CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 172
(ĐC sưu tầm trên NET)
Isaac Newton – Cậu Bé Sinh Non Trở Thành Thiên Tài Xuất Chúng
Các nhà khoa học Anh phát hiện biểu hiện ngôn ngữ ở tinh tinh
Dân trí Các nhà sinh học người Anh đã phát hiện ra rằng khi giao tiếp với nhau, tinh tinh thực hiện các chuyển động môi, có nhịp điệu trùng khớp một cách đáng ngạc nhiên với nhịp điệu lời nói của con người.
Các nhà sinh vật học từ lâu đã thất bại
trong việc tìm kiếm biểu hiện thô sơ của lời nói ở loài linh trưởng,
nhưng tất cả các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào nghiên cứu âm
thanh do chúng tạo ra. Các tác giả nghiên cứu cho rằng lời nói của con
người phát sinh không những trong quá trình tiến hóa của âm thanh, mà
còn dựa trên sự chuyển động của môi.
Được biết, con người trên khắp thế giới,
bất kể họ nói ngôn ngữ gì, trong cuộc trò chuyện thường mở miệng 2-7
lần/giây, mỗi chu kỳ tương ứng với một âm tiết.
So sánh các video về bốn quần thể tinh
tinh pan troglodytes: hai con tinh tinh hoang dã ở Uganda và hai con
được nuôi trong các vườn thú ở Anh và Đức, các nhà nghiên cứu phát hiện
ra rằng đôi môi của loài linh trưởng này chuyển động với nhịp điệu trung
bình 4 “âm tiết”/giây.
Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về tốc độ chuyển động môi trung bình giữa quần thể khỉ nuôi nhốt và khỉ hoang dã.
Các tác giả cho rằng, việc bập môi của
tinh tinh đóng vai trò của lời nói, bằng cách đó chúng thu hút sự chú ý,
truyền đạt cảm xúc và thông tin. Kết hợp với những âm thanh đặc biệt mà
con vật tạo ra khi chúng chăm sóc lẫn nhau, những chuyển động nhịp
nhàng này là yếu tố quan trọng trong giao tiếp và tương tác xã hội giữa
các cá thể.
"Phát hiện của chúng tôi ủng hộ giả thuyết
rằng các tín hiệu nhịp điệu môi của linh trưởng dùng để thu hút sự chú ý
- nhà nghiên cứu Adriano Lameira từ Trường Tâm lý học và Thần kinh học
tại Đại học St. Andrew ở Anh cho biết.
M.P Theo Sputnik
M.P Theo Sputnik
Các mảng kiến tạo của Trái đất có thể “già” hơn 1 tỷ năm
Dân trí Theo nghiên cứu mới, các mảng kiến tạo dịch chuyển trên bề mặt hành tinh của chúng ta có thể đã tồn tại lâu hơn tính toán ban đầu.
Những phiến đá khổng lồ này nằm trong lớp
vỏ Trái đất ngay phía trên lớp phủ. Chúng ta có thể thấy kết quả của sự
dịch chuyển và giòn tan xung quanh, từ sự hình thành các dãy núi đến
động đất và hoạt động núi lửa.
Nghiên cứu mới dựa trên các mô hình địa
hóa mới của Trái đất sơ khai sử dụng nguyên tố argon (Ar) làm thước đo.
Vì argon quá nặng để rời khỏi bầu khí quyển nên chúng ta có thể sử dụng
nó như một cách để nghiên cứu quay ngược thời gian trong lịch sử của
hành tinh.
Khí argon được giải phóng như là một phần
của sự tăng trưởng lục địa gây ra bởi sự hút chìm (một mảng đẩy xuống
một mảng khác), một chỉ số chính của hoạt động mảng kiến tạo. Khi
argon tích lũy, nó có thể được sử dụng theo dõi trở lại sự phân rã phóng
xạ của kali trong lớp vỏ và lớp phủ của hành tinh, và sau đó chuyển
động kiến tạo.
"Mô hình của chúng tôi là nghiên cứu đầu
tiên tìm hiểu các tác động đầy đủ của quá trình tiến hóa lớp vỏ đối với
lịch sử khử khí của Trái đất," các nhà nghiên cứu cho biết.
Việc tái chế vỏ Trái đất (nơi lớp vỏ bị
xói mòn sau đó được đưa trở lại dưới lòng đất) cũng như việc tạo ra lớp
vỏ lục địa mới là một trong những cân nhắc quan trọng đối với các nhà
nghiên cứu. Mô hình của họ cho thấy mạng lưới mảng kiến tạo đã có từ
hơn 4,4 tỷ năm trước, vượt xa hầu hết các ước tính trước đây.
Đánh giá lịch sử địa chất của Trái đất là
một công việc khó khăn. Chúng ta không chắc chắn chính xác những gì đang
xảy ra về mặt hoạt động kiến tạo ngày nay, chứ chưa nói đến hàng tỷ
năm trước. Tuy nhiên, các phép đo argon có thể là lựa chọn tốt nhất của
chúng tôi cho việc di chuyển mảng kiến tạo.
"Do đặc điểm đặc biệt của argon, chúng ta
có thể suy luận những gì đã xảy ra với Trái đất bằng cách nghiên cứu
argon khí quyển này", nhà khoa học hành tinh Jun Korenaga, từ Đại học
Yale nói.
Thực tế đây không phải là bằng chứng duy
nhất được đưa ra ánh sáng rằng các mảng kiến tạo đã tồn tại lâu hơn 3
tỷ năm hoặc lâu hơn. Các nghiên cứu đã từng có những ước tính tương tự
với các tảng đá cổ ở Úc và Nam Phi đẩy lùi quãng thời gian khoảng vài
trăm triệu năm.
Sự thay đổi từ đá nóng chảy, chảy sang lớp
vỏ cứng là một điều rất quan trọng không chỉ đối với nghiên cứu về Trái
đất sơ khai mà còn cả các dạng sống sớm.
"Khi nghiên cứu kiến tạo mảng bắt đầu
trên Trái đất từ lâu đã là một vấn đề khó khăn cơ bản thì nếu chúng ta
quay ngược thời gian sâu hơn, chúng ta sẽ có ít hồ sơ địa chất hơn”,
Korenaga nhấn mạnh.
Trang PhạmTheo Science Alert
Phần lớn mọi người đã biết đến 4 trạng thái tồn tại của vật chất –
dạng rắn, lỏng, khí và plasma. Nhưng mới đây các nhà khoa học tại các
trường Đại học Radboud và Uppsala đã xác định được một trạng thái vật
chất mới có tên gọi "thủy tinh xoay tự cảm". Không chỉ tìm ra một dạng
vật chất mới, nó còn có tiềm năng to lớn trong việc xây dựng nên các nền
tảng trí tuệ nhân tạo mới.
Thông thường để tạo nên các cực Bắc Nam trong từ trường của nam châm thông thường, các nam châm nguyên tử trong vật liệu sẽ cùng xoay theo một hướng. Thế nhưng đối với dạng thủy tinh xoay, các nam châm nguyên tử của những vật liệu hợp kim lại xoay ngẫu nhiên theo mọi hướng khác nhau.
Cái tên "thủy tinh xoay" xuất phát từ cấu trúc tiến hóa vô định hình của các nguyên tử trong một miếng thủy tinh. Điều này đôi khi xảy ra trong các hợp kim, vốn là sự kết hợp của các kim loại với một hay nhiều yếu tố khác trong một cấu trúc vô định hình, nhưng chưa bao giờ xảy ra với một nguyên tố tinh khiết trong bảng tuần hoàn hóa học.
Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên khi các nhà nghiên cứu tại Radboud phát hiện ra rằng các nguyên tử xoay của nguyên tố đất hiếm Neodymium được sắp xếp theo một trật tự hoàn hảo sẽ xoáy lại như một hình xoắn ốc, nhưng liên tục thay đổi mô hình của chuỗi xoắn đó. Đó là biểu hiện của một dạng vật chất mới – được gọi là "thủy tinh xoay tự cảm" (self-induced spin glass).
Phát
hiện này mở ra một khả năng rằng hành vi từ tính phức tạp và thủy tinh
hóa này cũng có thể quan sát được trên vô số các loại vật liệu khác, bao
gồm cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.
Ông Alexander Khajetoorians, giáo sư về quét kính hiển vi, một tác giả của nghiên cứu này cho biết: "Phát hiện này sẽ tinh chỉnh lại kiến thức trong sách giáo khoa về các đặc tính cơ bản của vật chất. Hơn nữa, nó cũng mang lại một nền tảng vững chắc để phát triển các học thuyết mới để có thể kết nối vật lý với các lĩnh vực khác, ví dụ, lý thuyết về khoa học thần kinh."
"Sự tiến hóa phức tạp của Neodymium có thể là nền tảng cho việc giả lập hành vi cơ bản được sử dụng trong trí tuệ nhân tạo." Ông Khajetoorians cho biết. "Tất cả các mô hình phức tạp được lưu trữ trong vật liệu này đều có thể liên kết với khả năng nhận diện hình ảnh."
Với các tiến bộ về AI và mức tiêu hao năng lượng khổng lồ của nó, nhu cầu ngày càng gia tăng đối với việc tạo ra một loại vật liệu mới có thể thực hiện các tác vụ như bộ não ngay trên phần cứng. "Bạn không bao giờ có thể xây dựng một máy tính mô phỏng bộ não với các nam châm đơn giản, nhưng các loại vật liệu với hành vi phức tạp này có thể là một ứng viên tiềm năng."
Tham khảo ScienceDaily
Trang PhạmTheo Science Alert
Các nhà khoa học phát hiện trạng thái vật chất thứ 5, mở ra tiềm năng mới về trí tuệ nhân tạo
Dựa trên các hành vi phức tạp của dạng vật chất mới này, các nhà khoa học có thể phát triển các vật liệu mới giúp khả năng xử lý tác vụ trí tuệ nhân tạo được đưa lên một mức độ mới.
- Bị giám đốc AI của Facebook chê là thiếu hiểu biết về trí tuệ nhân tạo, Elon Musk đáp trả kiểu cãi cùn: "Facebook dở ẹc"
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo, bảo tàng scan bức tuyệt tác thế kỷ 17 thành bức ảnh 44,8 tỷ pixel
- Sử dụng phép toán đơn giản học sinh cấp 3 cũng hiểu, tiến sĩ gốc Việt lần đầu tiên khiến cho trí tuệ nhân tạo biết tự tiến hóa
Thông thường để tạo nên các cực Bắc Nam trong từ trường của nam châm thông thường, các nam châm nguyên tử trong vật liệu sẽ cùng xoay theo một hướng. Thế nhưng đối với dạng thủy tinh xoay, các nam châm nguyên tử của những vật liệu hợp kim lại xoay ngẫu nhiên theo mọi hướng khác nhau.
Cái tên "thủy tinh xoay" xuất phát từ cấu trúc tiến hóa vô định hình của các nguyên tử trong một miếng thủy tinh. Điều này đôi khi xảy ra trong các hợp kim, vốn là sự kết hợp của các kim loại với một hay nhiều yếu tố khác trong một cấu trúc vô định hình, nhưng chưa bao giờ xảy ra với một nguyên tố tinh khiết trong bảng tuần hoàn hóa học.
Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên khi các nhà nghiên cứu tại Radboud phát hiện ra rằng các nguyên tử xoay của nguyên tố đất hiếm Neodymium được sắp xếp theo một trật tự hoàn hảo sẽ xoáy lại như một hình xoắn ốc, nhưng liên tục thay đổi mô hình của chuỗi xoắn đó. Đó là biểu hiện của một dạng vật chất mới – được gọi là "thủy tinh xoay tự cảm" (self-induced spin glass).
Ông Alexander Khajetoorians, giáo sư về quét kính hiển vi, một tác giả của nghiên cứu này cho biết: "Phát hiện này sẽ tinh chỉnh lại kiến thức trong sách giáo khoa về các đặc tính cơ bản của vật chất. Hơn nữa, nó cũng mang lại một nền tảng vững chắc để phát triển các học thuyết mới để có thể kết nối vật lý với các lĩnh vực khác, ví dụ, lý thuyết về khoa học thần kinh."
"Sự tiến hóa phức tạp của Neodymium có thể là nền tảng cho việc giả lập hành vi cơ bản được sử dụng trong trí tuệ nhân tạo." Ông Khajetoorians cho biết. "Tất cả các mô hình phức tạp được lưu trữ trong vật liệu này đều có thể liên kết với khả năng nhận diện hình ảnh."
Với các tiến bộ về AI và mức tiêu hao năng lượng khổng lồ của nó, nhu cầu ngày càng gia tăng đối với việc tạo ra một loại vật liệu mới có thể thực hiện các tác vụ như bộ não ngay trên phần cứng. "Bạn không bao giờ có thể xây dựng một máy tính mô phỏng bộ não với các nam châm đơn giản, nhưng các loại vật liệu với hành vi phức tạp này có thể là một ứng viên tiềm năng."
Tham khảo ScienceDaily
Trạng thái thứ 5 và thứ 6 của vật chất là gì?
Vật chất có bao nhiêu trạng thái? Khi còn nhỏ, bạn từng được dạy rằng có 3 dạng vật chất phổ biến nhất: rắn, lỏng, và khí.
Cả 3 dạng này đều tồn tại khá phổ biến trên bề mặt hành tinh: đá và
băng là dạng rắn, nước và nhiều loại dầu là dạng lỏng, còn bầu khí quyển
chúng ta đang thở là dạng khí. Tuy nhiên, chúng đều dựa trên những
nguyên tử trung hòa, vốn là những giới hạn mà Vũ trụ bao la không hề bị
ràng buộc
Nếu bạn dùng đủ năng lượng để bắn phá bất kỳ nguyên tử nào, bạn sẽ đẩy
được các electron ra khỏi nguyên tử, tạo nên một plasma ion hóa: trạng
thái thứ 4 của vật chất. Nhưng còn 2 trạng thái khác nữa: ngưng tụ Bose-Einstein và ngưng tụ Fermionic,
tức trạng thái thứ 5 và thứ 6 của vật chất. Ở thời điểm hiện tại, chúng
chỉ xuất hiện dưới điều kiện nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm, nhưng
chúng có thể đóng một vai trò quan trọng trong vũ trụ. Hãy đọc tiếp để
hiểu nguyên nhân vì sao.
Trên Trái đất, mọi thứ đều được cấu thành từ các nguyên tử. Một số nguyên tử kết hợp với nhau để tạo nên các phân tử; các nguyên tử khác tồn tại như những thực thể độc lập. Dù cho có bao nhiêu nguyên tử xuất hiện trong bất kỳ hợp chất hóa học cụ thể nào đi chăng nữa – ví dụ, nước, khí oxy, khí methane, khí helium… - sự kết hợp của nhiệt độ và các điều kiện áp suất sẽ quyết định hợp chất đó ở trạng thái rắn, lỏng, hay khí.
Nước đóng băng ở nhiệt độ thấp và áp suất trung bình, trở thành chất lỏng ở áp suất cao hơn và/hoặc nhiệt độ cao hơn, và trở thành khí ở nhiệt độ cao hơn nữa hoặc ở áp suất rất thấp. Tuy nhiên, ở mức nhiệt độ khoảng 374 độ C trở lên, "công thức" này bị phá vỡ. Ở áp suất thấp, bạn vẫn sẽ có nước dạng khí; ở áp suất cao hơn, bạn sẽ có một chất lỏng siêu tới hạn với các đặc tính của cả dạng khí và dạng lỏng. Đẩy nhiệt độ lên cao hơn nữa, bạn sẽ bắt đầu ion hóa các phân tử, tạo nên một plasma – trạng thái thứ 4 của vật chất.
Có thể đến đây, hầu hết những cuộc tám chuyện về trạng thái của vật chất sẽ kết thúc, nhưng về mặt khoa học, vẫn còn nhiều thứ hay ho. Trên thự tế, đó chỉ là đoạn kết của chương truyện về nguyên tử. Phần còn lại của câu chuyện, chúng ta sẽ bước vào thế giới hạ nguyên tử: thế giới của các hạt nhỏ hơn cả nguyên tử. Bạn có lẽ đã gặp một trong số chúng: electron, một trong những hạt nền tảng của Mô hình chuẩn về vật lý hạt.
Electron là những hạt tích điện âm trong nguyên tử, quay quanh hạt nhân nguyên tử - chính những hạt này khi bị năng lượng cao đẩy ra khỏi nguyên tử sẽ biến nguyên tử thành một plasma ion hóa. Trong khi đó, hạt nhân nguyên tử được cấu thành bởi các proton và neutron – những hạt tạo nên bởi 3 hạt quark. Bên trong proton và neutron, các gluon, cũng như các cặp hạt quark-phản quark, liên tục được tạo ra, tiêu hủy, phát xạ, và bị hấp thụ bên trong mỗi hạt tổng hợp kia. Có thể nói, bên trong mỗi proton và neutron là một thế giới hạ phân tử hỗn độn.
Đây là điểm quan trọng đưa chúng ta đến với trạng thái thứ 5 và thứ 6
của vật chất: mỗi hạt trong vũ trụ, bất kể là hạt cơ bản hay hạt tổng
hợp, đều rơi vào một trong hai loại:
- Fermion: đây là một hạt mà khi chúng ta đo đạc spin của nó sẽ luôn thu được các giá trị được lượng tử hóa thành các giá trị bán nguyên của hằng số Planck: ±1/2, ±3/2, ±5/2…
- Boson: đây là một hạt mà khi chúng ta đo đạc spin của nó sẽ luôn thu được các giá trị được lượng tử hóa thành các giá trị nguyên của hằng số Planck: 0, ±1, ±2…
Trong toàn bộ vũ trụ đã biết, không có hạt nào – cả cơ bản hay tổng hợp – rơi vào bất kỳ loại nào khác. Mọi thứ chúng ta đã từng đo đạc được hoặc là một fermion, hoặc là một boson.
Electron, vốn là các hạt cơ bản với spin ±1/2, hiển nhiên là các fermion. Proton và neutron, mỗi hạt được cấu tạo từ 3 hạt quark, cũng có spin ±1/2, bởi spin của một quark sẽ luôn đối lập với spin của hai quark còn lại. Tuy nhiên, nếu bạn ghép một proton và một neutron lại với nhau, bạn sẽ tạo ra một hạt tổng hợp gọi là deuteron: hạt nhân nguyên tử của một đồng vị nặng của hydro, gọi là deuterium.
Một deuteron, vốn là một fermion ghép với một fermion khác, luôn hoạt động như một boson. (Bởi ±1/2 + ±1/2 chỉ có thể bằng -1, 0, hoặc +1: giá trị spin của một boson). Dù chúng ta đang đề cập đến hạt cơ bản hay tổng hợp, các fermion và boson đều có một điểm khác biệt quan trọng so với nhau. Đúng là spin của chúng khác nhau, nhưng sự khác nhau đó dẫn đến một hệ quả thú vị: fermion tuân theo Nguyên tắc loại trừ Pauli, còn boson thì không.
Nguyên tắc loại trừ Pauli là một trong những nền tảng quan trọng được phát hiện vào thời kỳ đầu của cơ học lượng tử. Nó nói rằng không có hai fermion nào có thể tồn tại dưới cùng một trạng thái lượng tử giống nhau.
Nguyên tắc này được sử dụng khi chúng ta đưa electron vào một hạt nhân nguyên tử đã ion hóa hoàn toàn. Electron đầu tiên sẽ rơi vào trạng thái năng lượng thấp nhất có thể: trạng thái cơ bản. Nếu bạn thêm vào một electron thứ hai, nó cũng sẽ cố rơi vào trạng thái cơ bản, nhưng trạng thái này đã thuộc về electron thứ nhất. Để giảm thiểu năng lượng của bản thân, nó nhảy sang trạng thái tương tự, nhưng spin được đảo ngược: +1/2 nếu electron đầu tiên là -1/2; -1/2 nếu electron đầu tiên là +1/2. Bất kỳ electron nào sau đó cũng sẽ rơi vào một trạng thái năng lượng ngày càng cao hơn; không có hai electron nào có thể có cùng một trạng thái lượng tử trong cùng một hệ thống vật lý.
Nhưng với các boson, điều này không chính xác. Bạn có thể đưa bao nhiêu boson vào trạng thái cơ bản tùy thích, không có giới hạn nào. Nếu bạn tạo ra các điều kiện vật lý phù hợp – như hạ nhiệt độ của một hệ thống các boson và chuyển chúng sang một địa điểm vật lý như nhau – số lượng boson bạn có thể đưa vào trạng thái năng lượng thấp nhất là vô hạn. Khi bạn đạt được điều này, trong đó các boson đều ở cùng trạng thái lượng tử năng lượng thấp nhất như nhau, bạn đã đạt được trạng thái thứ 5 của vật chất: ngưng tự Bose-Einstein.
Mặt khác, tất cả các fermion không thể ở cùng trạng thái lượng tử. Trong khi các ngôi sao lùn và các ngôi sao neutron không sụp đổ theo nguyên tắc loại trừ Pauli, thì các electron trong các nguyên tử liền kề (trong các ngôi sao lùn trắng) hay các neutron nằm cạnh nhau (trong các ngôi sao neutron) không thể hoàn toàn sụp đổ dưới trọng lực của chính chúng, bởi áp suất lượng tử theo nguyên tắc loại trừ Pauli. Nguyên tắc này cũng là thứ chịu trách nhiệm cho cấu trúc nguyên tử giữ những dạng vật chất đặc này khỏi bị sụp đổ thành các hố đen; hai fermion không thể ở cùng một trạng thái lượng tử.
Vậy làm sao bạn có thể đạt được trạng thái thứ 6 của vật chất: một ngưng tụ Fermionic? Tin hay không tùy bạn, nhưng vấn đề về ngưng tụ Fermionic đã được đưa ra thảo luận từ những năm 1950, với một phát kiến vĩ đại của nhà vật lý giành giải Nobel là Leon Cooper. Có một khái niệm mang tên ông: các cặp Cooper.
Ở nhiệt độ thấp, mọi hạt có xu hướng rơi vào trạng thái cơ bản, năng lượng thấp nhất, của nó. Nếu bạn lấy một kim loại dẫn nhiệt và hạ nhiệt độ của nó xuống mức vừa đủ, hai electron có spin đối lập nhau sẽ ghép đôi với nhau; sự thu hút này sẽ khiến các electron ghép cặp thành một trạng thái ổn định hơn, ít năng lượng hơn, so với khi mọi electron tự thân di chuyển.
Ngưng tụ Fermionic đòi hỏi nhiệt độ thấp hơn ngưng tụ Bose-Einstein, nhưng chúng cũng hoạt động như một chất siêu lỏng. Vào năm 1971, helium-3 (có ít hơn 1 neutron so với helium thông thường) đã được chứng minh là có thể biến thành một chất siêu lỏng ở nhiệt độ dưới 2.5 millikelvin – đây là ví dụ đầu tiên về một chất siêu lỏng chỉ toàn fermion. Năm 2003, phòng thí nghiệm của nhà vật lý học Deborah Jin đã tạo ra được ngưng tự Fermionic đầu tiên dựa trên nguyên tử bằng cách sử dụng một từ trường mạnh cùng với nhiệt độ siêu lạnh để đưa các nguyên tử vào trạng thái mới lạ này.
Bên cạnh 3 trạng thái cơ bản của vật chất – rắn, lỏng, và khí – có một trạng thái plasma ion hóa năng lượng cao hơn, xuất hiện mỗi khi các nguyên tử và phân tử có quá ít electron nên không thể trung hòa điện tích được. Tuy nhiên, ở nhiệt độ siêu thấp, hai lớp hạt cơ bản, boson và fermion, có thể cùng ngưng tụ theo những cách khác nhau, lần lượt tạo ra ngưng tụ Bose-Einstein hoặc ngưng tụ Fermionic: trạng thái thứ 5 và thứ 6 của vật chất.
Tuy nhiên, để tạo ra một ngưng tụ Fermionic từ vật chất, bạn phải đạt được những điều kiện không tưởng: nhiệt độ dưới 50 nanokelvin cùng một từ trường biến đổi theo thời gian. Dẫu vậy, trong vũ trụ rộng lớn, hoàn toàn có khả năng các neutrino (cấu thành từ các fermion) hoặc vật chất tối (có thể là fermion hoặc boson) kết hợp cùng nhau để hình thành nên các ngưng tụ của riêng mình. Chìa khóa để mở ra một trong những bí ẩn vĩ đại nhất của vũ trụ có lẽ nằm trong những trạng thái vật chất hiếm nhất và kỳ lạ nhất từng được biết đến.
Mời bạn tham gia Group Cộng đồng VnReview để thảo luận và cập nhật tin tức công nghệ, sản phẩm.
Minh.T.T theo Forbes
Một thùng Xenon lỏng đặt ngầm ở Ý có thể vừa phát hiện ra một
loại hạt mới, được sinh ra trong tâm Mặt Trời. Nếu điều này đã thực sự
xảy ra, nó có thể làm đảo lộn các định luật vật lý đã tồn tại trong hơn
50 năm nay.
Các nhà nghiên cứu tạo ra một thùng chứa ngầm dưới đất này để nghiên cứu về vật chất tối, một thứ khó nắm bắt nhưng theo các lý thuyết về thiên văn học hiện đại, nó chiếm đến 85% vũ trụ.
Các nhà khoa học biết vật chất tối có tồn tại bởi vì có thể đo lường được trọng lực của nó đang tác động đến các thiên hà xa xôi, nhưng họ chưa bao giờ có thể trực tiếp phát hiện nó trước đây. Cho đến nay, các dự đoán khả thi nhất về vật chất tối cho rằng nó bao gồm các đám mây của những hạt hạ nguyên tử còn sót lại từ sau Vụ nổ lớn Big Bang và được gọi chung là các hạt WIMP.
Đó là lý do cho thí nghiệm Xenon1T đang được một
nhóm các nhà khoa học quốc tế tiến hành tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia
Gran Sasso ở Ý. Họ muốn nhằm tìm bằng chứng trực tiếp chứng minh sự tồn
tại của loại vật chất cơ bản của vũ trụ này.
Thí nghiệm này bao gồm việc sử dụng một thùng hình trụ chứa đầy hơn 3,2 tấn Xenon lỏng, được làm lạnh đến -95oC (âm 95 độ C). Thùng chứa này được đặt sâu dưới lòng đất để đảm bảo các sóng bức xạ gây nhiễu cho thí nghiệm này. Theo tiến sĩ Elena Aprile của Đại học Columbia, người đứng đầu thí nghiệm này, cho đến nay Xenon hiện là chất nhạy cảm nhất để phát hiện và xác định vật chất tối.
Thùng chứa này cũng được nối với các bộ kích quang cùng nhiều cảm biến khác nhằm phát hiện ra các tương tác hiếm hoi giữa những hạt hạ nguyên tử của vật chất tối với các nguyên tử Xenon. Về lý thuyết, các tương tác này sẽ tạo ra những tia sáng nhỏ cùng các electron.
Trong lần thực nghiệm mới nhất của thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu ban đầu dự kiến cỗ máy sẽ phát hiện được khoảng 232 tương tác, dựa trên các hạt đã biết. Nhưng thay vào đó, họ phát hiện được 285 tương tác – nhiều hơn 53 tương tác so với dự đoán.
Hơn nữa, năng lượng phát ra từ các tương tác ngoài dự đoán này còn tương ứng với mức năng lượng đã được dự đoán của một loạt hạt chưa từng được phát hiện ra trước đây, có tên gọi solar axion. Loại hạt này từng được các nhà vật lý dự báo về sự tồn tại của nó trên lý thuyết nhưng chưa từng được tìm ra.
"Loại hạt lý thuyết dường như phù hợp với dữ liệu của Xenon1T này dường như quá nặng so với vật chất tối, nhưng có thể được tạo ra bởi mặt trời." Sean Caroll, nhà vật lý tại Học viện Công nghệ California nói với Business Insider. "Nếu điều này đúng, nó sẽ có tầm quan trọng khổng lồ - đây có thể là một phát hiện mang đến giải Nobel."
Nhưng
các tương tác ngoài dự đoán này cũng có thể chỉ là các điểm dị thường,
vốn hay xuất hiện trong các thí nghiệm vật lý có độ nhạy cao như Xenon1T
này.
Phát hiện có thể thay đổi 50 năm vật lý cơ bản
Phát hiện mới nhất về hạt cơ bản
đã xuất hiện từ những năm 1970 cho đến nay. Đó cũng là khi Mô hình
Chuẩn (Standard Model) được thiết lập – một tập hợp các quy tắc đã biết
đối với vật lý hạt, nhằm miêu tả toàn bộ các hạt cơ bản đã được các nhà
khoa học phát hiện và cách chúng tương tác với những hạt khác.
Đó là lý do tại sao loại hạt mới được phát hiện của thí nghiệm Xenon1T lại quan trọng đến như vậy. Nếu kết quả thí nghiệm là đúng, nó sẽ chứng minh cho sự tồn tại của một loại hạt mới, nằm ngoài Mô hình Chuẩn đã tồn tại gần nửa thế kỷ nay.
"Đó sẽ là phát hiện vững chắc đầu tiên về một điều gì đó bên ngoài Mô hình Chuẩn." Aaron Manalaysay, nhà vật lý về vật chất tối tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley cho biết. "Đây giống như một loại chén thánh đối với vật lý hạt."
Một khả năng khác có thể giải thích cho những tương tác ngoài dự đoán của thí nghiệm là các hạt Neutrino – một loại hạt hạ nguyên tử không mang điện tích – cũng có thể gây ra các tương tác này.
Điều này cũng có thể định nghĩa lại các định luật vật lý đã biết, khi điều này có nghĩa là các hạt neutrino cũng có từ trường lớn hơn so với dự đoán của Mô hình Chuẩn. Nhà vật lý Manalaysay cho biết: "Điều này có thể chỉ ra những quy tắc vật lý mới bên ngoài Mô hình Chuẩn."
Các thí nghiệm lớn hơn sắp đến trong tương lai
Cũng có khả năng các phát hiện trong thí nghiệm Xenon1T không hề xảy ra – cho dù điều này khó xảy ra. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng chỉ có 2 trong số khoảng 10.000 sự kiện được phát hiện là do các dao động ngẫu nhiên.
Tuy
vậy, các tín hiệu này có thể đến từ các hạt thông thường khác – một lời
giải thích không mấy hấp dẫn so với những khả năng như hạt axion hay
hạt neutrino. Các sự kiện ngoài dự đoán có thể đến từ va chạm với một
lượng nhỏ tridium, một chất đồng vị phóng xạ của Hydro, phân rã ngay bên
trong thùng chứa. Theo ông Manalaysay, các chất đồng vị Argon cũng tạo
ra hiệu ứng tương tự.
"Nó không quá nhiều. Chỉ khoảng một vài nguyên tử." Ông cho biết. Một vài nguyên tử có thể là quá nhiều đối với một ngành khoa học siêu chính xác như vật lý hạt.
Chính vì vậy, một phiên bản mới đối với thí nghiệm Xenon đang được triển khai ở Mỹ và châu Âu, nhằm giúp các nhà nghiên cứu khám phá các sự kiện ngoài dự đoán trên và xác định xem loại hạt nào gây ra các va chạm này. Đó là lý do tại sao các thí nghiệm mới sẽ thực hiện với quy mô lớn hơn và có độ nhạy hơn đáng kể so với thí nghiệm trước đây.
Trong khi thí nghiệm Xenon1T mới phát hiện được 53 tương tác không thể giải thích, theo ông Manalaysay, phiên bản kế nhiệm của nó, thí nghiệm LUX-ZEPLIN có thể phát hiện đến 800 tương tác. Hiện tại việc bùng phát dịch bệnh virus corona đang làm tiến trình chuẩn bị thí nghiệm này bị gián đoạn, tuy nhiên các thí nghiệm mới nhiều khả năng sẽ hoạt động và đưa ra kết quả "trong năm tới".
Trên Trái đất, mọi thứ đều được cấu thành từ các nguyên tử. Một số nguyên tử kết hợp với nhau để tạo nên các phân tử; các nguyên tử khác tồn tại như những thực thể độc lập. Dù cho có bao nhiêu nguyên tử xuất hiện trong bất kỳ hợp chất hóa học cụ thể nào đi chăng nữa – ví dụ, nước, khí oxy, khí methane, khí helium… - sự kết hợp của nhiệt độ và các điều kiện áp suất sẽ quyết định hợp chất đó ở trạng thái rắn, lỏng, hay khí.
Nước đóng băng ở nhiệt độ thấp và áp suất trung bình, trở thành chất lỏng ở áp suất cao hơn và/hoặc nhiệt độ cao hơn, và trở thành khí ở nhiệt độ cao hơn nữa hoặc ở áp suất rất thấp. Tuy nhiên, ở mức nhiệt độ khoảng 374 độ C trở lên, "công thức" này bị phá vỡ. Ở áp suất thấp, bạn vẫn sẽ có nước dạng khí; ở áp suất cao hơn, bạn sẽ có một chất lỏng siêu tới hạn với các đặc tính của cả dạng khí và dạng lỏng. Đẩy nhiệt độ lên cao hơn nữa, bạn sẽ bắt đầu ion hóa các phân tử, tạo nên một plasma – trạng thái thứ 4 của vật chất.
Có thể đến đây, hầu hết những cuộc tám chuyện về trạng thái của vật chất sẽ kết thúc, nhưng về mặt khoa học, vẫn còn nhiều thứ hay ho. Trên thự tế, đó chỉ là đoạn kết của chương truyện về nguyên tử. Phần còn lại của câu chuyện, chúng ta sẽ bước vào thế giới hạ nguyên tử: thế giới của các hạt nhỏ hơn cả nguyên tử. Bạn có lẽ đã gặp một trong số chúng: electron, một trong những hạt nền tảng của Mô hình chuẩn về vật lý hạt.
Electron là những hạt tích điện âm trong nguyên tử, quay quanh hạt nhân nguyên tử - chính những hạt này khi bị năng lượng cao đẩy ra khỏi nguyên tử sẽ biến nguyên tử thành một plasma ion hóa. Trong khi đó, hạt nhân nguyên tử được cấu thành bởi các proton và neutron – những hạt tạo nên bởi 3 hạt quark. Bên trong proton và neutron, các gluon, cũng như các cặp hạt quark-phản quark, liên tục được tạo ra, tiêu hủy, phát xạ, và bị hấp thụ bên trong mỗi hạt tổng hợp kia. Có thể nói, bên trong mỗi proton và neutron là một thế giới hạ phân tử hỗn độn.
- Fermion: đây là một hạt mà khi chúng ta đo đạc spin của nó sẽ luôn thu được các giá trị được lượng tử hóa thành các giá trị bán nguyên của hằng số Planck: ±1/2, ±3/2, ±5/2…
- Boson: đây là một hạt mà khi chúng ta đo đạc spin của nó sẽ luôn thu được các giá trị được lượng tử hóa thành các giá trị nguyên của hằng số Planck: 0, ±1, ±2…
Trong toàn bộ vũ trụ đã biết, không có hạt nào – cả cơ bản hay tổng hợp – rơi vào bất kỳ loại nào khác. Mọi thứ chúng ta đã từng đo đạc được hoặc là một fermion, hoặc là một boson.
Electron, vốn là các hạt cơ bản với spin ±1/2, hiển nhiên là các fermion. Proton và neutron, mỗi hạt được cấu tạo từ 3 hạt quark, cũng có spin ±1/2, bởi spin của một quark sẽ luôn đối lập với spin của hai quark còn lại. Tuy nhiên, nếu bạn ghép một proton và một neutron lại với nhau, bạn sẽ tạo ra một hạt tổng hợp gọi là deuteron: hạt nhân nguyên tử của một đồng vị nặng của hydro, gọi là deuterium.
Một deuteron, vốn là một fermion ghép với một fermion khác, luôn hoạt động như một boson. (Bởi ±1/2 + ±1/2 chỉ có thể bằng -1, 0, hoặc +1: giá trị spin của một boson). Dù chúng ta đang đề cập đến hạt cơ bản hay tổng hợp, các fermion và boson đều có một điểm khác biệt quan trọng so với nhau. Đúng là spin của chúng khác nhau, nhưng sự khác nhau đó dẫn đến một hệ quả thú vị: fermion tuân theo Nguyên tắc loại trừ Pauli, còn boson thì không.
Nguyên tắc loại trừ Pauli là một trong những nền tảng quan trọng được phát hiện vào thời kỳ đầu của cơ học lượng tử. Nó nói rằng không có hai fermion nào có thể tồn tại dưới cùng một trạng thái lượng tử giống nhau.
Nguyên tắc này được sử dụng khi chúng ta đưa electron vào một hạt nhân nguyên tử đã ion hóa hoàn toàn. Electron đầu tiên sẽ rơi vào trạng thái năng lượng thấp nhất có thể: trạng thái cơ bản. Nếu bạn thêm vào một electron thứ hai, nó cũng sẽ cố rơi vào trạng thái cơ bản, nhưng trạng thái này đã thuộc về electron thứ nhất. Để giảm thiểu năng lượng của bản thân, nó nhảy sang trạng thái tương tự, nhưng spin được đảo ngược: +1/2 nếu electron đầu tiên là -1/2; -1/2 nếu electron đầu tiên là +1/2. Bất kỳ electron nào sau đó cũng sẽ rơi vào một trạng thái năng lượng ngày càng cao hơn; không có hai electron nào có thể có cùng một trạng thái lượng tử trong cùng một hệ thống vật lý.
Nhưng với các boson, điều này không chính xác. Bạn có thể đưa bao nhiêu boson vào trạng thái cơ bản tùy thích, không có giới hạn nào. Nếu bạn tạo ra các điều kiện vật lý phù hợp – như hạ nhiệt độ của một hệ thống các boson và chuyển chúng sang một địa điểm vật lý như nhau – số lượng boson bạn có thể đưa vào trạng thái năng lượng thấp nhất là vô hạn. Khi bạn đạt được điều này, trong đó các boson đều ở cùng trạng thái lượng tử năng lượng thấp nhất như nhau, bạn đã đạt được trạng thái thứ 5 của vật chất: ngưng tự Bose-Einstein.
Trạng
thái ngưng tụ Bose-Einstein của các boson, trong trường hợp này là các
nguyên tử rubidi. Hình vẽ là phân bố tốc độ của chuyển động của các
nguyên tử, theo vị trí. Màu đỏ chỉ nguyên tử chuyển động nhanh, màu xanh
và trắng chỉ nguyên tử chuyển động chậm. Trái: trước khi xuất hiện
ngưng tụ Bose-Einstein. Giữa: ngay sau khi ngưng tụ. Phải: trạng thái
ngưng tụ xuất hiện rõ hơn. Ở trạng thái ngưng tụ, rất nhiều nguyên tử có
cùng vận tốc và vị trí (cùng trạng thái lượng tử) nằm ở đỉnh màu trắng.
Helium, một atom cấu thành từ 2 proton, 2 neutron, và 4 electron, là
một nguyên tử ổn định với số fermion chẵn, và do đó hoạt động như một
boson. Ở nhiệt độ đủ thấp, nó trở thành một chất siêu lỏng: một chất
lỏng với độ nhớt bằng không và không có ma sát giữa nó hoặc bất kỳ vật
chứa nào tương tác với nó. Những đặc tính này là một hệ quả của ngưng tụ
Bose-Einstein. Dù helium là boson đầu tiên đạt được trạng thái thứ 5
của vật chất, hiện tại các loại khí, phân tử, bán hạt, và thậm chí là
photon, cũng đã đạt được trạng thái này. Đó là một lĩnh vực nghiên cứu
đang rất được quan tâm ngày nay.Mặt khác, tất cả các fermion không thể ở cùng trạng thái lượng tử. Trong khi các ngôi sao lùn và các ngôi sao neutron không sụp đổ theo nguyên tắc loại trừ Pauli, thì các electron trong các nguyên tử liền kề (trong các ngôi sao lùn trắng) hay các neutron nằm cạnh nhau (trong các ngôi sao neutron) không thể hoàn toàn sụp đổ dưới trọng lực của chính chúng, bởi áp suất lượng tử theo nguyên tắc loại trừ Pauli. Nguyên tắc này cũng là thứ chịu trách nhiệm cho cấu trúc nguyên tử giữ những dạng vật chất đặc này khỏi bị sụp đổ thành các hố đen; hai fermion không thể ở cùng một trạng thái lượng tử.
Vậy làm sao bạn có thể đạt được trạng thái thứ 6 của vật chất: một ngưng tụ Fermionic? Tin hay không tùy bạn, nhưng vấn đề về ngưng tụ Fermionic đã được đưa ra thảo luận từ những năm 1950, với một phát kiến vĩ đại của nhà vật lý giành giải Nobel là Leon Cooper. Có một khái niệm mang tên ông: các cặp Cooper.
Ở nhiệt độ thấp, mọi hạt có xu hướng rơi vào trạng thái cơ bản, năng lượng thấp nhất, của nó. Nếu bạn lấy một kim loại dẫn nhiệt và hạ nhiệt độ của nó xuống mức vừa đủ, hai electron có spin đối lập nhau sẽ ghép đôi với nhau; sự thu hút này sẽ khiến các electron ghép cặp thành một trạng thái ổn định hơn, ít năng lượng hơn, so với khi mọi electron tự thân di chuyển.
Ngưng tụ Fermionic đòi hỏi nhiệt độ thấp hơn ngưng tụ Bose-Einstein, nhưng chúng cũng hoạt động như một chất siêu lỏng. Vào năm 1971, helium-3 (có ít hơn 1 neutron so với helium thông thường) đã được chứng minh là có thể biến thành một chất siêu lỏng ở nhiệt độ dưới 2.5 millikelvin – đây là ví dụ đầu tiên về một chất siêu lỏng chỉ toàn fermion. Năm 2003, phòng thí nghiệm của nhà vật lý học Deborah Jin đã tạo ra được ngưng tự Fermionic đầu tiên dựa trên nguyên tử bằng cách sử dụng một từ trường mạnh cùng với nhiệt độ siêu lạnh để đưa các nguyên tử vào trạng thái mới lạ này.
Bên cạnh 3 trạng thái cơ bản của vật chất – rắn, lỏng, và khí – có một trạng thái plasma ion hóa năng lượng cao hơn, xuất hiện mỗi khi các nguyên tử và phân tử có quá ít electron nên không thể trung hòa điện tích được. Tuy nhiên, ở nhiệt độ siêu thấp, hai lớp hạt cơ bản, boson và fermion, có thể cùng ngưng tụ theo những cách khác nhau, lần lượt tạo ra ngưng tụ Bose-Einstein hoặc ngưng tụ Fermionic: trạng thái thứ 5 và thứ 6 của vật chất.
Tuy nhiên, để tạo ra một ngưng tụ Fermionic từ vật chất, bạn phải đạt được những điều kiện không tưởng: nhiệt độ dưới 50 nanokelvin cùng một từ trường biến đổi theo thời gian. Dẫu vậy, trong vũ trụ rộng lớn, hoàn toàn có khả năng các neutrino (cấu thành từ các fermion) hoặc vật chất tối (có thể là fermion hoặc boson) kết hợp cùng nhau để hình thành nên các ngưng tụ của riêng mình. Chìa khóa để mở ra một trong những bí ẩn vĩ đại nhất của vũ trụ có lẽ nằm trong những trạng thái vật chất hiếm nhất và kỳ lạ nhất từng được biết đến.
Mời bạn tham gia Group Cộng đồng VnReview để thảo luận và cập nhật tin tức công nghệ, sản phẩm.
Minh.T.T theo Forbes
Thí nghiệm tìm kiếm vật chất tối, các nhà khoa học vô tình phát hiện ra thứ có thể đảo lộn cả nền vật lý cơ bản
Nguyễn Hải |
Những sai số trong thí nghiệm tìm kiếm vật chất tối mới đây có thể sẽ mở ra con đường mới cho vật lý hạt, nhưng cũng hoàn toàn có thể chỉ là các dị biệt thường thấy trong các thí nghiệm siêu chính xác này.
Các nhà nghiên cứu tạo ra một thùng chứa ngầm dưới đất này để nghiên cứu về vật chất tối, một thứ khó nắm bắt nhưng theo các lý thuyết về thiên văn học hiện đại, nó chiếm đến 85% vũ trụ.
Các nhà khoa học biết vật chất tối có tồn tại bởi vì có thể đo lường được trọng lực của nó đang tác động đến các thiên hà xa xôi, nhưng họ chưa bao giờ có thể trực tiếp phát hiện nó trước đây. Cho đến nay, các dự đoán khả thi nhất về vật chất tối cho rằng nó bao gồm các đám mây của những hạt hạ nguyên tử còn sót lại từ sau Vụ nổ lớn Big Bang và được gọi chung là các hạt WIMP.
Thí
nghiệm Xenon1T: Bên trái là thùng chứa với tấm poster cho thấy điều gì ở
bên trong, bên phải là tòa nhà làm việc cao 3 tầng của các nhà nghiên
cứu.
Thí nghiệm này bao gồm việc sử dụng một thùng hình trụ chứa đầy hơn 3,2 tấn Xenon lỏng, được làm lạnh đến -95oC (âm 95 độ C). Thùng chứa này được đặt sâu dưới lòng đất để đảm bảo các sóng bức xạ gây nhiễu cho thí nghiệm này. Theo tiến sĩ Elena Aprile của Đại học Columbia, người đứng đầu thí nghiệm này, cho đến nay Xenon hiện là chất nhạy cảm nhất để phát hiện và xác định vật chất tối.
Thùng chứa này cũng được nối với các bộ kích quang cùng nhiều cảm biến khác nhằm phát hiện ra các tương tác hiếm hoi giữa những hạt hạ nguyên tử của vật chất tối với các nguyên tử Xenon. Về lý thuyết, các tương tác này sẽ tạo ra những tia sáng nhỏ cùng các electron.
Trong lần thực nghiệm mới nhất của thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu ban đầu dự kiến cỗ máy sẽ phát hiện được khoảng 232 tương tác, dựa trên các hạt đã biết. Nhưng thay vào đó, họ phát hiện được 285 tương tác – nhiều hơn 53 tương tác so với dự đoán.
Hơn nữa, năng lượng phát ra từ các tương tác ngoài dự đoán này còn tương ứng với mức năng lượng đã được dự đoán của một loạt hạt chưa từng được phát hiện ra trước đây, có tên gọi solar axion. Loại hạt này từng được các nhà vật lý dự báo về sự tồn tại của nó trên lý thuyết nhưng chưa từng được tìm ra.
"Loại hạt lý thuyết dường như phù hợp với dữ liệu của Xenon1T này dường như quá nặng so với vật chất tối, nhưng có thể được tạo ra bởi mặt trời." Sean Caroll, nhà vật lý tại Học viện Công nghệ California nói với Business Insider. "Nếu điều này đúng, nó sẽ có tầm quan trọng khổng lồ - đây có thể là một phát hiện mang đến giải Nobel."
Các ống kích quang (photomultiplier) được sử dụng để phát hiện các tia sáng phát ra từ thí nghiệm Xenon1T.
Phát hiện có thể thay đổi 50 năm vật lý cơ bản
Đó là lý do tại sao loại hạt mới được phát hiện của thí nghiệm Xenon1T lại quan trọng đến như vậy. Nếu kết quả thí nghiệm là đúng, nó sẽ chứng minh cho sự tồn tại của một loại hạt mới, nằm ngoài Mô hình Chuẩn đã tồn tại gần nửa thế kỷ nay.
"Đó sẽ là phát hiện vững chắc đầu tiên về một điều gì đó bên ngoài Mô hình Chuẩn." Aaron Manalaysay, nhà vật lý về vật chất tối tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley cho biết. "Đây giống như một loại chén thánh đối với vật lý hạt."
Một khả năng khác có thể giải thích cho những tương tác ngoài dự đoán của thí nghiệm là các hạt Neutrino – một loại hạt hạ nguyên tử không mang điện tích – cũng có thể gây ra các tương tác này.
Điều này cũng có thể định nghĩa lại các định luật vật lý đã biết, khi điều này có nghĩa là các hạt neutrino cũng có từ trường lớn hơn so với dự đoán của Mô hình Chuẩn. Nhà vật lý Manalaysay cho biết: "Điều này có thể chỉ ra những quy tắc vật lý mới bên ngoài Mô hình Chuẩn."
Các thí nghiệm lớn hơn sắp đến trong tương lai
Cũng có khả năng các phát hiện trong thí nghiệm Xenon1T không hề xảy ra – cho dù điều này khó xảy ra. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng chỉ có 2 trong số khoảng 10.000 sự kiện được phát hiện là do các dao động ngẫu nhiên.
Phòng Thí nghiệm Gran Sasso là phòng thí nghiệm ngầm dưới đất lớn nhất thế giới, khi nó được đặt ở độ sâu 1,3 km so với mặt đất.
"Nó không quá nhiều. Chỉ khoảng một vài nguyên tử." Ông cho biết. Một vài nguyên tử có thể là quá nhiều đối với một ngành khoa học siêu chính xác như vật lý hạt.
Chính vì vậy, một phiên bản mới đối với thí nghiệm Xenon đang được triển khai ở Mỹ và châu Âu, nhằm giúp các nhà nghiên cứu khám phá các sự kiện ngoài dự đoán trên và xác định xem loại hạt nào gây ra các va chạm này. Đó là lý do tại sao các thí nghiệm mới sẽ thực hiện với quy mô lớn hơn và có độ nhạy hơn đáng kể so với thí nghiệm trước đây.
Trong khi thí nghiệm Xenon1T mới phát hiện được 53 tương tác không thể giải thích, theo ông Manalaysay, phiên bản kế nhiệm của nó, thí nghiệm LUX-ZEPLIN có thể phát hiện đến 800 tương tác. Hiện tại việc bùng phát dịch bệnh virus corona đang làm tiến trình chuẩn bị thí nghiệm này bị gián đoạn, tuy nhiên các thí nghiệm mới nhiều khả năng sẽ hoạt động và đưa ra kết quả "trong năm tới".
Tham khảo Business Insider
Nhận xét
Đăng nhận xét