TT & HĐ II - 12/b

                                        

Hạt Higgs (Hạt của Chúa) - Một trong những khám phá vĩ đại nhất của loài người


PHẦN II:     Nền tảng

" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên" 

                                                 Arixtốt 


“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như
là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”

CHƯƠNG I: ÔN CỐ TRI TÂN


"Tôi biết nhiều khoa học tuyệt vời, nhưng tôi không biết khoa học nào tuyệt vời hơn triết học". "Dù có cố gắng suy luận mà không quan tâm đến triết học, các khoa học khác thiếu nó thì vẫn không thể có sự sống, tinh thần, chân lý".
G. Hêghen



“Cái tuyệt đối tự biểu lộ đối với những ai tìm kiếm tri thức, là ánh sáng vĩnh cửu, rõ ràng và rực rỡ như mặt trời lúc chính ngọ cho những ai đấu tranh vì đức hạnh, là chính nghĩa vĩnh cửu, kiên định và công bằng cho những ai hướng tình cảm về tình yêu vĩnh cửu và vẻ đẹp thánh thiện”
S. Radhakrisnan.



"Tôi biết nhiều khoa học tuyệt vời, nhưng tôi không biết khoa học nào tuyệt vời hơn triết học". "Dù có cố gắng suy luận mà không quan tâm đến triết học, các khoa học khác thiếu nó thì vẫn không thể có sự sống, tinh thần, chân lý". (G. Hêghen)


“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)


Con ong khai thác vật liệu từ hoa ngừi vườn và ruộng đồng, nhưng sử dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chủ định của mình. Công vịcc đích thực của nhà triết học cũng không khác gì công việc đó.”
(Ph.Bêcơn)


‘‘Các nhà triết học quen sửng sốt. Sửng sốt chính là sự bắt đầu của triết học”
(Platôn)


 

(Tiếp theo)


***

Để bước tiếp trên con đường quanh co muôn nẻo mà không bị lầm lạc, mất phương hướng, chúng ta sẽ kết lại những nét chính yếu mà chúng ta đã quan niệm về Tự Nhiên Tồn Tại . Dù quan niệm đó có đẫm màu hoang tưởng thì cũng chẳng sao, có khi lại còn hay ho nữa. Thậm chí nếu có như vậy thì mới hợp lẽ tự nhiên, mới là tất yếu, vì quan niệm ấy được sinh ra bởi những bộ não cũng “rặt” hoang tưởng. Nhưng biết đâu chừng, phải hoang tưởng mới…hiểu được Tự Nhiên?!


Tồn Tại là vốn dĩ thế, vì vốn dĩ thế nên cũng được gọi là Tự Nhiên. Để đầy đủ thì ta gọi là Tự Nhiên Tồn Tại. Nếu thế giới này toàn Tự Nhiên Tồn Tại thì không thể có Hư Vô (vì Hư Vô xuất hiện thì vẫn cứ là Tồn Tại!) nên thể hiện ra "trước mắt con người" đã thấy nhưng chưa thấy hết là vật chất và vận động. 
Từ trước đến nay vật chất, không gian và thời gian được cho là bản thể Tồn Tại và vận động là đặc tính Tự Nhiên của Nó. Hay cũng có thể nói Tự Nhiên Tồn Tại là toàn bộ vật chất và không - thời gian vận động. Trước khả năng quan sát và nhận thức được (của con người), vật chất và vận động thể hiện ra như một Vũ Trụ tổng thể các sự vật - hiện tượng quan sát được và không quan sát được (hoặc có thể nói quan sát được cái trống rỗng!). Vì không được phép xuất hiện một chút Hư Vô nào nên vật chất phải lấp đầy Vũ Trụ (thực ra nên nói là chiếm lĩnh hoàn toàn chứ không đầy mà cũng không vơi; đầy là do chúng ta gọi theo...cảm giác ''trần tục''). Vũ Trụ tổng thể các sự vật - hiện tượng biến hóa không ngừng là kết quả của vật chất vận động. Vật chất vận động được chúng ta gọi là thế giới nền tảng, là nguyên nhân của tạo dựng, của mọi cuộc sinh thành, phát triển, suy tàn và mất đi của tất cả các sự vật - hiện tượng trong Vũ Trụ, của tất cả các mối quan hệ có thể có giữa chúng mà cốt lõi là mối quan hệ tương hỗ, tác động và phản ứng. Chính vì Tự Nhiên Tồn Tại là toàn thiện nên hóa ra nó cũng không toàn thiện, đầy đủ mà cũng không đầy đủ. Từ đó mà trước quan sát nó thể hiện ra một đặc tính nữa, cơ bản nhất, đó là đặc tính tương phản. Tự Nhiên Tồn Tại không đòi hỏi phải nhận thức về Nó nhưng những “đứa con biết tư duy” của Nó, như một tiền định, trước sau gì cũng tìm cách nhận thức Nó để từ đó mà nhận thức tốt hơn bản thân mình hầu bảo vệ sống còn của bản thân. Nhận thức Tự Nhiên Tồn Tại chỉ có thể thông qua khái niệm do chính tư duy xây dựng nên trên cơ sở của sự qui ước đầy tính chủ quan. Một hệ thống khái niệm được cho là đầy đủ để mô tả thế giới, tất yếu phải mang tính tương phản và từ đó mà nó cũng bất ổn, bấp bênh, nước đôi như chính Tự Nhiên Tồn Tại của nhận thức. Tự Nhiên Tồn Tại của nhận thức là sự mô tả chủ quan về Tự Nhiên Tồn Tại có thực; có thể rất giống với Nó nhưng không phải là Nó; chỉ là hình ảnh của Nó và mang tính ảo hoàn toàn. Có thể nói rằng, con người chỉ có thể nhận thức được Tự Nhiên Tồn Tại thông qua hệ thống khái niệm của mình. Có hai khái niệm mang tính quyết định đến nhận thức sâu rộng và ứng dụng vào hoạt động thực tiễn của con người, đó là không gian và thời gian. Nếu không gian là tồn tại thực, thì thời gian là tồn tại ảo, là biểu hiện của chuyển hóa không gian, nảy sinh ra từ sự thể hiện của nguyên lý nhân quả. Tự Nhiên Tồn Tại là vốn dĩ thế, là an nhiên nên Nó không cần biết đến Không gian và Thời gian, nhưng không gian và thời gian lại là cốt tủy thân xác và linh hồn của nó. Và tư duy, trong quá trình quan sát và nhận thức thực tại đã không thể không nảy ra ý niệm về không gian và thời gian. Không thể tưởng tượng được sự vắng mặt của không gian và thời gian trong đời sống hàng ngày cũng như trong hầu hết (!) ngành khoa học tự nhiên nói chung và vật lý học nói riêng. Sử dụng chúng thì mặc nhiên sử dụng nhưng bản chất của chúng thì cho đến nay hầu như vẫn là sự “điên cái đầu” của mọi người. Không gian được cho là khoảng rỗng rang của Vũ Trụ, là thể tích mà các sự vật - hiện tượng chiếm chỗ; còn thời gian là sự “trôi đi” của các sự kiện về cái gọi là quá khứ. Nhưng chúng có tính vật chất hay phi vật chất và tại sao chúng lại co giãn được theo quan niệm của Anhxtanh? Theo chúng ta đã quan niệm thì không gian là biểu hiện quảng tính của vật chất và thời gian là biểu hiện tính vận động của vật chất trước một tư duy quan sát. 
Rõ ràng sẽ không quan sát được thực tại nếu không có ý niệm về thể tích và độ dài lâu, tức là không gian và thời gian. Nói đến không gian thì phải nói đến thể tích. Khi nói một sự vật hiện tượng nào đó có thể tích là A thì khi ta “di dời” sự vật - hiện tượng đó đi chỗ khác, cái khoảng rỗng rang mà nó để lại đó chính là không gian có thể tích A. Vì sự suy lý dẫn đến quan niệm rằng thế giới này chỉ có Tồn Tại, tuyệt đối không có Hư Vô, nên phải dẫn tới quan niệm tiếp theo là toàn bộ Vũ Trụ phải lấp đầy "một thứ gì đó" (chúng ta gọi là "tồn tại"!). Cũng vì thế giới chỉ có Tồn Tại nên thể tích không gian A ấy cũng phải là tồn tại (tên gọi không gian chỉ là tên riêng). Thực tiễn quan sát thiên văn cho thấy thể tích không gian A không phải chứa đầy riêng vật chất mà còn một thứ gì đó nữa chúng ta tạm gọi là vật chất nền tảng (hoặc tiền vật chất). Vì vật chất là tồn tại và có khả năng vận động trong không gian mà không bị "vướng víu" gì, nên phải cho rằng vật chất cũng được chuyển hóa thành từ vật chất nền tảng, hay từ tiền vật chất. Mà tiền vật chất là gì khi chiêm nghiệm Vũ Trụ nếu không phải là không gian? Do đó, kết cục cuối cùng của suy lý: thể tích A là duy nhất Tồn Tại, vật chất là tồn tại chuyển hóa thành từ Tồn Tại ấy, và sau khi tương tác, biến hóa, kết thúc tồn tại, thì trở về với Tồn Tại! Vận động vật chất là biểu hiện tự nhiên của chuyển hóa không gian. Còn biểu hiện tự nhiên, vốn dĩ, tất yếu, cốt lõi của vận động vật chất, đó là sự di dời! Quá trình di dời ấy phải có tác động từ bên ngoài và phụ thuộc vào đó mà vật chất (đến đây, có thể gọi là sự vật - hiện tượng) được di dời với mức độ dài lâu khác nhau, là nhanh hay chậm… Sự nhanh hay chậm ấy chính là thời gian theo qui ước của tư duy quan sát.


Trên đây là tóm lược quan niệm của chúng ta về Tự Nhiên Tồn Tại. Từ sự tóm lược ấy, chúng ta thấy quan niệm như vậy đã bộc lộ ra những nghịch lý, mâu thuẫn “tổ chảng” cần phải giải quyết thỏa đáng, nếu không, toàn bộ ''công lao'' của chúng ta sẽ trở nên công cốc, tòa lâu đài mà chúng ta xây dựng với biết bao hy vọng sẽ sụp đổ tan tành!


Mâu thuẫn thứ nhất là không thể hình dung nổi một Vũ Trụ đã lấp đầy "thứ gì đó" mà còn “chứa đựng” được những sự vật - hiện tượng di dời lung tung trong đó như "chốn không người", không bị cản trở gì như rõ ràng là chúng ta đã quan sát thấy, nếu chúng ở gần, chúng ta còn sờ mó được, hoặc ngay cái thân xác rành rành của chúng ta không thể là một hồn ma được.


Cũng từ mâu thuẫn thứ nhất mà đương nhiên dẫn đến mâu thuẫn thứ hai, đó là trong một Vũ Trụ đầy vật chất và vật chất nền tảng thì giải thích như thế nào về sự biến đổi hình dạng, sự to nhỏ được của các sự vật - hiện tượng? Giả sử rằng vật chất nền tảng là nước và Vũ Trụ là một đại dương, chúng ta sẽ thấy rõ ràng mọi vật trong đó không phải là hoàn toàn được hình thành nên từ nước mà từ nhiều chất khác nữa và nước chỉ là một chất trong số đó. Khi một con cá bơi trong đó hay một chiếc tàu ngầm chuyển động trong đó thì do có hiện tượng tạo khoảng trống sau chúng nên nước luôn luôn phải “tích cực” lấp đầy khoảng trống đó gây ra dòng xoáy không khắc phục được. Chúng ta chưa quan sát thấy một vật bất kỳ nào như thiên thạch hoặc tên lửa bay trong khoảng không (khoảng rỗng rang) Vũ Trụ mà gặp sức cản, tạo xoáy cả. Và việc cho rằng tất cả các sự vật - hiện tượng đều có cấu tạo từ một thứ vật chất nền tảng, từ một loại tiền vật chất, từ không gian là rất đáng ngờ,là không thể tin nổi, vì trong thực tại, không có bất cứ một chỉ thị nào nói về điều đó. Nhưng nếu chúng có cấu tạo từ nhiều loại vật chất nền tảng khác nhau, thậm chí là từ hai thôi thì… thôi, chúng ta không dám nghĩ thêm nữa vì đã bắt đầu thấy nổi da gà trước một...đa Vũ Trụ phi thống nhất và phi Tự Nhiên, không phục tùng qui luật trong tuyệt đối ràng buộc, động thời cũng tuyệt đối tự do, hoàn toàn "tự tung tự tác"!


Tự Nhiên Tồn Tại là “Có” tuyệt đối. Dù là giả hợp, rỗng rang, không hiện thực… hay với bất cứ khái niệm nào gán cho Nó thì Nó vẫn là Có. Dù có gọi Nó là “Không” đi nữa thì Nó vẫn cứ là Có vì có… chúng ta lúc nào cũng đàm luận về Nó. Chúng ta đã từng nói, dẫu có Hư Vô tồn tại thì đương nhiên vẫn là Tồn Tại. Sự thể hiện dễ quan sát nhất của cái Có ấy là vật chất. Nếu quan niệm vật chất là duy nhất thì từ việc quan sát vạn vật, chúng ta thấy nó phải mang tính gián đoạn vì vạn vật to nhỏ khác nhau, có thể phân chia được, có thể “lắp ghép được”. Nhất là từ sự quan sát sự sinh sản của vật hữu sinh thì vật sống phải là sự kết tinh từ một đơn vị nhỏ bé nào đó chứ không thể từ Hư Vô được. Nó lớn dần lên được là nhờ hấp thu những lượng vật chất nào đó từ bên ngoài nó mà ta quen gọi là chất dinh dưỡng. Nhưng nếu vật chất nền tảng có tính gián đoạn thì mâu thuẫn thứ ba xuất hiện, đó là trong Vũ Trụ sẽ có những kẽ hở Hư Vô. Hay là nên quan niệm chỉ các sự vật - hiện tượng ở tầm qui mô nào đó là có thể phân chia được nhưng giới hạn cuối cùng là vật chất nền tảng thì không còn phân chia được nữa? Sự phát hiện ra lượng tử của M. Planck dẫn đến ý niệm, vật chất nền tảng là tập hợp những lượng nào đó, vô cùng nhỏ, không thể phân chia được, có thể hình dung như một hạt. Để không cho Hư Vô xuất hiện thì Vũ Trụ là tập hợp vô vàn những hạt đó, được “ép chặt” vào nhau, đứng im tuyệt đối, không thể di dời được, chỉ có chuyển hóa của chúng là di dời, mà ở tầm mức vĩ mô nào đó, thấy như vật chất vận động (?). Các hạt lúc này dù có thể phân biệt được nhưng không thể bị phân chia, tách rời nhau được, tạo nên sự liên tục của vật chất nền tảng và lượng vật chất nền tảng vô cùng nhỏ ấy cùng một lúc sẽ thể hiện như vừa là hạt vừa không phải hạt (?). Một Vũ Trụ như thế ở tận cùng vi mô sẽ rất cứng, gọi là cứng tuyệt đối, nhưng ở tầm vĩ mô, bằng cách nào có thể nảy sinh ra sự vật - hiện tượng với phong phú những biến hóa, di dời “loạn xạ” như chúng ta đang thấy được, nghĩa là phạm vào mâu thuẫn thứ nhất và thứ hai!?


Ba mâu thuẫn đó đã liên kết chống lại quan niệm về Tự Nhiên Tồn Tại của chúng ta!

Để bảo vệ thành công “lận phán tiễn sí” về triết học trước vị tổ sư đáng kính tên là Tạo Hóa, chúng ta phải giải tỏa được những mâu thuẫn “chết nhăn răng” nêu trên. Muốn thế, chúng ta phải xây dựng cho được (cố ''bịa ra'' bằng được!) một loại thực thể nền tảng nào đó, với những tính chất hoàn toàn phù hợp: với những hành vi, xử sự thích ứng của những lượng vô cùng nhỏ, đóng vai trò đơn vị cấu thành nên vật chất nền tảng (mà chúng ta tạm gọi là hạt vật chất đơn vị tuyệt đối).

Cần quan niệm hạt vật chất đơn vị tuyệt đối là hạt nhỏ nhất Vũ Trụ hợp thành Vũ Trụ! Thường chúng ta vẫn quan niệm đơn vị là thứ nhỏ nhất tương đối của một thực thể, một tập hợp. Chẳng hạn một con bò là đơn vị của một đàn bò. Nghĩa là đàn bò ít nhất là đàn bò có một con bò. không thể có đàn bò có nửa con bò! Hay, số một là đơn vị của tập hợp số nguyên. dưới số một sẽ không còn số nguyên nào khác!
                                              ***


Tự Nhiên Tồn Tại là một thể thống nhất, không thể tách rời được; Vũ Trụ là một cơ thể vận động nhất quán, nhịp nhàng, có tăng thì có giảm, có co thì có giãn, có đẩy thì có hút, sống động mà ổn định … Nếu nói rằng Tự Nhiên Tồn Tại là vốn dĩ, vĩnh viễn là thế thì cũng có thể nói Vũ Trụ tổng thể các sự vật - hiện tượng là một hệ thống tự thân cân bằng động vĩ đại.


Tuy nhiên sự vận động cân bằng ấy không bao giờ đơn điệu, quay đều buồn thảm như bánh xe luân hồi. Điều kỳ diệu nhất của vật chất vận động là đã thể hiện ra thành vô vàn những sự vật - hiện tượng, vừa cực kỳ đa dạng vừa cực kỳ phong phú, lung linh đến bất tuyệt. Bắt đầu là từ cái “một”, cái đơn vị nhỏ nhất mà thành ra sự vật lớn hơn, sự vật lớn hơn lại đóng vai trò đơn vị để làm ra sự vật lớn hơn nữa, cứ thế cho đến cuối cùng mà hình thành nên cái Một vô thủy vô chung. Hay chúng ta nói ngược lại, từ cái Một vô thủy vô chung mà phân định ra những cái một nhỏ hơn có khởi đầu và có kết thúc, từ những cái một nhỏ hơn đó mà phân định ra những cái một nhỏ hơn nữa, cứ thế mà đến một lượng khổng lồ những cái một nhỏ nhất, là đơn vị tuyệt đối, làm nên Vũ Trụ - cái Một. Do đó mà chúng ta thấy một trong những kiểu phân định của Tự Nhiên Tồn Tại là làm cho Vũ Trụ như có lớp có lang, mỗi lớp lang ấy có những sự vật - hiện tượng đặc thù theo chiều từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn hoặc ngược lại.


Có bao giờ sự sống đầu tiên nảy sinh ở môi trường hoàn toàn không có nước không? Chắc là không, vì có thể cơ thể sống sẽ không chịu đựng nổi sự tàn phá của bức xạ và không trao đổi chất được khi thiếu dung môi lý tưởng là nước. Nếu sự thực là như thế thì ở thế giới dưới phân tử sẽ không bao giờ có một quan sát biết tư duy nào để thông báo cho chúng ta biết những điều “mắt thấy tai nghe” ở đó. Con người đành phải tự nỗ lực chế tác ra những thiết bị tinh nhạy nhất và thông minh nhất có thể được để làm điều đó. Và con người đã...làm được. Thế mới tài!


Sinh ra từ môi trường Trái Đất, con người đã được thiên nhiên trao cho một bộ não biết tư duy và năm giác quan vừa đủ để mưu sinh. Với những “phương tiện trời cho” không lấy gì làm hào phóng cho lắm ấy, ngay từ thuở ban đầu, tổ tiên chúng ta đã cố quan sát và nhận thức thế giới. Lúc đó chắc chắn rằng thế giới các sự vật - hiện tượng mà tổ tiên chúng ta quan sát được không sâu rộng như bây giờ. Ngày nay nhờ có những phương tiện cực kỳ tối tân (mà tự tay con người làm ra được, dựa trên những nguyên lý “học lóm” được của Tự Nhiên!) mà thế giới các sự vật - hiện tượng mở ra trước mắt con người đã có thể là sắp đến giới hạn của khả năng quan sát. Người ta đã quan sát được các thực thể (thiên hà) cách xa chúng ta đến hàng chục tỷ năm ánh sáng (khoảng hơn 10^28 cm) cũng như đã quan sát được (!) những thực thể nhỏ đến cỡ 10^-8 cm và nhỏ hơn nữa. Nhân tiện đây, xin nói một điều thế này: nhiều người cho rằng ánh sáng là nhìn thấy được. Nói như thế e rằng chưa chính xác. Nên chăng là nói, chúng ta nhìn thấy được hình hài, màu sắc của vạn vật là nhờ có ánh sáng chứ không phải chúng ta nhìn thấy ánh sáng?


Từ điều nói trên, chúng ta thấy rằng việc phân chia thế giới ra làm hai phần: thế giới các sự vật - hiện tượng và thế giới nền tảng chỉ mang tính tương đối. Nó vừa đúng vừa không đúng vì nó vừa mang tính chủ quan lẫn khách quan. Dù sao thì nó vẫn là một hiện thực và những điều rút ra từ hiện thực ấy vẫn được ứng dụng một cách hiệu quả!


Quan sát của chúng ta là quan sát mang tính đặc thù, được thiên nhiên của môi trường Trái Đất làm hình thành nên (tất nhiên là cũng theo những nguyên lý chung của Tự Nhiên), đáp ứng phù hợp với môi trường đó. Do đó thế giới khách quan qua quan sát của chúng ta ngay lập tức cũng nhiễm tính đặc thù ấy. Chẳng hạn như cùng một con người nhưng ở những trạng thái cơ thể khác nhau (như lúc mạnh khỏe và lúc bệnh hoạn; khi vui; khi buồn…) đã có thể thấy cảnh vật, màu sắc khác nhau, đã có thể nghe khác biệt nhau từ cùng một âm thanh rồi. Huống hồ là quan sát giữa người và thú, giữa người Trái Đất với người ngoài hành tinh? Và nhận thức thế giới đâu chỉ có quan sát, mà toàn bộ cảm giác!...


Sự cảm giác đặc thù ấy chỉ cho phép chúng ta cảm giác được (thấy được, nghe được…) một phần của thế giới khách quan theo cách cảm giác do thiên nhiên, nghĩa là cũng do chính thế giới khách quan tạo nên cho chúng ta.


Từ sự quan sát đặc thù ấy mà chúng ta nhận thức, thế nên sự nhận thức lẽ đương nhiên dù đúng đắn cũng chỉ là sự phù hợp với quan sát đặc thù của chúng ta mà thôi. Tương tự như cùng nói về định luật bảo toàn năng lượng nhưng người Anh và người Trung Quốc sẽ phát biểu khác nhau (vì ngôn ngữ khác nhau!).


Cho nên chúng ta mới nói, trước quan sát đặc thù của chúng ta, sự phân chia tự nhiên ra thành hai thế giới các sự vật - hiện tượng và thế giới vật chất nền tảng là một sự thật, là hiện thực và những qui luật, định luật khám phá ra từ nó vẫn đúng đắn, ứng dụng tốt nhưng không phải bất cứ qui luật nào, định luật nào trong hiện thực cũng mang tính tuyệt đối áp dụng được cho toàn Vũ Trụ.


Vật lý là ngành khoa học tiên phong đi giải mã những điều bí ẩn của Tự Nhiên Tồn Tại. Nó đã có những bước tiến rất dài, đầy vinh quang trên con đường khám phá bản chất của vật chất, cái làm nên mọi sự vật - hiện tượng mà chúng ta thấy. Để phần nào thấy được thành quả của vật lý học trong việc tìm hiểu thế giới nền tảng (ở đây chúng ta qui ước thế giới nền tảng là thế giới không “thấy” được bằng năm giác quan, hay thường gọi là thế giới vi mô), chúng ta hãy liệt kê sơ lược xem người ta đã thấy được những hạt vật chất gì ở cái thế giới huyền diệu ấy.


Vào thế kỷ thứ V trước Công Nguyên, Democrite, nhà triết học cổ Hi Lạp đã đề xướng ra thuyết nguyên tử. Theo ông, nguyên tử là phần tử cuối cùng của vật chất, không thể phân chia được. Vạn vật đều được xây dựng nên từ những nguyên tử như vậy.


Đến thế kỷ thứ XIX, quan niệm cho rằng nguyên tử là giới hạn cuối cùng của vật chất đã không còn đứng vững được nữa, dù các nhà bác học vẫn thừa nhận rằng mọi nguyên tố hóa học đều được tạo thành từ các nguyên tử. Năm 1897, J. J. Thomson cho chùm tia âm cực chịu tác dụng của một điện trường (tụ điện) của một từ trường (nam châm). Chùm tia bị lệch đi, từ đó, J. J. Thomson đã xác định được tỷ số giữa điện tích e và khối lượng m của một hạt mang điện tích âm, sau này được gọi là hạt điện tử (elektron). Sự kiện khám phá ra hạt điện tử là cái mốc báo hiệu cho thấy nguyên tử có cấu trúc nội tại và vẫn có thể bị phân chia. Cũng chính J. J. Thomson, năm 1903, là người đưa ra mô hình nguyên tử đầu tiên. Ông cho rằng nguyên tử có dạng hình cầu, có kích thước khoảng 10^-8 cm, tích điện dương dưới dạng một môi trường đồng chất, còn các điện tử thì phân bố rải rác và đối xứng bên trong nguyên tử.

Sir Joseph John Thomson

Sinh 18 tháng 12 năm 1856
Đồi Cheetham, Manchester, Anh Quốc
Mất 30 tháng 8, 1940 (83 tuổi)
Cambridge, Anh

Tám năm sau (1911), theo sự chỉ đạo của nhà vật lý Rutherford (vốn là học trò và trở thành người cộng tác của Thomson), Gliger và Marsden đã tiến hành một thí nghiệm nhằm kiểm chứng mẫu nguyên tử của Thomson. Kết quả thí nghiệm hoàn toàn mâu thuẫn với giả thiết. Thí nghiệm chứng tỏ rằng bên trong nguyên tử phải có một điện trường cực mạnh, như thế điện tích dương của nguyên tử không thể phân bố đều mà phải tập trung tại trung tâm, trong một thể tích nhỏ hơn nhiều so với kích thước nguyên tử. Từ đó, Rutherford đề ra thuyết nguyên tử mới. Theo đó nguyên tử gồm một hạt nhân chiếm một thể tích cực nhỏ ở chính giữa, mang điện tích dương, quanh hạt nhân có các điện tử chuyển động, tổng điện tích âm của các điện tử bằng tổng điện tích dương của hạt nhân. Tuy nhiên, mẫu này cũng nảy sinh những mâu thuẫn không khắc phục được. 
             Ernest Rutherford

Ernest Rutherford
Sinh 30 tháng 8 1871
Brightwater, New Zealand
Mất 19 tháng 10 1937
Cambridge, Anh

(Còn tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH