HÌNH ẢNH 3
(ĐC sưu tầm trên NET)
(YTT) - Mời bạn cùng xem và suy ngẫm “The Untouchables” – bộ sưu tập những bức hình gây tranh cãi về bạo hành trẻ em của nghệ sĩ Erik Ravelo.
Giống như ranh giới giữa trắng và đen, một khi đã "nhúng chàm" thì màu trắng sẽ chẳng bao giờ nguyên vẹn cả. Nếu chúng ta thỏa hiệp với những điều xấu, chắc chắn rằng chẳng bao giờ chúng ta tốt đẹp được cả.
Đó cũng là ý tưởng mà nhiếp ảnh gia người Cuba Erik Ravelo mang đến trong bộ ảnh "The Untouchables" (Bất khả xâm phạm) - nói về sự không thỏa hiệp, không bao che, không dung túng, không bảo vệ những kẻ lạm dụng trẻ em. Thông điệp về bảo vệ quyền của trẻ em cũng như trách nhiệm của "người lớn" trong xã hội đã được làm rõ trong những tấm hình.

(YTT) - Những hình ảnh miêu tả cuộc gặp gỡ giữa những người lính với những đứa con của mình đã làm biết bao nhiêu người rơi nước mắt.
Bộ ảnh đáng suy ngẫm về nạn bạo hành trẻ em
Thứ ba, 05/11/2013, 10:23 GMT+7(YTT) - Mời bạn cùng xem và suy ngẫm “The Untouchables” – bộ sưu tập những bức hình gây tranh cãi về bạo hành trẻ em của nghệ sĩ Erik Ravelo.
Ayn Rand - một tiểu thuyết gia người Mỹ đã từng viết: "Trong
mọi sự thỏa hiệp giữa đồ ăn và thuốc độc, chỉ có cái chết là kẻ chiến
thắng. Trong mọi sự thỏa hiệp giữa cái tốt và cái xấu, thì cái xấu sẽ là
kẻ được hưởng lợi".
Giống như ranh giới giữa trắng và đen, một khi đã "nhúng chàm" thì màu trắng sẽ chẳng bao giờ nguyên vẹn cả. Nếu chúng ta thỏa hiệp với những điều xấu, chắc chắn rằng chẳng bao giờ chúng ta tốt đẹp được cả.
Đó cũng là ý tưởng mà nhiếp ảnh gia người Cuba Erik Ravelo mang đến trong bộ ảnh "The Untouchables" (Bất khả xâm phạm) - nói về sự không thỏa hiệp, không bao che, không dung túng, không bảo vệ những kẻ lạm dụng trẻ em. Thông điệp về bảo vệ quyền của trẻ em cũng như trách nhiệm của "người lớn" trong xã hội đã được làm rõ trong những tấm hình.
Bằng
cách kết hợp những hình ảnh mạnh mẽ và thời sự để làm nổi bật những
cách khác nhau mà trẻ em trực tiếp hay gián tiếp bị tổn thương do người
lớn, những đứa trẻ bị làm mờ khuôn mặt được đặt phía sau lưng của những
đại diện gây ra tội ác đã đánh thẳng vào những sự kiện đau lòng ở nhiều
nước trên thế giới.
Một
đứa trẻ trong đồ lót của mình được đặt sau lưng một linh mục đánh dấu
các vụ bê bối lạm dụng tình dục lan truyền khắp các nhà thờ Công giáo
trong những năm gần đây.
Cơn ác mộng Mỹ: bạo lực súng ở Mỹ nhắc được nhắc đến trong hình ảnh này
Sự nguy hiểm của vũ khí hóa học: Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản
Cuộc nội chiến ở Syria
Thái
Lan được chỉ ra trong bức ảnh này, là một lời lên án khi đất nước với
nạn mại dâm khét tiếng của họ làm cho rất nhiều cô gái trẻ dễ dàng trở
thành mục tiêu của du khách tình dục.
Các vấn đề quốc tế như béo phì cũng được nhấn mạnh
Đừng bao giờ dung túng những kẻ buôn bán nội tạng trẻ em ở "chợ đen".
Hồng Nhung
Theo Erikravelo.info
Yeutretho/Seatimes
Theo Erikravelo.info
Yeutretho/Seatimes
Rơi nước mắt với bộ ảnh "Bố tôi là một người lính"
Thứ tư, 13/11/2013, 06:35 GMT+7(YTT) - Những hình ảnh miêu tả cuộc gặp gỡ giữa những người lính với những đứa con của mình đã làm biết bao nhiêu người rơi nước mắt.
Tin liên quan

Người bố trẻ vừa trở về từ chiến trường Afghanistan ôm trong tay cô con gái mới được 8 ngày tuổi của mình.
"Bố tôi là một người lính" là dự án vô cùng nhân văn của những bà mẹ có chồng tham giachiến tranh trong
các kế hoạch quân sự của Mỹ. Với hi vọng có thể trở thành tiếng nói
chung của những người cha đi chiến trận với mong muốn được trở về bên
gia đình, bộ ảnh đã gây tiếng vang không hề nhỏ.
Những hình ảnh miêu tả cuộc gặp gỡ giữa những người lính với những đứa con của mình đã làm biết bao nhiêu người rơi nước mắt.
Báo
cáo đăng trên tạp chí của Viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cho thấy có khoảng 60%
binh lính Mỹ có gia đình riêng và trong 10 năm qua có hơn 2,3 triệu
lượt lính Mỹ được triển khai tới hai chiến trường Afghanistan và Iraq.
Trong
thập kỷ qua có hơn hai triệu trẻ em ở Mỹ bị tác động về mặt xã hội hoặc
tình cảm do bố hoặc mẹ tham gia hai cuộc chiến này. Phần lớn trong số
trẻ em này gặp khó khăn trong cuộc sống và bị căng thẳng vì cảm giác lo
lắng và thiếu thốn tình cảm trong thời gian người thân tham gia các cuộc
chiến tranh ở nước ngoài.
Được
biết, tuyển tập những hình ảnh này sẽ được biên tập thành lịch để bán
gây quỹ từ thiện cho tổ chức :" Bố tôi là một người lính". Những nỗi nhớ
nhung, những lo lắng, những chờ đợi không thể lấp đầy nhờ bộ lịch này
nhưng nó có thể góp phần giúp xoa dịu đi những nỗi đau mà chiến tranh đã
mang tới gia đình họ.
Bé Jack Butlin - 1 ngày tuổi và cha của mình, người sắp tới chiến trường Afghanistan.
Nụ cười hồn nhiên của cô bé 1 tuổi Isabella trong túi hành lý của cha mình.
Bé Scarlett Hughes, hai tuổi, ôm cha của mình khi nhìn thấy bố lần đầu tiên sau khi trở về từ Afghanistan.
Bé Leo Niblett đeo ba lô ngụy trang của bố.
Ella, Aimee và Ethan Barton gửi thông điệp tới cha mình đang ở chiến trường xa xôi.
Nieve Brignull cười cùng với cha khi được đội chiếc mũ lính.
Bé Charlotte Whittaker, 4 tuổi
Bé Harley Kincaid trong vòng tay của cha mình.
Bé Lailah Pagdin, 2 tuổi rưỡi đang ngủ bên những bức ảnh từ chiến trường của cha mình.
Aaron Taylor bốn tuổi với người cha trên vai
Bé Xenia Daniel-Collings, 4 tuổi đang đánh dấu vào quyển lịch đếm ngày chờ cha trở về nhà từ chiến trường.
Một bức tranh của bé Blake Bingham, năm tuổi, mô tả lại cuộc trò chuyện qua điện thoại với cha mình.
Hồng Nhung
Theo Dailymail.co.uk
Theo Dailymail.co.uk
Nhận xét
Đăng nhận xét