Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

TT&HĐ II - 13/h


              Top 10 Hiện Tượng Kỳ Lạ Trên Bầu Trời Được Camera ghi lại - Không ai lý giải nổi

PHẦN II:    Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
Sir James Jeans.

“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)


“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
  (Arixtốt)

CHƯƠNG II: PHÁC THẢO


“Mọi cái hiện thực đều hợp lý, mọi cái hợp lý đều là hiện thực” (G.Hêghen)


“Tương phản với không gian thì có nguyên lý về chất, về sự phân biệt và về “vật”. Dù sao thì chẳng có gì có thể tồn tại mà không có không gian. Không gian là điều kiện tiên quyết của mọi vật đang tồn tại, bất kể là dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bởi vì chúng ta không thể tưởng tượng ra một vật hay một hữu tính mà thiếu không gian”.
Lama Anagark Govinda

"Đôi lúc cuộc sống thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó có những lúc ảm đạm và đau đớn. Như bất cứ một dòng chảy nào của một con sông, cuộc sống có những lúc khô cạn và những khi triều cường.
Cũng như sự thay đổi theo chu kỳ từ trước đến nay của các mùa, cuộc sống có cái ấm áp dễ chịu của những mùa hè và cái rét buốt của những mùa đông…

Nhưng chúng ta có thể tự nâng mình lên khỏi nỗi chán chường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui vẻ của hy vọng và biến đổi các thung lũng hoang vắng, tăm tối thành những lối đi chan hoà ánh nắng của sự thanh bình sâu lắng".
Martin Luther King

"Năng khiếu tưởng tượng có ý nghĩa đối với tôi hơn là tài năng tiếp thu kiến thức".  
Albert Einstein

"Dù chỉ nắm vững một kiến thức nào đó, cũng đều có ích cho trí óc, nó sẽ ném đi những thứ vô dụng nhưng giữ lại những thứ có ích".
 Leonardo da Vinci

"Mỗi thành công vĩ đại trong khoa học đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng hết sức táo bạo". 
G.Duy 






(tiếp theo)

 ***
Có cách nào nhận thức được khối lượng vừa bất biến cho Niutơn vui lòng, vừa đồng thời biến đổi tùy theo vận tốc chuyển động để Anhxtanh không nổi giận không? Có chứ, có một cách! Nhưng chúng ta không vội gì mà nói ra ở đây, vì làm thế là...vội quá, vì sợ thiên hạ không hiểu lại cho chúng ta là lũ háo danh trắng trợn. Háo danh trắng trợn là háo danh quá quắt chứ không phải háo danh bình thường. Háo danh bình thường không xấu!!!
Chúng ta không ghét danh; cũng yêu danh nhưng không yêu say đắm bằng yêu lợi. Nếu suy cho cùng thì mục đích cuối cùng của mưu cầu danh lợi là lợi. Chất mà không có lợi thì chỉ là ảo huyền, vô giá trị; danh mà chẳng có quyền lực, lợi lộc gì thì chỉ là hư danh. Thà hữu lợi mà vô danh còn hơn là hữu danh mà vô lợi; thà không có tên mà có được miếng đất cắm dùi còn hơn được gọi là ''kim cương'' mà vô gia cư, sống vất va vất vưởng không ra con người!
Chính vì lẽ đó mà thú thực, chúng ta cắm đầu cắm cổ viết như điên, chủ yếu là để kiếm lợi. Lợi ở đây là vừa được vui đùa, thỏa mãn nỗi đam mê cháy bỏng của bản thân chúng ta, vừa phục vụ cho những ai đó một bữa tiệc với nhiều món ăn tinh thần, ngon thì chưa biết nhưng chắc chắn là lạ miệng (nghĩa là ít ra thì cũng thích thú), theo luật kinh doanh tự nhiên nhất: thuận mua vừa bán, để “hốt” được một mớ bạc. Đã gọi là một bữa tiệc lạ miệng mà phơi bày “tòe loe” ra hết một lần thì còn gì là lạ nữa và rất có thể một phần của bữa tiệc đó sẽ bị “ế”. Làm ra một bữa tiệc mà chỉ bán được một phần của bữa tiệc thôi, thì “sự nghiệp hốt bạc” của chúng ta là không đạt, thậm chí nó còn biến thái thành “sự nghiệp” làm tán gia bại sản, không phải của khách hàng, không phải của chúng ta (chúng ta làm gì có cắc bạc nào!) mà là của… mụ vợ, người mà chúng ta thực lòng yêu thương. Mai này, khi chúng ta đã “ra đi” (lũ đàn ông thường “thích” đi trước), mụ vợ của chúng ta sẽ còn ở lại một mình, cô đơn và yếu đuối. Đến lúc đó nếu vì sự “phá gia” hôm nay của chúng ta mà mụ ta bị đói khổ thì dù đã hư vô, chúng ta cũng vô cùng đau đớn!
Trên đời này có rất nhiều “tấm gương sáng” về cách mưu cầu danh lợi “toàn thể đều vui vẻ”. Chẳng hạn các ngôi sao ca nhạc, các danh thủ bóng đá. Họ vừa được thỏa thích vui chơi, theo đuổi được nỗi đam mê của mình, vừa làm mãn nhãn, mãn nhĩ cho rất nhiều người; vừa nổi danh, vừa kiếm lợi vô kể. (Nếu có gặp chút gian lao nào trên bước đường gặt hái danh lợi, thì đó chỉ là sự khổ luyện trong đam mê. Ấy thế mà họ lúc nào cũng xoen xoét về sự nhọc nhằn, cực khổ. Thật lạ!).
Chúng ta đang cố gắng noi gương, bắt chước họ. Nếu trời không cho chúng ta toại nguyện cả hai, danh và lợi mà chỉ được một thôi thì nhớ đừng quên là phải chọn lợi. Dứt khoát là như thế nhé hỡi anh em!
Nếu chọn giữa “ăn” và “mặc”, chúng ta sẽ chọn “ăn”. Dù cởi truồng mà no còn hơn quần là áo lượt mà chết đói. Khi chúng ta đã dư miếng ăn rồi thì chúng ta sẽ bán bớt thứ mà ai cũng cần ấy đi để mua quần áo mặc cho đàng hoàng hơn. Nhưng trong việc kiếm lợi lại khác. Lợi kiếm ra được không biết bao nhiêu là đủ. Người biết hay không biết dùng lợi lúc nào cũng đều thấy thiếu. Người không biết dùng lợi thì dù có ngồi trên núi vàng vẫn thấy mình nghèo, vẫn thèm lợi. Người biết dùng lợi thì vì kiếm lợi cho mình ổn rồi, còn muốn chia cho thiên hạ nữa nên lúc nào cũng mong giàu có để làm việc nghĩa, vẫn cần lợi. Khi cầu lợi thì danh tự đến, trú ngụ, hoặc đang ở đó nhưng “nổi giận” tự bỏ đi. Ai không hiểu điều đó thì lấy lợi ra mua danh. Ai hiểu điều đó thì chẳng bao giờ chịu “tốn” lợi để làm cái việc ngu ngốc ấy. Ông bà chúng ta đã rất chí lý khi dạy rằng: "mua danh đến ba vạn nhưng bán danh có ba đồng"!
Danh là mang tính lực, lợi là mang tính năng lượng. Không có năng lượng thì cũng không có lực. Đã là nhà vật lý chân chính thì phải “quí” cả hai nhưng phải biết ưu tiên chọn cái nào trước. Họ chọn cái nào trước? Vì ở một thế giới khác nên chúng ta không có lấy một người bạn nào là nhà vật lý cả để mà hỏi cho ra lẽ!
Còn bản thân chúng ta chọn cái gì trước? Để cho câu chuyện mà chúng ta đang kể, được nhất quán, hợp lý (dễ bán kiếm lợi hơn), chúng ta chọn năng lượng. Nhưng ở chỗ khác, lúc bụng đang đói meo trước “mâm cao, cỗ đầy” thì dứt khoát chúng ta chọn vật chất để được thỏa mãn vừa “no” vừa “ngon” (ăn đất thì cũng “no” năng lượng đấy nhưng làm sao mà “tiêu hóa” thành năng lượng “người” được; còn truyền năng lượng qua tĩnh mạch hay qua lỗ mũi thì chỉ có bác sĩ mới chọn thôi, nhưng là chọn cho bệnh nhân!).
Bây giờ đây, đã vượt qua đầm lầy và “lọt” vào thành phố rồi thì chúng ta chọn cái gì trước? Chẳng chọn cái gì trước trong hai cái đó cả và tạm thời quẳng cả hai đi cho đỡ mệt! Chúng ta chọn… quán Hương Cau. Chúng ta sẽ vừa đi đến đó vừa kể vài ba câu chuyện cho vui.
 ***
BÍ ẨN
Thằng bé bán báo rao:
- Báo đây, báo đ…â…y! Một bí ẩn khó tin được phanh phui! Đã có bốn mươi nạn nhân cùng chung số phận! Báo đây, báo đ…â…y…
Một người qua đường kêu:
- Ê, nhỏ, bán cho tao một tờ coi!
Trả tiền xong, ông ta đọc lướt nhanh từng trang rồi lật qua lật lại một hồi, rồi rảo bước theo thằng bán báo:
- Thằng kia! Bí ẩn được phanh phui nằm ở đâu mà tao tìm mỏi mắt không thấy, hả?
- Dạ, đó là điều bí ẩn đấy ạ! - Thằng bé bán báo trả lời và quay đi, rao tiếp – Báo đây, báo đ…â…y…! Một bí ẩn khó tin được phanh phui! Đến nay, đã có bốn mươi mốt nạn nhân cùng chịu chung số phận! Báo đây, báo đ…â…y!

Đó là một sáng kiến trong kiếm lợi(!?). Dưới đây là một sáng kiến kiếm lợi nữa:

VAY NỢ
Một ông đến một công ty chuyên cho vay nợ, hỏi:
- Tôi muốn vay 50 đôla trong sáu tháng, phải trả tổng cộng lãi là bao nhiêu?
- Ba đôla - Nhân viên công ty trả lời.
- Được rồi. Cho tôi vay 50 đôla. Tôi xin thế chấp chiếc ôtô đời mới của tôi ở đây. Mai mốt khi trả lãi vay xong, tôi sẽ lấy lại.
Ngày hôm sau ông ta kể lại sự việc đó cho bạn nghe. Bạn ông ta trợn mắt:
- Ông điên à? đời thuở nhà ai vay có 50 đôla mà lại đem chiếc ôtô đời mới đi thế chấp bao giờ!
Ông ta thản nhiên nói:
- Thì cứ để người ta cho tớ là thằng điên cũng được. Ngày mai tớ sẽ phải sang Châu Âu trong sáu tháng. Tớ có thể gửi xe ở đâu được trong khoảng thời gian lâu như thế mà chỉ tốn có 3 đôla?

KHÔN NGOAN
Một nhà buôn già, sắp chết, dặn con:
- Con của ta! Vốn dĩ cha thành đạt được như hôm nay là nhờ hai điều: trung tín và khôn ngoan. Trung tín là nếu con đã hứa giao thứ gì cho khách hàng thì bất kể trường hợp nào, dù có phá sản đi nữa, con cũng cứ giao…
- Con xin nhớ điều đó, thưa cha - Người con đáp - Còn khôn ngoan là thế nào ạ?
- Khôn ngoan thì đơn giản thôi - Người cha phều phào - Con đừng bao giờ hứa bất cứ điều gì hết!...

Việc kiếm lợi thường đòi hỏi rất nhiều mưu chước, sáng kiến nhưng đôi khi lại rất dễ dàng, lợi cứ như từ trên trời rơi xuống vậy. Sau đây là hai chuyện:

Ở TEXAS
Sau khi nốc rượu thoải mái trong vũ trường, một cô gái xinh đẹp lảo đảo chạy ra ngoài tìm chỗ ói mửa và chẳng may, té xỉu vào thùng rác. Một anh chàng đi qua nhìn thấy bèn kéo cô ta ra, mang lên phòng của anh ta ở khách sạn gần đó, rồi vội gọi điện thọai cho bạn mình:
- Tớ vừa đến Texas. Cậu nên mau mau bán tất cả nhà cửa đồ đạc đi, đến Texas mà sống. Mức sống khá lắm. Ở đây, họ quẳng vào thùng rác nhiều thứ còn tốt hơn những thứ cậu chỉ có thể mua được với giá cao ở New York.

ĐUỔI VIỆC
Người chủ cửa hàng đi ngang qua phòng đóng gói, trông thấy một cậu bé đứng ngó ngang ngó ngửa và huýt sáo vui vẻ:
- Mày làm bao nhiêu tiền một tuần? - Ông ta hỏi.
- Dạ thưa, 50 đôla
- Đây, tao trả một tuần lương cho mày - Ông ta đếm tiền đưa cho cậu bé - Cút luôn đi, đồ làm biếng!
Một lát sau, gặp người quản lý nhân công, ông chủ cửa hàng hỏi:
- Anh thuê thằng bé đó ở đâu vậy?
- Chúng ta có thuê nó bao giờ đâu; nó là đứa giao hàng, làm cho công ty khác.

Lợi thì ai cũng thích rồi. Cũng vì sự thích ấy mà nhiều khi lợi đã gây ra những oái oăm, tai hại rất “hỉ, nộ, ái, ố”. Vài chuyện tiếp theo chứng minh điều đó.

LỢI HẠI
Cặp vợ chồng trẻ mới cưới, hưởng đêm đầu tiên của tuần trăng mật tại một thị trấn cổ kính thời Trung cổ. Để thêm hương vị cho đêm tân hôn, cô gái rụt rè đề nghị là cứ mỗi lần tiếng chuông báo giờ ngân lên thì họ lại làm tình với nhau. Chàng trai cười khoái chí đồng ý.
Sau bốn lần chuông ngân, chàng trai kiếm cớ ra phố mua thuốc lá, rồi loạng choạng đến gặp lão gác chuông:
- Bác ơi! – Chàng trai thều thào nói – Xin giúp tôi một việc: từ giờ đến hết đêm, bác rung hai lần chuông nữa thôi, được không ạ? Đây, tôi gửi bác ít tiền …
- Không được đâu! Tôi không thể làm được điều đó vì …
- Tại sao không được ạ? Bác cố giúp tôi với! Tôi xin gửi thêm cho bác ít tiền nữa đây.
- Cậu biết không, hồi đầu hôm, có một cô gái xinh đẹp cho tôi tiền và dặn rằng cứ nửa tiếng thì rung chuông một lần. Tôi đã nhận lời và không thể làm khác được.

TAI NẠN
Một ông già trúng xổ số 100.000 đôla. Ông vốn bị yếu tim, gia đình sợ tin kia đến đột ngột làm ông xúc động, chết mất. Vì vậy họ nhờ mục sư ướm lời, nói chuyện trước với ông già.
Vị mục sư nhận lời, tìm dịp hỏi ông già:
- Giả sử ông trúng xổ số được 100.000 đôla thì ông sẽ làm gì?
Ông già đáp:
- Tôi sẽ biếu mục sư và nhà thờ một nửa số tiền đó.
Vị mục sư lăn ra chết!.

THẰNG KHÙNG
Có một anh chàng, chỉ tay về phía một đứa bé đứng xớ rớ ở đằng xa, nói với người bạn:
- Thằng đó trông mặt mày tưởng sáng láng mà khùng lắm. Đưa hai đồng tiền 5 đồng và 2 đồng ra, bao giờ nó cũng lấy đồng 2 đồng. Tôi đã thử nó hàng trăm lần rồi. Nhiều người qua đường thấy vậy, xúm lại giải thích thế nào nó cũng không nghe, lúc nào nó cũng chọn đồng tiền có giá trị nhỏ hơn. Đây này, anh xem nhé…
Anh chàng gọi đứa bé lại, xòe bàn tay có hai đồng tiền 5 đồng và 2 đồng trên đó. Đứa bé nhặt đồng tiền 2 đồng, cảm ơn rồi chạy ù về chỗ cũ.
- Anh thấy chưa? - Anh chàng cười hể hả - Thật khùng ơi là khùng!
Đứa bé đó hóa ra là con nhà hàng xóm của người bạn anh chàng kia. Hôm sau, vô tình gặp nó ở gần nhà, người bạn hỏi:
- Sao em dại thế, không lấy đồng tiền lớn hơn?
Đứa bé cười tít mắt:
- Dại gì mà làm thế! Làm thế chỉ lấy được một lần. Làm như em sẽ “hốt” được dài dài… Mà anh đừng nói lại với cái gã khùng đó nhé, để em còn hốt nữa!

KÉN RỂ
Một quan lớn có cô con gái đã đến tuổi cặp kê. Ông muốn tìm một tấm chồng tài trí cho nàng nên treo bảng kén rể.
Cô nàng không được xinh cho lắm, nhưng của nả nhà quan lớn thì thật là đáng kể, nên lũ lượt trai tráng trong vùng đến ra mắt. Tuy nhiên chưa ai đạt yêu cầu quan đưa ra và đều thất bại ra về.
Một hôm có ba anh chàng thư sinh cùng ngẫu nhiên tới. Quan lớn thấy cả ba chàng đều khôi ngô tuấn tú thì mừng lắm, nghĩ thầm rằng cả ba người đều xứng đáng. Nhưng làm rể thì chỉ có thể là một người thôi, bèn đưa ra cuộc thi thố.
Quan lớn tuyên bố:
- Ta có một con ngựa quí, phi rất nhanh. Mỗi anh sẽ phải làm một bài thơ mô tả cái sự phi nhanh ấy của con ngựa. Trong ba anh, anh nào làm được bài thơ thể hiện con ngựa của ta phi nhanh nhất thì sẽ được ta gả con gái cho.
Cuộc thi bắt đầu. Ba anh chàng ngó quanh ngó quẩn, ngó trời ngó đất để tìm vần.
Một anh chàng chợt thấy chiếc lá đang rơi ngoài sân, nảy ý, đọc luôn:


Ngoài trời chiếc lá rơi
Ngựa ông phi mù khơi
Phi đi rồi phi lại
Chiếc lá vẫn còn rơi.
Quan khen:
- Thơ có vần có điệu, khá hay, ngựa phi như thế quả là rất nhanh. Nhưng còn chờ xem đã…
Cô con gái của quan ngồi cạnh mẹ, đang xỏ chỉ vào kim giúp mẹ, nhưng vì chăm chú lắng nghe câu chuyện nên làm rơi cái kim vào bể cảnh. Anh chàng thứ hai “chớp” được, liền ứng khẩu:
Nàng đánh rơi cái kim
Ngựa ông phi như chim
Phi đi rồi phi lại
Cái kim vẫn chưa chìm.
Quan nhận xét:
- Thật không ngờ ngựa của ta lại phi nhanh đến thế, nhanh hơn cách mô tả của anh đầu tiên. Chỉ có điều so sánh ngựa phi với chim thì có vẻ hơi bị ép. Nhưng không sao, vẫn đạt yêu cầu của cuộc thi và nếu anh còn lại chịu thua thì anh là người thắng cuộc.
Anh chàng thứ ba vội lên tiếng:
- Quan lớn hượm hượm cho con tý đã nào! Ngày thường con vẫn ứng khẩu thành thơ nhanh như chớp, được bạn bè khen là “thần khẩu” mà sao hôm nay khớp quá, hàm cứ đánh cầm cập. Đúng là “thần khẩu hại xác phàm”!…
- Vợ quan lớn nãy giờ, nghe hai bài thơ của hai anh chàng kia đã buồn cười lắm rồi, nhưng cố nhịn, chỉ tủm tỉm. Đến khi nghe anh chàng thứ ba nói “trơn tuột” như thế thì hết chịu đựng nổi, cười rũ rượi.
Quan lớn thấy thế, quát:
- Bà đừng có mất nết như thế chứ! Chuyện nghiêm túc, hệ trọng đến trăm năm của con trẻ mà cứ tưởng đùa, mà cười ngặt nghẽo được thì thật chả ra cái thể thống gì cả… Nào, anh kia, có làm được thơ thì làm đi, còn không thì đừng có nói lôi thôi nữa. Ông không đợi được nữa đâu đấy!
Vợ quan lớn lại cố nín một cách khó khăn. Có lẽ sự nín đã vượt giới hạn nên trong cái im ắng của gian nhà, từ bà quan lớn phát ra một tiếng “kít” nhỏ và rất ngắn nhưng vang lừng!
Anh chàng thứ ba trố mắt, trân trân nhìn vợ quan lớn, trong đầu bỗng sực “vỡ” ra tứ thơ, liền đọc luôn:
Bà vừa đánh cái “kít”
Ngựa ông phi mù tít
Phi đi rồi phi lại
Lỗ đít vẫn… chưa khít.

Lúc này, trừ anh chàng vừa đọc thơ là ngẩn tò te vì ngạc nhiên, còn tất cả đều rũ rượi, lăn lộn ra mà cười, cả gian nhà cũng cười bần bật. Quan lớn cười to nhất, nhiều nhất, tay vỗ đùi đen đét, mắt mũi giàn giụa. Lúc lâu quan mới hồi tỉnh lại được và nói:
- Ta chịu anh, ta chịu anh! Anh đã tả được cái thần khí của một cuộc đua ngựa và ngựa của ta là ngựa phi nhanh nhất, nhanh một cách diệu kỳ, nhanh hơn cả chớp giật - hiện tượng được ví như sự đóng mở của Thần Cốc - mẹ Huyền Tẫn. Ha, ha…ha! - và quan lớn lại bắt đầu đợt cười mới...

                                                ***
Vừa đi trên hè phố, vừa thầm thì kể chuyện vui, đôi khi đứng lại nhe răng cười một mình, chắc là làm cho người qua lại để ý lắm. Vừa từ hoang dã bước ra, tóc tai bù xù, mặt mày hốc hàc, còn nhe răng nhìn trời như đười ươi thì không là “quái nhân”, không bị mọi người soi mói mới là chuyện lạ. Hèn gì cứ ngẩng lên là thấy mọi cặp mắt đổ dồn lên chúng ta; hèn gì mà thấy đâu đâu cũng bị kẹt xe!...
May thay, trời đã ngả về chiều và ngày một tối nên sự lem luốc của chúng ta đã không còn bị ánh sáng làm cho "rực rỡ" nữa. Ơn Trời!

(Hết Chương XIII)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét