ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC 2
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bàn về việc làm này của nhà Trần, sử
gia Ngô Thì Sĩ cho rằng: "Nhà Trần quen làm lối này, cốt được lợi trông
thấy, đem má phấn đánh đổi lấy tràng thành, gả Ngoạn Thiềm cho Nguyễn
Nộn, An Tư cho Thoát Hoan đều lối ấy cả...".
(Kiến Thức) - Với kế sách "Mỹ nhân kế", Trần Thánh Tông đã dùng chính sắc đẹp tài hoa của An Tư công chúa để đối phó với giặc.
Hé lộ “nữ điệp viên” xinh đẹp dưới trướng Trần Thủ Độ
Công chúa Ngoạm Thiềm quyết vì ngôi báu của họ Trần mà cam phận về với Nguyễn Nộn, kẻ không chút danh giá, lại là địch thủ của triều đình.
Theo sử sách,
khi nhà Trần mới lập, Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng là hai thế lực lớn nhất
chống "tân" triều đình, phò nhà Lý. Vì không thể đối phó cùng lúc với cả
hai kẻ địch, Thái sư Trần Thủ Độ đã sắp đặt gả Công chúa Ngoạn Thiểm
cho Nguyễn Nộn...
Sách Việt sử giai thoại của
Nguyễn Khắc Thuần ghi: Đoàn Thượng chiếm cứ Hồng Châu (nay là vùng Hải
Dương), còn Nguyễn Nộn chiếm cứ vùng Bắc Giang. Cả hai tuy đều chống đối
họ Trần, nhưng lại đồng thời là kẻ thù "không đội trời chung". Biết rõ
điều đó, Trần Thủ Độ định kiếm kế tiêu diệt từng thế lực một. Đang lúc
lo lắng mưu toan thì cơ may đến. Tháng 12 năm Mậu Tí (1228), Nguyễn Nộn
bất thình lình đem quân tấn công và giết được Đoàn Thượng. Con của Đoàn
Thượng là Đoàn Văn đem hết gia thuộc đầu hàng Nguyễn Nộn. Thế là trong
chỗ không ngờ, kẻ thù Nguyễn Nộn đã giúp triều Trần tiêu diệt bớt đối
thủ mạnh.
Tuy nhiên, từ buổi đó, thanh thế của
Nguyễn Nộn rất lừng lẫy. Trần Thủ Độ lo lắng, chia quân chống giữ và sai
sứ đem thư đến chúc mừng, gia phong Nộn làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương;
đồng thời đem Công chúa Ngoạn Thiềm gả cho kẻ thù.
Lúc ấy, theo Việt sử giai thoại,
sứ mạng của Công chúa Ngoạn Thiềm rất lớn: phải làm sao để vừa từng
bước lung lạc Nguyễn Nộn, vừa thường xuyên cung cấp tin tức về tình hình
thế lực Nguyễn Nộn cho triều đình rõ. Vì thế, có thể xem Ngoạn Thiềm là
nữ điệp viên đặc biệt, phát huy quyền lực mềm của Trần Thủ Độ.
Dù là kẻ chơi bời chè chén bừa bãi, nhưng Nguyễn Nộn vẫn rất tỉnh táo, hết sức cảnh giác đối với Công chúa Ngoạn Thiềm. Sách Đại Việt sử kí toàn thư
chép: Nguyễn Nộn cho xây nơi ở riêng cho Ngoạn Thiềm và canh phòng rất
cẩn mật, khiến Ngoạn Thiềm không sao thu thập được tin tức gì.
Để xoay chuyển tình thế, không thu
được tin mật gửi Trần Thủ Độ thì phải tìm cách làm tiêu hao sinh lực
địch, Công chúa Ngoạn Thiềm cùng một toán người hầu xinh đẹp đã triệt để
tận dụng sắc đẹp, khiến viên tướng háo sắc này mê mệt trong nhục dục.
Và chỉ ba tháng sau, Nguyễn Nộn bị bạo bệnh mà mất. Đó là năm Kỉ Sửu
(1229). Trần Thủ Độ thở phào nhẹ nhõm. Song, từ thời điểm đó, mọi thông
tin về Ngoạn Thiềm cũng bỗng dưng... mất vết.
Theo một số tài liệu, trong lịch sử
tồn tại của Vương triều Trần, không phải duy nhất Công Chúa Ngoạn Thiềm
được sử dụng như một quyền lực mềm, thâm nhập vào lòng dịch để làm nội
gián, mà còn có công chúa Huyền Trân, An Tư... Tháng Chạp năm Ất Dậu
(1285), hơn nửa triệu quân Nguyên do Thoát Hoan cầm đầu, tràn sang xâm
lược nước ta lần thứ hai. Khi giặc áp sát kinh thành Thăng Long, tình
hình trở nên vô cùng căng thẳng, nhiều tôn thất nhà Trần như: Trần Kiện,
Trần Lộng và hoàng thân Trần ích Tắc đã đem toàn bộ gia quyến và liêu
thuộc đi đầu hàng.
Trần Khắc Chung được sai đi sứ để làm
chậm tốc độ tiến quân của giặc không có kết quả, mà quân ta lại cần có
thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, nên vua Trần Thánh
Tông không còn cách nào khác, phải dùng đến kế mỹ nhân, tức sai dâng em
gái út cho Trấn Nam Vương Thoát Hoan, để tạm cầu hòa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ
viết vẻn vẹn: "Sai người đưa Công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông)
đến cho Thoát Hoan, là muốn làm thư giãn loạn nước vậy".
Tuân theo lệnh vua và vì an nguy của
xã tắc, Công chúa An Tư từ bỏ cuộc sống êm ấm, nhung lụa trong cung
đình, vĩnh biệt bè bạn để hiến dâng tuổi trẻ, đời con gái, kể cả tính
mạng để lâm trận đơn độc và làm nội gián cho triều Trần. Tháng 3 năm
1825, An Tư vào dinh Thoát Hoan (ở bờ Bắc sông Hồng). Ở trại giặc, Công
chúa đã sống như thế nào, làm được những gì - không ai biết. Song, một
điều rõ rằng, bà đã phải âm thầm nuốt nhục, chiều chuộng con trai của
Hốt Tất Liệt... để làm tròn vai trò "hoà hảo", góp phần không nhỏ vào
thắng của quân ta sau đó.
Bí ẩn cái chết của công chúa quên thân cứu nhà Trần
(Kiến Thức) - Với kế sách "Mỹ nhân kế", Trần Thánh Tông đã dùng chính sắc đẹp tài hoa của An Tư công chúa để đối phó với giặc.
Công chúa là con gái út của Trần
Thánh Tông, em gái vua Trần Nhân Tông. Không rõ năm sinh và năm mất của
bà. Hầu hết các sử sách đều chép bà là công chúa An Tư, duy chỉ có sách
Việt sử tiêu án chép là công chúa Thiên Tư. Nói về công chúa An Tư, sách
Đại Việt sử ký toàn thư ghi ngắn gọn: "Vua Trần sai người đưa công chúa
An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý làm giảm bớt tai họa cho nước vậy".
Vì nước chấp nhận gian nan
Vì nước chấp nhận gian nan
Ngày ấy, vào đầu tháng 2 năm Ất Dậu
(1285), sau nhiều lần vua Nguyên Hốt Tất Liệt sai sứ sang buộc vua Trần
phải sang chầu, nếu vì lý do chính đáng nào đó không sang chầu được thì
phải đưa vàng bạc châu báu sang thay và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương
bói toán, thợ khéo tay, mỗi hạng 2 người. Yêu sách của vua Nguyên không
được vua Trần đáp ứng, vì thế vua Nguyên phát động cuộc chiến tranh xâm
lược nước ta, sai Thái tử Thoát Hoan đem đại binh đánh tới Gia Lâm, vây
hãm kinh thành Thăng Long, khiến Thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần
Nhân Tông phải di tản chiến lược bằng thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn
thuyền ngự thì ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng giặc, nhưng quân
Nguyên vẫn phát hiện ra.
Ngày 9/3/1285, thủy quân giặc Nguyên
bao vây Tam Trĩ, suýt bắt được 2 vua Trần, trong khi tướng Trần Bình
Trọng lại lâm trận, dũng cảm hy sinh ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế giặc
mạnh và tấn công như vũ bão, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện,
Trần Nhượng và Hoàng thân Trần ích Tắc... mang gia quyến chạy sang trại
giặc. Bấy giờ tướng Trần Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ
tiến quân của giặc nhưng không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có
thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu phản công, kế sách đối
phó hữu hiệu nhất là "Mỹ nhân kế".
Bởi vậy, vua Trần Thánh Tông bất đắc
dĩ phải dùng đến sắc đẹp tài hoa tuyệt vời của người con gái út yêu quý
của mình là công chúa An Tư. Vì nước, vì hiếu nghĩa, công chúa An Tư
vâng lệnh vua cha và vua anh dũng cảm đi vào trận chiến chỉ có một mình,
không một thanh gươm, không một tấc sắt. Hiểu rõ nạn nước, cảnh mình,
nàng đành chấp nhận gian nan tủi nhục, kể cả cái chết.
Khoảng trống lịch sử
Công chúa An Tư sang trại giặc không
phải với tư cách đi lấy chồng mà là vật cống nạp, cũng còn là một người
nội gián. Ở trại giặc, làm vợ Thoát Hoan, An Tư đã sống ra sao, làm được
những gì, cả bí mật bao trùm khó ai hiểu biết. Nhưng có điều chắc chắn
là kể từ tháng tư năm 1285, sau khi An Tư chung sống bên cạnh tướng giặc
Thoát Hoan, có lẽ vì những bí mật quân sự của giặc đã được tiết lộ qua
An Tư và cũng vì đắm say nhan sắc của An Tư, tạo cơ hội cho quân nhà
Trần bắt đầu phản công hầu khắp các mặt trận khiến cho quân giặc Nguyên
đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn qua bên kia biên giới.
Không rõ trong các cuộc hỗn chiến ấy, việc sống chết của công chúa An Tư
thế nào?
Sau chiến thắng, các vua Trần làm lễ
tế cáo tại lăng miếu, khen thưởng các công thần, truy phong các tướng
lĩnh, nhưng không hề nhắc đến công chúa An Tư. Như vậy công chúa còn
sống hay đã chết trong đám loạn quân? Hay nàng đã được mang về phương
Bắc?
Tại sách An Nam chí lược của
Lê Tắc (Trắc) một thuộc hạ của Trần Ích Tắc và Trần Kiện theo chủ chạy
sang nhà Nguyên, sống lưu vong có chép rằng: "Trước Thái tử (Thoát Hoan)
lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con...". Phải chăng người con
gái họ Trần này là An Tư? Chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định định điều
ấy, nhưng dù triều Trần và sử sách có quên sự cống hiến của nàng cho đất
nước và dân tộc thời chống ngoại xâm thì các thế hệ muôn đời sau vẫn
mãi mãi dành cho nàng chỗ đứng kính trọng và thương cảm trong lòng dân
tộc. Khoảng trống lịch sử đó sẽ được lấp đầy bằng tình cảm tôn kính của
các thế hệ mai sau.
Chuyện về nàng “công chúa” 9 tuổi đã xin ra trận
(Kiến
Thức) - Ngọc Hoa tuy nhỏ tuổi, nhưng khi xung trận cô bé vô cùng nhanh
nhẹn và linh hoạt như một chiến binh dạn dày kinh nghiệm.
Hơn chín tuổi đã xin ra trận
Năm 1103, Chiêm Thành đem quân xâm
lược biên giới phía Nam. Vua triệu Lý Thường Kiệt về triều để bàn kế
hoạch chinh phạt quân Chiêm Thành. Được tin quan Thái úy về triều, ông
thợ mộc già ở trang Đại Bi (sau đổi thành Đại Yên) là một trong "thập
tam trại", vốn là bạn thân cũ của quan Thái úy, dắt cháu gái mới hơn
chín tuổi đến phủ đệ của Thái úy ở phường Thái Hòa để xin cho cháu được
ra trận.
Mặc dù đã 19 năm xa cách nhưng Thái úy
vẫn nhận ra người bạn đồng hương, người đã cùng mình xông pha trận mạc,
bèn vồn vã mời hai ông cháu ngồi. Cụ già liền nói ngay vào mục đích
chính của việc đưa cháu đến đây. Cha của cháu bé là Trần Ngọc Tường, đợt
này cũng cùng Thái úy vào chinh chiến phương Nam. Cháu bé cứ nằng nặc
đòi theo cha ra trận. Cha và ông ra sức khuyên giải, nhưng cháu vẫn
không chịu.
Thái úy nghe người bạn già nói và nhìn
gương mặt thanh tú nhưng kiên quyết, cặp mắt sắc sảo lanh lợi của cô
gái, thì biết cháu bé là người quả cảm, mưu trí, Thái úy Lý Thường Kiệt
hỏi cháu: Cháu có biết chiến trường là nơi chết chóc, đầu rơi máu chảy
không? Việc ra trận là bổn phận của người lớn, còn các cháu còn nhỏ
tuổi, lại là con gái, các cháu phải lo tránh giặc và học để giúp ích cho
đời.
Thái úy nói chứ dứt lời, Trần Ngọc Hoa
đã dõng dạc trả lời: Thưa Thái úy, nếu giặc tràn vào thì chúng đâu có
tha người già trẻ con. Vì thế, không kể già, trẻ, lớn bé đều phải đánh
giặc, cúi xin Thái úy cho cháu được ra trận.
Trước quyết tâm của hai ông cháu, quan Thái úy đành chấp nhận cho cô bé được ra trận.
Giả trẻ nghèo bán hàng trong vùng giặc đóng quân
Trần Ngọc Hoa giả làm trai đến quân
doanh. Cô cũng được phát quân phục như mọi người, hành quân nếu mệt mỏi
được ưu tiên cưỡi ngựa. Vốn là con nhà nghèo, lam lũ từ nhỏ, đã quen
chịu đựng gian khổ, nên trên đường hành quân cô vẫn theo kịp đoàn quân.
Đến vùng giặc đóng quân, Thái úy hạ
trại cử người đi trinh sát. Nhưng giặc canh phòng hết sức nghiêm ngặt.
Trần Ngọc Hoa xin với Thái úy cho được đóng vai đứa trẻ nhà nghèo đi bán
thuốc lào, trầu cau, hoa quả để lọt vào doanh trại giặc. Thái úy hơi lo
ngại, nhưng cô bé đã vạch ra kế hoạch cụ thể và rõ ràng, ông đành chấp
nhận.
Với nụ cười có duyên, lời mời chào
khéo léo, bọn giặc cho phép cô vào bán thuốc, mặt khác chúng cũng nghĩ
rằng cháu bé vì nghèo nên đi bán hàng, không biết gì chuyện quân cơ.
Trong khi đó, trong doanh trại đang thiếu thốn đủ thứ, nên chúng để mặc
cho cô bé đi lại tự do.
Với sự thông minh và trí nhớ, cháu bé
đã ghi vào tấm bản đồ những chấm son đỏ nơi chúng bố phòng đặt vũ khí và
đóng quân, những kho lương thực, thuốc súng, đạn dược... và những đường
đi lối lại...
Trên cơ sở tấm bản đồ, Thái úy Lý
Thường Kiệt đã họp các tướng và giao nhiệm vụ rồi định giờ xuất quân.
Ngọc Hoa được Thái úy khen ngợi và giao cho nhiệm vụ dẫn đường.Trận đó
quân ta đại thắng.
Trên đường khải hoàn, Trần Ngọc Hoa
không bệnh mà hoá. Thái úy cho phép tướng quân Trần Ngọc Tường đưa thi
hài Ngọc Hoa về an táng tại làng Đại Bi. Thái úy tâu với nhà vua công
trạng của Ngọc Hoa, vua sắc phong thần hiệu cho Ngọc Hoa là "Ngọc Hoa
công chúa" cho dân Đại Bi lập đền thờ. Nhân dân làng Đại Bi tôn Ngọc Hoa
làm thành hoàng làng.Ai là nàng công chúa “vượng phu ích tử” nhà Trần?
(Kiến Thức) - Phụng Dương công chúa được đánh giá là "vượng phu ích tử", là phụ nữ quý tộc tiêu biểu của nhà Trần. Vì sao vậy?
Cùng với Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị
Dung, Phụng Dương công chúa là một phụ nữ quý tộc tiêu biểu của nhà
Trần, được chồng là Thượng tướng Trần Quang Khải đánh giá là "vượng phu
ích tử".
Thái ấp Độc Lập
Thái ấp Độc Lập
Thôn Độc Lập, phủ Thiên Trường (nay
thuộc xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) vốn là thái ấp của
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Trong thời gian ông bận việc triều
chính, thì việc cai quản thái ấp đều do phu nhân Phụng Dương coi sóc.
Từ khi được lập làm thái ấp tại đây Trần Quang Khải đã cho xây dựng các
công trình lớn có tường cao, hào sâu bảo vệ.
Trong cuộc chiến tranh chống quân
Nguyên Mông lần thứ hai, phủ Thiên Trường là một trong những căn cứ
chiến lược của nhà Trần, trong đó thái ấp Độc Lập có tầm quan trọng đặc
biệt. Vì về đường thủy, từ thái ấp Độc Lập đi theo sông Vị Hoàng, sông
Đáy, sông Vân là đến được Trường Yên, theo sông Châu, sông Hồng thì lên
được Thăng Long, theo sông Vĩnh về được Thiên Trường... Tại đây nhà Trần
còn lập các trạm gác đường thủy tại bến Than, bến Miễu, bến Viện... và
các trạm gác đường bộ. Ngoài việc tích trữ lương thực, chiêu tập dân
binh, rèn vũ khí, Trần Quang Khải còn thực hiện chính sách "ngụ binh ư
nông" (những người lính khi thái bình trở thành nông dân tham gia sản
xuất).
Công chúa Phụng Dương là người có công
trong việc xây dựng thái ấp Độc Lập. Bà quán xuyến mọi việc từ trồng
lúa, chăn nuôi, dệt vải, may quần áo cho binh lính đến những việc quản
lý thái ấp.
Vào những năm từ 1290 - 1294, Thượng
tướng Thái sư Trần Quang Khải về an dưỡng ở trang riêng tại phủ Thiên
Trường. Bà về theo rồi năm Tân Mão (1291), bà bệnh nặng. Điều lạ là lúc
ấy bà không hề hỏi han gì đến con cháu mà chỉ một lòng yêu thương lo
nghĩ đến chồng. Đến thăm bà trên giường bệnh, Quang Khải viết thư đặt
vào tay bà rồi bùi ngùi nói: "Kiếp sau xin được làm vợ chồng như xưa".
Bà cảm động đến ứa nước mắt và mãn nguyện từ giã trần gian ngày 22/5,
khi mới 47 tuổi.
Thái sư Trần Quang Khải và công chúa Phụng Dương được thờ tại làng Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, Nam Định. |
Được chồng lập bia
Bà được an táng tại thôn Độc Lập, phủ
Thiên Trường, nay là xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Con trai
lớn trong gia đình là Trần Đạo Tái đứng làm chủ tang và xin Thái bảo Lê
Củng Viên bài minh để khắc bia thờ. Quan Thái bảo Lê Củng Viên tự nhận
mình dù không phải là người văn hay chữ tốt như Hàn Dũ đời xưa (Hàn Dũ
là văn sĩ trứ danh của Trung Hoa, tự là Thôi Chi, người đời Đường, quê ở
Nam Dương, tỉnh Hồ Bắc. Ông sinh năm 768 mất năm 823, đỗ tiến sĩ).
Nhưng sau khi bàn luận, Tướng quân Trần Quang Khải quyết định để ông
viết bài minh này. Cuối bài minh có những câu xiết bao cảm động: "Làm
thiện tất được phúc chừ, là điều thường tình/Nói nhân tất được thọ chừ,
trời đầu chẳng linh/Sống có nết na chừ, chết được lưu danh/Làm vợ của
tướng chừ, đời đời khen mình/Nơi thôn Độc Lập chừ, núi cao mồ xanh".
Sau đó, Đại vương Quang Khải đứng ra
lập bia cho vợ. Trải qua nhiều năm tháng, chữ bị mờ nên năm Minh Mạng
thứ 3 (1822), bia được khắc lại. Nhờ vậy, ngày nay bên cạnh sự nghiệp
lẫy lừng của danh tướng Trần Quang Khải, chúng ta mới hiểu thêm đôi điều
về đời riêng tư của ông.
Nhân cách của bà được chính Thái sư
phu quân đánh giá: "Làm điều thiện, nói điều nhân, sống nết na, chết lưu
danh, vượng phu ích tử". Qua năm Giáp Ngọ (1294), Chiêu Minh Đại vương
Trần Quang Khải, chồng bà cũng qua đời ở tuổi 53.
Ngày nay Thái sư Trần Quang Khải và
công chúa Phụng Dương được thờ ở nhiều nơi, nhưng thờ chính tại làng Cao
Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, Nam Định.
Nhận xét
Đăng nhận xét