TT& HĐ II - 14/b
Những "TẬP TÍNH GIAO PHỐI" Kì Quái Nhất Trong Thế Giới Động Vật
PHẦN II: Nền tảng
" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt
“Chúng
ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm;
thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy
được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở
bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống
chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích
trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
(Sir James Jeans.)
“Triết
học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của
bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới”
(Ph.Bêcơn)
“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
(Arixtốt)
CHƯƠNG III: HƯƠNG CAU
"Nơi nào có người đàn bà đẹp, thì nơi đó có người đàn ông thở dài."
(Tục Ngữ Hung-Ga-Ri)
"Người đàn bà không sợ chết, không
sợ đau khổ, nhưng chỉ lo sợ khi mình chết mà chưa được người mình
thương yêu biết đến tình yêu của mình."
(Lombroso)
“Người ta có thể quyến rũ người đàn bà bằng sự dối trá. Nhưng người ta chỉ chinh phục được họ bằng tấm lòng chân thật”.
Khuyết danh.
“Dịu dàng không phải nhu nhược. Dịu dàng mà vẫn cương quyết là bí ẩn của người phụ nữ”
A. A. Milne.
“Không ai ngoài người phụ nữ có thể giúp người đàn ông trước nỗi phiền muộn của con tim…”.
Bram Stoker.
“Danh
dự của một thiếu nữ thuộc về nàng nên nàng suy nghĩ rất cẩn thận. Danh
dự của người đàn bà là thuộc về chồng, nên nàng suy nghĩ ít hơn”.
Khuyết danh
“Người
đàn bà đẹp đạt được thành công dễ dàng hơn người đàn bà thông minh. Chỉ
đơn giản là những người đàn ông mù thì ít, bù lại những người đàn ông
ngốc nghếch lại quá nhiều”.
Khuyết danh.
“Có hai dạng phụ nữ, một dạng nói thẳng với bạn về các nhu cầu của họ, còn dạng kia thì nói bóng gió”.
Khuyết danh.
“Phụ nữ mà ghen với quá khứ thì sẽ không có tương lai; phụ nữ mà ghen với tương lai thì không còn quá khứ”.
Khuyết danh.
“Người phụ nữ thông minh nghe lời khen để đánh giá đàn ông, còn người ngu ngốc nghe để tự đánh giá bản thân mình”.
Khuyết danh.
“Phụ nữ thường lo lắng cho tương lai cho đến khi cô ấy kiếm được một
tấm chồng. Đàn ông chẳng lo nghĩ gì về tương lai cho đến khi anh ta lấy
vợ”.
Khuyết danh.
“Không gì khiến người phụ nữ xinh đẹp hơn là niềm tin rằng nàng xinh đẹp”.
Sophia Loren.
“Khi
phụ nữ nói chuyện với bạn về vấn đề của họ, nhiều khả năng là họ không
tìm kiếm một câu trả lời mà chỉ muốn có người lắng nghe”.
Khuyết danh.
“Người đàn bà không biết trang điểm thì chỉ giống như thửa ruộng khô cằn”.
Ngạn ngữ Ấn Độ.
“Người con gái thích được khen dù xấu. Vì thế cho nên người đàn bà nào cũng thường hay chết vì người đàn ông am tường điều đó”.
Blaise Pascal.
“Khi một người phụ nữ đang nói, hãy nghe điều nàng nói qua đôi mắt của nàng”.
Victor Hugo.
“Tôi
nghĩ sự quyến rũ đến từ bên trong. Nó là thứ hoặc ở trong bạn hoặc
không ở trong bạn, và thực sự không liên quan gì nhiều tới ngực hay đùi
hay đôi môi hờn dỗi”.
Sophia Loren.
“Có một hiện tượng phổ biến là chỉ có những cô gái xinh đẹp nhất mới thấy thật khó khăn tìm được người đàn ông cho mình”.
Heinrich Heine.
“Nước mắt đàn bà có nhiều tác dụng song họ chẳng mất gì khi khóc”.
Ngạn ngữ Tây Ban Nha
“Phụ
nữ đồng bóng đến nỗi bạn sẽ không bao giờ biết được họ muốn nói gì. Họ
bảo Không trong khi ý họ là Có, và khiến đàn ông phát điên chỉ để giải
khuây.”.
Louisa May Alcott.
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…"
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…"
(Bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu)
(Tiếp theo)
***
Câu cá là một hành động kiếm lợi. Câu cá
để bán thì kiếm lợi ở đây chính là kiếm tiền mưu sinh. Câu cá để cho vui
thôi thì kiếm lợi ở đây chính là kiếm sự thư giãn tâm hồn (có lợi cho
cơ thể, giảm căng thẳng thần kinh). Tương tự như vậy, dù một quan hệ
tình dục tự nhiên, không bị cưỡng bức, không có mua bán thì vẫn là một
cuộc kiếm lợi (sự tìm kiếm “cái sung sướng” đồng thời của cả hai đối tượng). Người ta gọi cuộc kiếm lợi nhưng không phải là “mua bán” ấy là sự thông dâm) (trường hợp cá biệt chỉ có một người quan hệ với chính mình thì gọi là thủ dâm).
Còn
rất nhiều, có thể nói là đủ loại, đủ kiểu… dâm. Nếu tất cả những hành
vi dâm xảy ra trong mộng, trong tưởng tượng thì, trung thành với triết
học duy tồn, chúng ta gọi là ảo dâm.
Nhưng dâm là gì? trên mạng người ta nói về dâm thế này: "Dâm là từ khó định
nghĩa, tình trạng này cũng không mấy rõ ràng, ngay cả những tác giả nổi
tiếng cũng chưa đi đến thống nhất. ... Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn
ngữ học (1992) định nghĩa dâm hay dâm dục, là ham muốn thú nhục dục quá độ hoặc không chính đáng. Tuy không ghi rõ nhưng chắc ai cũng hiểu “không chính đáng” là đi ngược
lại với luân thường đạo lý, và nếu như vậy, thì ham muốn thú nhục dục
với ông xã hợp pháp, không phải là dâm (hay dâm dục) vì hết sức chính
đáng, về mặt sinh học, “quá độ” là một khái niệm không được chấp nhận,
vì con người không có khả năng đó, ngoại trừ trường hợp dùng thuốc....Tiếp theo, dâm đãng là: không tự kềm chế trong những ham muốn thỏa mãn
nhục dục, thế nhưng, đối với vợ chồng, nếu cả hai đồng “ham muốn thỏa
mãn nhục dục”, và đều “không (thèm) tự kềm chế”, thì có phải dâm đãng
không? Và có “mắc mớ” gì tới ai không?".
(https://www.duocphamvinhgia.vn/co-phai-la-dam-dang-hay-khong-va-the-nao-la-dam-dang).
Ở loài thú có dâm không? Đành rằng có một số loài thú hoạt động tính dục giống như dâm ở loài người nhưng không phải có ý chí để thỏa mãn sự khoái cảm mà chỉ đơn thuần trong phạm vi nhằm thực hiện việc duy trì giống loài. Trên bước đường biến chuyển từ thú thành con người có tư duy trừu tượng, có lối sống định cư lâu dài hợp thành quần thể xã hội với phương thức mưu sinh cơ bản là sản xuất để tự cung tự cấp, để tích lũy và phát triển bằng lao động sáng tạo, thì ở con người hình thành nên một hệ thống hoại động tinh thần là tình cảm. Có thể nói tình cảm chỉ tồn tại ở những sinh vật có tư duy trừu tượng, xuất hiện trong quá trình tiến hóa thích nghi sinh vật, là trạng thái cao độ của cảm giác gián giác. Từ đó, tính dục ở loài người còn được gọi là tình dục và ngoài chức năng cơ bản là duy trì giống loài, tình dục còn nảy sinh vài chức năng khác, trong đó có chức năng thứ hai không kém phần quan trọng là thuần túy để tiêu khiển, để thỏa mãn ý chí thèm khát nhục dục được duy trì hầu như quanh năm suốt tháng. Có cầu ắt có cung. Trong nền kinh tế hàng hóa, tình dục trở thành đối tượng mua bán mưu cầu danh lợi.
Nếu tham - sân - si là kết quả thăng hoa cao độ trong hệ thống tình cảm, là một hiện tượng tồn tại trong tâm hồn người ta ở đáy sâu tiềm thức gần như một bản năng, thì vì tình dục cũng chịu sự tác động bởi hệ thống tình cảm, nên cũng bị tham - sân - si lũng đoạn sâu sắc. Cũng giống như sự hình thành đạo đức xã hội mà chúng ta đã nói tới, từ đây khái niệm dâm cũng hình thành. Có thể nói, hành động dâm là để chỉ hành vi tình dục thái quá, khác thường, nhằm cố thỏa mãn sự thôi thúc nhục dục bộc phát mạnh mẽ. Nếu hành động dâm ấy có tính lặp đi lặp lại, kéo dài liên tục, thậm chí như một cá tính thì gọi là dâm.
Tại sao lại phải nói dài
dòng, lê thê về dâm thế, trong khi nó chả ăn nhập gì lắm đến câu chuyện
hoang đường của chúng ta và nếu không khéo nó có thể còn làm cho câu
chuyện hoang đường của chúng ta bớt đi phần nào sự “đứng đắn đáng tin”
nữa?
Chúng ta cho rằng nói về dâm như thế chưa “thấm tháp gì”, mới
chỉ là vài nét có tính chất chấm phá mà thôi. Để nói cho “thỏa chí tang
bồng” về dâm thì có lẽ vài ba cuốn sách cỡ 500 trang là chưa đủ, vì đó
là vấn đề sâu rộng, mang tính định mệnh của loài người. Một triết học về
xã hội muốn hoàn chỉnh thì buộc phải đề cập đến nó.
Phân tâm học
là một học thuyết lớn về tâm sinh học đã lấy tính dục làm cơ sở, nền
tảng lý luận của mình. Dâm, theo chúng ta hiểu đơn giản, cũng có thể chỉ là cách gọi khác của tình
dục. Dâm có hai nghĩa, ở nghĩa hẹp, chúng ta hiểu ''bỗ bã'' là sự thèm
khát quan hệ xác thịt, ở nghĩa rộng, được hiểu đại khái là sự ham muốn (chính là cái tạo nên ''si'')
được thỏa mãn tinh thần ở tầng tiềm thức cũng như trong hiện thực đời
sống của mỗi cá nhân. Đại thể, theo phân tâm học thì mọi biểu hiện tâm
sinh lý con người trong mối quan hệ với nhau và với xã hội đều có nguồn
gốc sâu xa từ tính dục. Phân tâm học có thể có nhiều cái đúng, nhưng cái
sai cơ bản của nó là đã luận giải sai nguồn gốc khách quan lẫn chủ quan
của tính dục (của cái tạo nên ''si'').
Nói sơ như thế để thấy dâm
đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc chi phối hành vi con
người và trở thành mối bận tâm đến cỡ nào đối với các nhà khoa học. Chúng ta cho rằng, dù có thể hơi quá nhưng xác đáng, "si" vừa mang tính thiện vừa mang tính ác, vừa là động lực gắn kết xã hội, vừa là động lực tàn phá xã hội. Nhà nước nào mà quan niệm đúng đắn và đề ra chính sách phù hợp với cái "si" này thì nhà nước đó hành xử hợp với sự phát triển xã hội, tức là hợp lòng dân.
Giới tính (tính đực, cái)
xuất hiện trong thế giới hữu sinh không phải là tùy tiện, ngẫu nhiên
mà là một tất yếu; vừa là sự thể hiện, vừa là bộ phận của sự tương phản
của Tự Nhiên Tồn Tại trong thế giới hữu sinh; là hiện tượng tuân theo
đòi hỏi của Thiên Nhiên, góp phần làm cân đối thế giới sinh vật và do
đó, có thể là kết quả do tác dụng của quy luật tăng-giảm lạm phát. Một
trong những biểu hiện rõ ràng và sinh động về quá trình kết hợp, chuyển
hóa giữa các lực lượng tương phản làm nên biến đổi, tạo dựng của Vũ Trụ
chính là quá trình thụ phấn (ở thực vật), giao phối (ở động vật) và sinh sản trong thế giới hữu sinh.
Loài người, xét theo nghĩa không phân biệt, là động vật; xét theo nghĩa phân biệt được (tương đối), là động vật biết suy nghĩ. Muốn duy trì giống loài mình (xét cho cùng thì đó là một “thôi thúc” có nguồn gốc tự nhiên),
loài người cũng phải thực hiện “sứ mạng lịch sử” này, đó là giao phối. Ở
loài vật, giao phối là quá trình mang tính bản năng, vô tình, bị thúc
giục theo mùa hay sau những khoảng thời gian nhất định, qua rồi thì
thôi, có “biếu không” cũng chẳng “thèm vào” nữa (nói riêng, ít ra là có một loài khỉ lúc nào cũng “thích” giao phối, thật là lạ!). Ở loài người, giao phối là quá trình tưởng như hoàn toàn mang tính ý chí (bản năng không phải mất đi mà “chìm” xuống ở tầng vô thức, bị che khuất), hữu tình, được thúc giục chủ yếu bằng suy nghĩ (nói riêng, người xuất gia theo Phật là “chê” giao phối và bị kìm nén, diệt dục để không bị hối thúc nữa; thật là đáng nể!).
Đối với loài vật, vì là vô tình nên sự giao phối chỉ là sự làm mất đi
những kích thích bản năng, những đòi hỏi vô thức, như đói phải tìm ăn,
khát phải tìm uống; chỉ là những phản ứng vô tri, hoặc ở dạng nhận biết
sơ khai, manh mún nào đó. Nhưng đối với loài người, nhờ có hồi ức, nhờ có sự tư duy trừu tượng nên hữu tình, đã được hun đúc nên một thứ tình cảm sâu sắc, do đó
sự giao phối còn như một bữa tiệc hoan ca sung sướng, thỏa mãn tinh
thần và trở thành nỗi thèm khát thường trực (được sung sướng, thỏa mãn). Nỗi thèm khát nói chung được gọi là dục vọng (hay dục tình); nỗi thèm khát quan hệ xác thịt nói riêng được gọi là dâm dê (tương đối thôi đấy nhé!).
***
Người đời nay nói chung quan niệm rằng làm đĩ là một nghề thấp hèn, nhục nhã, bất lương và không được phép tồn tại. Chúng ta không hoàn toàn đồng thuận với quan niệm đó.
Thuở hồng hoang xưa kia, khi con người còn sống trong thời đại cộng sản nguyên thủy và trước đó nữa, nghĩa là khi tình cảm con người vẫn ở mức độ thô sơ, chân phác, thì cũng như ở loài vật, ở loài người, sự giao phối chỉ là do hối thúc bản năng, xong thì thôi, hết mùa động dục thì không đòi hỏi nữa không có hoặc chỉ có lờ mờ sự hối thúc về thứ gọi là "niềm vui xác thịt" hay "thèm khát xác thịt" đến mức gần như thường xuyên. Thời đó có thể chưa có dâm, còn "mại dâm" thì chắc chắn không có. Dần dần, trong quá trình lâu dài vật lộn với thiên nhiên (và với cả xã hội) nhằm sống còn (tức đấu tranh sinh tồn), nhờ có hồi ức, cảm giác vừa trực giác vừa trừu tượng ở con người ngày càng sâu sắc. từ đó hình thành nên thứ gọi là cặp tình cảm yêu - ghét, là cội nguồn của mọi cặp tình cảm khác như vị tha - cố chấp, đam mê - thờ ơ, phóng khoáng - ích kỷ,..., và các cặp khái niệm tương phản như giàu - nghèo, của chúng ta - của tôi, riêng - chung...Dâm (trong đó có dâm dê) và mại dâm sinh ra từ đó...
Để làm sáng tỏ hơn vấn đề, chúng ta đặt
câu hỏi: thông dâm có xấu xa không và có quyền được tồn tại trong một xã hội mà gia đình được cho là đơn vị cơ sở của nó không? Nếu dâm được sinh ra do sự ngăn trở, bị kìm nén giao phối, do hối thúc dục tính của con người không được thỏa mãn, thì mại dâm sinh ra từ qui luật cung cầu, từ nền sản xuất hàng hóa, khi mua - bán đã trở thành như một nghề kiếm sống thường xuyên. Thông dâm là quan hệ xác thịt đã được thỏa thuận gjữa người nam và người nữ. Nó xấu hay tốt?
Thông dâm giữa vợ chồng thì khỏi phải bàn rồi, hiển nhiên là chẳng xấu
xa mà cũng chẳng cao đẹp gì, nó bình thường như hơi thở, được pháp
luật bảo hộ nên chính đáng và có quyền tồn tại. Thông dâm ngoài hôn
nhân, theo chúng ta nghĩ, bản thân nó cũng chẳng xấu xa hay cao đẹp gì;
có quyền được tồn tại và đã tự chứng minh sự tồn tại ''không gì dập
tắt được'' của nó trong lịch sử và hiện thực. Chỉ có điều một khi sự
thông dâm ấy xuất hiện trong xã hội đã tồn tại lâu đời ý thức tư hữu, lối sống một vợ một chồng đã trở thành chuẩn mực đạo đức xã hội , làm ảnh hưởng đến danh lợi (trong đó có hạnh phúc) của người khác hay của xã hội (làm xấu đi bộ mặt xã hội chẳng hạn)
thì nó mặc nhiên vi phạm đạo đức, sẽ trở nên xấu xa và không nên tiếp tục tồn tại, pháp luật sẽ
không cho phép tồn tại. Nhận thức như thế nên thông thường, những kẻ (đã có vợ hoặc chồng) vì một lý do nào đó (có lý hay vô lý?),
do không kiềm chế được cái dâm vừa bản năng vừa kinh nghiệm trỗi dậy
mà đi thông dâm, luôn cố gắng giấu nhẹm hành vi đó của mình. Họ có tội
hay vô tội? Cả hai, hoặc nói cách khác là không phải cả hai, và cả đáng giận
lẫn đáng thương nữa! Nếu tình yêu thương của họ vẫn hoàn toàn hướng về
gia đình họ và đi đến thông dâm chỉ vì để tìm sự sung sướng nhất thời
của một cơ thể phàm tục thì họ là có lỗi, nhưng vô tội và đáng thương.
Nếu ngược lại, lậm vào yêu đương, cố tình phá vỡ mối liên kết gia đình đang có, đã được xã hội thừa nhận, thì họ có tội, đáng giận và nếu “lươn lẹo” thì còn
đáng khinh nữa! Nói chung là khó mà đánh giá dứt khoát được hành vi
thông dâm vì tùy góc độ quan sát và nhận thức cá nhân trong điều kiện
và hoàn cảnh xã hội cụ thể mà thấy đó là bình thường hay bất thường, có
lý hay vô lý, đúng hay sai...
Mua bán dâm trong kinh tế hàng hóa,
ngẫm ra cũng bình thường và nếu ''quên'' hành vi “buôn bán” đi thì
cũng chỉ là một sự thông dâm “thuần túy” mà thôi. Như thế, mua bán dâm
chẳng có gì phải “ầm ĩ”. Từ đó suy ra nghề làm đĩ chẳng có gì gọi là
thấp hèn, nhục nhã cả mà cũng chẳng bất lương, thất đức gì cả nên có
quyền được tồn tại và lịch sử đã chứng minh sự tồn tại “ngoan cường” của
nó qua mọi thời đại và ngày nay đang tồn tại trên khắp thế giới, thậm
chí như có vẻ phồn thịnh đến nỗi có thể nói, ở đâu có cộng đồng người và có giao phối, ở
đó có dâm, ở đâu có nền kinh tế hàng hóa và sự giàu - nghèo, ở đó có mại dâm! Bất cứ ai có nhu cầu, từ thủ tướng, các chính khách bệ
vệ và nghiêm nghị đến gã nông dân vừa ở ruộng lên, từ những quí bà giàu
có đã “xập xệ” đến những cô ả chồng bỏ, ma chê; hễ có nhu cầu và bỏ
tiền ra là mại dâm xuất hiện, phục vụ một cách… tận tình. Phải chăng
mại dâm cũng có tính nhân đạo, có tình người!?
Quy luật cung cầu và tỷ suất lợi
nhuận đã làm cho mại dâm ngày nay đã trở thành một ngành kinh doanh béo
bở được điều hành bởi một lực lượng hùng hậu những gã ma cô, những mụ tú
bà, và có sự “dính máu ăn phần” của nhiều vị khả kính nữa. Ở những đất
nước hà khắc nhất, tuy không “dám” rầm rộ nhưng thông dâm và đi liền với
nó là mại dâm vẫn ngấm ngầm tồn tại, bất chấp hiểm nguy! Tại sao lại có
hiện tượng đó? Dễ hiểu thôi, là vì thực sự tồn tại một lực lượng hùng
hậu có nhu cầu mua dâm. Rõ ràng là như thế, nhưng nếu chỉ trả lời được
như thế thôi thì cũng tội nghiệp cho đám “mày râu nhẵn nhụi, áo quần
bảnh bao” quá!
Chúng ta cho rằng chính vì không am hiểu và hiểu
khiên cưỡng về tự nhiên-xã hội dẫn đến quan niệm sai lầm, xuất phát từ
sự ích kỷ, trọng nam khinh nữ, đạo đức giả, xa rời thực tại và chưa
thấy được cái lẽ tự nhiên của dâm dê mà dâm dê mới trở thành một ngành công nghiệp "nhầy nhụa" như hiện nay. Chính các “quan phụ mẫu”của các nhà nước trong xã hội cùng với sự hưởng lạc sa đọa nhầy nhụa đã là "đầu têu" cho nỗi thèm khát dục vọng, mưu cầu danh lợi sinh sôi nảy nở, trở thành đầu mối chính yếu dẫn đến sự làm giàu phi pháp mà cũng phi nhân
trên cơ thể gái mại dâm, dẫn đến biết bao nhiêu cô gái khốn khổ đau
thương vì bị lừa đảo, dẫn đến đủ mọi thứ tệ nạn xã hội có liên quan và cả
dẫn đến… thất thu. Nếu có khoảng thu nhập có thể là khổng lồ từ việc
đánh thuế trực tiếp mại dâm, được cho phép hoạt động công khai (nhưng trong chừng mực hạn chế, không khuyến khích)
và được quản lý bình đẳng như mọi ngành kinh doanh khác nhưng có chú
trọng đặc biệt về mặt nhân đạo, để “rải” thu nhập ấy hỗ trợ cho những
bộ phận dân chúng nghèo thì có phải là một hành động hợp với Đức Huyền
Diệu không? Khái niệm “mua bán xác thịt” nghe sao mà rùng rợn quá! Mấy
cô gái bán dâm và mấy “thầy” mua dâm chắc là cười mũi khái niệm đó,
khái niệm đã không nói đúng thực chất của họ, do những bậc “thánh” về
đạo đức giả “đẻ” ra.
Một người cực đoan có bao giờ nhận thức lại
cái mình đã nhận thức? Một kẻ hãnh tiến có bao giờ thừa nhận chân lý mà
mình từng rêu rao khắp thiên hạ là sai lầm?...
Lão Tử, Dương Chu
không chối bỏ cái dâm, không cho dâm là xấu vì dâm là hợp lẽ tự nhiên,
nhưng chỉ khuyên là nên biết dâm thế nào là đủ, đừng thái quá. Và chúng
ta theo Lão Tử và Dương Chu. Còn những ai đó chê dâm, hô hào loại bỏ dâm
ra khỏi đời sống thì… kệ họ! Dâm vẫn ''có mặt'' như bộ phận làm nên
nhân loại, vẫn hiển hiện khắp nơi trong đời sống của nhân loại, cả về
mặt vật chất lẫn mặt tinh thần, bởi nó chính là một trong những sứ giả
mẫn cán, thân tín và thiêng liêng của Đức Huyền Diệu.
Nghề làm đĩ
có từ bao giờ? Chúng ta chịu, không thể trả lời được, nhưng cũng có khả năng là đã trả lời rồi! Hãy bỏ ngỏ đó cho
các nhà có chuyên môn cao trả lời và sự chứng thực của các nhà khảo cổ.
Nhưng từ rất xa xưa, có thể là ở thời gỗ đá, con người đã đề cao sự giao
phối nam nữ như một cái gì đó thiêng liêng. Không cần nói đâu xa, ngay
tại mảnh đất Việt Nam này, các nhà khảo cổ đã khai quật được những di
vật cổ xưa, từ thời tiền sử (khoảng 3000 - 4000 năm cách nay) mà trên đó đã khắc
họa biểu tượng của dương vật và âm vật (trống đồng Đông Sơn), tượng nam
nữ giao hoan (trên nắp thạp đồng Đào Thịnh). Người ta gọi đó là tín
ngưỡng phồn thực mà tục thờ dương vật và âm vật trong các nghi lễ cầu
mùa của cư dân Đông Sơn vẫn còn được bảo lưu trong tục rước nõ nường ở
một số làng xã Bắc Bộ về sau.
Thông dâm xuất hiện ngay từ lần giao phối đầu tiên của con người suy nghĩ (rõ như ban ngày!).
Quần hôn cũng là thông dâm thôi. Nhưng mại dâm chắc chắn chỉ có thể
xuất hiện lần đầu tiên, trong một ngày “đẹp trời” nào đó ở thời kỳ có
trao đổi sản vật hay mua bán hàng hóa. Kẻ bán người mua ngày hôm đó đã
khai sinh ra nghề mại dâm và “bà” đó (hay “ông” đó, tùy việc ai mua, ai bán) chính là tổ của nghề làm đĩ (?!).
Có
thể là từ rất xa xưa đã có sự trao đổi thành quả làm ăn giữa con người
với nhau, trong nội bộ loài người, nhưng một cách rõ rệt thì có thể nói,
chỉ nhờ có cuộc sống định cư lâu dài và ý thức về quyền sở hữu mới hình thành nên được cấu trúc kiểu “gia
đình”, “chồng vợ”; nhờ có những gia đình độc lập ấy mới có hiện tượng
trao đổi sản phẩm một cách đôi bên cùng có lợi, và sự trao đổi sản phẩm
ấy là tiền đề của mua bán hàng hóa. Trao đổi, mua bán làm tiền đề cho
“bán thân nuôi miệng” ra đời. Tuy vậy, sự trao đổi, mua bán chỉ là sự
“gợi ý”. Sự gợi ý ấy “trùng phùng” với đám mây nặng trĩu thèm thuồng bản
năng về xác thịt và sự đói khát của mảnh đất nứt nẻ vì hạn hán, sẵn
sàng hiến dâng để nhận cơn mưa móc đã là động lực cho nghề làm đĩ xuất
hiện. Đó là đứa con được sinh ra từ sự mưu sinh để sống còn, từ sự thỏa mãn đói khát và thèm muốn. Loài người
sinh ra từ nguyên nhân nào nếu không phải là từ sự giải tỏa đói khát?
Nếu không bị đói khát và thèm muốn ''dằn vặt'' thì sao có mại dâm và mại
dâm để làm gì? Loài động vật nếu đủ no ấm rồi, thì việc gì phải vươn
lên thành con người có suy nghĩ và tình cảm chi cho… khổ?!...
Từ đó nghề làm đĩ tồn tại suốt chặng đường mà loài người tồn tại. Ai cũng hô hào dẹp nó, vua nói dẹp (trong khi cung tần, mỹ nữ trong cung có hàng ngàn?!), quan nói dẹp (trong khi chứa chấp năm thê bảy thiếp trong phủ?!); thần dân nói dẹp (trong khi “nhậu” mà không có ả đào, em út thì buồn quá?).
Rốt cuộc, tất cả những ngữ “đạo đức nửa mùa” trước sau đều “qui tiên”
nhưng nghề mại dâm vẫn còn đó, đĩ vẫn “hiên ngang” tồn tại. Thế mới
tài!!!
Nói gọn lại, làm đĩ có khi là đáng ghét nhưng cũng có khi
là đáng thương. Đáng thương bao giờ cũng nhiều hơn bội phần đáng ghét!
Vì nghề làm đĩ, nghe thì có vẻ tục thế; nhưng suy cho cùng, cũng bình
đẳng như những nghề khác; thậm chí là còn “đẹp” hơn nhiều so với chẳng
hạn như “nghề ăn cắp”, “nghề ăn cướp”, “nghề cho vay nặng lãi”, “nghề ma
cô”, “nghề tú bà”…, và “hữu dụng” hơn nhiều so với chẳng hạn “nghề buôn
nước bọt”, “nghề buôn thần bán thánh”, nghề "đá cá lăn dưa", nghề "làm cách mạng" giả hiệu...!…
Đáng trách chăng là trách
chúng ta, những kẻ “tứ đổ tường” ở mức thái quá, đã vô tình làm nên cái
nhu cầu mua dâm to lớn trong xã hội. Bản thân tứ đổ tường (cờ bạc, rượu chè, hút sách, trai gái)
mang tính nước đôi: lợi và hại, là cả hai mà không phải cả hai. Nó đủ
“tiêu chuẩn” và lý do để tồn tại và sự thực là nó đã tồn tại ngàn đời
nay và đang tồn tại một cách không có ý chí nào dẹp bỏ được. Nếu giả sử
tứ đổ tường đột ngột biến mất thì thế gian này có lẽ sẽ… buồn thiu! Có
thể nói tứ đổ tường tồn tại được là vì nó hợp đạo lý. Tuy nhiên một khi ở
tình trạng thái quá, sự tồn tại thái quá ấy của nó sẽ phạm vào Đức
Huyền Diệu, đòi hỏi phải có sự can thiệp của pháp luật, cái quyền lực
bảo vệ đạo đức xã hội (được cho là cũng phù hợp với Đức Huyền Diệu).
Đáng
buộc tội chăng là buộc tội những kẻ đã kích hoạt nhu cầu mua bán dâm ở
mức tự nhiên thành một thị trường, có tính bùng phát, quá đáng, nhầy
nhụa ô uế, đồi trụy. Chúng bất chấp mọi giá trị đạo đức, chà đạp thô bạo
lên phẩm giá con người, dùng mọi thủ đọan từ lừa mị, dụ dỗ, cưỡng bức,
tống tiền đến dùng ma túy gây nghiện, dùng giết chóc để ràng buộc, đày
đọa, gây ra biết bao nhiêu thân phận khốn khổ, buồn thương. Đi đôi với
việc đó, chúng còn truyền bá, phát tán những tài liệu, ấn phẩm kích dục
trắng trợn, cố tình làm băng hoại xã hội và tha hóa con người, gây ra
nhiều tệ nạn và tội ác hệ lụy. Sự kiếm lợi phi nhân tính và vô đạo đức
cần phải bị lên án và trừng trị. Sự đày đọa và hãm hại con người, cả về
thể xác lẫn tinh thần, đích thị là một tội ác không thể dung thứ.
Chính chúng ta phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước tất cả những vấn nạn nêu trên, đừng đổ thừa!...
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét