Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

TT & HĐ II - 15/f

                                    10 luỹ thừa -24 sau giây 0 và Thái Cực sinh Lưỡng Nghi


PHẦN II:     Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt


“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

(Sir James Jeans.)

“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
 (Ph.Bêcơn)


“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
  (Arixtốt)


CHƯƠNG IV: PHẢN PHỤC



Đạo rất huyền nhiệm tinh vi, không ai biết hết được, tùy bẩm thụ khác nhau mà người (có đức) nhân thấy nó nhân, gọi nó là đạo nhân; người trí (sáng suốt) thấy nó trí, gọi nó là trí. (Hệ Từ truyện – quyển thượng).


Kẻ tiểu nhân cho rằng một điều thiện nhỏ là vô ích nên không làm, một điều ác nhỏ là vô hại nên cứ làm; vì vậy mà các điều ác cứ tích lũy tới lúc không che giấu được nữa, tội hóa lớn mà không thể tha được. (Hệ Từ truyện – quyển hạ).

Theo tôi đã có một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại trên trái Đất , đã sản sinh ra lý thuyết này (tức Kinh Dịch) và đã có một thiên tai mang tính toàn cầu hủy diệt nó, và những bộ phận sống sót còn lại đã lưu truyền những giá trị của nó . Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót còn lại của nền văn minh đó.
(Nguyễn Vũ Tuấn Anh)

“Thiên nhiên buộc phải đặt vấn đề trên ngôn ngữ toán học, vì chỉ trên ngôn ngữ toán học, ta mới có thể thu được lời giải. Nhưng chính vấn đề lại hướng về quá trình xảy ra ở trong thế giới vật chất, thực tiễn”
Heisenberg

“Toán học là ngôn ngữ viết về vũ trụ. Phát triển Toán là một tiền đề để phát triển nền khoa học”
Galileo Galilei

“Mọi phát kiến của nhân loại đều có bàn tay hướng dẫn của Toán học, bởi vì chúng ta không thể có một người chỉ đường nào khác”
Charles Darwin

“Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy lôgic”
Albert Einstein





(Tiếp theo)

***
NTT giả sử rằng trước tiên ta vạch vẽ cặp phương chiều thứ nhất và qui ước dấu âm dương cho nó để được một lưỡng nghi phương chiều. Nếu chỉ có một mình nó thì chẳng thể nào xác định được một mặt phẳng lưỡng nghi. Do đó NTT quyết định vạch vẽ thêm một cặp phương chiều thứ hai, vuông góc với phương chiều thứ nhất qua điểm O.
Hình 7: Biểu diễn tứ tượng và bát quái
Lưỡng nghi phương chiều thứ hai có dấu được qui định từ dấu đã được qui định của lưỡng nghi thứ nhất và ngược lại, nó tác động trở lại làm tăng “độ phức tạp” về ký hiệu dấu của lưỡng nghi thứ nhất. Hiện tượng đó là hiện tượng lưỡng nghi trong lưỡng nghi, nghĩa là:
Đó chính là tứ tượng (xem hình 7/a)!
 Có thể coi mặt phẳng lưỡng nghi vừa hình thành ấy là mặt phẳng quỹ đạo của hệ thống CII, với hai lực lượng lập thành lưỡng nghi, lúc này đóng vai trò như một lưỡng nghi phương chiều. Như vậy mặt phẳng lúc này gồm ba lưỡng nghi phương chiều và lại gây ra hiện tượng lưỡng nghi trong lưỡng nghi. Có thể mô tả dễ dàng như sau:
                  

Đó chính là bát quái.
Về mặt thứ tự vị trí của các quái trong bát quái thì có rất nhiều kiểu sắp, cụ thể là có (theo toán tổ hợp).
8! = 8.7.6.5.4.3.2.1 = 40320 kiểu sắp
Vì chúng phải hợp với nhau thành cặp làm nên lưỡng nghi nên chỉ còn 24 cách sắp. Và trong chuyển hóa cân bằng, điều hòa, do có sự tăng giảm một cách tuần tự, nhân quả theo một chiều xác định, nên chỉ có thể sắp một cách duy nhất.
Nhưng người Trung Quốc có hai cách sắp bát quái gọi là tiên thiên bát quái (hình 4) và hậu thiên bát quái (hình 6/b). Tương truyền, Phục Hi sắp tiên thiên bát quái, Văn Vương sắp lại thành hậu thiên bát quái. Đến thế kỷ XXI, NTT hứng tình lên, góp thêm một kiểu sắp nữa thành tổng cộng có ba cách sắp bát quái. Vậy thì cách nào đúng?
NTT, vì tôn trọng cái tôi (tất nhiên thôi!) nên cho rằng kiểu sắp bát quái của ông ta là hợp lí hơn cả. Ông ta lập luận thế này: Bát quái là một thể thống nhất vận động nên có thể coi nó là một hệ lưỡng nghi gồm hai nghi tương phản như sau:
                 

Hai nghi đó chuyển hóa nhau làm hình thành nên tám trạng thái cơ bản của hệ thống mà mỗi trạng thái đó được đặc trưng bởi một quái ba (hay nói một nghi có tám trạng thái).
Chuyển hóa là một quá trình xảy ra trong thời gian, không thể “đùng một cái” được. Cứ tưởng tượng hai nghi là hai cái chai nối miệng nhau bằng một cái ống, chứa một lượng nước đầy một chai. Khi dốc chai đầy sang chai không, nước sẽ từ chai đầy chảy qua chai không và chai thứ hai dần dần đầy nước. Chai không trở thành đầy và chai đầy trở thành không. Lại dốc ngược lại, chai vừa được rót đầy nước lại dần thành chai không, và hệ thống hai chai đó trở về trạng thái ban đầu. Nếu cho đầy nước là dương (+) thì trống không là âm (-). Một chai nếu phân ra tám trạng thái tương tự như bát quái thì khi đầy nước, nó ở trạng thái toàn dương . Đổ nước sang chai kia, nó vơi dần và chuyển sang các trạng thái lần lượt là còn: nước,  nước, nước và trạng thái không còn giọt nước nào (toàn âm). Tiếp đến là quá trình ngược lại, từ trống không nó sẽ qua ba trạng thái rỗng,  rỗng, rỗng và trở về trạng thái ban đầu (đầy nước); hoàn thành một chu kỳ vận động.
Tương tự, sự chuyển hóa của một nghi (đại biểu cho hai nghi!) trong bát quái cũng như vậy. Giả sử đang ở trạng thái (toàn dương) nó không thể chuyển hóa “cái đùng” sang trạng thái (toàn âm) được mà tính dương phải giảm dần qua các trạng thái trung gian là . Trạng thái đã bớt dương nhưng hai dấu dương liền nhau biểu thị dương còn nhiều. Trạng thái , dương giảm hơn nữa, hai dấu dương nằm tách biệt gợi cảm giác dương đã “loãng”. Trạng thái chỉ còn một dấu dương biểu thị dương sắp cạn và trạng thái tiếp theo (trạng thái ) không thể khác, phải là trạng thái toàn âm . Đến đây, quá trình đổi chiều, tuân theo qui luật phản phục, trạng thái đã xuất hiện dương, nhưng còn ít . Trạng thái : dương đã nhiều nhưng còn “loãng”. Trạng thái thì dương nhiều hơn, “đặc” hơn làm tiền đề xuất hiện trạng thái ban đầu: đầy dương. Hệ thống trở về trạng thái ban đầu (gọi là qui căn) để tiếp tục thực hiện một chu kỳ chuyển hóa mới.
Theo thứ tự sắp xếp 8 trạng thái như thế, NTT đã thể hiện vòng tròn bát quái ở hình 7/b và cho rằng cách sắp xếp đó là “đẹp nhất”.
Cách sắp của tiên thiên bát quái hợp lý hơn của hậu thiên bát quái vì nó thỏa mãn tính lưỡng nghi phương chiều trong mặt phẳng. Thực ra cách sắp xếp của tiên thiên bát quái chỉ khác của NTT ở một chỗ nhỏ là đảo vị trí của hai quẻ li và quẻ khảm. Trong tiên thiên bát quái, việc cho mùa đông được biểu diễn bởi quẻ khôn (toàn âm) nghĩa là âm là lạnh; cho mùa hạ được biểu diễn bởi quẻ càn (toàn dương) nghĩa là dương là nóng. Vậy quẻ khảm (đại diện cho mùa thu) vì nhiều âm và ít dương hơn quẻ ly (đại diện cho mùa xuân) nên phải lạnh hơn. Trong khi mùa thu, từ mùa hạ chuyển sang, vì vẫn còn hơi hám cái nóng của mùa hạ, không thể lạnh hơn mùa xuân được (mùa từ mùa đông chuyển sang, vẫn còn “vương vãi” cái giá buốt đến độ “rét tháng ba bà già chết cóng”!).
Thế còn hậu thiên bát quái xuất hiện từ lý do nào? Theo NTT thì có nhiều khả năng, một “cụ triết” nào đó đã thấy được điều mà bây giờ NTT cũng thấy là chuyển hóa âm dương là một quá trình dần dần, bắt đầu từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ âm sang dương, chỉ có điều “ngài đó” đã lấy tứ tượng ra để “mổ xẻ”. Ngài cho rằng bắt đầu là thuần âm rồi đến âm - dương, từ âm - dương chuyển qua phải là thuần âm, cuối cùng mới là dương - âm. Có thể sắp xếp vị trí các quái hai của tứ tượng theo ý tưởng của “cụ triết” như sau:
Sau đó thì cụ chồng quái (viết theo cách dịch của NTT):
                
Nếu dời quẻ đoái lên trước quẻ khôn, sẽ thấy cách viết đó có thể kéo dài vô tận và gợi nhớ đến sóng hình sin.
NTT coi hậu thiên bát quái là một sự lầm lạc, không thỏa mãn được trong việc mô tả hiện thực (riêng cách sắp tứ tượng là chính xác).
Nói thêm, sự sắp xếp tứ tượng theo kiểu “cụ triết” có thể thực hiện được theo cách chồng quái của NTT bắt đầu từ việc chồng quái cho lưỡng nghi:
Đó là hai nghi của một lưỡng nghi mới cho nên phải đổi lại:
Tương tự, khi không chồng quái cho tứ tượng, ta sẽ có được lưỡng nghi mới, do đó phải viết:
               
NTT không thích cách sắp xếp này vì nó hơi bị “sượng”. Nếu đổi lm, pq cho nhau sẽ trở về với cách mà NTT đã trình bày.
Còn một cách sắp nữa, hao hao giống của “cụ triết” nếu dưới dấu lưỡng nghi ta viết hai tứ tượng như nhau:
                     
Nếu đổi dấu của bát quái này sẽ tòi ra một bát quái tương phản với nó. Nhưng NTT tin rằng chẳng còn kiểu nào hay ho, làm cho hứng thú hơn kiểu ban đầu nữa. Tuy vậy ông cũng thừa nhận rằng Tự Nhiên “đẻ” ra một lô khổng lồ cách sắp xếp như thế không phải để cho thừa thãi, vô bổ. Chắc rằng phải có một lý do nào đó mà NTT không hiểu ra được!
Nhưng mặt phẳng thể hiện ra bát quái để làm gì, khi mà tứ tượng cũng đủ rồi? Nếu gán cho mỗi tượng một lực lượng khoảng cách nữa thì mọi chuyển động trong mặt phẳng sẽ được xác định trong bất cứ thời điểm nào, và nếu gán cho chúng những lực lượng vận tốc nữa thì sự chuyển hóa cơ năng của chuyển động đó cũng có thể “theo dõi” được. Thêm một lưỡng nghi phương chiều vào mặt phẳng tứ tượng làm cho nó “thừa thãi”, “nặng nề” hơn, trong khi đó nó vẫn không đủ sức mô tả sự phân định phương chiều của hiện thực. Thật lạ!
Có một biểu hiện hết sức giản dị về sự phân định phương chiều của hiện thực mà chỉ bằng cảm nhận trực giác cũng có thể thấy ngay được và chắc chắn người xưa phải biết, đó là một người đứng quan sát bao giờ cũng có sáu phía: phía trước, ngược với nó là phía sau, phía phải, ngược với nó là phía trái, phía trên, ngược với nó là phía dưới. Như thế, có thể cho rằng người xưa đi đến bát quái không phải bằng sự “hươu vượn” vừa lê thê vừa u ám, chẳng ra thể thống gì mà cố vẽ vời cho có vẻ khoa học của NTT.
NTT tiếp thu ngay ý kiến với lời phê bình quá nặng ấy không một chút buồn phiền (vì có rảnh đâu?), chớp thời cơ, chuyển tư duy sang hướng khác.
Thế thì với sáu chiều tương phản từng đôi một ấy, có thể lập được ba lưỡng nghi phương chiều vuông góc với nhau tại một điểm (vẫn gọi là điểm O). Từng cặp lưỡng nghi đó sẽ làm nên được ba mặt phẳng tứ tượng. Ba mặt phẳng đó cắt nhau làm hình thành nên tám phần không gian của hiện thực gọi là bát quái. Đúng là như thế! NTT mừng rỡ, rú lên và vội vẽ mô tả ở hình 8/a. Ông khẳng định như đinh đóng cột: người Trung Hoa đã xây dựng được hệ qui chiếu phương chiều của hiện thực từ, có lẽ, hơn 2000 năm về trước, cái mà ở bên Châu Âu, mãi tới thế kỷ XVII mới xuất hiện và hoàn chỉnh hơn nhờ công lao của nhà vật lý học có tên là Đêcac (Descartes) gọi là hệ tọa độ không gian ba chiều Đêcac (xem hình 8/b).
Tại hình 8/a, ta thấy không gian được chia thành tám phần gồm bốn phần trên và bốn phần dưới. Tùy qui ước âm dương của ba cặp phương chiều lưỡng nghi mà có thể gọi tên các phần đó như sau. Theo ký hiệu và qui ước đã thể hiện trên hình, đọc theo chiều thuận kim đồng hồ đối với bốn phần trên; đọc theo chiều ngược kim đồng hồ đối với bốn phần dưới, bắt đầu từ đỉnh trên với bốn phần trên và đỉnh dưới với bốn phần dưới, ta có lần lượt:
Đó chính là bát quái hao hao giống của “cụ triết” mà NTT đã vừa đề cập ở trên.
Hình 8: Phương chiều không gian qua nhận thức
Một vật hay một hệ thống nào thì cũng có một không gian nội tại như thế, nghĩa là cũng có một hệ phương chiều bát quái của riêng nó. Vật hay hệ thống đó có thể nằm ở bất cứ phần nào trong tám phần của hệ phương chiều hiện thực. Như vậy là một vật hay một hệ thống sẽ có thể có:
8 x 8 = 64 trạng thái lưỡng nghi cơ bản trong một hiện thực nào đó. Và đó cũng chính là lục thập tứ quái.
Phải chăng các bậc hiền triết Trung Hoa xưa kia đã suy luận ra theo cách như vậy?
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét