TT & HĐ II - 15/b

                                               Cội nguồn thuyết Âm Dương Ngũ Hành


PHẦN II:     Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt


“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

(Sir James Jeans.)

“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
 (Ph.Bêcơn)


“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
  (Arixtốt)


CHƯƠNG IV: PHẢN PHỤC



Đạo rất huyền nhiệm tinh vi, không ai biết hết được, tùy bẩm thụ khác nhau mà người (có đức) nhân thấy nó nhân, gọi nó là đạo nhân; người trí (sáng suốt) thấy nó trí, gọi nó là trí. (Hệ Từ truyện – quyển thượng).


Kẻ tiểu nhân cho rằng một điều thiện nhỏ là vô ích nên không làm, một điều ác nhỏ là vô hại nên cứ làm; vì vậy mà các điều ác cứ tích lũy tới lúc không che giấu được nữa, tội hóa lớn mà không thể tha được. (Hệ Từ truyện – quyển hạ).

Theo tôi đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại trên trái Đất , đã sản sinh ra lý thuyết này (tức Kinh Dịch) và đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận sống sót còn lại đã lưu truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót còn lại của nền văn minh đó.
(Nguyễn Vũ Tuấn Anh)

“Thiên nhiên buộc phải đặt vấn đề trên ngôn ngữ toán học, vì chỉ trên ngôn ngữ toán học, ta mới có thể thu được lời giải. Nhưng chính vấn đề lại hướng về quá trình xảy ra ở trong thế giới vật chất, thực tiễn”
Heisenberg

“Toán học là ngôn ngữ viết về vũ trụ. Phát triển Toán là một tiền đề để phát triển nền khoa học”
Galileo Galilei

“Mọi phát kiến của nhân loại đều có bàn tay hướng dẫn của Toán học, bởi vì chúng ta không thể có một người chỉ đường nào khác”
Charles Darwin

“Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy lôgic”
Albert Einstein





(Tiếp theo)


Đó là một khám phá quan trọng. NTT thấy rằng cần phải “khắc ghi” vào đâu đó để lưu giữ dài lâu điều vừa phát hiện (lưu trong trí nhớ, lỡ quên thì thật là đáng tiếc!). Muốn khắc ghi thì phải có ký hiệu. Ban đầu, NTT định ký hiệu chấm trắng (○) cho khái niệm dương và chấm đen (●) cho khái niệm âm, nhưng rồi chợt nghĩ: thời tối cổ, thể hiện hai ký hiệu ấy lên vỏ cây, vách đá là khó khăn và phiền phức, nên ông ta quyết định dùng ký hiệu vạch. Ông ta cho rằng dương là đầy đủ, liền lạc nên chọn ký hiệu là một vạch liền (─); âm là thiếu vắng, rời rạc nên chọn ký hiệu là một vạch đứt đoạn (─ ─). Sau một vài thao tác, qui ước nữa, NTT lập được một sự “khắc ghi” cái khám phá tuyệt vời của mình mà sau này người ta gọi là biểu thức toán học:
─  +  ─ ─  =  0
với:       + gọi là sự tổng hợp (hay còn gọi là phép cộng)
                  = gọi là sự dẫn đến (hay còn gọi là dấu bằng)
                  0 gọi là sự vô cực (hay còn gọi là số không)
Tiếp tục suy tư, NTT còn nhận ra rằng sự tương phản chỉ có khả năng triệt tiêu khi hai lực lượng tương phản đó bằng nhau, và nếu chúng chuyển hóa nhau trong quá trình tổng hợp (sự tổng hợp thuần túy toán học!) thì sự triệt tiêu là thực sự (hay chắc chắn) xảy ra.
Quá trình tư duy của NTT có lẽ là rất “thăng trầm”. Mô tả tỷ mỉ ra đây e rằng chẳng có lợi gì mà còn gây nhàm chán. Chỉ cần biết rằng dù có “đi đâu về đâu” thì lẽ tự nhiên, NTT cũng phải đến cái đích cuối cùng: có thể tổng hợp được hai hay nhiều lực lượng bất kỳ nào. Ở đây, để cho gọn, NTT chỉ mô tả sự tổng hợp của hai lực lượng. Nếu gọi hai lực lượng bất kỳ A và B, thì biểu thị sự tổng hợp một cách tổng quát sẽ là:
A + B = C
với:       C là lực lượng hỗn hợp của A và B
Thí dụ có hai lực lượng là 100 quân Mỹ và 8 quân Anh, ta có thể tổng hợp lại thành một “liên quân”:
100 quân Mỹ + 8 quân Anh = 108 quân Mỹ và Anh
Nếu B = A thì dĩ nhiên C = 2A = 2B (một hỗn hợp đồng nhất có lực lượng gấp hai lần ban đầu)
Thí dụ:        2 quân ta + 2 quân ta = 4 quân ta và quân ta
Quân ta và quân ta thì cũng là quân ta nên có thể viết gọn lại
                  4 quân ta và quân ta = 4 quân ta
Bây giờ, NTT nghĩ, giả sử rằng A và B là hai lực lượng tương phản nhau thì tùy qui ước, ta có thể chọn một trong hai lực lượng ấy là dương (và đương nhiên, lực lượng còn lại phải là âm. Ở đây nhà thông thái chọn A là dương, ký hiện A; và B là âm, ký hiệu B. Sự tổng hợp của chúng là:
                   
X được gọi là ẩn số vì chưa biết tình hình tổng hợp sẽ đưa đến hậu quả gì (người ta còn gọi biểu thức toán học chứa ẩn số là phương trình)
Để cho đầy đủ thì một lực lượng không nằm trong mối quan hệ tương phản nào (đứng độc lập) thì gọi lực lượng đó là không âm, không dương; nếu K là lực lượng như thế thì ta ký hiệu là K
Trường hợp có sự chuyển hóa qua lại giữa   trong quá trình tổng hợp chúng, nếu lực lượng tương phản giữa chúng là bằng nhau thì:
             
(chỉ sự tương phản mất đi nhưng lực lượng vẫn còn đó, hay gọi là bảo toàn!)
Nếu lực lượng dương lớn hơn (ký hiệu >) lực lượng âm, ta cũng sẽ có:
Có thể coi  là một lực lượng mới; không nằm trong mối quan hệ tương phản nào nên không âm không dương, nhưng nếu so với trước khi tổng hợp thì nó mang tính dương của , nghĩa là:


          
Dấu “-“ trong biểu thức được gọi là dấu trừ, biểu thị sự bớt đi. Sự xuất hiện của dấu này là hệ quả của biểu thức:
Nếu biết A (hoặc B) và C mà muốn tìm B (hoặc A) thì ngược với tổng hợp là tiêu tán; ngược với cộng thêm là trừ bớt, hay là:
C – B = A  và  C – A = B
Nếu lực lượng dương nhỏ hơn (ký hiệu <) lực lượng âm thì:
                       
Đến đây, NTT rút ra một kết luận nhỏ, thế này: nếu nhắm mắt làm ngơ tất cả những cái gọi là lực lượng vật chất, sự bảo toàn của chúng cũng như những vấn đề “vật lý” mà chỉ chú ý đến “số lượng” âm và dương thôi, thì tất cả những biểu thức trên đều có thể qui về dạng như toán học hiện nay đang dùng. Chẳng hạn biểu thức:
(Nhưng quan niệm cho rằng số âm bao giờ cũng nhỏ hơn số dương, theo NTT, là một sai lầm “chết người” của toán học đương đại. Xét về mặt lực lượng thì -5 < -3 hay -5 < 1 là một sự qui ước bất bình đẳng, có tính chất “phân biệt chủng tộc”! Nếu -5  < +5 thì +5-5 làm thế nào mà bằng 0 được? Vậy sự lớn hay nhỏ hơn nhau ấy chỉ có thể là do qui ước sai so với thực tại!)
Như vậy, biểu thức ─ + ─ ─ = 0 là một trường hợp đặc biệt khi âm và dương bằng nhau hoặc luôn có thể chọn được vị trí quan sát một cách chủ quan cho chúng bằng nhau, và phát biểu theo ngôn ngữ hiện nay thì, âm tổng hợp với dương cho ra cái không âm không dương, nghĩa là "trở thành" hư vô (tương đối) chứ không phải là Hư Vô; sự tương phản không hiện hữu nữa nhưng tồn tại thì cứ vẫn tồn tại, dù “vật đổi sao dời”!)
Nhưng như đã trình bày, sự tổng hợp sẽ làm nên một lực lượng nào đó gọi là hỗn hợp, hòa hợp chứ không hòa tan (theo cách nói rất hay của các nhà chính trị muốn bảo tồn văn hóa, những nét riêng của dân tộc.) Vì vận động là bảo toàn (điều hiển nhiên nếu cho rằng năng lượng được bảo toàn!) nên cái lực lượng nào đó được gọi là hệ thống, tương phản âm dương “lặn” vào trong tạo thành vận động cân bằng nội tại của hệ thống đó. Qua đây mà thấy sự vận động nội tại của một thực thể theo qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (qui luật mâu thuẫn) do chủ nghĩa Mác - Lênin đề ra, không sai lầm  thì cũng phiến diện. Tuyệt đối thì không thể có bất cứ thực thể nào có thể tự thân vận động được ngoại trừ Vũ Trụ! Và NTT có thêm một kết luận: nếu trong thực tại xảy ra quá trình tổng hợp âm dương và có sự chuyển hóa qua lại giữa chúng, thì kết quả sẽ là sự ra đời một hệ thống vận động cân bằng.
Trong trường hợp chuyển hóa hoàn toàn thì sao? Trước hết, NTT chỉ ngay ra một “kiểu” chuyển hóa gọi là chuyển hóa “ảo” (thuần túy hình thức!), nghĩa là qui ước lại, cho lực lượng trước đây là âm thành dương và lực lượng trước đây là dương thành âm, và thể hiện dưới dạng biểu thức là:


Sự qui ước ấy, dù có tùy tiện, ngẫu hứng đến mấy thì cũng không thể nằm ngoài Tự Nhiên được, nghĩa là trong thực tại vẫn có quá trình tổng hợp âm dương như vậy. Giả sử cho lực lượng dương lớn hơn lực lượng âm (trong trường hợp chuyển hóa hoàn toàn), thì:
                        
                             
Trong vật lý, đó chính là sự mô tả đối với va chạm cơ học trực diện, tuyệt đối không đàn hồi ( hoàn toàn lý tưởng thôi!).
Quá trình tổng hợp âm dương đồng thời với chuyển hóa hoàn toàn, có thể được coi là quá trình tạo nên hệ thống mới bởi vì sau quá trình, hai lực lượng không thể phân ly trở lại được nữa (và có thể gượng ép mà cho rằng chúng hợp thành một hệ thống gọi là “giả” và gọi là giả hệ thống!)
Quá trình tổng hợp mà không xảy ra chuyển hóa là một quá trình không có thực (hoặc là không xảy ra tương tác cơ học):
                 
                                  
(có thể coi là sự hoán đổi vị trí một cách… lý tưởng! Điều phải "khắc cốt ghi xương" ở đây là do bị nguyên lý tương tác khống chế mà không thể xảy ra sự chuyển hóa "trọn vẹn" động năng của một thực thể trong thực tế tương tác cơ học!)
Cần thấy rằng con lắc toán học là trường hợp riêng của tổng hợp âm dương, chuyển hóa âm dương hoàn toàn và điều hòa (mang tính lặp đi lặp lại hay còn gọi là tính chu kỳ). Đó là nhận định (chưa chắc đã đúng!) của NTT. Để chứng minh nhận định đó và cũng tiện thể xem mức độ đúng đắn của những luận giải toán học kiểu lạ lùng vừa đề xướng, ông ta tiến hành thực nghiệm (xem mô tả ở hình 1).
Gọi con lắc là A và Trái Đất là B. Tại vị trí O, khi con lắc chưa họat động, NTT cho rằng A và B không tương phản nhau (thực ra thì không hẳn là thế, vì lực hấp dẫn luôn tồn tại giữa chúng; nhưng NTT đã lờ tịt đi!), do đó tổng lực lượng của chúng là:
                 
                                  
Khi đưa A đến vị trí M, cách mặt đất một khoảng h, giữa A và B thiết lập một mối quan hệ tương phản. Gọi A là dương và B là âm, ta có:
Thực ra, từ phải là một quá trình nào đó sao cho về mặt lực lượng phải được bảo toàn, NTT hình dung quá trình đó, một cách hình thức, như sau:

Nhưng cũng không cần chú ý đến nó mà coi như đã có sẵn tình trạng tương phản và bắt đầu khảo sát quá trình họat động của con lắc từ đó.
Nếu không bị ràng buộc bởi dây l, quá trình tổng hợp sẽ là sự rơi tự do của con lắc từ vị trí M "xuống" M’, ta có:
                 
                       
Vì đã bỏ qua quá trình đưa con lắc đến vị trí M nên khi con lắc ở vị trí M’, sự tổng hợp và chuyển hóa âm dương kết thúc, kết quả là:
            
Nhưng để là con lắc toán học thì phải tồn tại sợi dây l và con lắc vì bị “vướng” l nên nó phải “rơi” theo quĩ đạo có bán kính l. Cũng vì “vướng” sợi dây l mà sự chuyển hóa âm dương phải hoàn toàn, do đó:
                 
                            
Cũng lại là do sự ràng buộc của dây l và lực hấp dẫn mà khi đạt đến trạng thái tương phản mới, con lắc và Trái Đất lại buộc phải tổng hợp và chuyển hóa âm dương hoàn toàn với nhau, nghĩa là:

                 

                        
Cứ thế, quá trình lặp đi lặp lại một cách chu kỳ!
Điều hay ho thấy ở đây là nếu chúng ta không chú ý tới Trái Đất thì chúng ta sẽ thấy hình như con lắc tự thân vận động, tự thân chuyển hóa hoàn toàn:
                 
                              
Trạng thái của con lắc tại vị trí O (trong quá trình chuyển hóa) được gọi là vừa âm vừa dương, hay cũng gọi là không âm không dương:
                 
                         
Theo NTT thì cuộc thực nghiệm đã thành công mỹ mãn, đã chứng thực tính đúng đắn về quan niệm âm dương của người xưa; nhất là hai quan niệm phản phục và qui căn đã được thể hiện rất rõ ở trường hợp con lắc toán học. Hai lực lượng âm dương khi đứng riêng độc lập với nhau, nghĩa là giữa chúng chưa xuất hiện mối quan hệ tương phản thì được gọi là không âm không dương hay cũng có thể gọi là những lực lượng vô cực. Nếu hạt điện tử tự do không nằm trong bất cứ mối quan hệ nào (tưởng tượng được như thế!) thì không tài nào phát hiện được bản chất điện tích âm của nó, mà thậm chí (nói nhỏ thôi kẻo các nhà vật lý học nghe thấy thì nguy!) bản chất ấy, trong tình trạng giả định ấy là không tồn tại. Khi hai lực lượng nằm trong mối quan hệ tương phản nhau, chúng là âm dương của nhau. Khi tổng hợp và chuyển hóa nhau, hai lực lượng ấy tạo nên hệ thống. Hệ thống là hai lực lượng được tổng hợp lại, chuyển hóa quan hệ âm dương lẫn nhau trong mối quan hệ âm dương giữa chúng. Trong một hệ thống có thể có nhiều lực lượng và nhiều kiểu tương phản, nhưng bao giờ cũng có thể phân định một cách đại thể được thành hai lực lượng và một mối quan hệ âm dương một cách tương đối.
Một hệ thống, nếu không bị tác động bởi các lực lượng bên ngoài nó, sẽ tồn tại vĩnh viễn (đồng thời cũng không thể tồn tại!!!), các trạng thái của nó xuất hiện và mất đi một cách chu kỳ, hay có thể nói là đầu thai và chết đi một cách luân hồi như các tôn giáo đã dạy!). Trong Vũ Trụ, một cách tự nhiên và cũng để cho triết học duy tồn “vui vẻ”, có hai loại hệ thống, một loại là nhỏ nhất và một loại là lớn nhất. Loại nhỏ nhất, nhiều vô vàn; chính là hạt KG. Loại lớn nhất, chỉ có một, duy nhất; chính là Vũ Trụ. Cả hạt KG, cả Vũ Trụ, tồn tại vĩnh viễn (mà cũng không…; biết rồi, khổ lắm, nói mãi!). Hai loại hệ thống đó, nếu ở ngoài sự so sánh, chúng là những vô cực; nếu đặt chúng trong mối quan hệ âm dương (tương phản to - nhỏ) thì nếu gọi hạt KG là cực tiểu thì Vũ Trụ là cực đại (và ngược lại, vì muốn gọi thế nào cũng được!). Cũng có thể gọi chúng bằng một cái tên chung. NTT định lấy tên mình làm cái tên chung ấy để kiếm chút… danh, nhưng sực nhớ rằng các hiền triết Trung Hoa cổ đại đã “nhanh miệng” đặt cho chúng một cái tên không thể tuyệt vời hơn: Thái Cực. Ngoài ra, họ còn đặt tên chung cho hai lực lượng âm và dương trong cùng một hệ thống (làm nên hệ thống) là Nghi. Như vậy, có thể thấy vận động của hệ thống là sự chuyển hóa qua lại giữa hai Nghi hay cũng có thể nói là sự chuyển hóa nội tại của một Lưỡng Nghi…

(Còn tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH