Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 182
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hé lộ tài liệu vụ HÀ THÚC KÝ với kế hoạch THỦ TIÊU NGÔ ĐÌNH DIỆM VNCH
Hà Thúc Ký và âm mưu sát Ngô Đình Diệm tại cầu Công Lý
Thứ năm, ngày 23/07/2020 21:15 PM (GMT+7)
AaAa+
Ông Hà Thúc Ký nguyên là đảng viên của
đảng Đại Việt. Nhận thấy anh em họ Ngô tàn bạo, độc đoán không thực thi
dân chủ nên ông đã âm mưu cho đặt chất nổ ở chỗ qua cầu Công Lý để hạ
sát Ngô Đình Diệm, để nhóm Đại Việt lên nắm quyền.
Chuyện đã bất thành và Hà Thúc Ký
bị bắt giam. Sau khi bị bắt thì cảnh sát đã tới nhà khám xét và phát
hiện một hầm chứa vũ khí và chất nổ.
Hà Thúc Ký (hình bên trái).
Trong
hai tháng đến nước Mỹ, tôi đã có dịp gặp một số nhân vật trước đây làm
việc cho chế độ họ Ngô. Những vị này, nay tuổi cũng đã vào tuổi gần đất
xa trời rồi nhưng họ vẫn còn nhớ rõ và kể cho tôi một số chuyện cũ.
Và
tôi cũng đã tìm đọc được một số tư liệu về chế độ họ Ngô do một số tác
giả ghi được. Những tư liệu trên, tôi thấy có phần nào đúng sự thật. Xin
lược ghi lại để bạn đọc tìm hiểu và biết rõ hơn về chế độ họ Ngô trong 9
năm tồn tại ở miền Nam Việt Nam . Diễn tiến vụ Hà Thúc Ký bị bắt
Ông
Hà Thúc Ký ngụ ở đường Nguyễn Văn Trỗi (trước kia là đường Cách mạng,
quận Phú Nhuận – gần cổng xe lửa số 7). Ông Hà Thúc Ký và nhóm Đại Việt
nhận thấy anh em họ Ngô tàn bạo, độc đoán không thực thi dân chủ nên đã
âm mưu cho đặt chất nổ ở chỗ qua cầu Công Lý để hạ sát Ngô Đình Diệm, để
nhóm Đại Việt lên nắm quyền.
Chuyện đã bất thành và Hà Thúc Ký
bị bắt giam. Sau khi bị bắt thì cảnh sát đã tới nhà khám xét và phát
hiện một hầm chứa vũ khí và chất nổ.
Ông Hà Thúc Ký sau này sang
Mỹ cư ngụ. Ông Ký kể lại diễn tiến chuyện bị bắt là do có sự phản bội
của một đảng viên và một người là sĩ quan cấp tá trong quân đội Việt Nam
Cộng hòa.
Viên sĩ quan cấp tá này là người thân cận với ông Ký,
nhưng ông này có tật say sưa tối ngày và cứ hễ rượu vào thì... lời ra.
Có một bữa viên sĩ quan này (chúng tôi không nhớ tên là gì?) gặp ông Ký
rồi lại gặp một người tên Xuân cũng là đệ tử của ông Ký.
Tên Xuân
trước kia có theo Việt Minh, nhưng sau đầu hàng, về theo Đại Việt, và
theo nhóm Dương Văn Hiếu, Thái “đen” đặc vụ miền Trung của Ngô Đình Cẩn.
Xuân phục rượu cho viên thiếu tá uống say khướt rồi khai thác.
- Thiếu tá lâu nay có gặp ông Hà Thúc Ký không?
Viên thiếu tá đã ngay thật nói:
- Tôi có gặp và hẹn mấy ngày nữa sẽ gặp ông Hà Thúc Ký để bàn vài việc chính trị quan trọng.
Viên
thiếu tá này còn tiết lộ cho tên Xuân biết là sẽ hẹn gặp ông Ký ở góc
ngã ba đường Cao Thắng – Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần hiện nay) cùng ngày,
giờ... Sau đó tên Xuân đã về báo cho Dương Văn Hiếu biết. Đến khi Hiếu
giăng lưới bắt ông Ký ở địa điểm trên thì lại có mặt tên Xuân, và chính
tên Xuân đã cầm súng lục chĩa vào ông Ký.
Ông Ký cũng kể lại khi
bị bắt không bị đánh đập tra tấn. Ông Ký nghi chắc Ngô Đình Diệm sẽ cho
thủ tiêu mình ngay, vì ông đã có ý định lật đổ chế độ họ Ngô.
Ông
Hà Thúc Ký bị giam ở Bến Vân Đồn ba tháng, và đại diện chính quyền họ
Ngô không thẩm vấn hay hỏi han gì. Một hôm, viên trung sĩ Bảo an ngồi
canh gác đã đưa cho ông Ký tờ báo Sài Gòn Mới do bà Bút Trà làm chủ
nhiệm.
Tờ báo này có loan tin vợ con ông Ký đã bị bắt giam. Lý do
vợ con ông bị bắt là sau ngày ông Ký bị bắt thì người nhà sợ khám nhà
nên đã cho người mang cái máy phát tuyến vứt ra bãi đất đồng Ông Cộ để
phi tang nhưng chẳng may bị lính Bảo an bắt.
Theo ông Ký kể thì có
lẽ Dương Văn Hiếu cố tình cho viên trung sĩ Bảo an đưa tờ báo Sài Gòn
Mới cho ông đọc để ông biết tin gia đình bị bắt, từ đó dò xét xem phản
ứng của ông thế nào?
Rồi sau đó ông Ký bị đem về giam ở trại giam
đường Lê Văn Duyệt (trong Quân khu Thủ đô – nay là sân quần vợt Lan
Anh). Trại giam này trước kia quân đội Pháp dùng để giam những quân nhân
đào ngũ nên kín cổng cao tường.
Tường nhà giam đúc bằng bêtông
cốt sắt, cửa sắt khóa kiên cố. Ông Ký bị biệt giam tại đây một vài tháng
thì có thêm một người nữa bị bắt được đưa vào nhốt chung với ông là ông
Trình Quốc Khánh tức Nguyễn Hữu Lễ, là Bí thư Dân xã đảng.
Trong
thời gian ông Ký bị giam ở trại Lê Văn Duyệt thì Dương Văn Hiếu có đưa
bác sĩ Trần Kim Tuyến tới thăm. Và bác sĩ Tuyến có hỏi:
- Ông Ký có biết ông trung tá Sang không?
- Ông Sang chỉ huy Tiểu đoàn Mặt Cọp của Pháp phải không?
- Đúng. Ông Sang có chân trong Đại Việt không?
- Ông hỏi gì lạ vậy? Ai mà khai ra đảng viên làm gì. Có hay không thì ông biết đấy!
Đến
khi chế độ họ Ngô bị lật đổ, tướng Trần Thiện Khiêm đã cho người vào
nhà thương Chợ Quán để trả tự do cho ông Ký, vì tướng Khiêm cũng có liên
quan ít nhiều với nhóm Đại Việt, bởi Khiêm là người do CIA điều khiển.
Ông Ký bị giam ở nhà thương Chợ quán vì ông bị phù thũng bởi bị cùm xích
nhiều năm tháng.
Còn vụ vợ con ông Ký bị bắt lại không liên can
gì đến vụ ông Ký bị bắt. Lý do chính là bà Ký đã cho người nhà đem vứt
cái máy phát tuyến. Khi bị bắt ông bà Ký có 6 người con. Khi bà Ký bị
bắt thì người nhà ở Huế vào đã đem 5 người con ra Huế để nuôi – đứa lớn
nhất khi đó mới 9 tuổi, còn đứa nhỏ nhất mới có 3 tháng nên phải vào tù
theo mẹ để bú sữa.
Mẹ con bà Ký bị giam ở P.42 trong Sở thú, nhưng
được đối đãi đàng hoàng và không bị tra tấn gì cả. Mỗi ngày được phát
50 đồng bạc để tự mua đồ nấu ăn ngay trong phòng giam do lính Bảo an mua
giúp. Bà Hà Thúc Ký thì vẫn bị giam giữ.
Theo BBC qua lời kể của
Trần Kim Tuyến: “Đó là thời gian khoảng năm 1958, vào dịp tết Nguyên
đán. Tên đàn em của ông Hà Thúc Ký ở trong đảng Đại Việt là Nguyễn Văn
Xuân, vì ham tiền nên phản đảng và thông báo tin tức về đường đi nước
bước của ông Ký.
Khi đó đang có tin là ông Ký định ám sát Tổng
thống Diệm. Tên Xuân báo cho Tiểu đoàn Phòng vệ phủ Tổng thống chứ không
báo cho Sở Nghiên cứu chính trị. Nơi này liền chuyển cho bác sĩ Tuyến.
Ông Tuyến nhờ bên Cảnh sát kiểm chứng lại xem những chi tiết đó có đúng
hay không.
Cảnh sát cho biết tất cả những chi tiết tên Xuân cung
cấp đều đúng. Vì vào đúng dịp tết nên anh em ông Diệm về Huế, không có
mặt ở Sài Gòn. Bởi vậy ông Tuyến gọi điện thoại ra Huế báo cáo với Tổng
thống Diệm và được lệnh bủa lưới bắt ông Hà Thúc Ký.
Vì Sở Nghiên
cứu chính trị Phủ Tổng thống không có lực lượng, nên bác sĩ Tuyến phải
nhờ bên Cảnh sát. Thời đó Tổng giám đốc Cảnh sát là tướng Nguyễn Ngọc
Lễ, nhưng những nhân viên đi bắt ông Ký lại là tay chân đàn em của Phan
Ngọc Các, một bộ hạ của Ngô Đình Cẩn từ ngoài miền Trung gửi vào hoạt
động trong Sài Gòn, thành ra chính tướng Nguyễn Ngọc Lễ cũng không biết
chuyện gì xảy ra.
Khi bắt được ông Ký, họ tạm giam lại để chờ Tổng
thống Diệm về sẽ quyết định. Đến khi ông Diệm về tới Sài Gòn, cho gọi
bác sĩ Tuyến lên báo cáo mọi chuyện. Lúc đó đã nửa đêm. Ông Tuyến vừa
bước vào, Ngô Đình Diệm hỏi ngay:
- Chuyện Hà Thúc Ký ra sao rồi?
- Thưa Tổng thống, bên Cảnh sát bắt, hiện còn đang giữ trong Sở thú để chờ Tổng thống quyết định.
Ông Diệm đỏ bừng mặt:
- Đem mà thủ tiêu nó đi! Anh bảo bên đó chỗ nào đem thủ tiêu nó đi!
Còn
ông Tuyến thì kể lại: “Nghe lệnh của Tổng thống Diệm vào lúc nửa đêm,
nên ông Tuyến không muốn đánh thức ông Tổng giám đốc Cảnh sát thức dậy
để chuyển cái lệnh “thủ tiêu người” trong lúc nóng giận của Tổng thống.
Vì thế ông Tuyến đã nghĩ “để đến sáng mai chuyển lệnh trên cũng chẳng muộn gì”.
Như
vậy, cái số của ông Hà Thúc Ký chưa bị chết ngay đêm hôm đó. Sáng sớm
hôm sau, Ngô Đình Diệm lại cho gọi điện thoại bảo Tuyến vào dinh gấp.
Tuyến
lo sợ, và nghĩ: Chắc ông Diệm gọi vào gấp để hỏi xem lệnh thủ tiêu Hà
Thúc Ký đã hoàn tất chưa? Khi vào tới dinh trông thấy Tổng thống Diệm
đang ngồi ở bàn giấy, và mặt lạnh hỏi:
- Chuyện Hà Thúc Ký ra sao rồi?
Nghe Diệm hỏi như vậy, Tuyến lo sợ, vì chưa thi hành.
- Thưa Tổng thống, vẫn còn giam đấy. Để tôi liên lạc với tướng Lễ xem thi hành “thủ tiêu” bằng cách nào?
Nghe Tuyến trình bày như vậy, Diệm nói:
-
Mình tức giận, nổi nóng ra lệnh như vậy. Nhưng thôi, tìm cách giúp đỡ
gia đình ông Ký. Bảo bên Cảnh sát đối xử đàng hoàng với ông ấy.
Từ đó, trong tù ông Ký không bị ngược đãi và bị tra tấn gì cả.
Vì
vậy, sau năm 1975 ông Ký định cư ở Hoa Kỳ, và có mấy lần sang Anh có
ghé thăm ông Tuyến. Vì hàm ơn bởi ông Tuyến chần chừ lệnh của Diệm qua
một đêm nên ông Ký thoát đi “mò tôm”. Ông Tuyến cũng còn kể, về ông Nhu
thì không thấy ông ta nhắc gì đến ông Ký lúc đó. Hà Thúc Ký bị bắt và thoát bị thủ tiêu nhờ đâu?
Ông
Hà Thúc Ký lại có họ hàng với vợ Ngô Đình Nhu là Trần Lệ Xuân. Thân mẫu
của Hà Thúc Ký và thân mẫu của Trần Lệ Xuân (vợ luật sư Trần Văn
Chương, là chị em cô cậu ruột).
Vì vậy Trần Lệ Xuân là em họ ông
bà Ký. Hà Thúc Ký cũng có họ hàng với tướng Tôn Thất Đính và Đính kêu
ông Ký là chú họ... Giữa Ngô Đình Diệm với Hà Thúc Ký cũng là chỗ thân
tình khi xưa, trước năm 1945.
Thời gian Ngô Đình Diệm rời chủ Quản
đạo Kontum để xuống trị nhậm Phan Rang thì thân sinh của ông đã tới bàn
giao. Thời kỳ Ngô Đình Diệm rời chức quản đạo Phan Rang đi trị nhậm
Tuần vũ ở Phan Thiết thì thân phụ ông Ký tới tri nhậm quản đạo Phan
Rang. Vì vậy, khi Hà Thúc Ký bị bắt, Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho bác sĩ
Trần Kim Tuyến trợ giúp cho gia đình Hà Thúc Ký.
Những ngày trước
khi Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ tướng thì Ngô Đình Nhu cho thành lập
phong trào Đại đoàn kết Hòa bình để Ngô Đình Diệm về cầm quyền. Ngô Đình
Nhu làm Chủ tịch, còn Hà Thúc Ký làm Phó Chủ tịch phong trào trên. Họ
thường tới họp bàn ở nhà Ngô Đình Cẩn.
Nhưng đến khi Ngô Đình Diệm
nắm trọn quyền cai trị miền Nam, thì anh em họ Ngô đã loại những thành
phần đảng phái từng ủng hộ Diệm trước đây ra khỏi chính quyền. Điển hình
là vụ Ngô Đình Diệm cho quân tới triệt hạ chiến khu Ba Lòng tại Quảng
Trị của Đại Việt do Hà Thúc Ký lãnh đạo.
Về phía Đại Việt thời đó
có hai ba phái. Như Hà Thúc Ký thì lập ra Đại Việt Cách mạng thành phần
đa số là người miền Trung. Còn ông Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Tôn Hoàn
thì lập ra đảng Tân Đại Việt thành phần là người miền Bắc và Nam Trung
Bộ.
Ở ngoài đời nhiều người vẫn gọi nhóm Đại Việt là Đại Việt quan
lại, vì đa số đảng viên Đại Việt đều làm quan của chế độ Bảo Đại xưa
kia, trong số này, bác sĩ Phan Huy Quát bị mang tiếng là thủ lĩnh Đại
Việt quan lại. Sự thực ông Quát không có chân trong Đại Việt nào cả mà
chỉ chơi thân với nhóm Đại Việt thôi.
Ông Hà Thúc Ký cùng một số
người đối lập chế độ họ Ngô bị bắt giam cho tới ngày 1/11/1963 nhóm quân
nhân đảo chính lật đổ được chế độ họ Ngô. Ngày 5/11/1963, Trần Thiện
Khiêm ra lệnh trả tự do cho những người đối lập chế độ họ Ngô và ông Hà
Thúc Ký cũng được thả trong đợt này.
Ba tháng sau ngày đảo chính
Ngô Đình Diệm thành công, thì ngày 30/1/1964 Nguyễn Khánh lại làm đảo
chính lật đổ nhóm Dương Văn Minh. Nguyễn Khánh tự phong làm Thủ tướng,
còn Dương Văn Minh ngồi ghế Quốc trưởng “bù nhìn”.
Mọi quyền hành
đều nằm trong tay tướng Nguyễn Khánh. Tướng Khánh lập nội các chính phủ
và ông Hà Thúc Ký được mời giữ chức Tổng trưởng Nội vụ.
Khi chế độ
họ Ngô bị đảo chính thì em trai của Trần Lệ Xuân là luật sư Trần Văn
Khiêm bị bắt giam. Bà Chương, mẹ của Khiêm ở Hoa Kỳ nghe tin con trai bị
bắt nên tức tốc trở về Việt Nam để lo cho Khiêm ra tù.
Ngày
8/2/1964, ông Hà Thúc Ký chính thức nhận chức Tổng trưởng Nội vụ nên bà
Chương đã đến xin gặp ông Hà Thúc Ký để xin bảo lãnh cho con trai.
Bà Chương với ông Ký có liên hệ họ hàng và ông Ký gọi bà là dì. Nhưng khi gặp ông Ký, bà Chương nói:
- Thưa ông Tổng trưởng, gia đình chúng tôi vô phước sinh ra con không ra gì, nó hại cả gia đình (ý nói Trần Lệ Xuân, vợ Nhu).
Ông Hà Thúc Ký nhã nhặn nói:
-
Tôi không đồng ý với bà điểm đó. Nhờ cô ấy mà gia đình bà mới có chức
có quyền và sung sướng. Không có cô ấy thì làm sao ông bà lại được giữ
chức Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, và bà làm quan sát viên tại Liên Hiệp
Quốc. Tại sao bây giờ bà lại trách cứ cô ấy?
Bà Chương trả lời:
- Nhưng thằng con tôi, là thằng Khiêm nó có tội tình chi mà bắt nó? Cho nó vô tù?
Ông Ký:
-
Đã có biết bao người không có tội tình chi mà cũng bị tù. Còn hắn cũng
dính vào chế độ họ Ngô, dựa vào quyền thế hống hách trước đây mà ai cũng
biết. Bà phải nhớ cho rằng người tù của chế độ họ Ngô cũng đang ngồi
trước mặt bà đây.
Chúng tôi trước đây ở tù chế độ họ Ngô không có
quần áo mặc và phải nằm trên nền ximăng lạnh buốt và muỗi đốt. Còn nay
con bà, tôi đã cho phép có người đến thăm nuôi và còn được tiếp bạn gái.
Hàng tuần có những cô gái đến thăm con bà và được tự do yêu đương. Như
vậy là sướng hơn chế độ nhà tù của nhà Ngô.
Nhưng được ít lâu, Trần Văn Khiêm cũng được trả tự do sau đó ra nước ngoài.
Nhân Hưng (Theo ANTG)
Bí ẩn chuyện tráo đổi con chấn động lịch sử Trung Hoa
Nhóm nghiên
cứu đa quốc gia mô phỏng lại thuở sơ khai khi tổ tiên chúng ta còn cư
ngụ trên các hạt băng giá lang thang giữa các vì sao để rồi được sao
chổi mang đến hành tinh này.
Chuyện “Ly miêu hoán Thái tử” kỳ thực không phải hư cấu, màđó là câu chuyện cóthậtvào thời hoàngđế Tống Chân Tông.
Vợ vua khi ấy có Lưu Quý phi và Lý Quý
phi cùng lúc mang thai. Lưu Quý phi là người rất thông minh, còn Lý Quý
phi tính tình đôn hậu. Tống Chân Tông nói, ai sinh con trai thì sẽ lập
người đó làm Hoàng hậu.
Trong hậu cung, Lưu phi và thái giám
Quách Hòe bắt đầu chuẩn bị âm mưu: Nếu Lý phi sinh con trai thì họ sẽ
hoán tráo ly miêu vào chỗ Thái tử, hãm hại Lý phi và tố bà là yêu nhân
vì đã sinh ra quái thai.
Quả nhiên, Lý phi hạ sinh Thái tử, kế
hoạch trong hậu cung liền được triển khai như đã định. Quách Hòe giao
Khấu Châu nhiệm vụ giết Thái tử, nhưng Khấu Châu không nỡ xuống tay nên
đã đưa Thái tử giao cho thái giám Trần Lâm. Trần Lâm lại đem Thái tử đưa
tới phủ của Bát Hiền Vương. Đúng lúc phu nhân của Bát Hiền Vương cũng
đang lâm bồn, sinh hạ một bé gái, nên gia đình truyền ra bên ngoài rằng
phu nhân đã sinh ra song sinh long phượng, rồi nhận Thái tử làm con của
mình.
Khi đó Lưu phi cũng sinh một bé gái. Lưu
phi và Quách Hòe nghi ngờ Khấu Châu không giết chết Thái tử, Khấu Châu
một mực nói dối rằng Thái tử đã chết. Để Lưu phi và Quách Hòe không hoài
nghi nữa, Khấu Châu đã đập đầu vào cột nhà mà chết.
Vụ án nổi tiếng "Ly miêu hoán thái tử"
Lý phi bị đưa vào lãnh cung, rồisau này
lưu lạc nhân gian, nếm trải nhiều khổ nạn, hai mắt không còn sáng nữa.
Sau khi Hoàng đế Chân Tông băng hà, con trai thứ hai của Bát Hiền Vương
(cũng chính là Thái tử) lên ngôi, xưng là Hoàng đế Tống Nhân Tông. Sau
này, ông đã đem vụ án cũ ra xét xử, Lý phi được trở lại hậu cung, Lưu
Thái hậu vì thế tự sát, Lý phi chính thức trở thành Thái hậu.
Lý Thái hậu chịu đựng đại nạn này, nếm
trải đủ khổ sở trong nhân gian, tính tình ngày càng trở nên thiện lương,
thường khuyên nhủ Hoàng thượng chú ý tới các thống khổ của dân chúng.
Thái hậu thường nói, Lưu phi quá trọng danh lợi, hại người lại hại bản
thân, còn nói: “Ta và cô ấy thời trẻ bản tính rất giống nhau, cái gì
mình thích thì muốn có bằng được”.
Nhưng sự việc nảy sinh giữa Lý phi và
Lưu phi không phải là vô duyên vô cớ, hai người này vốn có duyên nợ với
nhau từ đời trước. Đó là một câu chuyện khác xảy ra vào đời Tống Thái
Tông.
Vụ tráo đổi con đời Thanh
Câu chuyện về xuất thân của vua Càn Long
lại cũng là một sự tích đánh tráo con rất ly kỳ. Các bộ dã sử, tiểu
thuyết và câu chuyện dân gian nói rằng vào ngày 13 tháng 8 năm Khang Hy
thứ 50, tức năm 1711, Ung Thân Vương (tức Ung Chính sau này) có thêm một
đứa con.
Cùng trong ngày hôm đó, vợ viên quan
Trần Thế Quán cũng sinh con. Lúc bấy giờ Vương phi của Ung Chính sinh ra
một công chúa còn vợ của Trần Thế Quán thì sinh ra một đứa con trai.
Ung Chính nghe nói con trai của Trần Thế Quán sinh cùng ngày với công
chúa của mình mới lệnh cho Trần mang con vào vương phủ của mình để xem
mặt. Lệnh của vương gia không thể không nghe, Trần Thế Quán không còn
cách nào khác đành phải mang con của mình đưa vào vương phủ.
Tuy nhiên, khi đứa bé được trả về cho
nhà họ Trần thì ban đầu là con trai giờ lại hóa thành con gái. Trần Thế
Quán hiểu rằng nếu nói ra chuyện này thì cả họ có thể bị giết sạch nên
đành im lặng, “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Ít lâu sau đó, ông ta chán nản,
cáo lão về quê. Đứa con trai nhà họ Trần bị đánh tráo vào phủ Ung Chính
sau này chính là Hoàng đế Càn Long.
Những truyền kỳ dân gian này nhiều và
mạnh đến mức bộ sách “Thanh cung thập tam triều diễn nghĩa” xuất bản năm
1925 của Hứa Tiếu Thiên khi viết về thân thế của vua Càn Long cũng chép
thêm: “Càn Long vốn là con trai của Trần Các Lão (tức Trần Thế Quán) ở
Hải Ninh, Chiết Giang. Sau bị Ung Chính dùng kế đánh tráo về làm con
trai của mình. Càn Long lớn lên, biết được sự thực này từ miệng người vú
nuôi của mình. Vì vậy, sau đó Càn Long mới mượn cớ vi hành phía Nam để
đi Hải Ninh thăm cha mẹ đẻ của mình. Do Trần Các Lão đã qua đời từ lâu
nên Càn Long chỉ còn cách đến trước mộ của hai người, dùng màn vàng che
lại rồi làm lễ bái lạy tổ tiên”.
Theo Thu/Khỏe & Đẹp
Chúa Trịnh làm nhục quận He, quận Hẻo như thế nào?
Thứ ba, ngày 04/08/2020 20:30 PM (GMT+7)
AaAa+
Chỉ trong một thời gian ngắn, hai cuộc
nổi loạn làm cho chúa Trịnh bấy lâu mất ăn mất ngủ suốt bao năm, thì
những người cầm đầu đều bị sa lưới.
Những cuộc nổi dậy của quận Hẻo
Nguyễn Danh Phương và quận He Nguyễn Hữu Cầu gây cho nhà Lê - Trịnh
nhiều vất vả. Nhưng sau rốt, hai cuộc khởi nghĩa ấy cũng thất bại trong
tay quân tướng triều đình. Và hai kẻ anh hùng sa cơ kia, một phen bị
chúa Trịnh làm nhục. Kẻ rót rượu, người thổi tiêu
Sử
cũ cho hay, ngày 28 tháng Chạp năm Canh Ngọ (1750) thuộc tướng của Phạm
Đình Trọng, Thống lĩnh đạo Nghệ An là Viêm Thọ hầu Phạm Đình Sĩ bắt
được Nguyễn Hữu Cầu ở địa phận huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Sang đầu năm
Tân Mùi (1751) Nguyễn Danh Phương trong lúc thế cùng lực kiệt khi bị
quân chúa Trịnh truy đuổi, giả làm lính bị thương, sai đồ đảng cáng ra
chân núi ở phần đất xã Tĩnh Luyện, huyện Lập Thạch, bị người đi do thám
biết, phục binh vây bắt được.
Vậy là chỉ trong một thời gian ngắn,
hai cuộc nổi loạn làm cho chúa Trịnh bấy lâu mất ăn mất ngủ suốt bao
năm, thì những người cầm đầu đều bị sa lưới.
Kị binh, họa tiết trên diềm đình Liên Hiệp thế kỷ 17.
Theo như ghi chép trong Đại Việt sử ký tục biên,
ngày 22 tháng 3 năm Tân Mùi (1751), chúa Trịnh Doanh cho mở tiệc khao
các hàng văn võ và các tướng sĩ, định công sự nghiệp bình Tây: “Lúc bấy
giờ Phạm Đình Sĩ đóng cũi giải “nghịch” Cầu vừa đến hành tại Hương Canh,
chúa đương dự tiệc khao các quan, bèn sai Cầu thổi sáo, Phương rót
rượu, ba quân vui mừng reo vang như sấm”. Trong bản A.4, một bản Đại Việt sử ký tục biên
khác, ghi về sự kiện này, cũng với những tình tiết tương tự: “Nhân mở
tiệc lớn đãi tướng sĩ ở Gò Lư (Xuân Hy) sai Cầu thổi tiêu, Phương rót
rượu”.
Sau chiến thắng bắt được Phương và Cầu, rồi lại bắt phải
rót rượu, thổi sáo mua vui, đoàn quân chúa Trịnh Doanh lai kinh, tâu
việc thắng trận lên vua Lê. Vẫn sách trên chép: “Ngày Bính Thân (29)
dâng tù ở Thái miếu, sai giam cả ở ngoài cửa phủ, xa gần người xem chen
chúc. Cầu mưu vượt ngục bị lộ chuyện, bèn đem chém cùng với Phương,
truyền thủ cấp đi bốn trấn”. Án tử dành cho Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn
Danh Phương, gần như đã là điều ắt phải có, bởi tội phản loạn chống lại
triều đình, theo Quốc triều hình luật chỉ có thể khép vào án tử
mà thôi, mấy kẻ được ân xá trừ khi quay đầu sớm. Tuy nhiên điều đáng
nói ở đây, là cái cảnh thổi sáo, rót rượu kia!
Sử Việt bao đời,
hẳn chưa từng thấy cái cảnh tượng này, người thắng trận ca khúc khải
hoàn, kẻ chiến bại rót rượu, thổi sáo hầu bên. Đấy có phải là cách hạ bệ
của chúa Trịnh đối với hai kẻ chọc trời khuấy nước chống lại nhà chúa?
Nhưng rất rõ là những tù binh trong tay chúa Trịnh lúc ấy, theo sử cũ
ghi lại ở trên, đã phải làm trò mua vui cho chúa Trịnh Doanh để thỏa
công khó nhọc bao lâu bình định hai tên “giặc” làm cho chúa nhiều phen
mất ăn mất ngủ, và việc phải hạ mình kẻ thổi sáo mua vui, người rót rượu
phục vụ, chính là cách hạ nhục với hai tay anh hùng này. Bấy lâu nay họ
chống lại quân tướng triều đình, thân gươm thân đao khí thế rợp trời
dậy đất, mà giờ phải làm hành động ấy, có khác gì như Hàn Tín phải lòn
trôn?
Muốn biết rõ hơn làm sao chúa Trịnh Doanh lại có hành động
tức thời với hai kẻ thất trận như vậy, hẳn phải biết qua về cuộc nổi dậy
của Quận He và Quận Hẻo.
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Như
ta đã biết, nhà Lê Trung hưng vương triều sau khi bị nhà Mạc cướp ngôi,
vua Lê được lập nên nhưng đằng sau ngai vàng của vua, là quyền lực của
chúa Trịnh. Bởi vậy mà bên cạnh cung vua là phủ chúa (phủ Liêu). Thời Lê
Trung hưng (1533 - 1789) tình hình Đại Việt có nhiều biến động, hết
chia Nam triều - Bắc triều, rồi lại đến phân tách Đàng Trong - Đàng
Ngoài. Đặc biệt từ nửa sau thế kỷ 18, tình hình Đàng Trong - Đàng Ngoài
xáo động mạnh.
Ở Đàng Trong, loạn thần Trương Phúc Loan chuyên
quyền, một tay che mờ nhà chúa, để rồi sau đó nửa cuối thế kỷ 18, chúa
Trịnh từ đất Bắc Hà đưa quân vào Nam Hà, làm cho chúa Nguyễn phải bôn ba
khắp nơi. Thêm vào đó là cuộc nổi dậy của anh em nhà Tây Sơn, càng làm
cho tình hình Đàng Trong không yên.
Tàu chiến Đàng Ngoài qua minh họa của người Tây phương.
Còn
ở Đàng Ngoài, các nhà sử học thống kê, thế kỷ 18 là thế kỷ chiến tranh
nông dân. Liền liền các cuộc nổi dậy ở khắp nơi trong cõi Bắc Hà chống
lại nhà chúa, nhất là từ thời chúa Trịnh Giang trở đi, như Việt Nam sử lược
có nhận xét: “Nhưng mà từ khi Trịnh Giang lên nối nghiệp chúa, giết vua
Lê, hại cả các quan đại thần như Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn và làm
lắm điều tàn ác. Tính ông ấy đã tàn ngược lại hay tiêu dùng xa xỉ, thuế
má một ngày một nhiều, sưu dịch một ngày một nặng, dân tình khổ sở, giặc
giã nổi lên khắp cả mọi nơi”. Dựa vào sự bất mãn của người dân, đặc
biệt là nông dân bị bần cùng hóa, Việt sử khảo lược cho hay,
các tay anh hùng nổi dậy “lợi dụng nỗi đồ thán của nông dân để lập một
triều đại mới […] cướp của nhà giàu chia cho kẻ nghèo. Vì vậy nông dân
lũ lượt vác bừa gậy đi theo chúng phá hương thôn, vây các thành ấp”.
Và
thế là, những tay lục lâm thảo khấu, những tôn thất nhà Lê bất mãn với
chúa Trịnh lấn quyền, những trí thức không gặp thời thi nhau nổi dậy.
Nào là Lê Duy Mật, Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển, nào là Hoàng Công Chất,
Nguyễn Hữu Cầu… Triều đình nay điều quân đánh “giặc Ngân Già”, mai đánh
“giặc Ninh Xá”… Trong đó, hai tay trùm “giặc” Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn
Danh Phương làm cho nhà chúa hao tổn bao tâm lực, binh lực.
Giao tranh trời nghiêng đất ngả
Việt sử tân biên quyển III: Nam Bắc phân tranh
khi đề cập đến Nguyễn Hữu Cầu, đã có lời tán tụng “Nhưng kiệt hiệt nhất
trong đám lĩnh (lãnh) tụ loạn quân đời bấy giờ có Nguyễn Hữu Cầu”. Quận
He Nguyễn Hữu Cầu hoạt động ở miệt Đông Bắc nơi đất Đồ Sơn, làm cho
quân tướng triều đình nhiều phen “thất điên bát đảo” kể từ năm Quý Hợi
(1743). Vì lấy thóc gạo, của cải cướp được chia cho dân nghèo, nên cuộc
nổi dậy của Quận He thu được lòng dân.
Thời chúa Trịnh Giang, nội loạn khắp nơi.
Dẫu
sau này bị quân triều đình vây đánh vào Đồ Sơn, nhưng Cầu vẫn thoát
chạy về được Kinh Bắc, hạ Thị Cầu làm cho kinh thành Thăng Long một phen
chấn động trước sức mạnh của Cầu. Nhưng rồi đến năm Kỷ Tỵ (1749) thế
lực của Cầu dần suy yếu, triều đình cũng không dễ mà đàn áp ngay. Phải
đến khi Phạm Đình Trọng (vốn là bạn học cũ cùng thầy với Nguyễn Hữu Cầu,
lại cũng là kẻ thù không đội trời chung vì Cầu đã đào mả mẹ của Trọng
đổ xuống sông) ra tay, kiên quyết đuổi cùng giết tận thì năm Tân Mùi
(1751), cuộc nổi dậy của Nguyễn Hữu Cầu mới bị dập tắt, còn Cầu, thì bị
đóng cũi giải về kinh.
Trong khi đó, Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương, theo Tứ bình thực lục
cho hay, hoạt động ở vùng Sơn Nam. Quận Hẻo “đóng quân ở chân núi Tam
Đảo dựa vào chỗ hiểm làm lũy, vét lương chiêu quân đặt làm sào huyệt”.
Phương lại là người mưu trí, thỉnh thoảng thấy thế lực không địch được
quân triều đình thì lại xin hàng làm kế hoãn binh. Chúa Trịnh thì khắp
các mặt phải đối phó với các cuộc nổi loạn, nên đành phải để tạm để cái
gai trong mắt chưa nhổ đi.
Thậm chí có lúc tại đại bản doanh đóng ở núi Ngọc Bội, như Việt sử tân biên
viết: “Danh Phương dựng cung điện, đặt quan chức, đánh thuế má lên tới
tỉnh Tuyên Quang. Thanh thế một thời vang dậy khắp vùng Trung du đất Bắc
luôn 10 năm ròng. Ai ai cũng khiếp uy danh của Danh Phương”. Phải đến
năm Canh Ngọ (1750), quân triều đình do tướng Nguyễn Phan quyết liều
chết đánh vào Hương Canh mới hạ được đồn, bắt được Quận Hẻo.
Vất
vả cho những lần đánh dẹp những kẻ nổi loạn như thế, trách sao chúa
Trịnh mới bày đặt tiệc rượu bắt kẻ chiến bại phải mua vui cho mình, mà
cũng là để làm nhục kẻ làm cho mình bao phen lao tâm khổ tứ. Còn tác giả
Việt sử tân biên khi nói về cái việc rót rượu, thổi sáo kia
không bình gì thêm, chỉ mượn câu ngạn ngữ cha ông mà rằng: “Hùm thiêng
khi đã sa cơ cũng hèn”.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét