BỘ MẶT CHIẾN TRANH 97
Tám Điệp Khúc - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Giờ Này Anh Ở Đâu - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.
SABATON - The Attack Of The Dead Men (Official Music Video)
Sabaton - Panzerkampf - Русский перевод | Субтитры
------------------------------------------------------- (ĐC sưu tầm trên NET)
Trận chiến đảo Iwo Jima giữa Mỹ và Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2
Lý do "ngớ ngẩn" làm bùng nổ chiến tranh Trung-Nhật lần hai
Vy Lam |
Trong quá trình tập trận, một binh sĩ Nhật bỗng dưng "mất tích". Điều đó trở thành cái cớ hoàn hảo để Nhật Bản phát động tấn công.
Theo trang mạng War History Online, đã có nhiều cuộc chiến
tranh trong quá khứ bùng nổ vì những lý do hết sức ngớ ngẩn, vậy nhưng,
lý do khiến Nhật Bản châm ngòi cuộc chiến tranh năm 1937 còn... ngớ ngẩn hơn thế.
Năm ấy, một "sự cố nhỏ" đã dẫn tới một "cuộc xô xát nhỏ" và sau đó làm bùng phát chiến tranh Trung-Nhật lần hai. Những gì chúng ta biết tới sau đó là chiến tranh Thái Bình Dương trong Thế chiến 2. Vậy "sự cố nhỏ" ấy là gì?
Lính Nhật "lạc" vì tìm nơi đi tiểu
Câu chuyện xảy ra ở cầu Lư Câu (Lugou), quận Phong Đài, thàn phố Bắc Kinh. Cây cầu này vốn được xây dựng vào năm 1189, dưới thời Hoàng đế Kim Thế Tông để mở rộng phạm vi thành phố.
Vào thế kỷ thứ 13, nhà thám hiểm Marco Polo đã tới thăm Trung Quốc và viết những lời hoa mỹ về cây cầu này trong nhật ký của mình. Về sau này, người châu Âu đã gọi cầu Lư Câu theo tên ông, vì thế, nó còn có tên khác là cầu Marco Polo.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, tới năm 1868, do ấn tượng với châu Âu, Nhật Bản đã phát động cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân, trong đó sao chép tất cả mọi thứ từ phương Tây. Và vì châu Âu đã chinh phạt thế giới nên Nhật Bản cũng quyết định làm điều tương tự, bắt đầu với Trung Quốc.
Năm 1894, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh Trung-Nhật đầu tiên. Cuộc chiến kết thúc trong năm tiếp theo với thất bại của Trung Quốc. Nhật Bản đã giành được nhiều vùng lãnh thổ của Trung Quốc ở phía đông.
Trong giai đoạn 1904-1905, Nhật Bản và Nga nổ ra tranh chấp xung quanh vùng Manchukuo (Mãn Châu Quốc), làm bùng phát chiến tranh Nga-Nhật. Trước sự ngỡ ngàng của các bên, Nhật Bản giành chiến thắng.
Trong khi đó, thay vì thống nhất đất nước, Trung Quốc tiếp tục bị chia cắt do những phe phái khác nhau tranh giành quyền kiểm soát những vùng lãnh thổ còn lại.
Tình hình cứ như vậy, ít nhất là cho tới khi xảy ra sự kiện Phụng Thiên (hay sự kiện Mãn Châu). Ngày 18/9/1931, Nhật Bản tìm cách kích hoạt thuốc nổ gần đường ray xe lửa thuộc tuyến đường sắt Nam Mãn Châu do Nhật Bản sở hữu gần Mukden (nay là Thẩm Dương).
Dù rằng vụ nổ nhỏ không hề phá hủy đường ray cũng như một đoàn tàu đi qua đấy vài phút sau đó, Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã buộc tội những người Trung Quốc chống Nhật chịu trách nhiệm cho việc này, và trả đũa bằng cuộc xâm lược tổng lực, dẫn đến việc chiếm đóng Mãn Châu. Tại đó Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn Mãn Châu Quốc.
Thủ đoạn này đã sớm bị phơi bày trước cộng đồng quốc tế, khiến Nhật Bản bị cô lập về ngoại giao và phải rút khỏi Hội Quốc Liên tháng 3/1933.
Đến năm 1937, quân đội Nhật tới Phong Đài, khi đó còn là một khu rừng rậm rạp và biệt lập ở phía tây nam của Bắc Kinh. Để tránh bị tấn công, các thị trấn ở Phong Đài thường có tường thành bao quanh. Trong số này, thành Uyển Bình bảo vệ cầu Lư Câu dẫn trực tiếp vào Bắc Kinh.
Để đàn áp sự chống đối của người dân, quân đội Nhật thường tiến hành các cuộc tập trận ở Phong Đài.
Những cuộc tập trận này thường thực hiện về đêm trong khi quân đội nước ngoài hiếm khi tập trận về đêm. Chính phủ Trung Quốc không thể làm gì khác ngoài việc yêu cầu phía Nhật phải thông báo trước để tránh ảnh hưởng tới dân cư ở đây.
Phía
Nhật đã đồng ý nhưng không giữ lời. Trong tháng 7/1937, những cuộc tập
trận ban đêm tiếp tục không được Nhật thông báo trước, thậm chí còn diễn
ra ngay gần vị trí của quân Trung Quốc.
Binh lính và cư dân Trung Quốc trong vùng hết sức lo ngại. Việc di chuyển giữa các thị trấn trong quận Phong Đài trở nên khó khăn do sự hiện diện của lính Nhật, nhiều người cảm thấy lo lắng khi đi qua cầu Lư Câu.
Khoảng 23h đêm ngày 7/7/1937, Nhật tiếp tục tiến hành một cuộc tập trận không thông báo trước xung quanh thành Uyển Bình và cầu Lư Câu. Mặc dù quân Trung Quốc tại thị trấn này đã quen với các cuộc tập trận bất ngờ của Nhật nhưng họ vẫn rất căng thẳng.
Trong lúc này, một binh sĩ Nhật Bản tên là Shimura Kikujiro bỗng dưng mất tích. Theo War History Online, binh nhì này, do có nhu cầu đi vệ sinh, nên giữa chừng cuộc tập trận đã bỏ ngang để tìm nơi "giải quyết". Thế nhưng, phần lớn khu vực ở Phong Đài khi ấy không có đèn điện, và chỗ đi vệ sinh cũng không hề dễ tìm vào thời điểm đó.
Sau khi giải quyết vấn đề của mình "theo cách tự nhiên nhất", Kikujiro quay trở lại đơn vị nhưng lúc này, đơn vị của anh ta đã di chuyển đi mất. Do đang là đêm khuya nên Kikujiro phải mất một lúc mới tìm được đường quay về căn cứ.
Trong khi ấy, sau khi cuộc tập trận kết thúc, quân Nhật trở về doanh trại, tiến hành điểm danh và phát hiện ra rằng có một binh sĩ không trở lại đơn vị. Ngay lập tức, họ điều động lính tới Uyển Bình, đòi Trung Quốc cho vào thành để tìm binh sĩ mất tích.
Trung Quốc không đồng ý và cho biết sẽ ra lệnh cho quân Trung Quốc đóng ở Uyển Bình đi tìm người lính Nhật. Song, quân Nhật không bằng lòng, kiên quyết đòi tự đi tìm, đồng thời đe dọa tấn công nếu không được vào thành.
Súng vẫn nổ nhưng không biết ai bắn trước
Năm 2013, Thư viện quốc gia Nhật Bản đã giải mật các hồ sơ được niêm phong về sự kiện này. Theo đó, khi quân Nhật chuẩn bị tấn công Uyển Bình, binh nhì Kikujiro với khuôn mặt hổ thẹn đã xuất hiện và nhận lỗi về sự mất tích của mình.
Tuy nhiên, cũng theo những hồ sơ trên, "súng vẫn nổ" - mặc dù không biết bên nào bắn trước. Song, điều đó không thành vấn đề, dù là gì thì quân Nhật đã có được cái cớ mà họ vẫn tìm kiếm.
Sau nửa đêm ngày 7/7/1937, một đơn vị bộ binh của Nhật đã tìm cách phá vỡ các bức tường của thành Uyển Bình nhưng bị đẩy lùi.
Người Nhật đưa ra một tối hậu thư, đe dọa sẽ phát động cuộc tấn công lớn hơn trừ phi Trung Quốc chịu mở cửa thành.
Tướng Tần Đức Thuần, quyền tư lệnh Quân đoàn 29 kiêm Chủ tịch Hội đồng Chính trị Hà Bắc-Sát Cáp Nhĩ ra lệnh cho binh lính cảnh giác cao độ.
Trong khi đó, thị trưởng Vương của thành phố rất lo ngại vụ việc sẽ dẫn tới đổ máu. Sau khi được cho phép, ông đi đến doanh trại của Nhật để đàm phán nhưng không có kết quả.
Quân tiếp viện của Trung Quốc đến nơi lúc 4 giờ sáng 8/7. Khoảng 45 phút sau, khi thị trưởng Vương quay trở lại thị trấn thì nhìn thấy quân đội Nhật đang tập kết. Ông Vương chỉ vừa kịp vượt qua cổng thành thì tiếng súng nổi lên. Chiến tranh Trung-Nhật lần hai chính thức bắt đầu vào lúc 4 giờ 50 phút sáng ngày 8/7/1937.
Năm ấy, một "sự cố nhỏ" đã dẫn tới một "cuộc xô xát nhỏ" và sau đó làm bùng phát chiến tranh Trung-Nhật lần hai. Những gì chúng ta biết tới sau đó là chiến tranh Thái Bình Dương trong Thế chiến 2. Vậy "sự cố nhỏ" ấy là gì?
Lính Nhật "lạc" vì tìm nơi đi tiểu
Câu chuyện xảy ra ở cầu Lư Câu (Lugou), quận Phong Đài, thàn phố Bắc Kinh. Cây cầu này vốn được xây dựng vào năm 1189, dưới thời Hoàng đế Kim Thế Tông để mở rộng phạm vi thành phố.
Vào thế kỷ thứ 13, nhà thám hiểm Marco Polo đã tới thăm Trung Quốc và viết những lời hoa mỹ về cây cầu này trong nhật ký của mình. Về sau này, người châu Âu đã gọi cầu Lư Câu theo tên ông, vì thế, nó còn có tên khác là cầu Marco Polo.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, tới năm 1868, do ấn tượng với châu Âu, Nhật Bản đã phát động cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân, trong đó sao chép tất cả mọi thứ từ phương Tây. Và vì châu Âu đã chinh phạt thế giới nên Nhật Bản cũng quyết định làm điều tương tự, bắt đầu với Trung Quốc.
Năm 1894, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh Trung-Nhật đầu tiên. Cuộc chiến kết thúc trong năm tiếp theo với thất bại của Trung Quốc. Nhật Bản đã giành được nhiều vùng lãnh thổ của Trung Quốc ở phía đông.
Trong giai đoạn 1904-1905, Nhật Bản và Nga nổ ra tranh chấp xung quanh vùng Manchukuo (Mãn Châu Quốc), làm bùng phát chiến tranh Nga-Nhật. Trước sự ngỡ ngàng của các bên, Nhật Bản giành chiến thắng.
Trong khi đó, thay vì thống nhất đất nước, Trung Quốc tiếp tục bị chia cắt do những phe phái khác nhau tranh giành quyền kiểm soát những vùng lãnh thổ còn lại.
Tình hình cứ như vậy, ít nhất là cho tới khi xảy ra sự kiện Phụng Thiên (hay sự kiện Mãn Châu). Ngày 18/9/1931, Nhật Bản tìm cách kích hoạt thuốc nổ gần đường ray xe lửa thuộc tuyến đường sắt Nam Mãn Châu do Nhật Bản sở hữu gần Mukden (nay là Thẩm Dương).
Dù rằng vụ nổ nhỏ không hề phá hủy đường ray cũng như một đoàn tàu đi qua đấy vài phút sau đó, Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã buộc tội những người Trung Quốc chống Nhật chịu trách nhiệm cho việc này, và trả đũa bằng cuộc xâm lược tổng lực, dẫn đến việc chiếm đóng Mãn Châu. Tại đó Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn Mãn Châu Quốc.
Thủ đoạn này đã sớm bị phơi bày trước cộng đồng quốc tế, khiến Nhật Bản bị cô lập về ngoại giao và phải rút khỏi Hội Quốc Liên tháng 3/1933.
Đến năm 1937, quân đội Nhật tới Phong Đài, khi đó còn là một khu rừng rậm rạp và biệt lập ở phía tây nam của Bắc Kinh. Để tránh bị tấn công, các thị trấn ở Phong Đài thường có tường thành bao quanh. Trong số này, thành Uyển Bình bảo vệ cầu Lư Câu dẫn trực tiếp vào Bắc Kinh.
Để đàn áp sự chống đối của người dân, quân đội Nhật thường tiến hành các cuộc tập trận ở Phong Đài.
Những cuộc tập trận này thường thực hiện về đêm trong khi quân đội nước ngoài hiếm khi tập trận về đêm. Chính phủ Trung Quốc không thể làm gì khác ngoài việc yêu cầu phía Nhật phải thông báo trước để tránh ảnh hưởng tới dân cư ở đây.
Binh lính và cư dân Trung Quốc trong vùng hết sức lo ngại. Việc di chuyển giữa các thị trấn trong quận Phong Đài trở nên khó khăn do sự hiện diện của lính Nhật, nhiều người cảm thấy lo lắng khi đi qua cầu Lư Câu.
Khoảng 23h đêm ngày 7/7/1937, Nhật tiếp tục tiến hành một cuộc tập trận không thông báo trước xung quanh thành Uyển Bình và cầu Lư Câu. Mặc dù quân Trung Quốc tại thị trấn này đã quen với các cuộc tập trận bất ngờ của Nhật nhưng họ vẫn rất căng thẳng.
Trong lúc này, một binh sĩ Nhật Bản tên là Shimura Kikujiro bỗng dưng mất tích. Theo War History Online, binh nhì này, do có nhu cầu đi vệ sinh, nên giữa chừng cuộc tập trận đã bỏ ngang để tìm nơi "giải quyết". Thế nhưng, phần lớn khu vực ở Phong Đài khi ấy không có đèn điện, và chỗ đi vệ sinh cũng không hề dễ tìm vào thời điểm đó.
Sau khi giải quyết vấn đề của mình "theo cách tự nhiên nhất", Kikujiro quay trở lại đơn vị nhưng lúc này, đơn vị của anh ta đã di chuyển đi mất. Do đang là đêm khuya nên Kikujiro phải mất một lúc mới tìm được đường quay về căn cứ.
Trong khi ấy, sau khi cuộc tập trận kết thúc, quân Nhật trở về doanh trại, tiến hành điểm danh và phát hiện ra rằng có một binh sĩ không trở lại đơn vị. Ngay lập tức, họ điều động lính tới Uyển Bình, đòi Trung Quốc cho vào thành để tìm binh sĩ mất tích.
Trung Quốc không đồng ý và cho biết sẽ ra lệnh cho quân Trung Quốc đóng ở Uyển Bình đi tìm người lính Nhật. Song, quân Nhật không bằng lòng, kiên quyết đòi tự đi tìm, đồng thời đe dọa tấn công nếu không được vào thành.
Súng vẫn nổ nhưng không biết ai bắn trước
Năm 2013, Thư viện quốc gia Nhật Bản đã giải mật các hồ sơ được niêm phong về sự kiện này. Theo đó, khi quân Nhật chuẩn bị tấn công Uyển Bình, binh nhì Kikujiro với khuôn mặt hổ thẹn đã xuất hiện và nhận lỗi về sự mất tích của mình.
Tuy nhiên, cũng theo những hồ sơ trên, "súng vẫn nổ" - mặc dù không biết bên nào bắn trước. Song, điều đó không thành vấn đề, dù là gì thì quân Nhật đã có được cái cớ mà họ vẫn tìm kiếm.
Người Nhật đưa ra một tối hậu thư, đe dọa sẽ phát động cuộc tấn công lớn hơn trừ phi Trung Quốc chịu mở cửa thành.
Tướng Tần Đức Thuần, quyền tư lệnh Quân đoàn 29 kiêm Chủ tịch Hội đồng Chính trị Hà Bắc-Sát Cáp Nhĩ ra lệnh cho binh lính cảnh giác cao độ.
Trong khi đó, thị trưởng Vương của thành phố rất lo ngại vụ việc sẽ dẫn tới đổ máu. Sau khi được cho phép, ông đi đến doanh trại của Nhật để đàm phán nhưng không có kết quả.
Quân tiếp viện của Trung Quốc đến nơi lúc 4 giờ sáng 8/7. Khoảng 45 phút sau, khi thị trưởng Vương quay trở lại thị trấn thì nhìn thấy quân đội Nhật đang tập kết. Ông Vương chỉ vừa kịp vượt qua cổng thành thì tiếng súng nổi lên. Chiến tranh Trung-Nhật lần hai chính thức bắt đầu vào lúc 4 giờ 50 phút sáng ngày 8/7/1937.
Copy link
Theo Tâm Anh (Kiến Thức)
Tiết lộ đầy kinh ngạc về Chiến tranh thế giới 1
Là một trong những cuộc chiến cam go, ác liệt nhất lịch sử thế giới, Chiến tranh thế giới 1 diễn ra ở hầu khắp các châu lục. Tuy nhiên, chiến trường chủ yếu là ở châu Âu với hơn 65 triệu binh sĩ tham gia chiến đấu...
Chiến tranh thế giới 1 (1914 - 1918) được
biết đến là một trong những cuộc chiến tranh cam go và đẫm máu nhất lịch
sử nhân loại với 30 quốc gia tham chiến.
Hơn 65 triệu binh sĩ đến từ 30 quốc gia
chiến đấu trong Chiến tranh thế giới 1. Kết thúc trận chiến, khoảng 10
triệu binh sĩ tử trận cùng hàng triệu người khác bị thương tật.
Nga có 12 triệu binh sĩ tham gia Thế chiến 1. Theo đó, xứ sở bạch dương có đội quân lớn nhất trong cuộc chiến này.
Trong Chiến tranh thế giới 1, quân đội Đức
là lực lượng quân sự đầu tiên sử dụng súng phun lửa trên chiến trường.
Loại vũ khí này có thể thiêu rụi mục tiêu ở cách xa 40m.
Phi công lái máy bay chiến đấu xuất sắc
nhất trong Thế chiến 1 là Manfred Albrecht Freiherr von Richthofen
(1892-1918) đến từ Đức. Phi công này bắn rơi 80 máy bay địch.
Bên cạnh chim bồ câu, chó được sử dụng để đưa thư trong quân đội một số nước.
Big Bertha là khẩu đại bác khổng lồ của
Đức với cỡ nòng khoảng 40 cm và nặng tới 48 tấn. Trong Chiến tranh thế
giới 1, đại bác này lớn hơn so với hầu hết các khẩu pháo trên các chiến
hạm.
Đại bác Big Bertha khả năng bắn một quả
đạn pháo gần 1 tấn ở cự ly khoảng 15 km. Đức có tổng cộng 13 khẩu đại
bác "khủng" như vậy.
Đại dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát trong
Chiến tranh thế giới 1. Khoảng 1/3 số ca tử vong vì dịch bệnh này là
binh sĩ ở các nước tham chiến.
Theo một thống kê, Mỹ bỏ ra hơn 30 tỷ USD cho cuộc chiến tranh khốc liệt này.
Nhận xét
Đăng nhận xét