Chuyển đến nội dung chính

TIẾNG THƠ 23

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Ru Nửa Vầng Trăng - Lưu Ánh Loan





                                           Tiếng thơ - nhạc hiệu - Đài tiếng nói Việt Nam
------------------------------------------------------------------

Hai nửa vầng trăng - Hoàng Hữu

Thứ Bảy, 02/04/2005, 16:35:00
 Font Size:     |        Print

        
         Hai nửa vầng trăng
Tình cờ anh gặp lại vầng trăng
Một nửa vầng trăng thôi, một nửa
Trăng vẫn đấy mà em xa quá
Nơi cuối trời em có ngóng trăng lên
Nắng tắt đã lâu rồi, trăng thức dậy dịu êm.
Trăng đầu tháng có lần em ví
Chữ D hoa như vầng trăng xẻ nửa
Tên anh như nửa trăng mờ tỏ
Ai bỏ quên lặng lẽ sáng lên trời!
Ơi vầng trăng theo con nước đầy vơi
Trăng say đắm dào trên cỏ ướt
Trăng đầu tháng như đời anh chẳng thể nào khác được
Trăng cuối tháng như đời anh hao khuyết em đã khóc
Trăng từng giọt tan vào anh mặn chát em đã khóc
Nhưng làm sao tới được
Bến bờ anh tim dội sóng khôn cùng!
Đến bây giờ trăng vẫn cứ còn xanh
Cứ một nửa, như đời anh, một nửa
Nhưng trăng sẽ tròn đầy, trăng sẽ...
Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em có nhớ
Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau!
Việt Trì - 1981
(Rút trong tập Hai nửa vầng trăng)
Lời bình:
Bài thơ đã đoạt giải Nhì cuộc thi Thơ của tuần báo Văn nghệ (1981 - 1982), do nhà thơ Xuân Diệu giới thiệu. Ông nói, đại ý rằng: Hai nửa vầng trăng là bài thơ tình chân thành và đẹp một vẻ đẹp mong manh mà sang trọng! Thơ ấy là thơ của tài hoa.
Tên thật Hoàng Hữu là Dũng, vì vậy mới có câu thơ Chữ D hoa như vầng trăng xẻ nửa. Mang trái tim đau và mang theo một mối tình gần như là đơn phương, Hoàng Hữu đã viết bằng tất cả niềm đắm say thánh thiện:
"Trăng cuối tháng như đời anh hao khuyết, em đã khóc
Trăng trắng giọt tan vào anh mặn chát, em đã khóc
Nhưng làm sao tới được
Bến bờ anh tim dội sóng không cùng
!"
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng đã chọn bài thơ này để phổ nhạc, và bài hát lại đoạt giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Cả thơ, cả nhạc đều đoạt giải thưởng cao, điều đó thật hi hữu, thật đáng trân trọng và tự hào!
Mỗi khi đọc và nghe lại Hai nửa vầng trăng, chúng ta đều cảm thấy nhà thơ Hoàng Hữu vẫn đang còn đó, đang ôm ngực và đi liêu xiêu trong những ngõ phố Hà Nội, ngước nhìn lên ô cửa sổ của một căn phòng gác hai xa xôi... Và những lời thơ, lời ca đầy ắp không gian:
Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em có nhớ
Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau!
 
Đêm nay...

Cảm nhận của em về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy


Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
 
CA DAO EM VÀ TÔI - Quang Linh

BÀI LÀM

Nguyễn Duy là nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sáng tác của ông thấm đẫm phong vị của ca dao. dân ca nhưng nhiều bài văn có cái ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm. Thơ ông vì thế cứ đi sâu vào tâm hồn người đọc một cách tự nhiên và có lúc khiến người ta phải giật mình. Ánh trăng là một thi phẩm như thế. Nó tựa như một câu chuyện nhỏ có các sự kiện diễn biến theo trình tự thời gian. Lời thơ dung dị như lời kể những chất thơ vẫn đong đầy và ẩn chứa những triết lí sâu sắc về con người, cuộc đời.

Mở đầu bài thơ là những kỉ niệm êm đềm, tươi dẹp giữa trăng và người trong quá khứ. Một loạt những mốc thời gian được liệt kê, như một cuốn phim quay chậm:

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vắng trăng thành tri ki.


Lời thơ như không hề có sự dụng công nghệ thuật mà chỉ là sự đo đếm bước đi của thời gian, sự kiện: hồi nhỏ, sống với đống, với bể, với sông, hồi chiến tranh,... Thế nhưng ẩn chứa sau nó là cả một quãng đời dài, từ thời niên thiếu hồn nhiên ,thơ dại đến khi trường thành và trong những năm tháng chiến  tranh  gian khổ gắn bó cùng trăng. Mọi chiều kích không gian và thời gian được mở rộng tới bao la, không cùng, gợi hình ảnh Ánh trăng tràn ngập không gian, trải dài theo thời gian. Cách gieo vẩn lưng “đồng”, “sông" và điệp từ “với” đã diễn tả một tuổi thơ êm đềm hạnh phúc chan hoà cùng thiên nhiên của tác giả. Khi lớn lên, bước  chân vào đời lính gian khổ, giữa núi rừng hoang lạnh “vầng trăng thành tri kỉ". Trăng theo sát bước chân người lính, cùng chia sẽ buồn vui của cuộc sống chiến đấu. Ta chợt nhớ tới vầng trăng của tỉnh đồng đội thiêng liêng trong sáng tác của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Dầu súng trăng treo.

(Chính Hữu - Đồng chí)

Trăng thực sự là một người bạn thân thiết trong những năm tháng tuổi nhỏ  và là người “tri kí” của người lính trong những tháng ngày khói lửa chiến tranh. Con người giản dị, hồn nhiên như bản tính vốn có của tự nhiên bao đời:

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ.


Tính từ “trần trụi”, “hồn nhiên” được đặt ở hai đầu dòng thơ như muốn nhấn mạnh khi chất của con người. Trăng và người cứ hồn nhiên như thể, như sông, như đồng, như bể, như tâm hồn chân chất của những người nông dân mộc mạc, như tinh thần lạc quan, bay bổng của những người lính. Cách gieo vẩn lưng “thiên nhiên”, “hồn nhiên” làm cho âm điệu thơ liền mạch, khơi dòng cảm xúc dâng tràn trong tâm hồn thi nhân. Từ “ngỡ” như báo trước một sự đổi thay, một điều bất thường. Câu thơ như một lời tự nhủ của nhân vật trữ tình, cũng là bản lễ mở ra sự biến chuyển của tử thơ:

Từ hồi về thành phố
Quen ảnh điện, của gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường.


Tác giả chỉ ra sự đối lập giữa hoàn cảnh của con người trong hiện tại và quá khứ. Quá khứ là những tháng ngày sống cùng thiên nhiên dân dã, mộc mạc, với đồng, với sông, với bố; còn hiện tại là “ảnh diện, của gương” nơi phố thị phồn hoa. Tác giả sử dụng thủ pháp hoàn dụ để nói về cuộc sống đầy đủ, tiện nghi xa hoa, ồn ảo của thành phố. Từ sự thay đổi của hoàn cảnh đã dẫn đến sự đổi thay của lòng người:

Vầng trăng di qua ngõ
như người dưng qua đường.


Người bạn “tri kỉ”, “tình nghĩa” tưởng không bao giờ quên được ấy giờ đây lại giống như “người dưng qua đường”. Phép nhân hoá càng gợi lên dư vị xót xa trong tâm hồn độc giả. Vầng trăng có tình cảm, có yêu thương, có thuỷ chung. Còn con người lại đứng dưng, vô tỉnh, để đổi thay. Những ồn ào nơi cuộc sống phố thị, những ánh sáng của cuộc sống xa hoa làm lu mờ trái tim, xoá nhoà kí ức đẹp đẽ một thời. Đó không phải là điều cá biệt trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta đã từng nhắc nhở: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”, khuyên con người ta không nên quay lưng lại với quá khứ. Có lẽ, vầng trăng tri kỉ đó sẽ mãi bị “ngủ quên” trong miền kí ức nếu không có một tình huống bất ngờ xảy đến, buộc con người phải đối mặt:

Thinh lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tang của số
đột ngột vầng trăng tròn


Đèn điện tắt cũng là lúc những ánh sáng của bóng điện cửa gương biến mất. Đó là tình huống tạo nên bước ngoặt để nhân vật. trữ tình bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ để của tác phẩm. Hai từ “thình lình”, “đột ngột” mang âm hưởng
nhanh, mạnh, được đào lên đầu câu, tạo sự đối lập giữa “phòng buyn- đinh tối om” và “vầng trăng tròn ”. Giây phút nhìn thấy vầng trăng chứa chở bao cảm xúc ngỡ ngàng. Cải “đột ngột” trong sự xuất hiện của vầng trăng cũng chính là tâm trạng “đột ngột” của nhà thơ khi nhận ra vầng trăng tình nghĩa ngày nào. Trăng vẫn như xưa, vẫn đẹp một vẻ tròn đẩy, vẹn nguyên. Sự xuất hiện ấy, lặng lẽ thôi mà đầy bất ngờ. mà có sức rung động mạnh mẽ dối với tâm hồn con người, thức tình phản kí ức bị ngủ quên. Để rồi, khi đối diện với tráng, những cảm xúc ấy càng dâng tràn mạnh mẽ:

Ngừa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng.


Niềm xúc động chen lẫn sự thành kính bao trùm không gian. Trăng và người quá khứ và hiện tại, thuỷ chung và đổi thay đổi diện với nhau. Từ "mặt" cuối câu thơ là từ đa nghĩa, tạo nên sự đa dạng cho ý thơ. “Mặt” là trăng, là thiên nhiên, là quá khứ một thời bị lãng quên và “mặt” còn là chính bản thân con người: Con người đang tự đối diện với chính mình, với một thời quá vãng. Khoảnh khắc đối diện ấy làm nhà thơ “rưng rưng” xúc động, bởi quá khứ vất vả mà ấm áp tình yêu cùng trăng bấy lâu tưởng chừng bị lãng quên nay lại ùa về, bởi con người đã nhận thức được giá trị của quá khứ, biết hổ thẹn và ân hận về sự đổi thay của mình. Điệp từ “như là”, các hình ảnh liệt kê sông, đồng, bể, rừng cùng nhịp thơ dồn dập tạo nên dòng cảm xúc mãnh liệt, cuốn độc giả hoà theo với bao mênh mang, sâu lắng. Khổ thơ cuối là dòng cảm xúc lắng sâu, trở thành những triết lí nhân sinh sâu sắc:

Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình


“Trăng tròn vành vạnh” biểu tượng cho sự tròn đầy, vẹn nguyên, thuỷ chung như nhất của thiên nhiên, của quá khứ. Nó đối lập với con người vô tình đổi thay, đối lập với ảnh diện. của gương để bị chi phối bởi hoàn cảnh. Hai tiếng “kể chi” như một lời khẳng định thể hiện sự bao dung độ lượng của trăng. Ánh trăng được nhân hoá và khoảnh khắc “im phăng phác” là cái lặng im của sự nghiêm khắc mà bao dung, của sự thấu hiểu và độ lượng, tha thứ. Sự im lặng của trăng đủ để nhà thơ giật mình - cái giật mình của lương tâm thức tỉnh, của kí ức bi lãng quên ùa về. Cái giật mình ấy làm cho con người trở nên đáng trọng hơn.. Bao ăn năn như bị dồn nén, tạo nên một sự ám ảnh sâu sắc về cái lặng im đầy ý nghĩa, về cái giật mình thảng thốt ấy.

Sử dụng thể thơ năm chữ quen thuộc, với lời thơ giản dị, mạch thơ tự nhiên, Nguyễn Duy như đưa ta vào một câu chuyện cuộc đời để ta tự rút ra cho mình cách sống, cách đổi nhân xử thế. Bài thơ thức tỉnh mỗi chúng ta hãy biết trân trọng và giữ gìn quá khứ. Cảm xúc thơ chân thành, tha thiết giúp cho bài thơ ủ sâu nơi tâm hồn người đọc như một khúc ca da diết, mãi ngân vang. 
 
Em ở nơi nào ?
 
Thu đã đến...

Chùm thơ tình Trăng trong đêm khuya buồn hay nhất

Tuyển chọn những bài thơ tình yêu hay viết về TRĂNG trong đêm hay nhất. Những vần thơ được viết ra trong những đêm trăng sáng, khi trăng khuya, trăng buồn nhớ ai,..

Chùm thơ tình Trăng trong đêm khuya buồn hay nhất

CHÙM THƠ LIÊN QUAN:
Chùm thơ tâm trạng về đêm buồn, cô đơn nhất
Chùm thơ suy tư bên làn khói thuốc trong đêm buồn
Chùm thơ tâm trạng bên ly cà phê buồn 1 mình

BÀI THƠ: ÁNH TRĂNG BUỒN

Tác giả: Thanh Trần
Nửa đêm nhìn ánh trăng buồn
Cô đơn lẻ bóng lệ tuôn gối mềm
Giờ này người đã ấm êm
Bỏ rơi một nửa trong đêm u sầu

Những ngày hai đứa còn đâu
Nhớ lời anh nói những câu hẹn thề
Bên vạt cỏ dọc triền đê
Anh đi quên cả lối về thăm em

Giờ đây trăng rủ bên thềm
Để cho ngọn gió ghé xem những gì
Mây buồn mây cũng bay đi
Còn em nỗi tủi sầu bi lệ nhòa

Nghĩ rằng tình đó đã qua
Nghĩ rằng anh ở nơi xa thật rồi
Sao lòng vẫn thấy bồi hồi
Trong đêm không ngủ....lạy trời quên anh.

BÀI THƠ: TRĂNG SẦU

Tác giả: Đặng Minh Mai
Trăng thấy tủi âu sầu lẻ bóng
Đêm thu buồn tiếng sóng thở than
Trăng rơi xuống biển vỡ tan
Loang loang một vệt xé ngang giữa dòng!

Biển oà khóc chạnh lòng thương xót
Ánh trăng ngà vàng vọt trong đêm
Trăng buồn vương vãi bên thềm
Trăng nằm úp mặt khóc rên thấy rầu

Trăng thuở trước vui sầu nhân thế
Trăng bây giờ ngồi kể cô đơn
Nghẹn ngào trăng dỗi trăng hờn
Sáng trong vằng vặc vô hồn nhân gian!

Bởi vòng xoáy gian nan cuộc sống
Mải mưu sinh mơ mộng sao đành?
Biết rằng gió mát trăng thanh
Biển đêm lãng mạn vắng tanh không người!

Trăng méo mó nụ cười chua chát
Trăng xin về trôi dạt chốn quê
Dẫu cho khốn khó mọi bề
Ánh trăng hằng tháng tràn trề sơn khê

Trăng được thấy đam mê đôi lứa
Trăng được nghe lời hứa tình nồng
Bao người ngóng đợi chờ mong
Đêm về trăng sáng thoả lòng khát khao

Biển khẽ gọi thôi nào trăng hỡi!
Hãy vui lên cho vợi nỗi lòng
Gật đầu đôi mắt trăng trong
Mình luôn sáng đẹp người không hững hờ?

Thơ tình buồn đêm trăng

BÀI THƠ: NỮA VẦNG TRĂNG

Tác giả: Giọt Buồn Không Tên
Vần trăng ai xẻ làm đôi
Nữa in gối chiếc nữa soi dặm trường
Nữa về thờ thẩn nhớ thương
Nữa trôi lạc bến sông tương đợi chờ

Tình ngày xưa đẹp như thơ
Nào ai biết được hững hờ mai sau
Tàn rồi một giấc chiêm bao
Người đi để lại lệ trào khoé mi

Từ ngày tình bỏ ra đi
Về nơi bến mộng nhớ gì không em
Để ta thao thức từng đêm
Góp gom kỷ niệm buồn thêm tháng ngày

Nhìn trăng chợt thấy u hoài
Trăng còn nữa mãnh tình nay hết rồi
Trăng buồn trăng lững lờ trôi
Trông trăng lòng chợt bồi hồi vì đâu

Trăng sầu rụng bến sông sâu
Để ta ngơ ngẩn canh thâu bẽ bàng
Thu tàn gió chuyển đông sang
Thuyền yêu lạc bến dở dang một đời

Sông buồn con nước đầy vơi
Mình ta ngồi đợi trăng rơi lạc dòng.

BÀI THƠ: TRĂNG LẠC

Tác giả: Ngọc Hà
Trăng đã uống bao nhiêu rượu đế
Mà ngả nghiêng dương thế muôn chiều
Trăng rằng trăng mãi cô liêu
Một đời quạnh vắng liêu xiêu một đời

Trăng say khướt trăng rơi đáy giếng
Thăm thẳm sâu vẳng tiếng khóc than
Trăng về đi nhé dương gian
Đừng soi bóng liễu giữa ngàn cung mây

Trăng dường lạ ru ngày xa nhớ
Chốn tiên xa lở dở cung Hằng
Trăng mê trăng mải dung dăng
Một đời say đắm nên trăng vương tình

Trăng võng nhịp ru mình trăng hé
Vén mây xanh trăng ghé xuống đây
Trăng về ôm mối tình say
Cho ta hạnh phúc tháng ngày hỡi trăng.

thơ đêm trăng buồn
thơ đêm trăng buồn (ảnh: internet)

BÀI THƠ: TỰ TÌNH DƯỚI TRĂNG

Tác giả: Võ Minh Chí
Trăng lơ lững, bên thềm móc võng
Gió gọi về lắng đọng tim mơ
Tự tình ánh nguyệt dệt thơ
Đong đưa gửi mộng vu vơ chị hằng

Buồn lãng đãng, giăng giăng tơ rối
Dệt không thành một mối lương duyên
Phủ mình trước mộng ảo huyền
Lam chiều khói toả chung chuyên cửa hồn

Bão cát xoáy, vùi chôn luyến ái
Lục bình trôi ngược mái chèo xuôi
Mươi năm tình cảm vun bồi
Đắp xây tổ ấm giờ rồi mộng tan

Cung trầm bổng, tỳ đàn đứt gãy
Mảnh trăng sầu tháng bảy mưa ngâu
Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau
Kết đàn Ô Thước nhịp cầu mỗi năm

Hồn khoắc khoải, trăng rằm rao bán
Lòng đơn cô như áng phù vân
Thương thân, phận bạc phong trần
Suy tư tình ái hương ngần thoáng bay.

BÀI THƠ: HỜN TRĂNG

Tác giả: Hồng Hiếu
Vầng trăng ai thả ngang trời
Để em tôi nhặt chơi vơi giữa chiều
Mơ màng kéo mảnh hồn phiêu
Đưa bàn tay níu tin yêu vọng về

Cánh diều ai thả ven đê
Để em tôi xõa tóc thề chạy theo
Thoảng cơn gió ghẹo đưa vèo
Mắt Huyền ngơ ngác trong veo dỗi hờn

Bài ca văng vẳng thâm sơn
Để em tôi bớt tuổi hờn giữa đêm
Lả tai khẽ đọng môi mềm
Tìm quên những giấc mơ êm níu giờ

Lời yêu ai thả chơ vơ
Để em tôi phải thẫn thờ yêu thương
Hồn ai thao thức canh trường
Gom vào nỗi nhớ ướp hương ái tình

Xin người chớ thả lặng thinh
Để em tôi mãi một mình cô đơn
Xin người chớ thả dỗi hờn
Để em tô điểm vẽ sơn cuộc tình.


BÀI THƠ: VÃNG TRĂNG

Tác giả: Nhung Nguyễn
Đêm trăn trở, não lòng ngấn lệ
Ngẫm cuộc đời, dâu bể hồng nhan
Thả hồn theo chiếc thuyền nan
Vãng trăng, nay khuyết ngập tràn xót xa!

Đêm tĩnh lặng, trăng tà soi bóng
Sóng sánh đùa, nghiêng ngả đáy sông
Lặng thinh chẳng ở khuê phòng
Chênh chao giấc mộng cõi hồn tơ vương

Thương vóc nhỏ, canh trường thấm lạnh
Thoảng thu buồn, gửi cánh hải âu
Hãy mang bến ghé sông cầu
Chạnh lòng ai sẽ hiểu câu nghĩa tình!!!

Đêm ảo mộng, ôm hình người ấy
Ánh bạc rơi, khơi dậy niềm thương
Khát khao chạm khẽ mi hường
Đam mê cởi mộng vấn vương chốn này.

thơ buồn trong đêm trăng
thơ buồn trong đêm trăng (ảnh: internet)

BÀI THƠ: TRĂNG ƠI

Tác giả: Hoàng Thanh Tâm
Trăng ơi khi tỏ khi mờ
Nơi đây một bóng bơ bơ lạnh lùng
Trăng vờn mây núi chập chùng
Riêng ta một nỗi nhớ nhung ngút ngàn.

Một mình một bước lang thang
Trên đầu lẻo đẻo trăng vàng đi theo
Người buồn trăng chẳng trong veo
Khi tròn lúc khuyết khi treo khi chìm.

Nhìn trăng gửi gắm nỗi niềm
Khi than khi trách ta tìm đến trăng
Em buồn em trốn trong trăng
Sâu trong đáy mắt vầng trăng vơi đầy.

Trăng non trăng khuyết trăng gầy
Không gian tĩnh mịch thuyền này trong trăng
Trăng tròn vành vạnh vầng trăng
Tình em trong trẻo như trăng ngày rằm.

BÀI THƠ: ĐÊM TRĂNG TÌNH YÊU

Tác giả: Bình Minh
Đêm nay trăng lại sáng trong
Mình ngồi ngắm cảnh mỏi mong tình đời
Dù sao cũng đã một thời
Hai mảnh trăng ghép một trời nhớ thương

Ngờ đâu cách trở đôi đường
Trăng tròn chia nửa nhớ thương làm gì
Chị Hằng có hỏi điều chi
Buồn lòng ta kể tình đi mất rồi

Cuội kia sao cứ ở trời
Muôn đời nói dối một thời ai quên
Để người đời mãi nhớ tên
Tên Cuội dối trá bắt đền Hằng Nga

Trời quê vắng bóng cuội già
Dòng sông vắng bóng trăng ngà đâu vui
Đêm nay trăng sáng lên rồi
Tình trăng ngày ấy một thời không quên.

BÀI THƠ: TRĂNG VỀ GÓC PHỐ

Tác giả: Phạm Đình Dũng
Trăng về đợi em trên đỉnh núi
Soi bóng em về đêm hoang vu
Bóng trăng theo em về góc phố
Ngậm ngùi trăng để lại lời ru

Bóng trăng lặng thầm rời phố vắng
Điều hiu một cõi bóng trăng tàn
Mong manh từng sợi vàng xuyên tóc
Dệt tấm lụa trăng phủ tóc nàng

Xa em trăng về đồi ngã bóng
Nghiêng bóng trăng vàng dưới đáy sông
Đò xuôi dòng nước xin đi nhẹ
Kẻo vỡ trăng vàng chạnh bến mơ

Hạ vàng trăng sáng đêm long lanh
Bóng trăng lơ lững đậu trên cành
Bóng em đêm nay còn góc phố
Bóng trăng thơ thẩn lướt qua mành.

vần thơ tâm trạng trong đêm trăng
vần thơ tâm trạng trong đêm trăng (ảnh: internet)

BÀI THƠ: VẦNG TRĂNG RƠI
Thơ: Phú Sĩ
Vầng trăng nào của một thời yêu vội
Ánh vàng soi đêm bàng bạc xa rồi
Lối đường về nay chiếc bóng đơn côi
Phương xa ấy có thương người còn đợi

Vầng trăng nào của một thời chìm nổi
Kiếp tha hương ta cứ mãi đi tìm
Suốt quãng đời như tăm cá bóng chim
Thân trôi nổi như lục bình giăng lối

Trăng thu có soi nỗi lòng đêm tối
Giọt lệ sầu làm ướt mỗi trang thơ
Mây lặng buồn ngân nga khúc bơ vơ
Cùng ta đếm những vì sao tiếc nuối

Trăng thu nay có còn chăng hờn tủi
Kỷ niệm buồn về một thuở chiều rơi
Hãy cùng ta trao đôi khúc tình đời
Vầng trăng khuyết đã chia đôi duyên nợ

Vầng trăng rơi cho mối tình đã lỡ
Anh có còn thương mảnh vỡ đợi chờ
Để một ngày ta cùng ngắm trăng mơ
Kẻ tha hương còn có nơi để nhớ...
 BÀI THƠ: VẪY TRĂNG
Tác giả: Song Linh
Trăng khuya rơi xuống đỉnh đầu
Ngổn ngang nỗi nhớ tận sâu cõi lòng
Anh đi mang nặng tình đong
Bỏ trăng rọi xuống cô phòng... mình em!

Gió đưa sợi nhớ vào đêm
Sợi thương ở lại bên thềm đợi ai
Sương rơi đọng cánh hoa nhài
Du dương bản nhạc...thiên thai suối tình.

Lúc vui trăng tỏa lung linh
Khi buồn mờ ảo... khuất mình dưới mây
Tim em như mảnh trăng gầy
Anh đi để lại nơi đây mộng khờ.

Nhìn trăng em vẽ ước mơ
Mảnh tròn... mảnh khuyết... hững hờ mảnh non
Thương anh một cõi héo mòn
Ngăn sông cách núi lòng son mãi chờ.

Thả hồn nhặt chữ ghép thơ
Vẫy trăng rọi xuống bến bờ yêu thương
Lá Thu xào xạc bên đường
Không gian tĩnh mịch... sợi vương nghẹn ngào.

Chợt lòng hoang hoải chênh chao
Trái tim thổn thức...cồn cào nhớ nhung
Trăng theo... chân bước ngại ngùng
Ngắm trăng em thấy... một khung trời buồn...!!!!!

thơ đêm trăng cô đơn
thơ đêm trăng cô đơn (ảnh: internet)

BÀI THƠ: VẦNG TRĂNG KHUYẾT
Thơ: Phú Sĩ
Trăng vắng em trăng buồn trăng khuyết
Người vắng người tiễn biệt mùa xa
Hương tình trong gió thiết tha
Ánh trăng hờn tủi vọng xa đêm buồn

Nửa vầng trăng năm nào ai hứa
Ghép vào đời trọn mối tình xưa
Sao giờ chẳng phút tiễn đưa
Người đem trăng bán duyên thừa ta rơi

Trăng thương nhớ cuộc tình mong đợi
Trăng ôm sầu xót trái tim côi
Màu trăng năm ấy xa rồi
Nhạt nhòa ánh rạng mây trôi xa mờ

Câu ước hẹn chẳng còn ai nhớ
Có chăng là mộng giữa đời mơ
Bình minh chẳng thể đợi chờ
Một vầng trăng khuyết lượn lờ đêm trôi
 ĐÊM LẶNG
Thơ: Diệp Ly
Vầng trăng bạc nghiêng đầu soi chiếc bóng
Đêm lặng thầm nghe bão động mùa yêu
Đợi chờ ai trong cô quạnh hắt hiu
Đêm chất chứa biết bao điều tâm sự.

Đời oằn nặng chữ duyên và chữ nợ
Một gánh sầu còn trăn trở tàn canh
Ngơ ngác trông khi làn gió lay mành
Hồn trốn lạnh khi giật mình tỉnh mộng.

Đêm chơi vơi cho niềm đau lắng đọng
Giấc mơ nào còn hoài vọng tháng năm
Xin thời gian bôi xóa hết lỗi lầm
Cho sự sống nảy mầm trong gian khó.

Tan băng giá nụ hồng càng rực đỏ
Niềm tin yêu không như gió dần tan
Qua bão giông đời hết cảnh bẽ bàng
Con thuyền ái vẫn vững vàng trên sóng.

thơ hoài niệm đêm trăng
thơ hoài niệm đêm trăng xưa (ảnh: internet)

NỖI NHỚ ĐÊM TRĂNG
Thơ: Diệp Ly
Ánh trăng sáng vừa trở về chốn cũ
Mùa yêu đầu héo rủ đã từ lâu
Trăng còn đây mà cảnh vật đeo sầu
Cố nhân hỡi còn đâu lời thề hẹn.

Đời dang dở nát nhàu bao ước nguyện
Lối ân tình kỷ niệm cứ vời xa
Hai phương trời nỗi nhớ có phôi pha
Sao nước mắt còn nhạt nhòa năm tháng.

Trách trời cao gây mưa giông nắng hạn
Hay trách mình để lạc bạn tình chung
Buổi ban đầu ai còn nhớ hay không
Đêm trăng sáng có nghe lòng nuối tiếc?

Còn nơi đây một khối sầu da diết
Cuộc tình buồn còn tha thiết nhớ thương
Trăng đêm nay soi rõ mấy con đường
Có soi được đoạn trường và nước mắt?

TRĂNG KHUYẾT GIỮA ĐỜI
Thơ: Diệp Ly
Đêm trăng khuyết giữa lưng trời nữa mảnh
Như tình em còn nữa mảnh mà thôi
Đời đau thương khi thiếu vắng anh rồi
Dòng ký ức rã rời trong nhòa nhạt.

Đàn sao nhỏ giữa trời đêm lưu lạc
Như lòng em mất ánh sáng tình anh
Không còn ai nhắc nhở chuyện chúng mình
Ngàn kỷ niệm lặng thinh trong miền nhớ.

Đàn lỗi nhịp từng phím sầu dang dở
Bước độc hành bỡ ngỡ dặm đường xa
Giữa đêm dài chờ mộng ảo thoáng qua
Tìm hạnh phúc đã trôi xa tầm với.

Sầu ngang trái lỡ làng câu mong đợi
Tiếng yêu đầu cũng vời vợi xa xôi
Chữ chung tình còn giây phút này thôi
Vầng trăng khuyết giữa lưng trời đơn lạnh.

ĐÊM BUỒN CÙNG TRĂNG
Thơ: Chử Văn Hòa
Trăng ơi ! trăng có buồn không
Đêm khuya em đứng em trông trăng này
Em nhìn tấm thảm mây bay
Thấy trăng ẩn hiện thoảng say mơ màng

Xòe tay đỡ ánh trăng vàng
Chị Hằng xin chớ nhẹ nhàng đi nghe
Sợ gì từng đám mây che
Hãy cùng em đứng để nghe điệu sầu

Trăng lên cao quá đỉnh đầu
Em nhìn trăng hỏi anh đâu trăng à
Thì thầm tiếng vọng từ xa
Trăng thương trăng bảo em là ngủ đi

Trăng buồn chẳng biết làm gì
Thương em bé nhỏ những khi đêm sầu
Phải chăng tháng bảy mưa ngâu
Để em lẻ bóng một mầu tối đêm

Trăng khuya đã bước xuống thềm
Cùng em thức cả một đêm nhạt nhoà
Thôi đừng mong đợi người ta
Tình yêu đâu để đêm qua người buồn.
                                    
                                                                  Xuân Lại Đến

Sáng mãi "Hai nửa vầng trăng"

11:46 28/02/2011
(Nhân 30 năm Ngày mất của nhà thơ Hoàng Hữu, tác giả bài thơ nổi tiếng "Hai nửa vầng trăng" - Giải nhì cuộc thi thơ Báo Văn nghệ 1981 - 1982)


Nhà thơ Hoàng Hữu.
Tình cờ anh gặp lại vầng trăng
Một nửa vầng trăng thôi, một nửa
Trăng vẫn đấy mà em xa quá
Nơi cuối trời em có ngóng trăng lên?

Nắng tắt đã lâu rồi, trăng thức dậy dịu êm
Trăng đầu tháng có lần em ví
Chữ D hoa như vầng trăng xẻ nửa
Tên anh như nửa trăng mờ tỏ
Ai bỏ quên lặng lẽ sáng bên trời

Ơi vầng trăng theo con nước đầy vơi
Trăng say đắm dạt dào trên cỏ ướt
Trăng đầu tháng như đời anh chẳng thể nào khác được
Trăng cuối tháng như đời anh hao khuyết em đã khóc
Trăng từng giọt tan vào anh mặn chát em đã khóc

Nhưng làm sao tới được
Bến bờ anh tim dội sóng không cùng

Đến bây giờ trăng vẫn cứ còn xanh
Cứ một nửa, như đời anh một nửa
Nhưng trăng sẽ tròn đầy, trăng sẽ…

Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em có nhớ?
Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau.

Tôi đọc thơ Hoàng Hữu khi chưa hề biết bất cứ một thông tin nào về anh. Vì thế với tôi, "Hai nửa vầng trăng" là bài thơ có nhiều chỗ còn… bí hiểm. Tôi không hiểu tại sao tác giả lại viết: "Chữ D hoa như vầng trăng xẻ nửa/ Tên anh như nửa trăng mờ tỏ/ Ai bỏ quên lặng lẽ sáng bên trời"?
Cái tên Hoàng Hữu thì có liên quan gì đến chữ "D hoa" kia? Tôi cũng không hiểu tại sao tác giả cứ phải day đi day lại: "Trăng đầu tháng như đời anh chẳng thể nào khác được/ Trăng cuối tháng như đời anh hao khuyết"? Người đang khỏe mạnh bình thường mà nói thế là "xúi", là "gở" đấy. Cứ vậy, bao câu hỏi đua nhau nảy ra trong đầu tôi…
"Hai nửa vầng trăng" là một bài thơ có sức hút lạ. Mặc dù có những điều tôi chưa thực hiểu, song với giọng thơ khi thủ thỉ, khẽ khàng, khi da diết, xót xa, nó vẫn lặng lẽ chiếm lĩnh tâm hồn tôi, gieo vào tôi một nỗi buồn vừa ngọt ngào vừa đắng đót. Cách dùng chữ, lập ý của Hoàng Hữu ở một số trường hợp cũng khiến người đọc phải chú ý:
Ơi vầng trăng theo con nước đầy vơi
Trăng say đắm dào trên cỏ ướt.

Khoa học cho ta biết sự lên xuống của thủy triều có liên hệ mật thiết với sự chuyển động của mặt trăng. Nhưng để "nhìn" ra được ánh trăng "dào" trên cỏ ướt thì đấy lại thuộc về con mắt nghệ thuật. Chữ "dào" tạo cảm giác mạnh, dùng trong trường hợp này là rất sáng tạo.
Sau này, Dương Kiều Minh cũng có một sáng tạo "ngang ngửa" với Hoàng Hữu khi anh dùng hai chữ "giàn giụa" để tả ánh trăng (Bậc thềm giàn giụa trăng mỗi tối). Như vậy, từ cái ánh trăng "nhễ nhại" (trong truyện "Chí Phèo") của Nam Cao, đến ánh trăng "dào trên cỏ ướt" của Hoàng Hữu, rồi tới ánh trăng "giàn giụa" của Dương Kiều Minh, các tác giả đã lần lượt thể hiện được những góc nhìn mới mẻ, mang đậm sắc thái tình cảm của mình trước một hiện tượng tưởng đã cũ mèm của vũ trụ.
Trăng viên mãn cuối trời em có nhớ
Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau.

Sở dĩ có lúc ta thấy trăng chỉ còn một mảnh, trăng "khuất nửa" là bởi nó bị che lấp bởi bóng của trái đất. Khoa học giải thích thế. Nhưng từ đây, từ hiện tượng "hai nửa vầng trăng" này, tác giả đối chiếu với cuộc tình của mình mà nâng lên thành "Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau", nghĩa là hai nửa ấy bị "khuất" ở trong chính hai con người chúng ta, chứ không phải đâu xa, thì quả là một cách liên tưởng tài hoa, mang tính ẩn dụ cao.
Lần đầu tiên tôi đọc "Hai nửa vầng trăng" là vào năm 1982. Thời điểm này, báo chí rất ngại đăng những bài thơ tình buồn, nhất là những bài thể hiện sự cô đơn, bi lụy. Việc xuất hiện "Hai nửa vầng trăng" có thể coi là một hiện tượng… hy hữu (chẳng thế mà khi một nhà phê bình viết rằng, từ Cách mạng Tháng Tám tới giai đoạn trước Đổi mới, ở ta không có bài thơ tình buồn nào được in, nhà phê bình văn học Hồng Diệu đã ngay lập tức lên tiếng phản đối và bài thơ đầu tiên anh dùng làm dẫn chứng chính là "Hai nửa vầng trăng"). Đấy là điều khiến bài thơ của Hoàng Hữu vốn đã hấp dẫn lại càng thêm thu hút bạn đọc.
Sau này, khi tiếp xúc với những thông tin về cuộc đời Hoàng Hữu, biết tên thật của anh là Nguyễn Hữu Dũng, cũng như biết tới mối tình đơn phương của anh với một người phụ nữ có tên gọi mang chữ cái đầu giống tên anh - cũng chữ D, tôi mới hiểu tại sao tác giả lại viết "Chữ D hoa như vầng trăng xẻ nửa", lại đặt tên bài là "Hai nửa vầng trăng" và dựa vào đây để xây dựng tứ thơ (nếu hai chữ D - tên anh và tên em ghép vào nhau thì thành vầng trăng tròn đầy, viên mãn, trong khi thực tế, nó không xảy ra điều ấy, nên suốt đời vẫn cứ là "hai nửa"…).
Từ việc biết Hoàng Hữu bị bệnh tim bẩm sinh, từng phải đại phẫu, biết anh viết "Hai nửa vầng trăng" khi bệnh tình đang đến hồi trầm trọng và chỉ hơn bốn tháng sau thì mất, tôi mới hiểu tại sao anh viết: "Trăng từng giọt tan vào anh mặn chát/ em đã khóc/ Nhưng làm sao tới được/ Bến bờ anh tim dội sóng không cùng". Hiểu và thấy thương anh hơn.
Tiện đây cũng xin kể thêm: Một lần, nhân nhắc tới bài thơ của Hoàng Hữu, tôi bất ngờ được một người bạn cho biết: Người phụ nữ tên D nói trên không phải ai xa lạ mà chính là người tôi vẫn thường liên hệ công việc. Vậy là, lựa thời điểm thích hợp, tôi đã hỏi chị D về mối quan hệ giữa chị và nhà thơ Hoàng Hữu, xem thực hư ra sao.
Chị D cho hay: Chị và anh Dũng (tức Hoàng Hữu) vốn dĩ đều là họa sĩ có chung một nghề vẽ bìa sách (Hoàng Hữu là tác giả của nhiều bìa sách được bạn đọc biết đến rộng rãi hồi cuối thập niên bảy mươi, đầu thập niên tám mươi của thế kỷ trước, như cuốn "Thơ Tagor", bộ tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của Victor Hugo, cuốn "Bông hồng vàng" của Paustovsky…).
Chị quý trọng anh Dũng song tình cảm của chị cũng chỉ dừng ở đó. Còn anh Dũng với chị thế nào thì đấy chỉ là đơn phương từ phía anh Dũng mà thôi. Tôi tin điều này vì thường ra, khi đã là nhân vật trong một tác phẩm nổi tiếng, người ta chỉ thích thêu dệt thêm chứ mấy ai thích… ngãng ra. Vả chăng, chính nội dung của bài thơ chẳng ít nhiều cho thấy sự đơn phương của tác giả trong cuộc tình mà anh đề cập đó sao?
Nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế, trong một bài hồi ức về bậc đàn anh Hoàng Hữu (in trên Báo Tiền phong năm 2007) đã cho biết từ đâu mà bài thơ "Hai nửa vầng trăng" đến được với cuộc thi thơ năm 1981 - 1982 của Báo Văn nghệ: "Sau khi Hoàng Hữu mất, nhân có cuộc thi thơ ở Báo Văn nghệ, Cao Khắc Thùy, Nguyễn Hữu Nhàn, Nguyễn Đài liền gửi Đăng Bảy và Phạm Tiến Duật một số di cảo thơ của anh, trong đó có "Hai nửa vầng trăng" tham dự".
Kết quả cuộc thi năm đó: Bài thơ của Hoàng Hữu được trao giải nhì. Giải nhất thuộc về hai tác giả Trần Đăng Khoa (với bài thơ "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn") và Đinh Nam Khương (với bài "Từ những vết chân người").
Nghe nói, nhà thơ Xuân Diệu đã rất quyết liệt trong việc đòi Ban chung khảo phải trao giải nhất cho bài thơ của Hoàng Hữu, song không được. Đến nay, thời gian đã chứng minh sự nhìn nhận của Xuân Diệu là chính xác: Thi phẩm "Hai nửa vầng trăng" của Hoàng Hữu vẫn vẹn nguyên sức sống như thuở ban đầu, vẫn tiếp tục được lưu truyền trong sổ tay của nhiều thế hệ bạn đọc
Phạm Khải
  
GIỌNG HUẾ và Hoa đá...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH