Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 85

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Sát thủ bang Virginia tự sát

  • 9 giờ trước
 


Image copyright WDBJTV
Image caption Hai phóng viên bị bắn chết ngay khi đang phỏng vấn trực tiếp

Kẻ bắn chết hai phóng viên ở bang Virginia, Hoa Kỳ, đã tự vẫn chết sau đó chừng bảy tiếng đồng hồ.
Vester Lee Flanagan, 41 tuổi, cựu nhân viên kênh truyền hình WDBJ7, có tên khác là Bryce Williams, đã bị cảnh sát bao vây xe hơi sau khi truy đuổi.
Flanagan đã tự sát bằng súng và sau đó chết trong bệnh viện.
Hai phóng viên truyền hình bị bắn chết khi đang thực hiện chương trình trực tiếp sáng thứ Tư.
Kênh truyền hình WDBJ7 TV xác nhận phóng viên Alison Parker, 24 tuổi, và người quay phim Adam Ward, 27 tuổi, bị sát hại khi đang làm phỏng vấn trực tiếp tại Moneta, hạt Bedford, Virginia.
Vester Lee Flnagan đã đăng tải lên mạng xã hội đoạn video cảnh bắn phóng viên Parker từ tầm rất gần.
Cơ quan cảnh sát hạt Augusta xác nhận ông này từng làm cho kênh WDBJ7 và tài khoản Twitter của ông đã bị khóa.
Lý do tấn công được Flanagan giải thích là do bị đồng nghiệp xúc phạm về chủng tộc.
Súng nổ trong khi chương trình trực tiếp đang diễn ra, khiến nữ phóng viên và người được phỏng vấn chạy tìm trú ẩn.
Cuộc phỏng vấn về chủ đề du lịch mới bắt đầu thì có tám tiếng súng, camera ghi hình chao đảo và rớt xuống đất, mọi người xung quanh kêu thét lên.
Cảnh sát cho hay đang điều tra vụ nổ súng và vẫn đang tìm kiếm nghi phạm.
Người được phỏng vấn, một phụ nữ, may mắn không bị hại.
Giám đốc kênh truyền hình, ông Jeffrey Marks, nói: "Chúng tôi không biết nguyên nhân nổ súng. Chúng tôi cũng không rõ thủ phạm hay nghi phạm là ai".
Ông Marks nói thêm: "Tôi không thể mô tả được hai người được các đồng nghiệp ở WDBJ17 yêu quý tới mức nào.... chúng tôi thật vô cùng đau khổ".
Được biết tòa nhà của kênh truyền hình đã được cảnh sát vây quanh bảo vệ.
Hãng tin Associated Press dẫn lời ông Marks cho hay cảnh sát khuyến cáo các nhân viên ở bên trong tòa nhà "chừng nào kẻ tấn công còn chưa bị bắt".
Vụ nổ súng xảy ra lúc 06:45 sáng giờ địa phương tại một trung tâm mua sắm lớn tên là Bridgewater Plaza, gần hồ Smith Mountain.
Đoạn phim quay phỏng vấn cho tới lúc gián đoạn ghi lại được hình một người mà cảnh sát cho là chính tay súng. Người này mặc quần màu đen và áo màu xanh, trên tay cầm khẩu súng.

 
Đoạn phim quay phỏng vấn ghi lại được hình một người mà cảnh sát cho là chính tay súng

Tội phạm tham nhũng: Không cần xử tử, chỉ nhốt lồng cho… xấu hổ




Dân trí Đồng ý quan điểm bỏ hình phạt tử hình đối với nhiều tội danh, đại biểu Quốc hội Lê Nam lấy ví dụ với các tội tham nhũng, nên đổi mới việc áp dụng hình phạt, “không cần bắn, chỉ cần nhốt trong lồng đẹp để ở nhà vợ nuôi cho đủ… xấu hổ”.

Xử tử một người, hình thức nào cũng không văn minh
tran-van-do-5f2d2
Đại biểu Trần Văn Độ - nguyên Phó Chánh án TAND tối cao, Chánh án tòa án quân sự TƯ.
Giữ hay bỏ hình phạt tử hình đối với nhiều tội danh (7/22 tội danh còn quy định hình phạt tử hình hiện nay) vẫn là vấn đề nhận nhiều tranh luận tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, phiên thảo luận về dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi ngày 26/8.
Với quan điểm đổi mới trong áp dụng hình phạt, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng hình phạt kiểu như đánh roi của Singapore sẽ hiệu quả trong tình hình hiện nay. “Đánh roi rất đơn giản và xã hội ta đang cần phải đánh roi” – ông Nam phát biểu.
Theo ông Nam, thậm chí cần những hình phạt “hơn thế nữa”. Đại biểu dẫn chứng với tội phạm tham nhũng, “không cần bắn, chỉ cần nhốt trong lồng đẹp để ở nhà cho vợ nuôi cho đủ… xấu hổ” và nhấn mạnh, theo quan điểm của ông, đó không phải là nhục hình.
Về tội tham nhũng, dự thảo Bộ luật đưa ra quy định, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn cũng được xem xét không áp dụng án tử hình.
Chia sẻ quan điểm với ông Nam, đại biểu Trần Văn Độ (An Giang – nguyên Phó Chánh án TAND tối cao) nhận định, quy định hình phạt tử hình từ lâu nhưng áp dụng không bao nhiêu. Trong khi đó tài sản tham ô, tham nhũng thu hồi được rất ít. Do đó nếu có biện pháp thu hồi tài sản sẽ tốt hơn rất nhiều việc tử hình.
“Tháng 7/2014 Nga có sắc lệnh quy định trước khi khởi tố người tham nhũng tự giác nhận khắc phục cơ bản tài sản thì không bị xử lý hình sự. Nếu phát hiện, khởi tố mà nộp phần lớn hoặc toàn bộ thì coi đó là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt. Họ nói với tôi từ khi có sắc lệnh mới tài sản thu hồi tăng gấp 5 lần. Do đó ta nên ủng hộ việc khắc phục cơ bản để giảm tử hình mà không nên quan niệm nặng nề rằng dùng tiền mua án” - ông Trần Văn Độ đề nghị.
Nói chung về vấn đề giữ hay bỏ hình phạt tử hình, ông Độ cho rằng, ngoài 7 tội danh đề xuất còn có thể bỏ thêm hình phạt tử hình ở nhiều tội hơn vì thực tế không áp dụng bao giờ, tính răn đe không cao.
Có tội bỏ tử hình người dân chưa đồng tình nhưng là người có nhiều năm nghiên cứu luật hình sự, tôi cho rằng không phải cứ áp dụng hình phạt tử hình thì giảm tội phạm. Tử hình có tác dụng răn đe không nhiều.
Dẫn chứng qua thực tế xét xử các vụ án hình sự có hình phạt tử hình, đại biểu Độ cho biết nhiều bị cáo khi được hỏi có nghĩ sẽ bị tử hình nếu phạm tội không thì trả lời rằng không nghĩ gì. Với tội phạm ma tuý thì đối tượng nghĩ vận chuyển trái phép một bánh cũng bị tử hình rồi thì 1.000 bánh cũng vậy.
Cũng theo ông Độ, có thời gian chủ trường cho toà tối cao và toà quân sự cấp cao xử lý nhanh, nghiêm đối với tội cướp có giết người, lực lượng công an gặp khó khăn khi đối tượng chống trả rất quyết liệt, lần sau nguy hiểm hơn lần trước vì tư tưởng đằng nào cũng chết.
Đồng tình với những phân tích này, đại biểu Lê Nam cho rằng, có những vụ án ma túy tòa đã tuyên cùng lúc 30 án tử hình mà tội phạm cũng không vì thế mà giảm trongkhi 30 án tử hình thì gần như là… thảm sát. Đại biểu nhấn mạnh quan điểm, giết chết một con người, dù bằng hình thức nào, với mục đích gì cũng không phải là văn minh.
Từ góc nhìn khác, đại biểu Hồ Trọng Ngũ cho rằng, nói mục đích của hình phạt là giáo dục cải tạo là sai, phải trừng trị đã, còn giáo dục cải tạo thì đã có nhiều thiết chế khác.
Đồng ý với quan điểm của đại biểu Độ là không phải cứ tăng tử hình là giảm tội phạm, đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng trước mắt bỏ 7 tội như dự thảo luật là hợp lý, sau này nên giảm dần.
70 tuổi vẫn phải tử hình
Một vấn đề khác được đặt ra từ phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 9 (tháng 6 vừa qua), nhiều đại biểu Quốc hội đã phản đối mạnh mẽ quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 70 tuổi trở lên.
Một số ý kiến đề nghị không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội thuộc các trường hợp: là nữ giới; người từ 75 hoặc 80 tuổi trở lên; là đối tượng chính sách; người mắc bệnh AIDS, ung thư giai đoạn cuối; người sau khi phạm tội đã mất hoàn toàn năng lực hành vi.
Cân nhắc ý kiến của đại biểu, dự thảo luật mới nhất đã được chỉnh lý theo hướng: "Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên khi phạm tội, đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử".
Không đồng ý với việc bỏ hình phạt tử hình với người từ 70 tuổi trở lên, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nêu lý do là những người này biết rất rõ hậu quả của hành vi phạm tội.
Theo ông Vinh, với tuổi này nếu được hưởng nhân đạo mà giảm án thì bên cạnh việc nhà nước phải bỏ tiền ra cai quản quản còn làm khổ cả con cháu thăm nuôi. Vì thế 70 tuổi mà phạm tội đáng phải tử hình “thì chết là xứng đáng”.
Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cũng cho rằng trong điều kiện hiện nay, việc bỏ đi nhiều hình phạt tử hình không phải là biện pháp mà nên quy định dù chưa áp dụng trên thực tế nhưng tương lai có thể áp dụng.
Ông Thường đề xuất, nên quy định còn quan trọng là áp dụng trong xét xử như thế nào. Tại sao không xử ít tử hình trong vụ án cụ thể mà lại bỏ đi đối với tội có thể xảy ra trong tương lai? Bỏ tử hình với người trên 70 tuổi cũng không nên.
Đại biểu Lê Nam cũng chia sẻ: “Có đại biểu nói 70 tuổi trở lên thì bắn cho gọn, nhưng theo tôi thì quan trọng không phải là bắn”.
Ông Nam cũng “phê” nhiều quy định tại dự thảo bộ luật “chưa đủ độ” trong khi xã hội đang có rất nhiều vấn đề đang yêu cầu pháp luật điều chỉnh. “Chẳng hạn chống tham nhũng, tài sản bất minh thì giải quyết thế nào, luật phải quy định để những người kê khai không đến nơi đến chốn thì nhìn vào luật này điều chỉnh”, ông Nam nói.
P.Thảo

Hà Nội ngập nặng sau mưa lớn: Xe và người 'bơi' trong nước

(TNO) Cơn mưa lớn lúc 19 giờ hôm nay 26.8, kéo dài trong khoảng 2 giờ đồng hồ khiến Hà Nội ngập nặng. Nhiều tuyến phố chìm sâu trong nước.

Ha-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngapXe đạp "bơi" trên phố Hà Nội
Tình trạng ngập lụt xảy ra ở khắp các tuyến phố: Nghĩa Tân, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo, quảng trường sân vận động Mỹ Đình… Các phố trung tâm thành phố Hà Nội như Bùi Thị Xuân, Khâm Thiên, nước tràn vào từng ngõ ngách. Phố Vũ Trọng Phụng, nước ngập ngang bánh xe. Nhiều ô tô qua phố Nguyễn Huy Tưởng bị chết máy do ngập nước.
Những hình ảnh được Thanh Niên Online ghi lại.
Ha-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngapĐường Nguyễn Trãi ngập nặngHa-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngapNgười đi bộ khổ sở trên đường phố Hà NộiHa-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngapPhố Nghĩa Tân nước ngập lênh lángHa-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngapÔ tô chết máy, lái xe phải gọi cứu hộ trên phố Nguyễn Huy Tưởng Ha-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngapCảnh trên đường Nguyễn XiểnHa-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngapPhố Nguyễn Huy TưởngHa-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngap
Ha-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngap
Ha-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngap
Ha-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngapCông nhân thoát nước làm việc trên phố Nguyễn TrãiHa-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngap
Ha-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngap
Ha-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngapNước ngập trên đường vành đai 3Ha-Noi-mua-lon-duong-pho-bien-thanh-bien-nuoc-Ha-Noi-ngapXe máy bì bõm lội nước
Ngọc Thắng - Duy Hoàng - Thúy Hằng

Thương tâm cháu bé bị mẹ tưới xăng đốt vì không bán hết vé số




Dân trí Nghe chủ đại lý vé số thông báo “con cô hôm nay trả vé còn âm mấy trăm nghìn”, người mẹ dùng nón bảo hiểm đánh bé túi bụi ngay trên đường. Không dừng lại ở đó, khi về nhà, chị ta dùng xăng tưới lên người con rồi châm lửa đốt.
 >> Bán vé số không hết, bé gái bị mẹ đổ xăng đốt

Ngày 26/8, BS Nguyễn Đức Tuấn, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết, tại khoa Bỏng đang điều trị cho một trường hợp bị bỏng rất nặng. Bệnh nhân là bé Nguyễn Thị Kim Linh (12 tuổi, ngụ tại Bình Thuận) được bệnh viện địa phương chuyển đến (ngày 25/8) trong tình trạng sốc bỏng nặng, với chẩn đoán ban đầu bé bị bỏng toàn thân 61%.
20150826-141909-e971a
Bé Kim Linh đang được điều trị tại khoa Bỏng, bệnh viện Nhi Đồng 1 (ảnh: Vân Sơn)
Sau khi cấp cứu chống sốc, chống sưng, giảm đau, tại khoa Cấp cứu, bệnh nhi tiếp tục được chuyển lên khoa Bỏng điều trị. Qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân bị bỏng 34% cơ thể, trong đó có nhiều vùng bị bỏng sâu (độ III, IV) tại vùng ngực, lưng, 2 tay, bắp và mu bàn chân phải.
Sau một ngày nhập viện, bé đang trong tình lơ mơ, tuy đã qua được giai đoạn sốc bỏng nhưng cháu sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc. “Chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để cứu bệnh nhi, hiện cháu đang phải sử dụng kháng sinh mạnh để chống tình trạng nhiễm trùng, chưa thể nói trước diễn tiến bệnh trong thời gian tới.” BS Đức Tuấn cho hay.
20150826-142214-f024a
Chỉ vì không bán hết vé số, cô bé đã bị mẹ tưới xăng đốt (ảnh: Vân Sơn)
Tại phòng cách ly, khoa Bỏng, bé Kim Linh đang lơ mơ, các lớp băng gạc phủ trắng nhiều vùng trên cơ thể của cháu, thi thoảng bệnh nhân lại lên cơn co gồng, vật vã. Ngồi ngoài hành lang phòng bệnh, chị Nguyễn Thị Di (SN 1971, cô ruột của bé) nghẹn ngào cho hay: “Cha nó mới mất năm trước vì tai nạn giao thông, nay con bé bị bỏng nặng thế này chẳng biết có qua nổi hay không.”
Theo lời chị Di, bé Kim Linh còn có một người anh và một đứa em gái. Từ nhỏ do gia đình khó khăn nên cháu chỉ học hết lớp 1 rồi nghỉ học ở nhà. Khi lên 8 tuổi, cháu đã bắt đầu phải phụ giúp công việc gia đình và đi bán vé số. “Mẹ con bé là Trương Thị Quy (33 tuổi) vốn là người rất hung hãn. Con trẻ làm sao tránh được những khuyết điểm, là người mẹ nếu thấy con sai thì nên nhẹ nhàng dạy bảo để các cháu nên người. Nhưng, cô ta liên tục đánh đập mấy đứa nhỏ, gia đình tôi nhiều lần can thiệp song Quy vẫn chứng nào tật ấy.”
20150826-142308-b8f2f
Cháu đang được điều trị tích cực nhưng tiên lượng còn dè dặt (ảnh: Vân Sơn)
Chưa hết bàng hoàng, chị Di kể lại: “Chiều 25/8 khi người dân trong xóm báo tin bé Kim Linh bị mẹ đốt bỏng nặng, đã phải nhập viện, tôi vội vã chạy đến. Lúc còn tỉnh, cháu cho biết: Ngày 25/8, cháu được mẹ nhận 200 tờ vé từ đại lý vé số về giao cho đi bán. Tuy nhiên, sốt sắng cả ngày chạy khắp nơi nhưng bé vẫn không tài nào bán hết xấp vé. Cháu đã giữ lại 30 tờ vé (mệnh giá 10.000 đồng/vé) không trả lại đại lý, nhưng khi dò không trúng vé nào.”
Chiều cùng ngày, mẹ bé Linh được chủ đại lý vé số thông báo: “con cô hôm nay trả vé còn âm mấy trăm nghìn”. Chỉ nghe tới đó, cô ta đã dùng nón bảo hiểm đánh cháu tôi tới tấp ngay trên đường. Không những thế, khi về nhà, Quy còn sai đứa con út là Nguyễn Thị Kim Ngân (10 tuổi) đi mua 1 lít xăng. Khi con bé vừa mang xăng về nhà, Quy giật bình xăng, tưới lên người bé Kim Linh rồi châm lửa.
20150826-142708-4f938
Cô ruột bé Kim Linh lo lắng vì không đủ chi phí cứu sinh mạng cháu (ảnh: Vân Sơn)
Bị lửa cháy phừng phực bao trùm toàn thân, quá nóng như một phản xạ tự nhiên bé Kim Linh nhào tới ôm chầm lấy mẹ cầu cứu, khiến người mẹ cũng bị bắt lửa gây bỏng. Hai mẹ con sau đó được hàng xóm dập lửa rồi đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, do diện tích bỏng quá rộng và nặng, bé Kim Linh phải tiếp tục chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị.
Theo chia sẻ của chị Di, trong số 3 đứa con của vợ chồng Quy chỉ có bé Kim Ngân đang học lớp 3. Cha mất sớm, mẹ làm thuê làm mướn không đủ nuôi thân nên bé Kim Linh và người anh là Nguyễn Duy Khánh (14 tuổi) đã phải lăn lộn kiếm sống, phụ mẹ nuôi em. “Cảnh khốn cùng của gia đình ngày hôm nay cũng từ cái khổ mà ra. Nếu vì hành động tàn độc của mình khiến Quy vướng vào vòng lao lý thì 3 đứa cháu của tôi mai này chẳng biết sẽ sống ra sao. Hiện chi phí mỗi ngày điều trị của bé Linh rất tốn kém nhưng cháu không có bảo hiểm y tế, gia đình nội ngoại đều nghèo nên không đủ sức chi trả.”
Nguồn tin từ Công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận cho biết: Cơ quan công an đang giám sát chặt bà Trương Thị Quy (33 tuổi, ngụ khu phố Xuân An 1, thị trấn Chợ Lầu) hiện điều trị tại bệnh viện Đa khoa Bắc Bình Thuận để phục vụ điều tra. Bà Quy là nghi can gây ra vụ phóng hỏa đốt con gái là Nguyễn Thị Kim Linh (12 tuổi) vào chiều 25/8 gây rúng động địa phương.




Vân Sơn – Trúc Hà

Đằng sau bản danh sách khách mời dự lễ duyệt binh ở Trung Quốc

Bản danh sách khách mời dự lễ duyệt binh kỷ niệm kết thúc Thế chiến II phần nào thể hiện mối quan hệ của Trung Quốc với các nước trên thế giới.
    2-3706-1440563788.jpg
    Trung Quốc công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh ngày 3/9 tới đây. Ảnh: Reuters
    Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Minh công bố danh sách khách mời tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế Chiến II ở châu Á trong một buổi họp báo vào ngày 25/8. Theo Wall Street Journal, đây là bản danh sách được giới quan sát chờ đợi.
    Điểm mặt
    Sẽ có 30 nguyên thủ quốc gia tới dự lễ duyệt binh vào ngày 3/9 tới đây, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, lãnh đạo các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (ngoài Nga còn có Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan), Tổng thống Pakistan Mamnoon Hussain, Tổng thống Myanmar Thein Sein, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi cùng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon.
    Ngoài ra, sẽ có thêm 19 đại diện chính phủ các nước tham dự lễ duyệt binh, nâng tổng số nước có đại diện chính thức tham dự sự kiện này lên 49. Trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại do Nga tổ chức hồi tháng 5, có đại diện của 40 quốc gia tới tham dự.
    Nhưng danh sách này thiếu vắng các nhà lãnh đạo phương Tây và Mỹ cũng như đại diện của một số quốc gia trong khu vực. Trước đó, các nhà ngoại giao Trung Quốc từng nói rằng đại diện của những nước từng tham chiến trong Thế Chiến II sẽ được mời tới dự lễ duyệt binh. Nguyên thủ quốc gia thuộc Liên minh châu Âu duy nhất tham dự sự kiện này là Tổng thống Czech Milos Zeman.
    Theo ông Trương, các quốc gia như Pháp, Australia, Italy hay Anh sẽ cử các bộ trưởng tới tham dự sự kiện, trong khi Mỹ, Đức và Canada cử các đại sứ tham gia. Tờ Global Times cho hay Brazil và Ấn Độ dự kiến sẽ cử các "đặc sứ" tới dự lễ duyệt binh này.
    1-4282-1440563788.jpg
    Đồ họa thể hiện đại diện các quốc gia tới dự lễ duyệt binh của Trung Quốc. Đồ họa: Diplomat
    Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ vắng mặt trong lễ duyệt binh và cử người đại diện là ông Choe Ryong-hae, Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên. Một loạt các quốc gia ASEAN như Brunei, Indonesia, Philippines và Singapore không cử đại diện cấp cao tham dự lễ duyệt binh. Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ không tới Bắc Kinh dự sự kiện này.
    Giải thích cho sự vắng mặt của nhiều nguyên thủ quốc tế, ông Trương Minh cho biết, Trung Quốc "đã mời lãnh đạo các nước có liên quan cùng tham dự lễ kỷ niệm trọng đại này với người dân Trung Quốc. Nhưng đó là quyết định của họ. Về phần mình, chúng tôi tôn trọng và chào đón tất cả quan khách".
    Ông Trương cũng giải thích Thủ tướng Nhật Abe không tới Trung Quốc do "bận chương trình nghị sự tại quốc hội". Quan chức Trung Quốc này cũng khẳng định cuộc duyệt binh sẽ không "nhằm vào Nhật Bản và không hề liên quan trực tiếp tới quan hệ Trung - Nhật hiện nay".
    Tuy nhiên, cựu Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama sẽ tới dự sự kiện, ông Trương xác nhận. Ông Murayama chính là người đã đưa ra lời xin lỗi vào năm 1995 về hành vi "xâm lược" và "cai trị thực dân" của Nhật Bản trong Thế Chiến II. Một số cựu lãnh đạo phương Tây như cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder sẽ tới Bắc Kinh.
    Mối quan hệ với thế giới
    3-5412-1440576960.jpg
    Binh sĩ Trung Quốc luyện tập cho lễ duyệt binh. Ảnh: SCMP
    Theo bình luận của Diplomat, danh sách khách mời được Trung Quốc công bố không hề gây ngạc nhiên cho các nhà quan sát. Nguyên thủ các nước không có nhiều điểm chung với Trung Quốc sẽ không tham gia lễ duyệt binh.
    Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã trở nên nồng ấm hơn bao giờ hết trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm ngoái. Trung Quốc là quốc gia đã bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea để dọn đường cho việc sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ của Nga.
    Tháng 5/2014, Nga và Trung Quốc ký một hợp đồng khí đốt khổng lồ trị giá tới 400 tỷ USD, trong bối cảnh kinh tế Nga đang lâm vào khó khăn do các lệnh cấm vận và trừng phạt của phương Tây. Hải quân Nga và Trung Quốc cũng đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn trên biển Hoa Đông để thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Trong lễ duyệt binh kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức hồi tháng 5 vừa qua ở Moscow, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người ngồi tại vị trí trang trọng nhất, ngay cạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin trong suốt buổi lễ.
    Ngoài thắt chặt quan hệ với Nga, Trung Quốc cũng không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình tới châu Phi, nơi nước này có số vốn đầu tư lớn nhất. Nguồn vốn đầu tư tại khu vực Đông Phi đã lên tới hàng chục tỷ USD, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng cơ sở, công nghiệp khai khoáng, giao thông vận tải, nông nghiệp, xây dựng, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin. Các nước châu Phi và khu vực Trung Á cũng là những thị trường xuất khẩu vũ khí đầy tiềm năng của Trung Quốc, khi những quốc gia này ưa chuộng các loại vũ khí giá rẻ.
    Còn ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc cũng tăng cường quan hệ với Campuchia và chính quyền quân sự ở Thái Lan bằng các khoản viện trợ tài chính và các hợp đồng có giá trị lớn. Gần đây, chính phủ Thái Lan đã bày tỏ ý định mua ba tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất để hiện đại hóa cho lực lượng hải quân của mình. Trong lễ duyệt binh lần này của Trung Quốc, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni sẽ tham dự, còn Thái Lan sẽ cử một quan chức cấp cao là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan.
    Việc Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nhận lời mời tới tham dự lễ duyệt binh cũng là một động thái đáng chú ý. Có nhiều thông tin cho hay trước đó Mỹ đã gây sức ép để bà Park từ chối lời mời của Bắc Kinh.
    Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng động thái này của bà Park không phải là một cách để chứng tỏ Hàn Quốc là "bạn bè thực sự" của Bắc Kinh như các bình luận viên Trung Quốc nhận định. Bà Park quyết định tham dự lễ duyệt binh vào thời điểm tình hình Hàn Quốc-Triều Tiên đang ở giai đoạn nguy hiểm, và bà hy vọng quyết định sẽ thúc đẩy Bắc Kinh có động thái can thiệp buộc Triều Tiên phải hạ nhiệt căng thẳng. Quyết định của bà Park được đưa ra vào hôm thứ năm tuần trước, ngay sau khi Hàn-Triều đấu pháo qua biên giới.
    Dù tạo được ảnh hưởng tại nhiều khu vực trên thế giới, Trung Quốc lại không lấy được lòng tin của nhiều quốc gia phương Tây và Mỹ trong chính sách đối ngoại của mình thời gian qua. Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hay trên biển Hoa Đông đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới lo ngại, đặc biệt là với Mỹ, nước đang xoay trục chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương.
    Theo các chuyên gia phân tích, một trong những lý do nữa khiến nhiều lãnh đạo phương Tây không muốn tham dự lễ duyệt binh của Trung Quốc là do họ lo ngại rằng sự kiện này có thể mang nặng âm hưởng chống Nhật - quốc gia đồng minh thân cận với Mỹ và là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Dù Trung Quốc đã bác bỏ điều này, nỗi lo ngại trên không phải là không có cơ sở, nếu xét theo quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Hoa Đông.
    Chuyên gia phân tích chính trị Zhang Lifan ở Bắc Kinh cho rằng cuộc duyệt binh sắp tới của Trung Quốc sẽ "làm tăng tinh thần dân tộc bằng cách cho người dân thấy rằng Trung Quốc đã trở thành một cường quốc thực thụ", và do đó sẽ "càng củng cố thái độ tiêu cực đối với Mỹ và Nhật trong dư luận nước này".
    Trước đây Trung Quốc thường tránh những cuộc duyệt binh thường niên thể hiện sức mạnh quân sự và chỉ tổ chức những sự kiện hoành tráng như vậy 10 năm một lần để kỷ niệm ngày quốc khánh, nhằm tránh sự chú ý quá mức của dư luận thế giới.
    Tuy nhiên cuộc duyệt binh năm nay được dự kiến là sẽ có quy mô rất lớn với sự tham gia của 12.000 binh sĩ, 500 khí tài quân sự diễu qua quảng trường Thiên An Môn và khoảng 200 máy bay trên bầu trời. Ngoài ra, 17 nước khác sẽ gửi binh sĩ tới tham gia duyệt binh, trong đó có Nga, Cuba, Serbia và Mexico cùng một số quốc gia láng giềng của Trung Quốc.
    Việc đưa giàn xe tăng diễu qua Thiên An Môn và chiến đấu cơ rợp trời "chỉ có thể gửi một thông điệp đầy đáng ngại tới các nước láng giềng của Trung Quốc", Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên nói.
    Trí Dũng

    Chuyên gia nói gì về cuộc duyệt binh lớn chưa từng có của Trung Quốc?




    Dân trí Lần đầu tiên tổ chức duyệt binh mừng Chiến thắng phát xít Nhật và kết thúc Thế chiến II, Trung Quốc khẳng định đây sẽ là cuộc duyệt binh lớn chưa từng có, với nhiều loại khí tài được phô diễn lần đầu.

    Duyệt binh lớn chưa từng có
    Những ngày qua, Trung Quốc đang gấp rút thực hiện bước chuẩn bị cuối cùng để sẵn sàng cho lễ duyệt binh ngày 3/9, mừng Chiến thắng phát xít Nhật và kết thúc Thế chiến II. Theo Tân Hoa Xã, trong tối thứ Bảy và sáng Chủ nhật, đã có 12.000 binh sỹ, khoảng 500 xe quân sự và gần 200 máy bay tham gia tập rượt thâu đêm tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.
    main-battle-tank-35d6f
    Các hệ thống bích kích pháo xuất hiện trong buổi diễn tập chuẩn bị cho duyệt binh (Ảnh: AP)
    Phát biểu với tờ Global Times, thượng tá quân đội Shao Yongling, đến từ đại học Bộ chỉ huy Quân đoàn pháo binh số 2, khẳng định tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong 26 (DF-26) và tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-5 đều đã xuất hiện trong buổi diễn tập.
    Chuyên gia phòng không tại Bắc Kinh Fu Qianshao cũng cho biết chiến đấu cơ mới nhất J-15, được trang bị cho tàu sân bay, cũng có mặt trong buổi tập này.
    Những thông tin trên cho thấy, Trung Quốc đang thực sự chuẩn bị phô diễn những khí tài uy lực nhất trong kho vũ khí của mình trong buổi lễ ngày 3/9 tới.
    Trước đó, phát biểu trước báo giới ngày 21/8, ông Qu Rui, Cục phó cục tác chiến Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc, khẳng định sẽ có tổng cộng 27 nhóm khí tài quân sự, được sử dụng trong các nhiệm vụ tấn công trên bộ, trên biển, trên không và phòng thủ tên lửa, cùng lực lượng “tấn công chiến lược” sẽ được đưa ra trình diễn.
    planes-fly-by-fee31
    Nhiều chiến đấu cơ, tên lửa hiện đại đã được Trung Quốc điều động cho lễ duyệt binh (Ảnh: Global Times)
    Tất cả đều là “vũ khí chiến trường chủ lực do Trung Quốc sản xuất”, và 84% số thiết bị được lần đầu đưa ra trình diễn.
    “Những khí tài này cho thấy sự phát triển mới, thành tựu mới và hình ảnh mới trong quá trình xây dựng các lực lượng vũ trang Trung Quốc”, ông Qu nói.
    Cuộc duyệt binh sẽ còn có sự tham dự của hơn 10 quốc gia khách mời, trong đó có Nga và Kazakhstan. Những nước còn lại, theo tờ The Diplomat, có thể gồm Azerbaijan, Armenia, Belarus, Kyrgyzstan, Tajikistan, Mông Cổ, Ấn Độ và Serbia.
    Theo nhà nguyên cứu Huang Dong, chủ tịch Viện quân sự quốc tế Macau, cuộc duyệt binh lần này của Trung Quốc một phần nhằm phát đi thông điệp cảnh báo Mỹ.
    Trả lời phỏng vấn tờ Ming Pao của Hồng Kông, ông Huang cho biết mục tiêu của cuộc duyệt binh đã vượt qua khuôn khổ sự kiện kỷ niệm kết thúc Thế chiến II, và bao gồm cả phô diễn sức mạnh quân sự Trung Quốc cho Mỹ thấy. Đây được xem như lời cảnh cáo Washington không nên “can dự” vào các hoạt động trong khu vực, đặc biệt là những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Hoa Đông.

    military-vehicle-f56dc
    Nhiều khí tài chưa từng công bố sẽ được Trung Quốc "vén màn" bí mật (Ảnh: AP)
    Theo ông Huang, cuộc duyệt binh đem đến cho Trung Quốc nền tảng để phát triển “quan hệ ngoại giao hữu nghị” của nước này, đồng thời “thể hiện sức mạnh” trong bối cảnh nước này đang có mâu thuẫn khu vực với các nước láng giềng, trong đó có những đồng minh của Mỹ.
    Mặt khác, chuyên gia này cũng tin rằng, việc phát sóng trực tiếp rộng rãi sự kiện duyệt binh, với những vũ khí mới nhất của Trung Quốc, dù sao cũng là cử chỉ mang tính “hòa bình hơn” so với việc thiếu minh bạch. Nó cho thấy giới chức “Trung Quốc đang ngày càng thông minh hơn”, ông Huang nhận định.
    Với việc Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Mỹ trong tháng 9, việc phô diễn sức mạnh trong cuộc duyệt binh được tin là sẽ giúp ông Tập có đòn bẩy lớn hơn khi gặp gỡ Tổng thống Obama.
    Đại tá Peng Yulong, đến từ Học viện khoa học quân sự của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, cũng có bài bình luận trên tờ China Youth Daily rằng, cuộc duyệt binh mừng Ngày chiến thắng phát xít Nhật có thể trở thành “bình thường” trong tương lai, và tách biệt khỏi cuộc duyệt bình mừng quốc khánh Trung Quốc.
    Thanh Tùng
    Tổng hợp

    Căng thẳng biên giới Colombia - Venezuela

    • 7 giờ trước
     



    Venezuela công bố tình trạng khẩn cấp thêm 60 ngày ở một số bang biên giới và cho đóng một cửa khẩu vô thời hạn với Colombia để ngăn làn sóng người vượt biên.
    Hàng trăm người Colombia đã bỏ nhả cửa kéo sang nước láng giềng để chạy trốn tình trạng bạo lực và vô luật lệ.
    Nhưng khi sang đến nơi, họ bị quân đội Venezuela bắt giữ vào cho vào các trại tạm giam và sau đó trục xuất trở lại Colombia.
    Chủ Nhật vừa qua, chính phủ Colombia yêu cầu Venezuela "tôn trọng nhân quyền" của các công dân Colombia mà họ nói đã "bị bắt giam, trục xuất và đối xử không tốt" trong thời gian xảy ra 'tình trạng khẩn cấp' ở nước láng giềng.
    Cùng lúc, chính phủ Venezuela cho rằng tình trạng vô luật lệ bên Colombia và "các vụ tấn công kinh tế" nhằm vào Venezuela là lý do họ ra các biện pháp nói trên.
    Đã xảy ra nổ súng và xung đột nhỏ tại vùng biên giới ở tiểu bang Tachira trong vùng núi Andes của Venezuela.

     
    Được biết quan chức từ Bogota và Caracas đã có gặp gỡ đầu tuần nhằm tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng.
    Chính giới Colombia lên tiếng thúc giục phía Venezuela phải "tôn trọng quyền của cha mẹ và trẻ em" và không tách họ ra khi giam các gia đình người vượt biên.
    Cũng có tin 100 bác sỹ Cuba bỏ cơ quan y tế của họ tại Venezuela nay bị kẹt đã vài tháng bên Colombia khi tìm cách xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
    Hãng tin Reuters nói các bác sỹ này vừa tổ chức cuộc phản đối để thu hút sự chú ý từ dư luận về tình trạng của họ.

    Lý do chính trị?

    Tuần qua, các vụ bắn nhau giữa quân lính Venezuela và các băng buôn lập xuyên biên giới đã khiến ba binh sỹ Venezuela bị thương.

      Quân đội và cảnh sát vào cuộc trong vụ căng thẳng hai nước Nam Mỹ
    Venezuela nói họ cần ngăn chặn những người vượt biên để không cho các nhóm bán vũ trang từ Colombia xâm nhập.
    Nhưng tại Bogota, một số nhân vật chính trị của Colombia thì cho rằng tổng thống Madura ở Venezuela đang thổi bùng lên cuộc khủng hoảng biên giới nhằm "đánh lạc hướng dư luận" khỏi khủng hoảng kinh tế trong nước và để giành phiếu.
    Cựu tổng thống Colombia, Alvaro Uribe (thuộc phe hữu) gọi ông Maduro là "nhà độc tài" vì chính quyền Venezuela thân với Cuba.
    Vào tháng 12 này, ông Maduro sẽ đưa đảng của mình ra tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội.
    Ông đổ lỗi cho chính ông Uribe và những nhóm bán vũ trang từ nước láng giềng "gây ra nhiều vấn đề cho Venezuela", theo Reuters.

     

    Vì Trung - Mỹ, bán đảo Triều Tiên chưa thể có chiến tranh




    Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Triều Tiên thì “chơi thân” với Trung Quốc. Trong khi Hàn Quốc với Mỹ lại là cặp đồng minh chiến lược từ lâu. Nếu hai nước đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh thì không ai khác, cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ phải đứng ngồi không yên.

    Tuy rằng một thỏa thuận cấp cao giữa hai miền vừa đạt được đã giúp tháo ngòi nổ xung đột vũ trang quy mô lớn trên bán đảo Triều Tiên, nhưng theo nhiều nhà quan sát, tình hình tại đây sẽ còn những diễn biến phức tạp và khó đoán.
    Mặc dù có nhiều những động thái căng thẳng có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên nhưng may mắn là điều đó đã không xảy ra. Nhưng qua sự kiện này, tương lai của mối quan hệ Hàn – Triều sẽ còn tiềm ẩn nhiều điểm phức tạp và đáng chú ý.
    Để làm rõ những nguyên nhân cũng như dự đoán về tình hình trên bán đảo này, Báo Năng Lượng Mới – PetroTimes đã có cuộc trao đổi với Anh hùng LLVTND, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt – nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Tư lệnh chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân.
    thay-gi-ve-tuong-lai-cua-hai-mien-trieu-tien-sau-cuoc-dau-phao-vua-qua
    Anh hùng LLVTND, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt – nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Tư lệnh chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân.
    Trao đổi với phóng viên, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhận định: “Rất may rằng một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã không xảy ra sau hơn 3 ngày đàm phán tích cực của đại diện hai nước”.
    “Thực tế trong nhiều năm qua, những mâu thuẫn và xung đột nhỏ lẻ giữa hai miền Triều Tiên vẫn thường xuyên nổ ra nhưng không tới mức vượt quá giới hạn đỏ”, tướng Nguyễn Văn Phiệt nói.
    Về nguyên nhân, theo vị tướng phòng không không quân cho rằng do những bất đồng từ hai phía.
    Cụ thể, việc Hàn Quốc cho phát loa tuyên truyền công suất lớn về phía biên giới phía Bắc cũng khiến cho nhà lãnh đạo Kim Jong Un của Triều Tiên thực sự nổi giận.
    Trong khi phía Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên hôm 20/8 đã cho nổ một quả mìn tại khu vực biên giới 2 nước khiến cho 2 binh sĩ Hàn Quốc bị thương nên họ mới có hành động bắn đạn pháo đáp trả.
    Một điểm quan trọng nữa mà tướng Nguyễn Văn Phiệt chỉ rõ đó là hai miền Triều Tiên lại có mối quan hệ chặt chẽ với những cường quốc. Triều Tiên thì “chơi thân” với Trung Quốc. Trong khi Hàn Quốc với Mỹ lại là cặp đồng minh chiến lược từ lâu.
    “Nếu căng thẳng kéo dài, hai nước đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh thì không ai khác, cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ phải đứng ngồi không yên mà sẽ có các biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định tình hình. Chí ít là giữ được nguyên hiện trạng như hiện nay”, vị Phó Tư lệnh cho biết.
    Ngay sau khi căng thẳng nổ ra, dư luận đã thực sự quan ngại trước hàng loạt động thái của cả hai nước Hàn – Triều khi sẵn sàng đối phó với kịch bản xấu nhất.
    thay-gi-ve-tuong-lai-cua-hai-mien-trieu-tien-sau-cuoc-dau-phao-vua-qua-1
    Hình ảnh về sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khi hai nước có những động thái triển khai binh lực cạnh khu vực biên giới của nhau.
    Đội quân tàu ngầm lên tới hơn 70 chiếc của Triều Tiên đã được lệnh sẵn sàng chiến đấu cùng với việc chuyển trạng thái quân đội sang tình trạng chuẩn bị chiến tranh.
    Trong khi đó, Hàn Quốc đã cùng với Mỹ bàn sẽ đưa cả máy bay ném bom chiến lược B-52 tới khu vực biên giới nhằm tình huống nổ ra chiến sự, khi mà diễn biến của cuộc đàm phán giữa hai bên còn đang diễn ra căng thẳng.
    Đứng ở góc độ quân sự, Trung tướng Phiệt nhận định, tình hình trên bán đảo Triều Tiên sẽ còn những diễn biến phức tạp, khó đoán định. Nhưng chí ít trong tương lai gần, sẽ không có xung đột vũ trang quy mô lớn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
    Ông giải thích:
    Thứ nhất, xu thế chung của thế giới hiện nay là giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống của người dân.
    Thứ hai, nếu hai miền giữ tình hình được ổn định như hiện nay thì cả Mỹ (đồng mình với Hàn Quốc) và Trung Quốc (nước láng giềng của Triều Tiên) sẽ đỡ phải “đau đầu” giải quyết bài toán xung đột.
    “Bản chất Mỹ và Trung Quốc hiện đang ở vị thế 2 nước siêu cường về mọi mặt, lại có hệ tư tưởng và mối quan hệ khác nhau với hai miền Triều Tiên nên nếu chiến sự nổ ra, sẽ không phải điều mà hai cường quốc mong muốn” – Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt chia sẻ.
    Giả thuyết về nguyên nhân sâu xa của vụ việc này, tướng Phiệt cho rằng, có thể do phía Hàn Quốc (cụ thể là bà Tổng thống Park Geun Hye) muốn tuyên truyền tới người dân Triều Tiên về chính sách hà khắc của chính phủ ông Kim Jong Un đang khiến họ phải sống khổ cực.
    Trong khi, chính Hàn Quốc cũng muốn cho 2 miền được thống nhất, nhưng lại chưa có cách tiếp cận hợp lý mà cứ luôn đòi Hàn Quốc phải là hơn.
    Bên cạnh đó, người hàng xóm sát nách và đồng minh của Triều Tiên là Trung Quốc cũng không hề muốn có chiến sự nổ ra trên bán đảo này.
    “Nếu chiến tranh xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng tới kinh tế của Triều Tiên và cả Trung Quốc. Nhất là trong bối cảnh thời gian vừa qua, Trung Quốc đã phải hạ giá đồng NDT xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Vì vậy, trong tương lai gần, bán đảo Triều Tiên sẽ không thể có chiến tranh được”, tướng Phiệt nhấn mạnh.
    Theo Nhật Minh – Thảo Phượng
    PetroTimes

    Giàn khoan 981 vẫn hoạt động ở Biển Đông

    • 26 tháng 8 2015
     


    Image copyright www.news.cn

    Giàn khoan Trung Quốc sẽ tiếp tục khoan thăm dò ở vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông, hãng tin Reuters nói, chỉ vài hôm sau khi Tân Hoa Xã tuyên bố hoàn tất hoạt động tại một địa điểm ngoài khơi Việt Nam.
    Trang mạng của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc hôm thứ Ba 25/6 đăng thông báo mới nói giàn khoan này sẽ tiếp tục thăm dò cho tới 20/10 tại một địa điểm chỉ lui lên phía bắc một chút so với địa điểm trước.
    Vị trí mới sẽ cách bờ biển Việt Nam về phía đông khoảng 110 hải lý, và cách thành phố Tam Á của đảo Hải Nam chừng 72 hải lý về phía nam.
    Đây sẽ là đợt hoạt động thứ ba liên tiếp của giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực gần với đường bờ biển của Việt Nam.
    Trước đó, trong thời gian từ 25/6 đến 20/8, Hải Dương 981 đã hoạt động tại vùng biển có tọa độ được một chuyên gia giải thích là cách Việt Nam 104 hải lý và cách Hải Nam 68 hải lý, là vị trí mà Trung Quốc nói hoàn toàn trong lãnh hải Trung Quốc.
    Hồi tháng Năm, giàn khoan 981 tác nghiệp tại giếng Lăng Thủy 25-1S-1, chỉ khác chút ít so với vị trí nó chuyển tới sau đó.

     
    Sự kiện giàn khoan 981 vào Biển Đông hồi tháng 5/2014 đã dẫn tới đối đầu trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc
    Giới chức Việt Nam trong các phỏng vấn với báo giới trong nước nói vị trí giếng Lăng Thủy "ở ngoài vùng biển Việt Nam".
    Lân đầu tiên Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển có tranh chấp với Việt Nam là 1/5/2014, đặt tại địa điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và chỉ cách đảo Lý Sơn chừng 120 hải lý, sự kiện làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Việt Nam cả ở trong và ngoài nước.
    Trung Quốc trong những năm gần đây đã ngày càng quyết liệt trong việc tỏ thái độ xác lập chủ quyền trên Biển Đông, nơi có tuyến hải hành quan trọng với hàng hóa qua lại trị giá 5 nghìn tỷ đôla mỗi năm.
    Bắc Kinh đã lên án việc Philippines mang vấn đề ra trọng tài quốc tế đòi phân xử, trong lúc tiếp tục xây lấn, mở rộng đảo và các bãi đá mình đang kiểm soát.
    Hồi tuần trước, một bản phúc trình mới của Ngũ Giác Đài nói Trung Quốc đã xây lấn ở quần đảo Trường Sa nhiều hơn nhiều so với những gì người ta biết trước đó.
    Giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ đôla thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), một công ty quốc doanh và là hãng sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc.
    Đợt thăm dò từ cuối tháng Sáu tới cuối tháng Tám vừa rồi của giàn khoan 981 được Tân Hoa Xã nói là lần thăm dò lần đầu tiên ở vùng có nhiệt độ cao, áp suất lớn và nước sâu.

    Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ ký thỏa thuận chống IS một cách toàn diện

    VOV.VN - Trong thời gian tới, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cùng với Mỹ sớm phát động chiến dịch không kích được mô tả là “toàn diện” nhằm vào nhóm khủng bố IS ở Syria.

    Trong một bước đi phản ánh mối quan hệ hợp tác ngày càng mở rộng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, hôm qua hai nước đã ký kết một thỏa thuận chống nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. 
    Ngày 25/8, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu thông báo, nước này và Mỹ đã kết thúc "các cuộc thảo luận kỹ thuật" về các chiến dịch quân sự chung và ký kết một thỏa thuận chống nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Tuy nhiên, ông Mevlut Cavusoglu không cung cấp chi tiết thời điểm hai nước sẽ bắt đầu chiến dịch chung này. 
    tho nhi ky, my ky thoa thuan chong is mot cach toan dien hinh 0
    Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ tại căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9/8. (ảnh: Reuters)
     “Chúng tôi nhất trí với Mỹ có thêm các hoạt động hoặc có các chiến dịch chung chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo. Chúng tôi đã ký thỏa thuận kỹ thuật. Chúng tôi sẽ có các chiến dịch toàn diện nhằm chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo”, ông Mevlut Cavusoglu nói.  
    Trong khi đó, Thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Peter Cook cũng xác nhận Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được đồng thuận về các chi tiết mang tính kỹ thuật liên quan tới một thỏa thuận để Thổ Nhĩ Kỳ tham gia liên minh quốc tế chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
    Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Peter Cook nói: “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia các cuộc không kích cùng với liên minh nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo. Đây là bước tiến đáng kể mà chúng tôi đã chờ đợi. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng sự hợp tác giữa Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh khác đang có tiến triển vào thời điểm này. Do vậy, chúng tôi vẫn đang thảo luận và làm việc chặt chẽ với Thổ Nhĩ Kỳ để mọi việc tiến triển thêm”.
    Cũng phát biểu với báo giới tại cuộc họp báo ở Washington, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Jeff Davis hoan nghênh Thổ Nhĩ Kỳ sớm tham gia trung tâm tác chiến hỗn hợp của Mỹ tại nước này.
    Ông Jeff Davis cho biết, các đồng minh khu vực như Saudi Arabia, Qatar và Jordan cũng như Anh và Pháp có thể cũng sẽ tham gia chiến dịch không kích toàn diện này với hy vọng đẩy các tay súng nhóm Nhà nước Hồi giáo ra khỏi vùng lãnh thổ dài 80 km dọc biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
    Ngoài các cuộc không kích trực tiếp vào các mục tiêu là nhóm Nhà nước Hồi giáo, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có kế hoạch sẽ dùng lực lượng không quân để yểm trợ cho lực lượng đối lập được Washington nhận diện là “ôn hòa” ở Syria.
    Hồi tháng 7 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tiến hành các cuộc không kích đầu tiên nhằm vào các mục tiêu của nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Đầu tháng 8, các máy bay chiến đấu của Mỹ bắt đầu sử dụng căn cứ không quân Incirlik ở tỉnh Adana, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ để không kích tiêu diệt các tay súng nhóm Nhà nước Hồi giáo tại Syria.
    Thổ Nhĩ Kỳ từng do dự trước tham gia vào các chiến dịch quân sự chung chống nhóm Nhà nước Hồi giáo. Tuy nhiên các cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ về vấn đề này đã thực sự được đẩy mạnh từ đầu năm nay.
    Để tiến tới chiến dịch này, trong hai tháng qua, các máy bay của Mỹ đã gia tăng các cuộc không kích vào Syria từ một căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ. Các quan chức ngoại giao cho biết mục tiêu của chiến dịch này là cắt đứt tuyến cung cấp người, hậu cần và phương tiện chiến tranh của nhóm Nhà nước Hồi giáo qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm làm thay đổi cục diện tại Syria.
    Theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, chiến dịch này còn nhằm gây áp lực buộc chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al Assad ngồi vào bàn thương lượng về một giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến đã kéo dài hơn 4 năm qua tại quốc gia Trung Đông này./.

    Anh Tuấn/VOV- Trung tâm Tin Tổng hợp

    Bắt khẩn cấp tài xế taxi hất ngã cảnh sát rồi bỏ chạy

    Tai-xe-taxi(TNO) Ngày 26.8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm (Công an thành phố Hà Nội) đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Dũng (31 tuổi, ngụ tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

    Tài xế Nguyễn Văn Dũng
    Liên quan tới vụ việc, trước đó, lúc 10 giờ 50 phút ngày 25.8, Dũng điều khiển xe taxi của hãng Mai Linh mang BKS 29A - 796.41 vi phạm lỗi đi sai làn tại khu vực ngã tư phố Hỏa Lò - Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Cùng thời điểm, tổ công tác thuộc Đội CSGT số 1 (PC67 - Công an thành phố Hà Nội) đi tuần tra phát hiện, nên yêu cầu tài xế Dũng dừng xe, kiểm tra hành chính. Thay vì chấp hành, tài xế điều khiển xe đâm ngã thượng úy Phạm Quốc Long rồi bỏ chạy qua nhiều tuyến đường, phố với tốc độ cao, gây nguy hiểm tính mạng cho người tham gia giao thông.
    Quá trình bỏ chạy, taxi do tài xế Dũng điều khiển còn chèn đổ nhiều xe máy trên đường. Khi bỏ chạy tới khu vực bến xe Lương Yên, lực lượng CSGT cùng người dân mới chặn giữ được taxi do Dũng cầm lái. Tại trụ sở công an, tài xế Dũng đã khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm trên.
    Hà An

    5 ôtô tông nhau, kẹt xe 3km trên quốc lộ 1A

    26/08/2015 20:46 GMT+7
    TTO - Chiều 26-8, một vụ tai nạn liên hoàn đã xảy ra giữa 5 ôtô trên quốc lộ 1A đoạn gần trạm thu phí An Lạc (Q.Bình Tân, TP.HCM), khiến giao thông bị ùn tắc kéo dài hơn 3km.
    Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Đại Việt
    Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Đại Việt
    Theo thông tin ban đầu, khoảng 16g30, xe tải 8 tấn mang BKS 63C – 053.08 lưu thông trên quốc lộ 1A hướng từ ngã tư Gò Mây đi vòng xoay An Lạc. Khi còn cách trạm thu phí An Lạc khoảng 800m thì tông vào ôtô đang dừng chờ đèn tín hiệu giao thông phía trước.
    Vụ va chạm đã khiến 5 xe tải bị biến dạng, hư hỏng nặng, 2 tài xế bị thương, trong đó có một tài xế bị thương nặng.
    Do vụ tai nạn xảy ra vào đầu giờ cao điểm, nên giao thông qua khu vực bị ùn tắc nghiêm trọng, kéo dài hơn 3km trên tuyến quốc lộ 1A hướng từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây.
    Đến 18g cùng ngày, hện trường vụ tai nạn mới được giải tỏa.
    Nguyên nhân vẫn tiếp tục được lực lượng chức năng làm rõ.​
    ĐẠI VIỆT

    5 ôtô tông nhau, kẹt xe 3km trên quốc lộ 1A

    26/08/2015 20:46 GMT+7
      TTO - Chiều 26-8, một vụ tai nạn liên hoàn đã xảy ra giữa 5 ôtô trên quốc lộ 1A đoạn gần trạm thu phí An Lạc (Q.Bình Tân, TP.HCM), khiến giao thông bị ùn tắc kéo dài hơn 3km.
      Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Đại Việt
      Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Đại Việt
      Theo thông tin ban đầu, khoảng 16g30, xe tải 8 tấn mang BKS 63C – 053.08 lưu thông trên quốc lộ 1A hướng từ ngã tư Gò Mây đi vòng xoay An Lạc. Khi còn cách trạm thu phí An Lạc khoảng 800m thì tông vào ôtô đang dừng chờ đèn tín hiệu giao thông phía trước.
      Vụ va chạm đã khiến 5 xe tải bị biến dạng, hư hỏng nặng, 2 tài xế bị thương, trong đó có một tài xế bị thương nặng.
      Do vụ tai nạn xảy ra vào đầu giờ cao điểm, nên giao thông qua khu vực bị ùn tắc nghiêm trọng, kéo dài hơn 3km trên tuyến quốc lộ 1A hướng từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây.
      Đến 18g cùng ngày, hện trường vụ tai nạn mới được giải tỏa.
      Nguyên nhân vẫn tiếp tục được lực lượng chức năng làm rõ.​
      ĐẠI VIỆT

      Chứng khoán lao dốc, tỷ phú giàu nhất Trung Quốc mất đứt 13 tỷ USD


      Dân trí Đợt sụt giảm “kinh hoàng” của thị trường chứng khoán Trung Quốc mùa hè năm nay đã khiến tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Wang Jianlin “mất đứt” 13 tỷ USD.

      Trong vòng hơn 2 tháng qua, tỷ phú Wang mất khoảng 13,2 tỷ USD tài sản vì chứng khoán lao dốc.
      Phần lớn tài sản của tỷ phú Wang nằm ở cổ phần của ông trong tập đoàn bất động sản Wanda Dalian Commercial Properties niêm yết ở Hồng Kông và công ty điều hành rạp chiếu phim Wanda Cinema Line niêm yết ở sàn Thâm Quyến.
      Kể từ khi chứng khoán Trung Quốc đạt đỉnh vào trung tuần tháng 6 đến nay, giá cổ phiếu của Wanda Dalian sụt 38%, khiến ông Wang mất 9 tỷ USD, còn cổ phiếu của Wanda Cinema sụt 36%, khiến tài sản của ông “bốc hơi” thêm 4,2 tỷ USD.
      Như vậy, trong vòng hơn 2 tháng qua, tỷ phú Wang mất khoảng 13,2 tỷ USD tài sản vì chứng khoán lao dốc.
      Số liệu từ xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index cho thấy, riêng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai tuần này, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt 8,5% - mạnh nhất trong 8 năm, tài sản của ông Wang bị “gọt” mất 3,6 tỷ USD. Trong phiên này, cổ phiếu của Dalian Wanda và Wanda Cinema giảm tương ứng 17% và 10%.
      Cách đây không lâu, tỷ phú Wang vượt qua tỷ phú Li Ka-shing của Hồng Kông để trở thành người giàu nhất châu Á. Báo cáo của tạp chí xếp hạng Hồ Nhuận công bố vào tuần trước ước tính khối tài sản ròng của ông Wang ở mức 42,6 tỷ USD.
      Nhưng theo dữ liệu tính đến ngày hôm qua (25/8) của hãng tin Bloomberg, ông Wang chỉ còn 30,9 tỷ USD tài sản và đã bị ông Li Ka-shing vượt lên với mức tài sản ròng 31,1 tỷ USD.
      Theo dữ liệu của Bloomberg, dù đã giảm mạnh trong mùa hè này, khối tài sản của tỷ phú Wang hiện vẫn cao hơn 5,7 tỷ USD so với thời điểm đầu năm. Cả hai công ty Wanda Dalian và Wanda Cinema đều lên sàn chứng khoán trong năm nay, đưa khối tài sản của ông Wang tăng mạnh.
      Với sự sụt giảm chóng mặt của thị trường chứng khoán và các đồng tiền trong khu vực, các tỷ phú châu Á chứng kiến tài sản lao dốc mạnh trong thời gian gần đây. Trong 3 tháng qua, các tỷ phú của khu vực này chứng kiến tổng tài sản ròng “bốc hơi” khoảng 1/5. Trong 2 ngày thứ Sáu tuần trước và thứ Hai tuần này, giới tỷ phú châu Á mất 54 tỷ USD.
      Trong đó, vào ngày thứ Hai, các tỷ phú Trung Quốc mất tổng cộng 14 tỷ USD, tương đương 6% tổng tài sản ròng.
      Tỷ phú Wang từng phục vụ trong quân đội suốt 16 năm trước khi kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản và trở thành tỷ phú. Ông có nhiều tham vọng lớn và gần đây đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực giải trí.
      Năm 2013, ông Wang chi 1,6 tỷ USD mua hãng đóng du thuyền Sunseeker của Anh - hãng sản xuất thuyền cho loạt phim “bom tấn” James Bond. Trước đó, vào năm 2012, ông Wang bỏ ra 2,6 tỷ USD để mua lại chuỗi rạp chiếu phim AMC Cinemas của Mỹ.
      Dalian Wanda hiện là tập đoàn bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc, nắm trong tay diện tích mặt sàn 17 triệu m2. Tập đoàn này vận hành nhiều trung tâm mua sắm, khách sạn cao cấp, cao ốc văn phòng...
      Phương Anh
      Tổng hợp

      7 mỹ nhân Việt có đôi chân gợi cảm

      Sở hữu những đôi chân dài thẳng tắp, Thanh Hằng, Hà Anh, Mai Phương Thúy... thường chuộng trang phục ngắn hoặc cắt xẻ để làm nổi ưu điểm.
       
      Người mẫu Thanh Hằng nổi tiếng với đôi chân dài 1,2 m. Cô thường mặc trang phục khoe chân, tôn vóc dáng như váy cắt xẻ, quần shorts...
       
      Mai Phương Thúy có đôi chân không những dài mà còn thon nhỏ đều từ trên xuống dưới.
       
      Nắm rõ lợi thế này, Hoa hậu Việt Nam 2006 nghiện váy xẻ đùi khi tham dự các sự kiện của làng giải trí.
       
      Không quá thẳng, thậm chí còn có bắp chân, đôi chân của Hồ Ngọc Hà chinh phục người đối diện bằng nét khỏe khoắn.
       
      Siêu mẫu Hà Anh được đánh giá là người có đôi chân sexy và "Tây" nhất trong làng mốt Việt.
       
      Phần hông to, đùi nở nang và thuôn nhỏ dần về phía dưới, cùng làn da nâu bóng tạo nên vẻ đẹp quyến rũ. Cô cũng chuộng trang phục shorts jeans hoặc váy ngắn để khoe chân.
       
      Ngọc Trinh thu hút người đối diện bằng đôi chân trắng nõn không tỳ vết.
       
      Minh Tú cho biết cô luôn tự tin với thân hình của mình, trong đó có đôi chân gợi cảm, căng bóng do tập luyện đều đặn.
       
      Không có lợi thế về chiều cao, nhưng đôi chân của Thủy Tiên vẫn luôn là điểm mạnh giúp cô nóng bỏng trên sân khấu cùng những điệu nhảy sôi động. Người đẹp luôn diện bodysuit để khoe chân thon.
      Thảo Mai

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét