Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

BÍ ẨN KHOA HỌC 87

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bí ẩn của Trái Đất : SÓNG THẦN | Phim tài liệu khoa học (Thuyết Minh)

Ác giả ác báo là hoàn toàn có căn cứ khoa học

Mới đây, Đại học Gaddafi (Anh) và trường Đại học Texas (Mỹ) đã cùng thực hiện một nghiên cứu và chứng minh được rằng “ác hữu ác báo” là hoàn toàn có căn cứ khoa học. 

Tâm hồn giữ thiện niệm và suy nghĩ tích cực thì khoẻ mạnh hơn

Theo thống kê cho thấy, những tội phạm tuổi thiếu niên thường có cơ thể khỏe mạnh hơn những thiếu niên biết tuân thủ pháp luật ở cùng độ tuổi. Nhưng sau khi họ bước vào tuổi trung niên thì tình hình sức khỏe lại xuống dốc nhanh chóng, nguy cơ nằm viện và bị tàn tật cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Điều này khá dễ hiểu, rất có thể là có quan hệ tới thói quen sinh hoạt không tốt và trạng thái tâm lý tạo thành. 
Nghiên cứu của các nhà khoa học còn phát hiện một hiện tượng kỳ lạ khác. Khi trong tâm hồn người ta tồn giữ thiện niệm và suy nghĩ tích cực thì cơ thể sẽ tiết ra một chất truyền dẫn giúp tế bào được khỏe mạnh. Tế bào miễn dịch cũng trở nên hoạt bát hơn, bởi vậy người ta sẽ không dễ ốm đau, bệnh tật. 
Nếu thường giữ trong mình những suy nghĩ chân chính thì hệ thống miễn dịch của con người sẽ rất mạnh mẽ, không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào của thuốc men. Khi trong tâm lưu giữ ác niệm, ý định xấu thì hệ thống thần kinh cũng sẽ chịu ảnh hưởng ngược lại. Tức là những nhân tố tiêu cực bị kích hoạt và khởi động, còn các yếu tố tích cực lại bị ức chế, cơ chế lành mạnh của cơ thể bị phá hoại. 
Vậy nên những người lương thiện quả thực thường sống khỏe mạnh và trường thọ. Còn những kẻ hành ác lại phải chịu những dày vò về thể xác khi chỉ mới bước qua tuổi trung niên. 



Ác giả ác báo là quy luật tự nhiên của vũ trụ!

Tư tưởng tiêu cực khiến cơ thể phát sinh độc tố

Một tạp chí của Mỹ từng đăng tải một báo cáo nghiên cứu với chủ đề: “Tâm trạng xấu sinh ra chất độc”. Trong báo cáo nói rằng: “Theo thí nghiệm trong phòng thực nghiệm tâm lý, thì ác niệm của con người chúng ta có thể dẫn tới những thay đổi về chất hóa học trong sinh lý, sẽ sinh ra một loại độc tố trong huyết dịch. Khi con người ở trạng thái bình thường, hà hơi vào trong một cốc đá lạnh thì sẽ đọng lại một thứ vật chất trong suốt không màu. Còn khi con người ở trong trạng thái oán hận, giận dữ, khiếp sợ, đố kỵ thì thứ vật thể đọng lại sẽ lần lượt cho ra những màu sắc khác nhau. Thông qua phân tích hóa học cho thấy, tư tưởng tiêu cực của con người sẽ khiến bên trong cơ thể người ấy sinh ra độc tố”. 
Gần đây, trường Đại học Yale và Đại học California đã tiến hành một nghiên cứu với chủ đề “Mối quan hệ xã hội ảnh hưởng như thế nào tới tỷ lệ tử vong”.
Các chuyên gia đã chọn ra ngẫu nhiên 7.000 người và tiến hành theo sát điều tra trong vòng 9 năm. Thống kê cho thấy, những người vui vẻ giúp đỡ người khác và sống hòa hợp có trạng thái sức khỏe và tuổi thọ dự đoán tốt hơn nhiều so với những người luôn có ý nghĩ xấu, lòng dạ hẹp hòi, và gây tổn hại tới lợi ích của người khác. 
Tỷ lệ tử vong của những người mang ác tâm cao hơn người bình thường từ 1,5 – 2 lần. Kết quả nghiên cứu này cũng đúng với người ở các dân tộc, giai tầng khác nhau có các thói quen rèn luyện sức khỏe khác nhau. Cuối cùng, các nhà khoa học kết luận: “Hành thiện có thể kéo dài tuổi thọ của con người”. 
Nhiều thực nghiệm khác cũng rút ra kết luận tương đồng. Tức là trạng thái tư tưởng thuần tịnh, từ bi, tích cực có thể khiến sinh mệnh khỏe mạnh, hạnh phúc. Còn những người có ác niệm sẽ khiến kết cấu cơ thể mất cân bằng và kèm theo diễn biến bệnh lý. Đây được coi là phát hiện trong lĩnh vực sinh lý y học. 
Những điều này sớm đã được tường thuật một cách có hệ thống trong những cuốn sách cổ của Á Đông vài nghìn năm trước. Nếu Khổng Tử từng nói “Nhân giả Thọ” (Người có lòng nhân thường sống thọ), thì trong những sách y học cổ cũng từng giảng: “Chính khí tồn nội, tà bất khả can” (Trong lòng tồn giữ chính khí thì tà không thể can nhiễu). 
Những người vô thần cũng thường nói, đây chỉ là tác dụng ám thị về ý thức tâm lý. Họ cho rằng, đạo đức là do con người đặt ra, không hề có một tiêu chuẩn cố định nào. Thiện ác cũng không có tiêu chuẩn cố định, người tốt hay người xấu cũng do con người tự mình định nghĩa mà thôi. 
Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học phát hiện rằng thiện và ác có những tần số năng lượng khác nhau, những đặc tính vật chất khác nhau. Những đứa trẻ vừa chào đời không lâu, chưa từng trải qua sự giáo dục nhưng đều đã có bản tính lương thiện của mình.
Khi muốn nói dối, bắt nạt người khác, dẫu vẻ mặt người ta ổn định thế nào, không để lộ cảm xúc ra sao nhưng trạng thái tâm lý đều sẽ biến đổi một cách không thể tự chủ. Nghĩa là trạng thái tâm lý này vận hành một cách khách quan, không tùy thuộc vào việc người ta nghĩ gì, điều khiển ý thức ra sao. Nguyên lý ấy đã được người ta đưa vào ứng dụng cho các máy dò nói dối, máy trắc nghiệm tâm lý. 

Bí ẩn của nước cho thấy vạn vật đều có linh

Đầu thế kỷ 21, nghiên cứu về trạng thái kết tinh của nước đã gây chấn động toàn thế giới cho thấy khái niệm thiện ác trong tự nhiên hầu như đã có tiêu chuẩn khách quan, không phải điều hư cấu mà bản thân con người tạo ra. 
Khi nước được tiếp xúc với những tín hiệu tốt như sự từ bi, bác ái, hạnh phúc, khích lệ hoặc khi ở trong một trường năng lượng âm nhạc mỹ diệu, kết tinh của nước sẽ thể hiện ra những hình dạng lung linh, kỳ diệu và chắc chắn. Còn nếu khi nước tiếp xúc với những thông tin tiêu cực, thì cấu tạo của kết tinh nước lại biến dị, cong vẹo, thậm chí là phân tán không thể thành hình.
Nước là cội nguồn của sinh mệnh, trong cơ thể người có hơn 70% vật chất đều là nước. Khi con người ở những trạng thái khác nhau, tích cực hay tiêu cực, thì cơ thể của họ có thể cũng đang xảy ra sự biến đổi y như tinh thể nước vậy.
Những nghiên cứu khác về “Trải nghiệm cận tử” và “Thôi miên quay trở về kiếp trước” vào cuối thế kỷ 20 đã cho thấy rằng: Sinh mệnh luân hồi, không gian khác, nhân duyên quả báo, thậm chí là thiên đường và địa ngục hóa ra đều tồn tại. Con người khi làm việc xấu, không đối xử tốt với ai, nếu đời này chưa thể chịu báo ứng ngay lập tức thì rất có thể sẽ tiếp tục phải bồi hoàn ở đời sau, cho tới khi bồi hoàn hết thảy mọi nghiệp lực.
Thậm chí những vai diễn người ấy đóng khi đầu thai chuyển sinh cũng có quan hệ trực tiếp tới sự tích lũy nghiệp lực của đời trước. Điều này cũng giống như một câu nói cổ của  người Á Đông: “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo, không phải không báo, là chưa đến lúc. Khi nào đến lúc, thứ gì cũng báo”. Trong lịch sử trong những câu chuyện có thật xảy ra nhiều vô kể. Chúng soi chiếu lẫn nhau, cùng với khoa học chứng thực ngày nay đang từng bước chứng minh rằng quy luật nhân quả là hoàn toàn có thực.
Phía sau thế giới vật chất đều tồn tại đặc tính vận hành của vũ trụ
Vì sao sau khi con người làm việc xấu lại gặp phải báo ứng? Phía sau những hiện tượng bề mặt của thế giới vật chất này, phải chăng có bàn tay của tạo hóa mà chúng ta không nhìn thấy đang an bài tất cả những điều này?
Cổ nhân có câu rằng: “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt”, “Thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt vị tư”. Phép vận hành của vũ trụ là công bằng, đó là một sự đảm bảo khiến vòng chu chuyển được ổn định, có thể cân bằng hết thảy mọi loại vật chất, khiến cho người lương thiện nhận được phúc báo, kẻ xấu phải chịu ác báo.
Nhưng vì sao những người làm việc xấu lại phải gánh chịu tai nạn, ma nạn và quả báo? Vì sao lại để người tốt được điều tốt, mà không phải là để người xấu được điều tốt?
Điều này phải chăng đã tiết lộ một sự thực lớn hơn rằng: Phía sau thế giới vật chất chắc chắn có tồn tại quy luật hoặc thứ gọi là đặc tính vận hành. “Thiện” chính là phù hợp với đặc tính này nên mới được dài lâu. “Ác” vì đi ngược đặc tính của vũ trụ và đạo pháp căn bản nên dễ chuốc lấy bại vong. Điều ấy cũng giống như Lão tử nói: “Thiên đạo không có người thân, thường ở với người hiền” (Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân).
Dẫu hàng trăm hàng nghìn năm trôi qua, thiện ác hữu báo vẫn luôn được truyền miệng, được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Rất nhiều cuốn sách cổ cũng đều ghi chép lại một lượng lớn những ví dụ có thực vô cùng sinh động, có thể chứng minh tính chân thực của thiện ác hữu báo. Nhưng quá trình người thiện nhận báo đáp, người ác nhận báo ứng thì lại không mấy rõ ràng. Rốt cuộc thì không ai nhìn thấy mối quan hệ chuyển hóa trong quá trình này, mà chỉ đơn thuần nhìn thấy kết quả báo ứng mà thôi.
Giữa sự cho đi và báo đáp có quá trình chuyển đổi bí mật với một nguồn năng lượng thần kỳ. Giáo sư ngành “Sinh mệnh luân lý học” của trường Đại học Case West store và tiểu thuyết gia Jill Naimak xuất phát từ góc độ khoa học và y học đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa việc hành thiện, “cho đi”, “báo đáp” có mối quan hệ gì.
Nhà nghiên cứu đã chế định một bảng trắc nghiệm chi tiết và giám sát trường kỳ những người thích cho đi và những cách “báo đáp” khác nhau cho từng kiểu “cho đi” đó. Những người có trái tim nhân hậu, thích hành thiện, bố thí quả thực có năng lực xã hội, phán đoán và cảm xúc đều thăng hoa toàn diện. Dẫu chỉ là những hành động đơn giản như mỉm cười từ đáy lòng với người khác hay một nét mặt hài hước, thân thiện cũng đều khiến nồng độ protein của tế bào miễn dịch có trong nước bọt tăng lên.
Sau khi tổng kết số liệu của các báo cáo công phu trong suốt một thời gian dài, họ đã có được thông tin khiến người ta kinh ngạc. Những hành động lương thiện của con người, ví như khen ngợi, khoan dung, dũng cảm, hài hước, tôn trọng, đồng cảm, trung thành… cho thấy: Giữa sự cho đi và báo đáp có quá trình chuyển đổi bí mật với một nguồn năng lượng thần kỳ.
Tức là khi một người cho đi thì năng lượng báo đáp đồng thời sẽ quay trở về người này theo các hình thức khác nhau. Điều này là hoàn toàn khoa học, hết sức thực tại, chỉ là trong đa số tình huống như vậy bản thân người “cho đi” không hề biết gì, không có cảm nhận gì. 
Khi tĩnh tại, quá trình lão hóa đại não có thể bị “đảo ngược”
Trên thực tế, trong cuốn “Hoàng Đế nội kinh”, tác phẩm y học nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại đã nói: “Tĩnh thì tàng thần, nóng thì tiêu vong”. Tinh thần con người ở trong trạng thái nhẹ nhàng, trầm tĩnh thì có thể tồn giữ chân khí trong tâm, được bình an. Kỳ thực, ý nghĩa của tĩnh rất rộng lớn, không chỉ đơn là sự thuần tĩnh tại bất động.
Khoa học chứng minh thiền định có thể sản sinh năng lượng siêu thường. Tĩnh chính là trong ma sát với những nhân tố bên ngoài, người ta có thể dùng trái tim khoáng đạt mà bao dung, thứ tha cho người khác. Đó hoàn toàn là một trạng thái vượt xa với cái cách người ta tranh đấu kịch liệt hay xổ ra một tràng những lời miệng lưỡi sắc nhọn như đao kiếm khiến người khác tổn thương. Nghiên cứu khoa học hiện đại chứng minh rằng sau khi con người nhập tĩnh, đại não có thể quay trở lại trạng thái sóng điện của thời ấu thơ, khiến quá trình lão hóa tạm thời bị “đảo ngược”.
Thiện ác hữu báo là nền tảng sinh tồn của nhân loại
Khoa học chứng thực hiện đại rất chú trọng tới căn cứ. Chỉ khi có một lượng lớn những căn cứ khoa học, con người mới thừa nhận và nhận thức một loại sự vật nào đó. Điều đó đã khiến rất nhiều truyền thống lưu lại từ những niên đại xa xưa, vì sự hạn cuộc của biện pháp tìm kiếm khoa học, mà luôn bị nhân loại bài xích và dị nghị. Thiện ác hữu báo cũng là một trong số những ví dụ đó.
Tuy vậy, từ những nghiên cứu khoa học này có thể thấy được rằng, thiện ác hữu báo đã trở thành quy luật nền tảng vận hành cho toàn bộ xã hội nhân loại. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng niềm tin vào thiện ác hữu báo của cổ nhân hoàn toàn không phải là những mê muội, phong bế trong tư tưởng. Trái lại, đó là cái nhìn vô cùng khoa học, nhắm thẳng vào bản chất của sinh mệnh và vũ trụ. 
Thiện Đức

Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người?

Đức Khương , Theo Trí Thức Trẻ 1 ngày trước

Loài người mới chỉ xuất hiện trên Trái Đất vài trăm nghìn năm nhưng chúng ta lại sở hữu một trí tuệ rất ưu việt, thế nhưng tại sao khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không hề tiến hóa để sở hữu được trí tuệ như chúng ta?

Khủng long xuất hiện vào cuối kỷ Trias và thống trị Trái Đất như những loài động vật lớn và linh hoạt trong 165 triệu năm. Nếu không có sự tuyệt chủng hàng loạt của chúng thì có lẽ loài người đã không có cơ hội xuất hiện trên Trái Đất này. Và chắc hẳn sẽ có rất nhiều người đã tự đặt ra câu hỏi: Tại sao tồn tại trong vòng hơn một trăm triệu năm, loài khủng long không sinh ra trí tuệ? Khoảng cách quyết định giữa khủng long và động vật có vú là gì?
Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 1.
Kể từ sau sự kiện tuyệt chủng Tam Điệp-Jura (201,3 triệu năm trước), khủng long trở thành nhóm động vật có xương sống chiếm ưu thế nhất xuyên suốt qua kỷ Jura cho đến cuối kỷ Phấn Trắng, khi sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng-Cổ Cận (66 triệu năm trước) diễn ra làm tuyệt chủng hầu hết các nhóm khủng long và 3/4 các loài động vật, thực vật trên Trái Đất, đánh dấu kết thúc Đại Trung Sinh và bắt đầu Đại Tân Sinh. Các ghi nhận hóa thạch cho thấy chim là khủng long có lông vũ, tiến hóa từ khủng long chân thú vào thế Jura muộn. Do đó, chim là hậu duệ duy nhất còn sót lại ngày nay của khủng long. Khủng long vì thế có thể được chia thành khủng long phi điểu - tất cả các loại khủng long khác chim, và chim.
Trước hết, chúng ta phải làm rõ một câu hỏi - mục tiêu cuối cùng của sự sống và tiền hóa có phải là trí tuệ hay không?
Không, bản thân sự sống vốn không có mục tiêu, nhưng nếu cố nói một cách gượng ép thì có thể nói rằng mục tiêu của sự sống là tiếp tục sống và sinh sôi nảy nở. Và làm thế nào để đạt được mục tiêu này thì dường như nó là một sự ngẫu nhiên giống như việc các loài động vật tiến hóa để có thể phù hợp với môi trường sống, loài nào tiến hóa phù hợp thì tiếp tục tồn tại, còn không thì sẽ chịu số phận tuyệt chủng.
Nếu như chúng ta tính tổng trọng lượng của sự sống trên Trái Đất thì 80% khối lượng này đến từ những loài thực vật và con người chỉ chiếm 0,01% trong số đó. Từ góc độ số lượng của loài, chắc chắn vi sinh vật chiếm ưu thế tuyệt đối, chúng ta không bao giờ biết có bao nhiêu loại vi sinh vật sống trên Trái Đất bởi một người có 30 nghìn tỷ tế bào, nhưng có 39 nghìn tỷ vi sinh vật trong cơ thể.
Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 2.
Vậy tại sao con người lại trở thành loài có khả năng thách thức thiên nhiên cao nhất trong lịch sử Trái Đất?
Đây có lẽ là sự ngẫu nhiên của tiến hóa giúp cho chúng ta có được trí tuệ ưu việt. Trên thực tế tiến hóa sẽ chẳng theo một quy luật nào bởi có rất nhiều loài trong tự nhiên tiến hóa không tuân theo những quy luật mà chúng ta vẫn đề ra, có loài đã tiến hóa để rồi "vứt bỏ" đôi mắt mà tổ tiên của chúng phải qua rất nhiều giai tiến hóa để có được, có loài "vứt bỏ" tứ chi và mắt để rồi lại tiến hóa để có được chúng. Có những loài tiến hóa để thích nghi với cuộc sống trên cạn để rồi lại tiếp tục tiến hóa để quay trở về mặt nước...
Vì vậy, sự phát triển của trí thông minh chỉ là một trong nhiều con đường của sự tiến hóa, bản thân nó không có gì đặc biệt bởi nhiều loài động vật cũng có trí thông minh, và trí thông minh quả thực là một trong những ưu thế để có thể thích nghi với môi trường sống. Nhưng trên thực tế, thực vật và vi khuẩn hoàn toàn không có não những vẫn tồn tại và phát triển với số lượng và trọng lượng lớn hơn con người rất nhiều, vì vậy theo quan điểm này, trí thông minh không nhất thiết quan trọng cho sự tồn tại. Nhưng đối với các loài động vật lớn thì trí thông minh lại là một ưu điểm cho sự tồn tại bởi kích thước lớn đồng nghĩa với tuổi thọ được kéo dài và mức độ tiêu thụ năng lượng cũng lớn hơn.
Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 3.
Để có thể phát triển được trí thông minh thì kích thước não so với tỷ lệ cơ thể cũng phải phát triển, và điều đó đồng nghĩa với việc phải cung cấp một lượng protein lớn trong khẩu phần ăn. Vì vậy hầu hết các loài động vật ăn cỏ sẽ không có cơ hội để tiến hóa theo hướng này, thay vào đó là các loài động vật ăn thịt và ăn tạp.
Nhưng trên thực tế, đối với động vật ăn thịt, trí thông minh không phải là một lựa chọn đặc biệt hiệu quả. Ngay cả khi con người chúng ta đã trời thành loài thống trị trái đất, thế nhưng khi phải đối mặt với những loài thú ăn thịt bằng tay không thì phần trăm chiến thắng của chúng ta gần như là không thể.
Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 4.
Hơn nữa, trí thông minh là một chỉ số sinh lý của sự đầu tư siêu cao về năng lượng, sau khi đạt đến một mức độ nhất định, việc tiêu hao năng lượng quá mức của bộ não sẽ kéo theo khả năng cạnh tranh sinh tồn của bạn giảm xuống. Trên thực tế bộ não của con người chỉ chiếm 2% cơ thể nhưng lại tiêu thụ 25% tổng năng lượng. Mức độ tiêu thụ năng lượng này dường như là một hằng số và hầu như không giảm xuống ngay cả khi chúng ta đi ngủ. Vì vậy, đối với loài ăn thịt, trí thông minh của chúng dường như không cần phải quá ưu việt bởi chúng chỉ cần thông minh hơn loài ăn cỏ và tiến hóa để phát triển thể hình, tốc độ và sức mạnh.
Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 5.
Điều này cũng đúng đối với khủng long, khủng long ăn thịt đứng đầu chuỗi thức ăn có thể có trí thông minh tương đối cao, có thể sánh ngang với hổ và sư tử hoặc thông minh hơn nữa, nhưng chúng hoàn toàn không có cơ hội tiến hóa để có thể thông minh được như con người.
Hơn nữa các loài ăn thịt lớn sẽ đi vào ngõ cụt của quá trình tiến hóa, sự phụ thuộc của chúng vào móng vuốt và sức mạnh thể lực đã trở thành lối mòn trong tiến hóa. Ngoài ra, động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt dường như tham gia vào một cuộc "chạy đua vũ trang" để có thể sinh tồn, ví dụ như báo Cheetah và linh dương trên đồng cỏ, chúng luôn săn đuổi nhau trên đồng cỏ, con nào chạy chậm hơn thì sẽ có khả năng sinh tồn thấp hơn, bởi vậy cả hai loài này đều cố gắng tiến hóa để đạt được mục tiêu phát triển tốc độ và không tiếp tục phát triển về trí tuệ.
Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 6.
Hay một ví dụ khác được coi là điển hình nhất của cuộc “chạy đua vũ trang” không có hồi kết này là hổ răng kiếm và voi răng mấu. Cặp răng khổng lồ của chúng có thể đã tiến hóa để chọc thủng động mạch của voi răng mấu. Thế nhưng vớt sự xuất hiện của con người và thay đổi khí hậu, voi ma mút và voi răng mấu đã tuyệt chủng, kéo theo đó là sự tuyệt chủng của hổ răng kiếm bởi cấu tạo sinh lý của chúng không phù hợp để có thể phát triển trí tuệ hay săn đuổi những loài vật khác.
Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 7.
Bởi vậy có thể thấy cơ hội tiến hóa để có được trí tuệ lúc này thuộc về các loài ăn tạp, vậy cần đáp ứng những điều kiện gì để tiến hóa theo hướng thông minh?
Có lẽ điều đầu tiên đó là cơ thể phát phát triển để có kích thước đủ lớn ở một mức độ nhất định, hoạt động theo nhóm và có khả năng hoàn thành các chuyển động phức tạp.
Đối với các loài đáp ứng các điều kiện này, sức mạnh của nhóm thay thế nhu cầu của sức mạch đơn lẻ từ đó không cần phải quá tập trung tiến vào sức mạnh của móng vuột như các loài ăn thịt. Vì vậy não sẽ tiếp tục phát triển dưới áp lực của nhu cầu hợp tác xã hội, chẳng hạn như những loài họ hàng xa đã tuyệt chủng của chúng ta, chúng đã phát triển để có một bộ não lớn và có thể sử dụng lửa từ 500.000 năm trước đến 300.000 năm trước, khác xa với các loài động vật khác.
Tại sao loài khủng long đã thống trị Trái Đất hơn 100 triệu năm lại không sinh ra trí tuệ như loài người? - Ảnh 8.
Con người chúng ta là loài may mắn nhất trong số đó, vì những đột biến nào đó chưa rõ ràng, chúng ta đã bước vào sự bùng nổ của việc phát triển trí tuệ sớm hơn những người họ hàng thân thiết này. Vì vậy, nguyên nhân cơ bản khiến khủng long không tiến hóa được trí thông minh có thể là do không có loài phù hợp đáp ứng được các điều kiện trên. Tuy nhiên việc có được những điều kiện này hoàn toàn là ngẫu nhiên, nếu khủng long được cho thời gian và không giới hạn để tồn tại thì cũng có thể những loài có các điều kiện trên sẽ xuất hiện trong số chúng và tiến hóa để có được trí tuệ ưu việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét