Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

TT&HĐ II - 13/f


            Tìm hiểu về phóng xạ: Những thí nghiệm về phóng xạ | Phim tài liệu khoa học (Thuyết Minh)

PHẦN II:    Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
Sir James Jeans.

“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)


“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
  (Arixtốt)

CHƯƠNG II: PHÁC THẢO


“Mọi cái hiện thực đều hợp lý, mọi cái hợp lý đều là hiện thực” (G.Hêghen)


“Tương phản với không gian thì có nguyên lý về chất, về sự phân biệt và về “vật”. Dù sao thì chẳng có gì có thể tồn tại mà không có không gian. Không gian là điều kiện tiên quyết của mọi vật đang tồn tại, bất kể là dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bởi vì chúng ta không thể tưởng tượng ra một vật hay một hữu tính mà thiếu không gian”.
Lama Anagark Govinda

"Đôi lúc cuộc sống thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó có những lúc ảm đạm và đau đớn. Như bất cứ một dòng chảy nào của một con sông, cuộc sống có những lúc khô cạn và những khi triều cường.
Cũng như sự thay đổi theo chu kỳ từ trước đến nay của các mùa, cuộc sống có cái ấm áp dễ chịu của những mùa hè và cái rét buốt của những mùa đông…

Nhưng chúng ta có thể tự nâng mình lên khỏi nỗi chán chường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui vẻ của hy vọng và biến đổi các thung lũng hoang vắng, tăm tối thành những lối đi chan hoà ánh nắng của sự thanh bình sâu lắng".
Martin Luther King

"Năng khiếu tưởng tượng có ý nghĩa đối với tôi hơn là tài năng tiếp thu kiến thức".  
Albert Einstein

"Dù chỉ nắm vững một kiến thức nào đó, cũng đều có ích cho trí óc, nó sẽ ném đi những thứ vô dụng nhưng giữ lại những thứ có ích".
 Leonardo da Vinci

"Mỗi thành công vĩ đại trong khoa học đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng hết sức táo bạo". 
G.Duy 


Lama Anagarika Govinda
Chân dung của tác giả,dịch giả Lama Anagarika Govinda
Lama Anagarika Govinda tên thật là Ernst Lothar Hoffman.
 Ông là nhà nghiên cứu triết học, tu sĩ Phật giáo, họa sĩ và
giáo sư Phật học người Đức. Vào năm 1928–1930, ông
đến Sri Lanka xuất gia với Đại đức Nyantiloka Mahathera.
 Ông là một học giả uyên thâm về Pāli, với mười hai cuốn
sách viết về Phật giáo Nam Tông. Ông còn là một thành viên
 trong Ban Quản trị Hội Phật giáo Thế giới.
Năm 1947, ông qua Tây Tạng rồi có duyên được Lạt Ma
Ngaxvang Kalzang (Tomo Geshe Rinpoche) nhận làm đệ tử.
 Ông đã du lịch khắp xứ này, tiếp xúc với nhiều tu sĩ, thăm
viếng nhiều ngôi chùa cổ hẻo lánh và ghi nhận những điều
mắt thấy tai nghe vào cuốn du ký The Way of The White
 Clouds - Đường mây qua xứ tuyết. Ông còn viết thêm
nhiều sách biên khảo về Tây Tạng, đáng kể nhất là hai cuốn
 The Psychological Attitude of Early Buddhist Philosophy
  (Thái độ tâm lý trong triết học Phật giáo nguyên thủy)
 và The Foundations of Tibetian Mysticism (Nền tảng Mật 
giáo Tây Tạng). Ông qua đời năm 1985.




(Tiếp theo)


Có một điều rất đáng chú ý : quả bom là một vật. Khi nói đến khái niệm vật thì chúng ta buộc phải hình dung ra vật đó phải do một lượng chất hoặc nhiều chất hợp thành. Nhưng khi quả bom nổ, phân rã đến tận cùng thì không những “vật” bom không còn gì mà các chất trong nó cũng biến đâu mất, chỉ “còn lại” là các đơn vị lượng tử bắn ra tứ phía. Có phải chất đã hóa thành những đơn vị lượng tử bức xạ không? Không thể không khẳng định được vì chẳng còn cách nào khác. Tuy vậy, việc “gom lại” những đơn vị năng lượng ấy để định tích hợp làm thành quả bom đứng yên như cũ là không thể vì dù có dùng bất cứ cách nào để thực hiện ý đồ đó đều làm cho các đơn vị năng lượng đó bằng 0 (do chúng không có khối lượng nghỉ!).

Điều đáng chú ý thứ hai là vạn vật đều do các chất tạo nên và đều có cái gọi là khối lượng. Khi vạn vật đứng yên thì khối lượng của chúng được gọi là khối lượng nghỉ. Nhưng sự đứng yên của vạn vật chỉ là tương đối nên khối lượng nghỉ cũng chỉ là tương đối. Một vật có thể là đang chuyển động đối với hệ quan sát này như đồng thời lại có thể là đứng yên so với hệ quan sát khác. Vậy thì vật đó đứng yên hay không đứng yên, khối lượng của nó là “nghỉ” hay không “nghỉ”? Có khối lượng nghỉ tuyệt đối không, hay nói cách khác: điểm KG có khối lượng không? Chỉ cần không có cái gọi là khối lượng nghỉ thôi thì nó đã phải “chạy” với vận tốc C rồi, nếu muốn tồn tại. Phải cho rằng nó có khối lượng. Nếu thế, theo công thức tính năng lượng toàn phần của Anhstanh (mc2) thì nó phải hàm chứa năng lượng! Điều này có đáng tin không, khi mà xác quyết của chúng ta là Vũ Trụ lấp đầy Không Gian và chỉ Không Gian thôi?
Đều đáng chú ý thứ ba là trong thế giới thường nhật của chúng ta, không thể có một vật, hay chất nào lại không hàm chứa năng lượng và không thấy năng lượng nào lại “tự do” ở ngoài vật và chất được. Thế nhưng trong thế giới vi mô lượng tử, vật lý hiện đại đã mô tả những điều rất khác lạ: tính “vật” của thực thể trở nên hết sức mờ nhạt, tính “chất” thì không hiện hữu (bị lãng quên?) và năng lượng tồn tại như những lượng độc lập tương đối, không bị “ràng buộc” bởi vật hay chất…
Điều đáng chú ý thứ tư là nếu có nhiều loại, nhiều dạng chất hoàn toàn độc lập nhau thì năng lượng cũng có nhiều loại, dạng năng lượng như: điện lượng, nhiệt lượng, cơ năng, động năng, thế năng…hoàn toàn độc lập nhau. Có thể gọi bầu khí quyển là trường chất ''chứa'' năng lượng, còn trường điện từ, trường hấp dẫn là trường gì; có thể cho là trường năng lượng ''chứa'' chất được không, hay chỉ là trường năng lượng?
Thật là vô cùng rối rắm, rối hơn cả mớ bòng bong và lòng ruột của chúng ta vì thế, cũng rối hơn cả tơ vò!
Như một cỗ xe tăng mù quáng nhất, chúng ta cứ xông tới, bỏ mặc chiến địa chưa ngã ngũ thắng thua ở sau lưng; như một tàu phá băng bạt mạng nhất, chúng ta cứ tiến lên không cần thấy băng tan; như những kẻ cưỡi ngựa xem hoa ơ thờ nhất, chúng ta ngao du mà không bận tâm đến cỏ vướng, gai chen vó ngựa và như những nhà thông thái viển vông nhưng lạc quan nhất, chúng ta vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào Không Gian, coi tất cả những bí ẩn, dù vĩ đại đến mấy cũng là sự biểu hiện này nọ của Không Gian mà chúng ta còn “mù tịt”, để “nhắm mắt” lướt qua, hướng về phía trước.
 ***
Chúng ta luôn “nằng nặc” cho rằng Vũ Trụ được lấp đầy bởi một chất, gọi là Không Gian. Nói như thế cũng có nghĩa KG là duy nhất ngự trị Vũ Trụ hay chính là Vũ Trụ, và cũng có thể nói: Vũ Trụ là một thực thể KG. Để ''tăng cường cảm giác'' cho rõ tính thực tại và sinh động của Không Gian, chúng ta mường tượng Không Gian là một lực lượng. Lực lượng Không Gian vừa liên tục vừa có cấu trúc gián đoạn gọi là mạng KG, mà mỗi nút mạng chính là hạt KG (hay điểm KG).
Vật chất KG là gì? Là... KG chứ là gì nữa! Quá dễ! Từ xưa tới giờ chưa ai gọi KG là một chất. Người ta gọi cái trống rỗng là KG. Giờ đây chúng ta quan niệm rằng cái trống rỗng cũng là một chất nên gọi luôn là chất KG.
Xét về mặt định lượng, một thực thể KG được tính như thể tích không gian trống rỗng. (Trước đây, ít ai biết được rằng trống rỗng không phải là Hư Vô vì ngay cả sự trống rỗng, Hư Vô cũng không thể thể hiện được), đó là:

                      
Thực vậy, nếu khối không gian là hình lập phương có cạnh là D, ta có một lực lượng KG là:
V = K . D3                   với K = 1  Với hình cầu,   ta có:
Với hình nón cụt, ta có:
         
với: là … (biết rồi!), h là chiều cao, R là bán kính đường tròn lớn, r là bán kính đường tròn nhỏ.
Nếu ta đặt : R2 = x2h2   ; r2 = y2h2 thì:
R2 + r2 + Rr = x2h2 + y2h2 + xyh2 = h2(x2 + y2 + xy)
            Và  

                                 
Qua việc tính toán lực lượng KG, chúng ta thấy rằng thành tố làm nên chất KG chính là khoảng cách.
Nhờ có Anhxtanh mà ngày nay chúng ta biết rằng vạn vật, xét về mặt lực lượng, chúng đều được biểu thị bởi một đại lượng gọi là năng lượng toàn phần. Năng lượng toàn phần được coi như “cột trụ kiên cường” của vạn vật, luôn tồn tại trong vạn vật. Nếu không có đại lượng này thì vạn vật không thể tồn tại được và không hiện hữu trước chúng ta đa dạng và phong phú được. Có thể nói, đây chính là biểu diễn vật lý của tồn tại!
Từ những điều đáng chú ý đã trình bày ở phần trên, chúng ta thấy: giữa vật hay chất và năng lượng có mối quan hệ rất đặc biệt. Vật hay chất luôn có vẻ như phụ thuộc vào năng lượng, còn năng lượng thì như một cô nàng đỏng đảnh, chẳng bao giờ thèm để ý đến vật hay chất. Vật, chất có xuất hiện hay không xuất hiện đối với nó, không có một chút mảy may quan trọng nào. Hơn thế nữa, ở tầng sâu vi mô, sự khác biệt giữa vật, chất với năng lượng là rất khó nhận ra. Một cái cây, nhìn ở tầng ấy, có thể sẽ rất giống với đám mây trắng giữa bầu trời xanh; hoặc như “đám mây Magienlăng” trong khoảng không bao la của Vũ Trụ. Nghĩa là vạn vật, chất, nhìn ở tầng ấy, sẽ chỉ như những vùng đặc - loãng, đậm - nhạt, khác nhau; hay nói rõ hơn là những vùng có “mật độ năng lượng” khác nhau.
Large.mc.arp.750pix.jpg Đám mây Magellan lớn (viết tắt tên tiếng Anh: LMC) là một
 thiên hà vô định hình lùn trong nhóm láng giềng (đôi khi được
coi là thiên hà vệ tinh) của Ngân Hà, là thiên hà lớn hơn trong
 nhóm hai thiên hà được đặt theo tên nhà thám hiểm hàng hải người
 Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan (1480-1521). Với khoảng cách
 chưa đến 160 nghìn năm ánh sáng, LMC là thiên hà thứ ba tính từ
 trung tâm Ngân Hà, sau Sag DEG và Canis Major; với khối lượng
gấp 10 tỷ lần khối lượng Mặt Trời của chúng ta và bán kính 7.000
 năm ánh sáng, LMC chỉ bằng 1/100 Ngân Hà về khối lượng nhưng
 bằng 1/8 nếu so về kích thước, đứng thứ tư trong nhóm địa phương.
Với cấp sao biểu kiến 0,9, LMC có thể quan sát thấy như một đám
mây mờ nhạt trên bầu trời đêm của thiên cầu nam, tối hơn một chút
 so với sao Ngưu Lang (0,77).
Chúng ta còn thấy là vạn vật và chất, dù có thể rất khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, trạng thái…; dù là đồng, sắt, chì, kẽm, đất đai, vàng bạc, châu báu, cái cây, con chó, con mèo, con người, đều có thể qui đổi thành năng lượng một cách giản đơn nếu biết khối lượng của chúng, theo một trong những biểu thức đẹp nhất của vật lý học:
E = M . C2
với: E là năng lượng tòan phần của một vật
       M là khối lượng của vật đó
       C là vận tốc cực đại trong Vũ Trụ (Bất biến)
Nhưng từ một lượng năng lượng xác định, thật là vô cùng khó khăn nếu không nói là không thể trong việc qui đổi ra một vật, với thành phần là đơn hay đa chất nào. Cùng có một giá trị về năng lượng toàn phần nhưng một vật có thể là rất lớn hoặc rất nhỏ, có thể có hình dạng này hay hình dạng khác, có thể ở trạng thái này hay trạng thái khác, có thể là (những) chất này hay (những) chất khác…
Vì vậy, có nhiều khả năng là năng lượng đóng vai trò tương tự như không gian, là một thứ gì đó mang tính chung, tính nguồn gốc, tính nền tảng cơ bản của tất cả các vật và chất. Nói cách khác, vật, chất chỉ là những thể hiện tương đối trong phạm vi quan sát nào đó của năng lượng và tất cả các dạng năng lượng cũng chỉ là những thể hiện tương đối của dạng năng lượng cơ sở duy nhất nào đó, được qui ước gọi tên là năng lượng cơ học và được xây dựng nên từ các lượng tử năng lượng.
Quan niệm của chúng ta là Vũ Trụ chỉ có Không Gian thôi; vạn vật hiện tượng chỉ là những thể hiện phong phú của Không Gian. Do đó nhận định vừa rút ra được ở trên buộc chúng ta phải đi đến ý niệm là giữa Không Gian và năng lượng có một mối tương đồng sâu sắc đến mức thứ này có thể qui đổi thành thứ kia hoặc năng lượng là một biểu hiện đặc thù, đầu tiên của Không Gian, một trạng thái của không gian, tương tự như băng là một trạng thái của nước, từ nước mà sinh ra và trở về với nước.
Chúng ta đã từng nói đến khái niệm “mật độ năng lượng”. Trong không gian Vũ Trụ mênh mông nếu có hai thiên thể có năng lượng toàn phần như nhau, thì chúng ta nói rằng thiên thể nào “nhỏ” hơn sẽ có mật độ năng lượng cao hơn, với quan niệm không gian Vũ Trụ là trống rỗng thì rõ ràng mật độ năng lượng của khoảng trống rỗng ấy phải bằng không. Nhưng theo quan niệm chúng ta thì khoảng trống rỗng ấy là một lực lượng thực sự, được cấu thành nên từ sự liên kết của nhiều điểm Không Gian, mà như chúng ta suy luận thì điểm KG phải hàm chứa một lượng năng lượng xác định (nó phải có khối lượng!). Nếu thế, mật độ năng lượng của một khoảng KG là bao nhiêu? Cụ thể hơn: mật độ năng lượng của điểm KG là bao nhiêu? Bằng một! Chính xác là như thế, vì thể tích của điểm KG là đơn vị thể tích nhỏ nhất (nếu quên chất KG đi thì đó là thể tích của một đơn vị hư vô tương đối) và năng lượng của nó không thể nhỏ hơn đơn vị được; chúng đều bằng một. Một năng lượng trên một thể tích, nghe tưởng cực tiểu hóa ra là cực đại!
Tương tự như cách tính mật độ năng lượng thì mật độ chất KG của điểm KG cũng phải cực đại. Mà đã cực đại thì phải phân chia được! Dù có thể bị “khai trừ” khỏi triết học duy tồn thì nhất quyết chúng ta cũng không tin điều này!
Mặt khác lượng tử xuất hiện từ sự “nổ bom” bị chúng ta qui định là nhỏ nhất nên nó phải bằng với lượng năng lượng của điểm KG. Lượng tử đó làm sao mà “bay” được trong lòng KG “đầy nhóc” lượng tử? Vấn đề nữa là chúng ta thấy được sự vật, những cái có mật độ năng lượng loãng hơn, thì sao chúng ta không thấy được điểm KG, được cho là có mật độ năng lượng “đặc” tuyệt đối?
Không tài nào hiểu nổi!… A, ha! Không tài nào hiểu nổi là phải rồi. Vì làm sao mà xác định nổi mật độ KG hay NL (viết tắt của năng lượng) trong một hư vô. Chúng ta đã cho rằng hư vô tương đối có nghĩa là không có gì (không quan sát được) là số 0, do đó:








Khi nói đến một thể tích thì nên hiểu là thể tích của cái gì đó chứ không phải là Hư Vô. Khi thể tích đó không có thứ nguyên thì có nghĩa đã qui ước rằng đó là một lượng KG. Vậy thì mật độ năng lượng phải được hiểu như năng lượng có trong một lượng KG nào đó. Ta có thể viết mật độ năng lượng của điểm KG là:





Đó là cách biểu diễn có thể chấp nhận được. Nó có vẻ rất phù hợp với quan sát và nhận thức của chúng ta về thực tại. Nhưng ở tầng cuối cùng của sự phân chia, nó cũng thể hiện ra những mâu thuẫn hết sức gay gắt, buộc chúng ta phải biện minh (dù là ngụy biện!) bằng được để bảo vệ những “thành quả”, mà phải tốn biết bao nhiêu lượng “hoang tưởng” mới “dựng đứng” nên được.
Giả sử rằng có một vật đứng yên tuyệt đối so với chúng ta trong khoảng không Vũ Trụ và chúng ta cũng thấy nó không tương tác với bất cứ cái gì khác. Khi đó, chúng ta có quyền nói rằng nó không có năng lượng cơ học. Không có vật nào hiện hữu được trước quan sát mà không thể hiện tính không gian, mà không có nội dung gọi là bên trong. Nội dung bên trong ấy của bất cứ vật nào, xét cho cùng là một lượng năng lượng gọi là năng lượng nội tại mà trong trường hợp chúng ta là năng lượng toàn phần, và có thể biểu diễn như một năng lượng cơ học (cơ năng). Tất nhiên, một cách dễ hiểu, có thể tính được mật độ năng lượng của nó nếu biết khối lượng và thể tích của nó.
Trong hoang tưởng, chúng ta tự nhận rằng mình có phép thuật hơn cả thần thoại, buộc vật thể nói trên phải co lại. Nó sẽ co lại mãi (thực ra là “nhả bớt” điểm KG ra !?) cho đến khi không thể co được nữa vì ở mỗi điểm KG đều hiện diện một lượng tử năng lượng - Mật độ năng lượng đạt đến cựa đại; nghĩa là bằng một NL chia cho một KG.
Phép thần thông biến hóa làm xuất hiện cảnh giới phi thường đó chỉ trong chớp mắt mà chỉ tốn một “lượng tưởng tượng” không đáng kể thì rõ ràng là đã đạt đến “tuyệt đỉnh võ công”. Nhưng nếu không tồn tại (hiện hữu) cái gọi là mật độ năng lượng thì “tuyệt đỉnh võ công” cũng đành “chào thua”. Vậy, điều kiện để thực hiện phép thuật thành công là, thứ nhất, lượng tử và điểm KG phải phân biệt được với nhau; thứ hai, phải có hai loại điểm KG, một loại chứa lượng tử đơn vị và một loại không chứa lượng tử đơn vị; thứ ba, loại điểm KG chứa lượng tử đơn vị (hay cũng có thể nói “chứa” điểm NL) không bao giờ có thể nhiều hơn điểm không “chứa” điểm NL trong một vật và do đó, trong toàn Vũ Trụ, thứ tư, có thể “định vị” được điểm NL tại một điểm KG.
Như vậy “tuyệt đỉnh võ công” làm mật độ năng lượng của một vật trở thành cực đại, thực chất, là “hô biến” tất cả các điểm KG không “mang” điểm NL ra khỏi nội tại vật và muốn “hô biến” được như thế thì phải tồn tại bốn điều kiện như đã nêu.
Để tồn tại được bốn điều kiện đó mà không xung khắc với quan niệm “truyền thống” của triết học duy tồn (và cũng là quan niệm của chúng ta), thì một loạt điều kiện “thỏa hiệp” nữa phải xuất hiện.
Trước hết, điểm NL không tồn tại ngoài KG được, không thể tồn tại điểm NL tách biệt khỏi điểm KG, cho nên, phải hình dung điểm KG mang điểm NL cũng chỉ là điểm KG nhưng ở một trạng thái khác với điểm KG không mang điểm NL, hay có thể nói đó là một điểm KG đã được “năng lượng hóa” (là trái táo trong đống táo, nhưng là trái táo chín chẳng hạn).
Mặt khác, không thể ngoại lệ, điểm KG thông thường (chưa bị “năng lượng hóa”) là không thể phân chia được nếu không muốn mất đi chất KG nhưng nó lại buộc phải có nội tại và nội tại đó cũng phải “qui” được ra năng lượng. Lượng năng lượng nội tại đó không thể lớn hơn mà cũng không thể nhỏ hơn điểm NL được, chúng phải bằng nhau tuyệt đối. Nếu lấy cái nội tại chất ấy trừ đi nội dung năng lượng của nó thì sẽ phải có kết quả là Hư Vô (hư vô tuyệt đối), nghĩa là sự qui đổi giữa chất KG và năng lượng ở tầng giới hạn cuối cùng ấy là thuận nghịch, nghĩa là chúng là hai mặt thể hiện của một cái gì đó mà không biết là cái gì (chỉ biết đó là một tồn tại cùng vô vàn tồn tại làm nên Tự Nhiên Tồn Tại rực rỡ, lung linh và huyền bí hiện ra trước quan sát và nhận thức của một… tồn tại!!!). Xét về mặt chất thì không thể trừ trái táo chín cho trái táo xanh nhưng xét về mặt lượng thì có thể được và kết quả thu hoạch sẽ là một lượng nào đó của năng lượng (calo). Lấy điểm KG đã được “năng lượng hóa” trừ đi điểm KG thông thường, tất nhiên (ở trường hợp cực tiểu) là bằng một điểm NL.
Chúng ta gọi điểm KG “năng lượng hóa” bằng một cái tên thứ hai là: điểm KG bị kích thích, hay gọn hơn: điểm KG kích thích. Điểm KG kích thích được dẫn giải như trên, vô hình dung, phải chứa đựng một lượng chất KG bằng hai lần lượng KG của điểm KG không bị kích thích. Để “lấp liếm” đi sự mâu thuẫn này, chúng ta phải linh động cho phép điểm KG khi bị kich thích là có thể nở ra. Để nở ra được thì nội tại của điểm KG phải sinh động, có một sự “thông thương” đặc biệt nào đó với môi trường bên ngoài, tức là những điểm KG quanh nó, làm nên “lớp vỏ” của nó và nếu như vậy thì điểm KG chưa phải là tận cùng của sự phân chia.
Đến đây, chúng ta đành xin lỗi tất cả và nói lại thế này: nếu vẫn muốn không gian Vũ Trụ còn tồn tại thì điểm KG, đơn vị cuối cùng làm nên chất KG là không thể bị phân chia được nữa. Còn như “bất chấp tất cả” thì điểm KG với một nội tại sống động là vẫn có thể bị phân chia, Nếu muốn bãi sỏi tồn tại thì đừng đập vỡ viên sỏi nhưng nếu không muốn thì vẫn có thể đập vỡ những viên sỏi để “nghiên cứu” và lúc đó phải chấp nhận sự ngừng tồn tại của bãi sỏi. Sự phân chia nội tại của điểm KG sẽ làm xuất hiện những đơn vị gọi là khoảng cách (độ dài), những yếu tố tiền không gian và nếu phân chia khoảng cách, chúng ta sẽ “thu được những yếu tố làm nên khoảng cách (hay còn gọi là những yếu tố tiền khoảng cách), còn gọi là các điểm (không phải chất điểm). Điểm là yếu tố cuối cùng của sự phân chia. Một điểm nếu còn có thể bị phân chia thì sau khi chia sẽ phải xuất hiện ít nhất là hai điểm, điều mà đến Tạo Hóa cũng lắc đầu lè lưỡi chịu, không thể nhận thức được. Thôi, chúng ta cũng nên quên nó đi? Nhưng trước khi quên, chúng ta cố gắng cho nó một định nghĩa vì cái công lao tuyệt đối của nó. Có thể định nghĩa: Điểm không là cái gì cả mà là yếu tố làm nên tất cả, giống hệt như Vũ Trụ: nó hữu hạn nhưng vô biên, vừa tồn tại vừa không tồn tại. Đố ai biết nó là gì?
Vì Không Gian là không thừa, không thiếu, không sinh ra thêm mà cũng không mất bớt đi, do đó nếu có điểm KG kích thích nở ra thì đồng thời cũng phải có điểm KG kích thích co vào, sao cho tổng lượng KG toàn Vũ Trụ luôn không đổi. Như vậy phải quan niệm rằng điểm KG có hai trạng thái kích thích tương phản nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại. Vì trạng thái kích thích là căng thẳng, không chịu đựng nổi và có nguy cơ bùng nổ làm “rách” mạng KG, do đó những điểm KG kích thích phải chuyển hóa ngay trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể, gọi là đơn vị thời gian tuyệt đối, cho điểm KG khác, làm xảy ra hiện tượng lan truyền kích thích. Nếu hai lượng kích thích tương phản gặp nhau thì hoặc là toàn bộ sự kích thích mất đi, hai điểm KG kích thích sẽ trở về trạng thái thông thường, hoặc chúng sẽ kết hợp nhau, tích hợp nhau thông qua một điểm KG thông thường làm trung gian, hình thành nên một đơn vị mới.
Sự xuất hiện đơn vị mới đó bắt chúng ta phải nhìn nhận lại vấn đề năng lượng. Rõ ràng hai điểm KG kích thích khó có thể đóng vai trò lượng tử năng lượng như vật lý học đã quan niệm được vì chúng không “trung hòa”, dễ “mất” đi nếu “đựng phải” điểm tương phản với chúng. Có lẽ nên coi chúng là những thành phần tiền lượng tử. Điểm KG thông thường ở góc độ nào đó, chính xác cũng là một điểm năng lượng, nhưng vì nó bị định vị tuyệt đối trong Vũ Trụ, đóng vai trò nút mạng KG nên nó không có cái tính “hiếu động” của một lượng tử. Vậy phải cho rằng đơn vị mới xuất hiện mới chính là hạt lượng tử bức xạ nhỏ nhất, đầu tiên của Vũ Trụ. Có thể gọi đơn vị mới ấy là đơn vị tuyệt đối của gia đình các lượng tử bức xạ. Nó cũng chính là hạt cuối cùng mà quả bom phát nổ không thể phân chia. Không lực lượng nào trong Vũ Trụ có thể phân chia được nó, trừ tự nó phân chia do sự tác động của các điểm KG kích thích.
Đơn vị lượng tử bức xạ ấy khi lan truyền, thể hiện như một “dây sóng” với vận tốc cực đại của Vũ Trụ, khi bị định vị, nó thể hiện như một hạt xoáy “kinh hồn” mà nếu có thể qui ra được thì phải có một vận tốc chu vi bằng với vận tốc cực đại. Sự xoáy kiểu gì đó tạm gọi là “xoáy không gian” mà trong vật lý vi mô gọi là Spin? Spin của đơn vị lượng tử bức xạ là bằng một?…
Mê man lặn hụp đến rã rời trong cái mù mờ mênh mông tưởng như không thể vượt thoát được Hư Vô mà về với Tồn Tại, đến đây chúng ta coi như đã đến được bờ. Dù bến bờ là một bãi sình lầy ken dày lau sậy, nhưng xa xa đã là thành phố. Lội bì bõm về thành phố dù sao cũng “an toàn” hơn là lặn hụp giữa trùng khơi mà không biết về đâu. Chắc chắn sau quãng hành trình này, chúng ta sẽ trở lại thành phố quen thuộc. Nó là thành phố bên kia bãi lầy. Chính nó đấy! Lần này chúng ta không ghé quán “Kiều Mi” nữa mà sẽ ghé quán “Hương Cau”, một quán mà chúng ta cũng thường lui tới và cũng có những “em dễ thương” đáo để.
Tuy nhiên, trước hết, chúng ta phải đi qua bãi lầy cái đã!
 ***
Như vậy là ở thế giới siêu vi mô, ở tận nền tảng, Vũ Trụ đã thể hiện sự sống động vô cùng của Nó. Sự sống động ấy là rộng khắp, mãnh liệt hơn rất nhiều so với sự sống động mà chúng ta thấy ở tầng vĩ mô.
Không thể chối cãi được, vạn vật cùng với sự vận động, biến đổi phong phú, đa dạng của chúng mà chúng ta quan sát được trong tầm quan sát của mình có nguyên nhân sâu xa từ tầng nền tảng ấy và ngược lại, những hành vi, tạo dựng ở tầng quan sát của chúng ta ở mức độ tương đối, nhất định nào đó, cũng là nguyên nhân biến động sôi nổi ở tầng nền tảng. Tuy nhiên hai tầng đó được phân biệt chỉ tương đối, theo quan sát đặc thù và nhận thức vì thế mà cũng đặc thù của chúng thôi, chứ thực ra, Vũ Trụ là thống nhất, liền lạc, xuyên suốt.
Đối với chúng ta, Vũ Trụ là bao gồm vạn vật - hiện tượng và không gian. Sự vận động của vạn vật - hiện tượng làm nảy sinh ra ý niệm thời gian. Giờ đây chúng ta biết thêm rằng giữa vạn vật và không gian luôn có mối quan hệ “thông thương” đi về. Đóng vai trò nhịp cầu của mối quan hệ ấy là vô vàn những lượng tử bức xạ. Và cũng chính chúng chứ không phải là gì khác, đã giúp con người xây dựng được mô hình trường điện từ và trường hấp dẫn.
Chúng ta vẫn dùng lại từ “vật chất” nhưng theo cách hiểu mà chúng ta đã trình bày. Có thể nói vật chất và vận động, hay chất KG và năng lượng, theo quan niệm riêng tư của chúng ta thôi, chỉ là hai mặt thể hiện của Tự Nhiên Tồn Tại cũng như của những tồn tại tương đối. Vật chất là thể hiện tính ''có thực'' của một tồn tại và vận động là thể hiện tính ''không thực'' của nó. Chất Không Gian là thể hiện tính tồn tại của Tự Nhiên Tồn Tại và năng lượng là thể hiện tính không tồn tại của Nó. Tồn tại hay không tồn tại thì vẫn cứ là Tự Nhiên Tồn Tại trước một nhận thức tồn tại và vẫn cứ là Hư Vô trước một nhận thức hư vô. Tự Nhiên Tồn Tại vừa tồn tại vừa không tồn tại là vì thế!
Nói kiểu khác: vật chất là tồn tại được “nhìn thấy ngoài thời gian” và vận động là tồn tại được nhìn thấy “trong thời gian”; tương tự, chất KG là tồn tại được nhìn thấy “ngoài thời gian” và năng lượng là tồn tại được nhìn thấy “trong thời gian”.
Giả sử có một lượng KG là V, tương ứng với lượng KG ấy là một lượng năng lượng là E. Theo “truyền thống” của vật lý học, E được tính là khối lượng nhân với bình phương khoảng cách và chia cho bình phương thời gian. Để đưa E “ra ngoài thời gian” chúng ta phải nhân nó với bình phương thời gian. Như thế ta sẽ có một đẳng thức là:
              
 Thật là tuyệt cú mèo và... vui vẻ!

Sự hoang tưởng đã đạt đến mức… phi phàm! Một thể tích KG mà khi chia cho bình phương thời gian lại ra năng lượng thì chẳng có kỳ quái nào kỳ quái hơn; thì chẳng có một “uyên bác” nào có thể “nuốt” nổi. Thời gian (ký hiệu TG) được coi như là ý niệm chủ quan lại xuất hiện ngang nhiên như một lực lượng thực tại và hơn nữa không biết lực lượng TG tới từ “phương trời” nào.

Thời gian đúng là ý niệm của nhận thức nhưng ý niệm ấy chắc chắn là phải được rút ra từ kinh nghiệm quan sát thực tại, từ việc quan sát và so sánh độ lâu mau của những quá trình xảy ra trong tự nhiên. Do đó, chỉ có thể cho rằng khái niệm thời gian là một qui ước chủ quan, nhưng thời gian rõ ràng là chỉ một cái gì đó có thực; là một thành tố làm nên năng lượng.
Như vậy là nếu không có TG thì không bao giờ xác định được NL. Từ các biểu thức trên, ta thấy: NL đóng vai trò như gia tốc biến đổi của một thể tích không gian, hay là của một lượng chất KG. Suy rộng ra, ta có thể cho rằng NL là gia tốc biến đổi của một lượng chất nào đó mà qui ra KG thì bằng V. Vạn vật biến đổi là điều tự nhiên nhưng tốc độ biến đổi mới “sinh chuyện”. Một vật chuyển động trước một hệ quan sát nào đó thì đối với hệ quan sát đó, vật có một năng lượng cơ học (động năng). Nhưng cùng lúc đó, nếu thấy nó đứng yên trước chúng ta, thì đối với chúng ta, nó không có năng lượng cơ học (hay năng lượng cơ học bằng 0); trừ trường hợp nó đứng yên trong trường lực (có một thế năng).
Dù đứng yên hay chuyển động thì vật đó vẫn có nội tại và do đó nó luôn có một nội năng. Tổng nội năng và “ngoại năng” (gọi vui đối với cơ năng!) của vật chính là năng lượng toàn phần của nó. Năng lượng toàn phần của một vật là khả năng “lỳ lợm” tồn tại của nó trước những tác động bên ngoài và cũng là khả năng làm biến đổi bên ngoài nó. Năng lượng toàn phần của một vật là bất biến đối với suốt quá trình tồn tại của một vật nếu nó không bị thêm bớt chất (nếu qui về chất KG là thêm bớt chất KG).
Một thể tích nào đó của chân không Vũ Trụ, khi quan niệm đó là hư vô tương đối vì quan sát không thấy bất cứ sự biến đổi nào, không thấy bất cứ cái gì, thì năng lượng toàn phần của nó bằng 0. Nhưng khi chúng ta coi đó là một lượng chất KG thì nó phải có một năng lượng toàn phần và nếu như vậy thì nó phải có khối lượng.
 
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét