ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC 3
(ĐC sưu tầm trên NET)
Kỷ Băng Hà không chỉ tác động tới các loài vật trong phim Ice Age mà còn khiến tổ tiên chúng ta phải nghĩ đến cách mặc quần áo.
Loài người biết mặc quần áo từ khi nào?
Kỷ Băng Hà không chỉ tác động tới các loài vật trong phim Ice Age mà còn khiến tổ tiên chúng ta phải nghĩ đến cách mặc quần áo.
Con người bắt đầu mặc quần áo cách đây 170.000 năm,
đó là kết quả của một nghiên cứu gần đây. Đó là thời kỳ Băng Hà (Ice
Age) và rõ ràng khi ấy "trần trụi dạo phố" không phải là chuyện dễ dàng.

Bằng chứng của kết luận này tới từ một điều khá
buồn cười. Các nhà khoa học muốn tìm hiểu xem các loài rận sống trên đầu
chúng ta bắt đầu di cư xuống quần áo và cơ thể từ khi nào và kết quả
chính là con số 170.000 năm về trước. Rận đã đồng hành với con người
ngay từ những ngày đầu tiên chúng ta biết mặc quần áo.
Bằng cách phân tích ADN của rận, các nhà khoa học
biết được rằng chúng chỉ chuyển xuống sống ở thân người khi chúng ta bắt
đầu khoác lên mình vải vóc, lông thú…
Việc tìm ra thời điểm bắt đầu mặc quần áo của loài
người cũng cho thấy một sự thật thú vị. Trước đây chúng ta đã biết được
con người thời cổ bắt đầu rũ bỏ lớp lông giống loài khỉ không đuôi
khoảng 1 triệu năm về trước, điều này đồng nghĩa với việc họ đã phải
sống không quần áo và cũng chẳng có lớp lông dày che thân trong suốt
quãng thời gian rất, rất dài. 
Trong thời gian đó, người cổ đại sống ở châu Phi,
nơi có thời tiết ấm áp. Tới khi bắt đầu biết mặc đồ, họ đã có điều kiện
mở rộng lãnh thổ ra các khu vực khác, đặc biệt là nhưng nơi lạnh hơn ở
gần 2 cực. Có thể nói vui rằng nhờ việc phát minh ra quần áo mà con
người đã có thể khám phá thế giới. Sự tiến bộ mạnh mẽ của con người dựa
trên các bước tiến lớn như biết dùng lửa, biết mặc quần áo, nghĩ ra các
chiến lược săn bắt mới và phát minh ra công cụ đồ đá.
Đợt Băng Hà mà chúng ta nói tới ở trên xảy ra cách
đây khoảng 180.000 năm, vì thế con người buộc phải nghĩ ra các cách để
chống chọi lại giá lạnh. Có thể đó là lông và da thú, những thứ dễ kiếm
vào thời đó và giữ ấm tốt. Sau đó, các nhu cầu cao cấp hơn như mặc quần
áo đẹp, đeo đồ trang sức và vẽ hình xăm bắt đầu nảy sinh.
Có thể mới đầu chúng cũng chỉ là cách giúp con
người cùng bộ lạc nhận ra nhau dễ dàng hơn hoặc để xua đuổi những điều
không may. 
"Sành điệu" với áo lông thú nhé! 
Dù rận là một loài gây cho chúng ta rất nhiều điều
khó chịu nhưng xét về khoa học, chúng lại là một thứ quan trọng. Nhờ
nghiên cứu sự thay đổi của rận mà người ta biết được sự thay đổi của vật
chủ mà chúng sống trên. Ở đây, sự thay đổi của rận sống trên cơ thể
người đã giúp tìm ra thời điểm chúng ta biết mặc quần áo.
Ngoài ra, việc nghiên cứu rận cũng có thể tạo ra cơ
hội tìm hiểu về việc chúng thay đổi và xâm chiếm các vật chủ mới, cùng
với đó là các loại bệnh tật đi kèm. Nhờ đó, chúng ta sẽ biết rõ hơn về
các dịch bệnh từng hoành hành trong quá khứ. 
Những thảm họa khủng khiếp trong lịch sử loài người (Phần 1)
Có phải thiên nhiên muốn “trả thù” những gì mà con người đã tàn phá chúng?
Cháy rừng tại Peshtigo (08/10/1871)
Có thể bạn chưa bao giờ được nghe
thấy sự kiện này, nhưng đây thực sự là vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong
lịch sử nước Mỹ. Nhân chứng kể rằng, ngọn lửa hừng hực và hung dữ như
một cơn lốc, tiến đi như vũ bão. Vụ cháy rừng đã giết chết gần 1.200
người, thiêu trụi hơn một triệu mẫu đất, và không thể đếm xuể sự lụi tàn
của các loài động thực vật sau cơn giận dữ của “thần lửa”.
Nếu như ngày nay, con người có
rất nhiều thiết bị, phương tiện hiện đại để dập lửa thì vào cái thời
1871 mọi thứ còn quá thô sơ. Người dân vùng Peshtigo dường như đã bất
lực trước sức tàn phá khủng khiếp của đám cháy.
“Cơn bão của thế kỷ” (12-15/3/1993)
Tháng 3 năm 1993, khu vực từ Cuba
kéo dài tới Canada đã phải hứng chịu thảm họa thiên nhiên vô cùng khốc
liệt. Mười một cơn lốc xoáy, bão và gió ở miền Nam, tuyết rơi dày đặc ở
vùng ven biển phía Đông và mưa tầm tã ở một vài nơi khác… là đặc điểm cơ
bản của thứ được mệnh danh là “Cơn bão của thế kỷ”. Đó là sự kết hợp
của một hệ thống các kiểu thời tiết, dồn đập tấn công loài người. Cơn
bão đã khiến hàng triệu người sống trong cảnh thiếu điện và cướp đi
khoảng 300 sinh mạng.
Đại địa chấn tại Chile (22/5/1960)
Đây không phải trận động đất có
nhiều người tử vong nhất hoặc gây ra thiệt hại lớn nhất, nhưng lại là
trận động đất mạnh nhất trong lịch sử. Tại tâm chấn ở Valdivia (Chile),
cường độ cơn động đất là 9,5 độ richter. Trận động đất là kết quả của
việc hút mảng đại dương Nazca dưới mảng lục địa Nam Mỹ. Trận động đất
Valdivia được công bố làm chết 1.600 người (mặc dù có một số nguồn cho
rằng con số phải lên tới 5.700 người) và khiến 2 triệu người mất nhà.
Cơn sóng thần tiến xa tới tận Hawaii làm chết 61 người, và cả Nhật Bản
làm chết 138 người.
Cuộc bùng nổ lốc xoáy khủng khiếp (3-4/4/1974)
148 cơn lốc xoáy đã tấn công qua
13 tiểu bang của nước Mỹ trong 24 giờ khủng khiếp vào mùa xuân năm 1974
cướp đi 330 người và làm hơn 5.000 người khác bị thương. Người ta tổng
kết, các cơn lốc xoáy đã tàn phá 6 triệu kilomet vuông, là trận lốc bùng
nổ tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Những nghiên cứu sau đó cho hay,
từ 30 cơn bão đã sinh ra gần 150 cơn lốc xoáy tai hại.
Đường Sơn đại địa chấn (28/7/1976)
Đường Sơn là một thành phố nhỏ với
1,6 triệu người, nằm cách Bắc Kinh khoảng 110km về phía Đông. Năm 1976,
cả thành phố đã phải hứng chịu một trận động đất 7,8 độ richter trong
phút chốc phá tan tành tất cả. Động đất diễn ra trong 15 giờ, ước tính
có tới 240 nghìn người bị chết và khoảng 500 nghìn người bị thương. Đây
là trận động đất làm chết nhiều người nhất trong khoảng 400 năm trở về
trước. Thành phố Đường Sơn chỉ còn lại là một đống đổ nát, 95% nhà cửa
và 78% tòa thương mại bị phá hủy hoàn toàn.
TheoAchiko / Achiko
Những thảm họa khủng khiếp trong lịch sử loài người (Phần 2)
Sự mất mát về vật chất có thể vơi đi, nhưng nỗi đau tinh thần sẽ mãi mãi nhức nhối trong lòng mỗi con người.
Núi lửa phun trào tại thành phố Pompeii, năm 79 sau Công nguyên
Cho dù đã xảy ra từ rất lâu,
nhưng mỗi khi nhắc đến thảm họa của loài người thì cái tên Pompeii (một
thành phố của nước Ý) luôn nằm trong tốp đầu của danh sách đó. Vụ phun
trào núi lửa kéo dài gần 1 ngày, chôn vùi cả thành phố trong đá bọt, tro
và khói mù mịt từ dòng nham thạch hừng hực hung dữ. Đó là một tin dữ
nếu như bạn là một người dân sống tại Pompeii vào năm 79 đó.
Krakatoa (Krakatau), 26-27/8/1883
Ngọn núi lửa Krakatoa đã phát ra 4
tiếng nổ kinh hoàng, tuôn trào gần 5km macma và giải phóng nguồn năng
lượng tương đương với một quả bom nguyên tử. Những người ở cách xa hàng
nghìn km cũng có thể nghe thấy tiếng “thét” của ngọn núi.
Cuộc chuyển mình này đã làm rung
chuyển toàn bộ Thái Bình Dương, nhấm chìm cả hòn đảo và tạo ra một cơn
sóng thần làm ngập hơn 100 ngôi làng gần đó. Hơn 36 nghìn người đã chết,
phần lớn là bởi sự tấn công của sóng thần. Thậm chí, tàn tro của trận
phun trào đã bay theo không khí tới tận New York. Người ta cho rằng, đây
là trận phun trào núi lửa lớn nhất trong lịch sử.
Bão Katrina và mùa bão Đại Tây Dương (2005)
Tháng 8 năm 2005, một cơn bão
mang tên Katrina đã đổ bộ qua các bờ biển vùng Vịnh miền Đông Hoa Kỳ.
Hơn 1800 người đã chết, các cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng. 80%
New Orleans bị ngập trong nước và không có dấu hiệu ngừng bão trong một
thời gian dài. Cơn bão Katrina có sức gió lên tới 280km/giờ đã trở thành
cơn bão nghiêm trọng thứ 4 tấn công Đại Tây Dương trong lịch sử. Đó hẳn
là mùa bão khó quên trên Đại Tây Dương với sự công phá tổng lực của 15
cơn bão. Từ đây, một thông điệp mạnh mẽ cảnh báo cho loài người về sự
giận dữ không thể kiềm chế của thiên nhiên đã bắt đầu.
Sóng thần Ấn Độ Dương (26/12/2004)
Thảm họa bắt nguồn từ một vụ động
đất lớn có cường độ 9,1 độ richter ở vùng trung tâm ngoài khơi bờ biển
hòn đảo của Indonesia. Trận động đất được ghi nhận là lớn thứ 3 trong
lịch sử, và là trận động đất kéo dài nhất. Mặt đất rung chuyển trong hơn
8 phút, thảm kịch Andaman-Sumatra này làm trái đất dịch chuyển tới 1cm.
Nhưng đó mới chỉ là màn dạo đầu của cuộc tấn công.
Cơn sóng thần xuất hiện và gây ra
sự tàn phá khủng khiếp. Nó càn quét qua 14 quốc gia, giết chết gần 230
nghìn người và làm khoảng 1,7 triệu người phải dời nhà. Mực nước tăng
trên các đại dương, sóng hung dữ vươn cao tới hơn 30 mét.
Trận đại hồng thủy
Đây là trận lũ đã xảy ra cách đây
lâu đến mức người ta không còn nhớ là từ khi nào. Đó có thể là một lời
đồn trong lịch sử, hoặc cũng chỉ là một ảo tưởng từ xa xưa, nhưng đó
thực sự là một huyền thoại.
Người ta truyền nhau rằng cả thế
giới đã ngập trong nước bởi cơn giận dữ của Chúa trời trước sự tàn ác
tội lỗi của loài người. Đó là đại thảm họa khủng khiếp được nhắc đến
trong nhiều tôn giáo khác nhau và truyền thuyết của rất nhiều dân tộc
trên thế giới. Nước đã dâng cao hơn cả các ngọn núi cao nhất, nhấn chìm
loài người trong gần 160 ngày. Cho đến giờ, trận đại hồng thủy vẫn là
một bí ẩn luôn bị tranh cãi về tính thực tế của nó. Có rất nhiều cuộc
nghiên cứu, thám hiểm nhằm tìm ra dấu vết chứng mình đã từng xảy ra trận
lụt khủng khiếp đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét