Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 335
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Điệp Báo QĐNDVN TÁM THẢO – Vỏ Bọc Tiểu Thư Được MỸ Cưng Chiều, Lập Kỳ Tích Rút Ruột VNCH
Những cô gái phá mật mã của làng tình báo trong Thế chiến II - Kỳ 1
Thùy Dương |
0
Một phòng đánh máy tại trụ sở phá mật mã Bletchley Park. Ảnh: Getty Images
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, cả Mỹ và Anh đều duy trì một
đội ngũ lớn những phụ nữ làm trong lĩnh vực phá mật mã. Công việc của
họ rất quan trọng nhưng lại ít được biết tới.
Kỳ 1: Những cô gái Bletchley
Nghĩ tới thành tích của bộ phận phá mật mã nổi tiếng của tình báo
Anh tại Bletchley Park trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, người ta
nghĩ tới nam giới. Tuy nhiên, trên thực tế phụ nữ chiếm 3/4 lực lượng
lao động trong bộ phận này.
Đầu những năm 1940, hình ảnh một cô gái đi xe đạp đỏ rất quen thuộc với người dân ở Fenny Stratford, Buckinghamshire.
Hàng
ngày, lúc nào cũng vậy, cô gái đi qua những ngôi nhà trên phố, lọn tóc
đen tung lên trong gió, đôi chân mảnh mai đạp xe nhanh về nhà. Quãng
đường hàng ngày của cô không đơn giản, dài gần 5km và lại toàn lên dốc.
Cô gái còn trẻ, mới 19 tuổi, và ai gặp cô cũng ấn tưởng bởi nụ cười
cương nghị.
Cô gái sống cùng vợ chồng
một lái xe tải tên là Dickenses. Tuy nhiên, cô không thuộc gia đình
này. Nhiều người đồn đoán về xuất thân của cô khi cô nói giọng Italy.
Rozanne
Colchester thực ra là một “Bletchleytte” (tạm dịch: cô gái làm việc ở
Bletchley). Từ năm 1942 tới năm 1945, cô là một trong khoảng 8.000 phụ
nữ khắp nước Anh làm việc tại Bletchley, trụ sở của những người phá mật
mã nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và là nơi tập huấn của
Alan Turing – cha đẻ của máy tính hiện đại.
Colchester
(khi đó là Medhurst) nói tiếng Italy, làm việc trong một ngôi nhà gỗ ở
Bletchley cùng một nhóm phụ nữ. Tại đây, họ giải mã các tin nhắn mà họ
lấy được từ phi công lái máy bay chiến đấu của kẻ thù. Giống như mọi
người ở Bletchley Park, Colchester cam kết giữ bí mật công việc. Sau
này, cô nhớ lại: “Người ta nói rằng nếu bạn kể về công việc, bạn có thể
bị bắn”.
Pamela Rose trước khi tham gia làm việc tại Bletchley Park.
Bí
mật về hoạt động tại Bletchley Park còn kéo dài nhiều năm sau. Mãi tới
giữa những năm 1970, người ta mới cho phép thảo luận công khai về công
việc tại đó. Mãi tới năm 2009, Chính phủ Anh mới ghi nhận công lao của
những người làm việc tại đây.
Những
người đó trải qua chiến tranh bằng thứ vũ khí riêng đó là toán học và
suy luận, không phải bom hay súng, và họ cũng ít phải đối mặt với nguy
cơ thiệt mạng hơn. Do đó, quá trình công nhận công lao của họ cũng rất
chậm chạp. Nhưng với những cô gái ở Bletchley, sự công nhận này gần như
không tồn tại.
70 năm sau, đóng góp
phi thường của những thành viên nữ trong đơn vị phá mã thời chiến ở Anh
mới được biết tới. Năm 2015, tác giả Tessa Dunlop đã xuất bản cuốn sách
“The Bletchley Girls” (Những cô gái Bletchley), kể về cuộc sống của
những phụ nữ nổi bật làm việc tại Bletchley Park. Thời đó, họ không phải
là ngôi sao mà là kiến thợ. Phần lớn xuất thân từ tầng lớp trung lưu.
Colchester
biết tới Bletchley qua người cha, Thiếu tướng Không quân Charles
Medhurst – tùy viên không quân ở Rome. Tại thời điểm đó, Colchester sống
ở Italy và gia nhập tầng lớp xã hội tinh hoa.
Trước
chiến tranh, cô từng gặp Adolf Hitler và được Mussolini tán tỉnh tại
bữa tiệc của Đại sứ quán, nhưng cô thấy triển vọng làm việc phục vụ quê
hương rất tuyệt vời. Cô đã qua vòng phỏng vấn và ngay lập tức sống một
cuộc sống hoàn toàn khác so với trước kia khi xa nhà.
Một "Bletchleyette".
Một
cô gái khác tên là Pamela Rose, nữ diễn viên ở London và khi đó 24
tuổi. Mẹ nuôi của Rose đã thúc giục cô đăng ký làm việc tại Bletchley.
Sau này, bà kể lại:
“Tôi vừa được
đề nghị một vai dự bị trong vở kịch Water on the Rhine in the West End,
và tôi rất phấn khích. Tôi đã hỏi người phỏng vấn mình, một trưởng bộ
phận hải quân, xem ông ấy nghĩ tôi nên làm gì. Ông ấy nói: ‘Tôi cho rằng
sân khấu có thể đợi. Chiến tranh thì không’. Chuyện là thế”.
Bà Rose cho rằng mình được chọn dựa trên nền tảng gia đình: “Tôi
cho rằng họ phải cẩn thận trong lựa chọn. Họ cho rằng nếu họ chọn con
cái những gia đình họ biết thì ít khả năng chọn nhầm phải gián điệp
Đức”.
Công việc của họ rất khác
nhau. Colchester tập trung vào giải mã, còn Rose lại làm việc ở bộ phận
tình báo hải quân, ghi chú những từ ngữ cần quan tâm trong tin nhắn của
Đức và Pháp, viết lên thẻ và đối chiếu.
Các
cô gái khác ở Bletchley Park lại có nhiệm vụ khác. Muriel Dindol, khi
đó mới 14 tuổi và trẻ nhất nhóm, làm nhiệm vụ truyền tin. Cora Jarman
lại thực sự không biết mình làm việc gì khi đó. Bà mô tả lại: “Công việc
như là chơi cờ ca-rô trên giấy. Tôi chỉ tới Bletchley Park vì tôi thích
đồng phục ở đó”.
Khi cả dân thường
và quân nhân cùng sống trong một khu vực, Bletchley Park mang tới một
trải nghiệm khác thường. Các cô gái làm việc theo ca, xuyên đêm trong
những khu vực chật chội. Họ giải trí bằng chơi bài và chuyện phiếm.
Pamela Rose (trái) và Rozanne Colchester (phải) khi về già.
Trong
các khách sạn gần đó, có tiệc trà, biểu diễn trong căng tin, có câu lạc
bộ, các hội dành cho những người chung sở thích. Tất cả thường gặp nhau
trong giờ nghỉ giải lao trong căn phòng nhỏ ở tòa nhà chính. Dù có áp
lực công việc nhưng họ sống như một cộng đồng đoàn kết.
Bốn
năm tại Bletchley Park trôi qua. Phần lớn phụ nữ ở đây sau đó từ bỏ
công việc này, kết hôn và không bao giờ nhìn lại. Rose ở lại tới cuối
năm 1945, kết hôn vào tháng 1 năm sau và ổn định cuộc sống gia đình. Còn
Colchester đi theo con đường phi truyền thống hơn.
Sau
khi mất anh trai trong chiến tranh, cô xin chuyển công tác sang Cairo,
Ai Cập – nơi bố mẹ đang sống. Tại đây, cô chuyển từ thế giới phá mật mã
sang ngành tình báo tại Cơ quan tình báo Anh MI6.
Tuy
nhiên, với phần lớn, Bletchley Park là đỉnh cao trong sự nghiệp tình
báo. Tác giả Dunlop nhận định: "Chỉ đơn giản là Bletchley Park không thể
hoạt động nếu thiếu họ".
Cả Rose và
Colchester đều có tên trong danh sách vinh danh chính thức của Bletchley
Park được lập trên mạng năm 2013. Họ được ca ngợi vì đã phục vụ, hỗ trợ
công việc của Bletchley Park trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên họ
có kèm dòng chữ "Chúng tôi cũng phục vụ". Đây là sự công nhận công lao
của họ, cho dù cần quá nhiều thời gian mới thành hiện thực.
Thời
gian làm tại Bletchley Park đã mang lại cho Rose và Colchester một tình
bạn lâu bền. Họ viết thư liên lạc với nhau sau chiến tranh, an ủi khi
chồng người kia qua đời, cho con cháu kết bạn với nhau. Bà Rose nhớ lại:
"Đó là một di sản đáng yêu của thời đó".
Những cô gái phá mật mã của làng tình báo trong Thế chiến II - Kỳ 2
Hải quân và Lục quân Mỹ đã tuyển dụng trên
10.000 phụ nữ làm nhà phân tích mật mã để giải mật mã của kẻ thù trong
Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cũng giống như ở Anh, câu chuyện về những
phụ nữ này hầu như không ai biết tới.
Tác giả Liza Mundy đã xuất
bản một cuốn sách về họ năm 2017, trong đó kể những chuyện chưa từng kể
về những cô gái phá mật mã thời chiến. Cơ hội cho phụ nữ
Phụ nữ vận hành những cỗ máy phức tạp. Ảnh: NSA
Tháng 11/1941, không lâu trước vụ tấn công Trân Châu Cảng, một loạt
thư xuất hiện trong hộp thư của sinh viên tại các trường đại học dành
cho nữ hàng đầu ở Mỹ. Bức thư được mã hóa và rất ngắn gọn, mời họ tham
gia các cuộc phỏng vấn riêng, trong đó sinh viên có thể được hỏi hai câu
hỏi mã hóa: Họ có thích chơi trò ô chữ không và họ có đang đính hôn,
sắp cưới chồng không? Câu trả lời đúng cho câu hỏi đầu tiên là có, còn
câu trả lời mà người tuyển dụng mong muốn cho câu hỏi thứ hai là không.
Hơn một năm liền, Hải quân Mỹ đã lặng lẽ tuyển nhân viên tình báo
nam, đặc biệt là nhân viên phân tích mật mã từ các trường đại học danh
tiếng và đang thực hiện quy trình tương tự với nữ. Họ muốn phụ nữ học
vấn cao phục vụ nỗ lực chiến tranh càng nhanh càng tốt.
Trong những cuộc gặp đầu tiên, những người được chọn nhận phong bì
chứa lời giới thiệu ngắn gọn về lịch sử mật mã cùng với các bài tập đánh
số mà họ phải hoàn thành mỗi tuần. Cuối mùa Xuân năm 1942, những phụ nữ
đầu tiên do Hải quân tuyển dụng đã hoàn thành khóa học bí mật và nộp
bài tập cuối cùng. Những ai còn theo khóa học và có đủ số câu trả lời
đúng (chưa đầy một nửa số người được tuyển) sẽ bắt đầu làm nhiệm vụ tại
trụ sở đông đúc của Hải quân ở Washington, D.C.
Cùng lúc đó, một cuộc họp khác đang diễn ra. 20 trường đại học nữ
sinh cử đại diện tới khách sạn sang trọng Mayflower ở Washington, D.C.
Tại đây, bộ phận phá mã của Lục quân Mỹ đang thiết lập quan hệ với các
trường nữ sinh để tuyển họ vào những vị trí cấp cao trước cả Hải quân
hay bất kỳ quân chủng nào.
Tổng thanh tra Bộ Lao động lưu ý rằng số dân thường trưởng thành
không thể đủ cho một nền kinh tế thiếu vắng nam giới vì họ đã ra chiến
trường gần hết. Trong bầu không khí căng thẳng và hỗn loạn thời chiến,
nước Mỹ đang có một cuộc chiến nhỏ hơn diễn ra, cuộc chiến mà sinh viên
đại học nữ lần đầu tiên trong lịch sử được các bên tuyển dụng tranh
giành.
Bất kể xuất thân, những phụ nữ được Hải quân và Lục quân tuyển dụng
đều có một số phẩm chất chung. Họ thông minh, tháo vát, nỗ lực học hành
cho dù phụ nữ không được khuyến khích học tập. Họ giỏi toán, khoa học và
ngoại ngữ. Họ chăm chỉ và yêu nước. Họ có ý chí và sẵn sàng mạo hiểm.
Họ không kỳ vọng được ghi công công khai vì những công việc tình báo mà
họ làm.
Điều cuối cùng có lẽ là điều quan trọng nhất vì công việc của họ phải
được giữ bí mật hoàn toàn. Khi được hỏi làm gì, họ sẽ trả lời họ làm
sạch vỏ lon và gọt bút chì. Sau này, một người kể lại: “Gần như mọi
người đều nghĩ chúng tôi chẳng làm gì khác ngoài việc của thư ký”.
Thế nhưng, trong cuộc xung đột bạo lực nhất toàn cầu mà con người
từng chứng kiến, cuộc chiến tốn tiền của và gây thiệt hại về người và
tài sản nhất từ trước tới nay, những phụ nữ này đã trở thành xương sống
của một trong những nỗ lực tình báo thành công nhất lịch sử, kéo dài từ
trước trận Trân Châu Cảng cho tới khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết
thúc.
Sau chiến tranh, hoạt động phá mã của Hải quân và Lục quân được sáp
nhập thành Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) ngày nay. Chính phụ nữ đã hỗ
trợ thành lập lĩnh vực nghe lén – khái niệm mà bây giờ trở nên gây tranh
cãi hơn thời đó. Chính phụ nữ đã hình thành nền văn hóa ban đầu của
NSA.
Trường dòng dành cho nữ Mount Vernon. Ảnh: Bộ Giao thông Mỹ
Qua bức thư mà các nữ sinh nhận trước khi tới Washington, họ biết
rằng cho tới thời điểm đó, công việc phân tích mật mã bí mật mà họ được
tuyển chọn để làm đều do nam giới đảm nhiệm. Bức thư viết: “Phụ nữ có
thể làm việc này thành công hay không cần phải được chứng minh. Chúng
tôi tin tưởng các bạn có thể làm được”.
Tại Washington, nữ nhân viên phá mật mã có vai trò quan trọng trong
mọi giai đoạn chiến tranh. Họ vận hành những cỗ máy văn phòng phức tạp
được chuyển thành máy phá mã. Họ thiết lập thư viện gồm các bài phát
biểu, danh sách tên các con tàu và tướng lĩnh của kẻ thù để hỗ trợ giải
mã tin nhắn và làm sáng tỏ nội dung. Họ làm cả việc của biên dịch viên.
Hải quân sở hữu trường dòng Mount Vernon ở Tây Bắc Washington và
nhanh chóng dựng doanh trại cho 4.000 nữ nhân viên phá mật mã. Nhiều
nhóm nữ đã tấn công và bẻ thành công các hệ thống mật mã quan trọng. Họ
cũng thử nghiệm mật mã riêng của Mỹ và đảm bảo mật mã an toàn.
Công việc của họ còn là nhân viên điều hành hệ thống can thiệp tín
hiệu vô tuyến tại các trạm nghe lén toàn cầu. Hải quân không cho phụ nữ
ra nước ngoài làm việc nhưng Lục quân lại cho phép. Một số nhân viên Lục
quân được điều sang Australia và các đảo Thái Bình Dương như New
Guinea. Một số đi cùng Tướng Douglas MacArthur khi ông tới Tokyo sau
chiến tranh.
Một số phụ nữ hỗ trợ thiết lập “giao thông giả”, tức là các tín hiệu
vô tuyến giả để lừa quân Đức tin rằng ngày đổ bộ D-Day sẽ diễn ra ở Na
Uy hoặc khu vực Pas-de-Calais ở Pháp, chứ không phải là bãi biển
Normandy.
Đó là những ngày khởi đầu của an ninh thông tin, khi các nước vội
vàng phát triển biện pháp liên lạc an toàn tại thời điểm mà công nghệ đã
tạo ra những cách mới để mã hóa và giấu thông tin.
Nhiều người cho rằng phụ nữ hợp với việc phá mật mã. Đây không phải
lời khen vì họ cho rằng phụ nữ hợp với những việc buồn tẻ, đòi hỏi chú ý
tới từng chi tiết chứ không phải là việc cần trí thông minh. Tầm quan trọng của các nữ nhân viên phá mật mã
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong ngành phá mật mã Mỹ. Ảnh: NSA
Các nước phe Trục không bao giờ huy động phụ nữ ở mức độ như phe Đồng
minh. Đức và Nhật là những nền văn hóa truyền thống mà phát xít coi phụ
nữ chỉ là máy đẻ và phụ nữ cũng không tham gia phục vụ thời chiến dưới
bất kỳ hình thức gì.
Có nhiều lý do mà phe Đồng minh thắng thế
trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong đó phụ nữ là một trong những
nhân tố này. Phụ nữ là những nhân tố tích cực trong chiến tranh. Thông
qua những công việc trí não, họ đã có ảnh hưởng tới cuộc chiến.
Nghe những cuộc trao đổi của kẻ thù là một cách rất hiệu quả để biết
kẻ thù đang nghĩ gì, làm gì, lo lắng điều gì và định làm gì. Nó có đủ
mọi thông tin từ chiến lược, động thái của binh sĩ, lịch trình, đồng
minh chính trị, thương vong, nhu cầu tiếp tế…
Những nhân viên phá mật mã đã đi tiên phong trong tình báo tín hiệu,
tức là công việc đọc tín hiệu mã hóa của kẻ thù và cả đồng minh. Họ đặt
nền tảng cho lĩnh vực an ninh mạng đang phát triển mạnh hiện nay. Họ đi
đầu trong công việc mà sau này giúp hình thành ngành tin học hiện đại.
Cuốn sách về những cô gái phá mật mã Mỹ.
Họ cũng đóng vai trò trung tâm trong rút ngắn cuộc chiến tranh. Công
việc phá mật mã rất quan trọng đối với thành công của phe Đồng minh
trong đánh bại Nhật Bản – kẻ thù từng sẵn sàng chiến đấu tới chết.
Việc Anh và Mỹ có thể xâm nhập mật mã Enigma của Đức Quốc xã mà Đô
đốc Đức Karl Donitz dùng để chỉ đạo các chỉ huy tàu ngầm đã giúp loại bỏ
hoàn toàn mối đe dọa của tàu ngầm Đức.
Trước khi xảy ra trận Trân Châu Cảng, Lục quân Mỹ có 181 người làm
việc trong văn phòng phá mật mã tối mật ở Washington. Tới năm 1945, Lục
quân có lực lượng phá mã gồm 10.500 người và được chuyển tới nơi làm
việc to hơn nhiều, trong đó gần 70% là phụ nữ.
Tương tự, Hải quân Mỹ có vài trăm nhân viên phá mật mã lúc bắt đầu
cuộc chiến. Tới năm 1945, có 5.000 người làm việc ở Washington và từng
đó người làm việc ở nước ngoài. Ít nhất 80% nhân viên phá mật mã trong
nước của Hải quân (4.000 người) là phụ nữ. Như vậy, trong tổng số khoảng
20.000 nhân viên phá mật mã của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai,
khoảng 11.000 người là phụ nữ.
Nhiều thành công quan trọng của chương trình phá mật mã đã được công
bố khi kết thúc chiến tranh. Cuối năm 1945, tờ New York Times đăng bức
thư mà Tướng George Marshall viết gửi ông Thomas Dewey, ứng cử viên tổng
thống của đảng Cộng hòa, nói rõ một số chiến thắng là nhờ lực lượng
phân tích mật mã và xin ông giữ bí mật. Khi chiến tranh kết thúc, bức
thư được công khai. Trong đó, Tướng Marshall nói Mỹ cần cảm ơn lực lượng
phá mật mã vì nhờ đó mà Mỹ có rất nhiều thông tin về chiến lược của
Nhật Bản. Ông nói rằng nhờ lực lượng này mà Hải quân có những chiến
thắng nổi tiếng và chỉ ra rằng hoạt động của Hải quân ở Thái Bình Dương
chủ yếu dựa vào thông tin mà Mỹ thu được về quá trình triển khai của
Nhật Bản.
Sau chiến tranh, Ủy ban điều tra chung về vụ Trân Châu Cảng đánh giá
tình báo tín hiệu của Hải quân và Lục quân Mỹ là những thông tin tình
báo tốt nhất trong lịch sử, đóng góp to lớn trong đánh bại kẻ thù, rút
ngắn chiến tranh ít nhất hai năm và cứu hàng nghìn mạng sống.
Các thành viên Quốc hội cũng nhanh chóng khen ngợi lực lượng phá mật
mã. Hạ nghị sĩ Clarence Hancock nói trước Hạ viện ngày 25/10/1945: “Họ
đáng được vinh danh và biết ơn. Chúng ta đã phá mật mã Nhật Bản gần như
từ đầu cuộc chiến và chúng ta biết mật mã tới khi chiến tranh kết thúc.
Nhờ thông tin đó mà ta có thể chặn và phá hủy mọi con tàu và đoàn tiếp
tế tới Philippines và đảo ở Thái Bình Dương. Tôi cho rằng các nhân viên
phá mật mã của chúng ta… trong chiến tranh với Nhật Bản đã làm nhiều
điều để chiến tranh kết thúc thành công và kết thúc sớm như bất kỳ lực
lượng nào”.
Chỉ có điều, thực tế là hơn một nửa nhân viên phá mật mã là phụ nữ thì không ai đề cập tới.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét