Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 79

 (ĐC sưu tầm trên NET)
Tri ân các cán bộ lão thành cách mạng tiêu biểu tham gia Tổng khởi nghĩa  
Thứ tư, 19/08/2015 - 09:28 PM (GMT+7)
[+] Cỡ chữ: Mặc định
Chương trình nghệ thuật “Tự hào Tổ quốc tôi” diễn ra tại Cung thể thao Quần Ngựa (Hà Nội) tối 17-8, chào mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Ảnh: ĐĂNG KHOA
* Triển lãm 70 năm xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
* Tọa đàm “Tổ quốc mãi gọi tên”

Chiều 19-8, tại Hà Nội, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức gặp mặt tri ân các cán bộ lão thành cách mạng tiêu biểu đã trực tiếp tham gia Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, với chủ đề “Ký ức cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội”. Tới dự, có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Vũ Trọng Kim, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.
Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những cống hiến của các đồng chí lão thành cách mạng, những người đã tham gia mở trang lịch sử mới cho dân tộc, đồng thời bày tỏ mong muốn được nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đồng chí đối với công tác đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Tại buổi gặp mặt, các đại biểu cùng ôn lại truyền thống hào hùng của cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử, đánh dấu bước tiến nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Đây là lần đầu giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền trong cả nước, lần đầu tiên chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời. Trong đó, vai trò Mặt trận Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện một cách đúng đắn, phù hợp nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.


Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khẳng định, một trong những giá trị quan trọng nhất của Cách mạng Tháng Tám là biết dựa vào nhân dân. Đó là bài học kinh nghiệm không chỉ dành cho quá khứ, mà cần vận dụng tốt vào thực tiễn hiện nay.


* Ngày 19-8, Thành ủy, HĐND, UBND, MTTQ thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt 326 đại biểu là các chiến sĩ tham gia Cách mạng Tháng Tám, cán bộ, chiến sĩ bị địch bắt tù đày và gia đình người có công với cách mạng. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Vũ Oanh, nguyên Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh thành Hoàng Diệu, Trưởng đoàn Đại biểu Hà Nội dự Quốc dân Đại hội Tân Trào; Nguyễn Văn Trân, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội.


Đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đọc diễn văn ôn lại khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Đồng chí nhấn mạnh: Đúng ngày này, chính tại nơi đây 70 năm trước, trong khí thế sục sôi cách mạng “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, dưới sự lãnh đạo của T.Ư Đảng và Bác Hồ vĩ đại, nhân dân Hà Nội đã nhất tề đứng lên, tiến hành Tổng khởi nghĩa, đập tan xiềng xích nô lệ của đế quốc thực dân và phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19-8-1945 đã cổ vũ và thúc đẩy quá trình Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc mau chóng giành thắng lợi…


Tại buổi gặp mặt, các đại biểu Vũ Oanh, Lê Đức Vân, Từ Hoan Thủy - những người đã trực tiếp tham gia giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám đã kể lại những câu chuyện xúc động, tái hiện không khí cách mạng hào hùng 70 năm trước, đồng thời khẳng định, thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa ở Thủ đô Hà Nội và trong cả nước là thắng lợi của tư duy nhanh nhạy của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng. Đây còn là kết quả của những năm tháng chuẩn bị rất công phu và khẩn trương để xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân đi từ thấp đến cao trong điều kiện cực kỳ khó khăn nhưng rất sáng tạo của Đảng bộ, của Mặt trận Việt Minh Hà Nội. Thay mặt thế hệ trẻ Thủ đô, sinh viên Vũ Mỹ Hạnh (Trường đại học Ngoại thương Hà Nội) phát biểu, bày tỏ niềm tự hào với truyền thống cách mạng vẻ vang, lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ cha anh đã chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tuổi trẻ Thủ đô hôm nay tích cực thi đua làm nghìn việc tốt, tình nguyện góp sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước.


* Ngày 19-8, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khai mạc triển lãm “70 năm xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. 150 hiện vật, hình ảnh của triển lãm được trưng bày theo bốn chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập Nhà nước; Xây dựng Nhà nước trong những ngày đầu độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); Xây dựng nhà nước trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, giải phóng miền nam (1954-1975); Xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 đến nay). Triển lãm cũng giới thiệu nhiều hiện vật quý, thể hiện tình cảm của nhân dân cả nước với Đảng, với Bác Hồ như: Quyết tâm thư của thanh niên Hà Nội gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, các món quà thanh, thiếu nhi tự làm để tặng Bác…

* Tối 19-8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng 70 năm Cách mạng Tháng Tám. Tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Ngày hội đất nước - 70 năm độc lập”, do các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Hà Nội thực hiện. Ngoài ra, còn có các chương trình nghệ thuật được tổ chức tại quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây và một số địa điểm khác.


* Ngày 19-8, tại Trung tâm chiếu phim quốc gia Hà Nội, bộ phim truyện Nhà tiên tri (Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất) và phim hoạt hình Kim Đồng (Công ty TNHH MTV Hãng phim hoạt hình Việt Nam sản xuất) được trình chiếu mở màn cho Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 do Cục Điện ảnh tổ chức. Bên cạnh đó, các Công ty Điện ảnh, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng địa phương tiếp tục trình chiếu phục vụ nhân dân các phim truyện: Đường xuyên rừng, Những người viết huyền thoại, Sống cùng lịch sử, Hà Nội mùa đông năm 1946, Mùi cỏ cháy, Đường thư, Đừng đốt, Ngã ba Đồng Lộc, Vào Nam ra Bắc...; và các phim tài liệu: 70 năm đất nước niềm tin và ánh sáng, Vài hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Bác Hồ với nông dân, Đường tới Độc lập, tự do, Ngày cuối cùng của chiến tranh, Đỉnh cao chiến thắng...


* Ngày 19-8 tại TP Ninh Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức trao Bằng công nhận Người có công với cách mạng tặng 901 cán bộ lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, số cán bộ lão thành cách mạng và tiền khởi nghĩa đã hy sinh và mất là 784 đồng chí, chỉ còn 117 người, trong đó, cán bộ lão thành cách mạng là 83 người, cán bộ tiền khởi nghĩa là 34 người. Những cán bộ lão thành cách mạng và tiền khởi nghĩa ở Ninh Bình đã hy sinh và mất thì thân nhân của họ được thay mặt nhận Bằng công nhận Người có công với cách mạng.


* Ngày 19-8, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm “Tổ quốc mãi gọi tên”, với sự tham gia của nhiều khách mời thuộc các thế hệ trong giới văn nghệ sĩ, trí thức trẻ.


Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cùng ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, tinh thần yêu nước, xả thân vì Tổ quốc của các thế hệ cha anh đi trước. Đồng thời, nhiều bạn trẻ chia sẻ những câu chuyện thể hiện trách nhiệm, quyết tâm sống và cống hiến sao cho xứng đáng với thế hệ cha ông, góp ý những giải pháp để xây dựng, củng cố phát triển tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh; tổ chức hiệu quả các phong trào hành động cách mạng.

* “Huế những ngày Tháng Tám lịch sử năm 1945” là chủ đề của triển lãm do Bảo tàng Văn hóa Huế khai mạc ngày 19-8. Triển lãm trưng bày 50 hình ảnh tư liệu, 10 hiện vật và 15 cuốn tài liệu, sách, hồi ký viết về Cách mạng Tháng Tám ở Huế, thể hiện ba giai đoạn chính: chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa, khởi nghĩa giành chính quyền và lòng dân sau Cách mạng Tháng Tám. Nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, như: vũ khí nhân dân Huế sử dụng trong Cách mạng Tháng Tám; Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in ấn và phát hành tại Huế; hình ảnh đầm Cầu Hai - địa điểm diễn ra hội nghị Việt Minh của tỉnh, với tên gọi Nguyễn Tri Phương mở rộng, từ ngày 23 đến 25-5-1945, đánh dấu bước chuyển biến có tính chất quyết định đối với phong trào cách mạng tại Thừa Thiên-Huế.

Chủ tịch TP HCM liên đới trách nhiệm nhiều sai phạm

Theo thanh tra Chính phủ, là người đứng đầu UBND TP HCM, ông Lê Hoàng Quân đã thiếu sót trong quản lý, nhất là trong việc thực hiện các giải pháp, quy định về phòng chống tham nhũng.
    Trong kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân (từ năm 2011 đến 6/2014) vừa được công bố, Thanh tra Chính phủ cho rằng, một số quận huyện tại TP HCM chưa thực hiện đầy đủ các nội dung về công khai tài chính, ngân sách; một số sở ngành không ban hành văn bản công khai tài chính, không tuân thủ các quy định của nhà nước. Việc mua sắm, sử dụng tài sản cũng như việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của một số cơ quan không được báo cáo Sở Tài chính, UBND TP.
    Việc quản lý nhà đất bị cho là đang tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Tính đến hết năm 2013, thành phố có 45.782 m2 đất bị lấn chiếm; hơn 416.000 m2 bị bỏ trống, cho thuê hơn 27.500 m2... Nhiều công trình, dự án thi công chậm so với tiến độ phê duyệt, phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư, tăng vốn ngân sách.
    cttphcm-5494-1418368750-7058-1439995066.
    Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân. Ảnh: H.C.
    Ngoài ra, có 993 hồ sơ thuê đất chưa ký hợp đồng thuê đất, 807 hồ sơ chưa xác định đơn giá theo quy định. Nhiều đơn vị không chấp hành nghĩa vụ tài chính với số tiền thuê đất lên đến 1.838 tỷ đồng và tiền sử dụng đất hơn 1.550 tỷ. Một số dự án chậm triển khai hoặc giao đất, cho thuê đất thuộc trường hợp phải đấu giá nhưng không tổ chức đấu giá.
    Theo Thanh tra Chính phủ, TP HCM đã cho 8 tổ chức, cá nhân thuê hơn 15.000 m2 để làm nhà hàng, bãi giữ xe... nhưng số tiền này sau khi trừ chi phí đã không nộp ngân sách nhà nước.
    Về việc thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng, một số quận huyện ở thành phố bị cho là chưa thực hiện đầy đủ các nội dung về công khai tài chính, mua sắm tài sản công, hay phân bổ và quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
    Kết luận thanh tra cũng cho rằng, trong lĩnh vực giáo dục còn tình trạng lạm thu, thu học phí sai quy định. Việc điều động một số cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc Sở chưa đảm bảo đúng quy định. Ở lĩnh vực y tế cũng có tồn tại trong đấu thầu giá thuốc, tiếp nhận viện trợ không hoàn lại.
    Liên quan đến công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Chính phủ cho rằng, Chủ tịch UBND TP và đa số Chủ tịch các quận huyện chưa thực hiện thường xuyên việc tiếp dân. Nhiều vụ việc Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo nhưng Chủ tịch UBND TP chưa quyết liệt xử lý, hoặc đã chỉ đạo nhưng các sở, ngành, quận, huyện còn viện dẫn lý do, chậm triển khai…
    Từ những kết luận trên, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm đối với UBND TP, các chức danh liên quan trong việc "xử lý chưa kịp thời các vụ có dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng".
    Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân được yêu cầu chỉ đạo cơ quan chức năng thanh tra toàn diện Công ty TNHH MTV Bến Thành (quản lý nhà, cho tư nhân thuê đất), Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải (trợ giá xe buýt). Và các vấn đề liên quan việc cho thuê đất công viên tại quận 6, các dự án chậm triển khai (trong đó có 400 ha của công ty Bitexco)...
    Bên cạnh đó, thành phố cũng được yêu cầu giải quyết các vụ khiếu kiện đông người liên quan đến công tác bồi thường, thu hồi đất và quản lý, sử dụng 90 ha đất tái định cư tại khu Nam Rạch Chiếc (quận 2); giải quyết 13 vụ việc khiếu kiện còn tồn đọng, bức xúc và kéo dài. Đồng thời, tổ chức kiểm điểm và có biện pháp xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND quận Tân Phú, 6, 7 và huyện Hóc Môn.
    Theo Báo Thanh tra, tại buổi thông báo kết luận thanh tra, Chủ tịch UBND TP HCM đã tiếp thu và chấp hành toàn bộ nội dung thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Ông Quân cho biết ngay trong tuần này sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, cũng như tinh thần chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình về tăng cường công tác tiếp công dân ngay tại cơ sở.
    Trước đó, ngày 7/8/2014, trao đổi với VnExpress sau khi Thanh tra Chính phủ có quyết định thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND TP HCM, người đứng đầu chính quyền thành phố Lê Hoàng Quân cho rằng, việc thanh tra là bình thường và đúng theo quy định. Đây cũng là dịp tốt để ông khắc phục những thiếu sót và sẵn sàng chịu trách nhiệm "nếu cá nhân chủ quan".
    Chủ tịch TP HCM cũng chia sẻ, liên quan đến vấn đề giải tỏa đền bù, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân thì "không thể trúng hoàn toàn" vì còn phụ thuộc vào cơ chế chính sách, cấp nào giải quyết đều có quy định. Tuy nhiên ông là người đứng đầu nên sẽ chịu trách nhiệm chung, nếu việc gì bà con chưa đồng tình thì tiếp tục tìm giải pháp thuyết phục hơn.
    Trung Sơn

    Ông Nguyễn Thiện Nhân: “Muốn tập hợp dân thì phải hiểu dân muốn gì”

    VOV.VN - Ông Nguyễn Thiện Nhân nói: "Muốn tập hợp, đoàn kết nhân dân thì phải hiểu nhân dân muốn gì, phải tổ chức hành động đáp ứng đúng nhu cầu của nhân dân".

    Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khách 2/9, trong chương trình Thời sự 12h trưa nay (19/8) của Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp VOV1 (Đài TNVN), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia trực tiếp với chủ đề "Cách mạng Tháng Tám và bài học đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời điểm hiện nay".
    Sau đây là nội dung chương trình:

    PV: Thưa ông, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa như thế nào trong thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945?

    Ông Nguyễn Thiện Nhân: Để làm rõ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta phải đề cập đến diễn biến rất đặc biệt của Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội cũng như ở cả nước ta. Tuy nhiên, phải nói rằng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với truyền thống hàng nghìn năm, trong giai đoạn Cách mạng Tháng Tám được phát huy vì có hai điều kiện khác.
    Điều kiện thứ nhất là sức mạnh đại đoàn kết đó đã được Đảng lãnh đạo và định hướng, từ đó tình cảm của người dân được tập hợp lại và trở thành sức mạnh hiện hữu. Bài học ở đây là sức mạnh đại đoàn kết thông qua lãnh đạo của Đảng mới đem lại yếu tố tăng cường mới.
    ong nguyen thien nhan: "muon tap hop dan thi phai hieu dan muon gi" hinh 0
    Chủ tịch UBTƯMTTQVN Nguyễn Thiện Nhân tham gia tọa đàm trực tiếp trong chương trình Thời sự của VOV1 (Ảnh: Ngọc Thành)
    Thứ hai, sức mạnh đại đoàn kết này đã trải qua một quá trình tập rượt từ năm 1941 khi có Mặt trận Việt Minh, và đến năm 1945 được thể hiện ở chỗ hình thành những cuộc xuống đường của hàng vạn người tại Hà Nội và các địa phương khác.
    Sức mạnh đó đã đe dọa, gây áp lực với những người trong bộ máy chính quyền của chế độ cũ, tạo được lực lượng cách mạng mạnh hơn lực lượng phản cách mạng, tạo nên thành công của Cách mạng Tháng Tám.
    PV: Theo ông, những yếu tố nào đã khiến cho Mặt trận Việt Minh có thể tập hợp và quy tụ được các tầng lớp nhân dân nghe theo lời hiệu triệu của mình một cách hiệu quả như vậy?
    Ông Nguyễn Thiện Nhân: Từ năm 1941, khi tổ chức Hội nghị Trung ương lần thứ 8 chúng ta đã nhận định: cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 sẽ kết thúc và Đồng minh sẽ thắng lợi, đây là thời cơ để chúng ta giải phóng dân tộc.
    Cuộc chiến tranh của chúng ta lúc đó theo đuổi hai mục tiêu: vừa giải phóng dân tộc, vừa đem lại ruộng đất cho người dân, khắc phục bóc lột trong nước. Đến giai đoạn năm 1941, Trung ương Đảng đã chuyển hướng, chỉ còn đạt được mục tiêu đó là chống đế quốc giải phóng dân tộc. Mọi lực lượng công nhân, nông dân, trí thức, những người địa chủ yêu nước đều có thể tham gia vào lực lượng này vì cùng mục tiêu giành lại độc lập dân tộc. Còn mục tiêu người cày có ruộng phải chậm lại. Đó là quyết định rất quan trọng, từ đó tạo nên sự gắn bó dân tộc.
    Gắn với đó, chúng ta cũng đã hình thành lực lượng Việt Minh ở các địa phương để làm công tác tuyên truyền. Như ở Hà Nội có Việt Minh ở Thành Hoàng Diệu có sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là học sinh. Lực lượng này ngoài việc tuyên truyền còn diệt trừ ác ôn. Chính những hoạt động này đã gây sự hoảng sợ cho kẻ địch.
    Tội ác của Phát xít Nhật gây ra nạn đói làm chết 2 triệu người Việt Nam đã khiến người dân căm thù, phẫn uất và do đó, chỉ có một con đường là phải đánh đuổi Phát xít Nhật để giành lại độc lập, giành lại mạng sống cho mình. Sức mạnh đoàn kết đó có lý do lịch sử, tạo điều kiện gắn bó để giành lại độc lập dân tộc.
    PV: Thưa ông, phải chăng chính Tuyên ngôn của Việt Minh cùng với các khẩu hiệu rất thiết thực như "Phá kho thóc giải quyết nạn đói” đã đáp ứng nguyện vọng khẩn thiết, cấp bách trước sự sinh tồn của đại đa số nhân dân lúc bấy giờ, khiến quần chúng nhân dân tin tưởng và đồng lòng với một tổ chức Đảng non trẻ và vị lãnh tụ mà họ chưa từng tiếp xúc?
    Ông Nguyễn Thiện Nhân: Từ khi có Đảng đã có nhiều cuộc tập rượt như cao trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh, phong trào Dân chủ Đông Dương… Thông qua những hoạt động này, người dân có sự tin tưởng vào Đảng, tin tưởng vào Bác, mặc dù có thể chưa gặp mặt nhưng những chủ trương đó đã đem lại niềm tin cho nhân dân rằng: công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có người lãnh đạo, đằng sau là Đảng nhưng trước mắt họ chính là Việt Minh.
    Ngày 15/8/1941, tại Hội nghị toàn quốc của Trung ương Đảng đã nhận định cơ hội rất tốt cho chúng ta giành độc lập dân tộc đã tới, mà mục đích chiến đấu là giành độc lập hoàn toàn. Lúc đó cũng đã xác định 3 nguyên tắc hành động, đó là: tập trung, thống nhất và kịp thời. Khẩu hiệu nêu ra là: phản đối xâm lược, hoàn toàn độc lập và chính quyền nhân dân.
    Hội nghị Trung ương Đảng đã công bố 10 chính sách Việt Minh làm nền tảng để ngày hôm sau (16/8/1941) Đại hội Quốc dân đồng bào được tổ chức tại Tân Trào. 10 chính sách Việt Minh đó là: giành chính quyền, xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên nền tảng hoàn toàn độc lập; vũ trang nhân dân phát triển quân giải phóng Việt Nam; Tịch thu tài sản của giặc nước và Việt gian, tùy trường hợp mà sung công hoặc chia cho người nghèo; Bỏ các thứ thuế do Pháp – Nhật đặt ra, đặt thuế công bằng và nhẹ hơn; Ban bố quyền cho người dân: nhân quyền; tài quyền (quyền sở hữu); dân quyền; quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), quyền bình đẳng giữa các dân tộc và quyền bình đẳng nam nữ; Chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm địa tô; Ban bố Luật lao động: ngày làm 8 giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm; Xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển nông nghiệp, mở Ngân hàng quốc gia; Xây dựng nền giáo dục dân tộc chống nạn mù chữ, thực hiện giáo dục sơ cấp, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp, kiến thiết nền văn hoá mới; Thân thiện và giao hảo với các nước đồng minh và các nước nhược tiểu dân tộc để giành lấy sự đồng tình và sức ủng hộ của họ.
    Những chủ trương lớn đó đã truyền tải trong lực lượng Việt Minh ở các khu vực, nên khi thời cơ ở Hà Nội đã đến, mặc dù các đồng chí lãnh đạo ở Hà Nội không dự hội nghị Tân Trào nhưng đã hành động đúng với phương châm này.
    PV: Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, trong bối cảnh chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ cả bên trong và bên ngoài, theo ông, để quy tụ lòng dân, những yếu tố nào là quan trọng lúc này?
    Ông Nguyễn Thiện Nhân: Khi chúng tôi gặp lại các cán bộ lão thành tham gia Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội lúc bấy giờ, các bác nói rằng: Lúc đó, nếu không được người dân ủng hộ thì sẽ chết, không ai nuôi mình cả! Sở dĩ người dân theo mình vì họ biết rằng mình sẽ làm những điều đúng theo nguyện vọng của nhân dân.
    Bài học đó là muốn tập hợp, đoàn kết nhân dân thì phải hiểu nhân dân muốn gì, phải tổ chức hành động đáp ứng đúng nhu cầu của nhân dân. Nếu nói theo ngôn ngữ hiện đại là nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng người dân và chuyển những tâm tư đó đến các cơ quan của Đảng, của Nhà nước cũng như của đoàn thể, tổ chức để triển khai thực hiện.
    ong nguyen thien nhan: "muon tap hop dan thi phai hieu dan muon gi" hinh 1
    Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Đăng Tiến tặng hoa và cảm ơn Chủ tịch UBTƯMTTQVN Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia trực tiếp chương trình Thời sự của VOV (Ảnh: Ngọc Thành)
    Từ năm 1975 đến nay, chúng ta luôn luôn đặt ra yêu cầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, và gần đây nhất là tháng 12/2013, trong Hiến pháp mới cũng khẳng định lại quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, đồng thời có quyền thay mặt nhân dân để giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng để thấy rằng việc đúng đó là đúng, hiệu quả đến đâu đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
    Còn những việc chưa tốt, chưa tốt thì cũng phải phản ánh với nhân dân. Hoạt động của Mặt trận một mặt làm cho người dân hiểu được chủ trương của Đảng, mặt khác góp phần cho chủ truong đó trở thành hiện thực, chỗ nào chưa tốt thì phải sửa, chứ không phải chỉ vận động mà không có quá trình giám sát.
    PV: Đất nước ta đã đi qua 30 năm đổi mới, nhưng dường như sức mạnh nội lực của toàn dân tộc vẫn chưa được phát huy triệt để nhằm xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh. Những trở lực nào đang khiến cho việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời điểm hiện nay gặp khó khăn, thưa ông?
    Ông Nguyễn Thiện Nhân: Ở Đà Nẵng, cách đây hơn 1 năm, chính quyền dự kiến xây dựng một cây cầu thứ 10 qua sông Hàn để giành riêng cho người đi bộ tốn hàng trăm tỷ. MTTQ làm chức năng phản biện dự án này. Mặt trận đã mời các nhà khoa học, nhà kiến trúc đến, họ nói rằng không cần làm cây cầu này chỉ riêng cho đi bộ, vì chính cây cầu khác vừa đi bộ vừa đi xe đã đủ rồi và Mặt trận kiến nghị bỏ dự án này.
    Hội đồng nhân dân Đà Nẵng, Thành ủy Đà Nẵng họp và quyết định bỏ dự án đó. Điều đó nói rằng để góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết thì Mặt trận phải là người đại diện tiếng nói của nhân dân và khi nói rồi thì Đảng, chính quyền cũng phải lắng nghe.
    Sức mạnh đại đoàn kết là một tài sản vô giá nhưng nó không phải cứ tồn tại mãi mãi mà chúng ta phải ứng xử, chăm sóc nó để phát huy tác dụng. Một trong những lo lắng hiện nay là những người trong bộ máy chính quyền không thực sự lắng nghe ý kiến của người dân.
    Trong ngắn hạn, thì chính quyền là nơi nắm trong tay quyền lực nhưng chúng ta không thể quên rằng trong dài hạn, quyền lực nằm ở nhân dân. Nếu trong ngắn hạn bất chấp ý kiến nhân dân, một bộ phận ở đâu đó cứ làm theo ý của mình nhưng dài hạn cuối cùng thì ý kiến người dân vẫn là quyết định. Lúc đó chúng ta mới là những người chịu hậu quả. Đừng nhìn thấy những khả năng của chính quyền trong ngắn hạn mà cho rằng không cần lắng nghe người dân.
    Thứ hai, để đất nước phát triển chúng ta vận động người dân với tình cảm yêu nước, đồng thời phải chấp hành pháp luật. Hiện nay cũng có tình trạng người dân không chấp hành pháp luật một cách công khai, chính quyền chưa vào cuộc giải quyết một cách thỏa đáng thì không hợp lý. Như ở Lai Châu, hàng chục tàu khai thác cát trái phép trên sông diễn ra nhiều tháng trời, hủy hoại môi trường như vậy mà chính quyền không xử lý cương quyết.
    Nếu không cương quyết làm việc này dẫn đến việc đất sạt lở, làm sao người dân còn tin vào bộ máy chính quyền thực sự vì dân nữa. Đã đến lúc nói không với việc công khai vi phạm pháp luật, nói không với việc không xử lý chế tài trong sự phát triển của đất nước như hiện nay.
    PV: Xin trân trọng cảm ơn ông đã tham gia chương trình./.

    Nhóm phóng viên VOV1 thực hiện Kim Anh ghi, Clip: Công Anh
     
    Tri ân các cán bộ lão thành cách mạng tiêu biểu tham gia Tổng khởi nghĩa  
    Thứ tư, 19/08/2015 - 09:28 PM (GMT+7)
    [+] Cỡ chữ: Mặc định
    Chương trình nghệ thuật “Tự hào Tổ quốc tôi” diễn ra tại Cung thể thao Quần Ngựa (Hà Nội) tối 17-8, chào mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Ảnh: ĐĂNG KHOA
    * Triển lãm 70 năm xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
    * Tọa đàm “Tổ quốc mãi gọi tên”

    Chiều 19-8, tại Hà Nội, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức gặp mặt tri ân các cán bộ lão thành cách mạng tiêu biểu đã trực tiếp tham gia Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, với chủ đề “Ký ức cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội”. Tới dự, có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Vũ Trọng Kim, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.
    Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những cống hiến của các đồng chí lão thành cách mạng, những người đã tham gia mở trang lịch sử mới cho dân tộc, đồng thời bày tỏ mong muốn được nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đồng chí đối với công tác đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


    Tại buổi gặp mặt, các đại biểu cùng ôn lại truyền thống hào hùng của cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử, đánh dấu bước tiến nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Đây là lần đầu giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền trong cả nước, lần đầu tiên chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời. Trong đó, vai trò Mặt trận Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện một cách đúng đắn, phù hợp nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.


    Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khẳng định, một trong những giá trị quan trọng nhất của Cách mạng Tháng Tám là biết dựa vào nhân dân. Đó là bài học kinh nghiệm không chỉ dành cho quá khứ, mà cần vận dụng tốt vào thực tiễn hiện nay.


    * Ngày 19-8, Thành ủy, HĐND, UBND, MTTQ thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt 326 đại biểu là các chiến sĩ tham gia Cách mạng Tháng Tám, cán bộ, chiến sĩ bị địch bắt tù đày và gia đình người có công với cách mạng. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Vũ Oanh, nguyên Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh thành Hoàng Diệu, Trưởng đoàn Đại biểu Hà Nội dự Quốc dân Đại hội Tân Trào; Nguyễn Văn Trân, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội.


    Đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đọc diễn văn ôn lại khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Đồng chí nhấn mạnh: Đúng ngày này, chính tại nơi đây 70 năm trước, trong khí thế sục sôi cách mạng “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, dưới sự lãnh đạo của T.Ư Đảng và Bác Hồ vĩ đại, nhân dân Hà Nội đã nhất tề đứng lên, tiến hành Tổng khởi nghĩa, đập tan xiềng xích nô lệ của đế quốc thực dân và phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19-8-1945 đã cổ vũ và thúc đẩy quá trình Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc mau chóng giành thắng lợi…


    Tại buổi gặp mặt, các đại biểu Vũ Oanh, Lê Đức Vân, Từ Hoan Thủy - những người đã trực tiếp tham gia giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám đã kể lại những câu chuyện xúc động, tái hiện không khí cách mạng hào hùng 70 năm trước, đồng thời khẳng định, thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa ở Thủ đô Hà Nội và trong cả nước là thắng lợi của tư duy nhanh nhạy của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng. Đây còn là kết quả của những năm tháng chuẩn bị rất công phu và khẩn trương để xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân đi từ thấp đến cao trong điều kiện cực kỳ khó khăn nhưng rất sáng tạo của Đảng bộ, của Mặt trận Việt Minh Hà Nội. Thay mặt thế hệ trẻ Thủ đô, sinh viên Vũ Mỹ Hạnh (Trường đại học Ngoại thương Hà Nội) phát biểu, bày tỏ niềm tự hào với truyền thống cách mạng vẻ vang, lòng biết ơn sâu sắc các thế hệ cha anh đã chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tuổi trẻ Thủ đô hôm nay tích cực thi đua làm nghìn việc tốt, tình nguyện góp sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước.


    * Ngày 19-8, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khai mạc triển lãm “70 năm xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. 150 hiện vật, hình ảnh của triển lãm được trưng bày theo bốn chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập Nhà nước; Xây dựng Nhà nước trong những ngày đầu độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); Xây dựng nhà nước trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, giải phóng miền nam (1954-1975); Xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 đến nay). Triển lãm cũng giới thiệu nhiều hiện vật quý, thể hiện tình cảm của nhân dân cả nước với Đảng, với Bác Hồ như: Quyết tâm thư của thanh niên Hà Nội gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, các món quà thanh, thiếu nhi tự làm để tặng Bác…

    * Tối 19-8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng 70 năm Cách mạng Tháng Tám. Tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Ngày hội đất nước - 70 năm độc lập”, do các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Hà Nội thực hiện. Ngoài ra, còn có các chương trình nghệ thuật được tổ chức tại quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây và một số địa điểm khác.


    * Ngày 19-8, tại Trung tâm chiếu phim quốc gia Hà Nội, bộ phim truyện Nhà tiên tri (Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất) và phim hoạt hình Kim Đồng (Công ty TNHH MTV Hãng phim hoạt hình Việt Nam sản xuất) được trình chiếu mở màn cho Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 do Cục Điện ảnh tổ chức. Bên cạnh đó, các Công ty Điện ảnh, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng địa phương tiếp tục trình chiếu phục vụ nhân dân các phim truyện: Đường xuyên rừng, Những người viết huyền thoại, Sống cùng lịch sử, Hà Nội mùa đông năm 1946, Mùi cỏ cháy, Đường thư, Đừng đốt, Ngã ba Đồng Lộc, Vào Nam ra Bắc...; và các phim tài liệu: 70 năm đất nước niềm tin và ánh sáng, Vài hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Bác Hồ với nông dân, Đường tới Độc lập, tự do, Ngày cuối cùng của chiến tranh, Đỉnh cao chiến thắng...


    * Ngày 19-8 tại TP Ninh Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức trao Bằng công nhận Người có công với cách mạng tặng 901 cán bộ lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa trên địa bàn tỉnh.

    Đến nay, số cán bộ lão thành cách mạng và tiền khởi nghĩa đã hy sinh và mất là 784 đồng chí, chỉ còn 117 người, trong đó, cán bộ lão thành cách mạng là 83 người, cán bộ tiền khởi nghĩa là 34 người. Những cán bộ lão thành cách mạng và tiền khởi nghĩa ở Ninh Bình đã hy sinh và mất thì thân nhân của họ được thay mặt nhận Bằng công nhận Người có công với cách mạng.


    * Ngày 19-8, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm “Tổ quốc mãi gọi tên”, với sự tham gia của nhiều khách mời thuộc các thế hệ trong giới văn nghệ sĩ, trí thức trẻ.


    Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cùng ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, tinh thần yêu nước, xả thân vì Tổ quốc của các thế hệ cha anh đi trước. Đồng thời, nhiều bạn trẻ chia sẻ những câu chuyện thể hiện trách nhiệm, quyết tâm sống và cống hiến sao cho xứng đáng với thế hệ cha ông, góp ý những giải pháp để xây dựng, củng cố phát triển tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh; tổ chức hiệu quả các phong trào hành động cách mạng.

    * “Huế những ngày Tháng Tám lịch sử năm 1945” là chủ đề của triển lãm do Bảo tàng Văn hóa Huế khai mạc ngày 19-8. Triển lãm trưng bày 50 hình ảnh tư liệu, 10 hiện vật và 15 cuốn tài liệu, sách, hồi ký viết về Cách mạng Tháng Tám ở Huế, thể hiện ba giai đoạn chính: chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa, khởi nghĩa giành chính quyền và lòng dân sau Cách mạng Tháng Tám. Nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, như: vũ khí nhân dân Huế sử dụng trong Cách mạng Tháng Tám; Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in ấn và phát hành tại Huế; hình ảnh đầm Cầu Hai - địa điểm diễn ra hội nghị Việt Minh của tỉnh, với tên gọi Nguyễn Tri Phương mở rộng, từ ngày 23 đến 25-5-1945, đánh dấu bước chuyển biến có tính chất quyết định đối với phong trào cách mạng tại Thừa Thiên-Huế.

    Thế giới 24h: Vụ đánh bom kinh hoàng ở Thái Lan có thêm diễn biến mới

    VOV.VN - Sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận ngày hôm nay (19/8) tiếp tục là vụ đánh bom ở Bangkok khiến nhiều người tử vong.
    1. Không loại trừ yếu tố Duy Ngô Nhĩ và nhóm hoạt động
    Cảnh sát Thái Lan không loại trừ khả năng, những người Duy Ngô Nhĩ bị Thái Lan trả về Trung Quốc vào tháng 7 vừa qua đã tiến hành vụ đánh bom này để trả thù.

    the gioi 24h: vu danh bom kinh hoang o thai lan co them dien bien moi hinh 0
    Nghi phạm mặc áo vàng xuất hiện trong camera giám sát tại hiện trường vụ nổ đầu tiên ở Bangkok. Ảnh Reuters
    Reuters dẫn lời người phát ngôn chính phủ Thái Lan ông Werachon nhấn mạnh: “Trong cả hai vụ này, các quả bom đều sử dụng chất nổ TNT”.
    Tư lệnh cảnh sát Thái Lan cũng vừa cho hay, vụ đánh bom làm chết 20 người ở Bangkok vào hôm 17/8 là do một “mạng lưới” tiến hành.
    Cảnh sát trưởng Somyot Poompanmoung nói với hãng tin AP rằng vụ tấn công ngôi đền là “tác phẩm” của ít nhất 2 người trở lên. Ông Poompanmoung nói: “Chắc chắn y không thể một mình thực hiện vụ đánh bom... Đó phải là một mạng lưới”.
    2.  Xác định và công bố chân dung nghi phạm vụ nổ bom ở Bangkok 
    “Gã thanh niên mặc áo vàng đó không chỉ là nghi phạm mà hắn chính là kẻ đánh bom ở Bangkok”, người phát ngôn Cảnh sát Thái Lan Prawut cho biết.
    Theo AP, cảnh sát Thái Lan ngày 18/8 đã lên tiếng khẳng định người đàn ông xuất hiện trong video do camera giám sát ghi lại chính là kẻ thực hiện vụ đánh bom này. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ người đàn ông này đang ở đâu.
    Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã lên tiếng khẳng định: “Đã từng có những vụ đánh bom nhỏ lẻ ở Thái Lan nhưng lần này, kẻ đánh bom đã cướp đi sinh mạng của nhiều người vô tội và muốn hủy hoại cả nền kinh tế và du lịch của đất nước này”, ông Prayuth nói.
    Ông Prayuth cũng cam kết, Chính phủ Thái Lan sẽ “nỗ lực điều tra để tìm ra kẻ thủ ác và buộc hắn phải đối diện với công lý”.
    Cảnh sát Thái Lan ngày 19/8 đã công bố chân dung nghi phạm vụ đánh bom ở Bangkok cùng mức thưởng 1 triệu Baht cho ai cung cấp thông tin về hắn.
    Thông tin mới nhất cho biết, cảnh sát Thái Lan hiện cũng đang lấy lời khai của người lái xe ôm mà nghi phạm đã thuê khi rời khỏi hiện trường.
    Trước đó, cảnh sát đã cho công bố đoạn video ghi được hình ảnh một người đàn ông trẻ trung, vóc người cao to, mặc một chiếc áo phông màu vàng và quần cộc tối màu, đang đi bộ vào đền Erawan, đằng sau lưng anh ta có đeo một chiếc ba lô.
    3. Quốc hội Tây Ban Nha nhất trí ủng hộ gói cứu trợ cho Hy Lạp
    Với 297 phiếu ủng hộ, 20 phiếu chống, Quốc hội Tây Ban Nha hôm 18/8 đã bỏ phiếu ủng hộ gói cứu trợ tài chính thứ 3 dành cho Hy Lạp.
    Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos nói rằng, mặc dù ông từng chỉ trích chính phủ Hy Lạp chậm chễ trong việc đạt được thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế, song khẳng định luôn ủng hộ Athens.
    Ông Guindos nói: “Chính phủ Tây Ban Nha luôn ủng hộ Hy Lạp. Điều này có nghĩa là chúng tôi đã ủng hộ gói cứu trợ thứ ba cho Athens. Trên tất cả, chúng tôi luôn dành sự hỗ trợ lâu dài cho Hy Lạp trong khu vực đồng tiền chung euro. Cần phải nhớ rằng, là một phần của Liên minh tiền tệ sẽ được hưởng nhiều lợi ích quan trọng song nó cũng đòi hỏi những trách nhiệm đi kèm. Tôn trọng các quy tắc mà chúng ta thiết lập chính là chìa khóa cho sự thành công của dự án tiền tệ lịch sử này”.
    4. Thông tin sốc về trẻ em Anh

    the gioi 24h: vu danh bom kinh hoang o thai lan co them dien bien moi hinh 1
    Trẻ em Anh không mấy vui khi ở trường. Ảnh: Corbis.
    Trẻ em Anh không mấy hạnh phúc và chỉ có trẻ em Hàn Quốc là kém hạnh phúc hơn trẻ em Anh. Nhiều trẻ em Anh bị bắt nạt ở trường.
    Trong 15 quốc gia được khảo sát, trẻ em Anh kém hài lòng với cuộc sống hơn trẻ em ở 13 nước khác trên thế giới. Về mức độ vui vẻ, trẻ em Anh chỉ “khá” hơn trẻ em ở Hàn Quốc.
    Theo điều tra của tổ chức Children’s Society, trẻ em Romania là hạnh phúc nhất, trẻ em Colombia xếp thứ nhì.
    Theo kết quả điều tra, về sự tự tin nói chung, trẻ em Anh xếp thấp nhất trong 15 quốc gia trong diện khảo sát.
    Ngoài ra cuộc điều tra cũng cho thấy có gần 4 trong 10 học sinh tuổi 10-12 ở Anh bị bắt nạt về thể xác trong tháng qua và một nửa số học sinh Anh cảm thấy mình bị cho ra rìa ở trường học.
    Học sinh Anh cũng chịu áp lực lớn từ chương trình học và thi cử, khiến sức khỏe tâm thần của các em bị ảnh hưởng.
    5. Nga - Mỹ- Ukraine đấu khẩu về giao tranh ở miền Đông
    Mỹ, Nga và Ukraine ngày 18/8 đã tranh cãi gay gắt về tình hình leo thang bạo lực ở miền Đông và cảnh báo chiến tranh có thể quay trở lại.
    Theo AFP, những tranh cãi nói trên diễn ra ngay sau khi Kiev và phe đối lập đưa ra thông tin đã có 10 binh sĩ Ukraine và thường dân thiệt mạng trong các vụ giao tranh mới nhất tại miền Đông nước này.
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng khẳng định Kiev phải chịu trách nhiệm về tình hình bất ổn hiện nay tại miền Đông Ukraine.
    Trong khi đó, người phát ngôn quân đội Ukraine Vladyslav Seleznyov cáo buộc: “Nga đang cố tình gây thêm sức ép cho Ukraine” và “phe đối lập không muốn tìm ra một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột hiện nay”.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby thì khẳng định: “Không thể nhầm lẫn được việc ai phải chịu trách nhiệm trong việc này- Nga và phe đối lập tại miền Đông Ukraine đang tiến hành những vụ tấn công nhằm làm leo thang căng thẳng tình hình tại đây”.
    Để đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng tuyên bố của ông Kirby đồng nghĩa với việc “Bộ Ngoại giao Mỹ đồng lõa trong việc quân đội Ukraine tấn công phe đối lập tại miền Đông”.
    Trong một diễn biến khác, lãnh đạo Pháp, Đức và Ukraine dự kiến có cuộc họp đầu tuần tới tại Berlin (Đức) nhằm tìm ra một giải pháp giúp chấm dứt làn sóng bạo lực tại Ukraine.
    Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết, tình hình rất đáng lo ngại. Các chiến dịch quân sự cần phải dừng ngay lập tức và rút vũ khí ra khỏi khu vực. Các bên cũng cần xem xét những điều kiện cho các cuộc bầu cử tại khu vực Donbass./.

    Trung Hiếu/VOV.VN Tổng hợp

    Chuyên gia khảo cổ Syria bị IS thủ tiêu

    • 7 giờ trước
     




    Chuyên gia khảo cổ Assad làm công việc bảo tồn Palmyra trong hơn 40 năm

    Chuyên gia khảo cổ làm công việc quản lý di tích Palmyra ở Syria hơn 40 năm nay có thể đã bị Nhà nước Hồi giáo (IS) thủ tiêu.
    Khaled al-Asaad đã bị tổ chức này bắt giữ khoảng một tháng sau khi IS chiếm di sản Unesco hồi tháng Năm.
    Gia đình của vị chuyên gia 81 tuổi cho giám đốc cơ quan khảo cổ Syria Maamoun Abdul Karim biết ông đã bị chặt đầu.
    Ông Asaad được cho là "một trong những nhà tiên phong ngành khảo cổ Syria ở thế kỷ 20".
    IS đã phá hủy một số di tích lịch sử quan trọng tại Iraq, và có quan ngại là tổ chức này sẽ phá Palmyra, một trong những địa chỉ khảo cổ nổ tiếng nhất của khu vực Trung Đông.

    'Kiên quyết bám trụ'

    Hãng thông tấn nhà nước Syria, Sana, và Đài Quan sát Nhân quyền Syria đặt tại Anh quốc nói rằng ông Asaad đã bị hành quyết hôm thứ Ba 18/8 tại một quảng trường bên ngoài bảo tàng ở thị trấn Tadmur bên cạnh di chỉ Palmyra.
    Thi thể của ông sau đó bị treo từ một trong những chiếc cột từ thời Hy-La.
    Dân quân IS đã tìm cách tra khảo ông thông tin về nơi cất giấu các cổ vật Palmyra.
    Ông Asaad đã dành phần lớn cuộc đời cho công việc bảo vệ và quảng bá di tích Palmyra.
    Ông phụ trách nơi đây trong 40 năm tới khi về hưu năm 2003. Sau đó ông làm chuyên gia cố vấn cho cơ quan khảo cổ và bảo tàng.
    Ông đã từ chối rút lui và kiêm quyết bám trụ tại Palmyra nhằm thuyết phục những kẻ chiếm đóng không động đến hay tàn phá các cổ vật ở đây.
    Một thứ trưởng phụ trách di sản văn hóa ở Syria cũng cho hay một nhà khảo cổ chuyên trách bảo tồn thành cổ Damascus cũng thiệt mạng hồi tuần trước.



    Palmyra nằm trong danh sách di sản thế giới của Unesco

    Nga ấn định thời điểm chuyển giao S-300 cho Iran

    TPO - Nga sẽ cung cấp cho Iran hệ thống tên lửa phòng không S-300 trước cuối năm 2015. Số lượng các hệ thống căn cứ theo đơn đặt hang mà hai nước đã ký năm 2007.
    Hệ thống phòng không S-300. Ảnh: RIA Novosti Hệ thống phòng không S-300. Ảnh: RIA Novosti
    Hãng RIA Novosti chiều 19/8 dẫn nguồn tin đáng tin cậy từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Những gì nằm trong hợp đồng sẽ được thực hiện”.
    Tuy nhiên, nguồn tin không nêu chi tiết, việc Nga sẽ chuyển cho Iran 3 hay 4 tiểu đoàn S-300, và mỗi tiểu đoàn gồm bao nhiêu bệ phóng S-300.
    Trước đó, vào năm 2007, một số nguồn tin cho biết, thỏa thuận giữa Moscow và Tehran bao gồm 5 tiểu đoàn S-300 PMU-1 nâng cấp.
    Hôm qua 18/8, Bộ trưởng Quốc phòng Iran, ông Hossein Dehghan cho biết, Iran hy vọng việc đàm phán cũng như ký kết hợp đồng liên quan tới các hệ thống phòng không S-300 với Nga sẽ diễn ra trong tuần này, chậm nhất là tuần sau.
    Tại một số cuộc họp của lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Hồi giáo này, vấn đề chuyển giao S-300 được đưa vào các chương trình nghị sự của các bộ phận liên quan, trong đó nhấn mạnh tới các cơ chế cũng như những điều khoản hợp đồng mới sau thời gian dài ngưng trệ.
    Hệ thống phòng không S-300, thường được Mỹ và NATO gọi là SA-20, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu tên lửa đạn đạo, và được coi là một trong những hệ thống tên lửa chống máy bay mạnh nhất hiện tại với tầm bắn lên đến 150 km.
    Hệ thống radar của nó có khả năng đồng thời theo dõi lên đến 100 mục tiêu.
    Thời gian triển khai S-300 là năm phút. Các tên lửa S-300 nằm trong các ống kim loại kín và không cần bảo trì.
    Theo RIA Novosti
     

    Thái Lan kết luận nghi can đánh bom là người nước ngoài

    19/08/2015 20:32 GMT+7
      TTO - Sau khi công bố phác họa chân dung nghi can đánh bom ở trung tâm Bangkok, cảnh sát Thái Lan ban đầu kết luận đây là một người nước ngoài.
      Lực lượng quân cảnh Thái Lan tuần tra tại một cầu vượt cho người đi bộ ở Bangkok. Ảnh: Reuters
      Lực lượng quân cảnh Thái Lan tuần tra tại một cầu vượt cho người đi bộ ở Bangkok. Ảnh: Reuters
      Hai ngày sau vụ đánh bom thảm khốc ở đền Erawan, cảnh sát Thái Lan bước đầu đã có những bằng chứng vững chắc về kẻ chịu trách nhiệm sau vụ tấn công này.
      Theo Reuters, các bằng chứng pháp y quan trọng có thể đã mất dấu trong cơn hỗn loạn sau khi vụ nổ xảy ra.
      Bằng chứng vững chắc nhất cho đến lúc này là hình ảnh một người đàn ông mặc áo vàng xuất hiện trong băng ghi hình của máy quay an ninh tại đền Erawan.
      Người này đã bỏ lại ba lô trên băng ghế trong khuôn viên đền và không lâu sau đó quả bom phát nổ.
      Cảnh sát hôm 19-8 cho biết thêm tòa án đã phát lệnh bắt đối với nghi can người nước ngoài kể trên, người được miêu tả trong bản phác họa có làn da trắng, tóc dày và dài trung bình, đeo kính gọng đen.
      Từ các đặc điểm nhận dạng này , người phát ngôn lực lượng cảnh sát Prawut Thawornsiri nói nghi phạm có thể là người châu Âu, lai châu Âu hoặc người Trung Đông. Tuy nhiên, ông không nói kỹ hơn vì sao lại khẳng định điều này.
      Ông cũng nói thêm các nhà điều tra tin rằng 2 người đàn ông cũng xuất hiện trong đoạn băng ghi hình từ máy quay an ninh tại hiện trường là tòng phạm. Chi tiết về hai nghi can mới này chưa được tiết lộ thêm.
      Như vậy, cho đến giờ phút này, đã có 3 nghi can trong vụ việc.
      Reuters cho hay cảnh sát không biết liệu những nghi can này thuộc về các tổ chức trong nước hay nước ngoài.
      Các chuyên gia đánh giá quy mô chưa từng có của vụ tấn công này cho thấy có thể nó có liên hệ với các nhóm như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hoặc al-Qaeda nhưng cảnh sát nói họ chưa liên lạc với các đồng sự nước ngoài hoặc Interpol để nhờ giúp đỡ điều tra.
      THU ANH

      Chân dung nghi phạm đánh bom thảm khốc ở Bangkok

      19/08/2015 16:26 GMT+7
        TTO -  Cảnh sát Thái Lan vừa công bố bức vẽ cho thấy diện mạo nghi phạm đánh bom tại ngôi đền Erawan. Trong tranh vẽ là hình ảnh một thanh niên đeo kính, tóc hơi bù xù. 
        Bức vẽ đã được tạo ra trên cơ sở sử dụng công nghệ nhận diện nét mặt. Tuy nhiên cảnh sát vẫn chưa thể xác định quốc tịch của tên này.
        Cảnh sát Somyot Pumpanmuang cho rằng khi ra tay tấn công nghi phạm có thể đã đội tóc giả.
        Phác họa chân dung nghi phạm đánh bom Bangkok hôm 17-8 - Ảnh: Telegraph
        Phác họa chân dung nghi phạm đánh bom Bangkok hôm 17-8 - Ảnh: Telegraph
        7 người trong một gia đình chết, mất tích và bị thương
        Vụ nổ bom thảm khốc ở Bangkok ngày 17-8 cướp đi sinh mạng hơn 20 người. Bi kịch hơn, theo báo Nation (Thái Lan), một gia đình xấu số người Malaysia có 4 người chết, 1 người  vẫn đang mất tích và 2 người bị thương trong vụ nổ bom ở ngôi đền Erawan, Bangkok tối thứ 2 (17-8).
        Ông Hock Guan (thứ ba từ phải sang) ăn trưa với gia đình ông tại một nhà hàng ven đường ở Bangkok. Từ trái sang: bà Jessee, cô Ee Ling, con gái của cô Ee Ling và anh Lee, Lee, hướng dẫn viên của gia đình, Jia Jun và bà Saw Gek - Ảnh: Sin Chew Daily
        Ông Hock Guan (thứ ba từ phải sang) ăn trưa với gia đình ông tại một nhà hàng ven đường ở Bangkok. Từ trái sang: bà Jessee, cô Ee Ling, con gái của cô Ee Ling và anh Lee, Lee, hướng dẫn viên của gia đình, Jia Jun và bà Saw Gek - Ảnh: Sin Chew Daily
        Theo báo Nation (Thái Lan), một gia đình xấu số người Malaysia đã có 4 người chết, 1 người  vẫn đang mất tích và 2 người bị thương trong vụ nổ bom ở ngôi đền Erawan, Bangkok tối thứ 2 (17-8).
        Ông Neoh Hock Guan, 55 tuổi là chủ một tiệm bánh đã cùng gia đình rời nhà hôm 15-8 sang Thái Lan du lịch. Họ đi tàu từ Butterworth tới Hua Hin và Bangkok. Tối 17-8, cả nhà ông có mặt ở ngôi đền Erawan để bày tỏ lòng tôn kính với các đức thánh thần.
        Ông Neoh và con gái lớn là Ee Ling (32 tuổi) may mắn chỉ bị thương. Nhưng vợ ông, bà Lim Saw Gek (49 tuổi), con trai út Jai Jun (20 tuổi), con rể Lee (32 tuổi) và cháu ngoại 4 tuổi đã qua đời trong vụ nổ bom. Bà Jessee Lim là chị vợ của ông Neoh hiện vẫn đang mất tích.
        Con trai út Jia Jun của ông Neoh đang là sinh viên một trường đại học ở Đài Loan. Tháng trước, Jia Jun về thăm nhà tại Malaysia để cùng gia đình đi du lịch Thái Lan. Bà Jessee là công dân Singapore.
        Tất cả người thân thích và bạn bè khi tới thăm nhà họ ở Butterworth đều phải nói dối mẹ của bà Saw Gek rằng chỉ có một người trong số những người thân của bà đã chết, những người khác vẫn an toàn.
        Ông Neoh và bà Lim Saw Gek còn có một con trai và một con gái khác đã không đi cùng gia đình tới Thái Lan. Sáng nay, con gái út của họ cũng đã bắt chuyến bay từ Penang tới Bangkok.
        Hôm nay Thái Lan tuyên bố treo thưởng 1 triệu baht (£18,000) cho ai cung cấp thông tin dẫn đến bắt giữ nghi phạm trên.
        Trước đó, lực lượng an ninh Thái tuyên bố đang truy lùng nghi can mặc áo vàng, đeo ba lô xuất hiện trong các máy quay ở hiện trường. Khi vào khu đền Erawan, hắn mang theo ba lô nhưng khi ra khỏi hiện trường không còn đeo ba lô nữa.
        Hình ảnh nghi phạm đánh bom được camera ghi lại - Ảnh: Bangkok Post
        Hình ảnh nghi phạm đánh bom được camera ghi lại - Ảnh: Bangkok Post
        Theo AFP,  cảnh sát Thái Lan, ông Somyot Poompanmoung cho rằng: “Nghi phạm đã không thể hoạt động một mình… chúng tôi tin chắc chắn đã có vài người giúp hắn. Những người Thái Lan. Đó là một mạng lưới”.
        Mời bạn đọc xem clip ghi lại hành vi của nghi phạm đánh bom Bangkok tại đây.
        D. KIM THOA

        Vợ Nguyễn Chánh Tín lần đầu trải lòng về chuyện tình của chồng và diễn viên Phương Thanh

        (TNO) Nổi tiếng là người đào hoa, những bóng hồng vây quanh NSƯT Nguyễn Chánh Tín nhiều không kể xiết, trong đó không thể không kể đến mối tình đình đám một thời với nữ diễn viên Phương Thanh. Thế nhưng bên cạnh ông lại có một người vợ bao dung và tận tụy - nữ ca sĩ Bích Trâm. Những câu chuyện về sự đào hoa của Chánh Tín và sự tận tụy của Bích Trâm khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ cuộc hôn nhân 42 năm này.

        Vợ Nguyễn Chánh Tín lần đầu trải lòng về chuyện tình của chồng và diễn viên Phương Thanh - ảnh 1Vợ chồng NSƯT Nguyễn Chánh Tín và Bích Trâm thời trẻ từng là cặp song ca ăn ý - Ảnh: T.L
        Chấp nhận tính đào hoa của chồng
        Xuất thân trong một gia đình có chức quyền tại Sài Gòn lúc bấy giờ, Bích Trâm ngày ấy có thể xem là tiểu thư "lá ngọc cành vàng", biết bao chàng theo đuổi. Bà từng có cơ hội sang Pháp học nhưng vẫn quyết định ở lại Việt Nam vì không muốn xa mẹ và gia đình. Và cũng chính quyết định này đã đưa đẩy Bích Trâm gặp Nguyễn Chánh Tín, làm nên một câu chuyện tình có thể nói là "đi vào lịch sử" giới văn nghệ sĩ.
        Ngày đó, Bích Trâm và Nguyễn Chánh Tín cùng học Đại học Luật ở Sài Gòn. Yêu ca hát, cả hai từng không ít lần chạm mặt và hát chung trong các buổi diễn văn nghệ. Khi đó, Bích Trâm mới chỉ là cô sinh viên hồn nhiên, chỉ biết chăm chỉ học hành và say mê đàn hát trong khi Nguyễn Chánh Tín đã nổi tiếng xa gần vì giọng hát và vẻ ngoài điển trai. Điều thú vị là ban đầu, chàng trai đào hoa này không có chút cảm tình, thậm chí rất... ghét Bích Trâm vì nghĩ rằng bà học trường Tây từ nhỏ sẽ rất kiêu kỳ, tiểu thư. Vậy mà tiếng sét ái tình đã đến với cặp đôi "oan gia" này trong một lần đi hát về khuya.
        Số là trong một lần đi hát ở tận Thủ Đức (TP.HCM) đến hơn 23 giờ, Bích Trâm không đón được xe về. Chánh Tín thấy vậy liền bảo: "Không sao đâu, lên xe đi. Về anh xin ba má cho". Bích Trâm ngần ngừ một lúc cũng gật đầu, ngồi lên chiếc xe máy để Chánh Tín chở về. Tối hôm đó, trên con đường đầy ổ gà, trời lại mưa to, Bích Trâm buộc phải ôm sát lấy Chánh Tín để khỏi bị té. Vậy mà từ đêm đó, cả hai lại bắt đầu... cảm mến nhau.
        Vợ Nguyễn Chánh Tín lần đầu trải lòng về chuyện tình của chồng và diễn viên Phương Thanh - ảnh 2Bích Trâm và Chánh Tín quen nhau khi học Đại học Luật - Ảnh: T.L
        Suốt mấy tháng liền sau đó, ngày nào Chánh Tín cũng đến nhà gặp Bích Trâm đến tận khi có tiếng còi báo giờ giới nghiêm mới ra về. Thời điểm đó, mẹ của Chánh Tín cứ hối thúc con trai út lấy vợ vì bà sợ mình không kịp gặp mặt con dâu. Vậy là nam diễn viên đào hoa quyết định ngỏ lời cùng Bích Trâm. Năm đó bà chỉ mới 22 tuổi, còn Nguyễn Chánh Tín thua vợ... 1 tuổi.
        "Lúc đó, hai đứa xác định là yêu nhau quá mức, không thể sống xa nhau nữa. Ngày nào ông ấy cũng đi xe từ Q.6 lên Q.10 để gặp tôi. Bởi vậy, khi nghe ông ấy nói: "Mình làm đám cưới nha", tôi gật đầu ngay. Lúc ấy, tôi cũng có xuống gia đình ông ấy chơi và được má ông ấy rất thương. Còn gia đình tôi, một số người chấp nhận, một số thì nói ra nói vô vì biết ông ấy đào hoa. Nhưng vì yêu nên tôi chấp nhận hết. Tính ra chúng tôi biết nhau từ năm 1971 đến năm 1973 mới cưới. Thời gian đó, cả hai đi sinh hoạt văn nghệ chung nên tôi cũng phần nào hiểu được con người ông ấy chứ không chỉ là vài tháng ngắn ngủi sau này", Bích Trâm kể.
        Nói về sự đào hoa của chồng, Bích Trâm cho biết lúc đầu bà cũng băn khoăn lắm. "Tuy nhiên, tôi lại có một niềm tin rất mạnh vào ông ấy, tin là mình sẽ sống được với người đàn ông này. Còn tôi yêu ông ấy vì ông ấy rất thật thà tới mức... mắc cười luôn, lớn rồi mà cứ như con nít. Tôi hiểu và chọn ông ấy thì vẫn giữ vững sự lựa chọn này tới giờ", Bích Trâm chia sẻ. 
        Mối tình Nguyễn Chánh Tin - Phương Thanh 
        Không chỉ nổi tiếng đào hoa, Nguyễn Chánh Tín còn là gương mặt không thể thiếu trong những cuộc vui cùng bạn bè. Bích Trâm kể sau đám cưới vài ngày, Chánh Tín bỗng dưng bỏ đi gần cả tuần mà không hề nhắn nhủ gì lại với bà. Thấy chồng không về, bà về nhà mẹ ruột ở. Vài ngày sau, nam tài tử đến xin lỗi rối rít, giải thích rằng bạn bè rủ đi chơi tỉnh nên đi ngay mà không kịp thông báo. Nghe chồng hứa sẽ không như vậy nữa, Bích Trâm cũng bỏ qua.
        "Ông ấy bạn bè nhiều lắm, bạn gái cũng rất nhiều, nhưng tôi hiểu. Nói không ghen là không đúng nhưng cách ghen của tôi không giống như người ta nên nhiều người tưởng tôi không biết ghen. Thật ra tôi buồn chứ, mà những lúc tôi buồn thì ông ấy thấy và không làm nữa. Có lần, đạo diễn Hồng Sến vốn rất thân với hai vợ chồng tôi, bảo: "Tín ơi, sao mày 'quậy' quá mà vợ mày không nói gì. Bộ 'ông ăn chả bà ăn nem' hả?". Nghe xong, ông Tín cười bảo: "Làm gì có ông, tôi chơi bạn bè bình thường mà, vẫn thương vợ con chứ". Nghe vậy, tôi vui lắm. Nói chung, tôi hiểu và tin tưởng ông ấy, mặc dù trải qua biết nhiêu sóng gió trong cuộc đời nhưng tôi tin ông ấy chỉ có một mình tôi thôi như ông ấy từng nói". 
        Vợ Nguyễn Chánh Tín lần đầu trải lòng về chuyện tình của chồng và diễn viên Phương Thanh - ảnh 3Nguyễn Chánh Tín và Bích Trâm trong ngày cưới - Ảnh: T.L
        Không chỉ đào hoa thời trẻ mà ngay cả sau khi lấy vợ, những bóng hồng vây quanh Nguyễn Chánh Tín không ít. Trong số đó có nữ diễn viên Phương Thanh nổi tiếng ở miền Bắc lúc bấy giờ. Mối tình này từng gây xôn xao giới văn nghệ một thời nhưng ít khi được báo chí sau này nhắc đến.
        NSƯT Nguyễn Chánh Tín cho biết: "Ngày đó chúng tôi gặp nhau ở đại hội điện ảnh rồi cảm nhau vì tài nghệ. Dù chưa từng đóng chung với nhau nhưng nói chuyện rất hạp".

        Vợ Nguyễn Chánh Tín lần đầu trải lòng về chuyện tình của chồng và diễn viên Phương Thanh - ảnh 4
        Số người mà tôi quen đếm không hết, có nhiều người quen xong gặp lại còn không nhớ mặt. Nhưng may mắn là đời tôi lại gặp được Bích Trâm chứ gặp người khác chắc giờ tôi... 10 vợ rồi
        Vợ Nguyễn Chánh Tín lần đầu trải lòng về chuyện tình của chồng và diễn viên Phương Thanh - ảnh 5

        NSƯT Nguyễn Chánh Tín

        Việc chồng nảy sinh tình cảm với người phụ nữ khác là điều mà khó người vợ nào chấp nhận được. Vậy mà, Bích Trâm vẫn im lặng, thậm chí là khi "Ban ngày thì ông ấy đi với cô diễn viên kia, chiều chở tôi đi hát xong thì lại để tôi ở nhà với con rồi đi tiếp. Đúng là khó ai chấp nhận, thậm chí nghe qua ai cũng hỏi tôi sao chịu được hay quá nhưng không phải, lúc đó giống như mình không còn biết gì. Mình cũng buồn chứ nhưng nhờ gia đình khuyên nhủ, nhất là má tôi vì ngày xưa ba tôi cũng nhiều vợ lắm. Má biểu: "Nó (Chánh Tín - NV) làm gì làm, miễn không bỏ con là được. Con phải tin tưởng thì nó mới trở về". Tôi nghe lời má và thấy đúng như vậy".
        Giai đoạn căng thẳng nhất của đôi vợ chồng này là lúc nữ diễn viên Phương Thanh muốn chuyển vào Nam sinh sống. "Lúc đó, anh Ba Lê (Giám đốc Xí nghiệp phim tổng hợp TP.HCM, nay là Hãng phim Giải Phóng) gọi tôi lên hỏi ý kiến của tôi về việc cô diễn viên đó chuyển vào Nam hoạt động. Dĩ nhiên là tôi không thể chấp nhận rồi. Sau đó, anh Ba Lê có hướng dẫn cho tôi viết đơn trình bày rõ mọi chuyện để chuyển ra ngoài Bắc, nhờ vậy mà chuyện này mới kết thúc".
        Không chỉ riêng mối tình gây xôn xao này, Nguyễn Chánh Tín còn có biết bao bóng hồng khác vây quanh. Thế nhưng, chưa lúc nào, Bích Trâm nghĩ đến chuyện rời xa chồng. Bà bảo: "Không phải mình tự tin là mình hay đâu, thật ra cũng nhức đầu lắm. Bản thân tôi nghĩ rằng lập gia đình là cái gì đó lớn lao lắm. Tôi không muốn gia đình đổ vỡ rồi lại đi thêm bước nữa". 
        Nói về sự đào hoa của mình, NSƯT Nguyễn Chánh Tín nữa thật nửa đùa: "Số người mà tôi quen đếm không hết, có nhiều người quen xong gặp lại còn không nhớ mặt. Nhưng may mắn là đời tôi lại gặp được Bích Trâm chứ gặp người khác chắc giờ tôi... 10 vợ rồi".
        Hai lần bước qua sóng gió cùng chồng
        Không chỉ chấp nhận sự đào hòa của chồng, Bích Trâm còn khiến nhiều người nể phục vì tính chịu thương chịu khó của bà. Dù là "lá ngọc cành vàng" nhưng dù sướng khổ gì, bà cũng kề vai sát cánh với chồng. Thời mới lấy nhau, cả hai là một cặp song ca làm mưa làm gió khắp các tụ điểm ca nhạc. Bích Trâm cũng từng đi hát trong nhóm Spotlight cùng nhiều danh ca nổi tiếng như Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Đức Huy... 
        Thế nhưng, sau năm 1975, hai vợ chồng lâm vào cảnh khó khăn. Ngày ấy, dù Bích Trâm đang bụng mang dạ chửa đứa con đầu lòng nhưng vẫn cùng chồng ra chợ Bình Tây bán thơm. Được 1-2 tháng, việc buôn bán ế ẩm, hai vợ chồng chuyển sang bán rau muống. Nguyễn Chánh Tín khi đó phải thức từ 2-3 giờ sáng để đi lấy rau về bán còn Bích Trâm dù bụng đã nhô cao vẫn phải ngồi ở chợ bán hàng. Có thể xem đó là thời kỳ khủng hoảng nhất với hai vợ chồng nghệ sĩ này. 
        Sau này, khi NSƯT Nguyễn Chánh Tín vướng vào nợ nần, buộc phải trả nhà cho ngân hàng, Bích Trâm lại một lần nữa cùng ông vượt qua hoạn nạn. "Căn nhà đó chúng tôi ở đã lâu, rất nhiều kỷ niệm nên phải dọn đi thú thật tôi rất buồn. Nhưng nếu buồn mà mình buông xuôi luôn thì chắc cả nhà... tự tử hết rồi. Thời điểm đó, ông ấy thì chìm vào bia rượu, con gái tôi thì stress nặng. Tôi cũng buồn nhưng giấu không nói vì mình phải cố gắng cho hai cha con họ sống nữa".  
        Vợ Nguyễn Chánh Tín lần đầu trải lòng về chuyện tình của chồng và diễn viên Phương Thanh - ảnh 6Vợ chồng NSƯT Nguyễn Chánh Tín trong căn hộ mới - Ảnh: Thiên Hương
        Vợ Nguyễn Chánh Tín lần đầu trải lòng về chuyện tình của chồng và diễn viên Phương Thanh - ảnh 7Bà Bích Trâm chuẩn bị bữa ăn cho chồng - Ảnh: Thiên Hương
        Hiện tại, hai vợ chồng NSƯT Nguyễn Chánh Tín và cô con gái đã yên ổn trong một căn hộ chung cư thuê lại ở Q.Tân Phú (TP.HCM). Nhìn Bích Trâm, khó có thể nhận ra cô tiểu thư "lá ngọc cành vàng" hay một nữ ca sĩ được nhiều người mến mộ ngày nào nữa, thay vào đó là cái dáng nhỏ nhắn, đáng thương của một người vợ tảo tần nơi góc bếp. Quan sát cách bà tỉ mỉ pha thuốc, chuẩn bị đồ ăn cho chồng, có thể cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến, sự tận tụy, bao dung mà bà dành cho chồng của mình. 
        Bích Trâm bảo sở thích của bà là đi nghe nhạc sống nhưng rất hiếm khi được chồng đưa đi nên đành ở nhà xem tivi cả ngày. Trước những cuộc vui của chồng và bạn bè, bà chỉ cười xòa: "Đàn ông nào cũng phải có bạn. Dạo này ông ấy bệnh nên bớt nhậu rồi. Nào là tiểu đường, bao tử, men gan... Mỗi ngày tôi phải nấu đủ thứ nước cho ông ấy uống", Bích Trâm cho biết.
        Khi được hỏi về mong muốn lớn nhất hiện nay, bà đưa mắt nhìn xa xăm: "Tôi nghĩ ở cái tuổi này, rất khó làm lại như trước được nữa. Giờ chỉ mong có một căn nhà thật sự là của mình để khỏi lo về tiền nhà hằng tháng nữa"...
        Thiên Hương

        Giang hồ ép nông dân trồng tiêu nộp tiền bảo kê

        (TNO) Nhiều nông dân ở huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) nhận được cuộc gọi, tin nhắn yêu cầu nộp tiền bảo kê, nếu không vườn tiêu sẽ bị chặt phá. Thậm chí, 3 công an viên đã phải viết đơn xin nghỉ việc vì lo sợ bị chặt phá vườn tiêu.

        Giang hồ ép nông dân trồng tiêu nộp tiền bảo kê - ảnh 1 Nhiều vườn tiêu của người dân huyện Cư Kuin bị phá hoại vì không nộp tiền bảo kê - Ảnh: Ngọc Anh
        Nhắn tin đòi tiền bảo kê
        Tại xã Đrây Bhăng, nhiều người dân liên tiếp nhận được các tin nhắn từ số điện thoại lạ với những nội dung đe dọa như: “Vườn tiêu nhà anh mỗi năm thu tiền tỉ, chết thì uổng lắm”, “Vườn tiêu nhà bác rất đẹp…!”, “Anh có cần người trông tiêu không, tôi giới thiệu cho?”…. Trước sự đe dọa dồn dập, ông N.H.N (thôn Kim Châu, xã Đrây Bhăng) phải đem 5 triệu đồng ra một quán cà phê trên địa bàn xã nộp cho một người lạ mặt.

        Giang hồ ép nông dân trồng tiêu nộp tiền bảo kê - ảnh 2 Chúng tôi đang chỉ đạo anh em làm quyết liệt, xử lý thật nghiêm, chứ để bọn tội phạm này lộng hành thì dân chịu sao thấu”, thiếu tướng Trần Kỳ Rơi khẳng định Giang hồ ép nông dân trồng tiêu nộp tiền bảo kê - ảnh 3

        Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk

        “Để gầy dựng được vườn tiêu, gia đình tôi phải trút hết vốn liếng, thậm chí vay mượn thêm mới có được nên khi có người đe dọa, tôi chấp nhận nộp tiền để vườn tiêu được sống”, ông N. giãi bày.
        Tương tự, ông Đ.M.H. (58 tuổi, ngụ thôn Thành Công, xã Đrây Bhăng) có 400 trụ tiêu, sợ bị chặt phá nên phải cắn răng nộp tiền bảo kê 4 triệu đồng. Ông H. cho biết: “Bọn chúng làm thiệt chứ không nói chơi, nếu không nộp thì sớm muộn vườn tiêu cũng bị phá”.
        Đúng như ông H. nói, trên địa bàn huyện Cư Kuin có rất nhiều người bị chặt phá vườn tiêu, sau khi họ từ chối nộp tiền bảo kê.
        Ông L.M.Q (ngụ xã Đrây Bhăng) xót xa kể: “Cách đây hơn một tháng, có một số điện thoại lạ nhắn cho tôi, kêu phải nộp tiền trông coi vườn tiêu với giá 10 ngàn đồng/trụ/năm. Tưởng ai đó giỡn, tôi không làm theo, sau đó 95 trụ tiêu của gia đình bị phá sạch”.
        Tại xã Ea Bhốk, chỉ riêng đêm 5.8 vừa qua, vườn tiêu của 7 hộ dân thuộc thôn 3 và thôn 8 đồng loạt bị chặt phá. Còn tại xã Ea Ning, vườn tiêu của anh Nguyễn Thuận Nam, Phó trưởng Công an xã cũng bị phá 204 trụ vào ngày 8.7, gây thiệt hại mỗi năm 300 triệu đồng.
        “Lo sợ bị chặt phá vườn tiêu, đánh vào kinh tế để trả thù, từ đầu năm đến nay đã có 3 đồng chí công an viên viết đơn xin nghỉ việc”, Trưởng Công an xã Ea Ning Nguyễn Văn Khánh cho hay.
        Mất tiền, vườn tiêu vẫn bị phá
        Nhưng có nhiều hộ đã chấp nhận nộp tiền bảo kê, sau đó vườn tiêu vẫn bị phá như thường. Chỉ 60 trụ tiêu đang héo rũ, ông Đ.M.H. cay đắng nói: “Trước đây có người gọi điện kêu tôi phải nộp tiền để họ trông coi cho. Tôi muốn êm chuyện nên đồng ý, vậy mà đầu tháng 8 này vườn tiêu của tôi vẫn bị cắt trộm”. Cũng theo ông H., sau khi vườn tiêu bị phá, ông gọi điện thoại tới số điện thoại của người nhận tiền bảo kê thì không ai bắt máy.
        Giang hồ ép nông dân trồng tiêu nộp tiền bảo kê - ảnh 4Nông dân điêu đứng vì vườn tiêu bị chặt phá - Ảnh: Ngọc Anh
        Tương tự, ông T.V.Q. đã nộp 5 triệu đồng, nhưng mới đây vườn tiêu của gia đình ông cũng bị chặt phá 40 trụ mà không biết kêu ai. Ông Nguyễn Đình Hoàn, Trưởng công an xã Đrây Bhăng xác nhận, trên địa bàn có một số hộ dân bị các đối tượng nhắn tin ép nộp tiền bảo kê, nếu không sẽ cho vườn tiêu chết hết, nhưng phần nhiều người dân không dám tố cáo do sợ bị trả thù. “Công an xã đang phối hợp Công an huyện Cư Kuin truy bắt một số đối tượng”, ông Hoàn cho biết thêm.
        Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết các đối tượng đe dọa, thu tiền bảo kê ở huyện Cư Kuin phần lớn đều có tiền án, tiền sự, mới ra tù trở về địa phương.
        Trước tình hình trên, Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an huyện Cư Kuin lập chuyên án, vừa rồi đã bắt được rất nhiều đối tượng trộm cắp dây tiêu của người dân, hiện đang tiếp tục điều tra các đối tượng bảo kê thu tiền.
        “Chúng tôi đang chỉ đạo anh em làm quyết liệt, xử lý thật nghiêm, chứ để bọn tội phạm này lộng hành thì dân chịu sao thấu”, thiếu tướng Trần Kỳ Rơi khẳng định.
        Ngọc Anh

        Nguyên Phó Thanh tra phủ nhận việc nhận hối lộ qua tài khoản

        Ngày 19/8, TAND tỉnh Đắk Nông đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đưa và nhận hối lộ xảy ra tại Trạm kiểm tra trọng tải xe lưu động số 56 (trạm cân số 56, Sở GTVT Đắk Nông).

        Theo đó, các bị cáo Lê Đình Trọng (SN 1975, nguyên phó Chánh Thanh tra Sở GTVT Đắk Nông, trạm trưởng Trạm kiểm tra trọng tải xe lưu động số 56) bị truy tố về tội nhận hối lộ; 2 bị cáo Nguyễn Xuân Chung (SN 1968, trú TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) và Nguyễn Trọng Toàn (SN 1979, trú huyện Tây Sơn, Bình Định) về tội đưa hối lộ.
        thanh tra, hối lộ, trạm cân, Đắk Nông, Tòa, luật sư, điều tra
        Các bị cáo tại tòa
        Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Đắk Nông, vào năm 2013, Nguyễn Trọng Toàn (nhân viên Công ty TNHH Hiệp Toàn) đã xin số điện thoại của Lê Đình Trọng đặt vấn đề nhờ giúp đỡ khi xe của công ty vi phạm về tải trọng qua địa bàn tỉnh Đắk Nông và được Trọng đồng ý.
        Vào tháng 4/2014, Lê Đình Trọng nhiều lần gọi điện cho Toàn gợi ý về khoản tiền “bồi dưỡng". Toàn đã nhờ vợ và em trai vợ 2 lần chuyển tiền vào tài khoản Trọng với số tiền 20 triệu đồng. Trong hóa đơn chuyển tiền, vợ Toàn ghi nội dung chuyển tiền “thanh toán tiền luật trên đường”.
        Theo kết quả điều tra, từ đầu năm 2014 đến tháng 10/2014, Công ty TNHH Hiệp Toàn vận chuyển 89 chuyến dầu ăn trên tuyến quốc lộ 14 giao hàng cho các doanh nghiệp ở Đắk Lắk, Gia Lai, Kom Tum và 99 chuyến xe container gỗ từ Đắk Nông về TP. HCM. Toàn bộ các chuyến xe trên đều "lọt" trạm cân, không bị xử lý.
        Cùng thời gian này, Nguyễn Xuân Chung (nhân viên doanh nghiệp vận tải Phước Hòa, ở Đắk Lắk) đã 2 lần chuyển vào tài khoản của Nguyễn Tấn Mẫn (SN 1977, đội trưởng Đội thanh tra giao thông của Sở GTVT Đắk Nông, kiêm phó Trạm trưởng Trạm cân số 56) tổng số tiền 29 triệu đồng để Mẫn bỏ qua lỗi vi phạm. Doanh nghiệp vận tải Phước Hòa đã vận chuyển 173 chuyến xe quá tải trọng cho phép nhưng không bị kiểm tra xử lý.
        Vào tháng 10/2014, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với Lê Đình Trọng để điều tra hành vi nhận hối lộ. Nguyễn Tấn Mẫn cũng được triệu tập lên làm việc, tuy nhiên nghi can này đã nhảy lầu tự tử tại trụ sở công an tỉnh. Nguyễn Xuân Chung và Nguyễn Trọng Toàn sau đó bị khởi tố, bắt giam về tội “đưa hối lộ”.
        Tại phiên tòa, bị cáo Lê Đình Trọng khai nhận việc chuyển tiền qua tài khoản là có thật. Tuy nhiên, Trọng lý giải, việc chuyển tiền không phải là "hối lộ" mà Trọng mượn tiền của Toàn khi Trọng bị ốm đau. Trọng cũng cho rằng, việc để hàng trăm lượt xe quá tải "lọt" qua trạm cân là do nhiều yếu tố khách quan về thời tiết, ca trực...nên bản thân không hề hay biết.
        Về phía Nguyễn Trọng Toàn, bị cáo khai chỉ làm môi giới dịch vụ cho các xe tải chở dầu ăn và xe container lưu thông qua điện bàn để ăn hoa hồng. Toàn không trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng vận chuyển và cũng chưa từng điều khiển các phương tiện lưu thông trên đường.
        Toàn khai, 2 lần chuyển tiền cho Trọng là do Trọng gọi kêu ốm nhờ vay tiền dùm. Về phiếu chuyển tiền ghi “thanh toán tiền luật trên đường”, Toàn lý giải do vợ tự ý ghi. Bị cáo Nguyễn Xuân Chung, khai nhận nguyên nhân chuyển tiền cho ông Mẫn là do lo sợ nhà xe bị làm khó dễ. Bị cáo biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật nên đã thành khẩn khai báo tại cơ quan điều tra và tại tòa.
        thanh tra, hối lộ, trạm cân, Đắk Nông, Tòa, luật sư, điều tra
        Phiếu chuyển tiền của Toàn chuyển cho Trọng ghi "thanh toán tiền luật trên đường".
        Tại phần tranh tụng, các luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Trọng Toàn và Lê Đình Trọng đã đưa ra nhiều chứng cứ, tình tiết quan trọng và cho rằng VKSND tỉnh Đắk Nông kết luận 2 bị cáo này phạm tội là chưa đủ căn cứ. Cụ thể, Luật sư Trần Giáng Hương - Trưởng Văn phòng Luật sư Tam Đa (Đoàn Luật sư TP. HCM) phân tích, việc cơ quan điều tra căn cứ vào chứng từ vận chuyển, hồ sơ khai thuế và xác nhận của đơn vị thuê vận chuyển của Công ty TNHH Hiệp Toàn để lấy số liệu ghi trong hồ sơ vụ án là chưa hợp lý. Việc kết luận 99 chuyến xe container vận chuyển gỗ từ Đắk Nông đi TP. HCM và được Trọng bỏ qua là chưa xác đáng, bởi các chuyến xe này không đi qua Trạm cân số 56.
        Luật sư Hương cũng chỉ ra, tổ chức hoạt động của trạm cân là sự phối hợp giữa lực lượng TTGT và CSGT. Ca trực được chia thành nhiều ca trong ngày và luân phiên cán bộ nên Trọng không thể biết xe nào là của Toàn, thời gian qua trạm để "bảo kê". Các luật sư khác cũng cho rằng, nhiều tình tiết, chứng cứ trong bản kết luận điều tra và cáo trạng còn mang tính quy chụp, chưa làm rõ được tội danh “đưa hối lộ” và “nhận hối lộ” trong vụ án.
        Với nhiều tính tiết mới, quan trọng chưa được làm rõ, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ vụ án cho VKSND tỉnh Đắk Nông để tiếp tục điều tra bổ sung, làm rõ.
        Trùng Dương

        Công ty Đại Nam của ông Dũng “lò vôi” bị truy thu hơn 99 tỷ đồng






        Dân trí Sáng nay 19/8, UBND tỉnh Bình Dương đã họp báo công bố kết luận thanh tra Công ty CP Đại Nam. Theo đó, ngoài một số sai phạm được nêu ra, công ty này còn phải nộp hơn 99 tỷ đồng tiền thuế vi phạm và tiền xử phạt.
         >> Công ty của ông Dũng "lò vôi" đã nộp “bổ sung” gần 15 tỷ đồng tiền thuế
         >> Điều tra việc làm ăn của Đại gia Dũng “lò vôi”
         >> Bị thu hồi 61 ha đất, ông Dũng "lò vôi" đòi đền 1.800 tỷ đồng

        hopbao-7a64c
        UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo công bố kết luận thanh tra tại Công ty Đại Nam
        Mở đầu buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương, cho biết, qua 8 tháng thanh tra, xác minh toàn diện hoạt động của Cty Đại Nam cho thấy nhiều sai phạm như: Từ năm 2009 đến năm 2014, Đại Nam đã đưa 25,2 ha vào sử dụng cho mục đích phục vụ Khu du lịch Đại Nam nhưng chưa lập thủ tục về đất đai; sử dụng đất không đúng mục đích như cam kết xây dựng chung cư 3 tầng nhưng lại tự ý phân lô, bán nền tại dự án KCN Sóng Thần 3.
        bamai-6fec1
        Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương công bố kết luận thanh tra tại Công ty Đại Nam
        Đoàn Thanh tra đã xác minh dự án khu dân cư đô thị Dĩ An do Đại Nam đầu tư và kết luận công ty không thực hiện dự án Bệnh viện chuyên khoa tim mạch theo chủ trương của UBND tỉnh. Đại Nam xây dựng trung tâm thương mại từ năm 2011 nhưng chưa đưa vào hoạt động…
        Ngoài ra, Đại Nam cũng chưa liên hệ với Sở Tài nguyên & Môi trường để ký phụ lục hợp đồng xác định lại diện tích thuê đất do có sự biến động từ 238,2 ha xuống còn 232,1 ha (KCN Sóng Thần 2).
        dainam-483aa
        Công ty Đại Nam bị vạch ra hàng loạt sai phạm trong báo cáo kết luận thanh tra
        Về đầu tư xây dựng cơ bản, Đoàn Thanh tra cũng biểu dương Khu du lịch Đại Nam “góp phần tạo mỹ quan đô thị” cho tỉnh Bình Dương nhưng vẫn đưa ra kết luận công ty xây dựng khu du lịch này theo quy trình “ngược”. Đại Nam xây dựng xong mới lập điều chỉnh quy hoạch, lập hồ sơ xin hợp thức hóa…
        Trong đó, 4 công trình có thay đổi so với giấy phép xây dựng. Có 167 hạng mục công trình xây xong nhưng chưa lập thủ tục xin phép xây dựng và sở hữu công trình (có 4 công trình không phù hợp quy hoạch)…
        Đoàn Thanh tra kết luận, Đại Nam phản ánh vào tài khoản chưa đúng bản chất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc hạch toán kế toán còn một số bút toán chưa đúng nguyên tắc tài chính, chưa chấp hành đúng quy trình tự hạch toán kế toán như hiện hành.
        Ngoài ra, Đại Nam sử dụng văn bản đã hết hiệu lực pháp luật, kê khai sai giá tính thuế, phí, vi phạm một số quy định về thuế, gây giảm số thuế phải nộp… sai phạm một số mặt khác về tài nguyên, môi trường, khoáng sản…
        Đoàn thanh tra đã buộc Đại Nam phải nộp tổng số tiền thuế vi phạm và tiền xử phạt qua thanh tra hơn 99 tỷ đồng. Trong đó, truy thu thuế 58,6 tỷ đồng, xử phạt hành chính 26,9 tỷ đồng, thu tiền chậm nộp là 13,4 tỷ đồng…
        Trong phần biện pháp xử lý của kết luận thanh tra tại Công ty Đại nam có nêu: Yêu cầu Công ty Đại Nam phải nộp số tiền thuế vi phạm và tiền xử phạt qua thanh tra, tổng số tiền là hơn 99 tỷ đồng (99.050.474.511 đồng) vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh, thời hạn nộp là 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
        lanhdao-67b6a
        Ông Trần Thanh Liêm, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương (ngồi giữa) chủ trì buổi họp báo
        Sau khi bà Mai công bố kết luận thanh tra, các cơ quan thông tấn báo chí bắt đầu đặt câu hỏi đối với đại diện ngành thuế và lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương.
        Các Phóng viên đặt vấn đề việc sai phạm thuế của Công ty Đại Nam xảy ra từ năm 2009 nhưng tại sao bây giờ mới phát hiện, xử lý? Có chăng sự bảo kê, ưu ái cho Công ty Đại Nam thời điểm đó? Có phải do sơ hở, buông lỏng?
        Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai được ủy quyền trả lời thắc mắc của báo chí, bà Mai cho biết chỉ trả lời các vấn đề liên quan đến kết luận thanh tra tại Công ty Đại Nam, hiện bà Mai đã giải thích các khoản thuế truy thu đối với Công ty Đại Nam
        Báo Dân trí tiếp tục thông tin vụ việc.
        Trung Kiên

        Lật xe tải trên đèo Lò Xo, 2 người thiệt mạng

        Chiếc xe ô tô tải đang lưu thông trên đường Hồ Chí Minh thì bị lật ngửa khiến hai người tử vong tại chỗ.
        Hiện trường chiếc ô tô tải bị lật ngửa trên đèo lò xo. Hiện trường chiếc ô tô tải bị lật ngửa trên đèo lò xo.
        CSGT công an tỉnh Kon Tum cho biết vào lúc 23h30 tối ngày 18/8 tại km 1422+500 đường Hồ Chí Minh, đoạn  đèo Lo Xo (xã Đắk Man, huyện Đắk Glei) đã xảy ra một vụ TNGT khiến 2 người tử vong tại chỗ. Thời điểm này, chiếc ô tô tải BKS: 81L-0747 do tài xế Thái Quang Thạch (27 tuổi ở huyện Ea Hleo, tỉnh Đăk Lăk) điều khiển lưu thông hướng Kon Tum – Đà Nẵng đã bất ngờ tông vào taluy dương (phía sát núi) của con đường và bị lật ngửa. Trên xe lúc này có ông Chế Văn Lập (52 tuổi, ở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) cùng trong buồng lái.
        Hậu quả, 2 người trên xe là Thái Quang Thạch và Chế Văn Lập tử vong tại chỗ, xe ô tô hư hỏng nặng. Qua thông tin ban đầu kiểm tra tai hiện trường thì xe ô tô tải mất lái, các vết phanh nhiều chứng tỏ ô tô phóng nhanh, không làm chủ tốc độ nên đã tự gây tai nạn.
        Được biết, đoạn đèo lò xo trên đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Kon Tum và Quảng Nam có những góc cua hẹp, rất nguy hiểm. Các đơn vị CSGT thường xuyên nhắc nhở các tài xế cần phải kiểm soát tốc độ và tập trung quan sát.
        Thế nhưng, hằng năm vẫn xảy ra TNGT, nguyên nhân chủ yếu là do lái xe không làm chủ tốc độ. Đến khi mất kiểm soát lại thường đạp phanh liên tục, bộ phận phanh quá nóng khiến không làm chủ được phương tiện.
        Hiện lực lượng công an tỉnh Kon Tum tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân của vụ TNGT trên.
        Theo Báo Giao Thông

        Trường phái Trần Quốc Vượng?






        Nhà nghiên cứu, chuyên gia của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn tề tựu tại tọa đàm khoa học “Còn là tinh anh” nhân 10 năm ngày mất của GS. Trần Quốc Vượng.


        Giáo sư Trần Quốc Vượng
        Giáo sư Trần Quốc Vượng
        Không ai có thể bắt chước Trần Quốc Vượng
        GS.TSKH. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, bạn đồng môn của GS. Trần Quốc Vượng là một trong những tên tuổi trong giới nghiên cứu tới tọa đàm cả ngày 17/8, tại ĐH KHXH&NV Hà Nội nhận xét: “Không ai có thể bắt chước Trần Quốc Vượng bởi phong cách của anh ấy rất độc đáo”.
        Trong hàng chục tham luận gửi về, không ít người nhắc trường phái Trần Quốc Vượng. PGS.TS. Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam nhắc lại: “Chẳng quản gối mỏi chân chồn rong ruổi nơi đầu nguồn cuối bể, Trần Quốc Vượng vừa đi vừa học vừa chiêm nghiệm và dấn thân vào con đường khoa học đầy gian lao, tạo nên một phong cách khoa học độc đáo Trần Quốc Vượng trong làng khảo cổ học, sử học và văn hóa học Việt Nam. Làng sử học, khảo cổ học bao giờ mới có một người như Trần Quốc Vượng”.
        Trong bài trình bày ngắn gọn về nghiên cứu các sơ đồ mà GS. Trần Quốc Vượng dùng để minh họa các nghiên cứu khoa học, ông Tín đánh giá đây là nét tượng trưng cho cá tính và phong cách Trần Quốc Vượng. Ông nhắc, khi xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho Trần Quốc Vượng, hai GS. Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Minh Giang nêu quan điểm “GS. Vượng tạo thành trường phái nghiên cứu rất độc đáo”. “Tuy thế, khi trao đổi riêng thì cũng có người băn khoăn. Tạo nên trường phái phải có lý thuyết, lý thuyết của thầy Vượng rất đủ nhưng chưa ai tổng kết. Thêm nữa phải có các thế hệ học trò, dần dần tiếp nối phát triển, và điều này còn nguyên ở phía trước”, ông Tín nhấn mạnh.
        Thêm một học trò trong giới khảo cổ, TS. Nguyễn Hồng Kiên khẳng định giới nghiên cứu hình thành một trường phái Trần Quốc Vượng: “Tôi cho rằng các yếu tố hình thành đủ rồi, chỉ có điều học trò và môn đệ chưa thể bằng một phần mười của thầy, cho nên trường phái này hơi yếu. Tuy nhiên đây đó vẫn thấy cách tiếp nhận, nghiên cứu và áp dụng những điều thầy giảng”.
        Còn là tinh anh
        “Thác là thể phách, còn là tinh anh”, ý thơ Nguyễn Du được học trò của GS. Vượng lấy làm tên tọa đàm. “Giáo sư của chúng ta là nhà văn hóa lớn, luôn có phát kiến mới và có giá trị rất cao. Để có được những phát kiến ấy, Trần Quốc Vượng say sưa nghiên cứu địa lý địa chất, địa mạo môi trường và trở thành vị giáo sư say sưa và thành công nhất trong lĩnh vực địa văn hóa”, TS. Tống Trung Tín nói.
        Chủ trì phiên tọa đàm chiều 17/8, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, một học trò của GS. Vượng cáo lỗi vì vắng mặt buổi sáng, do bận chủ trì một hội thảo cấp thành phố. “Tôi tranh thủ diễn đàn ấy để nói về công lao của thầy mình. Không chỉ là nhà khảo cổ học, sử học, văn hóa học hàng đầu của đất nước, Trần Quốc Vượng còn là nhà Hà Nội học nổi tiếng nhất, mà giải thưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định đóng góp kiệt xuất của ông cho Hà Nội học và sự phát triển của Thủ đô”.
        GS. Ngọc dẫn chứng, nhiều nhà địa lý kinh ngạc vì trình độ địa lý của GS. Vượng. “Làm lịch sử, văn hóa mà không giỏi địa lý thì khó mà có những phát hiện đáng nể, thành ra ở đây tôi nói sự liên ngành của giáo sư đạt đến trình độ cao, giống như nghệ thuật. Lâu nay chúng ta hay nói liên ngành, tôi phải nói ngay là nhiều khi chỉ là bịp bợm. Liên ngành thực sự đòi hỏi người nghiên cứu trình độ rất sâu, nhưng khi xử lý phải bình đẳng, không định kiến. Trần Quốc Vượng có một cái đặc biệt, có lẽ đó là bắt đầu từ kiến thức rất uyên thâm, nên mở rộng sang các lĩnh vực khoa học khác một cách nhẹ nhàng”, GS. Ngọc khẳng định.
        Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền kể, lần đầu biết GS. Vượng là ở hội thảo đầu năm 1990. Càng có dịp gần GS. Vượng, Bùi Trọng Hiền khẳng định sự ảnh hưởng từ cách tiếp cận, nghiên cứu khoa học của ông. Là giáo sư sử học, Trần Quốc Vượng gây sốc cho giới âm nhạc khi tại hội thảo quốc tế năm 1993, đứng lên phản biện bằng tiếng Anh ý kiến của Viện trưởng Viện Âm nhạc.
        “Thầy bảo tôi cứ tìm đi, kiểu gì cũng chứng minh được bản sắc của âm nhạc Việt Nam khác với Trung Hoa. Gần thầy tôi học được rằng khi nghiên cứu phải như nhập đồng. Nghiên cứu không phải là công việc, mà dần dần là sự sống và nhịp đập của trái tim ông. Gần ông kiểu gì cũng chịu ảnh hưởng, dần dần nghề là tình yêu, khát vọng như là ăn, uống, thở”, anh Hiền nói. Trong phát biểu tổng kết, PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung một lần nữa khẳng định, “khó ai có thể có sức đọc, sức điền dã như thầy. Di sản thầy để lại chính là các thế hệ học trò”.

        TS. Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đề xuất nên “xem xét hiện tượng Trần Quốc Vượng là đối tượng khoa học. Các học trò nên nghĩ tới việc lùi ra xa, để sự tôn vinh có giá trị lâu dài”. GS. Nguyễn Quang Ngọc nêu ý kiến sau tọa đàm này nên đề xuất Hà Nội đặt tên phố Trần Quốc Vượng. Được biết, tỉnh Hà Nam quê ông lấy tên ông đặt tên cho một con phố ở Phủ Lý.

        Theo Toan Toan
        Tiền Phong

        Không có nhận xét nào:

        Đăng nhận xét