàng A Sửu, còn gọi là Hoàng Thị Nàng là con gái Hoàng Thừa Ngạn, tức Hoàng viên ngoại, một danh sỹ tiếng tăm trong vùng. Hoàng Thị được mệnh danh là một trong năm phụ nữ xấu nhất Trung Hoa (Ngũ xú Trung Hoa).
Trong 5 phụ nữ xấu nhất Trung Hoa nhưng lại nổi tiếng về tài năng có Chung Vô Diệm, vợ của Tề Tuyên Vương, Hoàng A Sửu, vợ của Khổng Minh. Một bậc kỳ tài trong thiên hạ như Khổng Minh lại chấp nhận lấy vợ “siêu xấu” như Hoàng Thị vẫn còn là một bí ẩn. Những giả thuyết đưa ra dưới đây không mang đến sự đồng thuận cuối cùng mà còn gây ra những tranh cãi triền miên...
Lấy vợ vì sách và binh pháp
Thủa nhỏ Gia Cát Lượng say mê đọc sách, ông đi khắp nơi để tìm sách đọc. Nghe nói ở Ngọa Long cương có viên ngoại họ Hoàng bụng chứa đầy thao lược, trong nhà giữ rất nhiều sách cổ kim kỳ lạ, và từ xưa đến nay chưa hề truyền ra ngoài. Vì muốn gần gũi với Hoàng viên ngoại, nên Gia Cát Lượng mới dời nhà đến Ngọa Long cương. Hoàng viên ngoại có bầy ngỗng, hàng ngày ông chăn ngỗng bên bờ sông dưới Ngọa Long cương. Gia Cát Lượng bèn dựng một nhà tranh ở gần đó.
Ban ngày ông trồng cây, ban đêm đọc sách, có lúc ông bàn luận chuyện cổ kim với Hoàng viên ngoại khi ông tới chăn ngỗng. Hai người rất tâm đầu ý hợp, nhưng Gia Cát Lượng vẫn chưa đề cập đến chuyện mượn sách. Hoàng viên ngoại chú ý tới người trai trẻ đa tài này và lo xa khi về già không có người nối dõi. Ông bèn nhờ người mai mối, đem con gái mình hứa gả cho Gia Cát Lượng.
Khi sắp làm đám cưới, người mai mối hỏi Gia Cát Lượng, muốn nhà họ Hoàng chuẩn bị lễ cưới những thứ gì. Gia Cát Lượng nói: "Chẳng cần thứ gì hết, chỉ cần nhạc phụ tôi tặng cho sách vở, đó là ân huệ lớn lao rồi". Quả nhiên Hoàng viên ngoại tặng cho con rể mấy tủ sách lớn. Gia Cát Lượng như bắt được báu vật, suốt ngày đêm ra công đọc, và không bao lâu đã thuộc nằm lòng.
Nhưng ông còn chưa hài lòng, thở ra nói: "Sách quí tuy nhiều, có điều thiếu sách binh pháp". Vợ ông nghe, chỉ mỉm cười chứ không nói gì. Vài ngày sau, nàng vẽ một bát quái trận đồ đưa cho Gia Cát Lượng: “Chàng xem, có thể phá được trận này không?”. Gia Cát Lượng đón lấy nhưng ông phải suy nghĩ suốt cả tháng ròng mới phá được trận bát quái này. Hoàng phu nhân hé miệng nói: "Xem ra chàng cũng thông minh đấy!". Lúc này nàng mới đem tất cả cách hành binh bố trận mà phụ thân truyền, dạy lại cho chồng.
Bấy giờ, Gia Cát Lượng văn võ đều làu thông, gần xa nghe tiếng. Chuyện tình có một không hai này không có những giây phút hẹn hò nồng nàn quá đỗi, không có cảnh thư đi thư về trong nhớ nhung, sầu muộn. Trong chuyện tình ấy, người ta thấy nhiều chó gỗ, trận đồ vườn đào, và vô vàn những chuyện không liên quan đến chữ tình. Thế nhưng chuyện tình ấy cũng được nhuốm bởi chữ, hợptan, vui- buồn và tất cả những điều đó là chuyện tình của một con người đặc biệt, bậc kỳ tài Gia Cát Khổng Minh.
Sau đó không lâu, Lưu Bị ba lần đến Thảo Lư mời Gia Cát Lượng xuống núi. Trước khi tiễn chồng lên đường, Hoàng Thị phu nhân đã thức suốt mấy đêm, may một chiếc áo bào bát quái và nói với Gia Cát Lượng cùng lời dặn dò: "Áo bào này bên ngoài là án chiếu theo bát quái đồ, đường may bên trong là bát quái trận thế, chàng mặc áo này trên người, lãnh binh bày trận trong lòng sẽ sáng suốt hơn".
Gia Cát Lượng mặc áo bát quái đến bái từ nhạc phụ. Hoàng viên ngoại cao hứng bèn tự tay làm thịt ngỗng, bày yến tiệc đãi con rể lên đường. Ông còn dùng lông ngỗng làm một chiếc quạt tàng cất binh pháp kỳ thư tặng cho Gia Cát Lượng và căn dặn kỹ: "Ngỗng là sinh linh cơ cảnh, gió thổi cỏ động, nó đều hay biết. Chủ soái lãnh binh đánh trận, hai chữ cơ cảnh không thể quên được".
Sau này, qua mấy mươi năm lăn lộn sinh nhai trong nhung mã hoặc chông gai, áo bát quái và quạt lông ngỗng của người vợ cùng cha vợ thuở hàn vi vẫn luôn là báu vật bất ly thân của Gia Cát Lượng.
Hôn nhân và mưu đồ chính trị
Theo cuốn "Những bí ẩn khó giải thích", Gia Cát Khổng Minh kết duyên cùng Hoàng A Sửu là vì những toan tính bởi mục đích chính trị. Cuốn sách lý giải, Gia Cát Lượng xuất thân nghèo khổ, ngay từ nhỏ đã phải sống dựa vào người chú và sớm thấm thía sự áp bức của tầng lớp địa chủ, quý tộc.
Khi người chú qua đời, Gia Cát Lượng mất chỗ dựa nên đã chuyển về định cư phía Tây thành Tương Dương.Mặc dù còn rất trẻ và sống ở một vùng quê hẻo lánh nhưng Gia Cát Lượng không cam chịu mai danh ẩn tích suốt đời, thường xuyên quan tâm, chú ý đến sự thịnh suy của đất nước và ôm mộng gây dựng sự nghiệp bằng con đường chính trị.
Điều này không những ảnh hưởng đến những suy tính của Gia Cát Lượng trong chuyện hôn nhân mà còn thôi thúc ông tìm chỗ đứng ổn định trong tầng lớp địa chủ, quý tộc để mở mày mở mặt sau này.
Gia Cát Lượng vì thế đã ra tay sắp đặt và thực hiện ba việc lớn liên quan đến chuyện hôn nhân trong gia đình. Đầu tiên, ông gả người chị gái cho con trai Bàng Đức Công, một nhân vật có máu mặt trong tầng lớp địa chủ Kinh Châu đang sống ở khu vực Tương Dương. Gia Cát Lượng cũng vì việc làm này mà được tôn là Ngọa Long và trụ vững ở Kinh Châu.
Gia Cát Lượng tiếp đó lại sắp đặt cho em trai mình kết hôn cùng con gái nhà Lâm Thị, cũng là một nhân vật danh tiếng trong giới địa chủ Kinh Châu đang sống ở khu vực phía Nam Tương Dương. Lần thứ ba và cũng là lần quan trọng nhất, Gia Cát Lượng chọn vợ cho mình.
Với mục đích trụ vững ở Kinh Châu chứ không phải bất kỳ nơi nào khác nên Gia Cát Lượng đã chấp nhận lấy Hoàng A Sửu.
Gia Cát Lượng bất chấp mọi người chê cười khi lấy người vợ có dung mạo xấu xí còn có thể lý giải bởi nguyên nhân cha của Hoàng A Sửu, Hoàng Thừa Ngạn lúc đó đang là một danh sỹ có tiếng tăm trong vùng. Bên cạnh đó, gia đình Hoàng Thừa Ngạn còn có mối quan hệ thân thích, họ hàng với người vợ sau của Hoàng đế Lưu Biểu.
Hoài nghi về giới tính
Một giả thuyết khác đầy tính hoang đường khi bàn luận về giới tính của Gia Cát Lượng. Theo đó, Gia Cát Lượng là nữ giới. Hơn thế, Gia Cát Lượng và Hoàng Thị vốn có quan hệ từ lâu, hai chị em vốn đã cùng khâm phục tài hoa của nhau, thường xuyên qua lại kết tình thân.
Hoàng Thị luôn cảm thấy tủi hổ về dung nhan kém cỏi của mình so với Gia Cát Lượng. Vậy nên Gia Cát Lượng hóa trang giả làm nam nhi để không biến Hoàng Thị thành người làm nền cho mình. Gia Cát Lượng giả trai vốn không phải do chủ ý trước mà còn là để qua lại với Từ Thứ. L
úc bấy giờ, Từ Thứ, Thôi Châu Bình, Mạnh Công Uy (những nhân tài sau này) là “một đám dài lưng tốn vải”, ngày ngày tụ tập bàn những chuyện viển vông rồi ăn no ngủ kỹ. Gia Cát Lượng tất nhiên không thể công khai thân phận nữ giới của mình đã tham gia cùng đám người ấy nên chỉ còn cách giả trang làm nam nhi. Nữ giả làm nam với kỹ thuật hóa trang thời ấy còn thấp sẽ rất dễ bị phát hiện. Vậy nên Gia Cát Lượng nhớ ra người chị em tốt Hoàng Thị đã giả cưới Hoàng Thị làm vợ để có điều kiện đàm đạo cùng Từ Thứ...
Theo ĐS&PL
http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn...743/index.html
Chuyện tình đế vương: Người vợ bí ẩn của Khổng Minh
Gia Cát Lượng tài trí hơn người, tuấn tú khôi ngô nhưng lại yêu Hoàng Nguyệt Anh, người bị đồn là vô cùng xấu xí...Gia Cát Lượng (181 - 234), tự Khổng Minh, vốn là một nhà chính trị, quân sự, chiến lược, ngoại giao kiệt xuất thời Tam quốc.
Là người ham học hỏi, nghe nói ở Ngọa Long Cương có viên ngoại họ Hoàng, trong nhà cất nhiều sách quý, ông bèn dời tới đây, dựng lều tranh ở gần để tìm dịp hội kiến.
Thêm vào đó, tin đồn nhà họ Hoàng có cô con gái tên Hoàng Nguyệt Anh, nức tiếng khắp vùng là một tài nữ càng thôi thúc ông đến để có cơ hội gặp gỡ, kết giao với người con gái đó.
Biết được ý định của Gia Cát Lượng, Hoàng viên ngoại ra sức ngăn cản mà không cho biết lý do.
Nhan sắc thực của vợ Gia Cát Lượng vẫn là bí ẩn
Trước tình hình đó, Gia
Cát Lượng không hề nản lòng, ông vẫn muốn dùng tài năng và học vấn để
thuyết phục Hoàng viên ngoại tác hợp cho mình và cô con gái nên duyên. Cuối cùng, Hoàng viên ngoại phải tiết lộ, con gái ông có dung mạo vô cùng xấu xí, rất khó coi, rồi khuyên Gia Cát Lượng nên tìm ý trung nhân tài sắc vẹn toàn.
Kể từ đó, thiên hạ rộ lời đồn thổi về nhan sắc 'ma chê quỷ hờn' của tài nữ Nguyệt Anh.
Gạt bỏ những tin đồn đó, Gia Cát Lượng vẫn hạ quyết tâm tới nhà họ Hoàng cầu hôn người con gái kỳ tài.
Trước sự nhiệt tình của Gia Cát Lượng, để thử thách ông, Hoàng Nguyệt Anh đưa ra hàng loạt câu hỏi để chứng thực tài năng đức độ lẫn trí tuệ uyên thâm của người đến hỏi cưới mình.
Với sự thông minh và học thức yên thâm, để chiếm được trái tim người phụ nữ tài giỏi này, Gia Cát Lượng dốc hết tâm lực, tài trí, cuối cùng cũng thuyết phục được thiên kim tiểu thư họ Hoàng.
Theo một ghi chép, câu chuyện Hoàng viên ngoại loan tin con gái mình xấu xí, thô kệch chỉ cốt để thử thách lòng kiên trì và bản lĩnh cương nghị của Gia Cát Lượng.
Thực tế, Hoàng Nguyệt Anh là một cô gái tài sắc vẹn toàn.
Cho tới ngày nay, giai thoại thú vị về chuyện tình của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh được ghi chép và kể lại khá nhiều.
Và sự thực về nhan sắc của Nguyệt Anh thì vẫn không ai dám khẳng định.
Theo Ttvn.vn
Chuyện tình đế vương: Người vợ bí ẩn của Khổng Minh
Trong đó, câu chuyện chiếc quạt lông vũ mà Khổng Minh sau này vẫn mang bên người là minh chứng điển hình cho mối tình sâu nặng của họ.
Tương truyền, vì ham mê võ nghệ, Hoàng Nguyệt Anh theo học danh sư trên núi.
Sau khi hoàn thành việc học võ, bà được vị sư phụ tặng cho chiếc quạt lông vũ, cùng với hai chữ 'minh', 'lượng' và dặn dò: 'Tên hai chữ này chính là đức lang quân như ý của con'.
Chiếc quạt lông vũ vợ tặng theo Khổng Minh suốt đời
Khi Gia Cát Lượng tới cầu hôn và đã vượt qua thử thách, Nguyệt Anh liền mang tặng ông chiếc quạt này và giảng giải: 'Khi nãy trong lúc chàng đàm đạo thiên hạ đại sự cùng cha thiếp, thần thái người rạng rỡ, khí vũ hiên ngang, nhưng nói tới Tào Tháo, Tôn Quyền thì ưu tư lồ lộ ra ngoài.
Thiếp tặng tiên sinh chiếc quạt này là để ngài che đi gương mặt lúc ấy'.
Qua câu nói đầy ngụ ý của Nguyệt Anh, Gia Cát Lượng có thể thấy được sự thấu hiểu và tâm ý của bà.
Hoàng Nguyệt Anh không muốn chồng mưu sự bất thành vì dao động tình cảm, và món quà bà tặng sẽ giúp ông che giấu cảm xúc, suy nghĩ thực sự trước đối phương.
Sau khi kết duyên cùng tài nữ Nguyệt Anh, quạt lông vũ trở thành vật bất ly thân với Khổng Minh - Gia Cát Lượng.
Theo Ttvn.vn
Nguyên nhân làm Gia Cát Lượng yêu say đắm người vợ xấu xí của mình
Vợ Gia Cát Lượng là một tài nữ nổi tiếng trong vùng nhưng nhan sắc lại vô cùng tầm thường, thậm chí có phần xấu xí nhưng luôn được ông yêu say đắm và chung thủy hết mực.
Gia Cát Lượng
là nhà chính trị - quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời kỳ Tam Quốc. Ông là người thông minh hơn người, “liệu việc như thần”, làm việc luôn nghiêm túc, cẩn trọng, tài năng nổi danh khắp thiên hạ. Với địa vị và danh tiếng của mình, ông là người mà rất nhiều người muốn kết thân.
Không giống những người đàn ông
có công danh cùng thời, ai cũng năm thê bảy thiếp, Gia Cát Lượng lại
chỉ có duy nhất một người vợ và điều đáng nói vợ ông là người có nhan
sắc vô cùng bình thường thậm chí còn được ví như “ma chê quỷ hờn”.
Vợ ông tên là Hoàng Nguyệt Anh
là con gái của một văn nhân nổi tiếng Hoàng Thừa Ngạn ở Hà Nam. Hoàng
Nguyệt Anh tuy là một tài nữ tài năng nổi tiếng trong vùng nhưng nhan
sắc lại vô cùng tầm thường. Bà được tả là có dáng người thô, mái tóc
vàng, da đen nhiều nốt tàn nhang, thậm chí có mấy nốt ruồi lớn trên mặt.
Hôn nhân của Gia Cát Lượng
và Hoàng Nguyệt Anh cũng có rất nhiều giai thoại ly kỳ. Có giai thoại
nói rằng: Hoàng Thừa Ngạn tự tìm đến cửa nhà Gia Cát Lượng và hỏi: Nghe
nói anh đang muốn tìm vợ, tôi có cô con gái xấu xí, tóc vàng da đen muốn
gả cho anh, anh có ưng không?”. Gia Cát Lượng không nói lời nào mà gật
đầu đồng ý luôn. Hoàng Thừa Ngạn vui mừng khua chiêng gõ trống đốt pháo
ăn mừng đích thân đưa con gái đến nhà Gia Cat Lượng.
Có giai thoại khác lại nói
rằng, Gia Cát Lượng tuy biết Hoàng Nguyệt Anh vốn xấu xí nhưng ngưỡng mộ
tài năng và sự hiền đức nên đã tìm mọi cách theo đuổi mãi mới được
“người đẹp” đồng ý.
Khi Gia Cát Lượng cưới Hoàng
Nguyệt Anh về, hàng xóm đều có ý chê bai nhan sắc của bà, nhưng không vì
thế mà ảnh hưởng đến tình cảm của ông dành cho vợ. Ông luôn dành cho vợ
sự tôn trọng, tình cảm giữa hai người vô cùng thắm thiết. Hoàng Nguyệt
Anh đã trở thành hậu phương vững chắc cho những thành công vang dội
trong sự nghiệp của Gia Cát Lượng. Khi về làm dâu, một tay Hoàng Nguyệt
Anh lo liệu việc trong nhà, sắp xếp cuộc sống ổn thỏa trên dưới. Gia Cát
Lượng rảnh rang không phải lo lắng gì.
Gia Cát Lượng vốn là người giao
thiệp rộng, bạn bè thường đến nhà uống rượu làm thơ. Lúc đầu ai cũng tỏ
ý chê bai nhan sắc của Gia Cát phu nhân, nhưng rồi thời gian trôi đi,
mọi người năng lui tới nhà Gia Cát Lượng, cách đối nhân xử thế và tài
năng xuất chúng của Hoàng Nguyệt Anh đã khiến mọi người vô cùng cảm phục
và thay đổi cách nhìn về bà. Từ việc tỏ ý coi thường chuyển sang kính
trọng bà, bạn bè ông đều ngưỡng mộ Gia Cát Lượng đã có được người vợ
hiền đức, tài năng nổi tiếng.
Nếu nói giang sơn của nhà Thục
có sự cống hiến vô cùng to lớn của Gia Cát Lượng thì trên thực tế sự
cống hiến đó có một phần công lao không hề nhỏ của Hoàng Nguyệt Anh. Sau
khi theo phò tá Lưu Bị, Gia Cát Lượng suốt ngày đi biền biệt, người vợ
xấu xí thường xuyên phải vò võ một mình nuôi con nhỏ, chờ đợi tin thắng
trận của chồng. Ở nhà bà vẫn tần tảo cùng mọi người trong nhà trồng dâu
nuôi tằm và có công lớn trong việc tạo dựng nghề trồng dâu nuôi tằm tại
địa phương.
Bằng tài năng xuất chúng của
một bậc kỳ nữ nên bà còn là một nhà giáo dục nổi tiếng. Tuy thừa tướng
Gia Cát Lượng tài năng vang danh thiên hạ nhưng suốt ngày chỉ lo việc
quân việc nước. Nghĩa vụ dạy dỗ hậu thế cho dòng tộc Gia Cát lại đặt hết
lên vai của người vợ xấu xí Hoàng Nguyệt Anh. Ba người con trai của Gia
Cát Lượng sau này đều thành đạt nổi tiếng đều do công lao dạy dỗ của
Hoàng Nguyệt Anh.
Theo Kiến thức
Cuộc đời nhà tiên tri nổi tiếng nhất Trung Hoa Gia Cát Lượng
Cập nhật lúc: 14:00 14/01/2015
(Khám phá) - Với người Trung Quốc, quân sư Khổng Minh là một nhà tiên tri vĩ đại. Tài tiên đoán, liệu sự như thần của ông khiến hậu thế phải nghiêng mình thán phục.
Với người Trung Quốc, quân sư
Khổng Minh là một nhà tiên tri vĩ đại. Tài tiên đoán, liệu sự như thần
của ông khiến hậu thế phải nghiêng mình thán phục.
Trí tuệ tinh thông, tài năng lỗi lạc lẫn
lòng trung hiếu sắt son của Khổng Minh luôn được hậu thế tôn vinh, trân
trọng. Sử sách ghi nhận ông là một nhà chính trị, quân sự, chiến lược, ngoại giao tài ba, kiệt xuất thời Tam quốc.
Thân thế của Gia Cát Lượng
Theo Bách kho toàn thư mở, Gia Cát Lượng
(181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh. Ông là quân sư
xuất chúng của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán. Gia Cát Lượng quê tại
Dương Đô (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông).
Không chỉ kiệt xuất trong lĩnh vực quân
sự, chính trị, Khổng Minh còn là một học giả và nhà phát minh kỹ thuật
đại tài. Ông đã sáng tạo ra các chiến thuật quân sự nổi tiếng như: Bát
trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục),
Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy).
Tương truyền, chính vị quân sư này là
nhà phát minh ra đèn trời (Khổng Minh đăng - một dạng khinh khí cầu cỡ
nhỏ) và món màn thầu nổi tiếng của Trung Quốc.
Tài năng của Khổng Minh không chỉ dừng ở
những lĩnh vực ấy. Với người Trung Quốc, Gia Cát Lượng còn là nhà tiên
tri vô cùng vĩ đại. Ông được mệnh danh là người “trên thông thiên văn,
dưới tường địa lý”, có tài tiên đoán mọi việc cực chuẩn xác.
Những lời tiên tri chính xác của Gia Cát Lượng
Nói về kỳ tài "liệu sự như thần" của
Khổng Minh, dân gian Trung Quốc hãy còn lưu truyền một câu chuyện khá
thú vị. Tương truyền, trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng dặn dò con
cháu: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người.
Tới lúc ấy, hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có
cách cứu mạng”.
Sau khi ông qua đời, Tư Mã Viêm lên ngôi
hoàng đế. Nghe tin trong số quan quân triều đình có viên tướng quân là
hậu thế của Gia Cát Lượng, Viêm bèn nghĩ cách trừng trị người này.
Một hôm, Tư Mã Viêm tìm cớ định tội chết
cho viên tướng nhà Gia Cát. Trên Kim điện, Viêm cất lời hỏi: “Trước khi
chết, tổ phụ nhà ngươi đã nói những gì?”. Kẻ “tội đồ” bèn thật thà
truyền đạt tới vua lời dặn dò của Gia Cát Lượng. Nghe thấy vậy, Tư Mã
Viêm bèn ra lệnh cho quân lính dỡ nhà, lấy bọc giấy ra xem. Bên trong
chỉ có một phong thư kín, phía trên viết rằng: “Ngộ hoàng nhi khai”
(nghĩa là đúng hoàng thượng mới mở ra xem).
Đám binh sĩ bèn dâng thư lên vua. Trong
thư có mấy chữ: “Xin lùi ba bước”. Tư Mã Viêm lập tức làm theo. Vừa đứng
vững đã nghe thấy một tiếng “rầm”, chiếc xà rơi thẳng xuống chỗ vua
ngồi, khiến bàn ghế tan tành. Viêm trông thấy vậy mà sợ hãi lạnh người,
rồi lại xem tiếp những dòng ở cuối thư: “Ta cứu mạng ngươi, ngươi hãy
giữ lại mạng sống của con cháu ta”.
Xem xong thư, Tư Mã Viêm thầm thán phục
tài tiên đoán như thần của Gia Cát Khổng Minh rồi ra lệnh phục nguyên
chức cho vị tướng quân này. Còn theo Bách Khoa toàn thư mở, Khổng Minh
bỗng lâm bệnh nặng khi ra Kỳ Sơn lần thứ 6.
Biết mệnh sắp tàn, ông cho gọi tướng tài
Khương Duy vào truyền thụ 24 thiên binh thư của mình. Gia Cát Lượng còn
cẩn thận dặn dò các tướng quân phải nêu cao cảnh giác, đề phòng mối
nguy quân Ngụy tấn công, Ngụy Diên trở mặt làm phản rồi bày cho diệu kế
đối phó.
Quả nhiên, mọi lo lắng, tiên liệu của
ông trước khi qua đời đều thành hiện thực. Ngụy Diên tráo trở làm phản,
nhưng vì nghe lời căn dặn của quân sư, Mã Đại đã chém chết Diên. Lại
nói, khi Tư Mã Ý hô quân tới đánh, bên Thục bèn đẩy xe có tượng gỗ của
Khổng Minh ra trận, khiến Ý hoang mang lo sợ rồi tháo chạy. Nhờ đó, quân
Thục bình an vô sự rút về Thành Đô.
Thêm lần nữa, tài tiên liệu hơn người
của Gia Cát Lượng đã bảo toàn mạng sống cho quân binh và cứu vãn thế sự
cho cả vương triều. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, dân gian lưu
truyền câu nói: “Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống”.
Tiên tri của Gia Cát Lượng về vận mệnh Trung Quốc
“Mã Tiền Khóa” được cho là một tác phẩm
kiệt xuất của Gia Cát Lượng. Tương truyền, nhà quân sư trong lúc nhàn
nhã việc quân đã hoàn thành “Mã Tiền Khóa” với những tiên đoán như thần
về việc đại sự trong thiên hạ. Nếu giải nghĩa về mặt câu chữ, “Mã Tiền
Khóa” ý chỉ việc gieo quẻ bói trước ngựa.
Theo những chiêm nghiệm của hậu thế, lời
tiên đoán trong các khóa của Gia Cát Lượng vô cùng linh ứng và chính
xác. Ví như khóa thứ nhất:
“Vô lực hồi thiên
Cúc cung tận tụy
Âm cư dương phất
Bát thiên nữ quỷ”
Nhiều quan điểm cho rằng, khóa này chính
là lời dự ngôn về bản thân Gia Cát Lượng và thế sự thời Tam Quốc. Sớm
biết vận mệnh nhà Hán đã tới hồi tận, mọi nỗ lực chỉ là “vô lực hồi
thiên”, nhưng ông vẫn tận tâm tận sức phò tá Thục Hán, không phụ nghĩa bạc tình với chủ nhân Lưu Bị.
ổng cộng, Khổng Minh đã 5 lần Bắc phạt
Tào Ngụy để khôi phục trung nguyên, tái hưng giang sơn Đại Hán. Trong
“Xuất Sư Biểu”, ông cũng bày tỏ nỗ lực tâm huyết tái hưng Hán thất của
mình: “Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ” (ý chỉ: Cúc cung tận tụy tới
chết mới thôi).
Vậy nên, hai câu trước: “Vô lực hồi
thiên, Cúc cung tận tụy” là viết cho chính mình. Trong hai câu sau: “Âm
cư dương phất, Bát thiên nữ quỷ”, câu “Bát thiên nữ quỷ” được xem như
một câu chơi chữ. Chữ “bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) rồi thêm chữ “nữ”
(女) và chữ “quỷ” (鬼) hợp lại thành chữ “Ngụy” (魏). Điều ấy có nghĩa, nhà
Thục Hán cuối cùng sẽ bị Ngụy Quốc tiêu diệt.
Còn ở khóa thứ hai:
“Hỏa thượng hữu hỏa
Quang chúc trung thổ
Xưng danh bất chính
Giang Đông hữu hổ”
là những dự ngôn của Khổng Minh về Tấn
triều. Thực tế lịch sử cho thấy, gia tộc Tư Mã nắm đại quyền trong triều
đình nhà Ngụy thời Tam Quốc, trong đó, Tư Mã Chiêu trở thành kẻ thống
trị thực quyền. Tới năm 265, Chiêu qua đời, con là Tư Mã Viêm lập tức
bắt Hoàng đế cuối cùng của Tào Ngụy là Tào Hoán thoái vị, giao lại triều
đình cho mình. Viêm tức vị hoàng đế, lập ra triều Tây Tấn trong lịch sử
phong kiến Trung Quốc.
Tới khóa 10:
“Thỉ hậu ngưu tiền
Thiên nhân nhất khẩu
Ngũ nhị đảo trí
Bằng lai vô cữu”
là những dự ngôn của Gia Cát Lượng về sự
ra đời của Trung Hoa Dân quốc. Ngày 13/2/1912, hoàng đế nhà Thanh chính
thức thoái vị, vương triều Đại Thanh hoàn toàn sụp đổ. Câu: “Thỉ hậu
ngưu tiền” (tức: Lợn sau trâu trước) chính là chỉ sự kiện này. Năm 1911
là năm Tân Hợi, tức năm lợn. Còn năm 1913 là năm con trâu. Trong khi đó,
sự thống trị của vương triều nhà Thanh kết thúc vào năm 1912, chính là
năm ở giữa: “Thỉ hậu ngưu tiền” (Lợn sau trâu trước).
“Ngũ nhị đảo trí” (tức năm và hai đảo
ngược vị trí) ý chỉ chế độ và quốc thể của Trung Hoa Dân Quốc: mọi quyền
lực đều thuộc về nhân dân. Nguyên thủ quốc gia được gọi là Tổng thống
và chức vụ này cũng là do dân bầu. Trước kia có câu: “Cửu ngũ chí tôn”,
“ngũ” ở đây ý chỉ ngôi vua. Vì vậy, câu “Ngũ nhị đảo trí” là chỉ chế độ
nhà nước do dân làm chủ, dân nắm quyền.
Tiên đoán trước được cái chết của chính mình
Cũng như các nhà tiên tri nổi tiếng
khác, Gia Cát Lượng tính được mệnh của mình. Theo ghi chép, trước khi
chết, nói về việc lo hậu sự của mình, Gia Cát Lượng nói với các tướng sỹ
rằng, sau khi mình chết thì đem bỏ xác vào quan tài, lấy dây thừng buộc
lại rồi cho quân sỹ khiêng theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng
đứt ở đâu thì lấy nơi đó làm mộ.
Truyền thuyết kể rằng, quân sỹ theo lời
dặn của Gia Cát Lượng, buộc dây thừng vào quan tài rồi khiêng theo đoàn
quân rút lui về phía Hán Trung. Cứ khiêng đi như vậy một thời gian rất
lâu nhưng dây vẫn không đứt.
Tuy nhiên, khi tới núi Định Quân thì đột
nhiên sợi dây thừng rất chắc chắn bỗng dưng đứt bật ra, quan tài rơi
xuống đất. Quân sỹ vội đặt quan tài xuống rồi tìm xẻng để đào huyệt hạ
quan tài xuống. Nhưng khi binh lính vừa tản ra đất tại nơi đặt quan tại
bỗng sụp xuống, vừa khít lấp trọn quan tài của Gia Cát Lượng.
Thời kỳ Tam Quốc là thời kỳ “mộ tặc” cực
kỳ lộng hành. Vì vậy, ngoài việc chọn phong thủy cho ngôi mộ, việc đầu
tiên cần nghiên cứu đối với các nhà phong thủy chính là làm cách nào để
chống lại bọn mộ tặc này. Tào Tháo vốn là một chuyên gia trộm mộ, vì vậy
cũng trở thành một người cực kỳ tài năng trong việc chống lại mộ tặc.
Nghi án về 72 ngôi mộ của Tào Tháo cho
tới tận ngày nay vẫn chưa có lời giải và người ta vẫn chưa thể nào tìm
thấy ngôi mộ thật của nhà chính trị lừng danh thời Tam Quốc này.
Về mặt phong thủy, Gia Cát Lượng có lẽ
không thua gì Tào Tháo, vì vậy, việc chống mộ tặc của Gia Cát Lượng cũng
đặc sắc không kém. Gia Cát Lượng khi chọn mộ cũng đã nghĩ đến việc sẽ
bị Tư Mã Ý hoặc những người đời sau đào và cướp mộ vì vậy đã yêu cầu
tướng lĩnh dưới quyền không chôn theo các vật tùy táng, mộ huyệt cũng
không cần đào lớn, chỉ vừa đủ để đặt quan tài là được. Khu vực đặt mộ
cũng không cần xây kín, cũng không trồng cây đánh dấu hay làm bất cứ thứ
gì có thể bị phát hiện.
Cháu gái đời 63 của Gia Cát Lượng ngày càng nổi tiếng
Gia Cát Qi Zi sinh năm 1983, được biết đến với
danh nghĩa cháu gái đời thứ 63 của Gia Cát Lượng, đang ngày càng nổi
tiếng khi trở thành người mẫu chuyên nghiệp và được các bạn trẻ Trung
Quốc ngưỡng mộ, săn đón.
Mang
hai dòng máu Nhật và Trung, với sắc đẹp và tài năng của mình, sau một
thời gian cùng gia đình định cư tại Canada, Gia Cát Qi Zi đã chọn Trung
Quốc làm nơi phát triển sự nghiệp. Nhưng bản thân cô cũng không thể phủ
nhận, sự nổi tiếng của mình có một phần đóng góp không nhỏ từ lai lịch
“cháu gái đời thứ 63 của Gia Cát Lượng”.
Xinh đẹp, quyến
rũ, tài năng nhưng Gia Cát Qi Zi cũng không thoát khỏi “nghi án dao
kéo”, khi rất nhiều người nghi ngờ, thậm chí còn có người hỏi thẳng có
phải cô đã phẫu thuật thẩm mỹ không. Gia Cát Qi Zi thẳng thắn cho biết:
“Có lẽ do khuôn mặt sở hữu chiếc cằm nhọn nên mọi người nghi ngờ tôi đã
đi gọt cằm, nhưng tôi có thể khẳng định rằng tôi chưa từng phẫu thuật
thẩm mỹ”.
Gia
Cát Qi Zi thậm chí còn nói về cách phân biệt cằm thật và cằm phẫu thuật
thẩm mỹ và không ngần ngại cho phóng viên tận mục sở thị khuôn mặt đẹp
không tỳ vết của mình. Cô không phản đối việc làm đẹp nhờ dao kéo, nhưng
với bản thân, cô lại không muốn phẫu thuật thẩm mỹ vì mẹ cô luôn dặn dò
rằng “phẫu thuật thẩm mỹ sẽ phá tướng”.
Hồi nhỏ, chỉ vì
giấu mẹ đi bấm lỗ tai mà Gia Cát Qi Zi đã bị mẹ phạt mấy ngày. Chính nhờ
vẻ đẹp tự nhiên và thái độ thân thiện, cởi mở của mình, Gia Cát Qi Zi
đã khiến rất nhiều bạn trẻ Trung Quốc “phát cuồng” và say cô như điếu
đổ.
Dưới đây là những hình ảnh mới nhất của người mẫu trẻ Gia Cát Qi Zi, cháu gái đời thứ 63 của Gia Cát Lượng:
Theo Bưu điện Việt Nam
Nhận xét
Đăng nhận xét