Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

DƯ LUẬN XÃ HỘI 29

(ĐC sưu tầm trên NET)

Giang Trạch Dân bị ‘quản thúc’, phải chăng phe cánh ông Giang đứng sau vụ nổ Thiên Tân?

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) và người tiền nhiệm ông Giang Trạch Dân (bên trái) tại Bắc Kinh vào ngày 30/9/2014. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) và người tiền nhiệm ông Giang Trạch Dân (bên trái) tại Bắc Kinh vào ngày 30/9/2014. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)
Theo một nguồn tin thân cận với chính quyền Bắc Kinh, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã có những động thái đáng kể đầu tiên chống lại người tiền nhiệm đồng thời là đối thủ chính của ông, Giang Trạch Dân. Nguồn tin này cho biết ông Giang và hai con trai của ông đã bị “quản thúc”, có nghĩa là sự tự do đi lại đã tạm thời bị hạn chế.
Nguồn tin trên đã chia sẻ với ông Lâm Phong, biên tập viên của Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung, rằng hành động trên đã được thực hiện vào ngày 15/8. Ông Tăng Khánh Hồng, một thân tín của ông Giang, cũng đã bị hạn chế đi lại, nguồn tin cho hay.
Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh cho rằng nguồn tin này là đáng tin cậy vì danh tính của nguồn và sự tiếp cận thông tin trong đội ngũ lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc. Ông Lâm Phong tin rằng mục đích của sự tiết lộ tại thời điểm này là để gửi đi một thông điệp tới những người ủng hộ ông Giang trong chính quyền, “để họ chuẩn bị tâm lý khi ông Tập thực sự chính thức bắt giữ ông Giang“.
“Họ cũng đã làm điều tương tự trước khi hạ bệ ông Chu Vĩnh Khang và những người khác, nhằm gia tăng áp lực đối với các quan chức trong chính quyền”, ông Lâm nói. Ông Chu vốn là cựu trùm an ninh của ĐCSTQ. Khi những tin đồn về việc ông Chu sẽ dần dần bị thanh trừng bắt đầu nổi lên ở Trung Quốc, các quan sát viên nước ngoài về tình hình chính trị Trung Quốc ban đầu đã bỏ qua những tin đồn này. Vụ hạ bệ ông Chu được thừa nhận rộng rãi là một trong những cuộc thanh trừng chính trị quan trọng nhất mà mọi người đều biết.
Ông Giang Trạch Dân là người lãnh đạo ĐCSTQ từ năm 1989 đến năm 2002. Ông Giang vẫn tiếp tục đứng đầu trong quân đội thêm 2 năm nữa, và đã không buông bỏ bất cứ vị trí nào trong quân đội suốt một năm sau đó. Trong những năm cầm quyền và ngay cả sau này, ông Giang đã cài cắm một loạt thân tín nắm giữ các vị trí trọng yếu. Một số trong đó đã tạo ra các lãnh địa riêng, nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà lãnh đạo chính thức.
    Cơ cấu quyền lực song song này bao trùm bộ máy an ninh, dưới sự cai trị của La Cán và sau đó là Chu Vĩnh Khang. Ông Chu là người đã mở rộng bộ máy khổng lồ với ngân sách hàng năm lên tới 120 tỷ USD, lớn hơn ngân sách dành cho quân đội cũng như các lực lượng quân sự.
    Tất cả điều này nhằm đảm bảo tiếp tục duy trì các chính sách của ông Giang, bao gồm cuộc đàn áp nhóm tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Ông Quách Bá Hùng và đặc biệt là ông Từ Tài Hậu, hai cựu Phó chủ tịch của Quân ủy Trung ương, đã “thâu tóm hết thực quyền” của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, ông Dương Xuân Thành – cựu phó giám đốc Học viện Khoa học Quân sự đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn với Đài Truyền hình Phượng Hoàng của Hồng Kông.
    Phần lớn cuộc thanh trừng nội bộ Đảng trong hai năm rưỡi qua của ông Tập Cận Bình là để nhổ tận gốc mạng lưới chính trị này, loại bỏ hoàn toàn phe cánh và sự ảnh hưởng của ông Giang Trạch Dân. Cuộc thanh trừng luôn được báo chí rò rỉ đưa tin đúng lúc, các báo cáo trêu ngươi cũng như nhận xét của các quan chức về âm mưu chính trị sâu rộng ám chỉ rằng chiến dịch đang vươn tới lãnh đạo cấp cao nhất của chính quyền.

    Ông Giang Trạch Dân là “bố già” cuối cùng đứng sau bộ máy chính trị mà ông Tập Cận Bình đang tìm cách hạ bệ – đây là thông điệp được biết đến rộng rãi trong giới chính trị Trung Quốc.

    Nhưng thông điệp này vẫn không rõ ràng cho đến khi xuất hiện một bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo, một công cụ phát ngôn của ĐCSTQ vào ngày 10/8. Vào hôm đó, tờ báo đã đưa ra lời chỉ trích nặng nề nhắm vào các cựu lãnh đạo, những người đã can thiệp quá mức vào công việc của những người kế vị, ngăn cản lớp lãnh đạo mới “xắn tay áo lên và làm việc táo bạo”.
    Bài báo cũng phàn nàn rằng các cựu lãnh đạo đã “không vui vẻ về hưu… mà lại làm mọi việc có thể để tăng cường quyền lực chính trị”
    Các nhà bình luận chính trị ngay lập tức xác định rằng bài báo là một động thái tấn công trực tiếp vào ông Giang. “Với những người có con mắt tinh đời, họ sẽ thấy ngay rằng bài báo này là một sự chỉ trích nhắm vào ông Giang Trạch Dân, dù không dẫn tên ông này”, Hồ Bình, một nhà phân tích chính trị đang sống lưu vong ở New York viết trong một bài bình luận cho trang web của Đài phát thanh Á Châu Tự do (Radio Free Asia).

    Sau sự cố Thiên Tân, ông Tập Cận Bình không thể ngủ trong hai đêm liền.

    – Theo nguồn tin từ Bắc Kinh
    Chia sẻ với Đại Kỷ Nguyên, nguồn tin cho biết: “Ban đầu, ông Tập muốn bắt ông Giang vào mùa xuân năm tới, thời gian còn lại của năm nay ông Tập sẽ tập trung vào nền kinh tế… Ông Tập ban đầu đã không muốn làm điều đó sớm đến thế”.
    Ông Lâm Phong nói rằng ông không chắc liệu điều này có đồng nghĩa với việc ông Giang sẽ biến mất khỏi tầm quan sát của công chúng hay không, bởi vì trong một số vụ việc các quan chức cấp cao khác bị hạ bệ, họ vẫn được phép xuất hiện đôi chút trước công chúng theo cách này hay cách khác, ngay cả sau khi có tin tức rằng họ bị tiến hành điều tra, hoặc thậm chí bị tiến hành kỷ luật trong nội bộ Đảng. Các trường hợp này gồm có ông Quách Bá Hùng, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, và ông Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh Văn phòng Trung ương ĐCSTQ.
    Phe cánh Giang Trạch Dân đứng sau vụ nổ Thiên Tân?
    Nguồn tin cho biết thêm: “Sau khi xảy ra vụ việc Thiên Tân, ông Tập Cận Bình không thể ngủ được trong hai đêm liền.” Nguồn tin này ám chỉ rằng ông Tập tin chắc ông Giang Trạch Dân là người đứng sau hai vụ nổ trên. Theo các nhà chức trách, các vụ nổ này tương đương với 21 tấn thuốc nổ TNT, đã phá nát một kho hàng ở thành phố duyên hải Thiên Tân vào ngày 12/8.
    Hiện chưa rõ nguyên nhân của các vụ nổ khủng khiếp này, theo các cơ quan chức năng của Trung Quốc. Vụ nổ đã để lại một cái hố khổng lồ có kích thước của vài khu phố, còn quả cầu lửa mà vụ nổ gây ra đã khiến hàng nghìn chiếc ô tô bị cháy đen, các trục bánh xe thì biến thành tro. Sức công phá của vụ nổ cũng khiến cửa sổ của các tòa nhà nằm trong phạm vi 1,6 km bị vỡ tan tành.



    Hôm qua (12/8), một vụ nổ lớn đã làm rung chuyển thành phố Thiên Tân ở miền bắc Trung Quốc. (Nguồn: YouTube)
    Vụ nổ lớn đã làm rung chuyển thành phố Thiên Tân ở miền bắc Trung Quốc ngày 12/8 (Ảnh: Youtube)

    Một tuần sau khi xảy ra vụ nổ, số người chết chính thức được công bố là 116, người dân địa phương cho biết có các cơn mưa chứa hóa chất độc hại và cá chết trắng dọc bờ sông Hải Hà của thành phố Thiên Tân. Các quan chức cho biết có 770 tấn natri xyanua, một loại chất độc chết người, được chứa ở trong nhà kho đã bị phát nổ.

    Giả thuyết cho rằng các vụ nổ tại Thiên Tân là cố ý đã được lưu truyền mạnh mẽ trên các hãng truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài từ ngay sau khi xảy ra các vụ nổ.

    Trang tin Bác Tấn (Boxun) đã trích dẫn một nguồn tin độc quyền cho biết “các vụ nổ đã được kích hoạt bởi một chiếc xe chứa đầy thuốc nổ … chiếc xe tải này được đậu rất cẩn thận bên cạnh nhà kho, ở vị trí gần nhất với các vật liệu dễ cháy. Những người trên chiếc xe đó nhanh chóng rời đi, và khoảng 15 phút sau vụ nổ diễn ra, kích hoạt chuỗi các vụ nổ”.
    Các bài viết trên trang Bác Tấn và trên một số hãng truyền thông ở Hồng Kông đã chỉ ra mối liên kết của các vụ nổ này với ông Giang Trạch Dân.
    Theo ông Lâm Phong, biên tập viên Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung, người của ông Giang chuyên cung cấp các thông tin và tin đồn cho các ấn phẩm truyền thông ở nước ngoài, và nếu ông Giang đứng đằng sau các vụ nổ, ông này sẽ muốn việc đó được công bố.
    “Thông điệp này có vẻ như là “Chúng tôi có thể gây ra hỗn loạn””, ông Lâm nói.
    Bất ổn xã hội sẽ khiến giới lãnh đạo bị trách cứ, và sẽ gây khó khăn nhằm hạn chế quyền lực của ông Tập Cận Bình trong Đảng – vốn đã có sự bất bình đáng kể do chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng của ông Tập gây ra.
    Matthew Robertson, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
    Phan A biên tập

    Giang Trạch Dân bị bắt vì âm mưu ám sát Tập Cận Bình.

    Hình ảnh Giang bị bắt lan tràn trên mạng xã hội.
    Hình ảnh Giang bị bắt lan tràn trên mạng xã hội.
    Theo nguồn tin dân mạng TQ thì vụ nổ ở Thiên Tân là nổ kho đạn chứ không phải kho hóa chất như báo chí TQ đã đưa tin.
    Phe phái của Giang Trạch Dân dự trù sẽ nỗi loạn và bắt giam Tập Cận Bình tại Thượng Hải, tuy nhiên mưu kế không thành, do đó Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho nổ kho thuốc súng tại Thiên Tân để xóa bỏ dấu vết.

    Ngay sau khi vụ nổ ở Thiên Tân thì Công An TQ đã bao vây Khách Sạn Xijiao Guesthouse ở Thượng Hải để bắt sống Giang Trạch Dân.
    Theo nguồn tin từ dân địa phương thì Giang Trạch Dân đã đái và ỉa ra quần.
    Hiện nay Tập Cận Bình đã bắt giam Giang Trạch Dân cùng 2 con trai tại một nơi bí mật.
    Tấm hình Giang Trạch Dân bị bắt đã bị TQ ra lệnh lấy xuống khỏi trang Xã Hội Weibo, tuy nhiên vẫn còn lưu ở nhiều diễn đàn tiếng Hoa.
    (copy từ Bà Đầm Xòe)
    xem thêm:

    Bức tranh sinh động và toàn vẹn về cuộc đấu đá nội bộ của ĐCS Trung Quốc

      Người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình (trái), cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (giữa) và cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân (phải). Vì sao Tập Cận Bình phải tận diệt phe phái Giang Trạch Dân? (Getty Image)
    Người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình (trái), cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (giữa) và cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân (phải). Vì sao Tập Cận Bình phải tận diệt phe phái Giang Trạch Dân? (Getty Image)
    Hiện nay dư luận thế giới đều quan tâm đến chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở Trung Quốc, những con “hổ” to nhất tưởng chừng như không thể xâm phạm là ông Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, hay như cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng đều lần lượt ngồi tù và bị quản thúc nội bộ.
    Khi các con “hổ” lớn đều lần lượt vào tù thì người ta đồn đoán rằng, con “hổ” lớn nhất đang bị rơi vào tầm ngắm chính là “siêu hổ” Giang Trạch Dân.
    Còn “ruồi” thì rất nhiều, hàng ngàn quan chức lớn nhỏ bị điều tra và ngồi tù. Các quan chức trốn ra nước ngoài cũng không yên khi cảnh sát Trung Quốc phối hợp với Interpol lên danh sách 100 quan chức trốn ra nước ngoài để truy bắt.

    Vậy rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra tại Trung Quốc? Thực chất của hết thảy những điều đó là gì? Liệu Đảng Cộng Sản Trung Quốc có thực tâm chống tham nhũng hay không?

    Câu trả lời rằng chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình đang phát động, thực chất là một cuộc đấu giữa hai phe phái lớn nhất tại Trung Quốc, cụ thể là phe của ông Tập Cận Bình nhắm vào phe ông Giang Trạch Dân.
    1. Vì sao Tập Cận Bình phải tận diệt phe phái Giang Trạch Dân?
    Từ trước Đại hội Đảng lần thứ 17 (năm 2007), ông Giang Trạch Dân đã lo tính đến việc tìm người của mình kế vị ông Hồ Cẩm Đào, và Giang Trạch Dân đã chọn ông Bạc Hy Lai, với mong muốn đưa Bạc Hy Lai lên làm Phó Thủ Tướng rồi sau sẽ thay Hồ Cẩm Đào.
    Tuy nhiên, Thủ tướng Ôn Gia bảo lại thẳng thừng gạt Bạc Hy Lai, ông đã đưa ra lý do mà không ai có thể phản đối được, đó là vì ông Bạc Hy Lai đã bị tòa án quốc tế tại Tây Ban Nha truy tố về tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công, phải đối mặt với sự dẫn độ nếu đi tới một đất nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha. Quyết định này được thực hiện đúng theo nguyên tắc thực thi pháp lý của thẩm quyền phổ quát, điều cho phép tòa án trong nước thụ lý tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người.
    Vì thế ông Bạc Hy Lai không thể ra nước ngoài được, mà trọng trách của Phó Thủ tướng đòi hỏi phải có công du nước ngoài. Do vậy Bạc Hy Lai dần bị loại khỏi ứng viên kế nhiệm, hơn nữa ông Hồ Cẩm Đào lại thích bạn của mình là Lý Khắc Cường lên nắm quyền.
    Những tiết lộ của WikiLeaks cho thấy các lãnh đạo đã về hưu đều tỏ ra thích ông Tập Cận Bình, người vốn rất thận trọng trong những việc làm của mình. Vì thế ông Tập Cận Bình đã đột ngột nổi lên trong Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 17.
    Để ngăn ông Tập Cận Bình lên nắm quyền thay Hồ Cẩm Đào, ông Giang Trạch Dân cùng Tăng Khánh Hồng và những người thân cận đã lên kế hoạch ép Tập Cận Bình rời bỏ quyền lực giống như ngày xưa Đặng Tiểu Bình đã ép Hoa Quốc Phong về hưu.
    Kế hoạch này được giao cho Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang tiến hành hết sức trôi chảy, thì đúng lúc đó phát sinh sự kiện làm đảo lộn tất cả, đó là vào ngày 6/2/2012 cánh tay phải của Bạc Hy Lai là Giám đốc Công an tỉnh Trùng Khánh Vương Lập Quân phải chạy trốn vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô để bảo toàn mạng sống, ông Bạc Hy Lai hốt hoảng hạ lệnh đuổi gấp với 70 xe cảnh sát và bọc thép, đây cũng chính là sự kiện mở đầu cho cuộc đấu đá quyền lực cấp cao nhất của ĐCSTQ.
    Vậy ông Vương Lập Quân đã trao cho Mỹ tài liệu gì? Đó là một lượng lớn tài liệu cơ mật các loại về nội tình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Ông Vương Lập Quân đã khai báo chi tiết kế hoạch bí mật của Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang nhằm ngăn cản Tập Cận Bình. Hai người này đã lên một kế hoạch hoàn chỉnh để công kích Tập Cận Bình, dự tính thực thi sau Tết Nguyên đán 2012. Kế hoạch là thông qua truyền thông hải ngoại để tung ra các chỉ trích và phê phán ông Tập Cận Bình, nhằm làm suy yếu quyền lực của Tập Cận Bình, sau đó giúp ông Bạc Hy Lai tiếp nhận chức Bí thư Ủy ban Chính trị và Tư pháp. Sau khi nắm được hệ thống cảnh sát vũ trang và công an, Bạc Hy Lai cùng Chu Vĩnh Khang sẽ thừa cơ cưỡng bức Tập Cận Bình trao quyền.
    Trong các tài liệu mà ông Vương Lập Quân giao Chính phủ Mỹ, không chỉ có tài liệu về sự hủ bại của các quan chức cấp cao ĐCSTQ, hay tài liệu nội tình về sắp đặt chính biến, mà còn bao gồm một lượng lớn tài liệu về đàn áp Pháp Luân Công, gồm cả tài liệu mật nội bộ về mổ lấy nội tạng sống học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
    Ông Giang Trạch Dân để đàn áp Pháp Luân Công đã sắp xếp tay chân của mình vào các vị trí trọng yếu, ai mà tích cực đàn áp Pháp Luân Công đều sẽ được tưởng thưởng thăng quan tiến chức. Vì thế các tay chân của Giang Trạch Dân như Tăng Khánh Hồng, La Cán, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đều tích cực đàn áp Pháp Luân Công để thăng quan tiến chức, kể cả tội ác to lớn nhất trong lịch sử nhân loại là mổ cắp nội tạng người đang sống. Ông Bạc Hy Lai là mẫu đàn em điển hình của Giang Trạch Dân nhờ tích cực phạm tội ác đàn áp Pháp Luân Công mà càng được ông Giang Trạch Dân tin tưởng giao cho các chức vụ ngày càng cao.
    Sau đại hội lần thứ 18, ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông ta hiểu rằng để thực sự nắm quyền thì phải chặt đứt sự tháo túng của Giang Trạch Dân. Vì thế ông Tập Cận Bình lên kế hoạch tận diệt phe cánh của Giang Trạch Dân .
    Vậy Giang Trạch Dân có điểm yếu gì? Ông Tập Cận Bình tìm ra 3 điểm yếu của Giang Trạch Dân, mà điểm yếu nào cũng là tử huyệt.



    (Getty Image)
    Ông Tập Cận Bình (trái) và ông Giang Trạch Dân (phải) (Ảnh: Getty Images)

    Tham nhũng
    Từ khi ông Giang Trạch Dân còn đang nắm quyền, để có sự trung thành của đàn em, Giang Trạch Dân đã làm lơ tất cả các tham nhũng của các quan chức, nhưng đổi lại họ phải phục vụ ông ta thật trung thành.
    Vì thế các quan chức tay chân của Giang Trạch Dân đều có chung đặc điểm là tham nhũng.
    Giang Trạch Dân xuất thân gia đình Hán gian, bán đất cho Nga
    Cha đẻ của ông ta là Giang Thế Tuấn (còn được biết đến với cái tên Giang Quan Thiên), là một tên Hán gian làm việc cho người Nhật khi Trung Quốc bị chiếm đóng,  đảm nhiệm chức Phó Bộ trưởng Tuyên truyền kiêm Chủ tịch Ủy ban Xã luận của chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ tại Nam Kinh. Ông Giang Trạch Dân cũng từng theo học trường ĐH Trung ương Nam Kinh được điều hành bởi Nhật Bản. Ông Giang Trạch Dân cũng bịa ra là được chú của ông ta nhận nuôi, mặc dù người chú kỳ thực đã qua đời vào thời gian ấy.
    Sau khi nắm quyền trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân đã giấu kín xuất thân Hán gian của mình, và để có thể leo cao, ông ta bắt đầu ngụy tạo hồ sơ, bịa đặt rằng mình được người chú là đảng viên cộng sản Giang Thượng Thanh nuôi từ năm mới 13 tuổi (mặc dù trên thực tế lúc ấy Giang Thượng Thanh đã qua đời). Vậy là từ một tên Hán gian ông ta đã trở thành “cháu của một liệt sĩ cách mạng”; thủ đoạn này có lẽ ông ta đã học được từ lớp đào tạo đặc vụ(?)
    Ông Giang Trạch Dân đã tốt nghiệp đại học vào tuổi 21, vậy ai đã nuôi Giang giữa lúc ông ta 13 tuổi và 21 tuổi? Con gái của Giang Thượng Thanh là bà Giang Trạch Huệ đã từng nói rằng gia đình họ sống trong cảnh “vô cùng bần cùng và đói khổ” . Nếu là như vậy, thì ai là người đã trả học phí để Giang Trạch Dân học tập tại một trường trung học dành cho quý tộc và Trường Đại học Trung ương Nam Kinh? Ai là người đã chi trả để ông Giang học nghệ thuật và âm nhạc trong những năm loạn lạc, chiến tranh và lạm phát phi mã ấy? Ai đã cho ông ta lái một chiếc xe jeep ngay sau khi tốt nghiệp đại học? Nói cách khác, là ai đây ngoài người bố đẻ đã hậu thuẫn cho ông ta? Liệu ông Giang Thượng Thanh, người đã qua đời bảy tám năm trước, có thực sự làm được vậy không?
    Khi được đào tạo ở Nga, có thời gian ông Giang đã chìm đắm trong một vụ bê bối tình ái với một phụ nữ người Nga và trở thành một điệp viên cho KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia), khi có quyền lực, ông Giang Trạch Dân cũng bán rẻ một phần đất ở phương bắc cho Nga.
    Đàn áp Pháp Luân Công
    Từ năm 1992 Pháp Luân Công bắt đầu được phổ truyền tại Trung Quốc, đây là môn khí công với 5 bài công pháp (rèn luyện thân thể), và sống theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn (tu luyện tâm tính) được dân chúng theo tập rất đông, đến năm 1999 ước tính có đến 100 triệu người theo tập.
    Ông Giang Trạch Dân vốn là người đã quen nghe người khác ca ngợi bản thân mình. Nhưng thời điểm đó, đi đâu ông ta cũng đều nghe nói về sự tốt đẹp do tập Pháp Luân Công. Đọc báo hay nghe tin đều thấy nhiều tấm gương người tốt việc tốt là các học viên Pháp Luân Công. Điều này khiến sự đố kỵ của ông ta dâng cao.
    Ông Giang Trạch Dân cảm thấy tầm ảnh hưởng của ông ta đối với người dân Trung Quốc càng ngày càng giảm dần, trong khi ảnh hưởng của Pháp Luân Công đối với sức khỏe người dân ngày càng tăng cao.
    Ông Giang Trạch Dân quyết định phải đàn áp Pháp Luân Công bất chấp sự phản đối của 6 vị Thường ủy trong Bộ Chính trị, cũng như các quan chức cấp cao khác như Thủ tướng Chu Dung Cơ, Hà Kiều Thạch.
    Ngày 20/7/1999 theo lệnh của Giang Trạch Dân tất cả các phương tiện phát thanh truyền hình báo chí đang ca ngợi Pháp Luân Công bỗng quay ngược trở lại vu khống đả kích môn tập này để dọn đường cho cuộc đàn áp.
    Đến nay sau 16 năm đàn áp, Pháp Luân Công không những không bị tiêu diệt mà còn được phổ biến khắp 114 nước trên thế giới.
    Trong khi đó ông Giang Trạch Dân cùng các tay chân khác như La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm bị tòa án quốc tế ở Tây Ban Nha truy tố về tội diệt chủng đối với Pháp Luân Công.
    Với 3 tử huyệt này của Giang Trạch Dân thì ông Tập Cận Bình chọn đánh vào tử huyệt nào?
    Việc Giang Trạch Dân xuất thân từ gia đình Hán gian có thể xem là con át chủ bài sẽ được dùng trong tình huống cần thiết.
    Việc đàn áp Pháp Luân Công là một việc quá lớn, và ảnh hưởng mạnh đến từng người dân, nếu công khai việc này, thì uy tín của ĐCSTQ sẽ bị mất hết, vì một Đảng để một cá nhân thao túng là không thể. Việc công khai này sẽ kéo theo nguy cơ cả ĐCSTQ cũng bị sụp đổ theo, vì thế Tập Cận Bình không dám chọn cách này.

    Cuối cùng chỉ còn việc chống tham nhũng là tốt nhất, vì tay chân của ông Giang Trạch Dân ai cũng tham nhũng cả, chống tham nhũng cũng chính là tiêu diệt phe cánh của Giang Trạch Dân. Đồng thời việc chống tham nhũng cũng dễ dàng được người dân ủng hộ.

    Sau này sự thật về đàn áp Pháp Luân Công nếu dân chúng có biết được, thì ông Tập Cận Bình cũng xem như là có công vì đã đứng ra tiêu diệt phe cánh Giang Trạch Dân, nhất cử lưỡng tiện.

    Vụ nổ Thiên Tân: Xác cá nổi đầy ven sông, chính quyền phủ nhận có liên quan đến vụ nổ

    Theo hãng tin ABC News của Australia, hình ảnh hàng ngàn xác cá nổi đầy ven bờ sông Hải Hà, thành phố Thiên Tân, cách nơi xảy ra vụ nổ ở Thiên Tân khoảng 6km, đã lan truyền rộng trên các trang mạng xã hội sau khi được loan tin bởi các phương tiện truyền thông nhà nước ở Trung Quốc vào chiều hôm qua (20/8). Nhiều người lo ngại rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do nhiễm độc hóa chất từ vụ nổ hôm 12/8.
    The Wall Streets Journal cho biết một bài viết về hiện tượng cá chết nổi đầy mặt sông đã được chuyển tiếp hơn 6.000 lần và nhận được 4.300 ý kiến phản hồi trong vòng chưa tới 3 giờ đồng hồ sau khi được công bố.

    (Nguồn: Weibo)
    (Nguồn: Weibo)

    Tianjin Fish 4

    (Nguồn: Weibo)
    (Nguồn: Weibo)

    Nhiều người dùng trên mạng internet đã bày tỏ sự phẫn nộ khi xem thấy những hình ảnh này. Một người dùng trên trang mạng xã hội Weibo viết rằng, “Nếu hiện tượng cá chết mà có liên quan đến vụ nổ, thì đây là một thảm họa khu vực. Những thủ phạm phải bị kết án tử hình.
    Tờ Daily Mail đưa tin những người dân địa phương cho hay họ chưa bao giờ thấy nhiều cá chết như thế này trước đây.
    16 trạm quản lý chất lượng nước trong khu vực trung tâm của vụ nổ đều bị phát hiện nhiễm độc chất natri cyanua. Theo CNN, ông Tian Weiyong, một quan chức của Bộ Bảo vệ Môi trường, nói rằng kết quả kiểm tra tại 8 trạm cho thấy nồng độc của loại hóa chất cực độc này đã vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép của nhà nước. Ông Tian cho biết,

    Mức natri xyanua tại một điểm kiểm tra chất lượng nước cao cấp 356 lần so với mức an toàn theo quy định.

    Nhiều người tin rằng nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông Haihe là do nhiễm độc hóa chất từ vụ nổ tại kho hàng của công ty Hậu cần Quốc tế Thụy Hải ở thành phố Thiên Tân, tuy nhiên phía chính quyền Trung Quốc lại ra sức bác bỏ điều này.
    Các quan chức chính quyền nói rằng nguồn nước ô nhiễm chỉ nằm trong phạm vi “khu vực cảnh báo” xung quanh nơi xảy ra vụ nổ. Trong khi đó, chính quyền Thiên Tân cho hay không khí và chất lượng nước bên ngoài khu vực của vụ nổ đều bình thường. Cụ thể, Cục Quản lý Môi trường Thiên Tân khẳng định rằng không khí và chất lượng nước uống trong thành phố nằm trong mức an toàn. Cơ quan này còn tuyên bố rằng “ô nhiễm nước đã được kiểm soát một cách hiệu quả.”
    Trong một cuộc họp báo trước đó, Giám đốc Cục Quản lý Môi trường Thiên Tân, ông Deng Xiowen, nói rằng không phát hiện thấy nồng độ độc chất xyanua (cyanide) trong mẫu nước lấy từ sông Hải Hà, nơi cá chết hàng loạt. Ông Xiowen giải thích rằng, trong mùa hè nóng nực, cá chết hàng loạt là điều bình thường. Ông giải thích rằng có thể là do ô nhiễm từ mặt đất chảy vào sông và biển sau khi mưa rơi, gây ra hiện tượng phú dưỡng (hiện tượng nồng độ các chất dinh dưỡng quá cao) khiến cá chết ngạt.

    (Nguồn: Weibo)
    (Nguồn: Weibo)
    (Nguồn: Weibo)
    (Nguồn: Weibo)

    Mặc dù chính quyền Trung Quốc cố tình đưa ra những thông tin nhằm trấn an dư luận nhưng người dùng trên các trang mạng xã hội tại Trung Quốc vẫn bày tỏ sự lo ngại rằng các loại hóa chất cực độc tại hiện trường vụ nổ đã gây ô nhiễm nguồn nước tại địa phương và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân trong khu vực về lâu dài.
    Trước đó, theo thông tin từ BBC cho biết, một quan chức cấp cao về nhân quyền, đồng thời là một chuyên gia về vật liệu nguy hiểm của Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh rằng chính việc thiếu minh bạch thông tin đã khiến vụ nổ xảy ra và đáng ra đã có thể “giảm thiểu hậu quả” hoặc “tránh được” thảm họa này.

    Chính sự thiếu minh bạch thông tin từ phía chính quyền Bắc Kinh mới là nguyên nhân gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khó lường sau khi vụ nổ xảy ra.

    Trước đó, trang tin Want China Times đã cảnh báo về mối lo ngại nước mưa có thể biến natri xyanua thành axit hydro xyanua chết người đã được đưa ra ngay sau khi có tin dự báo thời tiết nói rằng mưa sẽ xuất hiện tại Thiên Tân trong vài ngày tới.
    Ngày 18/8, nhiều người dân địa phương phát hiện những đám váng bọt màu trắng khác thường xuất hiện trên các đường phố Thiên Tân sau khi cơn mưa đầu tiên xuất hiện sau vụ nổ. Trang tin Shanghaiist.com cho biết, một số người tiếp xúc với thứ bọt trắng này nói rằng họ có cảm giác nóng bừng ở mặt và môi, trong khi một số người khác cho hay họ có cảm giác như bị kim chích ở cánh tay. Ngoài ra, một số người khác nữa lại nói rằng họ bị ngứa ngáy.
    Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đã cố tình đưa tin làm giảm sự nguy hiểm của những cơn mưa này. Một quan chức quản lý môi trường tại Trung Quốc phủ nhận rằng những hiện tượng bất thường do mưa gây ra có liên quan đến vụ nổ.
    Ngoài ra, các cơ quan kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát các thông tin trên mạng internet, xóa bỏ các tin tức điều tra vụ nổ, xóa bỏ và đóng cửa nhiều tài khoản trên các mạng xã hội, chặn tất cả các bình luận mang tính chỉ trích đối với việc xử lý hậu quả sau vụ nổ, v.v…
    Mộc Lan tổng hợp

    Chùm ảnh nạn nhân trong vụ nổ ở Thiên Tân: Hơn 1.400 người thiệt mạng, 700 người mất tích

    8 days trước 303,671 lượt xem

    Theo NTDTV, đã qua 4 ngày kể từ khi xảy ra vụ nổ kinh hoàng tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, vào hôm 12/8. Theo tin công bố của chính quyền Trung Quốc thì số người thiệt mạng là 104 người, nhưng theo người dân địa phương cho biết thì, trên thực tế, con số này là rất lớn. Theo tin tức mới nhất, số người thiệt mạng đã lên đến hơn 1.400 người, trong khi số người mất tíchvàokhoảng hơn 700 người.
    Sau vụ nổ, một người dân tại thành phố Thiên Tân cho biết: “Đang nửa đêm, bỗng nhiên tôi nghe có tiếng động như tiếng sấm nổ rồi cửa sổ bị chấn động đến vỡ kính, sau đó lại thấy lửa cháy. Hôm sau, trên đường phố đầy những chân, tay thi thể người. Một nhân viên chữa cháy nhờ tôi giúp anh khiêng thi thể, tôi đã khiêng đến hơn 200 người. Một người đàn ông than khóc và nói rằng anh ấy không thể khiêng được nữa…

    Thien Tan victim 5
    Vụ nổ ở Thiên Tân đã qua 4 ngày, theo tin công bố của chính quyền Trung Quốc thì số người chết là 104 người, nhưng con số thực tế mà người dân cho biết là rất lớn. Theo tin mới nhất thì số người chết đã lên đến hơn 1.400 người. (Nguồn: Weibo)

    Thien Tan victim 6
    Có người chia sẻ trên mạng xã hội tại Trung Quốc rằng, “Sau khi 9 trung đội và 3 tổ chuyên trách đi vào hiện trường vụ nổ thì một tiếng nổ lớn phát ra. Trong khoảng chu vi 1km từ trung tâm vụ nổ, tất cả đều biến thành đống đổ nát hoang tàn. Chỉ tính riêng sức tàn phá huỷ diệt của nó thì ít nhất cũng làm 180 người chết. Có một quân nhân nói rằng đã khiêng đi 300 thi thể.”
    Thien Tan victim 2
    Một người có nick Meng Meng Hee kể lại rằng: “Một người bạn ở Thiên Tân cho biết trong bệnh viện đầy rẫy thi thể nạn nhân và người bị thương. Một người bạn của tôi làm việc trong bệnh viện nói rằng buổi tối hôm qua đã tiếp nhận hơn 300 người, nhưng chỉ cấp cứu được vài người.
    Hiện nay trên mạng internet, người ta đưa lên rất nhiều hình ảnh thi thể bị cháy khét do vụ nổ, trông vô cùng thê thảm.
    Thien Tan victim 4
    Thien Tan victim 7
    Thien Tan victim 8
    Thien Tan victim 9
    Khu hải cảng Vạn Khoa chỉ cách công ty Thụy Hải, nơi xảy ra vụ nổ, khoảng 600 mét. Theo quy định tiêu chuẩn, những kho hóa chất nguy hiểm, được xếp loại bậc trung và cực độc, phải cách khu dân cư cũng như đường giao thông ít nhất 1.000 mét.
    Thực tế, các tiểu khu xung quanh được xây từ năm 2007, còn công ty Thụy Hải lại được thành lập vào năm 2011, vì thế người ta đã đặt câu hỏi:

    Tại sao lại cho phép xây kho hóa chất nguy hiểm ở gần khu dân cư buôn bán như thế?

    Nhà của bà Cung, một người dân địa phương, cách nơi xảy ra vụ nổ chỉ 300 đến 500 mét. May mà bà và người nhà chỉ bị thương ngoài da, đồ đạc trong nhà thì bị xê dịch, rơi đổ lộn xộn tứ tung.
    Bà Cung mua một căn nhà ở khu hải cảng Vạn Lý vào năm 2011, và dọn đến ở vào tháng 10/2013. Bà nói: “Không ai có thể đùa với sinh mạng của mình, chỉ vì tôi không biết là nơi này lại ở gần cái kho nguy hiểm đến thế.”
    Theo tờ The Los Angeles Times, ít nhất 6.000 người đã bị mất nhà cửa. Nhiều người trong số họ nói với phóng viên tờ The Times rằng các quan chức chính phủ không hề cung cấp bất cứ thông tin gì về việc tái định cư, bồi thường hoặc thậm chí là về việc đảm bảo an toàn khi trả lại các vật dụng cho họ.
    Thien Tan 1
    Thien Tan 2
    Thiên Tân 6
    Thiên Tân 3
    Một người dân khác cho biết cô nhìn thấy vụ nổ xảy ra tại căn hộ ở tầng thứ 27 khu dân cư Vanke Harbor City, thành phố Thiên Tân. Ngay lập tức, cô và chồng mình ra khỏi nhà. Cô nói, “Chúng tôi thuê phòng khách sạn để ở. Không ai trong phía chính quyền giúp đỡ chúng tôi cả. Họ nói là có kế hoạch tái định cư cho các nạn nhân, nhưng đơn giản chỉ là đưa họ đến sân chơi dành cho học sinh tại một trường học. Không ai mà có tiền, hoặc bạn bè, hoặc gia đình, lại muốn ở một nơi như thế.
    Thiên Tân 4
    Thiên Tân 5
    Sáng hôm qua (16/8), những người dân sống tại Qihang Jiayuan, một khu dân cư cao cấp gần nơi xảy ra vụ nổ, đã tập trung biểu tình tại một khách sạn gần Khu Phát triển Kinh tế Thiên Tân. Họ đưa ra một danh sách các yêu cầu: đòi chính quyền phải cử một nhóm để thành lập đường dây liên lạc trực tiếp với người dân tại khu dân cư, bồi thường thiệt hại bằng cách mua lại các ngôi nhà của họ, đưa ra kế hoạch tái định cư một cách cụ thể rõ ràng, và một số các biện pháp khác. Họ cũng kêu gọi nhà chức trách tiến hành một cuộc điều tra vì sao các kho hóa chất lại được phép vận hành cách nhà ở và trường học chỉ vài trăm mét.
    Thiên Tân 7
    Tóm lại, không ai biết được làm cách nào mà công ty Thụy Hải được chính quyền thông qua, cho phép tiến hành xây dựng kho bãi một cách thuận lợi. Điều mỉa mai là khẩu hiệu của công ty Thụy Hải lại luôn nhấn mạnh “an toàn là văn hóa của công ty.”
    Trước đó, theo trang tin 9news.com.au, truyền thông tại Trung Quốc đưa tin quân đội nước này đã xác nhận rằng nhà kho của công ty Thụy Hải chứa khoảng 700 tấn sodium cyanide và nhiều loại hóa chất độc hại khác.
    Bưng bít thông tin
    Trang tin 9news.com.au cho biết, người dân tại thành phố Thiên Tân, thân nhân của các nạn nhân và các cư dân mạng chỉ trích chính quyền Trung Quốc không minh bạch trong việc công bố các thông tin có liên quan đến vụ nổ.
    Chính quyền nước này đã chặn tất cả các lời bình luận mang tính chỉ trích đối với việc xử lý hậu quả sau vụ nổ. Hơn 360 tài khoản trên các mạng xã hội bị đóng cửa. Ngoài ra, hơn 50 trang web khác cũng bị đóng cửa hoặc đình chỉ hoạt động vì “gây hoảng loạn khi công bố thông tin chưa kiểm chứng, khiến người đọc lan truyền tin đồn vô căn cứ.
    Hôm 14/8, trang ejinsight.com cho biết, sau khi vụ nổ xảy ra hôm thứ Tư (12/8), các hãng tin quốc tế gồm CNN và BBC đều đưa tin ngay lập tức, trong khi đó đài truyền hình tại thành phố Thiên Tân vẫn giữ im lặng trong khoảng 10 tiếng đồng hồ và cho chiếu phim truyền hình Hàn Quốc.
    Sáng ngày hôm sau (13/8), đài truyền hình này chỉ phát sóng 1 đoạn video clip dài một phút, do một cư dân mạng quay về vụ nổ, và không hề đề cập đến các tin tức cập nhật mới nhất liên quan đến vụ nổ hay số lượng thương vong trong thảm họa này.
    Các kênh truyền hình khác cũng không hề đưa tin về vụ việc. Một số kênh chỉ phát sóng các chương trình vui chơi giải trí để thay thế cho tin tức về vụ nổ.
    Phóng viên Will Ripley của hãng tin CNN đã bị buộc phải dừng bản tin phát sóng trực tiếp, được thực hiện bên ngoài bệnh viện Thiên Tân, khi một người đàn ông la lớn: “Chúng tôi không cần người nước ngoài đến giúp đưa tin cho người Trung Quốc.
    Video phóng viên CNN bị tấn công:
    Công an cũng kiểm tra giấy tờ tùy thân của một phóng viên Đài Loan, tịch thu máy quay và lấy thẻ nhớ trong máy.
    Bộ phận tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc ra lệnh tất cả mọi người, trừ các phóng viên của phương tiện truyền thông quốc gia, phải rời khỏi hiện trường vụ nổ.
    Tinh Vệ và Mộc Lan tổng hợp

    Xem thêm:

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét