Có bao giờ bạn và một số người khác
cùng nhớ một chi tiết như nhau, nhưng khi tìm hiểu thì lại thấy nó không
tồn tại hoặc trái ngược hoàn toàn với thực tế? Hiệu ứng Mandela được
coi là một bí ẩn với hàng loạt giả thuyết cực kì thú vị.
Hiệu
ứng Mandela có một cái tên chính thức trong khoa học là (Collective)
False Memory – kí ức sai (tập thể), tuy nhiên tên gọi hiện tại được phổ
biến hóa sau sự kiện liên quan tới cựu tổng thống Châu Phi Nelson
Mandela. Năm 2013 khi cựu tổng thống qua đời, rất nhiều người đã bất ngờ
vì họ có kí ức Mandela đã mất vào… những năm 1980 rồi. Rất nhiều người
còn kí ức về thời sự thông báo về sự việc, kể cả một bài phát biểu từ vợ
của cựu tổng thống. Fiona Broome là một trong những người có kí ức
“sai” và đã đặt tên cho hiện tượng kì bí này sau khi phát hiện không chỉ
riêng cô ghi nhớ những sự kiện không có thật đó.
Nelson Mandela và bí ẩn về ngày mất của ông
Nhiều
chuyên gia cho rằng tập thể những người có kí ức sai về ngày mất của
Nelson Mandela chỉ là nhầm lẫn, tuy nhiên sau đó một đoạn văn từ cuốn
sách English Alive của một trường cấp ba ở Nam Phi được viết năm 1991 đã
làm tăng thêm sự bí ẩn của hiệu ứng này. Đoạn văn kể về sự hỗn loạn
trong xã hội sau khi “Nelson Mandela mất vào ngày 23 tháng 7 năm 1991”.
Sau đó, các diễn đàn đã được thành lập để tìm kiếm những “Hiệu ứng
Mandela” khác trong trí nhớ của họ.
Những ví dụ khác về Hiệu ứng Mandela
Một
bộ phim hoạt hình nổi tiếng về gia đình những chú gấu cũng trở thành
một ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng này. Những người lớn đã coi bộ hoạt
hình này vào thời thơ ấu đã nhớ tên gọi chương trình là “Berenstein
Bears” – Những chú gấu Berenstein. Tuy nhiên khi họ tìm lại hình ảnh
chương trình trên mạng thì tên gọi lại là “Berenstain Bears”. Sự khác
biệt giữa chữ E và A có thể được coi là nhỏ nhặt, nhưng rất nhiều người
quả quyết là chữ E trong trí nhớ của họ và rất bất ngờ khi thấy chữ A.
Một số bằng chứng cũng được đưa ra giống trường hợp về Nelson Mandela
khi có người tìm được một cuộn băng cũ của bộ phim hoạt hình này dưới
cái tên Berenstein Bears.
Là chữ E hay chữ A? Cuộc đối thoại về tên gọi này ở Mỹ rất sôi nổi.
Trích đoạn phù thủy gọi gương thần trong Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn (Nguồn: Youtube)
Trích
đoạn phù thủy gọi gương thần trong Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn có một câu
nói trở nên phổ biến được dịch tiếng Việt là “Gương kia ngự ở trên
tường, thế gian ai đẹp được dường như ta”. Rất nhiều người nhớ câu nói
tiếng Anh là “Mirror Mirror on the Wall, Who’s the Fairest of Them All”,
nhưng trên thực tế câu nói lại là “Magic Mirror on the Wall, Who’s the
Fairest One of All”. Điều này rất kì lạ vì rất nhiều bộ phim và bài hát
đã sử dụng câu nói “Mirror Mirror on the Wall” với cảm hứng từ Bạch
Tuyết và 7 Chú Lùn, điển hình như bài hát Mirror Mirror của nhóm nhạc
M2M hay bộ phim Mirror Mirror năm 2012 về Bạch Tuyết. Theo trí nhớ của
bạn thì như thế nào? Những ví dụ khác:
Rất nhiều người nhớ bộ phim hoạt hình với chữ “Toons” trong Cartoon, nhưng thực tế lại là “Tunes”
Chú
khỉ tinh nghịch George được nhớ là có đuôi, khác với những video hiện
tại trên mạng là không đuôi, tuy nhiên lại có một trò chơi “gắn đuôi”
cho chú khỉ này cũng rất phổ biến.
Đuôi của Pikachu có màu đen hay không? Trên thực tế là không nhưng nhiều người nhớ là có.
Bộ
phim “Chuyện ấy là chuyện nhỏ” với cái tên tiếng Anh “Sex and the City”
cũng gây ra bối rối khi có những bài báo, video trao giải và quà lưu
niệm gọi tên bộ phim là “Sex in the City”.
Những giả thuyết cho hiện tượng kì bí này
Một
giải thích khoa học bởi các nhà tâm lý học đó là não bộ chúng ta khi
thông tin quá tải, chúng sẽ “đơn giản hóa” cách ghi nhớ của chúng ta và
làm kí ức bị sai lệch với thực tế. Ví dụ về trường hợp bộ phim hoạt hình
về những chú gấu, có người cho rằng kí ức sai về tên “Berenstein Bears”
là do sư phổ biến của những cái tên khác kết thúc bằng “stein” như
Einstein hay quái vật Frankenstein. Tuy nhiên với những trường hợp có
bằng chứng về hiệu ứng Mandela thì cách giải thích này không đủ thỏa mãn
với những người tin vào hiện tượng này. Những
giả thuyết thú vị hơn đó là “đa vũ trụ” hoặc thuyết du hành xuyên thời
gian. Cả hai giả thuyết này giờ đây đã rất trở nên phổ biến sau những bộ
phim hành động và siêu anh hùng những năm gần đây. Với thuyết đa vũ
trụ, nhiều người cho rằng những người có kí ức khác đơn giản là do họ…
đến từ vũ trụ khác. Giả thuyết cho rằng có thể trong vũ trụ của họ,
Nelson Mandela thực sự mất vào những năm 1980-1990, nhưng vào một thời
điểm nào đó vũ trụ của họ được gộp lại với vũ trụ hiện tại của chúng ta
và những kí ức của họ trở thành sai lệch với thực tế này.
Nhiều
người cho rằng hiệu ứng Mandela có thể liên quan tới hiệu ứng bươm bướm
– Butterfly Effect trong du hành thời gian, tức là nếu bạn trở về quá
khứ và thay đổi 1 điều thì sẽ dẫn tới thay đổi diện rộng. Giả thuyết cho
rằng có thể trong tương lai khi du hành thời gian trở thành hiện thực,
ai đó đã trở về quá khứ và thay đổi điều gì và theo hiệu ứng bươm bướm
làm vô số điều khác thay đổi theo, và hiệu ứng Mandela là những người
nhớ được bản gốc trước khi bị thay đổi. Bạn
có kí ức gì mà bạn bất ngờ khi biết rằng nó khác với thực tế không? Hãy
hỏi thử những người xung quanh xem họ có ghi nhớ điều đó giống bạn
không vì bạn có thể là một trong những người trải nghiệm hiệu ứng
Mandela rồi đấy.
Tham khảo: Vox.com
Tại sao những đôi mắt trong các bức tranh cứ "dõi theo" bạn đầy ám ảnh?
Nghệ thuật như mọi
người vẫn nói, là mang tính chủ quan, trong khi một người coi đó là một
kiệt tác vô giá thì người khác lại thấy không khác gì một hình vuông
đen khổng lồ vô nghĩa. Nhưng có một loại tranh rất đặc biệt mà hầu hết
mọi người đều nhìn thấy giống nhau - những bức tranh với đôi mắt kỳ lạ,
dường như chúng theo bạn khắp nơi. Vậy điều gì gây ra ảo ảnh gây “lú”
này và làm thế nào để các nghệ sĩ đạt được hiệu ứng ấy?
Hay bức “Em Thúy” của họa sĩ Trần Văn Cẩn, dù nét vẽ đơn giản, nhưng đôi mắt được khắc họa to tròn, ngây thơ vẫn đầy thu hút.
Hóa
ra, đối với ngay cả một nghệ sĩ có tay nghề vừa phải, thì “cái nhìn đi
khắp nơi” này là một điều không khó để đạt được. Tất cả những gì bạn cần
chỉ là một chút ảo giác về chiều sâu, do đó, người được miêu tả phải
xuất hiện ít nhất là ở dạng 3D mặc dù đang được vẽ trên một tấm vải 2D
và hướng ánh mắt để như thể họ nhìn vào ai đó đang đứng ngay trước mặt
của bức tranh. Vì
vậy, chính xác những gì đang diễn ra trong bộ não của chúng ta mà sau
đó làm cho nó có vẻ như đôi mắt dõi theo bạn ngay cả khi bạn di chuyển
ra khỏi phía trước và trung tâm? Như đã được chứng minh vào năm 2004 bởi
một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Ohio State, khi bạn di chuyển
sang một bên, các điểm “gần” và các điểm “xa” của hình ảnh 2D không thực
sự thay đổi. Các điểm gần và xa này được xác định là các điểm có thể
nhìn thấy, nếu hình ảnh là 3 chiều, sẽ xuất hiện gần nhất và xa nhất từ
vị trí người xem ở một góc nhất định.
Bức tranh nổi tiếng “Mona Lisa” - Leonardo da Vinci với đôi mắt như đang nhìn chăm chú vào bạn?
Tóm tắt từ những phát hiện của mình, đồng tác giả của bài báo James Todd có những ý kiến sau: “Ý
tưởng rất đơn giản - bất kể bạn nhìn bức tranh từ góc độ nào, bản thân
bức tranh cũng không thay đổi. Bạn đang nhìn vào một bề mặt phẳng. Điều
quan trọng là các điểm gần và điểm xa của hình ảnh vẫn giữ nguyên cho dù
ta có nhìn hình ảnh từ góc nào đi chăng nữa. Khi quan sát các bề mặt
thực trong môi trường tự nhiên, thông tin hình ảnh chỉ định các điểm gần
và xa thay đổi khi chúng ta thay đổi hướng nhìn.
Mặt
khác, khi chúng ta quan sát một bức tranh trên tường, thông tin hình
ảnh xác định các điểm gần và xa không bị ảnh hưởng bởi hướng nhìn. Tuy
nhiên, chúng tôi giải thích điều này bằng cảm giác như thể nó là một đối
tượng thực sự.”
Bức
tranh “Người đàn bà xa lạ” - Ivan Kramskoi cùng ánh nhìn ám ảnh với bất
cứ ai, chính vì sự bí ẩn này mà tại nơi trưng bày Saint Petersburg đã
lập ra hạn chế độ tuổi từ 16+.
Do đó, bởi vì phối
cảnh, bóng tối và ánh sáng trên bức tranh không thay đổi khi bạn di
chuyển xung quanh, nếu đôi mắt trong bức tranh nhìn thẳng vào người quan
sát khi cá nhân đó đang đứng trước bức tranh, nó sẽ tạo ra một ảo ảnh
quang học nhẹ trong não của bạn, rằng đôi mắt sẽ tiếp tục nhìn chằm chằm
vào bạn khi bạn di chuyển sang một bên.Trái ngược với thủ thuật "đôi
mắt theo bạn", nếu họa sĩ chỉnh sửa bức tranh một chút sao cho mắt nhìn
ra nơi khác thay vì nhìn thẳng vào một người quan sát, bất kể bạn đứng ở
đâu, đôi mắt dường như sẽ không bao giờ nhìn vào bạn.
Đôi mắt của “Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai” - Johannes Vermeer thật nhẹ nhàng, tinh tế, cuốn hút người xem.
Kỹ
thuật này bắt đầu xuất hiện phổ biến trong nghệ thuật vào khoảng thế kỷ
14, khi nghệ sĩ - kiến trúc sư Fillipo Brunelleshi giới thiệu với thế
giới nghệ thuật ý tưởng về phối cảnh tuyến tính, một góc nhìn tuyến tính
được vẽ với ý tưởng về mọi thứ trong bức tranh hội tụ vào một điểm cụ
thể trên đường chân trời, sẽ tạo ra ảo ảnh về chiều sâu. Điều này, kết
hợp với việc sử dụng ánh sáng và bóng tối một cách thành thạo, cho phép
các nghệ sĩ tạo ra những bức tranh chân thực, bao gồm cả những người đôi
khi nhìn chằm chằm vào bạn bất kể bạn đứng ở đâu. Và giờ hãy yên tâm vì đó hoàn toàn không phải là những kẻ hung ác trong Scooby Doo đang rình rập bạn đâu nhé! Tham khảo: Today I found out
Hiện tượng bí ẩn khiến tàu ngừng chạy giữa biển
Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân hình thành vùng nước chết làm những con tàu mắc kẹt tại chỗ xuất phát từ chuyển động sóng.
Hiện tượng "nước chết" có thể xuất hiện ở mọi vùng biển và đại dương. Ảnh: Sci Tech Daily.
Hiện tượng tàu biển di chuyển chậm lại hoặc
thậm chí dừng hẳn dù động cơ vẫn hoạt động bình thường được quan sát lần
đầu tiên năm 1893 và mô tả bằng thí nghiệm vào năm 1904. Tuy nhiên,
nguyên nhân gây ra hiện tượng này vẫn còn là điều bí ẩn. Nhóm chuyên gia
liên ngành từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) và Đại
học Poitiers lần đầu tiên giải thích hiện tượng này trong nghiên cứu
công bố hôm 8/7 trên tạp chí PNAS.
Năm 1893, nhà
thám hiểm người Na Uy Fridtjof Nansen chứng kiến hiện tượng lạ trên
đường tiến về phía bắc Siberia. Con tàu của ông đi chậm lại do một lực
bí ẩn và ông hầu như không thể điều khiển tàu. Năm 1904, nhà vật lý và
hải dương học người Thụy Điển Vagn Walfrid Ekman chứng minh trong phòng
thí nghiệm rằng những cơn sóng hình thành bên dưới mặt tiếp xúc giữa
nước biển và nước ngọt ở vùng biển Bắc Băng Dương tác động tới con tàu,
sinh ra lực cản.
Hiện tượng có tên "nước chết" xuất
hiện ở mọi vùng biển và đại dương, nơi có sự pha trộn mật độ nước khác
nhau (do độ mặn hoặc nhiệt độ). Hiện tượng này biểu thị hai lực cản mà
các nhà khoa học quan sát được. Đầu tiên là lực cản tạo sóng Nansen gây
ra tốc độ chậm đều bất thường. Loại lực thứ hai là lực cản tạo sóng
Ekman với đặc trưng là dao động tốc độ của con tàu mắc kẹt. Các nhà vật
lý học, chuyên gia cơ khí chất lưu và nhà toán học ở Viện Pprime của
CNRS và Phòng thí nghiệm Toán học Ứng dụng tìm cách lý giải hiện tượng
bí ẩn trên. Họ sử dụng cách phân loại toán học đối với những loại sóng
khác nhau và phân tích hình ảnh thí nghiệm ở mức độ điểm ảnh phụ.
Kết
quả nghiên cứu cho thấy các thay đổi về tốc độ là kết quả do xuất hiện
những cơn sóng đóng vai trò như băng chuyền nhấp nhô khiến con tàu
chuyển động tới lui. Các nhà khoa học cũng phải kết hợp quan sát cả sóng
Nansen và Ekman. Họ nhận thấy trạng thái dao động sóng Ekman chỉ mang
tính tạm thời. Con tàu sẽ thoát khỏi trạng thái đó và đạt tốc độ ổn định
nhờ sóng Nansen.
Nghiên cứu này là một phần trong
dự án lớn nhằm tìm hiểu tại sao những con tàu lớn của nữ hoàng Cleopatra
thua trận khi đối mặt với các chiến thuyền yếu hơn của hoàng đế
Octavian trong trận chiến Actium vào năm 31 trước Công nguyên. Có thể
đội tàu của Cleopatra bị mắc kẹt trong vùng nước chết ở vịnh Actium, dẫn
tới kết cục đại bại.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét