Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 84

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Con ông Lê Thanh Hải làm Chủ tịch Quận 12





   Image caption Ông Lê Trương Hải Hiếu năm nay 34 tuổi
Tin cho hay con trai lớn của Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải - ông Lê Trương Hải Hiếu, vừa được giao chức Chủ tịch UBND kiêm Phó Bí thư Quận 12.
Năm nay ông Hiếu 34 tuổi. Ông là lãnh đạo quận huyện trẻ nhất TP HCM hiện nay.
Cha ông, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã làm Bí thư Thành ủy TP HCM từ 2006 tới nay.
Truyền thông trong nước đưa tin ngày 25/8, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM đã tổ chức trao các quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự mới cho các địa phương và đơn vị.
Theo đó, ông Lê Trương Hải Hiếu thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực quận ủy, Phó Chủ tịch UBND Quận 1 để giữ chức Phó Bí thư quận ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Chủ tịch UBND Quận 12.
Ông Hiếu được thăng chức lên làm phó chủ tịch Quận 1 từ vị trí bí thư phường Bến Thành hồi tháng 12/2013.
Ông Lê Trương Hải Hiếu có thời gian tám năm liên tiếp công tác tại Quận 1, kinh qua các chức danh bí thư Quận Đoàn 1, bí thư kiêm chủ tịch UBND phường Bến Thành rồi phó chủ tịch phụ trách kinh tế, phó bí thư thường trực quận ủy.
Báo chí Việt Nam lâu nay ca ngợi ông là "nổi lên như điển hình thế hệ cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, dám nghĩ, dám làm, có những lý tưởng đóng góp cho diện mạo phát triển ngày càng rực rỡ hơn" của thành phố.

Truyền thống gia đình

Ông Lê Trương Hải Hiếu vào Đảng CSVN từ 2004.
Ông là người được đào tạo theo chương trình đào tạo 300 tiến sỹ, thạc sỹ của Thành ủy. Từ 2005 đến 2007, ông được thành phố cử đi học cao học ngành Quản trị kinh doanh ở Hoa Kỳ.
Ngoài bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, ông còn có bằng Cử nhân Luật và Cao cấp Lý luận chính trị.
Mẹ ông Hiếu, bà Trương Thị Hiền, là Hiệu trưởng Trường Cán bộ sau là Học viện Cán bộ TP HCM tới tháng 12/2014, em gái cựu Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.
Người em trai kế tiếp của ông Hiếu là ông Lê Trương Hiền Hòa hiện là giám đốc một công ty kinh doanh bất động sản, trong khi người em út Lê Tấn Hùng hiện là chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong.
Ngoài ông Lê Trương Hải Hiếu ra, con trai của một số đương kim và cựu ủy viên Bộ Chính trị khác đều có vị trí khá vững vàng trong bộ máy chính quyền khi tuổi đời còn rất trẻ.
Có thể nhắc tên hai con trai của đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết; hay con trai cả của cựu trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Nguyễn Văn Chi, ông Nguyễn Xuân Anh.
Ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai cả của ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (đã qua đời), cũng được bầu vào thành ủy Đà Nẵng khi mới 31 tuổi. Tuy nhiên lâu nay không thấy tên ông được nhắc đến trên truyền thông đại chúng.
Image copyright doisongphapluat
Image caption Ông Lê Trương Hải Hiếu năm nay 34 tuổi

Tin cho hay con trai lớn của Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải - ông Lê Trương Hải Hiếu, vừa được giao chức Chủ tịch UBND kiêm Phó Bí thư Quận 12.
Năm nay ông Hiếu 34 tuổi. Ông là lãnh đạo quận huyện trẻ nhất TP HCM hiện nay.
Cha ông, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã làm Bí thư Thành ủy TP HCM từ 2006 tới nay.
Truyền thông trong nước đưa tin ngày 25/8, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM đã tổ chức trao các quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự mới cho các địa phương và đơn vị.
Theo đó, ông Lê Trương Hải Hiếu thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực quận ủy, Phó Chủ tịch UBND Quận 1 để giữ chức Phó Bí thư quận ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Chủ tịch UBND Quận 12.
Ông Hiếu được thăng chức lên làm phó chủ tịch Quận 1 từ vị trí bí thư phường Bến Thành hồi tháng 12/2013.
Ông Lê Trương Hải Hiếu có thời gian tám năm liên tiếp công tác tại Quận 1, kinh qua các chức danh bí thư Quận Đoàn 1, bí thư kiêm chủ tịch UBND phường Bến Thành rồi phó chủ tịch phụ trách kinh tế, phó bí thư thường trực quận ủy.
Báo chí Việt Nam lâu nay ca ngợi ông là "nổi lên như điển hình thế hệ cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, dám nghĩ, dám làm, có những lý tưởng đóng góp cho diện mạo phát triển ngày càng rực rỡ hơn" của thành phố.

30 phút cảnh sát truy đuổi taxi 'điên' trên phố

Tài xế lái taxi bỏ chạy 6-7 km khắp các phố thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), húc đổ nhiều xe máy khiến người dân bức xúc đuổi theo.
Chiều 25/8, sau 6 giờ truy bắt tài xế taxi đâm gục cảnh sát trên phố, anh Hoàng Phong (PV báo An ninh Thủ đô - người trực tiếp cùng cảnh sát truy đuổi) vẫn chưa hết bàng hoàng.
Nhân chứng kể, sau khi đâm gục một cảnh sát giao thông trên phố Bà Triệu, tài xế tăng ga bỏ chạy tới trước số nhà 54 phố Trần Hưng Đạo thì bị 2 xe cảnh sát đuổi kịp, chặn lại.
Người này đánh lái ép ngã 2 xe đặc chủng và một số môtô của người dân. Sau đó tài xế lao lên vỉa hè, tiếp tục va quệt với nhiều xe máy khiến người dân la hét, bỏ chạy. Chiếc taxi lao xuống đường lạng lách, đánh võng khiến các phương tiện đi ngược chiều né tránh.
30 phút cảnh sát truy đuổi taxi 'điên' trên phố
Chiếc taxi ép xe cảnh sát ngã xuống đường Trần Hưng Đạo. Ảnh: Cắt từ clip.
Người này lái taxi dọc các phố Trần Hưng Đạo - Quang Trung - Lý Thường Kiệt - Phan Chu Trinh. Tới nút giao Tăng Bạt Hổ - Trần Thánh Tông, anh ta không thể đi tiếp do đường quá đông. Bị hai xe cảnh sát và người dân chặn đầu, tài xế đánh lái quay ngược về phố Lê Thánh Tông.
“Trên đường truy đuổi, cảnh sát liên tục hô hoán cảnh báo người dân phía trước né tránh chiếc taxi để khỏi bị tai nạn. Hàng chục người đi đường cùng cảnh sát đuổi theo", PV Hoàng Phong kể.
Sau khi chạy quanh các phố, chiếc taxi đi từ Nhà hát Lớn sang phố Tràng Tiền, sau đó lao ra đường Trần Khánh Dư. Tới nút giao Lãng Yên - Nguyễn Khoái (phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng), chiếc xe gặp sự cố nên tấp vào lề đường.
Khoảng 6-7 người dân dừng xe dùng gạch, đá đập vỡ kính hai cửa trước và kính chắn gió taxi rồi lao tới mở cửa đánh tài xế.
“Tôi mở cửa phụ rút chìa khóa ôtô, ngả ghế lái kéo người này ra phía sau. Nhiều thanh niên liên tục dùng gạch đá ném vào phía trong. Tài xế rất hoảng loạn", anh Hoàng Phong kể.
30 phút cảnh sát truy đuổi taxi 'điên' trên phố
Đoạn đường cảnh sát truy đuổi chiếc taxi. Ảnh: Phượng Nguyễn.
Sau đó, cảnh sát trấn an người dân và đưa tài xế về trụ sở Công an phường Trần Hưng Đạo để giải quyết vụ việc.
Người này khai là Nguyễn Văn Dũng (31 tuổi, trú huyện Sóc Sơn). Tài xế cho biết, anh đang dừng đón trả khách sai quy định trên phố Bà Triệu thì cảnh sát ra tín hiệu kiểm tra. Anh lái xe đâm trúng một cảnh sát rồi hoảng sợ, tăng ga bỏ chạy.
Một cảnh sát trong tổ công tác tham gia truy đuổi cho biết, chiếc taxi chạy với tốc độ kinh hoàng. Ôtô liên tục lạng lách, đánh võng suốt quãng đường 6-7 km. Sau khoảng 30 phút, chiếc xe mới được khống chế.
Tối cùng ngày, lãnh đạo Đội CSGT số 1 cho biết, sức khỏe thượng úy Phạm Quốc Long (người bị đâm) đã ổn định. Các vết thương ở tay, đầu, mặt cũng đã được điều trị. 

Ông Nguyễn Công Hùng - Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mai Linh miền Bắc cho biết, công ty đã có cuộc họp khẩn ngay sau vụ việc. Lãnh đạo công ty quyết định đình chỉ tài xế Nguyễn Văn Dũng, đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng làm rõ hành vi vi phạm luật giao thông của anh này.

Cảnh sát truy đuổi taxi như phim hành động trên phố

Hất cảnh sát lên capo, tài xế taxi Mai Linh lạng lách, đánh võng trên nhiều tuyến phố bỏ chạy. Người này va quệt nhiều xe khiến người dân bức xúc, truy đuổi cùng CSGT.

Căng thẳng Hàn-Triều một tuần qua ảnh

http://kienthuc.net.vn/the-gioi-24h/cang-thang-han-trieu-mot-tuan-qua-anh-547009.html?p=1 

Hải quân Triều Tiên: Đông đảo nhưng lạc hậu

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/hai-quan-trieu-tien-dong-dao-nhung-lac-hau-546901.html 

Bản tin 20H: Một ngư dân giỏi bơi lội chết đuối dưới đáy hồ

TPO - Ngày 25/8, ông Quách Trọng Hoan, trú xã Biển Hồ, TP. Pleiku, Gia Lai xác nhận ông vừa lặn vớt thi thể anh Phạm Bá Thành - một ngư dân có tiếng lặn giỏi bị chết đuối dưới đáy hồ thủy lợi Ayun Hạ. Nguyên nhân vụ việc do nạn nhân chui vào hang đá sâu dưới đáy hồ và bị kẹt tay dẫn tới tử vong.
Tối 25/8, Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) có báo cáo nhanh gửi các cơ quan chức năng về sự cố mất an toàn giao thông tại ga Hà Đông thuộc Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông. Khoảng 10 giờ 15 phút ngày 25/8, tại khu vực thi công xây dựng Nhà ga Hà Đông trên đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội thuộc Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông, công nhân đã làm rơi thanh thép thừa xuống cạnh hàng rào bảo vệ công trường và bật va vào đầu xe ôtô con lưu thông bên cạnh, rất may không có thiệt hại về người và tài sản.

Khoảng 10h30 ngày 25/8, phát hiện chiếc taxi Mai Linh 29A-796.41 đi sai làn đường, tổ CSGT thuộc Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT, Công an Hà Nội) ra hiệu lệnh dừng xe. Tuy nhiên tài xế không chấp hành hiệu lệnh của CSGT mà rồ ga bỏ chạy. Tài xế điều khiển xe băng qua nhiều tuyến phố, Hai Bà Trưng, Hỏa Lò, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lý Thường Kiệt và chạy về phía đê Nguyễn Khoái… bị người dân và lực lượng chức năng khống chế, tài xế mới chịu cho xe dừng lại. Trong quá trình bỏ chạy, chiếc xe đã va chạm và gây tai nạn cho nhiều phương tiện khác. (Xem chi tiết)

Ngày 25/8, sau khi bị rớt xuống chiếc giếng sâu hơn 30m, người phụ nữ gào thét kêu cứu nhưng phải đến khoảng hơn 12 tiếng sau, người dân địa phương mới nghe thấy tiếng kêu cứu và cùng lực lượng cứu hộ tới đưa người phụ nữ này lên mặt đất. Đến khoảng hơn 1 giờ đồng hồ sau, người phụ nữ kêu cứu dưới giếng sâu được đưa lên mặt đất trong trạng thái sức khỏe bình thường nhưng tinh thần vô cùng hoảng loạn và phải nhập bệnh viện cấp cứu. (Xem chi tiết)

Ngày 25/8, ông Quách Trọng Hoan (sinh năm 1941, trú xã Biển Hồ, TP. Pleiku, Gia Lai) xác nhận ông vừa lặn vớt thi thể một ngư dân có tiếng lặn giỏi bị chết đuối dưới đáy hồ thủy lợi Ayun Hạ. Khoảng 10 giờ ngày 24/8, anh Phạm Bá Thành cùng một người bạn săn bắt cá ở hồ thủy lợi Ayun Hạ, phát hiện một con cá to chừng 20kg chui vào hang đá sâu. Hang cá trú ngụ có nhiều góc cạnh phức tạp, anh Thành không rút tay ra được, mắc kẹt dưới đáy hồ và chết đuối ở độ sâu 16 mét. (Xem chi tiết)

Lúc 16 giờ 12 phút ngày 25/8, tàu cảnh sát biển 9002 – Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 2 đưa ngư dân Bùi Tiên Sang bị thương trên biển cập cảng Hải đoàn 48 Bộ đội Biên phòng an toàn. Ngư dân Bùi Tiên Sang (SN 1989, quê xã Bình Chánh, Bình Sơn, Quảng Ngãi) là thuyền viên tàu cá QNg 95418, do ông Bùi Tấn Sinh (quê Quảng Ngãi) chủ tàu, kiêm thuyền trưởng khi đang thực hiện đánh bắt trên biển cùng 11 ngư dân thì thì bị tời của vô lăng đánh vào mạn phải, ngư dân được cấp cứu trong tình trạng đi tiểu ra máu. (Xem chi tiết)

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm nay tiếp tục làm yếu nội tệ thêm 0,2% so với USD, trước khi tiếp tục hạ lãi suất cơ bản thêm 0,25% vào cuối ngày. Theo đó, hiện mỗi USD đổi được 6,3987 NDT, cao hơn tỷ giá tham chiếu hôm qua là 6,3862 NDT một USD. Trưa nay, giá NDT trên thị trường trong nước là 6,4109 NDT một USD, còn giá quốc tế là 6,4705. "Giá NDT không thể xuống 6,5 được. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đang can thiệp làm chậm lại đà giảm", một nhà đầu tư tại Thượng Hải dự đoán. (Xem chi tiết)

Trong phiên giao dịch ngày 24/8, giá dầu thế giới sụt hơn 5%, lập mức giá thấp nhất của hơn 6 năm, kể từ năm 2009. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ giảm xuống còn 38,24 USD/thùng. Từ đầu tháng tới nay, giá dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ đã giảm gần 18% trong khi giá dầu Brent giảm xuống khoảng 16%. Và tính từ mức đỉnh hồi cuối tháng 6, giá dầu đến nay giảm gần 40% làm dấy lên hồi chuông cảnh báo tại các quốc gia thành viên thuộc OPEC (tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa). (Xem chi tiết)

Truyền hình quốc gia Campuchia ngày 25/8 đưa tin Thủ tướng Anh David Cameron cho biết nước này sẵn sàng cho Campuchia mượn 3 bản đồ do Sở địa dư Đông Dương phát hành trong giai đoạn 1933-1953 hiện đang được lưu trữ tại Thư viện nước Anh. Trong bức thư phúc đáp Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 21/8, Thủ tướng Cameron xác nhận không tìm được tấm bản đồ gốc của Campuchia như yêu cầu của ông Hun Sen, nhưng đã tìm thấy 3 bản đồ có tỷ lệ 1:100.000 do Sở địa dư Đông Dương sản xuất từ năm 1933-1953.

Bộ Nội vụ Tây Ban Nha ngày 25/8 thông báo nhà chức trách nước này và cảnh sát Maroc đã bắt giữ 14 đối tượng bị tình nghi tuyển mộ các chiến binh gia nhập tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS). Các đối tượng nói trên bị bắt giữ tại khu vực ngoại ô của thủ đô Madrid và nhiều thành phố, thị trấn khác ở Maroc. Những đối tượng này bị cáo buộc có liên hệ với một mạng lưới chuyên tuyển mộ các tay súng gia nhập tổ chức khủng bố IS tại Syria và Iraq.

Ngày 25/8, đã có 6 người thiệt mạng và ít nhất 28 người khác bị thương trong vụ đánh bom liều chết ở bên ngoài một bến xe buýt tại thị trấn Damaturu, miền Đông Bắc Nigeria. Các nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết kẻ đánh bom liều chết là một thiếu nữ đã kích hoạt khối thuốc nổ giấu trong người ở bên ngoài bến xe buýt khi một chiếc xe taxi đến gần, làm 6 hành khách trên xe thiệt mạng và ít nhất 28 người khác bị thương.

Ai đến dự lễ diễu binh 3/9 ở Bắc Kinh?

  • 8 giờ trước
 
 Image caption Quân Giải phóng Nhân dân diễn tập hôm 23/8 ở Bắc Kinh trước ngày lễ 3/9
Nhiều lãnh đạo Phương Tây sẽ không tham dự lễ diễu binh do Trung Quốc tổ chức để đánh dấu 70 năm ngày kết thúc Thế Chiến 2 vào tuần tới.
Dự kiến Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đón lãnh đạo Nga, Sudan, Venezuela và nhiều nước châu Á trên lễ đài ngày diễu binh ở Quảng trường Thiên An Môn hôm 3/9 này.
Báo chí quốc tế nói Việt Nam cùng 13 nước khác sẽ cử 'quân nhân tới quan sát' nhưng không tham gia diễu binh cùng quân đội Trung Quốc, Nga và một số nước khác.
Chừng 30 nguyên thủ quốc gia và các lãnh đạo quốc tế sẽ dự lễ của Trung Quốc, gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Myanmar Thein Sein, nữ Tổng thống Nam Hàn Park Geun Hye, Chủ tịch Trương Tấn Sang của Việt Nam, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, ông Choe Ryong Hae, và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc Phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan.
Phó Nguyên soái Choe Ryong Hae là vị khách cao cấp nhất đến từ Bình Nhưỡng nhưng lãnh tụ Kim Jong Un sẽ không tham dự lễ 3/9 ở Bắc Kinh.
Bên ngoài châu Á có lãnh đạo từ các nước có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc như Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Nhà lãnh đạo cấp cao nhất đến từ Liên hiệp châu Âu dự lễ là Tổng thống Cộng hoà Czech, ông Milos Zeman.
Anh Quốc cử cựu quan chức đảng Bảo thủ, cựu Bộ trưởng Tài chính Kenneth Clark đến dự lễ.

   
Image caption Trung Quốc chuyển quân vào Bắc Kinh chuẩn bị ngày Đại lễ
Theo Reuters, từ cuối tuần qua đã có các buổi diễn tập của trên 10 nghìn quân nhân Trung Quốc và chừng 1000 binh sỹ nước ngoài, chuẩn bị cho đại lễ.
Người dân Bắc Kinh nhìn thấy xe tăng lăn bánh qua thủ đô và một số phi đội chiến đấu cơ bay lượn trên bầu trời.
Các quan chức châu Âu và Hoa Kỳ đã liên tục bày tỏ mối quan ngại rằng cuộc trình diễn sức mạnh quân sự sẽ chỉ gửi ra thông điệp u sai lầm trong một khu vực vốn đã căng thẳng.

Chỉ quan sát duyệt binh

Việt Nam và 13 nước khác "xác nhận sẽ cử quân nhân tới quan sát buổi diễu binh", theo một phát ngôn viên của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba 25/08.
Ngoài Việt Nam có Ethiopia, Tonga, Papua New Guinea, Uzbekistan, Iran, Pháp, Sudan, Ba Lan, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Myanmar và Hàn Quốc là những nước 'đến xem duyệt binh' nhưng không cử quân nhân tham gia diễu hành.

 
Trung Quốc cho hay các đơn vị quân đội từ Belarus, Cuba, Ai Cập, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mexico, Mông Cổ, Pakistan, Serbia, Tajikistan, Nga sẽ diễu hành cùng quân đội Trung Quốc.
Đại diện quân đội ở số lượng nhỏ hơn từ Afghanistan, Campuchia, Fiji, Lào, Vanuatu và Venezuela cũng sẽ tham dự cuộc diễu binh.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc mời các quân đội nước ngoài dự diễu binh để đánh dấu ngày kết thúc Thế Chiến 2.
Một số nhà quan sát cho rằng ông Tập Cận Bình muốn nhân dịp này đề̉ cao vai trò 'dựng nước' thời Kháng Nhật của Đảng Cộng sản dù nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ ra đời năm 1949, sau nội chiến với Quốc Dân Đảng, lực lượng chủ yếu chống lại Nhật Bản thời Thế Chiến 2.
Được biết Đài Loan, tức Trung Hoa Dân quốc cũng có các lễ kỷ niệm ngày kết thúc Thế Chiến riêng của mình.

 

Báo cáo Chính phủ sự cố rơi thanh sắt tại đường sắt trên cao




Dân trí Ban Quản lý Dự án đường sắt thuộc Bộ Giao thông vận tải vừa có báo cáo nhanh lên Chính phủ về sự cố mất an toàn thi công tại Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, xảy ra sáng 25/8, khiến một thanh thép rơi trúng xe ô tô con đang lưu thông.
 >> Thanh sắt rơi từ đường sắt trên cao: Do công nhân đá phải thanh sắt!
 >> Hà Nội: Thanh sắt từ đường sắt trên cao rơi trúng ô tô

Báo cáo nhanh bằng văn bản do ông Lê Kim Thành - Tổng Giám đốc Ban Quản lý Dự án đường sắt - ký chiều tối 25/8 và được gửi lên Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
1-2e4d9-80017-b1f0a
Vừa vừa thi công vừa cho phương tiện lưu thông đã không đảm bảo an toàn trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (ảnh: Hữu Nghị)
Theo đó, sự cố xảy ra lúc 10h15, tại khu vực thi công xây dựng Nhà ga Hà Đông trên đường Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà Nội. Dự án do Tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, Tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng - Viện Nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh và Viện Khoa học & Công nghệ GTVT. Cùng tham gia thi công nhà ga Hà Đông có thầu phụ thi công là Công ty CP công nghiệp xây dựng Toàn Phát - TOPACO thực hiện.
Theo ông Thành, hiện nay công trường ga Hà Đông đã hoàn thành toàn bộ xà mũ và sàn tầng 1, đang tiến hành dọn dẹp, tháo dỡ hệ thống ván khuôn sàn, để lại ván khuôn đà giáo chống đỡ cột, xà mũ để tiếp tục thi công tầng 2. Đối với nhà ga này, do làn đường lưu thông chật hẹp không thể mở rộng hàng rào ra hết phần đà giáo đỡ xà mũ nên bắt buộc vẫn phải để phương tiện lưu thông một phần phía dưới.
“Trong quá trình tháo dỡ, tuy có đầy đủ cảnh báo ở dưới nhưng do sơ ý công nhân làm rơi thanh thép thừa xuống cạnh hàng rào bảo vệ công trường và bật va vào đầu xe ô tô con lưu thông bên cạnh, không có thiệt hại về người và tài sản” - ông Thành cho biết.
Cũng theo người đứng đầu Ban Quản lý Dự án đường sắt, ngay sau khi sự cố xảy ra, lãnh đạo Bộ GTVT và lãnh đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt đã có mặt kịp thời tại hiện trường để phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giải phóng hiện trường.
Ban Quản lý dự án đường sắt đã và tiếp tục rà soát, chỉ đạo nâng cao hơn nữa an toàn trong quá trình thi công.
Trước đó, trên tuyến đường Nguyễn Trãi - Hà Đông đã từng xảy ra một số sự cố đáng tiếc khác do mất an toàn thi công Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Châu Như Quỳnh

Ông Tập Cận Bình gặp sự phản kháng “vượt xa tưởng tượng”

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng một bài viết nói các cải cách của ông Tập Cận Bình đang vấp phải sự phản kháng...

Ông Tập Cận Bình gặp sự phản kháng “vượt xa tưởng tượng”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters.
Diệp Vũ
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm thứ Năm tuần trước có đăng một bài bình luận nói rằng, các biện pháp cải cách trên diện rộng của Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình, trong các lĩnh vực từ chính trị cho tới quân sự đã vấp phải sự phản kháng “vượt xa những gì có thể tưởng tượng trước đây”.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ở Hồng Kông, bằng những ngôn từ mạnh hiếm gặp, bài báo trên nói các cải cách này đang ở giai đoạn sống còn và gặp phải những khó khăn rất lớn, ảnh hưởng tới lợi ích của các nhóm khác nhau.

“Các biện pháp cải cách sâu đã đụng chạm đến vấn đề căn bản là điều chỉnh lại huyết mạch của nền kinh tế khổng lồ này và nhằm mục đích đưa nền kinh tế trở nên lành mạnh hơn”, bài báo viết.

Bài viết sử dụng một bút danh thường được truyền thông Trung Quốc dùng cho các bài viết bình luận về các vấn đề lớn của Nhà nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Giới quan sát cho rằng, bài bình luận muốn nói lên một điều rằng các cải cách của ông Tập Cận Bình chưa đạt được kết quả như mong muốn và vấp phải sự phản đối của nhiều phe phái khác nhau.

Ông Xu Yaotong, một giáo sư về khoa học chính trị thuộc Học viện Quản trị Trung Quốc, nhấn mạnh rằng bài viết được đăng tải trong bối cảnh có những lo ngại về việc chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc - chiến dịch nhằm vào nhiều quan chức quân đội và chính trị gia cấp cao của nước này - đang “đuối” dần và các cải cách khác vấp phải sự phản đối.

“Giọng điệu của bài viết tỏ ra giận dữ”, ông Xu nhận xét. “Tôi cảm thấy các nhà lãnh đạo trung ương đã bắt đầu lo ngại, dựa trên thông điệp được thể hiện trong bài viết”.

Theo ông Xu, sự phản kháng mà bài viết nhắc đến có thể đến từ một trong ba nhóm quyền lực gồm: các nhà lãnh đạo nghỉ hưu, những người muốn duy trì ảnh hưởng của mình; các lãnh đạo đương chức nhưng quyền lực bị suy yếu; và các viên chức nhà nước không hài lòng với các quy định hà khắc.

Bài báo trên được đăng tải sau khi một loạt bài trên tờ Nhân dân Nhật báo trong tháng 8 này chỉ trích các nhà lãnh đạo đã về hưu vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng trong hậu trường. Bên cạnh đó, bài báo cũng xuất hiện ngay khi cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà vừa kết thúc.

Nhà bình luận chính trị Zhang Lifan ở Bắc Kinh nói bài bình luận là một tín hiệu cho thấy “mọi chuyện đang không được suôn sẻ”.

“Rõ ràng là họ không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào trong cuộc họp ở Bắc Đới Hà. Các nhóm khác nhau đang theo đuổi hướng đi riêng của mình”, ông Zhang nói. “Đây là một bài kiểm tra đối với khả năng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay về thực hiện sứ mệnh của họ”.

Theo ông Zhang, mục tiêu đưa thị trường nắm vai trò quyết định trong việc “phân bổ nguồn lực” vẫn đang là một mục tiêu xa vời.

“Cải cách cần phải giải quyết cùng lúc vấn đề chính trị và kinh tế. Nếu hệ thống chính trị không thay đổi, thì sức ì của bộ máy quan liêu sẽ chỉ khiến cải cách rơi vào vòng luẩn quẩn”, ông Zhang nhận xét.

Giáo sư chính trị Zhang Ming thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc thì nói rằng nỗ lực cải cách của ông Tập Cận Bình không chỉ chưa đem lại kết quả, mà thậm chí có thể đã thụt lùi. “Không chỉ có sự phản kháng nhằm vào hoạt động cải cách, mà còn có cả sự phản kháng khác nữa”, ông Zhang nói.
  • Trung Quốc khai trừ anh trai Lệnh Kế Hoạch
    Diệp Vũ
    Lệnh Kế Hoạch đã bị khai trừ đảng tháng trước, trong khi em trai là Lệnh Hoàn Thành thì đang lẩn trốn ở Mỹ...
  • Dấu hiệu “hoảng loạn” trong điều hành kinh tế Trung Quốc
    An Huy
    “Cây đũa thần” trong tay các nhà lãnh đạo của nền kinh tế Trung Quốc có vẻ như đã mất thiêng phần nào...
  • Thêm một cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung Quốc “ngã ngựa”
    Diệp Vũ
    Tướng Quách Bá Hùng từng là một trong những chỉ huy cấp cao nhất của quân đội Trung Quốc...

    Bức ảnh muốn bật cười của Hoài Linh và Trấn Thành


    Bức ảnh chụp chung của Hoài Linh và Trấn Thành ai nhìn thấy cũng ngộ, mỗi người nhìn một hướng. Cùng dạo một vòng nhà sao Việt tuần qua.

    Bức ảnh muốn bật cười của Hoài Linh và Trấn Thành
    ảnh minh họa
    Trấn Thành thân thiết với Hoài Linh
    Cùng với Hoài Linh, Trấn Thành là gương mặt của câu lạc bộ “triệu đô” của showbiz Việt. Mỗi show diễn, Trấn Thành thu được mức cát-xê trên dưới 100 triệu đồng. Dù mức cát-xê cao, nhưng các bầu sô và nhà sản xuất vẫn thích “chi đậm” cho chàng trai đa tài này, bởi sự xuất hiện của Trấn Thành trong chương trình luôn đảm bảo doanh thu và hút quảng cáo.
    Angela Phương Trinh lần đầu triết lí
    Sau khi nhận được một số lời bình luận rằng chỉ phát ngôn gây sốc và không có tài ăn nói, “Nữ hoàng thị phi” của showbiz Việt bất ngờ đăng một dòng trạng thái đầy vẻ triết lí. Nội dung nói về sự cô đơn của giới trẻ thu hút 10.000 lượt thích.
    Mỹ Linh được cả gia đình mừng sinh nhật từ xa
    Giọng ca “Tóc ngắn” vừa khoe được cả đại gia đình chúc mừng sinh nhật khi đang lưu diễn xa. Trong ứng dụng chat nhóm, chồng (nhạc sĩ Anh Quân) và ba con (Anna Trương, Anh Duy và Mỹ Anh) đều gởi những lời tràn đầy yêu thương tới diva của làng nhạc Việt. Tình cảm gia đình là món quà ý nghĩa nhất cuộc đời mà Mỹ Linh cảm thấy tự hào.
    Bảo Anh khoe vẻ đẹp khỏe khoắn bên đại bàng
    Trong chuyến lưu diễn Châu Âu, giọng ca “Anh muốn em sống sao” khoe vẻ đẹp năng động, khỏe khoắn bên chú chim đại bàng. Với áo crop top, quần jean và tóc cột cao, Bảo Anh trông tràn đầy sức sống của tuổi 20.
    Ngoài ca hát, Bảo Anh còn tham gia đóng phim và diễn kịch. Mới đây, cô vào vai một cô vợ trẻ thích xem phim Hàn Quốc trong chương trình Danh hài đất Việt.
    Đông Nhi khoe “nhà” mới
    Biết và sử dụng Zalo trong sinh hoạt thường ngày khá lâu, nhưng đến hôm nay Đông Nhi mới chính thức công bố trang Page của mình. Giọng ca “Bối rối” ngay lập tức chụp ảnh tự sướng và đăng trên trang cá nhân để chào sân những người hâm mộ của mình.
    Tiên Cookie ngố tàu với trang phục học sinh
    Chính xác hơn là trở về với học sinh tiểu học khi tác giả của “Mình yêu nhau đi” diện trang phục quần ngố, áo sơ mi trắng, đeo ba lô. Nữ nhạc sĩ trẻ còn tự trêu mình là “10 tuổi học lớp 4”. Với tài sáng tác, Tiên Cookie thường xuyên cho ra đời nhiều ca khúc hợp xu hướng giới trẻ. Mới đây, sáng tác "Vâng anh đi đi" của cô được giọng ca Bích Phương thể hiện đang làm mưa làm gió trên bảng xếp hạng Zing Mp3. Tiên Cookie còn bật mí một dự án mới với sự kết hợp của Hòa Minzy.
    Hồ Quang Hiếu không tắm vì… mất nước
    Vốn là một ca sĩ có tính hài hước, chính vì thế trong góc nhìn của giọng ca “Con bướm xuân”, mỗi sự việc diễn ra trong đời sống thường ngày luôn mang đến những suy nghĩ tích cực, vui vẻ. Đơn giản như nhà bị cúp nước, không tắm được, Hồ Quang Hiếu cũng có một trạng thái vô cùng hóm hỉnh.

    Loa Hàn Quốc tuyên truyền gi khiến Bình Nhưỡng nổi giận?

    25/08/2015 22:15 GMT+7
      TTO - Hôm nay 25-8, tình hình bán đảo Triều Tiên đã dịu trở lại sau khi Hàn Quốc tắt dàn loa tuyên truyền dọc biên giới. Nhưng nhiều người vẫn đặt câu hỏi tại sao CHDCND Triều Tiên lại “sợ” dàn loa đó đến vậy.
      Binh sĩ Hàn Quốc tuần tra ở biên giới Ảnh: Reuters
      Binh sĩ Hàn Quốc tuần tra ở biên giới Ảnh: Reuters
      Sau khi Hàn Quốc bật dàn loa phóng thanh, lập tức CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng chiến tranh và điều động quân đội, pháo cối tới biên giới và hàng chục tàu ngầm ra biển.
      Vậy nội dung tuyên truyền từ dàn loa này là gì?
      Theo báo Chosun Ilbo, dàn loa phát hàng loạt thông điệp ủng hộ Hàn Quốc và chống chế độ CHDCND Triều Tiên cộng với các bài nhạc pop Hàn Quốc.
      “Chúng tôi muốn cung cấp sự thật cho người dân CHDCND Triều Tiên đang phải sống đau khổ dưới một chế độ sai trái” - một thông điệp khẳng định.
      Nội dung phát đi từ loa phóng thanh giải thích Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye đến thăm Trung Quốc vài lần trong khi nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-Un chưa từng tới Bắc Kinh “vì ông ta còn trẻ dại và sợ bị các nhà lãnh đạo quốc tế tẩy chay”.
      Từ dàn loa, chính quyền Hàn Quốc cũng mô tả đất nước mình một cách tốt đẹp, ca ngợi các thành tựu kinh tế của nước nhà, trong khi cáo buộc CHDCND Triều Tiên đặt mìn ở khu vực biên giới.
      Nhìn chung, phía Hàn Quốc chủ yếu nói rằng đất nước Hàn Quốc được thế giới tôn trọng, văn hóa Hàn Quốc đang phổ biến khắp toàn cầu. Ngược lại, CHDCND Triều Tiên bị xem là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, chính phủ CHDCND Triều Tiên coi nước ngoài là mối đe dọa vì khả năng quản lý yếu kém.
      Dàn loa được đặt tại 11 địa điểm dọc biên giới, phát thanh ba lần mỗi ngày, mỗi lần dài ba giờ.
      Theo các chuyên gia Hàn Quốc và quốc tế, chính quyền CHDCND Triều Tiên lo ngại người dân và binh sĩ nước tại khu vực biên giới có thể nghe các nội dung tuyên truyền của Hàn Quốc rồi tìm cách trốn sang miền nam.
      Thời gian qua, đã có khá nhiều trường hợp binh sĩ CHDCND Triều Tiên đào ngũ trốn sang Hàn Quốc.
      NGUYỆT PHƯƠNG

      Mỹ sắp triển khai chiến đấu cơ tối tân F-22 tại Châu Âu

      media F-22 một trong những loại chiến đấu cơ tối tân nhất không quân Mỹ được dự kiến triển khai tại Châu Âu. (Ảnh chụp ngày 04/08/2010) REUTERS/U.S. Air Force
       Trong khuôn khổ chiến lược hỗ trợ các thành viên NATO ở miền Đông châu Âu đang hết sức quan ngại sau vụ Nga can thiệp vào Ukraina, Hoa Kỳ sẽ sớm triển khai một trong những loại chiến đấu cơ tối tân nhất của mình tại Châu Âu. Theo Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah James vào hôm qua, 24/08/2015, đó là loại phi cơ tiêm kích tàng hình chiến thuật F-22, có năng lực hoạt động trong mọi thời tiết.
      Theo hãng tin Anh Reuters, vị nữ Bộ trưởng Mỹ không cho biết chi tiết về số lượng máy bay, thời điểm và địa điểm triển khai, nhưng đã xác định rằng quyết định đó phù hợp với lời kêu gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, chủ trương một cách tiếp cận mạnh mẽ và tương xứng với các hành động của Nga.
      Theo giới phân tích, đây sẽ là lần đầu tiên mà loại chiến đấu cơ F-22 của hãng Lockheed Martin Corp được triển khai tại Châu Âu. Sự kiện đó được xem như là một hành động trấn an từ phía Mỹ, đối với các đồng minh châu Âu trong NATO đang ngày càng quan ngại về hiểm họa quân sự đến từ Nga.
      Được Không quân Mỹ bắt đầu sử dụng từ năm 2005, loại phi cơ F-22 đã tham gia nhiều vụ oanh kích nhắm vào lực lượng thánh chiến của tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Đây là lần thử lửa đầu tiên của loại máy bay này trên chiến trường.
      Trả lời họp báo ở Lầu Năm Góc, bà Deborah James nhận định rằng hoạt động quân sự của Nga ở Ukraina tiếp tục là mối quan ngại lớn của Mỹ) và các đồng minh Châu Âu. Còn Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng Mark Welsh James thì nêu bật lợi ích của việc triển khai loại chiến đấu cơ F-22 ở Châu Âu.
      Theo viên tướng này, điều đó sẽ cho phép Không lực Hoa Kỳ luyện tập với các đối tác NATO khắp Châu Âu, trắc nghiệm khả năng phối hơp trên bình diện thông tin liên lạc và cùng tác chiến với loại chiến đấu cơ châu Âu Eurofighter, cũng như các loại máy bay hiện đại khác.
      Phi công lái F-22 cũng sẽ có thêm kinh nghiệm về hiện trường Châu Âu. Cho đến nay, Không quân Mỹ cũng đã triển khai loại chiến đấu cơ này ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

      Đem cắm iphone ‘tàu’, mua thẻ cào chục triệu…tặng sếp

      A- A A+ ‹Đọc›
      Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
      Ngày 25/8, công an phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh cho biết, đang tạm giam Lưu Thiếu Cường (SN 1972, trú tại Vĩnh Phúc) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

      Đối tượng Cường cùng tang vật tại cơ quan điều tra
      Đối tượng Cường cùng tang vật tại cơ quan điều tra
      Theo thiếu tá Nguyễn Tiến Bình, Trưởng công an phường Trần Phú thời gian gần đây, lực lượng công an nhận được nhiều trình báo của các chủ cửa hàng bán thẻ điện thoại về việc bị một đối tượng lừa mua thẻ với số lượng lớn rồi "chuồn" mất.
      Vào khoảng 8h30 cũng ngày (25/8), công an phường phát hiện đối tượng trùng với trình báo của người dân lưu thông trên đường Hàm Nghi (TP Hà Tĩnh) nên yêu cầu kiểm tra. Tuy nhiên, đối tượng này đã rồ ga bỏ chạy.
      Phối hợp với lực lượng đang tuần tra gần đó, công an đã bắt giữ được đối tượng này tại khu vực đường tránh TP Hà Tĩnh.
      Tại đây, hắn khai tên là Lưu Thiếu Cường (SN 1972, trú tại Vĩnh Phúc).
      Tiến hành khám xét, lực lượng chức năng thu giữ 3 điện thoại iphone không rõ nguồn gốc cùng 3 triệu đồng tiền mặt.
      Ngoài ra, thu giữ thêm tại phòng khách sạn H.N (đối tượng Cường thuê nghỉ) 10 điện thoại iphone, 5 triệu đồng cùng lượng lớn thẻ cào điện thoại có mệnh giá từ 20 ngàn đồng đến 500 ngàn.
      Tại cơ quan điều tra, tên Cường khai nhận, hắn thường dùng xe máy đi lang thang dọc các trục đường trên TP Hà Tĩnh.
      Khi thấy chủ các cửa hàng bán thẻ cào điện thoại là phụ nữ, đối tượng liền tiếp cận vào giả vờ hỏi mua thẻ cào với số lượng lớn để…biếu lãnh đạo.
      Lúc chủ cửa hàng "gom" thẻ, Cường vờ rút điện thoại gọi điện cho một người và nói thiếu tiền để giải quyết công việc.
      Lúc này, Cường xin “gác” lại chiếc iphone để lấy hết số thẻ cào rồi hứa, sẽ mang tiền tới thay toán và "chuộc" iphone về. Tuy nhiên sau đó, hắn "lặn" mất tích.
      Bằng thủ đoạn trên, từ đầu tháng 6/2015 đến nay, Cường đã thực hiện trót lọt 8 vụ lừa đảo, chiếm đoạt số tiền gần 40 triệu đồng.
      Được biết, chiếc iphone mà Cường dùng để "cầm" lại, có xuất xứ Trung Quốc, được mua với giá 300.000 đồng.
      Hiện, công an phường Trần Phú đã bàn giao vụ việc cho công an TP Hà Tĩnh để tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

      Chuyện hi hữu 1 cổ phần có giá hơn 58,5 tỉ đồng

      (TNO) Trường hợp hi hữu này xảy ra tại buổi đấu giá cổ phần thuộc sở hữu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Du lịch Đồ Sơn.

      Theo kết quả Công ty chứng khoán FPT công bố hôm nay 25.8, buổi đấu giá được thực hiện vào ngày 24.8, với tổng số lượng đưa ra đấu giá là 450.490 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, giá khởi điểm là 70.400 đồng/cổ phần.
      Phiên đấu giá có 32 nhà đầu tư tham gia, trong đó có 14 nhà đầu tư tổ chức và 18 cá nhân, đăng ký mua hơn 14,4 triệu cổ phần.
      Một nhà đầu tư tổ chức trong nước đã đặt mua giá cao nhất và cũng là giá đấu thành công trong phiên là 58.563.700.000 đồng/cổ phần (hơn 58,5 tỉ đồng). Trong khi đó giá đặt mua thấp nhất chỉ tương đương giá khởi điểm là 70.400 đồng/cổ phần. Như vậy số tiền mà nhà đầu tư này phải bỏ ra là khoảng 26,4 triệu tỉ đồng để mua 450.490 cổ phần của Công ty Du lịch Đồ Sơn.
      Theo các chuyên gia chứng khoán, có thể nhà đầu tư này đã nhầm lẫn trong quá trình viết phiếu đấu giá chứ không phải là mỗi cổ phần có giá "khủng" như vậy. Theo quy định, nếu không thực hiện việc mua như kết quả đấu giá thì nhà đầu tư này sẽ bị mất số tiền đặt cọc khi tham gia đấu giá.
      Thanh Xuân

      Việt Nam và Thái Lan xuất khẩu gạo sẽ chiếm hơn 47% thế giới

      Việt Nam và Thái Lan xuất khẩu gạo sẽ chiếm hơn 47% thế giới
      Tái cơ cấu là giải pháp quan trọng giúp nâng sức cạnh tranh cho ngành lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Internet

      Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo liên tục sụt giảm cả về lượng lẫn giá trị, dự kiến khó khăn này sẽ kéo dài trong 1-2 năm nữa, tuy nhiên ở tầm trung và dài hạn, xuất khẩu gạo Việt Nam còn nhiều cơ hội gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới không ngừng tăng lên.

        Phát biểu tại hội thảo “Góp ý Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và Dự thảo Thông tư quản lý cây ngắn ngày” diễn ra ngày 25-8, TS. Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) cho biết: Lượng tiêu thụ gạo toàn cầu dự báo đạt 500 triệu tấn vào 10 năm tới, tăng 10% so với hiện nay và đạt khoảng 535 triệu tấn vào năm 2030. Các loại gạo chất lượng cao sẽ được ưa chuộng hơn.
        Theo ông Thắng, 10 năm tới, nhu cầu nhập khẩu gạo trên thị trường thế giới cũng tiếp tục tăng lên, với mức tăng bình quân 1,5%/năm.
        Ông Trần Xuân Định, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do nên cơ hội thúc đẩy xuất khẩu gạo khá rộng mở. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, sự phát triển của khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến… cũng là cơ hội tốt để đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất lúa gạo.
        Về xuất khẩu, dự kiến 10 năm tới Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm hơn 47% xuất khẩu gạo thế giới và đóng góp 87% tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu. Ngoài Thái Lan, các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam sẽ gồm Ấn Độ, Pakistan, Mỹ. Myanmar cũng có triển vọng trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn tại châu Á nhưng khả năng cạnh tranh với Việt Nam chưa rõ ràng.
        Tuy chiếm sản lượng lớn, song ngành sản xuất, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam hiện còn tồn tại không ít bất cập như: quy mô sản xuất manh mún nhỏ lẻ, chất lượng hạt gạo chưa cao, chưa xây dựng được thương hiệu, giá cả thiếu cạnh tranh… Chính vì vậy nhiều năm nay giá xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn thấp hơn Thái Lan. Về mặt thị trường, việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ dãi những bấp bênh như Trung Quốc cũng là nguy cơ khiến xuất khẩu lúa gạo thiếu bền vững.
        Để tận dụng tốt những cơ hội mở ra, tạo động lực đổi thay thực sự cho ngành lúa gạo, Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo được Cục Trồng trọt xây dựng, lấy ý kiến đang đi vào giai đoạn cuối. Dự kiến, 1-2 tháng tới, Cục sẽ trình Bộ NN&PTNT phê duyệt Đề án để trình lên Chính phủ.
        Để án đặt ra mục tiêu đến năm 2020 là đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa ở vùng sản xuất lúa hàng hóa từ 30% trở lên; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận chiếm trên 75% diện tích; giảm lượng giống gieo sạ ở các tỉnh phía Nam xuống bình quân còn 80kg/ha.
        TS. Trần Công Thắng cho biết: Để triển khai tái cơ cấu hiệu quả, giải pháp quan trọng đề ra trong tổ chức sản xuất là thu hút doanh nghiệp vào xây dựng vùng chuyên canh; hình thành liên kết lâu dài giữa các hợp tác xã với doanh nghiệp nòng cốt và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tham gia xuất khẩu.
        Bên cạnh đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sẽ chuyển từ tổ chức chỉ tập trung vào doanh nghiệp lớn, nhất là doanh nghiệp Nhà nước sang thu hút các đại diện của địa phương sản xuất lúa, đại diện nông dân và hợp tác xã trực tiếp trồng lúa, đại diện thương lái, đại diện doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hoạt động kinh doanh lúa gạo.
        Theo TS. Trần Văn Khởi, Phó giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia: Điều quan trọng nhất là phải tăng cường năng lực sản xuất lúa gạo theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện nay, người nông dân vẫn làm lúa theo kiểu tập quán, có gì bán nấy chứ không tính toán rằng sản xuất lúa phải đạt chất lượng cao để đảm bảo xuất khẩu.
        “Đặc biệt, trong cơ chế xuất khẩu gạo phải nới rộng tiêu chuẩn để đông đảo doanh nghiệp dễ dàng tham gia”, TS. Khởi nhấn mạnh.
        Theo Thanh Nguyễn
        Báo Hải Quan
         

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét