ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC 1
(ĐC sưu tầm trên NET)
Như vậy, quan điểm cho rằng Điêu
Thuyền là vợ Lã Bố cũng chỉ là một trong số các khả năng mà thôi. Nhưng
bất luận ra sao, nàng vẫn không tránh khỏi phận thảm, tức trở thành vật
hi sinh cho cuộc đấu tranh chính trị giữa các thế lực xưa. Bí mật về
thân thế thực sự của nàng vẫn còn bỏ ngỏ, chờ đợi sự khám phá, tìm tòi
của hậu thế.
Thập kỷ 30 của thế kỷ trước,
người Hà Nội không ai không biết cô Síu Cột Cờ, cô Phượng Hàng Ngang, cô
Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy.
Cô Phượng ăn mặc rất nền, khi thì chít khăn nhiễu tam giang,
khi thì chít khăn nhung đen, đuôi gà vắt qua mái tóc. Cô hay mặc yếm hoa
hiên, quần lĩnh tía cạp điều thắt lưng quan lục. Tất cả những màu sắc
ấy ánh lên qua chiếc áo dài vải phin trắng may sát vào thân hình nở
nang”. Và đã có không ít văn nhân - ký giả đương thời khi được diện kiến
cô Phượng đã phải thốt lên: “Tây Thi khiếp vía, Hằng Nga giật mình”.
Bông hồng may mắn trong 'tứ mỹ'
Đỗ Thị Bính là một trong 19 người con của nhà tư sản Đỗ Lợi, nhà thầu khoán thuộc hàng lớn nhất Hà Nội trước những năm 1930 và là một trong những thành viên của dòng họ Đỗ "Bá Già" (thôn Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Vì có thói quen mặc đồ đen, giai nhân được nhà thơ đa tài Nguyễn Nhược Pháp thầm yêu trộm nhớ và đặt tên là “người đàn bà áo đen”. Thế nhưng, tuyệt nhiên hai người chưa một lần gặp mặt, dẫu rằng tình trong như đã… Và những vần thơ tuyệt vời trong tập “Ngày xưa” đã ra đời từ đó. Các bài thơ như “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Tay ngà”, “Chùa Hương”… đều phảng phất bóng dáng giai nhân Đỗ Thị Bính. Người đẹp cũng hiểu được tình cảm của công tử Pháp, nhưng tình thì có, nhưng duyên thì không.
Nguyễn Nhược Pháp đã sớm ra đi ở tuổi 24 vì bệnh lao vào năm
1939. Sau khi Pháp mất được một năm, gia đình thuyết phục cô Bính lấy
một chàng kỹ sư phong lưu mã thượng học ở Pháp về, tên Bùi Tường Viên -
em trai út của luật sư nổi tiếng Bùi Tường Chiểu thời bấy giờ. 16 tuổi,
Bùi Tường Viên sang Pháp du học về ngành silicat và là một kỹ sư của
Việt Nam. Sau đó, Bùi Tường Viên giữ vai trò Hiệu trưởng trường Mỹ nghệ
Đông Dương (tiền thân của Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội). Năm
1992, người đẹp Đỗ Thị Bính qua đời, hưởng thọ 77 tuổi.
Theo lời của bà Bùi Thị Mai, con gái ruột của giai nhân Đỗ Thị Bính, mặc dù là người có vẻ đẹp nhất nhì Hà thành khi đó, thế nhưng mẹ bà không hề có tính kiêu sa của những tiểu thư khuê các. Trái lại, bà Bính nhất mực hòa đồng, giản dị và gần gũi với mọi người. Thuở ấy, người đẹp cũng ý thức được nhan sắc của mình, cũng hiểu được vẻ đẹp ấy đã làm mê đắm biết bao nhiêu trái tim đắm đuối. Thế nhưng, ý thức của một người có học vấn, lại được sống trong một gia đình khoa bảng nền nếp, được dạy dỗ tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh ngay từ nhỏ..., cách ứng xử của người đẹp cũng rất mực ý tứ. Giai nhân Bính không coi vẻ đẹp của mình như là một thứ "vũ khí"... Đấy cũng là một trong những điều làm nên nét thanh lịch của người Tràng An.
Ngoài hai người đẹp trên, cô Nga Hàng Gai cũng sắc nước hương trời. Riêng cô Síu, con gái nhà văn Lý Ngọc Hưng, sau năm 1954 thì biệt tăm biệt tích.
Bên trong tâm hồn kỹ nữ tài danh ấy lại là tình yêu vĩ đại dành cho một nhà báo nghèo.
Kỹ nữ tài danh...
Những năm đầu thế kỷ XX, khu phố Khâm Thiên nổi tiếng ăn chơi bậc nhất, chỉ một đoạn phố chưa đầy 800m đã có tới 40 nhà hát. Nhắc đến con phố này, người thời đó ai ai cũng biết nhà hát cô đầu có phòng khiêu vũ đầu tiên của kỹ nữ Đốc Sao ở số nhà 96.
Phòng hát này lúc nào cũng thuộc hàng đông khách nhất, một phần
nhờ tài danh của cô Đốc Sao. Bà chủ Đốc Sao không chỉ xinh đẹp, hát
hay, nhảy giỏi mà còn rất biết cách kéo khách về phòng khiêu vũ của
mình. Phòng khiêu vũ của cô tập hợp một đội ngũ cô đầu đẹp, khéo léo
nhất nhì Hà thành nên khách vào phải chi tới cả bạc trăm, trong khi
lương một viên tri huyện tập sự chỉ 80 đồng.
Cô Đốc Sao sở hữu vẻ đẹp khiến đàn ông, dù già, dù trẻ cũng phải khát khao. Đó là một vẻ đẹp đầy đặn, phồn thực và gương mặt quyến rũ. Ở tuổi 14, nhan sắc của cô đã rực rỡ như thiếu nữ mười tám, đôi mươi. Nhưng có lẽ điều làm nên sức hấp dẫn ở cô gái này phải kể đến cả giọng hát.
Vừa xinh đẹp, hát hay, cô Đốc Sao còn khiêu vũ rất giỏi. Nhiều khách tìm đến nhà hát của cô Đốc Sao chỉ mong sao có diễm phúc được một lần sánh bước cùng người đẹp trên sàn nhảy.
Dù đã trải qua một đời chồng nhưng nhan sắc của cô Đốc Sao vẫn khiến không ít quan chức, công tử chưa vợ, giới giàu có mê như điếu đổ và muốn hỏi cưới cô về làm vợ. Người hứa hẹn đem lại cả cuộc sống sung túc như một bà hoàng cho kỹ nữ Đốc Sao, song cô đều từ chối.
... và chung tình
Dù làm cái nghề mua vui cho thiên hạ, rất đông văn nhân, tài tử vây quanh nhưng cô Đốc Sao chỉ yêu tha thiết nhà báo Hoàng Tích Chu. Ông quê ở Bắc Ninh, lớn lên trong một gia đình quan lại, nổi danh với cuộc đời tài hoa nhưng bạc mệnh. Ông từng làm chủ bút bốn tờ báo lớn, trong đó có tờ Khai hóa và đặc biệt đã công lớn trong việc cách tân báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Ngoài làm báo, Hoàng Tích Chu rất có khiếu ca hát, thời trang.
Ông cũng là người khai sinh ra nhà hát khiêu vũ của cô Đốc Sao. Có lẽ vẻ
hào hoa, phong nhã, thông minh ở người thanh niên này đã khiến nhiều cô
gái đắm say, trong đó có cô Đốc Sao. Trước mối tình với cô Đốc Sao, tên
tuổi Hoàng Tích Chu từng gắn liền với cô Phượng Hàng Ngang - một trong
bốn tứ đại mỹ nhân Hà thành.
Theo những người cùng thời kể lại, từ khi gặp nhà báo Hoàng Tích Chu, cô Đốc Sao đem lòng yêu say và gần như "cấm cửa" tất cả những người đàn ông khác. Khi Hoàng Tích Chu gặp khó khăn trong sự nghiệp, cô Đốc Sao chính là người giúp đỡ về tài chính và động viên tinh thần Hoàng Tích Chu.
Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, cũng chính cô Đốc Sao ngày đêm túc trực bên Hoàng Tích Chu cho đến khi ông lìa khỏi cõi trần. Tình yêu của cô Đốc Sao dành cho nhà báo này sâu nặng tới mức cô in cả danh thiếp của mình là "Bà quả phụ Hoàng Tích Chu", sau khi ông qua đời. Cô cũng muốn mọi người gọi mình với cái tên đó.
Mặc dù hai người chưa chính thức kết hôn nhưng sau cái chết của Hoàng Tích Chu, cô Đốc Sao nguyện ở vậy để giữ trọn mối tình với người đàn ông cô từng gắn bó một thời.

ảnh minh họa
Tuy nhiên, về vấn đề này, dã sử không
đề cập tới nhiều, tiểu thuyết, ca kịch cũng ít khi nhắc tới và chính
sử dưới ngòi bút của các nhà Nho càng tuyệt nhiên không nhắc tới. Dẫu
vậy, điều đó hoàn toàn không có nghĩa chúng ta không có cách nào để
hình dung về các phương pháp tránh thai của phụ nữ thời xưa…
Uống thuốc đặc chủng
Trong các bộ phim truyền hình cổ trang, người ta thường thấy những người phụ nữ uống một thứ thuốc nước do các thầy thuốc cắt cho khi muốn hủy bỏ thai nhi trong bụng. Nhiều bộ phim về các kỹ nữ cũng thường có các tình tiết là các cô kỹ nữ trước khi tiếp khách thường dùng một thứ thuốc nước màu đen, đặc quánh và rất khó uống để đảm bảo không mang thai.
Đối với các cô kỹ nữ, việc mang thai chẳng khác nào tự phá bỏ tiền đồ xán lạn của mình. Do vậy, thứ thuốc mà các cô kỹ nữ uống đặc biệt có tác dụng. Tuy vậy, cho tới nay, trong thứ nước lỏng, đặc quánh ấy bao gồm những gì thì dường như không có ai biết. Chỉ biết chắc một điều rằng, thứ thuốc ấy không hề dễ uống chút nào.
Dán xạ hương vào rốn
Nhiều truyền thuyết nói rằng, đem xạ hương đặt vào rốn của người phụ nữ thì có thể tránh được việc mang thai. Trong lịch sử Trung Quốc, hai chị em mỹ nhân nổi tiếng Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức cũng đã dùng cách thức tránh thai này.
Đây cũng là lý do mà Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức mặc dù được Vua Hán Thành Đế sủng ái tới mấy chục năm mà không hề có con. Người Trung Quốc gọi phương pháp tránh thai khá kỳ quái này là “Liễu đỗ thiếp” (nghĩa là dán lên bụng).
Đem xạ hương dán lên đúng phần rốn của người phụ nữ thì có thể “khóa” chặt khả năng mang thai của người phụ nữ. Sau khi thực hiện phương pháp này, dù có muốn hay không, phụ nữ cũng không thể mang thai nữa. Đáng tiếc, phương pháp này tới nay vẫn chỉ là truyền thuyết và không có ai biết cách thực hiện nó ra sao.
Rửa bằng nghệ tây
Các truyền thuyết dân gian Trung Quốc còn ghi chép lại rằng, sử dụng nghệ tây để tránh thai là phương pháp được lưu truyền từ trong cung đình. Người ta nói rằng, sau khi sủng hạnh một phi tần nào đó, nếu như hoàng đế không thích phi tần đó, sẽ ra lệnh cho thái giám treo ngược phi tần đó lên trần nhà rồi dùng nước được chế từ nghệ tây rửa vùng thân dưới.
Người Trung Quốc thời bấy giờ tin rằng, làm như vậy có thể rửa sạch sẽ phần “long chủng” của hoàng đế trong mình của các phi tần, đảm bảo rằng các phi tần mà hoàng đế không thích không thể sinh được con. Một số dã sử cũng nói rằng, trong cung hình thành một quy định chặt chẽ, đó là mỗi lần hoàng đế sủng ái một phi tần nào, thái giám sẽ vào hỏi ý kiến về việc có để lại “long chủng” hay không.
Nếu như hoàng đế nói rằng “không để lại” thì các thái giám sẽ tiến hành “xoa bóp” để đảm bảo “long chủng” của hoàng đế không còn lưu chút nào trong cơ thể phi tần này. Đây cũng được coi là một cách tránh thai đặc biệt của phụ nữ Trung Quốc thời xưa.
Dùng “bao cao su”
Nhiều người thường nghĩ, bao cao su là sản phẩm đặc hữu của xã hội hiện đại. Trên thực tế, từ cách đây rất lâu, con người đã bắt đầu sử dụng những hình thức đầu tiên của bao cao su. Người phương Tây từ thời Trung cổ đã bắt đầu sử dụng bao cao su được làm từ ruột động vật. Có người nói, người ta dùng ruột của dê có người lại nói đó là bàng quang của lợn.
Ở Trung Quốc, nhiều ghi chép nói rằng, người thời xưa dùng ruột cá làm “bao cao su”. Trong số các vật phẩm được cất giữ tại các viện bảo tàng thì có lẽ, bao cao su được làm từ ruột loài dê là gần với hình dáng của bao cao su hiện tại nhất.
Ăn phân động vật
Vào khoảng hơn 3000 năm trước, khi những loài động vật như cá sấu, voi được coi là những động vật thần bí và đầy sức mạnh thì phân của chúng cũng được cho là có khả năng giúp người phụ nữ tránh thai.
Chính vì vậy, trong dân gian Trung Quốc lưu truyền rất nhiều phương pháp tránh thai bằng cách sử dụng phân của các loại động vật này. Cũng có thể vì phân động vật là một thành phần quan trọng của các loại thuốc tránh thai nên thuốc tránh thai của người Trung Quốc mới khó uống tới như vậy.
Các nhà khoa học thì giải thích rằng, trong phân của các loài động vật này hàm lượng axít rất cao nên nó có tác dụng tiêu diệt các tinh binh, khiến người phụ nữ khó đậu thai. Mặc dù vậy, việc sử dụng phân động vật như là một phương pháp tránh thai cũng khiến chuyện ân ái giảm đi tới 9 phần thú vị.
Uống thủy ngân
Một trong những phương pháp tránh thai vào loại “kinh dị” nhất của người Trung Quốc thời xưa là uống thủy ngân. Theo lý giải của các nhà khoa học, thủy ngân đúng là có tác dụng tránh thai, tuy nhiên, thủy ngân cũng là chất kịch độc, chỉ cần uống một lượng nhỏ là đủ gây chết người.
Hiện tại, ở một số vùng nông thôn phía Bắc của Trung Quốc, nhiều phụ nữ Trung Quốc khi còn trẻ đã uống thủy ngân như một phương pháp tránh thai và điều này đã gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với cơ thể của họ.
Nhiều ghi chép cũng nói rằng, các kỹ nữ Trung Quốc thời xưa tránh thai bằng cách cho một lượng nhỏ thủy ngân vào trà uống thường ngày. Đương nhiên, các cô kỹ nữ không hề biết đây là thủy ngân mà chỉ biết đó là một thứ thuốc bột “thần kỳ” nào đó.
Ăn rễ cây hồng
Lại có truyền thuyết nói rằng, rễ cây hồng cũng có tác dụng tránh thai. Người Trung Quốc tin rằng, đem 7 chiếc rễ của cây hồng xao khô trên gạch, sau đó liên tiếp ăn 7 ngày, tổng cộng 49 chiếc thì có thể đảm bảo một năm không thể mang thai.
Tuy nhiên, điều kiện của phương pháp này là trong suốt một năm đó không được phép ăn hồng. Nếu như muốn tiếp tục có thai thì lại tiếp tục ăn 7 rễ cây hồng và cũng ăn liên tiếp trong 7 ngày. Vào những năm đầu thế kỷ 20, một cô kỹ nữ trong một cuốn sách kể về cuộc đời mình cũng đã nói về việc tránh thai trong các kỹ viện.
Cô kỹ nữ này nói rằng, trước khi bắt đầu tiếp khách, tú bà sẽ cho các cô uống một loại thuốc nước, vị chua chua, ngọt ngọt, rất dễ uống. Sau khi uống thuốc này thì cả đời các cô cũng không thể mang thai được. Thứ vị chính trong thuốc kỳ lạ này chính là rễ cây hồng.
Các loại thuốc có độc
Vào thời cổ đại cũng như cận đại của Trung Quốc, nhiều người vẫn dùng các loại thuốc có độc tính mạnh trong Trung y để tránh thai. Chẳng hạn như loại thủy ngân đã nói ở trên. Ngoài ra, những người phụ nữ Trung Quốc thời xưa còn dùng nhân ngôn (thạch tín) hay mã tiền.
Đây đều là những chất độc, uống nhiều có thể gây chết người, do vậy, khi uống một lượng nhỏ có thể đủ để giết chết thai nhi trong cơ thể người phụ nữ.
Vì vậy, phương pháp này chủ yếu được các tú bà trong các nhà chứa bí mật sử dụng cho các kỹ nữ của mình khiến họ không bao giờ có thể mang thai, có con và vì thế không bao giờ có thể hoàn lương được nữa.
Điêu Thuyền thực sự là mỹ nhân của ai?
(Kiến Thức) - Có quan điểm cho rằng, Điêu Thuyền là vợ của Lã Bố, lại có giả thuyết, đại mỹ nhân là nữ tì của Đổng Trác. Thực hư ra sao?
Theo “Tam Quốc
diễn nghĩa”, Lã Bố có hai người vợ, trong đó, vợ cả tên là Nghiêm Thị.
Riêng thân phận thực sự của đại mỹ nhân Điêu Thuyền - người phụ nữ xinh
đẹp khiến Lã Bố điên đảo hồn phách lại không được ghi chép rõ ràng. Cũng
có ghi chép trong sử liệu rằng, Lã Bố có một người vợ (chưa rõ tên), đi
theo mình trong chốn quân nhung. Liệu người phụ nữ bí ẩn ấy có phải là
nàng Điêu Thuyền trong truyền thuyết?
Trong số “Tứ đại mỹ nhân” của Trung
Quốc, bao gồm nàng Vương Chiêu Quân, Tây Thi, Điêu Thuyền và Dương Quý
Phi, có thể nói rằng Điêu Thuyền là mỹ nữ xuất sắc, có sức hút say đắm
lòng người nhất. Sắc đẹp của nàng đã khiến các bậc anh hùng hào kiệt
thời bấy giờ như Lã Bố, Đổng Trác phải mê đắm rồi lần lượt gục ngã trước
gấu váy đào của mình. Đương nhiên, sắc màu thần bí xung quanh nàng còn
xuất phát từ chính lý lịch không rõ ràng. Lật giở lại những thư tịch của
Trung Quốc, gồm cả “Tam Quốc chí”, “Hậu Hán thư”, người đời nay vẫn
không tìm được phần ghi chép nào rõ ràng về thân phận của Điêu Thuyền.
Thậm chí, cho tới nay, hậu thế vẫn chưa thể mường tượng rõ gương mặt
thật của nàng. Thực tế ấy càng khiến thân thế của đại mỹ nhân thêm phần
kỳ bí.
Hiện nay, có 4 giả thiết tương đối thuyết phục về thân thế nàng Điêu Thuyền như sau:
Thứ nhất, Điêu Thuyền là một nữ ca kỹ
lưu lạc tới phủ của quan tư đồ Vương Doãn và là con nuôi của ông ta.
Vương Doãn sống vào thời Đông Hán, là người huyện Kỳ, tỉnh Thái Nguyên.
Vào thời Hán Linh Đế, Vương Doãn đã từng làm tới chức Thứ sử Dự Châu.
Sau khi Hán Hiến Đế lên kế vị, Vương Doãn được thăng lên làm quan Tư đồ,
một chức quan rất cao trong triều, nằm trong số “Tam Công”. Thời điểm
đó cũng là lúc Đổng Trác lộng quyền, làm loạn triều chính. Vương Doãn
muốn dùng mỹ nhân kế để diệt trừ tên nghịch tặc Đổng Trác nhưng phiền
nỗi trong suốt một thời gian dài vẫn chưa tìm thấy ai là ứng viên thích
hợp để thi triển diệu kế của mình, khiến trong lòng vô cùng buồn bực.
Muốn cha được vui, Điêu Thuyền đã ra
sức múa hát mua vui cho cha nhưng đều vô ích. Sau khi biết được nỗi khổ
tâm của họ Vương, nàng liền chủ động xin được xông pha đi diệt kẻ nghịch
tặc, giúp cha trả thù.
Để thực hiện “liên hoàn kế” của Vương
Doãn, Điêu Thuyền đã dùng chính sắc đẹp của mình gây ra mâu thuẫn giữa
Lã Bố và Đổng Trác. Cuối cùng, nàng mượn chính tay Lã Bố để giết chết
Đổng Trác. Nhờ vậy, Vương Doãn trút được khối sầu luôn canh cánh trong
lòng bấy lâu. Nhưng rốt cuộc, câu chuyện trên đây cũng chỉ là một quan
điểm.
Quan điểm thứ hai, Điêu Thuyền chính
là vợ của Lã Bố. Lã Bố tên chữ là Phụng Tiên, sống vào những năm cuối
thời Đông Hán, là người huyện Cửu Nguyên, quận Ngũ Nguyên (nay là thành
phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ). Ban đầu Lã Bố đi theo Thứ Sử Tính Châu là
Đinh Nguyên, về sau đi theo Đổng Trác, cuối cùng lại cùng với Vương Doãn
hợp mưu giết Đổng Trác, được phong chức Bị Uy tướng quân, đồng thời
được phong tước Hầu hưởng lộc ở đất Ôn (Ôn Hầu) nhưng cuối cùng lại bị
Tào Tháo bắt giết. Theo ghi chép ở phần “Anh hùng ký” trong hồi “Lã
Bố-Trương Mạc-Tang Hồng truyện” thuộc “Ngụy Thư-Tam Quốc Chí” có viết:
“Lã Bố gặp Lưu Bị, vô cùng kính phục… Lã Bố liền mời Lưu Bị ngồi lên
trên giường của vợ mình nơi chốn quân doanh rồi ra lệnh cho nàng ra quỳ
lạy, sau đó mới cùng nhau ăn uống”.
Từ trong đoạn ghi chép này, có thể biết được rằng, Lã Bố có một người vợ đi theo mình trong chốn quân doanh. Cũng trong cuốn sách trên còn có chi tiết rằng: “Tháng 6 năm Diên An thứ nhất, lúc quá nửa đêm, Lã Bố bị Hách Manh, người quận Hà Nội, tướng dưới trướng của Lã Bố mưu phản. Hách Manh mang quân vào Phi Phủ (địa phận tỉnh Giang Tô ngày nay) - vùng đất do Lã Bố đang quản lý, lại dùng chỉ dụ để dụ quan quân giữ thành ra bên ngoài đầu hàng, cùng lúc đó Hách Manh cùng quân lính ra sức đứng ngoài hò hét phô trương thanh thế. Tuy nhiên, quan giữ thành vẫn kiên trì bám trụ, quân của Hách Manh nhất thời chưa tấn công vào ngay trong thành được. Lã Bố không biết tướng làm phản là ai, chỉ vội dắt theo vợ, gói ghém quần áo rồi trèo đèo lội suối, tới doanh trại một bộ tướng của mình là Cao Thuận nương náu tránh nạn”. Khi giao tranh với Tào Tháo, Lã Bố muốn giao cho mưu sỹ của mình là Trần Doanh ở lại trấn giữ cổng thành cùng với Cao Thuận, để mình tự thân dẫn quân đi tập kích đường lương thảo của Tào Tháo.
Lúc này, vợ của Lã Bố nói: “Vốn Trần Doanh và Cao Thuận bất hòa, tướng quân mà ra ngoài, Trần Doanh và Cao Thuận chắc chắn sẽ không thể cùng nhau đồng tâm hiệp lực giữ thành. Nếu thành mất đi rồi, tướng quân còn biết lấy gì để làm lại? Xưa thiếp ở Trường An, đã dám vì tướng quân mà bỏ Trường An ra đi. May nhờ có tướng quân thương tình che chở luôn cho thiếp ở cạnh bên mình, nên nay, tướng quân có thể không cần quan tâm quá tới thiếp (ý nói chỉ cần nghe lời khuyên thực lòng)”. “Lã Bố nghe lời vợ nói xong, trong lòng buồn bã, do dự không thể quyết.” Từ những đoạn hội thoại được ghi chép lại trong lịch sử này, có thể biết được rằng, vợ của Lã Bố nhiều khả năng chính là Điêu Thuyền.
Từ trong đoạn ghi chép này, có thể biết được rằng, Lã Bố có một người vợ đi theo mình trong chốn quân doanh. Cũng trong cuốn sách trên còn có chi tiết rằng: “Tháng 6 năm Diên An thứ nhất, lúc quá nửa đêm, Lã Bố bị Hách Manh, người quận Hà Nội, tướng dưới trướng của Lã Bố mưu phản. Hách Manh mang quân vào Phi Phủ (địa phận tỉnh Giang Tô ngày nay) - vùng đất do Lã Bố đang quản lý, lại dùng chỉ dụ để dụ quan quân giữ thành ra bên ngoài đầu hàng, cùng lúc đó Hách Manh cùng quân lính ra sức đứng ngoài hò hét phô trương thanh thế. Tuy nhiên, quan giữ thành vẫn kiên trì bám trụ, quân của Hách Manh nhất thời chưa tấn công vào ngay trong thành được. Lã Bố không biết tướng làm phản là ai, chỉ vội dắt theo vợ, gói ghém quần áo rồi trèo đèo lội suối, tới doanh trại một bộ tướng của mình là Cao Thuận nương náu tránh nạn”. Khi giao tranh với Tào Tháo, Lã Bố muốn giao cho mưu sỹ của mình là Trần Doanh ở lại trấn giữ cổng thành cùng với Cao Thuận, để mình tự thân dẫn quân đi tập kích đường lương thảo của Tào Tháo.
Lúc này, vợ của Lã Bố nói: “Vốn Trần Doanh và Cao Thuận bất hòa, tướng quân mà ra ngoài, Trần Doanh và Cao Thuận chắc chắn sẽ không thể cùng nhau đồng tâm hiệp lực giữ thành. Nếu thành mất đi rồi, tướng quân còn biết lấy gì để làm lại? Xưa thiếp ở Trường An, đã dám vì tướng quân mà bỏ Trường An ra đi. May nhờ có tướng quân thương tình che chở luôn cho thiếp ở cạnh bên mình, nên nay, tướng quân có thể không cần quan tâm quá tới thiếp (ý nói chỉ cần nghe lời khuyên thực lòng)”. “Lã Bố nghe lời vợ nói xong, trong lòng buồn bã, do dự không thể quyết.” Từ những đoạn hội thoại được ghi chép lại trong lịch sử này, có thể biết được rằng, vợ của Lã Bố nhiều khả năng chính là Điêu Thuyền.
Giả thuyết thứ ba, Điêu Thuyền là nữ
tì của Đổng Trác. Đổng Trác vốn là một cường hào tại đất Lương Châu. Vào
thời vua Hán Linh Đế, Đổng Trác lên làm quan tới chức Tính Châu Mục.
Vào năm Thiệu Ninh thứ nhất (năm 189), Đổng Trác thân hành chỉ huy quân
lính tấn công vào thành Lạc Dương, phế bỏ vua Hán Thiếu Đế, lập Hiến Đế
lên làm vua đồng thời tự lập mình làm thái sư, ra sức kiểm soát quyền
hành nơi triều chính.
Lúc này, Tào Tháo và Viên Thiệu đều đã cất binh chống lại, tuy
nhiên về sau quân làm phản đều bị Lã Bố giết chết. Theo ghi chép trong
“Lưu Yên, Viên Thuật, Lã Bố liệt truyện” thuộc cuốn “Hậu Hán thư”: “Đổng
Trác cậy có con nuôi Lã Bố là Kỵ Đô Úy, hết lời ca tụng tình cảm cha
con, ra sức tin dùng. Tuy nhiên, trong một lần nọ, Lã Bố phạm một lỗi
nhỏ làm Trác phật ý, Trác liền cầm kích ném, may mà Lã Bố nhanh tay tóm
được kích nên mới tránh khỏi bị giết chết. Từ đó, Lã Bố trong lòng âm
thầm thù oán Đổng Trác. Đổng Trác về sau lại ra lệnh cho Lã Bố tới canh
gác tại Trung Các, tức nơi ở của mình, Lã Bố liền tư thông với thị tỳ
của Đổng Trác. Chính điều này đã khiến mọi chuyện không thể sóng yên
biển lặng thêm nữa”. Đây chính là nguyên văn câu chuyện Đổng Trác ném
kích ở Phượng Nghi đình. Cũng từ đây có thể thấy rằng, Điêu Thuyền -
người tư thông với Lã Bố - chính là tỳ nữ của Đổng Trác.
Quan điểm thứ tư, Điêu Thuyền là vợ
của Tần Nghi Lộc. Theo ghi chép trong sử sách, Tần Nghi Lộc là bộ tướng
của Lã Bố. Ông này lại chính là cha của Tần Lang, danh tướng nổi tiếng
nước Ngụy sau này. Theo phần “Thục Ký” trong “Tam Quốc Chí Thục Thư Quan
Trương Mã Hoàng Triệu truyện”: “Tào Công cùng Quan Vân Trường, bộ tướng
của Lưu Bị bao vây Lã Bố ở Hạ Phì. Quan Vân Trường nói với chúa công
(chỉ Tào Tháo) rằng: Bố sai Tần Nghi Lộc đem dâng thư cầu cứu, lại còn
cầu xin mong chúa công hãy thu nhận thiếp của hắn làm tín vật. Chúa công
đồng ý. Về sau khi sắp phá được thế vây thành, Tần Nghi Lộc lại nhiều
lần đến tiếp tục cầu xin, mong được dâng vợ.
Tào Tháo nghi ngờ vợ Lộc có gì đó đặc biệt nên hắn còn nhiều lưu luyến, liền cho triệu đến xem mặt rồi giữ lại. Quan Vân Trường trong lòng tự nhiên âu sầu lo lắng không yên”. Từ những chi tiết này, có thể luận được rằng, vợ của Tần Nghị Lộc là người phụ nữ vô cùng xinh đẹp, Quan Vũ đã từng có ý định lấy làm vợ nhưng do kẻ háo sắc Tào Tháo giữ cho riêng mình nên Vân Trường ôm hận trong lòng. Vì phẫn uất, Quan Vũ đã giết vợ của Tần Nghi Lộc. Tình tiết này về sau đã được biên dựng lại thành vở tạp kịch nổi tiếng Trung Quốc “Quan Công nguyệt hạ trảm Điêu Thuyền”. Nếu theo những tình tiết nói trên, rất có thể, nàng Điêu Thuyền chính là vợ của Tần Nghi Lộc.
Tào Tháo nghi ngờ vợ Lộc có gì đó đặc biệt nên hắn còn nhiều lưu luyến, liền cho triệu đến xem mặt rồi giữ lại. Quan Vân Trường trong lòng tự nhiên âu sầu lo lắng không yên”. Từ những chi tiết này, có thể luận được rằng, vợ của Tần Nghị Lộc là người phụ nữ vô cùng xinh đẹp, Quan Vũ đã từng có ý định lấy làm vợ nhưng do kẻ háo sắc Tào Tháo giữ cho riêng mình nên Vân Trường ôm hận trong lòng. Vì phẫn uất, Quan Vũ đã giết vợ của Tần Nghi Lộc. Tình tiết này về sau đã được biên dựng lại thành vở tạp kịch nổi tiếng Trung Quốc “Quan Công nguyệt hạ trảm Điêu Thuyền”. Nếu theo những tình tiết nói trên, rất có thể, nàng Điêu Thuyền chính là vợ của Tần Nghi Lộc.
Chuyện tình của tứ đại mỹ nhân nức tiếng Hà thành
Thập kỷ 30 của thế kỷ trước,
người Hà Nội không ai không biết cô Síu Cột Cờ, cô Phượng Hàng Ngang, cô
Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy.
Đó là những
thiếu nữ có nhan sắc và nổi tiếng, từng làm mê đắm biết bao trái tim của
các quý ông học hàm học vị cao, công tử hào hoa, văn nhân - ký giả đa
tình... Trong số này, "bông hồng may mắn" nhất là cô Bính Hàng Đẫy, còn
cô Phượng Hàng Ngang đã phải chịu đúng phận "Hồng nhan bạc mệnh".
Hồng nhan bạc mệnh
Hà Nội xưa từng xôn xao về vụ “cô
Phượng Hàng Ngang”. Không chỉ báo chí, người ta còn viết sách, dựng
kịch, làm thơ về vụ thảm tình này. Kẻ chê cô Phượng là dâm loạn, nhẫn
tâm bỏ lại chồng con, bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để đi theo trai.
Người thì khen cô dám đạp lên lề thói đạo đức phong kiến, đi theo tiếng
gọi thổn thức của con tim. Người Hoa kiều ở Hàng Ngang nói rằng, cặp
lông mày của cô “yên my" (lông mày như mây khói), cặp mắt “bán thụy
phượng hoàng“ (con phượng hoàng nửa thức nửa ngủ, nghĩa là mắt mơ màng
say đắm.
Tứ đại mỹ nhân. |
Nhiều thanh niên, nhà ngay sát chỗ
làm, nhưng hàng ngày vẫn bốn lần đi về theo đường vòng để qua phố Hàng
Ngang, để được ngắm cô Phượng từ xa. Nếu hôm nào không một lần được thấy
cô, họ thấy bồn chồn, bứt rứt, đứng ngồi không yên. Khi tàu điện chạy
qua phố Hàng Ngang, không ai bảo ai, tất cả hành khách đều hướng mắt về
phía dãy nhà mang số chẵn, nơi có một mỹ nhân góp phần làm cho vẻ đẹp Hà
Nội thêm rực rỡ.
Nhiều người "thèm" muốn như vậy, nhưng
Phượng lại lấy chồng - hạng công tử “tốt mã giẻ cùi” ở Hàng Ngang.
Chồng cô suốt ngày rong chơi, chỉ coi vợ như một thứ đồ đắt tiền, xinh
xinh, chỉ để ngắm nghía, canh chừng, chứ không phải để tâm tình, cùng
nhau vươn tới những khát vọng xa xôi. Thậm chí, vì nghiện cờ bạc rượu
chè và có tính ghen tuông, chồng thường đánh cô. Cô sớm hiểu ra thân
phận người phụ nữ lúc đó nên đã phản kháng bằng cách bỏ chồng đi theo
tiếng gọi của một anh chàng nhà báo trẻ đầy tài hoa, tên là Hoàng Hồ,
bút danh Hoàng Tích Chu, con trai một ông Huyện ở Bắc Ninh. Hai người
yêu nhau say đắm, thực là một đôi trai tài gái sắc.
Vào khoảng cuối năm 1927, cả Hà Nội
chấn động trước tin cô Phượng mất tích. Mãi sau này, mọi người mới biết
cô Phượng đã theo Hoàng Tích Chu vào Sài Gòn. Cô đâu có biết rằng đó là
một chuyến đi định mệnh. Hoàng Tích Chu đã quyết chí sang Pháp học nghề
làm báo và hoàn cảnh không cho phép Chu đem theo người tình. Lúc đó, Chu
bảo với Phượng về Bắc gặp cha, đem theo một bức thư cầu khẩn rất cảm
động để ông nhận Phượng làm con dâu trong khi đợi Chu du học về. Vốn là
người có quan niệm cổ về lễ giáo, ông Huyện cho là gia đình Phượng không
môn đăng hộ đối với gia đình ông, nên sai người đưa Phượng về xin lỗi
chồng để trở lại, nhưng bị từ chối. Thế là cô Phượng đành phải làm nghề
buôn bán nuôi thân.
Sau nhiều lần vào Nam ra Bắc, đôi khi
cô phải nương tựa vào người khác để tồn tại. Có người bạn giới thiệu
Phượng cho một người tên Lưu - cũng là người phong nhã lịch thiệp. Nhưng
Lưu đã có vợ nên phải thuê một căn nhà nhỏ bên Gia Lâm cho Phượng ở.
Lưu đã vạch kế hoạch để hai người trốn sang Hong Kong nhưng kế hoạch
không thành. Phượng phải về nương náu tại một ngôi chùa ở Hưng Yên ý
muốn đi tu, nhưng vì nghiệp trần vẫn nặng, cô vẫn phải chịu đựng kiếp
hồng nhan.
Về sau, có người đàn ông tên Bách làm
Tham tán ở tòa Sứ đến vãn cảnh chùa gặp Phượng. Bách mê mẩn vẻ đẹp mặt
hoa da phấn của Phượng bèn mượn người đến đánh tiếng với Phượng và xin
với sư bà cho Phượng về làm vợ lẽ. Vợ cả của Bách đến đón Phượng về làm
chị làm em rất quý hóa ngọt ngào. Ít lâu sau, Tham tán Bách được chuyển
đi Lai Châu. Vợ cả lại cho Bách và Phượng đi trước, còn mình sẽ lên sau.
Ai ngờ bà cả đã ngầm sai người đầu độc Phượng bằng một loại thuốc khiến
cô hóa điên lúc tỉnh lúc mê, lúc cười lúc khóc, gầy rộc đi. Tham tán
Bách đành sai người đưa cô về Chợ Bờ (Hòa Bình), nhưng sau đó Phượng về
lại Gia Lâm tìm đến bà hàng xóm cũ, trong người chỉ còn có 15 đồng bạc.
Bà hàng xóm tốt bụng nhưng nhà quá nghèo trông nom cô như con đẻ. Bệnh
ngày một nặng, bà đành phải đưa cô vào nhà thương làm phúc. Một tuần
sau, cô Phượng qua đời.
Đám tang Phượng chỉ có một người tình
cũ rủ lòng thương, khắc cho cô một tấm bia đề: "Mộ người bạc mệnh Vương
Thị Phượng". Mộ của cô đối diện với cổng chính Bệnh viện Bạch Mai. Đường
thẳng từ ngôi mộ đến cổng Bệnh viện chừng 150 m.
Bông hồng may mắn trong 'tứ mỹ'
Giai nhân Hà thành Đỗ Thị Bính (sinh
năm 1915) là người may mắn hơn cả trong "tứ mỹ". Cô sống ở ngôi nhà số
37 Hàng Đẫy, bây giờ đổi tên thành số nhà 67, phố Nguyễn Thái Học.
Đỗ Thị Bính là một trong 19 người con của nhà tư sản Đỗ Lợi, nhà thầu khoán thuộc hàng lớn nhất Hà Nội trước những năm 1930 và là một trong những thành viên của dòng họ Đỗ "Bá Già" (thôn Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Vì có thói quen mặc đồ đen, giai nhân được nhà thơ đa tài Nguyễn Nhược Pháp thầm yêu trộm nhớ và đặt tên là “người đàn bà áo đen”. Thế nhưng, tuyệt nhiên hai người chưa một lần gặp mặt, dẫu rằng tình trong như đã… Và những vần thơ tuyệt vời trong tập “Ngày xưa” đã ra đời từ đó. Các bài thơ như “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Tay ngà”, “Chùa Hương”… đều phảng phất bóng dáng giai nhân Đỗ Thị Bính. Người đẹp cũng hiểu được tình cảm của công tử Pháp, nhưng tình thì có, nhưng duyên thì không.
Bông hồng may mắn. |
Theo lời của bà Bùi Thị Mai, con gái ruột của giai nhân Đỗ Thị Bính, mặc dù là người có vẻ đẹp nhất nhì Hà thành khi đó, thế nhưng mẹ bà không hề có tính kiêu sa của những tiểu thư khuê các. Trái lại, bà Bính nhất mực hòa đồng, giản dị và gần gũi với mọi người. Thuở ấy, người đẹp cũng ý thức được nhan sắc của mình, cũng hiểu được vẻ đẹp ấy đã làm mê đắm biết bao nhiêu trái tim đắm đuối. Thế nhưng, ý thức của một người có học vấn, lại được sống trong một gia đình khoa bảng nền nếp, được dạy dỗ tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh ngay từ nhỏ..., cách ứng xử của người đẹp cũng rất mực ý tứ. Giai nhân Bính không coi vẻ đẹp của mình như là một thứ "vũ khí"... Đấy cũng là một trong những điều làm nên nét thanh lịch của người Tràng An.
Ngoài hai người đẹp trên, cô Nga Hàng Gai cũng sắc nước hương trời. Riêng cô Síu, con gái nhà văn Lý Ngọc Hưng, sau năm 1954 thì biệt tăm biệt tích.
“Sắc - tình” của nàng kỹ nữ trứ danh Hà thành
Bên trong tâm hồn kỹ nữ tài danh ấy lại là tình yêu vĩ đại dành cho một nhà báo nghèo.
Kỹ nữ tài danh...
Đốc Sao được biết đến là kỹ nữ nức
tiếng một thời đất Hà thành. Cô người Hưng Yên, sinh năm 1898. Không ai
biết tên thật của cô là gì, cái tên Đốc Sao là tên gọi theo người chồng
đầu tiên và duy nhất của cô - bác sỹ người Hoa Lưu Nam Sao.
Trước khi lấy Đốc Sao làm vợ, bác sỹ
Lưu Nam Sao là vị khách thường xuyên đến nghe cô Đốc Sao hát. Vị bác sĩ
này hơn cô khá nhiều tuổi và đã góa vợ, mê cô Đốc Sao như điếu đổ. Ông
đã không tiếc tiền của, công sức để nhận được cái gật đầu đồng ý làm vợ
của cô. Tuy nhiên, lấy nhau chỉ được vài năm, Lưu Nam Sao đã bị bệnh mà
qua đời.
Nhờ tài sản chồng để lại, cô Đốc Sao
sống sung túc hơn, mở một nhà hát cô đầu ngay phố Khâm Thiên và trở
thành bà chủ sang trọng.
Những năm đầu thế kỷ XX, khu phố Khâm Thiên nổi tiếng ăn chơi bậc nhất, chỉ một đoạn phố chưa đầy 800m đã có tới 40 nhà hát. Nhắc đến con phố này, người thời đó ai ai cũng biết nhà hát cô đầu có phòng khiêu vũ đầu tiên của kỹ nữ Đốc Sao ở số nhà 96.
Tranh sơn mài về hát ca trù của Lý Anh Vũ. Ảnh minh họa. |
Cô Đốc Sao sở hữu vẻ đẹp khiến đàn ông, dù già, dù trẻ cũng phải khát khao. Đó là một vẻ đẹp đầy đặn, phồn thực và gương mặt quyến rũ. Ở tuổi 14, nhan sắc của cô đã rực rỡ như thiếu nữ mười tám, đôi mươi. Nhưng có lẽ điều làm nên sức hấp dẫn ở cô gái này phải kể đến cả giọng hát.
Vừa xinh đẹp, hát hay, cô Đốc Sao còn khiêu vũ rất giỏi. Nhiều khách tìm đến nhà hát của cô Đốc Sao chỉ mong sao có diễm phúc được một lần sánh bước cùng người đẹp trên sàn nhảy.
Dù đã trải qua một đời chồng nhưng nhan sắc của cô Đốc Sao vẫn khiến không ít quan chức, công tử chưa vợ, giới giàu có mê như điếu đổ và muốn hỏi cưới cô về làm vợ. Người hứa hẹn đem lại cả cuộc sống sung túc như một bà hoàng cho kỹ nữ Đốc Sao, song cô đều từ chối.
... và chung tình
Dù làm cái nghề mua vui cho thiên hạ, rất đông văn nhân, tài tử vây quanh nhưng cô Đốc Sao chỉ yêu tha thiết nhà báo Hoàng Tích Chu. Ông quê ở Bắc Ninh, lớn lên trong một gia đình quan lại, nổi danh với cuộc đời tài hoa nhưng bạc mệnh. Ông từng làm chủ bút bốn tờ báo lớn, trong đó có tờ Khai hóa và đặc biệt đã công lớn trong việc cách tân báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Dù làm cái nghề mua vui cho thiên hạ nhưng cô Đốc Sao chỉ yêu tha thiết nhà báo Hoàng Tích Chu. Ảnh minh họa. |
Theo những người cùng thời kể lại, từ khi gặp nhà báo Hoàng Tích Chu, cô Đốc Sao đem lòng yêu say và gần như "cấm cửa" tất cả những người đàn ông khác. Khi Hoàng Tích Chu gặp khó khăn trong sự nghiệp, cô Đốc Sao chính là người giúp đỡ về tài chính và động viên tinh thần Hoàng Tích Chu.
Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, cũng chính cô Đốc Sao ngày đêm túc trực bên Hoàng Tích Chu cho đến khi ông lìa khỏi cõi trần. Tình yêu của cô Đốc Sao dành cho nhà báo này sâu nặng tới mức cô in cả danh thiếp của mình là "Bà quả phụ Hoàng Tích Chu", sau khi ông qua đời. Cô cũng muốn mọi người gọi mình với cái tên đó.
Mặc dù hai người chưa chính thức kết hôn nhưng sau cái chết của Hoàng Tích Chu, cô Đốc Sao nguyện ở vậy để giữ trọn mối tình với người đàn ông cô từng gắn bó một thời.
Những biện pháp tránh thai ‘rùng rợn’ thời cổ đại
Trước khi những công cụ tránh thai hiện đại xuất
hiện, những người phụ nữ, đặc biệt là các kỹ nữ thời xưa tránh thai ra
sao? Đây là một câu hỏi được đặt ra từ rất lâu đối với các nhà nghiên
cứu.
ảnh minh họa
Uống thuốc đặc chủng
Trong các bộ phim truyền hình cổ trang, người ta thường thấy những người phụ nữ uống một thứ thuốc nước do các thầy thuốc cắt cho khi muốn hủy bỏ thai nhi trong bụng. Nhiều bộ phim về các kỹ nữ cũng thường có các tình tiết là các cô kỹ nữ trước khi tiếp khách thường dùng một thứ thuốc nước màu đen, đặc quánh và rất khó uống để đảm bảo không mang thai.
Đối với các cô kỹ nữ, việc mang thai chẳng khác nào tự phá bỏ tiền đồ xán lạn của mình. Do vậy, thứ thuốc mà các cô kỹ nữ uống đặc biệt có tác dụng. Tuy vậy, cho tới nay, trong thứ nước lỏng, đặc quánh ấy bao gồm những gì thì dường như không có ai biết. Chỉ biết chắc một điều rằng, thứ thuốc ấy không hề dễ uống chút nào.
Dán xạ hương vào rốn
Nhiều truyền thuyết nói rằng, đem xạ hương đặt vào rốn của người phụ nữ thì có thể tránh được việc mang thai. Trong lịch sử Trung Quốc, hai chị em mỹ nhân nổi tiếng Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức cũng đã dùng cách thức tránh thai này.
Đây cũng là lý do mà Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức mặc dù được Vua Hán Thành Đế sủng ái tới mấy chục năm mà không hề có con. Người Trung Quốc gọi phương pháp tránh thai khá kỳ quái này là “Liễu đỗ thiếp” (nghĩa là dán lên bụng).
Đem xạ hương dán lên đúng phần rốn của người phụ nữ thì có thể “khóa” chặt khả năng mang thai của người phụ nữ. Sau khi thực hiện phương pháp này, dù có muốn hay không, phụ nữ cũng không thể mang thai nữa. Đáng tiếc, phương pháp này tới nay vẫn chỉ là truyền thuyết và không có ai biết cách thực hiện nó ra sao.
Rửa bằng nghệ tây
Các truyền thuyết dân gian Trung Quốc còn ghi chép lại rằng, sử dụng nghệ tây để tránh thai là phương pháp được lưu truyền từ trong cung đình. Người ta nói rằng, sau khi sủng hạnh một phi tần nào đó, nếu như hoàng đế không thích phi tần đó, sẽ ra lệnh cho thái giám treo ngược phi tần đó lên trần nhà rồi dùng nước được chế từ nghệ tây rửa vùng thân dưới.
Người Trung Quốc thời bấy giờ tin rằng, làm như vậy có thể rửa sạch sẽ phần “long chủng” của hoàng đế trong mình của các phi tần, đảm bảo rằng các phi tần mà hoàng đế không thích không thể sinh được con. Một số dã sử cũng nói rằng, trong cung hình thành một quy định chặt chẽ, đó là mỗi lần hoàng đế sủng ái một phi tần nào, thái giám sẽ vào hỏi ý kiến về việc có để lại “long chủng” hay không.
Nếu như hoàng đế nói rằng “không để lại” thì các thái giám sẽ tiến hành “xoa bóp” để đảm bảo “long chủng” của hoàng đế không còn lưu chút nào trong cơ thể phi tần này. Đây cũng được coi là một cách tránh thai đặc biệt của phụ nữ Trung Quốc thời xưa.
Dùng “bao cao su”
Nhiều người thường nghĩ, bao cao su là sản phẩm đặc hữu của xã hội hiện đại. Trên thực tế, từ cách đây rất lâu, con người đã bắt đầu sử dụng những hình thức đầu tiên của bao cao su. Người phương Tây từ thời Trung cổ đã bắt đầu sử dụng bao cao su được làm từ ruột động vật. Có người nói, người ta dùng ruột của dê có người lại nói đó là bàng quang của lợn.
Ở Trung Quốc, nhiều ghi chép nói rằng, người thời xưa dùng ruột cá làm “bao cao su”. Trong số các vật phẩm được cất giữ tại các viện bảo tàng thì có lẽ, bao cao su được làm từ ruột loài dê là gần với hình dáng của bao cao su hiện tại nhất.
Ăn phân động vật
Vào khoảng hơn 3000 năm trước, khi những loài động vật như cá sấu, voi được coi là những động vật thần bí và đầy sức mạnh thì phân của chúng cũng được cho là có khả năng giúp người phụ nữ tránh thai.
Chính vì vậy, trong dân gian Trung Quốc lưu truyền rất nhiều phương pháp tránh thai bằng cách sử dụng phân của các loại động vật này. Cũng có thể vì phân động vật là một thành phần quan trọng của các loại thuốc tránh thai nên thuốc tránh thai của người Trung Quốc mới khó uống tới như vậy.
Các nhà khoa học thì giải thích rằng, trong phân của các loài động vật này hàm lượng axít rất cao nên nó có tác dụng tiêu diệt các tinh binh, khiến người phụ nữ khó đậu thai. Mặc dù vậy, việc sử dụng phân động vật như là một phương pháp tránh thai cũng khiến chuyện ân ái giảm đi tới 9 phần thú vị.
Uống thủy ngân
Một trong những phương pháp tránh thai vào loại “kinh dị” nhất của người Trung Quốc thời xưa là uống thủy ngân. Theo lý giải của các nhà khoa học, thủy ngân đúng là có tác dụng tránh thai, tuy nhiên, thủy ngân cũng là chất kịch độc, chỉ cần uống một lượng nhỏ là đủ gây chết người.
Hiện tại, ở một số vùng nông thôn phía Bắc của Trung Quốc, nhiều phụ nữ Trung Quốc khi còn trẻ đã uống thủy ngân như một phương pháp tránh thai và điều này đã gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với cơ thể của họ.
Nhiều ghi chép cũng nói rằng, các kỹ nữ Trung Quốc thời xưa tránh thai bằng cách cho một lượng nhỏ thủy ngân vào trà uống thường ngày. Đương nhiên, các cô kỹ nữ không hề biết đây là thủy ngân mà chỉ biết đó là một thứ thuốc bột “thần kỳ” nào đó.
Ăn rễ cây hồng
Lại có truyền thuyết nói rằng, rễ cây hồng cũng có tác dụng tránh thai. Người Trung Quốc tin rằng, đem 7 chiếc rễ của cây hồng xao khô trên gạch, sau đó liên tiếp ăn 7 ngày, tổng cộng 49 chiếc thì có thể đảm bảo một năm không thể mang thai.
Tuy nhiên, điều kiện của phương pháp này là trong suốt một năm đó không được phép ăn hồng. Nếu như muốn tiếp tục có thai thì lại tiếp tục ăn 7 rễ cây hồng và cũng ăn liên tiếp trong 7 ngày. Vào những năm đầu thế kỷ 20, một cô kỹ nữ trong một cuốn sách kể về cuộc đời mình cũng đã nói về việc tránh thai trong các kỹ viện.
Cô kỹ nữ này nói rằng, trước khi bắt đầu tiếp khách, tú bà sẽ cho các cô uống một loại thuốc nước, vị chua chua, ngọt ngọt, rất dễ uống. Sau khi uống thuốc này thì cả đời các cô cũng không thể mang thai được. Thứ vị chính trong thuốc kỳ lạ này chính là rễ cây hồng.
Các loại thuốc có độc
Vào thời cổ đại cũng như cận đại của Trung Quốc, nhiều người vẫn dùng các loại thuốc có độc tính mạnh trong Trung y để tránh thai. Chẳng hạn như loại thủy ngân đã nói ở trên. Ngoài ra, những người phụ nữ Trung Quốc thời xưa còn dùng nhân ngôn (thạch tín) hay mã tiền.
Đây đều là những chất độc, uống nhiều có thể gây chết người, do vậy, khi uống một lượng nhỏ có thể đủ để giết chết thai nhi trong cơ thể người phụ nữ.
Vì vậy, phương pháp này chủ yếu được các tú bà trong các nhà chứa bí mật sử dụng cho các kỹ nữ của mình khiến họ không bao giờ có thể mang thai, có con và vì thế không bao giờ có thể hoàn lương được nữa.
Nhận xét
Đăng nhận xét