TT&HĐ II - 13/c

                                                     Sơ đồ tư duy đại cương dao động điều hòa


PHẦN II:     Nền tảng


" Triết học bắt đầu từ sự ngạc nhiên"
Arixtốt

“Chúng ta có thể mường tượng thế giới của thực tại như là một dòng nước ngầm; thế giới hiện tượng thì ở bề mặt; bên dưới nó chúng ta không nhìn thấy được. Các sự kiện ở tận đáy của dòng nước gây ra bọt và những xoáy nước ở bề mặt. Đó là những chuyển động bức xạ và năng lượng của cuộc sống chung của chúng ta, nó tác động tới các giác quan và do đó, kích thích trí óc chúng ta; ở bên dưới, dòng nước ngầm vẫn chảy”
Sir James Jeans.

“Triết học chân chính chỉ là triết học truyền đạt chính xác nhất tiếng nói của bản thân thế giới và được viết dưới những sự chỉ dẫn của thế giới” 
(Ph.Bêcơn)


“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”
  (Arixtốt)

CHƯƠNG II: PHÁC THẢO


“Mọi cái hiện thực đều hợp lý, mọi cái hợp lý đều là hiện thực” (G.Hêghen)


“Tương phản với không gian thì có nguyên lý về chất, về sự phân biệt và về “vật”. Dù sao thì chẳng có gì có thể tồn tại mà không có không gian. Không gian là điều kiện tiên quyết của mọi vật đang tồn tại, bất kể là dưới dạng vật chất hay phi vật chất, bởi vì chúng ta không thể tưởng tượng ra một vật hay một hữu tính mà thiếu không gian”.
Lama Anagark Govinda

"Đôi lúc cuộc sống thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó có những lúc ảm đạm và đau đớn. Như bất cứ một dòng chảy nào của một con sông, cuộc sống có những lúc khô cạn và những khi triều cường.
Cũng như sự thay đổi theo chu kỳ từ trước đến nay của các mùa, cuộc sống có cái ấm áp dễ chịu của những mùa hè và cái rét buốt của những mùa đông…

Nhưng chúng ta có thể tự nâng mình lên khỏi nỗi chán chường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui vẻ của hy vọng và biến đổi các thung lũng hoang vắng, tăm tối thành những lối đi chan hoà ánh nắng của sự thanh bình sâu lắng".
Martin Luther King

"Năng khiếu tưởng tượng có ý nghĩa đối với tôi hơn là tài năng tiếp thu kiến thức".  
Albert Einstein

"Dù chỉ nắm vững một kiến thức nào đó, cũng đều có ích cho trí óc, nó sẽ ném đi những thứ vô dụng nhưng giữ lại những thứ có ích".
 Leonardo da Vinci

"Mỗi thành công vĩ đại trong khoa học đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng hết sức táo bạo". 
G.Duy






(Tiếp theo)


***


Chúng ta đã ngấu nghiến sách vở, soi mói tư liệu, nghe ngóng ý kiến của mọi phương chiều và thấy rằng chỉ có một sự nhất trí cao độ là không có hư vô, còn thì… không biết nói sao cho phải. Chúng ta càng cố tò mò muốn biết được mọi điều để cho lòng trở thành hồn nhiên như Hoàng Tử Bé thì lại càng rối như tơ vò. Nhìn cái khoảng không bao la và tĩnh lặng, “chỉ có nghiêm nghị và nghiêm nghị mà thôi” kia, trong chúng ta đầy ắp những hoang mang gào thét, rên rỉ, thốt ra những lời toàn là “chỉ có hoài nghi và hoài nghi mà thôi”
Cần phải làm một chuyến du hành đến tận khoảng không gian rỗng rang đó để “tai nghe mắt thấy”, để "tắm mình” trong đó, may ra mới dịu đi nỗi hoài nghi đang hình thành dữ dội trong tâm can.
Chúng ta sẽ tới đó một mình, không rủ ai theo, không cần bất cứ phương tiện gì để tránh đi những ảnh hưởng không cần thiết mà còn tai hại của “bụi trần” lên sự quan sát “tại thực địa” của mình. Việc du hành thực ra không khó khăn gì mấy vì chúng ta đã có đôi cánh kỳ diệu (hay kỳ quặc?) của sự hoang tưởng. Đó là thiết bị bay tối tân nhất, tinh xảo nhất với vận tốc lớn đến độ vận tốc ánh sáng chẳng nhằm nhò gì, mà các nhà vật lý thiên văn có “thèm khát” đến mấy cũng không thể có được vì loài người vĩnh viễn không bao giờ chế tạo được. Xin nói thêm cho rõ để khỏi bị mấy tay ăn trộm dòm ngó: đôi cánh ấy có chất liệu từ tinh thần nên không thấy nó được; chỉ có vài kẻ trong số những kẻ hoang tưởng mới cảm được nó nhưng cũng chỉ sử dụng được nó vài lần trong đời khi sự hoang tưởng kịch phát đến trạng thái cỡ… tột độ! Chúng ta là những kẻ may mắn ở trong số ấy, nhưng vì chỉ có thể là như vừa nói nên hầu hết các chặng hành trình, chúng ta vẫn cứ phải cuốc bộ!
Bây giờ thì chúng ta đã đến nơi rồi, ở ngay trung tâm của cái rỗng tuếch, không có bất cứ một hiện hữu nào (quên chúng ta đi!), không có ánh sáng, không có trường điện từ, không có trường hấp dẫn, im ắng tuyệt đối, đen tối tuyệt đối; tất cả là sự bất động tuyệt đối (quên sự biến đổi nội tại của chúng ta đi!). Chúng ta “biết” gì về cái rỗng tuếch ấy?
Từ những “kinh nghiệm” đã tích lũy được trước khi du hành, chúng ta biết rằng nó là một tồn tại chứ không phải Hư Vô. Nó là tồn tại vì có chúng ta và thể hiện trước chúng ta. Nó thể hiện ra bằng sự im lặng tuyệt đối, bằng sự đen tối tuyệt đối, bằng sự bất động tuyệt đối. Sự thể hiện đặc thù ấy làm chúng ta ngạc nhiên và thích thú (hoảng sợ đến "vãi đái" thì đúng hơn!) vì trước đó chưa từng được ở trong một cảnh giới nào giống thế. Và nếu chúng ta đung đưa nhè nhẹ cánh tay thì ngay lập tức chúng ta cảm nhận ra ngay hai thứ nữa vô cùng quen thuộc là không gian và thời gian. Đến ngay cả sự rỗng tuếch cũng là một sự thể hiện! Rõ ràng là chúng ta đã phân biệt được nó với thế giới thường nhật mà chúng ta vừa rời bỏ để thực hiện cuộc hành trình.
Đồng ý là có những sự thể hiện, nhưng chưa đủ điều kiện để gọi nó là Tồn Tại vì như chúng ta đã “phán” rằng Tồn Tại là phải vận động, hay chíng xác hơn: Tồn Tại chính là vận động, và chỉ có vận động, chuyển hóa mới có khả năng làm nên sự thể hiện. Ở đây sự thể hiện là có nhưng sự vận động thì chẳng “thấy” đâu cả! Có lẽ tại chúng ta là "người trần mắt thịt"!
Vì là người theo "phe" duy tồn nhưng trên thế giới triết học duy tồn (mới manh nha!) chưa được sinh ra, nhưng quan niệm về thế giới của nó rất gần với triết học duy vật, nên chúng ta tạm theo “phe” duy vật. Do đó, chúng ta vắt óc suy nghĩ để bênh vực bằng được cho phe duy vật, và rồi chúng ta “phán” (lại phán!): tồn tại mà không vận động chỉ có thể là Hư Vô, nhưng một Hư Vô mà lại thể hiện được thì đó là thứ hư vô thể hiện sự tồn tại, “có tính tồn tại”, và chúng ta đặt tên cho nó là “hư vô tương đối” để phân biệt với Hư Vô (tuyệt đối vì tuyệt đối không thể hiện bất cứ điều gì, cả sự im lặng, cả sự rỗng tuếch, cả sự… nghiêm nghị).
Chúng ta xoa tay vì đã thỏa được một “đống tò mò”, nhẹ cả người. Chúng ta vui mừng quay trở về và có phần hơi “kênh kênh”vì nghĩ rằng đã có công lao bảo vệ được phe duy vật.
Sự mừng vui và kiêu ngạo tồn tại trong chúng ta không lâu. Khi về đến “trần tục”, chúng ta bỗng chột dạ: Có chúng ta ở đó thì nó thể hiện ra như thế nhưng khi không có chúng ta ở đó thì nó có là như thế nữa không, cái rỗng tuếch ấy?
Với đầy ấm ức, chúng ta lại ngỏng cổ lên, “đay nghiến” nhìn chằm chặp về phía nó. Khoảng rỗng rang vẫn còn ngự trị ở đó, vẫn hiện hữu một cách đen ngòm trước mắt chúng ta. Nhưng chí ít, đã thể hiện được sự đen ngòm ấy, thì cái khoảng rỗng tuếch ấy vẫn phải là Tồn Tại, tồn tại như một… hư vô. Nhưng thời gian có còn ở đó không? Khi chúng ta ở đó và lúc lắc cánh tay thì chúng ta cảm nhận có thời gian. Khi chúng ta đi rồi thì cũng chẳng còn cánh tay lúc lắc nữa, thời gian có bỏ “xứ đó” mà đi theo chúng ta không? Nếu chúng ta đi rồi mà ở đó bất động hoàn toàn thì không thể còn thời gian được. Hay vẫn còn thời gian dù bất động? Mà sự bất động hoàn toàn thì cần đến thời gian làm gì nhỉ?
Chúng ta lại chằm chằm nhìn về nó như thôi miên và… tất cả bỗng bừng sáng!
Cái đen kịt tuyệt đối của khoảng không gian rỗng tuếch mà chúng ta gọi là hư vô tương đối ấy bừng sáng trước mắt chúng ta. Khi chúng ta mở rộng tầm nhìn ra để vừa thấy nó vừa bao quát được xung quanh. Hơn cả mặt trời khi nhật thực toàn phần, nó bừng lên đậm đặc, chắc nịch, phô diễn cái màu đen tuyệt đối đến bóng loáng và không một chút tỳ vết. Không biết nên tả thế nào cho đúng nữa. Sau này, có lần chúng ta kể cho một nhà vật lý thiên văn nghe về cái khối đen tuyệt đối mà bóng loáng hơn cả mặt trời lúc không bị mặt trăng che khuất ấy, ông ta đã phá lên cười sặc sụa:
- Lũ các ông không phải là điên rồ thì cũng là những kẻ bịa đặt trắng trợn. Đối với ai thôi chứ với tôi thì đừng có giở trò bịp bợm… Đen tuyệt đối may ra chỉ có thể là Lỗ Đen và vì quá đen nên khó mà thấy được; bóng loáng thì ít ra là phải như mặt trời và cứ phải sáng mãi như thế cho đến khi nó hóa thành “thằng Lùn Nâu” (sao Lùn Nâu là một loại sao trong thiên văn học). Làm gì có một thiên thể nào vừa đen kịt lại vừa sáng ngời?
Sau đó chúng ta gặp Hoàng Tử Bé (ở đâu nhỉ?) một cách tình cờ và có hỏi về điều này. Chàng ta cười tươi như một đóa hoa hồng:
- Ôi, các chú cũng thấy được điều đó à? Thật là tuyệt diệu khi cũng có người thấy được như cháu!... Cũng bình thường thôi mà. Vì bên trong nó không có gì cả nên chúng ta sẽ nhìn thấy nó đen nhất trong những cái đen. Bên trong không có gì cả là vì nó chẳng cho cái thế giới vận động một cách sôi nổi quanh nó xâm nhập vào. Mọi thứ, bức xạ điện từ, bức xạ hấp dẫn, các dòng ánh sáng, sao băng, sao chổi… “đổ dồn” đến gần nó để rồi lại bị “bật” ra, làm thành một lớp bên ngoài nó bóng loáng hơn mọi cái bóng loáng… Những ngôi sao sáng nhất đều lấp lánh!
- À, ra thế! Những người lớn bao giờ cũng chỉ nhìn thấy cái mũ phớt… Xin cảm ơn Hoàng Tử Bé!

***

Giật mình, ngó quanh! Hóa ra là một giấc mộng! Chúng ta đã chợp mắt, ngủ mơ một lúc mà không biết. Giấc mơ thật kỳ lạ và gây nhiều tiếc nuối.
Cứ giả sử rằng đó là hiện thực… Không! Không cần phải giả sử! Cảnh giới ấy chính là một hiện thực, hiện thực của giấc mộng và đòi hỏi chúng ta phải lý giải nghiêm túc. Một học thuyết triết học được cho là tuyệt đích khi và chỉ khi về mặt lý luận, nó giải quyết được tất cả, từ A tới Z những vấn đề Tự Nhiên Tồn Tại và ngay chính Tự Nhiên Tồn Tại một cách hồn nhiên nhất, giản dị nhất và… nên thơ nhất.
Hàng ngày, chúng ta vẫn thường thấy những bong bóng khí hiện hữu trong nước. Chúng ta quan niệm khí “chả là cái gì cả” so với nước, hoặc vì chính chúng ta cũng chẳng nhìn thấy không khí nếu nó không thể hiện như một bong bóng khí trong nước, nên có thể gọi nó là một hư vô, chính xác là hư vô tương đối. Bong bóng khí là một khối hư vô tương đối, chẳng “kiếm chác” được gì trong nội tại nó cả dù rằng "có"! Ấy vậy mà nước không thể xâm nhập vào nó được, ấy vậy mà nó long lanh. Cảnh giới này chẳng khác mấy so với cảnh giới trong giấc mộng vừa qua của chúng ta.
“Khảo sát” hiện tượng bong bóng khí trong nước, các nhà bác học (chứ không phải chúng ta!) khẳng định rằng cái hư vô trong nội tại bong bóng là hư vô vì chúng ta không quan sát thấy chứ thực ra là không Hư Vô (tuyệt đối). Trong đó vẫn tồn tại “đủ thứ” trường và hạt vận động, chuyển hóa nhau không ngừng, nghĩa là trong đó tồn tại một “lực lượng” đủ sức chống trả sự “xâm lược” của nước. Cái hư vô mà không phải Hư Vô ấy, hỏi ai cũng biết, đó là không khí. Không khí và nước nhìn bằng “mắt thịt” là hai chất khác nhau, nhưng nhìn kiểu “cơ học cổ điển” (quên trường đi!) thì cả hai chất đều gồm các điện tử và các nuclon, và không biết chừng nếu các điện tử cũng như pozitron là hai trạng thái tương phản của một hạt trung tính nào đó và các nuclon cũng do những hạt này tạo nên thì nước và không khí đều có cùng một “tổ tông” nhưng nước vẫn là nước và không khí vẫn là không khí, qua bao nhiêu đời rồi nên chúng chẳng bao giờ là họ hàng bà con với nhau cả. 
Tương tự, giới hữu sinh trên Trái Đất đều có cùng “tổ tông” nhưng không nhất thiết phải là bà con họ hàng gần với nhau. Người là người, khỉ là khỉ chứ không thể “thấy kẻ sang bắt quàng làm họ” được, có thể cùng tổ tông nhưng phải...bắn "tên lửa xuyên lục địa", may ra mới tới được!
Theo hướng giải quyết vấn đề nêu trên, cần phải khẳng định rằng cái khối hư vô mà chúng ta thấy trong giấc mộng phải là một lực lượng. Chỉ có điều lực lượng đó là gì thì cho đến nay chưa một người nào “thấy” được mà vẫn toàn là đoán già đoán non.
Dù chưa thể biết lực lượng ấy là gì nhưng chắc chắn là nó nhiều vô kể. Khi nhìn lên bầu trời đêm, nếu loại bỏ sự chiếm chỗ không đáng kể của vạn vật (các thiên thể) và giả sử bắt được chúng tạm ngừng bức xạ hấp dẫn, điện từ… (một giả thiết còn ngông cuồng hơn cả những cái đầu phiêu lưu nhất!) thì cái còn lại chính là lực lượng mà chúng ta đang nói tới. Cái còn lại ấy, dù là “còn lại” nhưng vô cùng lớn lao. Những thiên hà kỳ vĩ nhất mà con người đã quan sát được chỉ đáng như con cá nhỏ xíu so với đại dương. Nó đóng vai trò môi trường, nền tảng của Vũ Trụ, là mầm mống của tất cả các vật, các chất, là tổ tông của mọi tổ tông, vừa là “đực”, vừa là “cái”, vừa “đồng giới tính”, vừa không phải, vừa siêu thực và vừa… tầm phào!
Một lực lượng mà không thể hình dung ra được bất cứ cấu trúc nào của nó, không biết được xây dựng nên từ cái gì thì “món đó” rất hợp khẩu vị của triết học duy tâm và là “trái đắng” của triết học duy vật. Dùng vũ khí “vật chất” đã lỗi thời của triết học Duy Vật để bênh vực triết học Duy Vật quả là việc làm bất khả. Nội tại của một khúc gỗ là gỗ; gỗ là vật chất nên phải vận động. Nhưng gỗ vận động để làm nên gỗ hay vật chất vận động để làm nên vật chất thì… phí phạm quá! Tạo hóa không đến nỗi “ngu ngốc” như vậy. Tuy nhiên triết học duy tâm cũng không “gặm” được cái lực lượng hợp khẩu vị ấy. Lực lượng ấy nếu không phải là vật chất thì chỉ có thể là tinh thần (nếu không muốn nó là Hư Vô!), không thể hiểu được một tinh thần thiếu… thể xác trú ngụ, thụ động đề kháng và thường bất lực trước sự tấn công liên tục, ồ ạt của “lũ” vật chất vừa vô tri vừa “xấc xược”.
Đành “thú nhận trước bình minh” rằng lập trường duy vật của chúng ta trong “tình hình mới” này đã bắt đầu lung lay. Cần xem xét lại!
Triết học, với vai trò là lý luận nhận thức của con người về Tự Nhiên Tồn Tại, là một thể thống nhất, không tách rời được. Nó tồn tại và vận động tuân theo nguyên lý Tự Nhiên, nghĩa là tự phân định nội tại thành hai rồi từ đó thành nhiều mặt, bộ phận tương phản với nhau, làm tiền đề hiện hữu của nhau, chuyển hóa nhau và cùng nhau làm cho triết học đến một lúc nào đó trở nên… béo phì, đạt đến mức hoang mang tột độ của nó, để rồi lại tự giải quyết, tự chữa trị; trở về với cái dáng vẻ “thon thả”, “dễ nhìn” ban đầu của nó. Từ giản đơn đến phức tạp rồi trở thành hết mực trong sáng bình dị, đó là quá trình tiến triển không chỉ của riêng triết học. Dù sao đi nữa, đã tồn tại thì phải thống nhất, đã vận động thì phải phân định thành tương phản để chuyển hóa. Triết học không thể là ngoại lệ, nó luôn là một “thực thể” thống nhất của sự tương phản. Dù có lúc bị… béo phì; nhưng triết học luôn là vì sao long lanh của trí tuệ con người; là huyền thoại hay nhất của mọi huyền thoại; là “thiên cổ kỳ thư” của mọi “thiên cổ kỳ thư”.
Từ nay, chúng ta không “bênh vực” triết học duy vật một cách cực đoan nữa. Chúng ta theo duy vật nhưng không khước từ duy tâm. Hay để cho rõ ràng hơn, chúng ta “lớn tiếng”: chúng ta theo triết học Duy… Tồn Tại đến hết đời và khi sang “thế giới bên kia”, chúng ta sẽ vĩnh viễn theo triết học duy… hư vô!
Thế thì triết học duy tồn tại nói thế nào về lực lượng tưởng chừng như hư vô trên kia? Nó nói rằng: lực lượng đó là một tồn tại, cũng vận động và thể hiện “bình thường” như bất cứ một tồn tại nào khác. Chỉ vì năng lực quan sát quá kém cỏi mà con người chỉ “thấy được” mặt liên tục và “không có gì” của nó. Thực ra ở tầng sâu thẳm, sâu nhất của mọi cái sâu (tầng điện tử vẫn còn rất “nông”!) nó còn thể hiện ra như một thực thể có cấu trúc, mang tính gián đoạn. Để tránh từ “hư vô” gây ngộ nhận không cần thiết, triết học Duy Tồn (bớt chữ “Tại” đi cho... “nhẹ”!) gọi toàn thể lực lượng ấy là Không Gian (ký hiệu KG); gọi bộ phận của nó là Thể tích Không Gian hay Thể Tích (ký hiệu là V, không có thứ nguyên, để phân biệt với các chất khác, có thứ nguyên) và gọi đơn vị làm nên “chất” Không Gian và cũng làm nên cấu trúc của Không Gian, đơn vị được coi là nhỏ nhất của mọi đơn vị, đơn vị tuyệt đối của Vũ trụ, là Điểm Không Gian (ký hiệu là ). Không có bất cứ một lực lượng nào phân chia Điểm Không Gian được, ngoài chính Nó. Xét về mặt lực lượng, nếu toàn thể Vũ Trụ là I thì Nó là 101 (?), và:
I = 101 . 101 … 101 = 10N
(N là số tự nhiên lớn nhất trong mọi số tự nhiên, là số tự nhiên lớn tuyệt đối! Tuy nhiên N vẫn không thể vô hạn!!!)
Xét theo nghĩa đơn vị thì:
I = 101 . 101 … 101 = 10N = 11 . 11 … 11 = 1N = 1
(N không tồn tại, hay là N = 0: Tự Nhiên Tồn Tại không cần nhận thức, hay “ngoài” nhận thức! Không có nhận thức thì 1 + 1 + … +1 = N cũng chỉ là… vô nghĩa. Nhưng không có nhận thức, hay nhận thức đã “sang thế giới bên kia” thì Tự Nhiên Tồn Tại vẫn còn đó, duy nhất; vẫn là Cái Có không chẵn, không lẻ, không nguyên tố, không âm không dương, không biết là cái gì nhưng là tất cả, vừa chẳng có hồn vía gì vừa lung linh huyền diệu!).
Điều đó cũng nói lên rằng toán học là một tồn tại ảo vĩ đại của con người, do con người, bằng quan sát hiện thực khách quan và bằng tư duy trừu tượng vượt tầm của mình đã bắt chước và sáng tạo ra một thế giới đượm màu sắc huyền ảo chủ quan theo ngôn ngữ đặc thù của riêng mình. Bức tranh mô tả thực tại khách quan ấy đầy huyễn hoặc bởi vì nó được trộn lẫn giữa chân lý và sự hoang tưởng, giữa sự mách bảo chí lý thiên sứ và sự ngộ nhận linh ứng thiên tài!

(Còn tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH